Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

MỐI LIÊN hệ GIỮA BMI và số đo VÒNG BỤNG với CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH của NAM GIỚI đến KHÁM tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.04 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ THỦY

MỐI LIÊN HỆ GIỮA BMI VÀ SỐ ĐO VÒNG BỤNG
VỚI CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA NAM GIỚI
ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011 - 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. ĐỖ THÙY HƯƠNG

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này, tôi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Đỗ Thùy
Hương, giảng viên Bộ môn Mô- Phôi, Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy
đã hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức chuyên ngành và tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn ThS. Nguyễn Thanh Hoa – giảng viên Bộ môn MôPhôi, Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã giúp cho tôi nhiều kiến thức
và kĩ năng thực hành xử lý số liệu để tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn thầy cô trong hội đồng khoa học thông qua đề


cương và bảo vệ luận văn, đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong Bộ môn Mô- Phôi,
Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt
quá trình tôi thực hành, lấy số liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới cha mẹ, bạn bè đã động viên,
chia sẻ những lúc khó khăn với tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Vũ Thị Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Mối liên hệ giữa BMI và số đo
vòng bụng với chất lượng tinh dịch của nam giới đến khám tại bệnh viện
Đại học Y Hà Nội” là đề tài do bản thân tôi thực hiện.
Các số liệu trong văn bản này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được
công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

Vũ Thị Thủy

năm 2017



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BMI
FSH
GnRH
IM
KTC
LH
NP
NST
OAT
PR
TDĐ
TT HTSS
&
CNMG
WC
WHO

Tiếng Anh
Body mass index
Follicle stimulation
hormone
Gonadotropin releasing
hormone

Tiếng Việt
Chỉ số khối cơ thể

Hormone kích thích tế
bào Sertoli
Hormone giải phóng
Gonadotropin

Immotility

Tinh trùng không di động
Khoảng tin cậy
Hormone kích thích tế
bào kẽ
Tinh trùng di động không
tiến tới
Nhiễm sắc thể
Nhóm tinh trùng ít, yếu,
và dị dạng
Tinh trùng di động tiến
tới
Tinh dịch đồ
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản
và công nghệ mô ghép

Interstitial cell
stimulating hormone
Non-progressive
motility
Oligo-asthenoteratozoospermia
Progressive motility

Waist circumference

World Health
Organization

Số đo vòng bụng
Tổ chức Y Tế Thế Giới


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH ẢNH


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vô sinh là một trong những vấn đề chính của chiến lược sức khỏe sinh
sản Tổ chức y tế thế giới (WHO) trong đó vô sinh nam đóng vai trò khá lớn
trong nguyên nhân gây vô sinh. Tinh dịch đồ là một xét nghiệm cơ bản có thể
cung cấp những thông tin chi tiết về tinh trùng trong tinh dịch nam giới. Các
thông số của tinh dịch đồ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán và
điều trị vô sinh, hiếm muộn nam giới. Năm 1980, lần đầu tiên WHO đưa ra
những tiêu chuẩn cho việc đánh giá xét nghiệm tinh dịch người. Hơn 30 năm
trôi qua, với những sự chỉnh sửa phù hợp, phiên bản V của cẩm nang hướng
dẫn về xét nghiệm chẩn đoán và xử trí tinh dịch người được xuất bản vào năm

2010 đã hình thành những tiêu chuẩn đánh giá chung cho các bệnh viện, các
phòng xét nghiệm nam khoa trên toàn thế giới [1]. Tại Việt Nam, lĩnh vực vô
sinh gần đây đã phát triển và nam học đã được quan tâm tới, những tiêu chuẩn
đánh giá và xử lý tinh dịch người theo WHO 2010 đã bắt đầu từ giữa năm
2010 và ngày càng được phổ biến ra các trung tâm trên toàn quốc. Sự suy
giảm tinh trùng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh nam.
Các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đã và đang tác động một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp tới quá trình sinh sản và trưởng thành của tinh trùng. Sự phát triển
công nghiệp hóa xã hội làm môi trường ô nhiễm, cộng thêm lối sống và thói
quen ăn uống không khoa học cùng những loại bệnh tật ảnh hưởng đến quá
trình sinh sản và bảo tồn nòi giống của con người đang là những yếu tố ảnh
hưởng xấu tới chất lượng tinh dịch [2]. Đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài
chỉ ra rằng ở những người đàn ông BMI cao hay thấp cũng như số đo
vòng bụng lớn có ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch. Tuy nhiên, cũng
chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của BMI và số đo vòng
bụng lên chất lượng tinh dịch tại Việt Nam. Với mong muốn góp phần nhỏ


