Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu bào chế kem chứa titan dioxyd và chất chống nắng hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 66 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ KEM
CHỨA TITAN DIOXYD
VÀ CHẤT CHỐNG NẮNG HỮU CƠ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ HUYỀN
MÃ SINH VIÊN: 1401290

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ KEM
CHỨA TITAN DIOXYD
VÀ CHẤT CHỐNG NẮNG HỮU CƠ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Mai Anh

Nơi thực hiê ̣n:
Bô ̣ môn Bào Chế


HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
TS. Nguyễn Thị Mai Anh
Là người thày đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các thày cô cùng anh chị kỹ thuật viên thuộc Bộ môn
Bào Chế – Trường Đại học Dược Hà Nội đã cho tôi những lời khuyên quý báu, hỗ trợ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, các phòng, ban cùng các
bộ môn như Bộ môn Công Nghiệp Dược, Bộ môn Dược Lực… và cán bộ nhân viên
Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, anh chị
em và bạn bè luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn trong học tập, nghiên
cứu cũng như trong cuộc sống.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Phạm Thị Huyền


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................... 2
1.1. Vài nét về tia UV....................................................................................... 2
1.1.1. Tia UV ................................................................................................ 2
1.1.2. Ảnh hưởng của tia UV ....................................................................... 3
1.2. Các chất chống tia UV .............................................................................. 4
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................... 4
1.2.2. Cơ chế chống UV ............................................................................... 4
1.2.3. Phân loại chất chống UV .................................................................... 5
1.2.4. Chỉ số SPF .......................................................................................... 6
1.2.5. Một số chất chống UV sử dụng trong nghiên cứu. ............................ 9
1.3. Một số nghiên cứu sử dụng titan dioxyd làm chất chống UV trên da. ... 13
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 16
2.2. Nguyên vật liệu, thiết bị và động vật thí nghiệm .................................... 16
2.2.1. Nguyên vật liệu ................................................................................ 16
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu........................................................................... 17
2.2.3. Động vật thí nghiệm ......................................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 18
2.4.1. Phương pháp bào chế kem bôi da chứa chất chống UV. ................. 18
2.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm ...................................................... 20
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................... 25


3.1. Khảo sát một số thông số kĩ thuật ........................................................... 25
3.1.1. Thiết bị nhũ hóa ................................................................................ 25
3.1.2. Khảo sát thời gian khuấy .................................................................. 26
3.1.3. Khảo sát tốc độ khuấy ...................................................................... 28
3.1.4. Khảo sát nhiệt độ phối hợp hai pha .................................................. 28
3.2. Khảo sát lựa chọn các thành phần trong công thức ................................ 29

3.2.1. Khảo sát lựa chọn tá dược pha dầu .................................................. 29
3.2.2. Khảo sát lựa chọn chất nhũ hóa........................................................ 31
3.2.3. Khảo sát tá dược pha nước ............................................................... 33
3.2.4. Khảo sát chất chống UV ................................................................... 35
3.3. Đánh giá kem bôi da bào chế được. ........................................................ 42
3.3.1. Hình thức .......................................................................................... 43
3.3.2. Độ ổn định cấu trúc lí hóa ................................................................ 43
3.3.3. Mức độ bám dính ............................................................................. 44
3.3.4. Chỉ số SPF ........................................................................................ 44
3.3.5. Tính kích ứng ................................................................................... 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á)

CT
FDA

Công thức
Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm)

MED

ISO

Minimal Erythema Dose (Liều UV thấp nhất gây ra ban đỏ)
International Organization for Standardization (Tổ chức Quốc
tế về tiêu chuẩn hoá)

HPMC

Hydropropylmethyl cellulose

NSX

Nhà sản xuất

KLTN

Khóa luận tốt nghiệp

KTTP

Kích thước tiểu phân

PMMA

Poly methyl methacrylat

SPF

Sun Protection Factor (Hệ số chống nắng)


USP

United State Pharmacopoeia (Dược điển Mỹ)

UV

Ultraviolet (Tia tử ngoại)

TLTK

Tài liệu tham khảo

UV - Vis

Ultraviolet – Visible (Phổ tử ngoại – khả kiến)

PDI

Polydispersity index (Chỉ số đa phân tán)



Vừa đủ

XRPD

X-ray Powder Diffraction (Nhiễu xạ tia X)

FT-IR


Fourier Transform Infrared Spectra (Quang phổ chuyển đổi hồng
ngoại Fourier)

DLS

Dynamic Light Scattering (Tán xạ ánh sáng động)

SEM

Scanning Electron Microscopy (Kính hiển vi điện tử quét)

TEM

Transmission Electron Microscopy (Kính hiển vi điện tử truyền qua)


EDS

Energy-dispersive X-ray spectroscopy (Phổ tán xạ năng lượng tia X)

SCC

Squamous cell carcinoma (Ung thư biểu mô tế bào vảy)

BCC

Basal cell carcinoma (Ung thư biểu mô tế bào đáy)

EHMC


Ethylhexyl methoxycinnamate

SP-ICP-MS

Single Particle Inductively coupled plasma Mass spectrometry
(Quang phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ đơn hạt)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng đánh giá mức độ phản ứng của da ............................................ 24
Bảng 2.2. Bảng chia điểm mức độ kích ứng da ................................................. 24
Bảng 3.1. Công thức kem bôi da chống UV ...................................................... 25
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá một số đặc tính các mẫu M1, M2, M3 ................... 26
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá một số đặc tính của mẫu được nhũ hóa trong các
thời gian khuấy khác nhau .................................................................................. 27
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá một số đặc tính của mẫu ở các tốc độ khuấy ......... 28
Bảng 3.5. Thành phần công thức trong khảo sát pha dầu .................................. 30
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá một số đặc tính của mẫu với pha dầu thay đổi ...... 30
Bảng 3.7. Thành phần công thức trong khảo sát chất nhũ hóa .......................... 31
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá một số đặc tính mẫu với các chất nhũ hóa khác
nhau. ................................................................................................................... 32
Bảng 3.9. Kết quả đo độ bám dính kem ............................................................. 33
Bảng 3.10. Thành phần công thức trong khảo sát pha dầu ................................ 34
Bảng 3.11. Thành phần mẫu chứa kẽm oxyd thô và titan dioxyd thô ................ 35
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá một số đặc tính của mẫu chứa kẽm oxyd thô và
titan dioxyd thô ................................................................................................... 35
Bảng 3.13. Thành phần mẫu chứa titan dioxyd thô và kích thước nano ............ 37
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá một số đặc tính của mẫu chứa titan dioxyd thô và
kích thước nano .................................................................................................. 37
Bảng 3.15. Thành phần mẫu bào chế với các tỉ lệ titan dioxyd nano khác nhau

