Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của bài THUỐC “bổâm ÍCH KHÍ TIỄN”TRÊN BỆNH NHÂN hạ TRĨ THỂ KHÍ HUYẾT hư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.94 KB, 80 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TH THANH HNG

ĐáNH GIá TáC DụNG CủA BàI THUốC Bổ ÂM íCH
KHí TIễN
TRÊN BệNH NHÂN Hạ TRĩ THể KHí HUYếT HƯ
Chuyờn ngnh: Y hc c truyn
Ma sụ: 8720115

CNG LUN VN THC S Y HC

NGI HNG DN KHOA HC:
TS. Nguyn Th Thanh Tỳ

H NI 2019


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALT
AST
C
NC
S
T
VAS


YHCT
YHHĐ

Alanin amino transferase
Aspartat amino transferase
Chứng
Nghiên cứu
Sau
Trước
Visual Analog Scale
Y học cổ truyền
Y học hiện đại

MỤC LỤC


PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ là hiện tượng các mạch máu vùng hậu môn căng to, dễ chảy
máu và là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý hậu môn trực tràng [1],[2],

[3]. Năm 2008 – 2009, trong chương trình chăm sóc sức khỏe toàn quốc ở Áo
để sàng lọc ung thư đại trực tràng tại bốn tổ chức y tế, bệnh trĩ chiếm 38,93%
trong số 976 người tham gia [4]. Ở Mỹ, bệnh trĩ chiếm khoảng 5% dân số và
gần 50% dân số trên 50 tuổi [5]. Theo thống kê tại phòng khám hậu môn trực
tràng của khoa phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức, bệnh trĩ chiếm tỷ lệ
45% số bệnh nhân đến khám về hậu môn trực tràng [6]. Điều tra dịch tễ học
của Nguyễn Mạnh Nhâm và cộng sự ở 5 tỉnh miền Bắc phát hiện được
1446/2651 người dân mắc bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 55% [7].
Theo y học hiện đại (YHHĐ), việc chẩn đoán xác định bệnh trĩ dựa vào
nội soi hậu môn trực tràng. Điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa, thủ thuật, phẫu
thuật. Chỉ định nội khoa, thủ thuật áp dụng cho trĩ nội độ I, II, trĩ không có
biến chứng; chỉ định phẫu thuật chỉ áp dụng cho trĩ nội độ III, IV, trĩ có huyết
khối, trĩ vòng sa và trĩ xuất huyết trầm trọng [1],[8]. Theo y học cổ truyền
(YHCT), bệnh trĩ có bệnh danh là Hạ trĩ và là một trong những bệnh thường
gặp trong các bệnh ngoại khoa của YHCT. Điều trị bệnh trĩ theo YHCT rất đa
dạng: các phương pháp dùng thuốc (thuốc uống, thuốc ngâm, thuốc đắp,
thuốc bôi) và phương pháp không dùng thuốc như châm cứu.
Bài thuốc “Bổ âm ích khí tiễn” của Trương Trọng Cảnh là bài thuốc cổ
phương được Khang Tỏa Bân ghi chép trong cuốn “Cảnh nhạc y phương tinh
yếu” [9]. Bài thuốc có tác dụng bổ trung ích âm, thăng dương cử hãm và được


7

sử dụng nhiều trên lâm sàng trong điều trị Hạ trĩ thể khí huyết hư. Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá tác dụng về bài thuốc này. Vì vậy,
chúng tôi nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tác dụng của bài thuốc Bổ âm ích khí tiễn trên bệnh nhân hạ

trĩ thể khí huyết hư.

2.

Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc Bổ âm ích khí tiễn
trên lâm sàng và cận lâm sàng.


8

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh trĩ theo y học hiện đại
1.1.1. Giải phẫu và sinh lý ống hậu môn
1.1.1.1. Giải phẫu ống hậu môn
Ống hậu môn bắt đầu ở nơi bóng trực tràng đột ngột hẹp lại, chạy xuống
dưới và ra sau tới hậu môn, dài khoảng 4cm ở người trưởng thành, thành
trước hơi ngắn hơn thành sau. Ở sau ống hậu môn là một khối mô xơ – cơ, gọi
là thể hậu môn – cụt (ngăn cách với đỉnh xương cụt); ở phía trước, được thể
đáy chậu ngăn cách với niệu đạo màng và hành dương vật hoặc với phần dưới
âm đạo; ở hai bên là các hố ngồi – trực tràng. Trên toàn bộ chiều dài, ống hậu
môn được vây quanh bởi các cơ thắt, giữ ở trạng thái đóng, trừ khi tiết phân.
Hệ cơ hậu môn: thành hậu môn được vây quanh bởi cơ thắt hậu môn
trong và cơ thắt hậu môn ngoài. Cơ thắt hậu môn trong là một ống cơ trơn
vòng dày 5 – 8mm bao quanh ¾ trên của ống hậu môn, từ đường tiếp nối hậu
môn – trực tràng tới đường trắng. Cơ thắt hậu môn ngoài là một ống cơ vân
nằm nông hơn cơ thắt hậu môn trong và bao quanh toàn bộ ống hậu môn. Ống
hậu môn được chia thành ba phần, tính từ trên xuống, là phần sâu, phần nông
và phần dưới da. Phần dưới da bao quanh đầu dưới ống hậu môn, ở dưới bờ
dưới cơ thắt trong, hai phần kia bao quanh cơ thắt trong.