9

vào công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và cho nam giới nói riêng,
chúng tôi tiến hành đề tài “Mối liên hệ giữa BMI và số đo vòng bụng
với chất lượng tinh dịch của nam giới đến khám tại bệnh viện Đại học
Y Hà Nội” với hai mục tiêu:
1. Xác định mối liên quan giữa BMI và số đo vòng bụng với các chỉ số
tinh dịch đồ.
2. Tìm hiểu ảnh hưởng của một số thói quen sinh hoạt đến chất lượng
tinh dịch.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU



10

1.1. Quá trình sản sinh tinh trùng
1.1.1. Sinh lý quá trình sinh tinh [3].
Sự sản sinh tinh trùng xảy ra ở tất cả các ống sinh tinh trong suốt đời
sống tình dục của nam giới. Dưới tác dụng của hormone hướng sinh dục của
tuyến yên, khoảng 15 tuổi tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng và chức năng
này duy trì suốt cuộc đời.
Các giai đoạn của quá trình sản sinh tinh trùng
Thành ống sinh tinh chứa một lượng tế bào biểu mô gọi là tinh nguyên
bào (spermatogonia). Những tế bào này nằm thành 2-3 lớp từ ngoài vào phía
trong lòng ống. Các tinh nguyên bào được tăng sinh liên tục để bổ sung về số
lượng vì một phần trong số chúng được biệt hóa qua nhiều giai đoạn để trở
thành các tế bào tinh.
Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của quá trình sản sinh tinh trùng, những tinh nguyên bào
nằm sát màng đáy được gọi là tinh nguyên bào A phân chia 4 lần thành tinh
nguyên bào B.
Sự phân chia giảm nhiễm
Thời kì này kéo dài 24 ngày. Các tinh nguyên bào sau khi chui qua hàng
rào để vào lớp Sertoli thì thay đổi dần dần và lớn lên tạo thành những tinh bào
lớn đó là tinh bào I. Tinh bào I qua hai lần phân chia giảm nhiễm để tạo thành
tinh bào II rồi thành tiền tinh trùng mang một nửa bộ NST (22-X, 22-Y). Do
sự phân chia giảm nhiễm nên có hai loại tinh trùng đó là tinh trùng mang NST
giới tính là X và loại mang NST giới tính Y. Giới tính của con phụ thuộc bởi
loại tinh trùng nào được thụ tinh bởi noãn.
Sự phát triển tiền tinh trùng sau sự phân chia giảm nhiễm
Trong vài tuần sau khi phân chia, tiền tinh trùng được nuôi dưỡng và

thay đổi về thể chất dưới sự bao bọc của tế bào Sertoli để trở thành tinh trùng.
Tất cả các giai đoạn tạo thành tinh bào, tiền tinh trùng và tinh trùng đều xảy ra


11

trong tế bào Sertoli. Chính tế bào Sertoli nuôi dưỡng, bảo vệ và kiểm soát quá
trình sản sinh tinh trùng.
Toàn bộ quá trình sản sinh tinh trùng từ tế bào mầm (tinh nguyên bào
nguyên thủy) thành tinh trùng mất 64 ngày.

Hình 1.1. Quá trình sinh tinh

Sự tạo thành tinh trùng:
Tiền tinh trùng được tạo thành đầu tiên vẫn mang những đặc tính của tế
bào biểu mô. Nhưng ngay sau đó các tiền tinh trùng bắt đầu dài ra để trở
thành tinh trùng.
1.1.2. Cấu tạo tinh trùng [4]:
Mỗi tinh trùng gồm 4 phần, chiều dài khoảng 65 μm.


12

- Đầu to có hình bầu dục, phần trước của đầu có chứa nguyên sinh chất, phần
sau có chứa nhân to trong có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
- Cổ là phần ngắn nối đầu với thân.
- Thân: phía nối với đầu có trung thể, ở giữa thân có dây xoắn ốc.
- Đuôi dài, ở giữa có dây trục, đuôi giúp cho tinh trùng di chuyển được.

Hình 1.2. Cấu tạo tinh trùng

1.2. Hormon tham gia điều hòa quá trình tạo tinh trùng
[5]
Quá trình tạo tinh trùng ở các ống sinh tinh được kích
thích bởi testosteron do tế bào Leydig của tinh hoàn sản xuất,
dưới sự điều khiển phức tạp bởi các hormone GnRH
(Gondotropin Releasing Hormone) của vùng dưới đồi và FSH
(Follicle Stimulating Hormone), LH (Luteinizing Hormone) của
tuyến yên.
LH của tuyến yên kích thích tế bào Leydig ở khoảng kẽ
tinh hoàn bài tiết testosterone do đó ảnh hưởng đến quá trình
sản sinh tinh trùng.
FSH có tác dụng kích thích phát triển ống sinh tinh, kích
thích tế bào Sertoli bài tiết dịch có chứa nhiều chất dinh
dưỡng giúp cho tinh trùng thành thục. FSH kích thích tế bào
Sertoli bài tiết một loại protein gắn với androgen (ABPAndrogen

binding

protein).

