Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

ĐÁNH GIÁ TÍNH PHÙ hợp mô của STENT PHỦ THUỐC EVEROLIMUS TRONG bộ DỤNG cụ CAN THIỆP TIM MẠCH DO CÔNG TY TNHH MTV NHÀ máy UNITED HEALTHCARE CHẾ tạo TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.19 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐÀO THỊ TRANG

ĐÁNH GIÁ TÍNH PHÙ HỢP MÔ CỦA STENT PHỦ THUỐC
EVEROLIMUS TRONG BỘ DỤNG CỤ CAN THIỆP TIM MẠCH
DO CÔNG TY TNHH MTV NHÀ MÁY UNITED HEALTHCARE
CHẾ TẠO TRÊN THỰC NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011 - 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS.BS LÊ THỊ HỒNG NHUNG

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, ngoài sự
cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của
các thầy cô, anh chị, bạn bè, Nhà trường và những người thân trong gia đình.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tới Phòng đào tạo đại học, Bộ môn
Mô- Phôi trường Đại học Y Hà Nội đã nhận lời và tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi được tham gia làm khóa luận tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn sâu sắc đến ThS.BS
Lê Thị Hồng Nhung, giảng viên Bộ môn Mô –Phôi, trường Đại học Y Hà Nội


đã là người trực tiếp giao đề tài, tận tình hướng dẫn, sửa đổi bổ sung cho tôi
nhiều kiến thức chuyên ngành quý báu và tạo điện kiện thuận lợi nhất cho tôi
hoàn thành bản khóa luận.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô, các anh chị
trong bộ môn Mô – Phôi, trường đại học Y Hà Nội đã đóng góp nhiều ý kiến,
tạo điều kiện cho tôi học tập và tham gia nghiên cứu tại khoa.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị, bạn bè và
gia đình đã giúp đỡ tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đào Thị Trang.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Đánh giá tính phù hợp mô của
stent phủ thuốc everolimus trong bộ dụng cụ can thiệp tim mạch do công ty
TNHH MTV nhà máy UNITED HEALTHCARE chế tạo trên thực nghiệm”
là đề tài do bản thân tôi thực hiện. Các kết quả này trong khóa luận là hoàn
toàn trung thực, chưa từng được công bố ở bất kì một nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Đào Thị Trang.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1 Vật liệu sinh học......................................................................................3
1.1.1 Giới thiệu chung về vật liệu sinh học...............................................3
1.1.2 Các loại vật liệu sinh học.................................................................3
1.1.3 Yêu cầu của vật liệu sinh học...........................................................4
1.2 Tương hợp sinh học của vật liệu ghép....................................................5
1.3 Tính phù hợp mô.....................................................................................7
1.3.1 Đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vật liệu ghép..............................7
1.3.2 Quá trình phản ứng của cơ thể với vật liệu ghép.............................7
1.3.4 Kết quả của quá trình ghép...............................................................9
1.4 Stents trong điều trị các bệnh tim mạch...............................................10
1.4.1 Khái niệm:......................................................................................10
1.4.2 Sự phát triển của stent....................................................................10
1.5 Một số nghiên cứu trong nước và thế giới về stents trong can thiệp
tim mạch...............................................................................................14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............16
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu..........................................................16
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................16
2.1.2 Mẫu vật liệu thí nghiệm.................................................................16


2.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................17
2.3 Mô hình nghiên cứu..............................................................................17
2.4 Quy trình nghiên cứu.............................................................................18

2.4.1 Chuẩn bị dụng cụ...........................................................................18
2.4.2 Các bước tiến hành.........................................................................18
2.4.3 Kĩ thuật trong nghiên cứu...............................................................20
2.5 Địa điểm nghiên cứu.............................................................................20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................21
3.1 Kết quả thử nghiệm trên mô cơ thỏ.......................................................21
3.1.1 Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ của con vật sau cấy stent. . .21
3.1.2 Đánh giá về mặt đại thể vùng mô cơ thỏ sau cấy stent..................21
3.1.3 Đánh giá vi thể của mô cơ thỏ sau cấy ghép stent.........................23
3.2 Kết quả thử nghiệm trên động mạch chó..............................................26
3.2.1 Tình trạng toàn thân và tại chỗ ghép của con vật sau cấy stent 10 ngày..26
3.2.2 Hình ảnh đại thể động mạch chó sau đặt stent...............................27
3.2.3 Hình ảnh vi thể đoạn động mạch chó sau đặt stent........................29
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................32
4.1 Động vật thực nghiệm...........................................................................32
4.2 Vật liệu nghiên cứu...............................................................................34
4.3 Mô hình nghiên cứu..............................................................................35
4.4 Về kết quả nghiên cứu...........................................................................36
KẾT LUẬN....................................................................................................42
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ePTFE