9

Hình 1.1 Giải phẫu ống hậu môn [10]
Lớp niêm mạc hậu môn: lòng ống hậu môn được phủ bởi lớp biểu mô có
3 lớp từ trong ra ngoài, bắt đầu bằng lớp tế bào trụ đơn tiếp đến biểu mô
vuông tầng, lát tầng và kết thúc là biểu mô giả da ở đoạn cuối cùng của ống
hậu môn. Bên cạnh sự chuyển tiếp cấu trúc là sự thay đổi về chức năng - sinh
lý quan trọng trong lòng ống hậu môn [11].
Động mạch vùng hậu môn – trực tràng:
- Động mạch trực tràng trên (động mạch trĩ trên): là nhánh tận của động
mạch mạc treo tràng dưới [12].
- Động mạch trực tràng giữa (động mạch trĩ giữa): động mạch trực tràng
giữa bên phải và bên trái xuất phát từ động mạch hạ vị, cấp máu cho phần
dưới bóng trực tràng và phần trên của ống hậu môn [13],[14].
- Động mạch trực tràng dưới (động mạch trĩ dưới): động mạch trực
tràng dưới bên phải và bên trái xuất phát từ động mạch thẹn trong cấp máu
cho hệ thống cơ thắt, các nhánh tận cấp máu cho 1/3 dưới hậu môn và vùng
da hậu môn.
Tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng:
- Đám rối tĩnh mạch trĩ trong: máu từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong được
dẫn về tĩnh mạch trực tràng trên, đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng dưới (hệ
cửa). Khi đám rối tĩnh mạch trĩ trong giãn tạo nên trĩ nội.


10

- Đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài: máu từ đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài đổ vào
tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới rồi đổ vào tĩnh mạch hạ vị (hệ chủ). Đám

rối tĩnh mạch trĩ ngoài giãn, tạo ra trĩ ngoại. Hai đám rối này được phân cách
nhau bởi dây chằng Parks, khi dây chằng thoái hóa mất độ bền chắc, hai đám
rối sát liền nhau, trĩ nội mất liên kết với trĩ ngoại tạo nên trĩ hỗn hợp. Khi trĩ
hỗn hợp to ra, không nằm riêng rẽ, liên kết nhau tạo thành trĩ vòng [15].
Các nối thông động - tĩnh mạch: Durett cho thấy có sự thông thương
giữa động - tĩnh mạch ở lớp dưới niêm mạc của ống hậu môn và máu ở trĩ là
máu động mạch nên tác giả đưa ra lý thuyết thông động tĩnh mạch góp phần
gây bệnh.
Thần kinh vùng hậu môn – trực tràng: hậu môn trực tràng được chi phối
bởi thần kinh sống và thần kinh thực vật [14]. Hoạt động bài tiết phân tự chủ
thông qua sự chi phối của hai hệ thần kinh này.
- Thần kinh sống: hệ thần kinh sống có dây thần kinh hậu môn, tách từ
dây cùng III và dây cùng IV. Dây thần kinh hậu môn vận động cơ thắt hậu
môn và cảm giác quanh lỗ hậu môn, phẫu thuật làm tổn thương dây thần kinh
hậu môn sẽ mất tự chủ khi đại tiện.
- Thần kinh thực vật: hệ thần kinh thực vật có các sợi thần kinh tách từ
đám rối hạ vị. Các dây giao cảm từ các hạch giao cảm thắt lưng. Các sợi phó
giao cảm xuất phát từ hai nguồn: các sợi tận cùng của dây thần kinh X đi qua
đám rối mạc treo tràng dưới, qua dây cùng trước và dây hạ vị đi xuống (các
nhánh này vận động và chỉ huy việc tiết dịch trực tràng); các dây cùng tách ra
từ đoạn cùng của tủy sống và mượn đường đi của rễ trước thần kinh cùng II,
III, IV tới đám rối hạ vị chi phối cho các cơ quan niệu đạo – sinh dục (điều
này giải thích cho các rối loạn tiểu tiện ở các bệnh nhân có phẫu thuật ở vùng
hậu môn trực tràng do sự chi phối của thần kinh thực vật) [16],[17].


11

1.1.1.2. Sinh lý hậu môn
Sự tự chủ hậu môn: khả năng tự chủ của hậu môn tùy thuộc vào một

chuỗi quá trình phức tạp, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiện nay với những
hiểu biết về sinh bệnh học bệnh trĩ, các nhà hậu môn học công nhận đám rối
tĩnh mạch trĩ là trạng thái sinh lý bình thường, tạo nên lớp đệm ở ống hậu
môn, giúp kiểm soát sự tự chủ của đại tiện [18],[19].
Khi phân xuống trực tràng làm tăng áp lực trong bóng trực tràng và kích
thích các bộ phận nhận cảm áp lực, từ đó gây ra các phản xạ giúp hậu môn tự
chủ (phản xạ ức chế và phản xạ bảo vệ).
Cơ chế đại tiện: ống hậu môn với chức năng sinh lý chính là đào thải
phân bằng động tác đại tiện. Hoạt động sinh lý bình thường của ống hậu môn
hoàn toàn tự chủ [20],[21]. Khi muốn đi đại tiện thì cơ thể phải hủy bỏ cơ chế
giữ phân, phân xuống đến trực tràng áp lực trong bóng trực tràng đến ngưỡng
(45mmHg) thì có cảm giác buồn đại tiện: phản xạ ức chế cơ thắt ngoài và bó mu
trực tràng xuất hiện, làm hai cơ này giãn ra, kết hợp với tư thế ngồi gấp đùi 90 0
sẽ làm mất góc hậu môn - trực tràng; động tác rặn làm tăng áp lực trong ổ bụng
đẩy phân xuống, lúc này hiệu ứng van không còn, áp lực trực tràng tăng cao
vượt quá sức cản của ống hậu môn, phân được tống ra ngoài [22].
1.1.2. Khái niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ
1.2.2.1. Khái niệm
- Kết quả các công trình nghiên cứu về mạch máu và mô học cho thấy trĩ
là một cấu trúc mạng mạch bình thường được nhiều tác giả công nhận [23],
[24]. Trong điều kiện bệnh lý nào đó, một động mạch bị tắc nghẽn thì mạng
mạch sẽ đóng vai trò bù trừ mà bình thường tầm quan trọng của nó ít được
biết đến. Khi mất khả năng bù trừ sẽ nảy sinh ra bệnh trĩ và xuất hiện triệu
chứng chảy máu gặp trong bệnh trĩ [14].