Loại

protein

này

gắn

với


testosteron và cả estrogen được tạo thành từ testosterone tại


13

tế bào Sertoli dưới tác dụng kích thích của FSH

rồi vận

chuyển hai hormone này vào dịch ống sinh tinh để giúp cho
sự trưởng thành của tinh trùng.
GH kiểm tra các chức năng chuyển hóa của tinh hoàn và
thúc đẩy sự phân chia các tinh nguyên bào.
Inhibin là một hợp chất glycoprotein có trọng lượng phân
tử 10.000- 30.000 dalton, do tế bào Sertoli bài tiết. Inhibin có
tác dụng điều hòa quá trình sản sinh tinh trùng qua cơ chế
điều hòa ngược đối với sự bài tiết FSH của tuyến yên. Tác
dụng ức chế bài tiết FSH của inhibin mạnh hơn tác dụng ức
chế bài tiết GnRH từ vùng dưới đồi. Khi ống sinh tinh sản sinh
quá nhiều tinh trùng, tế bào Sertoli bài tiết inhibin. Dưới tác
dụng ức chế của inhibin, lượng FSH được bài tiết từ tuyến yên
giảm do đó làm giảm bớt quá trình sản sinh tinh trùng ở ống
sinh tinh.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh và
xuất tinh.
1.3.1. BMI và chất lượng tinh dịch.
Định nghĩa: Chỉ số khối cơ thể - thường được biết đến với chữ viết
tắt BMI (Body Mass Index) dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của
một người.
Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:

BMI (kg/m2) =
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn thừa cân béo phì (dựa vào vòng BMI và số đo
vòng bụng áp dụng cho người trưởng thành châu Á – IDF 2005) [6]
Phân loại

BMI (kg/m2)

Yếu tố nguy cơ phối hợp
Số đo vòng bụng


14

Thiếu cân

<18,5

Bình thường
Thừa cân
Tiền béo phì
Béo phì độ 1
Béo phì độ 2

18,5-22,9
≥23
23-24,9
25-29,9
≥30

<90 cm (với nam) ≥90 cm

<80 cm (với nữ) ≥80 cm
Thấp (nhưng là yếu tố Bình thường
nguy cơ với bệnh
khác)
Bình thường
Tăng
Tăng
Tăng trung bình
Nặng

Tăng trung bình
Nặng
Rất nặng

Bảng 1.2. Tiêu chuẩn thừa cân và béo phì theo WHO [6].
Phân loại
Nhẹ cân
Bình thường
Thừa cân
Béo phì

BMI
≤18,5
18,5-25
25-30
˃30

Năm 2015, trong một nghiên cứu được thực hiện tại khoa nghiên cứu
khoa học sức khỏe trường Đại học khoa học và ứng dụng Oslo và Akershus
(HiOA), nghiên cứu trên 166 người nam giới tuổi từ 22 đến 61 trong đó có

27% cân nặng bình thường (BMI 18,5 – 24,9 kg/m 2), 31% thừa cân (BMI 25–
29,9 kg/m2), 19% béo phì (BMI 30-34,9 kg/m2) và 23% béo phì mức độ nặng
(BMI ≥ 35) kg/m2. Khi so sánh giữa nhóm có cân nặng bình thường và nhóm
béo phì mức độ nặng, nhóm sau có sự thấp hơn đáng kể về tổng số tinh trùng,
tinh trùng tiến tới, tỉ lệ tinh trùng có hình thái bình thường và tỉ lệ số tinh
trùng sống theo tiêu chuẩn WHO 2010 [7].
Năm 2012, nghiên cứu thực hiện tại trường Đại học Y Erasmus tại
Rotterdam, Netherlands này đã chứng minh rằng BMI và số đo vòng bụng
ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của nam giới trong 450 cặp vợ chồng
đến khám tại phòng khám ngoại trú tư vấn trước sinh, trong đó BMI dường
như có giá trị tiên đoán hơn số đo vòng bụng. Tình trạng thừa cân có ảnh