....................................................................................................................................... 39
Bảng 3.16. Kết quả tính SPF của các mẫu chứa titan dioxyd ............................ 39
Bảng 3.17. Thành phần mẫu phối hợp titan dioxyd nano và chất chống UV hữu
cơ ........................................................................................................................ 41
Bảng 3.18. Giá trị SPF của mẫu chứa titan dioxyd và chất chống UV hữu cơ ở
các nồng độ khác nhau. ...................................................................................... 41
Bảng 3.19. Công thức kem bôi da chứa titan dioxyd và chất chống UV hữu cơ
....................................................................................................................................... 42
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá một số đặc tính của mẫu kem bảo quản ở điều
kiện thường và lão hóa cấp tốc ........................................................................... 43


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bước sóng tia UV ................................................................................. 2
Hình 1.2. Khả năng đâm sâu vào da của tia UV .................................................. 3
Hình 1.3. Cấu trúc các dạng tinh thể của titan dioxyd [40].................................. 9
Hình 1.4. Ảnh hưởng của kích thước hạt lên đặc tính cản UV của titan dioxyd.
............................................................................................................................ 11
Hình 1.5. Hiệu quả phản xạ UV của vật liệu thô và nano .................................. 11
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế ................................................... 19
Hình 2.2. Thiết bị đo chỉ số kết dính sinh học ................................................... 21
Hình 2.3. Sơ đồ bôi mẫu và hình ảnh da thỏ sau bôi mẫu và đậy lại bằng gạc y
tế ......................................................................................................................... 23
Hình 3.1. Phổ truyền qua của kem chứa 5% titan dioxyd .................................. 38
Hình 3.2. Phổ truyền qua của kem chứa 5% titan dioxyd và 2,5% UVA&UVB
Plus ..................................................................................................................... 44
Hình 3.3 Hình ảnh da thỏ tại các thời điểm........................................................ 45


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây nên các tổn thương
trên làn da như sạm da, nhăn da sớm, ung thư da…gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm
mỹ. Do đó, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là vấn đề quan trọng và thu hút sự quan
tâm của mọi người cũng như những nhà khoa học. Gần đây, các sản phẩm chống nắng
được tiêu thụ mạnh mẽ trên thị trường. Các chất chống tia UV có mặt không chỉ trong
các kem chống nắng thông thường mà còn xuất hiện trong rất nhiều trong các chế phẩm
khác như kem nền, kem lót, phấn trang điểm, son môi… Có rất nhiều chất chống UV
khác nhau được sử dụng trong các sản phẩm này. Trong đó, titan dioxyd là chất chống
UV vô cơ phổ biến được ưa chuộng vì mức độ an toàn và khả năng bảo vệ da trên phổ
rộng. Các chế phẩm mới hiện nay thường sử dụng titan dioxyd ở dạng nano vì mức độ
phân tán, phản xạ và hấp thụ UV tốt ở nồng độ thấp, tăng tính thẩm mỹ cho chế phẩm
cũng như vẻ đẹp trên da. Hơn nữa, để tăng khả năng bảo vệ da, sự phối hợp của titan
dioxyd và các thành phần chống UV hữu cơ được sử dụng rộng rãi vì mang lại nhiều ưu
điểm vượt trội.
Với mong muốn bào chế một kem chống nắng an toàn và hiệu quả chống nắng
cao, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế kem chứa titan dioxyd và chất
chống nắng hữu cơ” với các mục tiêu sau:
1. Bào chế được kem chứa titan dioxyd và chất chống nắng hữu cơ với tên
thương mại UVA&UVB Plus.
2. Đánh giá được một số đặc tính của chế phẩm bào chế.

1


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về tia UV
1.1.1. Tia UV
Tia UV (tia cực tím) là sóng điện từ nằm trong phổ điện từ giữa ánh sáng nhìn
thấy và tia X. Tia UV có bước sóng nằm trong dải từ (10 nm÷400 nm) tương ứng với
dãy tần số 8E14 Hz÷3E16 Hz. Mặt trời là một nguồn tỏa ra tia cực tím lớn nhất. Một số

nguồn khác có thể tạo ra tia UV là đèn tiệt trùng, đèn hơi thủy ngân, đèn halogen, đèn
huỳnh quang, công cụ làm da rám nắng… Tác động sinh học của các tia UV rất khác
nhau tùy thuộc vào bước sóng và vì vậy nó được chia thành 3 loại là UVA, UVB và
UVC [15]. Trong khi gần như toàn bộ các tia UVC và hầu hết các tia UVB đều bị hấp
thụ bởi khí quyển thì tất cả tia UVA và khoảng 10% bức xạ UVB chạm tới được mặt
đất vì vậy thành phần tia UV nằm trong quang phổ mặt trời chiếu xuống trái đất nằm
trong khoảng 290-400nm.