12

- Trĩ nội là những búi giãn của các nhánh của tĩnh mạch trực tràng trên
được bọc bởi niêm mạc. Các nhánh của tĩnh mạch trực tràng trên nằm trong

các cột hậu môn ở các vị trí 5, 7 và 11giờ rất hay bị giãn. Búi giãn có thể chỉ
nằm trong ống hậu môn, nhô ra khỏi ống hậu môn lúc đi ngoài rồi trở lại,
hoặc nhô ra khỏi ống hậu môn mà không co trở lại được [11].
- Trĩ ngoại là những búi giãn của các nhánh của tĩnh mạch trực tràng dưới
khi chúng từ bờ hậu môn chạy sang bên. Chúng được phủ bởi da [11].
- Hai đám rối tĩnh mạch trĩ trong và trĩ ngoài được phân cách nhau bởi
dây chằng Parks, khi dây chằng thoái hóa mất độ bền chắc, hai đám rối sát
liền nhau, trĩ nội sẽ mất liên kết với trĩ ngoại tạo nên trĩ hỗn hợp. Khi trĩ hỗn
hợp to ra, không nằm riêng rẽ, liên kết nhau tạo thành trĩ vòng [15].
1.1.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh trĩ chưa được xác định một cách rõ ràng. Nguyên
nhân này thường do táo bón và thói quen đại tiện không bình thường. Điểm
không bình thường sinh lý được chứng minh nhất quán nhất là tăng áp lực hậu
môn tối đa lúc nghỉ. Nhưng nhiều chứng cứ khác lại chỉ ra, bất thường sinh lý đó
chỉ là một hiện tượng thứ phát hơn là nguyên nhân của bệnh trĩ. Trong số nhiều
phương diện chưa được khám phá, phải kể tới những vấn đề sau: chức năng của
các cơ dọc của thành ruột có liên quan tới bệnh trĩ, mô tả và tính đáp ứng dược
lý học của các cơ dưới biểu mô hậu môn và vai trò lâm sàng của các tác nhân
dược lý đặc biệt có khả năng làm đảo ngược một số những biến đổi sinh lý đã
được quan sát [24].
Đa số các tác giả cho rằng bệnh trĩ xuất hiện trên những cơ địa đặc biệt (di
truyền), do những yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh gây ra như:
- Tuổi: tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh.
- Giới: ở Việt Nam, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam.
- Yếu tố nòi giống (người Do Thái bị trĩ nhiều hơn).


13

- Yếu tố nghề nghiệp (đứng, ngồi lâu...).

- Yếu tố tâm sinh lý: bực bội, buồn vui quá mức, lao động trí óc căng
thẳng...
- Rối loạn lưu thông ruột.
- Các bệnh của hậu môn, trực tràng: viêm đại tràng mạn, viêm loét đại
trực tràng chảy máu, u hậu môn trực tràng và tiểu khung…
- Thai kỳ: trĩ thường gặp ở phụ nữ mang thai, sau mỗi lần mang thai, trĩ
đều nặng hơn [23],[25].
1.1.2.3. Cơ chế bệnh sinh
Hiện nay có hai thuyết về nguồn gốc phát sinh bệnh trĩ được nhiều người
chấp nhận: thuyết cơ học và thuyết huyết động [26],[27].
Thuyết cơ học: trĩ nội được giữ đúng vị trí nhờ các dải xơ cơ có tính
đàn hồi. Khi có hiện tượng thoái hóa keo (hiện tượng thoái hóa này bắt đầu
từ độ tuổi 20, bởi vậy bệnh trĩ ít thấy ở trẻ em) thì các dải này nhẽo, đứt
hoặc tình trạng các mô lỏng lẻo. Thành tĩnh mạch không được các tổ chức
bao quanh nâng đỡ sinh ra trĩ, áp lực trong các khoang bụng tăng lên thì
các búi trĩ nội phồng to, bị đẩy ra ngoài hậu môn. Lúc đầu trĩ còn nằm
trong lòng hậu môn nhưng khi các dải treo đứt hẳn, trĩ sa ra ngoài và thường
xuyên nằm ngoài ống hậu môn [28].
Thuyết huyết động: được mô tả theo các nghiên cứu mô học và quan sát
trên kính hiển vi điện tử, thuyết này liên quan đến cả tuần hoàn động - tĩnh
mạch. Vi tuần hoàn của ống hậu môn chứa các Shunt động - tĩnh mạch có khả
năng phản ứng với các kích thích nội tiết hoặc sinh lý thần kinh. Các Shunt
động - tĩnh mạch ở tuần hoàn nông dưới niêm mạc đóng lại khi nghỉ ngơi, cho
phép sự trao đổi máu trong mô. Khi chúng giãn ra đột ngột dưới tác động của
các kích thích làm gia tăng lượng máu trong động tĩnh mạch trĩ, kết quả là mô
không được nuôi dưỡng. Hiện tượng này kèm theo sự co thắt mạch và làm gia