Expanded

FDA


Polytetrafluoroethylene
Foot and Drug

HE
INH
ISO

Administration
Hematoxylin Eosin
Inhibility Neotimal
International

Tổ chức tiêu chuẩn hóa

Organization for

quốc tế

IVUS

Standardization
Intra Vascular Ultra

Siêu âm trong lòng

MHC

Sound
Major


mạch
Phức hợp hòa hợp mô

Histocompatibility

chính

Complex
Poly-l-lactic acid
Swedish Coronary

Trung tâm can thiệp

Angiography and

mạch vành Thụy Điển

Angioplasty Registry
Tumor Necrosis Factor
World Health

Yếu tố hoại tử u
Tổ chức Y tế Thế giới

PLLA
SCAAR

TNF
WHO


Organization

Cục quản lí thực phẩm
và dược phẩm Hoa Kỳ


DANH MỤC BẢN
Bảng 1.1 Các phép thử đánh giá ban đầu để xem xét khả năng tương hợp sinh
học của vật liệu..................................................................................6
Bảng 2.1 Phân nhóm động vật thực nghiệm...................................................16
YBảng 4.1 Theo Richard W. Bianco (2013) nghiên cứu bốn thuộc tính quan trọng
của hệ tim mạch giữa các loài động vật và người …………..........33

DANH MỤC HÌNH V


Hình 1.1 Stent không phủ thuốc......................................................................11
Hình 1.2 Stent phủ thuốc thế hệ thứ 1.............................................................12
Hình 1.3 Stent phủ thuốc thế hệ thứ 2............................................................13
Hình 2. 1 Mô hình nghiên cứu........................................................................17
Hình 2. 2 Các bước cấy stent vào cơ mông thỏ...............................................19
Hình 2. 3 Đặt stent thử nghiệm và stent chứng vào động mạch đùi chó.........19
Hình 3. 1 Vùng mô cơ thỏ sau cấy ghép 4 tuần..............................................21
Hình 3. 2 Mô cơ vùng đặt stent thử nghiệm của nhà máy...............................22
Hình 3. 3 Mô cơ vùng đặt stent đối chứng......................................................22
Hình 3. 4 Khối mô cơ thỏ (đã cố định) sau 4 tuần cấy stent phủ thuốc everolimus
(A) và stent thử nghiệm rút ra khỏi mô cơ sau cấy (B).....................23
Hình 3. 5 Mô cơ mông thỏ vùng cấy stent phủ everolimus thực nghiệm và
stent chứng - 4 tuần sau cấy..........................................................24
Hình 3. 6 Mô cơ mông thỏ vùng cấy stent phủ everolimus thực nghiệm và

stent chứng- 8 tuần sau cấy...........................................................24
Hình 3. 7 Mô cơ mông thỏ vùng cấy stent phủ everolimus thực nghiệm và
stent chứng- 8 tuần sau cấy...........................................................25
Hình 3. 8 Vùng chi chó sau đặt stent 10 ngày.................................................26
Hình 3. 9 Đoạn động mạch chó sau đặt stent 10 ngày....................................27
Hình 3. 10 Đoạn động mạch chứa stent đã cắt rời..........................................28
Hình 3. 11 Đoạn động mạch và stent sau đặt thử nghiệm 10 ngày.................28
Hình 3. 12 Mặt trong thành đoạn động mạch sau 10 ngày đặt stent ..............29
Hình 3. 13 Thành động mạch chó sau đặt stent thực nghiệm........................30
Hình 3. 14 Một số nơi stent ép sát màng ngăn chun trong .............................30
Hình 3. 15 Không thấy sự khác biệt cấu trúc vi thể giữa thành mạch đặt stent
chứng và stent thử nghiệm............................................................31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch trên thế giới
ngày càng gia tăng. Hiện nó vẫn là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng
đầu tại các nước phát triển và đang có xu hướng gia tăng ở các nước đang
phát triển [1]. Dù đã có nhiều phương pháp điều trị hữu hiệu nhưng tỉ lệ tử
vong do các bệnh tim mạch vẫn còn cao, đồng thời chi phí cho chăm sóc, điều
trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng đáng kể lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi
năm. Theo thống kê của WHO năm 2015 có đến 17,5 triệu người tử vong do
các bệnh liên quan đến tim mạch, chiếm 31% số tử vong chung trên toàn cầu.
Trong đó có khoảng 7,4 triệu người tử vong liên quan đến bệnh lí mạch vành
và 6,7 triệu người do đột qụy [2].
Cũng như các nước đang phát triển khác, tại Việt Nam tỉ lệ bệnh động mạch
vành tăng nhanh cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội đang trở thành một vấn
đề thời sự. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2014, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch chiếm