Hình 1.1. Bước sóng tia UV
Theo Hướng dẫn bức xạ tia cực tím của Hải quân Hoa Kỳ [7], dựa vào tác dụng
sinh lý, tia UV được chia thành ba loại như sau:
- Tia UVA (400 nm÷315 nm) hay còn gọi là tia UV gần
- Tia UVB (280 nm÷315 nm) hay gọi là tia UV trung bình
- Tia UVC (180 nm÷280 nm) hay gọi là tia UV xa.
Bản hướng dẫn này cũng cho biết, "các bức xạ có bước sóng từ 10 nm đến 180
nm đôi khi được coi là UV chân không hoặc tia UV đặc biệt". Những bước sóng này bị
chặn lại bởi bầu khí quyển, và chúng chỉ hoạt động & lan truyền trong chân không.
Việc phân chia các vùng này có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của mỗi tổ
chức. Các nhà khoa học về môi trường và da liễu cũng đa chia phổ UV thành ba vùng
bước sóng là:
UVA: 400- 320 nm UVB: 320- 290 nm UVC: 290- 200 nm
2


Gần đây, những tiến bộ trong nghiên cứu quang sinh học phân tử cũng đã chia
vùng UVA ra thành UVAI (340- 400 nm) và UVAII (320- 340 nm) [15].
1.1.2. Ảnh hưởng của tia UV
Tia UV được biết đến với một số lợi ích: giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, chống
còi xương, phòng ngừa ung thư ruột kết; chữa một số bệnh ngoài da như vảy nến; giúp
tâm trạng vui vẻ; hữu ích trong lĩnh vực khử trùng… Ngoài ra, ở liều lượng vừa phải,

tia cực tím còn kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể. Ngoài những lợi ích
khi được sử dụng hợp lí, tia UV cũng gây ra các tác hại khác nhau:
UVA: Với bước sóng dài và năng lượng thấp, tia UVA xâm nhập vào sâu các lớp
da phía dưới (hạ bì) đồng thời kích hoạt sắc tố đã có sẵn ở các tế bào da phía trên, do đó
nó là nguyên nhân chính gây hại cho da về cả lâu dài và tạm thời. UVA gây ra chứng
lão hóa da sớm và ảnh hưởng gián tiếp đến DNA thông qua sự hình thành các gốc tự do.
UVB: Với bước sóng ngắn và năng lượng cao, tia UVB có thể chạm đến các tế
bào sâu nhất của lớp biểu bì, kích thích sự sản sinh sắc tố mới gây ra tình tra ̣ng rám nắng
kéo dài và là nguyên nhân chính làm tổn thương da cấp tính như bỏng nắng, đỏ da, rát
da. UVB làm tổn thương trực tiếp DNA.
UVB cấu thành khoảng 6% tia cực tím trên bề mặt trái đất và UVA chiếm 94%
còn lại. Nhưng vì UVB gây thiệt hại sinh học nhiều hơn so với UVA, nên 80% tác động
có hại do tia cực tím gây ra nguyên nhân là từ UVB, 20% còn lại là do UVA [15]

Hình 1.2. Khả năng đâm sâu vào da của tia UV
Bằng cách làm hỏng DNA tế bào của da, bức xạ UV quá mức tạo ra đột biến gen
có thể dẫn đến ung thư da. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rõ ràng việc tiếp
xúc với phổ UV làm tăng cả ung thư tế bào sắc tố (melanoma) và ung thư da không phải

3


là melanoma, trong đó ung thư tế bào sắc tố là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong do
ung thư da [5], [22].
Không chỉ gây ảnh hưởng đến da, tia UV còn gây nhiều ảnh hưởng đến mắt và
sức khỏe, là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể, tổn thương mắt hay trầm trọng hơn là
suy hoại võng mạc và cườm mắt – làm lòa hay mù mắt, và ức chế miễn dịch…
1.2. Các chất chống tia UV
1.2.1. Khái niệm
Các chất chống tia UV là các chất có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV thông

qua cơ chế hấp thụ, phản xạ hay tán xạ. Mục tiêu sử dụng các chất này là hạn chế tối đa
các ảnh hưởng xấu gây ra bởi ánh nắng mặt trời đồng thời tạo được cảm giác dễ chịu và
an toàn cho da [26].
1.2.2. Cơ chế chống UV
Các chất chống UV có khả năng bảo vệ da theo ba cơ chế riêng biệt hoặc kết hợp
bao gồm: hấp thụ, phản xạ, tán xạ.
 Phản xạ và tán xạ UV
Trong chuyển động sóng, phản xạ (reflecting) là hiện tượng sóng khi lan truyền
tới bề mặt tiếp xúc của hai môi trường bị đổi hướng lan truyền và quay trở lại môi trường
mà nó đã tới tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. Tán xạ (scattering) xảy ra khi sóng
đi tới bề mặt tiếp giáp giữa hai môi trường không phẳng nhẵn và sóng phản xạ đi theo
nhiều phương khác nhau.
Sự tán xạ là một thuộc tính sóng của vật chất trong khi phản xạ là một tính chất
của hạt. Bước sóng của sóng tới có thể thay đổi do tán xạ, nhưng nó không thể thay đổi
do sự phản xạ. Các chất chống UV, đặc biệt là một số chất vô cơ có khả năng phản xạ
và tán xạ UV tốt do cấu trúc bề mặt và đặc tính riêng biệt.
 Hấp thụ UV
Cấu trúc của một số chất có sự liên hợp của liên kết đơn và đôi cho phép phân tử
hấp thụ năng lượng dọc theo phổ điện từ. Số lượng liên kết giữa các nguyên tử cacbon
trong các phân tử và sự sắp xếp liên hợp của chúng cung cấp cho mỗi chất chống UV
đặc tính hấp thụ riêng, cho dù là trong phổ khả kiến để tạo ra một màu hoặc trong phổ
tia UV để bảo vệ da khỏi tia UV.

4


Năng lượng từ tia UV thúc đẩy các electron trong liên kết carbon liên hợp của
các phân tử từ trạng thái năng lượng thấp hơn tới trạng thái kích thích năng lượng cao
hơn. Các electron bị kích thích này sau đó giải phóng năng lượng tử ngoại dưới dạng
nhiệt năng.