14


tăng áp lực đột ngột, giãn đám rối tĩnh mạch trĩ. Điều này giải thích tại sao
chảy máu trong bệnh trĩ là máu đỏ tươi: do đám rối tĩnh mạch trĩ giãn ra và
chứa đầy máu động mạch. Các triệu chứng lâm sàng có thể nặng lên do viêm
nhiễm và huyết khối, khi dòng máu tĩnh mạch bị tắc nghẽn bởi gắng sức, táo bón,
trĩ sa [29],[30].
1.1.3. Chẩn đoán bệnh trĩ
Bệnh trĩ lúc mới xuất hiện thường biểu hiện không rõ ràng, chẩn đoán
xác định dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng [1].
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Biểu hiện lâm sàng: gồm 5 triệu chứng hay gặp nhất [31].
+ Đại tiện ra máu tươi: là triệu chứng sớm và hay gặp nhất, thường biểu
hiện ở các mức độ khác nhau như thành tia, nhỏ giọt hoặc dính vào giấy vệ
sinh. Mất máu kéo dài gây tình trạng thiếu máu mạn tính.
+ Sa trĩ: sa từng búi hoặc cả vòng trĩ, búi trĩ sa nặng hay nhẹ tùy theo
mức độ, có thể tự co lên hoặc phải dùng tay đẩy vào, có khi sa tụt hẳn ra
ngoài lỗ hậu môn.
+ Đau: trĩ bình thường không gây đau trừ khi có biến chứng huyết khối,
viêm nhiễm hoặc kèm theo các bệnh khác (nứt kẽ hậu môn).
+ Ngứa: thường gặp, gây trày xước và chảy máu.
+ Chảy dịch: trong bệnh trĩ chất tiết là kết quả của quá trình viêm gồm chất
lỏng hoặc chất nhày. Bệnh nhân cảm thấy ẩm ướt ở bờ hậu môn hoặc chất tiết
làm bẩn quần lót. Chất tiết có thể gây ngứa và làm chảy máu do gãi.
- Thăm hậu môn - trực tràng là động tác thăm khám bắt buộc đối với
bệnh nhân trĩ. Khi không có biến chứng, búi trĩ mềm khó phát hiện. Thăm
trực tràng bằng ngón tay để kiểm tra khả năng co thắt của cơ thắt vòng hậu
môn, xác định tổn thương của búi trĩ, xác định tổn thương đi cùng với bệnh trĩ
như áp xe, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, ung thư hậu môn - trực tràng...


15


- Thăm khám:
+ Nhìn thấy trĩ ngoại, trĩ sa hỗn hợp (thì thấy niêm mạc hậu môn).
+ Trĩ độ 2: có khi nhìn thấy rìa hậu môn hơi phồng lên ở vị trí búi trĩ (trĩ
ngoại), banh 2 mông và bảo bệnh nhân rặn mạnh, búi trĩ lòi ra ngoài, thôi rặn thì
búi trĩ tụt vào.
+ Trĩ độ 3: búi trĩ nhìn thấy ngay, ở ngoài phủ bởi niêm mạc, có thể phần trĩ
ngoại phủ bởi da phồng lên, rãnh liên trĩ lúc này còn rõ.
+ Trĩ độ 4: cả trĩ nội và ngoại cùng to lên, phần trĩ nội to hơn, bị sừng hóa
nhiều hay ít.
1.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Nội soi trực tràng để đánh giá tổn thương của bệnh trĩ, phân độ trĩ nội và
đánh giá tổn thương khác như nứt kẽ, polyp trực tràng, viêm loét trực tràng và
đặc biệt là phát hiện ra ung thư trực tràng về đại thể. Những tổn thương viêm
loét, ung thư trực tràng dễ nhầm với bệnh trĩ do đều có biểu hiện đại tiện ra
máu [32].
1.1.3.3. Phân độ trĩ nội
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng phân loại như sau:
+ Độ 1: Các tĩnh mạch giãn cương tụ, đội niêm mạc phồng lên trong
lòng trực tràng, khi rặn không lòi ra ngoài.
+ Độ 2: Các tĩnh mạch trĩ giãn nhiều hơn và tạo thành các búi rõ rệt. Khi
rặn, các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và tự co lên được.
+ Độ 3: Khi rặn nhẹ, các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, không tự co lên
được, phải đẩy lên.
+ Độ 4: Búi trĩ to, luôn sa ra ngoài hậu môn, không đẩy lên được [1].
1.1.4. Các phương pháp điều trị
- Nguyên tắc:
+ Ưu tiên điều trị bằng các phương pháp bảo tồn, chỉ khi điều trị các
phương pháp bảo tồn không hiệu quả hoặc trĩ có biến chứng hoặc kèm theo
các bệnh khác mới chỉ định phẫu thuật.



16

+ Loại bỏ yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ [23],[8].
- Mục tiêu chính: giảm các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng
sống cho bệnh nhân.
1.1.4.1. Điều trị nội khoa
Là sự lựa chọn ban đầu trong điều trị trĩ, gồm hai nội dung chính:
- Ngăn chặn yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ:
+ Chế độ ăn uống: chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nước đều đặn, tránh
dùng các thức ăn, đồ uống gây táo bón, kích thích.
+ Chế độ sinh hoạt: đại tiện ngày 1 - 2 lần, tập thói quen đi đại tiện đúng
giờ, không đi đại tiện khi chưa mót rặn, vệ sinh hậu môn bằng nước ấm (sau khi
đi ngoài và ngâm hậu môn vào nước ấm 10 - 15 phút, ngày 2 - 3 lần). Làm việc
vừa sức, tránh những công việc nặng nhọc, đòi hỏi gắng sức nhiều, tránh
những công việc đứng lâu, ngồi lâu làm tăng áp lực ổ bụng. Tránh thức khuya,
tránh căng thẳng thần kinh.
- Dùng thuốc:
+ Thuốc điều trị các rối loạn đại tiện: táo bón, ỉa chảy dùng các thuốc
chống co thắt, kháng sinh hoặc điều chỉnh rối loạn ruột bằng Debridat…
+ Thuốc có tác dụng làm tăng sức bền của tĩnh mạch bằng đường uống
như: Daflon, vitamin PP, Ginkoproto, Ginko Fort, Cyclo 3 fort…
+ Thuốc đặt tại chỗ làm giảm áp lực hậu môn như Protolog [33].
+ Thuốc bôi giảm đau, chống nóng rát như Preparation H,...
+ Thuốc chống nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh.
+ Thuốc chống phù nề: dùng alpha chymotrypsin hoặc Amitase.
Điều trị nội khoa có tác dụng tốt với trĩ nội độ I, II. Điều trị nội khoa
phối hợp trong các đợt trĩ cấp, độ III, IV để làm giảm các triệu chứng, chuẩn
bị tốt cho điều trị với các thủ thuật [23].