10,46% tổng số mắc bệnh trong cả nước, đứng thứ 2 chỉ sau các bệnh lí về hô
hấp, nhưng tỉ lệ tử vong đứng hàng đầu, chiếm 21,79% [3].
Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng tỉ lệ bệnh tật đó cũng là sự phát triển
của nền y học, của khoa học công nghệ nên ngày càng có nhiều phương pháp
chẩn đoán và điều trị mới trong lĩnh vực tim mạch, làm giảm gánh nặng bệnh
tật, giảm di chứng và tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân. Trong các phương pháp
điều trị bệnh động mạch vành thì can thiệp động mạch vành qua da là một kỹ
thuật mới. Mang lại hiệu quả điều trị cao mà không cần mở lồng ngực nhờ các
thiết bị chuyên môn hiện đại. Tại Việt Nam mỗi năm có hàng ngàn trường hợp
sử dụng kỹ thuật can thiệp tim mạch. Tuy nhiên bộ dụng cụ can thiệp tim
mạch thường phải nhập từ nước ngoài với giá thành rất cao. Chính vì vậy,
việc hạ thấp giá thành sản phẩm mà vẫn đạt được chất lượng hiệu quả tốt
trong điều trị là một nhu cầu cấp bách, yêu cầu Nhà nước phải đẩy mạnh


2

nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm vật liệu sinh học thay thế nội địa: stent
mạch máu, van tim nhân tạo, bóng nong mạch…
Nhằm từng bước nội địa hóa các sản phẩm trong nước theo tinh thần
chung của chính phủ, CÔNG TY TNHH MTV NHÀ MÁY UNITED
HEALTHCARE phối hợp với các công ty nước ngoài đã chế tạo và đóng gói
bộ dụng cụ can thiệp tim mạch gồm một số loại stent và bóng nong mạch.
Trước khi đưa vào ứng dụng trên lâm sàng, căn cứ vào tiêu chuẩn cơ sở và
thời gian lưu lại trong cơ thể của các thiết bị, chúng ta phải tiến hành nghiên
cứu đánh giá tính phù hợp mô và khả năng tương hợp sinh học của các sản
phẩm nói trên để đảm bảo độ an toàn của vật liệu khi đưa vào cơ thể con
người bằng các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật [4]
Vì vậy, trong quy mô đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Đánh
giá tính phù hợp mô của stent phủ thuốc everolimus tronng bộ dụng cụ can

thiệp tim mạch do công ty TNHH MTV nhà máy UNITED HEALTHCARE
chế tạo trên thực nghiệm”.
Với mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là: Đánh giá tính phù hợp mô
của stent phủ thuốc everolimus trên thỏ và chó thực nghiệm.
Kết quả của thử nghiệm này sẽ là cơ sở để đưa thiết bị vào thử nghiệm
trên lâm sàng diện hẹp trước khi được sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Vật liệu sinh học.
1.1.1 Giới thiệu chung về vật liệu sinh học


3

Vật liệu sinh học là bất kỳ chất hoặc hợp chất nào (không phải là thuốc)
có nguồn gốc tổng hợp hoặc tự nhiên, được dùng để điều trị, tăng cường hoặc
thay thế mô, cơ quan hoặc chức năng của cơ thể (NIH) [5], [6].
Vật liệu sinh học là dòng vật liệu được phát triển rất mạnh trong vòng 50
năm trở lại đây [7]. Với những lợi ích, thành tựu của nghành khoa học này
đem lại cùng với sự đầu tư quy mô lớn của nhiều công ty vào nghiên cứu,
phát triển các sản phẩm mới thì ngày càng khẳng định sự phát triển bền vững
của vật liệu sinh học. Khoa học vật liệu ngày càng được ứng dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực khác nhau như: y tế, sinh học, hóa học, kĩ thuật tế bào….
[8], [9]
Đặc biệt trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng vật liệu sinh học
trong y học ngày càng cao. Chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều chuyên
ngành khác nhau và đem lại những bước đột phá đáng kể trong điều trị như:
nha khoa, ngoại khoa, tim mạch, cơ xương khớp, phục hồi chức năng...
1.1.2 Các loại vật liệu sinh học
Vật liệu sinh học được phân thành 2 nhóm chính.