1.2.3. Phân loại chất chống UV
 Theo thống kê, hiện có khoảng 30 chất chống UV đang được sử dụng trong sản
phẩm chống nắng, tuy nhiên vẫn chưa có một báo cáo chính thống nào liệt kê chính xác
số lượng các hoạt chất chống nắng hiện nay. Có thể chia các chất này ra thành các nhóm
chính theo cơ chế tác dụng là:
 Chất chống UV hữu cơ:
Cấu trúc của chất chống UV hữu cơ có sự liên hợp của liên kết đơn và đôi cho
phép phân tử hấp thụ năng lượng dọc theo phổ điện từ.
Các thành phần hữu cơ được sử dụng trong các công thức chống UV có ưu điểm
là khá phong phú và đa dạng so với các thành phần vô cơ. Điều này mang lại cho nhà
sản xuất sự linh hoạt với các đặc tính của công thức như hệ số chống nắng (SPF), khả
năng chống nước và tạo cảm giác dễ chịu trên da. Các thành phần hữu cơ kém bền hơn
vì chúng hấp thụ bức xạ UV hơn là phản xạ hoặc tán xạ, vì vậy dễ bị biến đổi và tạo các
gốc tự do. Tuy nhiên, mối quan tâm chính với chất chống UV hữu cơ là khả năng kích
ứng da và thấm qua da.
 Chất chống UV vô cơ:
Trong số các chất chống tia UV, các chất vô cơ có xu hướng sử dụng ngày càng
tăng do nhu cầu hướng về “tự nhiên”. Titan dioxyd và kẽm oxyd là các oxyd kim loại
được sử dụng rộng rãi nhất để chống tia UV. Các chất này bảo vệ da theo cả cơ chế phản
xạ, tán xạ và hấp thụ tia UV [16], [12].
Theo cơ chế phản xạ, các hạt vô cơ xếp sát nhau tạo thành 1 lớp phản xạ tia UV
chiếu đến. Cơ chế hấp thụ thì tương tự như chất chống UV hữu cơ, nhưng thay vì sự số
lượng và sự sắp xếp liên kết carbon, kích thước tiểu phân titan dioxyd và kẽm oxid sẽ
xác định khoảng bước sóng mà nó hấp thụ.
Đặc tính của nhóm này là khá ổn định, ít bị phá hủy khi tiếp xúc với ánh nắng vì
thế duy trì được khả năng bảo vệ trong thời gian dài. Đồng thời do không thâm nhập
được qua da, nên các chất chống UV vô cơ ngày càng phổ biến và được yêu thích vì ít
5



nguy cơ độc tính và ít gây kích ứng. Nhược điểm chính là chúng phản xạ và tán xạ bức
xạ vùng khả kiến (>400nm), tạo vệt màu trắng trên da sau khi sử dụng. Điều này có thể
làm cho sản phẩm chống UV kém hấp dẫn và làm giảm sự thích thú của người dùng [9].
 Các dược liệu
Một số nguyên liệu có nguồn gốc thực vật đã được chứng minh có khả năng bảo
vệ da khỏi tia UV như chè đen, lô hội, dịch chiết nho, trà xanh hay lignin- một polyme
sinh học phổ biến trong cây [39]… Ưu điểm của nhóm này là ít gây kích ứng da nhưng
do đa thành phần nên khó kiểm soát sự ổn định.
 Hiện nay, sự phối hợp chất chống UV hữu cơ và chất chống UV vô cơ trong các
sản phẩm chống nắng được sử dụng rộng rãi vì mang lại nhiều ưu điểm vượt trội.
Sản phẩm chứa chất chống UV vô cơ có ưu điểm là bảo vệ da khỏi cả tia UVA và
UVB, an toàn và ít gây kích ứng da. Tuy nhiên, sản phẩm này có nhược điểm lớn là dễ
để lại vệt trắng trên da gây mất thẩm mỹ và cảm giác khó chịu khi bôi trên da.
Sản phẩm chứa chất chống UV hữu cơ có ưu điểm là tạo lớp màng mỏng nhẹ, không
để lại vệt trắng, lớp màng bôi trên da đều hơn do không chứa các tiểu phân rắn. Nhưng
những sản phẩm này dễ gây kích ứng trên da và mắt, dễ bị phân hủy dưới ánh sáng mặt
trời và tiềm ẩn nguy cơ thấm qua da.
Những sản phẩm phối hợp chất chống UV hữu cơ và chất chống UV vô cơ sẽ tích
hợp được ưu điểm của mỗi loại đồng thời hạn chế nhược điểm so với việc dùng riêng lẻ
chất chống nắng vô cơ hoặc hữu cơ. Vừa tăng hiệu quả bảo vệ da trong thời gian dài
hơn trên cả vùng UVA và UVB, vừa tăng tính thẩm mỹ và và hạn chế được sự kích ứng
và bít tắc lỗ chân lông khi bôi trên da.
1.2.4. Chỉ số SPF
1.2.4.1. Định nghĩa
Để đánh giá khả năng chống tia UV của các sản phẩm chống nắng, người ta sử
dụng rất nhiều chỉ số khác nhau cũng như các phương pháp tính toán khác nhau. Trong
đó chỉ số SPF (Sun Protection Factor) là một trong những chỉ số quan trọng và được sử
dụng rộng rãi nhất để đánh giá hiệu quả của một sản phẩm chống nắng [31].
Theo đề xuất của FDA năm 1978 [19], SPF được tính bằng tỷ lệ mức năng lượng
tối thiểu để gây đỏ da trên da khi sử dụng sản phẩm chống nắng và mức năng lượng UV

tối thiểu gây đỏ da khi không sử dụng sản phẩm chống nắng trong cùng điều kiện.
6


SPF=

MED (da được bảo vệ)
MED (da không được bảo vệ)