1.1.4.2. Điều trị bằng thủ thuật
Điều trị bằng thủ thuật bao gồm: tiêm xơ búi trĩ, thắt trĩ bằng vòng cao
su, nong hậu môn, quang đông hồng ngoại. Chỉ định trong điều trị trĩ nội độ I,


17

II, III chảy máu [34],[35]. Chống chỉ định trong điều trị trĩ nội độ III, độ IV, tụ
máu, nhồi máu lớn, viêm nhiễm, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại [36].
1.1.4.3. Điều trị phẫu thuật
Điều trị trĩ bằng phẫu thuật là phương pháp điều trị tiệt căn nhất, bao
gồm phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ (phẫu thuật Milligan – Morgan, phẫu thuật
Whitehead, phẫu thuật Toupet. A, phẫu thuật Parks, phẫu thuật Ferguson,.. )
và phẫu thuật không cắt búi trĩ mà chỉ triệt mạch nuôi trĩ (phẫu thuật
Longo, thắt động mạch trĩ dưới hướng dẫn của Doppler) [34],[37],[38].
Nhược điểm của phẫu thuật là gây đau, can thiệp vào giải phẫu học bình
thường và kèm theo nguy cơ biến chứng. Do vậy, chỉ lựa chọn phẫu thuật
trong các trường hợp sau: trĩ nội độ III, trĩ độ IV, trĩ vòng sa, trĩ lớn bị sa,
trĩ có huyết khối hoặc chảy máu đáng kể, hoặc khi tất cả các phương pháp
điều trị khác thất bại [39],[40].
1.2. Quan niệm của y học cổ truyền về bệnh trĩ
1.2.1. Bệnh danh và phân loại
- Ngoại khoa Đại thành (Kỳ khôn đời Thanh) chia bệnh trĩ làm 24 loại:
tạng ung trĩ, tỏa giang trĩ, phiền hoa trĩ, liên hoa trĩ, trùng điệp trĩ, nội ngoại
trĩ, huyền đởm trĩ, nội trĩ, huyết tiễn trĩ, khí trãng trĩ, diên giang trĩ, dương
mai trĩ, tử mẫu trĩ, thư hùng trĩ, lăng giác trĩ, bồ đào trĩ, hạnh đào trĩ, thạch
lựu trĩ, anh đào trĩ, ngưu nãi trĩ, kê quán trĩ, xuyên trường trĩ, kê tầm trĩ, thử
vỹ trĩ [41].
- Danh y Tuệ Tĩnh phân chia bệnh trĩ làm 5 loại: trĩ ngoại, trĩ nội, thử trĩ,
nung sang, trùng trĩ [42].

- Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác chia bệnh trĩ thành 5 loại: mẫu trĩ, tẫn trĩ,
khí trĩ, tửu trĩ, huyết trĩ [43],[44].
Hiện nay, đa phần các tài liệu giảng về YHCT đều chia bệnh trĩ thành 3 thể:
thể huyết ứ, thể thấp nhiệt, thể khí huyết đều hư [45],[8].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh


18

1.2.2.1. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh trĩ
- Trong “Hoàng đế nội kinh”, Bạch Thoại Tố vấn đã ghi chép nguyên
nhân sinh ra bệnh trĩ là do “cân mạch hoành giải trường tích thành trĩ”
(nguyên nhân sinh ra trĩ là do cân mạch bị giãn rộng) [46]. Ngoài ra, bệnh trĩ
phát sinh còn do âm dương khí huyết không điều hòa, bên ngoài lục dâm, bên
trong thất tình gây nên [47].
- Trong “Trung y ngoại khoa học giảng nghĩa” tóm tắt có các nguyên
nhân sau:
+ Do ăn uống: ăn quá nóng, ăn quá cay, ăn đồ sống lạnh, ăn béo ngậy,
uống nhiều rượu, no đói thất thường.
+ Do chế độ sinh hoạt: đứng lâu, ngồi lâu, vác nặng đi xa, phòng sự quá độ.
+ Do nguyên nhân khác: ỉa chảy mạn, táo bón kéo dài, thể chất quá suy
yếu, mang thai nhiều lần.
+ Sau mắc các bệnh làm rối loạn chức năng của các tạng phủ như can,
tâm, tỳ, thận (can khắc tỳ, can tâm thận âm hư, tâm tỳ hư...) gây khí hư, huyết
ứ làm trung khí hư hạ hãm sinh ra bệnh trĩ.
- Trong YHCT của Trung Quốc đề cập đến nguyên nhân gây ra trĩ nội và
trĩ ngoại:
+ Nguyên nhân gây trĩ nội: ăn uống không điều độ, đứng ngồi lâu, vác
nặng đi xa, mang thai nhiều lần làm nội sinh táo nhiệt hạ xuống đại tràng,
kinh lạc bị giao cắt, tuần hoàn trở ngại, uất tích thành bệnh trĩ.