Vật liệu sinh học có nguồn gốc sinh học:


Vật liệu mô mềm : da, gân, màng ngoài tim, giác mạc



Vật liệu mô cứng : xương, răng

Vật liệu sinh học tổng hợp:
 Kim loại: thép không gỉ, hợp kim Cobalt, hợp kim Titan, vàng, bạch kim
 Polymer: Polymethylmethacarylate(PMMA), Polyethyletherketone
(PEEK), Silicone, Polyurethane (PU), Polytetrafluoroethylene (PTFE)
 Gốm: Alumina, Zirconia, Hydroxylapatite, Tricalcium Phosphate,
Bioglass, Calcium Aluminate.
 Composit: Carbon Fiber [10], [11].
1.1.3 Yêu cầu của vật liệu sinh học


4

Các vật liệu sinh học phải có các đặc tính đặc biệt như: tính tương hợp
sinh học, không sinh khối u, kháng xói mòn, có độc tính thấp. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào ứng dụng, các vật liệu cần đạt các yêu cầu khác nhau. Đôi khi, các
yêu cầu này ngược nhau hoàn toàn.
Ví dụ: trong công nghệ mô xương, khung (scaffold) polymer cần có khả
năng phân hủy sinh học để khi các tế bào tạo ra chất nền ngoại bào của riêng
chúng thì vật liệu polymer sẽ được thay thế hoàn toàn. Trong van tim cơ học,
các vật liệu cần có tính ổn định sinh học, kháng xói mòn và không phân hủy
theo thời gian (tồn tại hơn 20 năm) [10].

Nói chung, các yêu cầu của vật liệu sinh học được phân thành 4 nhóm:
 Tính tương hợp sinh học: vật liệu phải không gây phản ứng có hại với vật
chủ và kích thích sự hòa hợp mô - vật ghép tốt. Sự xuất hiện phản ứng
viêm là điều cần thiết trong tiến trình lành hóa vết thương. Tuy nhiên, sự
viêm kéo dài có thể chỉ ra sự hoại tử mô hoặc không có tính tương hợp.
 Có thể khử trùng: vật liệu có thể chịu được sự khử trùng mà không sinh ra
các chất gây độc cho cơ thể, hoặc làm biến đổi tính chất lí hóa học của vật
liệu đó.
 Có tính chức năng: Tính có chức năng của một bộ phận giả tùy thuộc vào
khả năng tạo được hình dáng phù hợp với một chức năng đặc biệt. Do đó,
vật liệu phải được tạo hình dáng bằng các quy trình chế tạo công nghệ.
 Có thể chế tạo: nhiều vật liệu có tính tương hợp sinh học nhưng trong
khâu cuối cùng chế tạo thành công cụ lại không thực hiện được [10].
1.2 Tương hợp sinh học của vật liệu ghép
Tương hợp sinh học là khả năng mà vật liệu ghép có thể gây ra đáp ứng
sinh học thích hợp trong một ứng dụng chức năng đặc biệt [5], [12], [13].


5

Theo định nghĩa này bất cứ một vật liệu nào khi cấy ghép vào cơ thể
ngoài khả năng chịu đựng được môi trường bên trong cơ thể (môi trường
nước, ẩm ướt, chứa các dịch mô của cơ thể) còn phải được cơ thể chấp nhận.
Sự đáp ứng sinh học với vật liệu phụ thuộc vào ba yếu tố [14]:
 Thành phần cấu trúc của vật liệu
 Đặc điểm của mô vật chủ nhận ghép
 Chức năng của vật liệu
Do vậy, một vật liệu được xác định là có hay không tính tương hợp sinh
học khi vật liệu đó được đưa vào vị trí nhận ở vật chủ và thể hiện chức năng
mong muốn. Vật liệu có tính tương hợp sinh học thường ít hoặc không gây