Trong đó, MED (Minimal Erythema Dose): Liều UV thấp nhất gây ban đỏ rõ
ràng, có đường viền xác định sau khi tiếp xúc với tia UV từ 16h- 24h.
Sau khi FDA công bố phương pháp này vào năm 1978, các phương pháp mới đã
được đề xuất bởi các cơ quan quản lý quốc tế. Nghị quyết RDC 237 do Cơ quan giám
sát sức khỏe quốc gia (ANVISA) ban hành vào năm 2002 xác định rằng bất kỳ sản phẩm
chống nắng nào cũng phải trình bày các nghiên cứu cho thấy hiệu quả bảo vệ khỏi tia
UV (thử nghiệm xác định SPF).
Tuy SPF là thông tin chính về hiệu quả bảo vệ quang của sản phẩm chống UV,
nhưng chúng ta không nên nhìn nhận chỉ dựa trên giá trị số của nó, mà còn phải xem xét
liều lượng bôi lên da. Năm 2006, Ủy ban Châu Âu đã công bố Khuyến nghị 2006/647/EC
về hiệu quả bảo vệ của các sản phẩm chống UV và các chỉ dẫn sử dụng liên quan. Ấn
phẩm này nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa hiệu quả của các sản phẩm
chống UV. Theo Khuyến nghị này, giá trị SPF phải được ghi trên nhãn. Điều quan trọng
là SPF tối thiểu được đề xuất dán nhãn phải là 6 và tối đa 50+ [26].
Một hạn chế lớn của giá trị SPF là những con số này được xác định từ một thử
nghiệm để đo lường khả năng bảo vệ chống cháy nắng gây ra bởi bức xạ UVB. Do đó,
các giá trị SPF chỉ biểu thị sự bảo vệ UVB của kem chống UV và không cung cấp bất
kỳ thông tin nào về hiệu quả của sản phẩm trong việc ngăn chặn tia UVA góp phần vào
sự phát triển của ung thư da. Vì vậy, hiện nay ngoài chỉ số SPF, thì một số các chỉ số
phản ánh khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA cũng được đưa ra như các chỉ số PPD
(Persistent Pigment Darkening) hay chỉ số UVA- PF. Cũng trong khuyến nghị

2006/647/EC về hiệu quả bảo vệ của các sản phẩm chống nắng và các chỉ dẫn sử dụng
kem chống nắng, Ủy ban châu Âu đưa ra yêu cầu chỉ số UVA-PF ≥ 1/3 SPF [18].
1.2.4.2. Phương pháp xác định chỉ số SPF
1.2.4.2.1 Phương pháp in vitro:
Phương pháp thử nghiệm in vitro SPF thuận lợi vì có thể tạo ra kết quả nhanh
hơn và tiết kiệm. Hơn nữa, nó có thể tránh được những lo ngại về tác hại đối với cơ thể
như thử nghiệm in vivo. Một số kỹ thuật in vitro đã được phát triển, nhưng hiện tại chưa
có phương pháp nào được chấp nhận rộng rãi. Phương pháp in vitro dựa trên giả định
rằng việc bảo vệ khỏi tia UV của kem chống nắng chỉ đơn thuần là do sựu suy giảm của
7


tia UV theo đặc tính hấp thụ và nồng độ của chất hấp thụ UV được sử dụng trong công
thức chống nắng. Bất kì các tác động khác như tính chất chống viêm hay chống oxy hóa,
không được xem xét trong phương pháp in vitro. Trong trường hợp này, sản phẩm chống
nắng được bôi lên một bề mặt nền thay thế cho bề mặt da và đo phổ truyền qua của tia
UV trước và sau khi bôi. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phép phân tích này, đáng chú ý
là các thành phần trong công thức chống nắng, chất lượng máy đo quang phổ, loại bề
mặt nền thử nghiệm nhân tạo, lượng kem chống nắng được sử dụng trên đó và phương
pháp dàn trải [29].
Một số bề mặt nền nhân tạo khác nhau đã được sử dụng trong loại phân tích này.
Chất nền thử nghiệm phải càng gần với các đặc tính vật lý của da càng tốt. Các chất nền
thường

được

sử

dụng




Transpore,

Vitro-Skin,

Roughened

Quartz,

polymethylmethacrylat (PMMA), và PTFE (Teflon). Các tấm PMMA được lựa chọn
phổ biến nhất trong thử nghiệm in vitro, bởi nó dễ xử lý và tạo được độ nhám cần thiết
có khả năng sử dụng lại, ứng dụng trong phép thử đo khả năng chống tia UV [29].
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá trị SPF đo bằng phương pháp in vivo và in
vitro có sự tương đồng. Vì vậy, một số nhà nghiên cứu khuyến cáo có thể dùng phương
pháp in vitro để thay thế phần nào cho in vivo vì nhiều ưu điểm của nó [21].
1.2.4.2.2 Phương pháp in vivo:
Để xác định hệ số chống nắng nhãn (SPF) của kem chống nắng, các phương pháp
thử nghiệm in vivo như ISO 24444, hướng dẫn của FDA hoặc tiêu chuẩn Úc được sử
dụng trên toàn thế giới. Cơ sở của tất cả các phương pháp này là kích thích gây phản
ứng da ban đỏ bằng chiếu xạ UV để tìm ra liều tối thiểu gây ban đỏ cho da không được
bảo vệ (MEDu) và cho da được bôi sản phẩm chống nắng trong cùng điều kiện (MEDp).
MED là thước đo lượng năng lượng trên một đơn vị diện tích (J/cm2) cần thiết để gây
ban đỏ tối thiểu.
Nguồn chiếu xạ là đèn chiếu tia UV nhân tạo (đèn xenon hoặc tương đương). Vị
trí thử nghiệm là các vị trí trên lưng của mỗi đối tượng, giữa dây đai và xương bả vai
(scapulae) và đường bên đến đường giữa. Trong đó chia làm hai vùng, một vùng tiếp
xúc với bức xạ mà không có bất kì biện pháp bảo vệ nào và một vùng tiếp xúc sau khi
sử dụng sản phẩm chống nắng. Bằng cách gia tăng liều lượng tia UV, nhiều mức độ ban
đỏ được tạo ra. Đáp ứng nổi ban đỏ được đánh giá sau 16- 24h tiếp xúc với UV. Liều

tối thiểu cho da không được bảo vệ và da được bôi sản phẩm chống nắng phải được xác
8