+ Nguyên nhân gây trĩ ngoại: thấp nhiệt hạ chú, đi lỵ nhiều lần hoặc nứt
hậu môn, độc tà xâm nhập, làm vận hành khí huyết bị trở ngại, kinh mạch bị
tắc gây nên; nhiệt làm tổn thương huyết lạc, ứ huyết gây nên [46].
1.2.2.2. Nguyên nhân gây chảy máu từ búi trĩ
- Hạ trĩ thể khí huyết hư, trong đó tỳ hư không thống nhiếp huyết gây
xuất huyết.


19

- Hạ trĩ thể huyết nhiệt và thấp nhiệt: do nhiệt bức huyết vong hành gây
xuất huyết.
- Hạ trĩ do sang thương: phân táo kết rắn nhiều gây xuất huyết [48].
1.2.3. Các phương pháp điều trị
1.2.3.1. Thuốc uống trong
- Điều trị theo thể bệnh: có 3 thể (huyết ứ, thấp nhiệt, khí huyết hư):
+ Hạ trĩ thể huyết ứ:
Triệu chứng: khi đại tiện có máu đỏ tươi kèm theo phân, lượng máu ít chỉ
thấm vào giấy vệ sinh hoặc tưới lên cục phân từng giọt, lượng máu có thể nhiều
như cắt tiết gà.
Pháp điều trị: lương huyết, chỉ huyết.
Phương dược: Hòe giác địa du hoàn, Lương huyết địa hoàng thang, Hòe
hoa tán [45],[49],[50].
+ Hạ trĩ thể thấp nhiệt:
Triệu chứng: vùng hậu môn đau, tiết nhiều dịch, trĩ sa ra ngoài không
đẩy vào được, có thể có điểm hoại tử trên bề mặt trĩ, đại tiện táo.
Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống.
Phương dược: Tần cửu phòng phong thang, Tần cửu bạch truật hoàn,
Chè trĩ số 9 của Viện YHCT Việt Nam [45],[51],[52].
+ Hạ trĩ thể khí huyết hư:

Triệu chứng: đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng nhợt,
rêu lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi, đoản hơi, mạch trầm tế.
Pháp điều trị: ích khí thăng đề, bổ huyết chỉ huyết.
Phương dược: Bổ trung ích khí thang [53],[54],[55], Tứ quân tử thang
gia vị [45], Bổ âm ích khí tiễn [9].
- Điều trị theo chứng trạng: Trung y điều trị bệnh trĩ chủ yếu theo các
chứng trạng:
+ Chống đau (chỉ thống): do phong, táo, thấp, nhiệt đều dùng bài “Chỉ
thống như thần thang”.


20

+ Cầm máu (chỉ huyết): bất kể máu chảy nhiều hay ít, chảy máu trước
phân hoặc sau phân, chảy máu này đều kết luận do huyết nhiệt gây nên và
dùng bài thuốc “Lương huyết địa hoàng thang”.
+ Chống sa trĩ: dùng bài “Bổ trung ích khí thang” [56].
1.2.3.2. Thuốc dùng ngoài
Dùng các bài thuốc ngâm rửa điều trị trĩ nội và ngoại: có thể dùng một
trong các bài thuốc sau:
- Bài 1: Kha tử 100g, Phèn phi 10g [57].
Cách sử dụng: cho 1 lít nước đun Kha tử sôi 15 phút, pha Phèn phi rồi
ngâm rửa.
- Bài 2: Hạt cau, Hoàng bá, Đảm phàn [58].
Cách sử dụng: tán bột, đóng gói 10g/gói, hãm thuốc vào nước sôi, để
nguội ngâm hậu môn 10 phút/ lần. Ngày ngâm 1-2 lần.
- Bài 3: Hoàng bá 12g, Ngũ bội tử 12g, Hoa kinh giới 12g, Phèn phi 12g.
Cách sử dụng: cho 1 lít nước đun còn 300ml, ngâm rửa sau đại tiện.
- Bài 4: Xuyên bối mẫu 10g, Ngũ bội tử 10g [50].
Nghiền bột bôi trĩ.

- Bài 5: Khô trĩ tán (Thạch tín chế 4g, Bạch phàn 80g, Khinh phấn 16g,
Thiềm tô 8g) [50].
Cách sử dụng: tán bột, vo viên bằng nước, đắp gián tiếp lên mụn trĩ qua lớp
vải màn. Ngày 3 lần.
1.2.3.3. Châm cứu
Theo thể bệnh:
- Thể huyết ứ: châm tả các huyệt Trường cường, Thứ liêu, Đại trường du,
Túc tam lý, Tam âm giao, Thừa sơn, Hợp cốc.
- Thể khí huyết hư: châm bổ các huyệt Trường cường, Túc tam lý, Tam âm
giao, Huyết hải, Tỳ du, Thận du [45].
1.3. Tình hình nghiên cứu điều trị bệnh trĩ