15

hưởng đáng kể tới giảm thể tích tinh dịch, giảm tỉ lệ tinh trùng tiến tới tuýp A
và tăng tỷ lệ tinh trùng tiến tới tuýp C. Hơn thế nữa, tình trạng béo phì có ảnh
hưởng đáng kể tới giảm thể tích tinh dịch, giảm mật độ tinh trùng, giảm số
lượng tinh trùng và giảm tổng số tinh trùng di động. Với số đo vòng bụng
≥102 cm có ảnh hưởng đáng kể tới sự giảm mật độ, tổng số tinh trùng và tổng
số tinh trùng di động [8]. Tình trạng thừa cân và béo phì đã được chỉ ra ảnh
hưởng tới trục GnRH- LH/FSH, điều này ảnh hưởng tới chức năng tế bào
Leyding và tế bào Sertoli, từ đó gây trở ngại cho việc tiết hormone sinh dục,
quá trình sản xuất và trưởng thành của tinh trùng [9]. Bởi vậy, chỉ số BMI có
liên quan tới sự giảm tổng lượng testosterone, hormone sinh dục binding
globulin, inhibit B và sự gia tăng estradiol huyết thanh [10]. Thêm vào nữa, nồng
độ leptin huyết thanh, chất này cao trong tình trạng thừa cân béo phì, ức chế sự
tổng hợp testosterone, là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng tinh dịch [11].
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2005 ở trung tâm hỗ trợ sinh sản
Atlanta Mỹ báo cáo kết quả nghiên cứu từ 117 nam giới trong đó có 66 người

có chỉ số BMI cao. Người ta nhận thấy có mối liên hệ giữa những người đàn
ông có chỉ số BMI cao và sự suy giảm nồng độ testosterone ở những người
này. Nồng độ testosterone trong máu ở những người này giảm 24% so với
những người trong nhóm chứng. Hơn thế nữa cũng trong nghiên cứu này đã
lưu ý rằng những người đàn ông có chỉ số BMI cao thì có tuýp tinh trùng
không bình thường tăng cao [12].
Theo Sharpe (2010), béo phì và ít vận động sẽ ảnh hưởng tiềm ẩn tới quá
trình sinh tinh trùng [13].
1.3.2. Hút thuốc lá
Trong 15 năm qua có nhiều nghiên cứu khác nhau được tiến hành để xác
định hậu quả của hút thuốc lá với vô sinh nam, làm giảm chất lượng tinh dịch ở
những người hút thuốc. Thực tế, các thành phần của khói thuốc lá vượt qua hàng
rào máu tinh hoàn, nó làm ảnh hưởng tới các thông số tinh dịch và chất lượng


16

nhân tinh trùng. Cơ chế sinh bệnh học chưa được hiểu biết rõ ràng nhưng một
trong những nguyên nhân phổ biến là sự sản xuất các chất oxy hóa, những chất
này là thủ phạm gây đứt gãy DNA, làm giảm cơ hội có thai [14].
Người sử dụng nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu, ma túy gây
giảm hormone sinh dục và giảm chất lượng tinh trùng. Phạm Ngọc Quốc Duy
và cộng sự (2001) nghiên cứu tại bệnh viện Phụ-Sản Từ Dũ thấy chất lượng
tinh trùng giảm ở những người hút thuốc lá và uống rượu [15].
1.3.3. Thói quen ăn uống
Nghiên cứu của Mónica Ferreira ở Bồ Đào Nha (2012) cho thấy sử
dụng rượu, thuốc lá, cafein có liên quan đến giảm mật độ và tổng số tinh
trùng, giảm tỷ lệ tinh trùng di động nhanh và tăng bất thường hình thái tinh
trùng [16].
Năm 2014, trong nghiên cứu trên 1221 nam thanh niên Đan Mạch với thông

tin chi tiết lượng alcohol tiêu thụ đã tìm ra rằng lượng alcohol tiêu thụ thường
xuyên liên quan tới sự suy giảm chất lượng tinh trùng thường từ 5 đơn vị
/tuần, trong đó xu hướng giảm thấy rõ ở nam với mức tiêu thụ trên 25 đơn vị/
tuần (1 đơn vị tương đương 12 g ethanol) (KTC 95%). Thêm vào đó, lượng
alcohol tiêu thụ gần đây (khoảng 1 tuần trước khi khám) liên quan tới sự giảm
testosterone huyết thanh [17].
Năm 2015 theo Huan Yang và cộng sự qua một nghiên cứu được thực
hiện trên 796 nam giới khỏe mạnh tuổi trung bình là 20 tại Trung Quốc cho
thấy ăn đồ rán (1-2 lần/tuần hoặc ≥3 lần/tuần) có mỗi liên quan với sự giảm
tổng số lượng tinh trùng (10,2% hoặc 24,5%) (p=0,005) và mật độ tinh trùng
(13,7% hoặc 17,2 %) (p=0,008) so đối tượng ăn đồ rán <1 lần/tuần [18].
1.3.4. Tập thể dục
Mối liên hệ giữa tập thể dục và chất lượng tinh trùng còn nhiều bàn cãi.
Năm 2013, theo Hajizadeh Maleki và cộng sự trong nghiên cứu 161 mẫu
tinh trùng của 3 nhóm nam giới khỏe mạnh bao gồm những vận động viên