định trên cùng một người trong cùng một ngày. Giá trị SPF trên mỗi người được tính
theo tỷ lệ:
SPFi =

MEDi (da được bảo vệ)
MEDi (da không được bảo vệ)

=

MEDpi
MEDui

Giá trị SPF là trung bình của tất cả các kết quả SPFi từ mỗi đối tượng trong
nghiên cứu và làm tròn đến một chữ số thập phân. Tối thiểu 10 kết quả hợp lệ và 20 kết
quả sẽ được sử dụng để tính SPF [17].
Phương pháp in vivo đã được thế giới công nhận là biện pháp chính xác để xác
định khả năng bảo vệ của một chế phẩm chống nắng. Tuy nhiên để thực hiện phương
pháp này gây tốn kinh phí và thời gian, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tình nguyện,
cũng như là sai số 20-30% do quá trình quang học phức tạp khi hình thành phản ứng đỏ
da. Do đó, phương pháp in vitro có thể là một giải pháp cho các vấn đề này.
1.2.5. Một số chất chống UV sử dụng trong nghiên cứu.
1.2.5.1. Titan dioxyd
1.2.5.1.1 Công thức, dạng thù hình

Hình 1.3. Cấu trúc các dạng tinh thể của titan dioxyd [40]
Ghị chú: anatase (a), rutile (b), brookite (c)

Titan dioxyd, hay còn gọi là titan (IV) oxyd có công thức phân tử là TiO2 với
khối lượng phân tử 79,865 g/mol. Trong tự nhiên, titan dioxyd tồn tại chủ yếu dưới 3
dạng tinh thể khác nhau là rutile, anatase và brookite (được mô tả ở hình 1.3). Trong đó,
9


rutile và anatase là hai dạng có nhiều ứng dụng quan trọng nhất trong thực tế. Hỗn hợp
pha của các dạng tinh thể khác nhau được biết là có tác dụng hiệp đồng và tăng hoạt tính
xúc tác quang so với các pha tinh khiết [30]. Tuy nhiên, đối với các pha tinh khiết, người
ta thấy rằng anatase thể hiện hoạt tính xúc tác quang cao hơn so với titan dioxyd rutile
[27]. Vì có tính xúc tác quang hóa mạnh hơn, nên anatase thường được sử dụng trong
các ứng dụng của ngành dược hơn [38].
1.2.5.1.2 Tính chất lý hóa và ứng dụng
-

Tính chất lý hóa:
Cảm quan: Titan dioxyd tồn tại ở dạng bột màu trắng, không mùi, không vị.
Độ tan: Thực tế không tan trong H2SO4 loãng, HCl, HNO3, các dung môi hữu cơ
và nước, nhưng tan được trong HF và H2SO4 đặc nóng.

-

Ứng dụng trong ngành dược:
Titan dioxyd được sử dụng trong ngành Dược ở dạng bột mịn hoặc siêu mịn trong

các chế phẩm với các mục đích khác nhau. Với khả năng tạo màu, nó được sử dụng như
một chất tạo màu để cung cấp độ trắng và độ mờ cho các sản phẩm như thực phẩm,
thuốc (ví dụ như vỏ nang và viên nén, viên nang) và mỹ phẩm. Đặc biệt, với tính chất
phản xạ và hấp thụ UV, titan dioxyd được sử dụng rộng rãi trong chế phẩm kem chống
nắng với sự ổn định về mặt hóa học và an toàn sinh học. Titan dioxyd được USP (United

States Pharmacopeia) công nhận là an toàn với nồng độ sử dụng lên tới 25%. Hiện nay,
khi công nghệ nano phát triển, titan dioxyd dạng bột nano mang lại hiệu quả chống nắng
cao do tính bao phủ bề mặt tốt.
1.2.5.1.3 Nano titan dioxyd
Nano titan dioxyd thường được sử dụng ở kích thước nano vì các tiểu phân nano
này đủ lớn để hấp thụ, phân tán và phản xạ bức xạ UV bước sóng ngắn trong khi giữ
được tính trong suốt với bước sóng dài hơn, ánh sáng khả kiến. Nhờ vậy, công thức
chống nắng ít để lại vệt trắng trên da. Đồng thời, kích thước tiểu phân nano titan dioxyd
có ảnh hưởng đến phổ hấp thụ UV của chất chống UV này như biểu diễn dưới hình 1.4.
[26], [16]. Giảm kích thước tiểu phân di chuyển đỉnh của sự cản UV về bước sóng ngắn
hơn, đồng thời cải thiện độ trong suốt.
:

10


Hình 1.4. Ảnh hưởng của kích thước hạt lên đặc tính cản UV của titan dioxyd.
Đối với tất cả các tiểu phân nano, phạm vi kích thước đặc biệt này có thể làm
tăng sự hấp thu vào cơ thể và thậm chí tạo ra các tương tác hóa lý mới với các mô sinh
học. Tuy nhiên, các nghiên cứu cả in vivo và in vitro đã phát hiện ra rằng các khoáng
chất này không thấm vào da ở bất kỳ mức độ đáng kể nào [34]. Cơ quan Quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chỉ ra rằng titan dioxyd nano có thể có hiệu quả tốt hơn
các chất chống UV khác trong khi ít độc tính. Tại thời điểm hiện hiện tại, sự hạn chế
duy nhất hệ tiểu phân nano này là nguy cơ hít phải trong quá trình sử dụng mỹ phẩm
dạng phun.