21

Sự kết hợp của nền YHCT sâu sắc và nền YHHĐ phát triển, bệnh trĩ
ngày càng được phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm. Bên cạnh đó, các công
trình nghiên cứu khoa học cũng đa dạng trên thế giới và ở Việt Nam:
Trên thế giới:
Năm 2015, Giannini I và cộng sự nghiên cứu 134 bệnh nhân trĩ cấp, chia
2 nhóm ngẫu nhiên: nhóm A 66 bệnh nhân điều trị với hỗn hợp diosmin,
troxerutin, youperidin và nhóm B 68 bệnh nhân điều trị bằng giả dược; đã
đưa ra kết luận: việc sử dụng hỗn hợp diosmin, troxerutin và youperidin là an
toàn và hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng của bệnh trĩ cấp tính, hơn thế
nữa ở bệnh nhân được điều trị có sự kiểm soát nhanh hơn và sự tồn tại của
phù và huyết khối thấp hơn [59].
Năm 2017, He YH và cộng sự nghiên cứu trên 3000 bệnh nhân mắc bệnh
trĩ hỗn hợp nhằm đánh giá sự an toàn và hiệu quả của quy trình Ruiyun đối
với bệnh trĩ (RPH) hoặc RPH với phẫu thuật cắt trĩ Milligan – Morgan đơn
giản (sMMH) trong điều trị bệnh trĩ hỗn hợp. Thiết kế nghiên cứu với 5 loại

phẫu thuật: RPH, MMH đơn độc, thủ thuật điều trị sa tử cung và trĩ (PPH)
một mình, RPH+sMMH, PPH+sMMH cho kết luận RPH có hoặc không có
MMH đơn giản có thể làm giảm tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật và cải thiện
hiệu quả chữa bệnh trong điều trị bệnh nhân mắc bệnh trĩ [60].

Ở Việt Nam:
Năm 1996, Hoàng Đình Lân nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Chè trĩ
trên bệnh nhân trĩ tiến triển so sánh với thuốc Ginkor, đã đưa ra kết luận:
thuốc YHCT có tác dụng rất tốt với các triệu chứng cơ năng (khỏi 90,56%) và
thực thể (khỏi 56,6%), tốt hơn thuốc Ginkor đặc biệt là triệu chứng cơ năng
tốt hơn hẳn, thuốc YHCT không có tác dụng phụ [61].


22

Năm 1999, Lê Lan Hương thông qua nghiên cứu đã kết luận: châm tê kết
hợp thuốc tê tại chỗ với công thức huyệt châm (Bát liêu xuyên Trường cường
và ụ ngồi xuyên Hội âm) để mổ trĩ độ III, IV có kết quả tốt so với gây tê tại
chỗ đơn thuần, kết quả châm tê kết hợp gây tê tại chỗ mổ thành công 88,9%
ca loại A so với gây tê đơn thuần chỉ đạt 62,3% ca loại A [62].
Năm 2000, Nguyễn Thị Cường nghiên cứu điều trị trên 68 bệnh nhân trĩ
nội bằng dòng điện một chiều trực tiếp cho kết quả tốt về tác dụng cầm máu ở
những BN trĩ nội độ I, II, III đang chảy máu; độ trĩ càng nhỏ thì tác dụng thu
nhỏ và làm biến mất búi trĩ của dòng điện một chiều càng cao [63].
Năm 2001, Nguyễn Tất Trung với nghiên cứu trên 141 bệnh nhân ở các
thể trĩ nội độ II xuất huyết, trĩ nội độ III và trĩ hỗn hợp nội ngoại đã kết luận
điều trị trĩ bằng thủ thuật thắt trĩ kết hợp tiêm khô trĩ B có kết quả tốt hơn và tỉ
lệ tái phát thấp hơn so với chỉ điều trị bằng thắt trĩ [64].
Cùng năm 2001, Tạ Văn Sang trong nghiên cứu 69 bệnh nhân có vết
thương hở sau mổ trĩ bằng kem Bạch đồng nữ đối chứng với Betadine

Oitment đã đưa ra kết luận: kem Bạch đồng nữ làm thời gian liền vết thương
hở sau mổ trĩ nhanh hơn, có tác dụng ức chế và diệt khuẩn tốt hơn Betadin
Oiment và không có tác dụng không mong muốn [65].
Năm 2002, Trần Văn Doanh đánh giá thuốc mỡ “Motris” (thành phần:
Xà sàng tử, Nghệ, Hoàng bá, tá dược: Sáp ong, Dầu mè) có tác dụng điều trị
tốt vết thương cho bệnh nhân sau mổ trĩ [66].
Năm 2004, Hà Thị Nga với nghiên cứu Bột ngâm trĩ (thành phần: Lá
móng, Binh Lang, Hoàng Bá) trong điều trị vết thương cho bệnh nhân sau
phẫu thuật trĩ có tác dụng tốt: chống chảy máu, chống rỉ ướt vết thương,
chống sưng nề vết thương, giảm đau, làm mọc tổ chức hạt, làm lành sẹo [67].
Năm 2005, Đỗ Quốc Hương thông qua nghiên cứu đánh giá tác dụng của
chè tan “TVS” kết hợp với thủ thuật thắt trĩ để điều trị trĩ nội II, III đã đưa ra


23

kết luận: chè tan “TVS” có tác dụng chống chảy máu, chống sưng nề, chống
rỉ ướt, giảm đau, chống táo bón, làm thời gian rụng trĩ rút ngắn, thời gian liền
sẹo nhanh ở BN trĩ nội II, III sau thắt trĩ [68].
Năm 2005, Nguyễn Thị Gái nghiên cứu thuốc “Chè tan thông u” với
nhóm đối chứng là Daflon đã đưa ra kết luận: 2 nhóm có tác dụng cầm máu
trong trĩ chảy máu tương đương nhau, trên bệnh nhân có trĩ nội độ I, III tắc
mạch Chè tan thông u có tác dụng giảm sưng nề và giảm đau hậu môn rất rõ
rệt đặc biệt là thể huyết ứ [69].
Năm 2005, Nguyễn Văn Hanh thông qua nghiên cứu đã đánh giá: thuốc
“Nang tiêu viêm” có tác dụng điều trị trĩ nội độ II, III đợt cấp (chảy máu, tắc
mạch) và tắc mạch trĩ ngoại; thời gian cầm máu tương đương Daflon, giảm
sưng nề và giảm đau đối với trĩ tắc mạch tốt hơn Daflon; có tác dụng thể
huyết ứ tốt hơn thể nhiệt độc [70].
Năm 2007, Trần Thị Thanh Hoa đánh giá điều trị bệnh trĩ bằng điện cao