17

chuyên nghiệp (tuổi 23,8 ±5,2, n=56) có chế độ luyện tập thường xuyên 4-5
ngày/tuần, những vận động viên nghiệp dư (tuổi 24,2 ± 4,9, n= 52) có chế độ
luyện tập 4-5 giờ/tuần và những nam giới ít vận động (tuổi 23,9 ± 5,0,
n=53) không tham gia tập thể dục ít nhất 6 tháng trước tham gia nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác nhau về nồng độ chất oxy hóa
và chất chống oxy hóa ở 3 nhóm trên, trong đó ở nhóm vận động viên
nghiệp dư có sự giảm nồng độ chất oxy hóa dẫn đến giảm nguy cơ oxy hóa
trong tinh dịch. Ở những vận động viên này có thể tích tinh dịch, độ di
động, số lượng tinh trùng và phần trăm tinh trùng bình thường cao hơn so
với 2 nhóm còn lại (p <0,001) [19].
Tuy nhiên năm 2011 theo Wise và cộng sự nghiên cứu trên 2261 nam

giới đến khám tại phòng xét nghiệm tinh dịch đồ tại Mỹ không tìm thấy mối
liên hệ giữa chất lượng tinh trùng và việc tập thể dục đều đặn [20].
1.3.5. Bệnh lý bẩm sinh và mắc phải tại bộ phận sinh
dục
a) Bệnh lý bẩm sinh
• Các rối loạn nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình biệt hóa tinh hoàn
[21]
- Hội chứng Klinefelter: rối loạn số lượng nhiễm sắc thể 47, XXY. Tổn thương
tinh hoàn tiến triển từ từ. Các ống sinh tinh bị xơ hóa và biến thành hyaline.
Quá trình sinh tinh trùng ngừng hoạt động, đa số bệnh nhân không có tinh
trùng.
- Rối loạn XX (hội chứng Lachapelle): bệnh nhân là nam giới nhưng mang
nhiễm sắc thể giới tính XX. Mô học tinh hoàn giống hội chứng Klinerfelter
điển hình.
- Đột biến gen AZF: do đột biến gen có khả năng điều khiển quá trình sinh tinh
nằm ở đầu gần trên nhánh dài của NST Y.


18

- Hội chứng Noonan: bệnh nhân thường có tật tinh hoàn ẩn, gonadotropin trong
máu và nước tiểu thường cao, ống sinh tinh xơ hóa.
- Hội chứng Down: tế bào dòng sinh bất sản hoàn toàn hoặc không trưởng
thành, nồng độ LH và FSH huyết thanh tăng cao.
• Nang nước thừng tinh: nang nước thừng tinh lớn thường gây những
tổn thương về tinh hoàn tương tự như giãn tĩnh mạch thừng tinh, số
lượng tinh trùng giảm đáng kể, sức di động giảm, tỷ lệ bất thường tăng
[21].
b) Chấn thương
- Những tinh hoàn vỡ nát, có tụ máu mà không được phẫu thuật có nguy cơ

nhiễm trùng, hoại tử tinh hoàn. Các chấn thương nhẹ làm rách túi tinh nếu
không được điều trị trong vòng 72 giờ, tỷ lệ tinh hoàn bị cắt bỏ từ 7,455,5% [22].
c) Các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục nam
- Biến chứng viêm do quai bị
Nếu mắc quai bị trước tuổi dậy thì, ít xảy ra biến chứng nhưng nếu xảy ra sau
tuổi dậy thì, tỷ lệ biến chứng từ 10-35%, dẫn đến viêm 1 hoặc 2 bên tinh
hoàn, hậu quả là sự giảm sút về số lượng và chất lượng tinh trùng [23].
- Các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục nam [4]
 Viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn có thể gây tắc mào tinh, ống dẫn tinh gây vô
sinh thứ phát. Trường hợp viêm nặng làm teo tinh hoàn, suy sinh dục thứ phát
và làm giảm xơ hóa tinh hoàn, dẫn đến không sản xuất được tinh trùng và gây
vô sinh.
 Giang mai (Syphilis)
 Bệnh lậu: vi khuẩn lậu phát triển và đi dọc theo chiều dài niệu đạo, đi đến đâu
gây viêm đến đó: viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn. Bệnh lậu
dễ trở thành mạn tính, hẹp niệu đạo, tắc dẫn tinh gây vô sinh.
 Chlamydia trachomatis gây viêm nhiễm toàn bộ đường tiết niệu sinh dục, hậu
quả tắc ống dẫn tinh gây vô sinh.
d) Giãn tĩnh mạch thừng tinh