Hình 1.5. Hiệu quả phản xạ UV của vật liệu thô và nano
Các hệ tiểu phân nano thường được phối hợp vào các công thức chống nắng bởi
vì nhờ kích thước nhỏ, chúng có hiệu quả hơn hệ tiểu phân thô trong việc hấp thụ và tán
xạ tia UV (hình 1.5) [28].

Trong kem chống nắng, titan dioxyd thường được xử lý bằng vật liệu phủ trơ có
tính chất như các chất như silic, alumina, axit stearic hoặc các hợp chất silicon để cải
11


thiện sự phân tán và hấp thụ tia UV trong công thức tổng thể [25]. Các lớp phủ này được
sử dụng để làm giảm tính chất quang xúc tác của các thành phần vô cơ, hạn chế nguy cơ
tiềm ẩn do sự tạo ra các gốc tự do thông qua quá trình oxy hóa khi phơi nhiễm các phân
tử titan dioxyd với bức xạ UV mà vẫn đạt giá trị SPF tương đương [20], [10]. Hơn nữa,
lớp phủ ngăn ngừa sự kết tụ của các hạt và giữ cho các sắc tố phân tán tốt trong hệ thống,
cải thiện tính ổn định của sản phẩm [26].
1.2.5.2. Kẽm oxyd
Kẽm oxyd có công thức phân tử là ZnO. Trong tự nhiên, kẽm oxyd tồn tại ở hai
dạng tinh thể chính là wurtzite và blende. Cấu trúc wurtzite là dạng phổ biến và ổn định
nhất. Bột kẽm oxyd có màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước. Tương
tự titan dioxyd, kẽm oxyd là chất chống UV vô cơ được sử dụng rộng rãi trong ngành
dược nhờ khả năng tạo màu và tính chất phản xạ, hấp thụ quang.
So sánh với titan dioxyd, kẽm oxyd có đường cong hấp thụ UV rộng ở cả vùng
UVA và UVB, trong khi titan dioxyd bảo vệ da trước tia UVB tốt hơn. Khả năng chống
UV có liên quan trực tiếp đến kích thước tiểu phân. Kẽm oxyd có đường hấp thụ UV
rộng trên cả vùng UVA và UVB. Còn đỉnh hấp thụ UV của titan dioxyd di chuyển về
phía bước sóng ngắn hơn khi kích thước hạt giảm [32].
1.2.5.3. Chất chống UV hữu cơ
Các chất chống UV hữu cơ được sử dụng hiện nay khá đa dạng và được chia
thành 5 nhóm chính: các dẫn xuất paraaminobenzoic acid (PABA), benzophenon,
salicylat, cinnamat và các chất khác. Trong đó, ethylhexyl methoxycinnamat và
diethylamino hydroxybenzoyl hexyl benzoat là hai chất được sử dụng phổ biến và có
thể kết hợp để tạo sự bảo vệ da rộng trên cả vùng UVA và UVB. Ở nghiên cứu này, chất
chống UV hữu cơ được thêm vào công thức là hỗn hợp của hai thành phần trên.
1.2.5.3.1 Ethylhexyl methoxycinnamat

Ethylhexyl methoxycinnamat hoặc octyl methoxycinnamat hoặc octinoxat, tên
thương mại là Eusolex 2292 và Uvinul MC80, là một hợp chất hữu cơ và là một thành
phần trong một số sản phẩm chống nắng và dưỡng môi. Nó là một este lỏng từ không
màu đến màu vàng nhạt. Chất này không hòa tan trong nước, tan được trong một số
alcol, propylene glycol monomyristat và một số loại dầu. Octinoxat hấp thụ tia UV chủ
yếu ở vùng UVB với đỉnh hấp thụ là 310nm.
12


Ethylhexyl methoxycinnamat thường được sử dụng như là một thành phần hoạt
chất trong sản phẩm chống UV kết hợp với oxybenzon và TiO2 để sử dụng trong việc
bảo vệ chống tia UVB, nồng độ phần trăm tối đa cho phép sử dụng trong sản phẩm
chống UV là 7.5% [33].
1.2.5.3.2 Diethylamino hydroxybenzoyl hexy benzoat
Diethylamino hydroxybenzoyl hexyl benzoat là một chất chống UV có khả năng
hấp thụ cao vùng tia UVA. Đỉnh hấp thụ UV là 354 nm. Là chất chống UV hòa tan trong
dầu. Nó được sử dụng ở nồng độ lên tới 10% trong các sản phẩm chống nắng, đơn lẻ
hoặc kết hợp với các chất chống UV khác.
1.3. Một số nghiên cứu sử dụng titan dioxyd làm chất chống UV trên da.
J.S. Barbosa và cộng sự (2018) đã tổng hợp tiểu phân titan dioxyd được phủ bề
mặt bằng phương pháp siêu âm hóa học (sonochemistry) nhằm mục đích giảm hoạt động
xúc tác quang và tăng sự ổn định keo của titan dioxyd. Trong nghiên cứu này, SiO2,
Al2O3, ZrO2 và natri polyacrylat (PAANa) đã được sử dụng để điều chỉnh bề mặt của
các tiểu phân titan dioxyd. Các mẫu này được phân tích đặc trưng bởi XRPD, FT-IR,
DLS, EDS, SEM và TEM. Hoạt động xúc tác quang và khả năng chắn tia UV được đánh
giá bởi DLS và chỉ số chống nắng SPF. FT-IR, EDS và điện tích bề mặt của các tiểu
phân titan dioxyd đã khẳng định sự thành công của lớp phủ siêu âm hóa học. Các loại
kem chống nắng được sản xuất với titan dioxyd được phủ cho thấy hoạt động xúc tác
quang thấp hơn trong khi vẫn giữ được chỉ số SPF tương tự như loại titan dioxyd ban
đầu. Trong đó, kem chống nắng có titan dioxyd phủ PAANa làm tăng độ ổn định hệ keo.