tần (Máy ZZ II D) kết hợp chè trĩ số 9 cho kết quả tốt hơn điều trị bệnh trĩ
bằng điện cao tần (Máy ZZ II D) đơn thuần [52].
Năm 2009, Nguyễn Trung Học qua nghiên cứu so sánh kết quả điều trị
phẫu thuật bệnh trĩ theo hai phương pháp Longo và Milligan - Morgan tại
bệnh viện Việt Đức năm 2018 - 2019 đã rút ra một số kết luận: thời gian mổ
trung bình giữa hai nhóm không có sự khác biệt; mức độ đau sau mổ, thời
gian nằm viện, thời gian trở lại sinh hoạt bình thường, thời gian trở lại lao
động của nhóm dùng phương pháp Milligan - Morgan nhiều hơn; kinh phí
điều trị bằng phương pháp Milligan - Morgan cao hơn [71].
Năm 2009, Trần Thị Hồng Phương nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả
của chè tan Bổ trung ích khí gia vị điều trị trĩ nội chảy máu với nhóm chứng là
Daflon đã đưa ra kết luận: chè tan Bổ trung ích khí không có độc tính cấp và
không có độc tính bán trường diễn ở liều thông thường; thời gian cầm máu trung


24

bình tốt hơn nhóm chứng Daflon; tác dụng co nhỏ búi trĩ, chống viêm giảm rỉ
ướt hậu môn, giảm đau, giảm triệu chứng táo bón tốt nhất ở trĩ nội độ I, II [55].
Năm 2012, Nguyễn Mậu Thực đánh giá bài thuốc Điều vị thừa khí có
tác dụng nhuận tràng trên bệnh nhân sau mổ trĩ tương đương tác dụng của
thuốc Forlax [72].
Năm 2016, Nguyễn Thị Ánh Tuyết qua nghiên cứu, đánh giá tác dụng
của viên nang cứng Thiên hoàng sa điều trị BN trĩ nội độ I, II có chảy máu có
kết quả tốt trên một số triệu chứng điển hình: 100% bệnh nhân hết chảy máu,
100% bệnh nhân đỡ đau, 96,7% bệnh nhân hết táo bón [73].
1.4. Tổng quan về thuốc nghiên cứu
1.4.1. Bài thuốc Bổ âm ích khí tiễn
1.4.1.1. Xuất xứ, thành phần
- Xuất xứ: Bổ âm ích khí tiễn là bài thuốc cổ phương có trong cuốn sách

“Cảnh nhạc y phương tinh yếu” [9].
- Thành phần và liều lượng: Đảng sâm 12g, Hoài sơn 09g, Đương quy 09g,
Thục địa 16g, Sài hồ bắc 8g, Trần bì 04g, Thăng ma 12g, Cam thảo 03g.
1.4.1.2. Tác dụng
Bổ trung ích âm, thăng dương tán hàn.
1.4.1.3. Ứng dụng lâm sàng
- Chữa trung khí hao tổn, nguyên khí hao nhược dẫn đến tỳ hư hạ hãm
bất nhiếp huyết.
- Chữa hư lao thể khí âm lưỡng hư.
- Chữa thương hàn do chính khí hư (âm huyết hư) ghét nóng, ghét lạnh.
1.4.1.4. Tổng quan về các vị thuốc trong bài thuốc Bổ âm ích khí tiễn
- Đảng sâm:
+ Bộ phận dùng: rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đảng sâm (Codonopsis
pilosula (Franch.) Nannf.), họ Hoa chuông (Campanulaceae).


25

+ Tính vị: tính bình, vị ngọt.
+ Quy kinh: tỳ, phế.
+ Tác dụng: kiện tỳ khí, phế khí, dưỡng huyết, bổ trung ích khí.
+ Ứng dụng lâm sàng: chữa ho do phế khí hư nhược, chữa hen kéo dài do
thận hư không tàng khí, chữa cơ thể suy nhược do tỳ vị khí hư, bổ trung ích khí
chữa chứng sa (sa trực tràng, sa tử cung), chữa xanh xao do khí hư hoặc do khí
huyết lưỡng hư.
+ Liều lượng: 10 – 15g/ngày.
+ Kiêng kỵ: không dùng chung với Lê lô [74],[75].
- Hoài sơn:
+ Bộ phận dùng: rễ đã chế biến, phơi hay sấy khô của cây Củ mài, còn gọi
là Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), họ Củ nâu (Dioscoraceae).

+ Tính vị: tính bình, vị ngọt.
+ Quy kinh: tỳ, vị, phế, thận.
+ Tác dụng: bổ tỳ, dưỡng vị, bổ phế âm. Dược liệu sao cám: tăng tác
dụng kiện tỳ vị.
+ Ứng dụng lâm sàng: chữa ăn uống kém, ỉa chảy do tỳ vị hư nhược, bổ
phế do phế khí hư hoặc phế thận khí hư.
+ Liều lượng: 12 – 40g/ngày.
+ Kiêng kỵ: có thực tà thấp nhiệt thì không dùng [74],[75].
- Đương quy:
+ Bộ phận dùng: rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy (Angelica
sinensis (Oliv.) Diels.), họ Hoa tán (Apiacerae).
+ Tính vị: tính ấm, vị cay, ngọt.
+ Quy kinh: can, tâm, tỳ.


×