19

- Sự bất toàn của hệ thống van tĩnh mạch trong tĩnh mạch tinh là nguyên nhân
gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Sự suy yếu của van khiến cho sự
thoát lưu máu về tĩnh mạch trung ương không có hiệu quả, dẫn đến sự hồi lưu
của dòng máu và kết quả là các tĩnh mạch tinh phình trướng. Khối tĩnh mạch
quanh tinh hoàn giống như hồ máu nóng làm gia tăng nhiệt độ tinh hoàn hơn
0,6-0,8 ⁰C so với bình thường và người ta tin rằng chính sự gia tăng nhiệt độ
lâu ngày làm hư hại cấu trúc tinh hoàn [24].

1.3.6. Các bệnh toàn thân
Các bệnh lý toàn thân đều ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của tinh
hoàn, nhưng nhiều khi không được chú ý. Các tình trạng bệnh lý cấp tính
nặng như phỏng, nhồi máu cơ tim, chấn thương, phẫu thuật,... đều ức chế
chức năng tinh hoàn. Suy thận mạn tính dẫn đến suy trục hạ đồi tuyến yên và
gián tiếp ức chế chức năng tinh hoàn. Suy gan mạn tính dẫn đến giảm sinh
tinh, teo tinh hoàn, nữ hóa và giảm chức năng sinh hoạt tình dục. Các bệnh lý
đường tiêu hóa, huyết học, nội tiết đều được báo cáo giảm quá trình sinh tinh.
Ở những bệnh nhân có bệnh lý ác tính, sinh tinh thường giảm mạnh hoặc
ngưng hoàn toàn, chủ yếu do tác động các phương pháp điều trị ung thư như
xạ trị, hóa trị [4].
Suy thận mạn dẫn đến rối loạn chức năng tinh hoàn. Giai đoạn suy thận
là một yếu tố quan trọng quyết định số lượng tinh trùng có trong mào tinh
hoàn [25].
1.3.7. Các thuốc điều trị nội khoa
Theo WHO (2000), một số thuốc được ghi nhận có ảnh hưởng đến sinh
tinh như: nội tiết tố, cimetidine, sulphasalazine, spirolactone, nitrofurantoin,
nitridazone, colchichine. Các thuốc điều trị ung thư thường ức chế mạnh quá
trình sinh tinh. Hầu hết phác đồ hóa chất điều trị ung thư đều ảnh hưởng nhiều
đến quá trình sinh tinh và gây ra tình trạng vô sinh tạm thời [4].


20

Paul và cộng sự (2012) lưu ý các thuốc có thể gây vô sinh nam gồm :
thuốc chống trầm cảm, chống động kinh, chẹn kênh calci, chẹn alpha
adrenergic và thuốc kháng virus [26].
1.3.8. Tuổi.
Những thay đổi về chức năng nội tiết và hình thái đã xảy ra ở tinh hoàn
theo thời gian, nguy cơ xảy thai và bất thường di truyền ở thế hệ con cái tăng

lên cùng với tuổi người bố. Các tác giả nhận thấy những người đàn ông cao
tuổi có nhiều tinh trùng với hình thái bất thường, nhiều tinh trùng có giọt bào
tương, giảm tỷ lệ tinh trùng sống [27].
1.3.9. Môi trường sống và làm việc
Nhiễm độc kim loại nặng như chì, cadmi và thủy ngân có thể gây giảm
sinh tinh và gây vô sinh. Các thuốc trừ sâu, diệt cỏ có thể gây ảnh hưởng đến
quá trình sinh tinh. Đặc biệt dioxin cũng được ghi nhận lên quá trình sinh tinh
và có thể gây vô sinh [4].
Trịnh Văn Bảo (1993) khi nghiên cứu tinh dịch của 362 cựu chiến binh
Việt Nam thấy mật độ tinh trùng giảm, tỷ lệ tinh trùng dị dạng gia tăng ở
nhóm đã từng tiếp xúc với chất độc da cam trong chiến tranh hóa học ở Việt
Nam [28].
1.4. Đánh giá, phân loại chất lượng tinh dịch [29].
Cuốn cẩm nang xét nghiệm tinh dịch đồ được Tổ chức Y tế thế giới xuất
bản đầu tiên năm 1980 và sau đó đã ba lần được cập nhật vào các năm 1987,
1992, 1999. Đến năm 2010 WHO đã tái bản cuốn cẩm nang này lần thứ năm
nhằm cập nhật các chỉ số hợp lý hơn cho các kỹ thuật viên trên cơ sở nghiên
cứu 1900 mẫu tinh dịch từ 8 quốc gia của ba châu lục khác nhau trên thế giới.
Bảng 1.3. Tổng kết các chỉ số về tinh dịch đồ bình thường theo tiêu
chuẩn WHO 2010
Chỉ số tinh dịch đồ