phá vỡ, rối loạn chức năng bình thường của cơ thể, không gây độc, viêm
nhiễm, không tạo phản ứng miễn dịch và không gây ung thư hay đột biến,
cũng như môt số phản ứng khác [13].
Các vật liệu sinh học ứng dụng trong tim mạch thường được cấu tạo từ
kim loại, hợp kim của chúng hoặc polymer [15], [16]. Các vật liệu có bản chất
phi protein nên có thể loại trừ yếu tố kháng nguyên- kháng thể, là yếu tố
chính gây nên phản ứng thải loại làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nhưng
dù sao chúng cũng đóng vai trò là dị vật với cơ thể sống nên phản ứng đào
thải của cơ thể có thể xảy ra cấp tính hoặc mạn tính với vật liệu đó. Vì vậy,
trước khi đưa vào sử dụng bất kì một loại vật liệu nào, việc đánh giá tính
tương hợp sinh học của vật liệu đó với cơ thể là vô cùng cần thiết. Tính tương
hợp sinh học của từng loại vật liệu được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 10993.
Cách phân loại các trang thiết bị y tế theo

Tác động sinh học

Bản chất tiếp xúc với Thời gian tiếp xúc Độc Gây Gây Nhiễm Nhiễm Đột Khả Tương Tương
cơ thể
tế nhạy kích
độc
độc biến năng thích thích


6

A - giới hạn
(< 24 giờ)

Cách
phân

loại

Tiếp xúc

thích
hoặc (cấp
bào cảm
phản tính)
(24 giờ đến 30 ngày)
ứng da
C - vĩnh viễn
B - kéo dài

bán
cấp

gen

cấy
ghép



máu

(> 30 ngày)

Da

Trang

thiết
bị bề
mặt

Màng nhày

Bề mặt bị thủng
hoặc bị tổn
thương

Đường huyết,
gián tiếp
Trang
thiết
bị Mô/xương/răng
truyền
ngoài
Máu tuần hoàn

Trang
thiết
bị cấy
ghép

Mô/xương

Máu

A


x

x

x

x

B

x

x

x

x

C

x

x

x

x

A


x

x

x

x

B

x

x

x

x

C

x

x

x

A

x


x

x

x

B

x

x

x

x

C

x

x

x

A

x

x


x

x

x

x

B

x

x

x

x

x

x

C

x

x

x


x

A

x

x

x

B

x

x

x

x

x

x

x

x

C


x

x

x

x

x

x

x

x

A

x

x

x

x

B

x


x

x

x

x

x

C

x

x

x

x

x

x

A

x

x


x

B

x

x

x

x

x

x

x

x

C

x

x

x

x


x

x

x

x

A

x

x

x

x

x

x

x

x

B

x


x

x

x

x

x

x

x

x

C

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

Bảng 1.1 Các phép thử đánh giá ban đầu để xem xét khả năng tương hợp
sinh học của vật liệu
Theo hướng dẫn phân loại ban đầu của ISO đối với các vật liệu sử dụng
trong y tế, căn cứ vào con đường tiếp cận và thời gian tiếp xúc với cơ thể,


7

stent thuộc loại thiết bị có tiếp xúc trực tiếp với hệ tuần hoàn và được cấy
ghép lâu dài trong cơ thể (Class IIIC). Do đó, để đáp ứng được tiêu chuẩn ISO
109931, các stent cần phải được thử nghiệm rất nhiều các đặc tính như trên
(bảng 1.1) [4]. Tuy nhiên trong quy mô đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung
nghiên cứu đánh giá về tính phù hợp mô của stent thực nghiệm.
1.3Tính phù hợp mô
1.3.1 Đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vật liệu ghép.
Việc ghép vật liệu sinh học ngày càng được khẳng định hiệu quả tốt, góp

phần cải thiện chất lượng cuộc sống của con người [6], [7]. Tuy nhiên, sự
tương tác giữa cơ thể với vật liệu sinh học diễn ra rất phức tạp. Vật liệu có thể
gây phản ứng không tốt với vật chủ hoặc gây phản ứng đủ để kích thích sự
hòa hợp mô - vật ghép tốt [17]. Sự xuất hiện phản ứng viêm là điều cần thiết
trong tiến trình lành hóa vết thương. Đây là phản ứng bình thường của động
vật có xương sống khi một vật lạ được đưa vào cơ thể.
1.3.2 Quá trình phản ứng của cơ thể với vật liệu ghép.
a) Sự viêm
Sự viêm có thể xem như một phản ứng của các khối mô sống, phân bố
mạch máu đến vùng tổn thương, nhằm ngăn chặn sự lan rộng của các tác nhân
gây hại đến các mô lân cận, loại bỏ các mảnh vụn tế bào và các mầm bệnh,
cuối cùng là tạo cơ sở cho các quá trình phục hồi chức năng của mô. Các dấu hiệu
chính của sự viêm cấp là sưng, nóng, đỏ, đau. Sau khi bị tổn thương có sự thay đổi
về đường kính và tính thấm thành mạch dẫn đến hiện tượng dịch cơ thể, các tế bào
máu sẽ thoát ra từ hệ mạch đi vào vùng tổn thương [17], [18].
Kích thước, hình dáng và các tính chất hóa lý của vật liệu sinh học sẽ
quy định thời gian kéo dài của sự viêm hay thời gian cho quá trình lành vết
thương [17]. Do đó, đánh giá các phản ứng tại chỗ, thời gian của quá trình
viêm sau khi ghép vật liệu vào một vị trí nào đó trên cơ thể con vật, diễn biến