Nghiên cứu này giúp tạo ra kem chống nắng sử dụng titan dioxyd với hình thức tốt hơn
và an toàn sức khỏe cao hơn do sự sản sinh các gốc tự do thấp hơn [10].
Seyedeh Maedeh Jafari và cộng sự (2019) đã tiến hành đánh giá sự an toàn và
độc tính của kem chống nắng có chứa titan dioxyd dạng nano. Nghiên cứu được thực
hiện bằng thử nghiệm in vivo trên da thỏ và chuột, đánh giá mức độ kích ứng mắt cấp
tính, kích ứng và ăn mòn da cấp tính và quá mẫn tiếp xúc theo hướng dẫn của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi thử trên thỏ,
kích thích duy nhất được quan sát thấy là ở vùng kết mạc mắt trong vòng một giờ sau
khi sử dụng titan dioxyd ở cả dạng nano và thô. Trong phép thử kích ứng da cấp tính
trên thỏ, không cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm ở nồng độ và thời gian
khác nhau. Tương tự, trong thử nghiệm độ nhạy cảm với da chuột, quá mẫn tiếp xúc
13


(CHS) không cho thấy sự khác biệt đáng kể (P <0,05) giữa các nhóm sử dụng titan
dioxyd ở nồng độ 15% trong các khoảng thời gian khác nhau. Nghiên cứu đã chứng
minh rằng titan dioxyd dạng nano trong kem chống nắng tương đối an toàn và không
gây kích ứng mắt, kích ứng da và quá mẫn da nào có ý nghĩa thống kê [24].
Yongbo Dan và cộng sự (2018) đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp mới để
xác định đặc tính và định lượng tiểu phân titan dioxyd dạng nano trong kem chống nắng.
Trong nghiên cứu này, phương pháp quang phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần kết nối
khối phổ đơn hạt (Single particle inductively coupled plasma mass spectrometry, viết
tắt là SP-ICP-MS) được phát triển để xác định đồng thời kích thước, phân bố kích thước,
nồng độ tiểu phân và phần trăm khối lượng của titan dioxyd dạng nano trong kem chống
nắng thương mại. Bốn loại kem chống nắng chứa lượng titan dioxyd khác nhau đã được
phân tích và kích thước tiểu phân được phát hiện thay đổi từ 32 nm đến 40 nm trong các
loại kem chống nắng khác nhau thử nghiệm. Phương pháp SP–IPC–MS bổ sung tiêu
chuẩn cung cấp một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn để xác định hàm lượng titan dioxyd
dạng nano trong kem chống nắng, thay vì sử dụng phương pháp cũ tốn kém và tốn thời
gian. Ưu điểm chính của phân tích SP- ICP- MS là chuẩn bị mẫu dễ dàng, kết quả chính

xác về thông tin kích thước hạt và tổng khối lượng titan dioxyd trong mẫu [14].
C. H. Tan và cộng sự (2018) đã tiến hành đánh giá hiệu quả và tính ổn định của
kem chống nắng phối hợp hai thành phần chống UV là titan dioxyd và ethylhexyl
methoxycinnamat (EHMC). Nghiên cứu đã chứng minh EHMC là một chất kém bền
vững dưới tia UV, chất này biều lộ sự phân hủy sau khi được chiếu đèn vonfam – halogen
trong 180 phút. Tuy nhiên, khi kết hợp cùng titan dioxyd trong công thức chống nắng,
EHMC cho thấy sự bền vững hơn và khả năng bảo vệ da trước tia UVA, UVB tốt hơn
[35].
Từ hơn 40 năm qua, sản phẩm chứa chất chống UV là phương tiện bảo vệ phổ
biến nhất chống lại bức xạ UV ở các nước phương Tây để phòng chống cháy nắng. Sử
dụng chất chống UV thường xuyên với số lượng vừa đủ là điều cần thiết để ngăn ngừa
ung thư da, ngăn ức chế miễn dịch do UV và lão hóa da [11].
Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng các sản phẩm chống UV có hiệu quả trong
việc ngăn ngừa phát triển khối u ác tính, ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) và có thể có
hiệu quả đối với ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) [36], [37].

14


Ở Việt Nam, tiểu phân titan dioxyd đã được tập trung nghiên cứu trong một số
lĩnh vực như mỹ phẩm, năng lượng, môi trường… Một số loại kem chống nắng sản xuất
trong nước có chứa hệ tiểu phân này đang phát triển và được tiêu thụ rộng rãi do mức
độ an toàn và khả năng bảo vệ da tốt. Đề tài này được thực hiện để góp phần bước đầu
bào chế kem chống nắng có chứa titan dioxyd dạng nano bảo vệ da trước tác hại của tia
UV.

15


CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Kem chứa titan dioxyd và UVA&UAB Plus.
2.2. Nguyên vật liệu, thiết bị và động vật thí nghiệm
2.2.1. Nguyên vật liệu
STT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Alcol cetylic

Trung Quốc

USP 38-NF33

2

Acid stearic

Trung Quốc

USP 38-NF33

3


Dầu parafin

Trung Quốc

NSX

4

Dầu silicon

Trung Quốc

NSX

5

Vaselin

Trung Quốc

NSX

6

Tween 20

Trung Quốc

BP


7

Span 60

Trung Quốc

BP

8

Triethanolamin

Trung Quốc

NSX

9

Nước tinh khiết

Việt Nam

DĐVN V

10

Glycerin

Trung Quốc


BP

11

Nipagin

Trung Quốc

DĐVN V

12

Nipasol

Trung Quốc

DĐVN V

13

CMC

Trung Quốc

USP 38-NF33

14

HPMC K4M


Trung Quốc

NSX

15

HPMC K15

Trung Quốc

NSX

16

Glycerin monostearat

Trung Quốc

NSX

17

Kẽm oxid

Trung Quốc

NSX

18


Titan dioxyd

Trung Quốc

NSX

19

Titan dioxyd bột nano

Caiser

(CCK SD Titan-200)

of Korea

Chemistry NSX

Hàn Quốc

16


×