Tiêu chuẩn WHO 2010


21

Thể tích
PH
Mật độ

Tổng số tinh trùng
Tinh trùng sống
Tinh trùng di động
Hình thái bình thường

≥1,5ml
≥7,2
≥15×106/ml
≥39×106
≥58%
PR ≥32% hoặc PR+PN ≥40%
≥4%

Phân loại các mẫu tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn
WHO 2010
- Nhóm Oligospermia (tinh trùng ít): có mật độ tinh trùng thấp hơn giới hạn tối
thiểu.
- Nhóm Athesnozoospermia (nhược tinh trùng): có độ di động của tinh trùng
thấp hơn giới hạn tối thiểu.
- Nhóm Teratospermia (dị dạng tinh trùng): có hình dạng tinh trùng bình
thường thấp hơn giới hạn tối thiểu.
- Nhóm Oligo – Athesnozoospermia: có đồng thời mật độ và độ di động của
tinh trùng thấp hơn giới hạn tối thiểu.
- Nhóm Oligo ˗ Teratospermia: có đồng thời mật độ và độ di động của tinh
trùng thấp hơn giới hạn tối thiểu.
- Nhóm Athesno – Teratospermia: có đồng thời mật độ và hình dạng tinh trùng
bình thường hơn giới hạn tối thiểu.
- Nhóm OAT (Oligo-Athesno-Teratospermia): nhóm tinh trùng ít, yếu và dị
dạng.
- Nhóm Cryptozoospermia: có rất ít tinh trùng trong mẫu.

- Nhóm Azoospermia: không tìm thấy tinh trùng trong cặn của mẫu xuất tinh.
Chỉ kết luận mẫu không có tinh trùng khi đã ly tâm mẫu tinh trùng 2000-3000
vòng/phút trong 10-15 phút để lấy cặn soi. Các trường hợp cũng phải kiểm tra
lại sau đó 3-5 ngày để khẳng định kết quả.
- Nhóm bình thường: các chỉ số về độ di động, mật độ và hình dạng bình
thường của tinh trùng đều trên ngưỡng giới hạn tối thiểu.


22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các trường hợp nam giới đến làm xét nghiệm tinh dịch tại TT
HTSS & CNMG, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.
Các trường hợp nam giới đến xét nghiệm tinh dịch tại TT HTSS &
CNMG, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 9/2016 đến
tháng 12/2016.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu
- Có tiền sử mắc bệnh nhiễm khuẩn sinh dục như lậu cầu, Chlamydia, giang
mai và các bệnh khác.
- Có tiền sử mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy thì.
- Có tiền sử bệnh lý tinh hoàn như giãn tĩnh mạch thừng tinh, chấn thương tinh
-

hoàn, viêm tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ.
Có tiền sử phẫu thuật vùng bìu.
Có tiền sử mắc bệnh mạn tính.
Đang sử dụng thuốc.

Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu.
2.2.2. Loại hình nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.


23

2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Công thức tính cỡ mẫu:
P(1 – P)
2

N = Z 1- α/2

d2

N: cỡ mẫu nghiên cứu.
α: mức ý nghĩa thống kê, lấy α=0,05.
Z (1 - α/2) = 1,96: hệ số tin cậy ở mức xác xuất 95% với α=0,05.
d: độ chính xác mong muốn (d=0,05).
p: tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường, dựa vào nghiên cứu trước đây của Nguyễn
Xuân Bái (2002) tỷ lệ có tinh dịch đồ bất thường trong 1000 cặp vợ chồng xét
nghiệm tại Bộ môn Mô-Phôi học, trường Đại học Y Hà Nội là 60% (lấy
p=0,6) [30].
Thay các giá trị vào công thức ta có N = 1,962. 0,6.(1-0,6)/0,052 = 369.
Cỡ mẫu lý tưởng theo lý tưởng theo lý thuyết là 369. Trong nghiên cứu này
chúng tôi thu thập được 373 bệnh nhân tuy nhiên có 225 bệnh nhân không

đáp ứng được các yêu cầu của nghiên cứu nên chúng tôi chỉ có 148 bệnh
nhân đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.
2.3. Phương pháp tiến hành
2.3.1. Các thông số cần thu thập
Thông tin hành chính:
Mã số
Ngày làm xét nghiệm
Họ tên bệnh nhân
Tuổi

Hỏi về tiền sử:


24

Tiền sử mắc bệnh nhiễm khuẩn sinh dục
Tiền sử mắc bệnh quai bị
Tiền sử bệnh lý tinh hoàn
Tiền sử phẫu thuật vùng bìu
Tiền sử mắc bệnh mạn tính
Hỏi về hiện tại:
Chiều cao, cân nặng, số đo vòng bụng
Lối sống:
+ Hút thuốc lá: có/không
+ Tập thể dục: số lần tập thể dục/tuần, thời gian tập 1 lần
+ Ăn đồ rán (chiên) : số lần ăn/tuần
Các loại thuốc hiện đang sử dụng.
Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ.
2.3.2. Lập phiếu:
Lập phiếu hỏi bệnh (xem phần phụ lục)

Phiếu gồm hai phần chính: bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp và trả lời
đầy đủ các câu hỏi trong tiền sử, thói quen sinh hoạt, đo chiều cao, cân nặng
và số đo vòng bụng. Sau đó bệnh nhân được hướng dẫn cẩn thận cách lấy
mẫu tinh dịch và kết quả xét nghiệm tinh dịch được ghi lại đầy đủ trong mẫu
phiếu.
2.3.3. Xét nghiệm tinh dịch đồ
2.3.3.1. Kỹ thuật lấy mẫu
 Chuẩn bị lấy mẫu:
- Bệnh nhân phải kiêng giao hợp từ 3-5 ngày.
- Tại thời điểm làm xét nghiệm bệnh nhân không sốt, không dùng thuốc, không
uống rượu.
- Lấy mẫu tại phòng xét nghiệm để hạn chế sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của
tinh dịch và để theo dõi sự ly giải. Trường hợp những người lấy mẫu tại nhà


25

hoặc nơi khác, cần giữ mẫu bằng nhiệt độ cơ thể và chuyển ngay đến phòng
xét nghiệm không quá 30 phút.
- Bệnh nhân nắm rõ thông tin về cách lấy mẫu như phải thu thập toàn bộ mẫu.
- Ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân trên bảng kết quả: họ, tên, năm sinh, thời gian
lúc nhận mẫu, và bắt đầu thực hiện xét nghiệm.
- Lọ đựng tinh dịch phải sạch, trên thành lọ đựng mẫu có ghi tên, tuổi bệnh
nhân, ngày giờ lấy mẫu. Lọ có miệng rộng để dễ thu thập tinh dịch, tránh rơi
vãi ra ngoài, lọ làm bằng loại nhựa đặc biệt không ảnh hưởng đến tinh trùng.
- Tất cả lọ đựng mẫu, pipette, pipette tip dùng để đựng và trộn mẫu đều phải
sạch.
 Cách lấy mẫu:
- Bệnh nhân đi tiểu thật sạch trước khi lấy mẫu.
- Tinh dịch được lấy bằng tay như thủ dâm và xuất tinh trực tiếp vào lọ đựng

mẫu.
2.3.3.2. Đánh giá các thông số tinh dịch đồ.
Tiến hành các bước thường quy để phân tích, xác định các thông số của
mẫu: thể tích, sự ly giải, độ nhớt, mật độ, độ di động, hình thái… đang được
áp dụng tại TT HTSS & CNMG, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
 Khảo sát đại thể:
- Xác định màu sắc tinh dịch bằng mắt thường: bình thường mẫu tinh dịch đồng
nhất, màu trắng sữa.
- Đo thể tích bằng cốc đong có chia thể tích (ml).
- Xác định độ quánh tinh dịch bằng cách dùng Pasteur pipette, hút nhẹ tinh dịch
vào một Pasteur pipette 5ml, sau đó để cho chảy tự do và ghi nhận độ kéo dài
của giọt tinh dịch. Bình thường độ kéo dài của tinh dịch <2 cm.
- Đo độ pH tinh dịch: đo bằng giấy quỳ, loại giấy đo được trong khoảng 6,0 –
10,0. Nhỏ 10μl tinh dịch lên giấy đo pH, sau 30 giây quan sát sự thay đổi
màu. So sánh này với bảng màu mẫu để đọc độ pH.
- Xác định độ ly giải tinh dịch (độ hóa lỏng) bằng mắt thường. Bình thường
mẫu tinh dịch ly giải hoàn toàn trong khoảng 30 phút khi xuất tinh ở nhiệt độ
37⁰ C. Bất thường khi sự ly giải hoàn toàn không xảy ra trong vòng 60 phút.


×