8

hàn gắn vết thương xảy ra theo từng giai đoạn sẽ đặc trưng cho tính phù hợp
mô đối với mô được cấy ghép.
Theo tác giả Lê Đình Roanh (2009) mô tả quá trình hàn gắn vết thương
sinh lí sẽ diễn ra như sau:
- Ngay sau khi phẫu thuật, đường rạch sẽ được lấp đầy bởi những cặn
máu đông.
- 3 đến 24 giờ sau: bạch cẩu đa nhân trung tính tập trung tại chỗ vết

thương (đây là tế bào tiêu chuẩn của phản ứng viêm cấp). Những tế bào này
được tàng trữ ở tủy xương, lưu thông trong máu và tụ tập nhanh chóng ở
những vị trí tổn thương. Trong các mô, những bạch cầu đa nhân trung tính
thực bào những vi khuẩn xâm nhập và mô đã chết.
- 24 đến 48 giờ: những tế bào biểu mô di chuyển từ mép vết thương tạo
màng đáy, tăng sinh tế bào là tối thiểu.
- Ngày thứ 3: bạch cầu đa nhân trung tính được thay thế bởi đại thực bào,
các bạch cầu đơn nhân có nguồn gốc tủy xương. Chúng bị hấp dẫn bởi những
chất trung gian hóa học đến vị trí viêm cấp. Các đại thực bào bắt giữ và xử lý
vi khuẩn, trình diện những kháng nguyên đã gắn với phức hợp hòa hợp mô
chính lớp II (MHC) với lympho bào. Sau đó, mô hạt bắt đầu xuất hiện.
- Ngày thứ 5: đường rạch được lấp đầy bời mô hạt, tạo mạch máu mới và
tăng sinh tế bào biểu mô là tối đa, những collagen bắt đầu xuất hiện.
- Tuần lễ thứ 2: viêm, phù, tăng sinh mạch trở nên ít đi; tăng sinh nguyên
bào xơ kèm theo sự tích lũy collagen tiếp diễn.
- Tháng thứ 2: vết sẹo bao gồm mô liên kết không viêm được bao phủ
bởi lớp thượng bì nguyên vẹn [19].
Nếu phản ứng viêm kéo dài hơn sẽ diễn biến thành viêm mạn tính với sự
có mặt của nhiều tương bào, lympho bào (T,B). Những tế bào này giàu lưới
nội nguyên sinh có hạt là nguồn quan trọng của kháng thể [18].


9

b) Sự lành hóa vết thương
Ở những vị trí đặt vật liệu hình thành lên mô hạt gồm những hạt mềm,
màu hồng xuất hiện nơi bề mặt vết thương đang dần lành. Chúng đặc trưng
cho sự tăng sinh nguyên bào sợi, cùng với mạch máu nhỏ đang được hình
thành. Nguyên bào sợi hoạt động tổng hợp proteoglycan và collagen trong
quá trình phát triển khối mô [17].

c) Sự xơ hóa
Đây là hiện tượng đáp ứng cơ chế lành hóa của vết thương, các phản ứng
này diễn ra vào cuối thời kì lành hóa. Vị trí tổn thương do vật liệu cấy ghép
được sửa chữa bởi quá trình tái sinh của mô mới để thay thế mô bị tổn thương
hay bị mất. Tính chất lí hóa của vật liệu cấy ghép cần phù hợp với đặc tính
chung của các tế bào tạo mô. Khung mô sau tổn thương đóng vai trò quan
trọng trong sự khôi phục lại cấu trúc mô [17].
Đánh giá tính phù hợp mô, ngoài việc xem xét đến phản ứng viêm người
ta còn quan tâm xem quá trình đổi mới và sửa chữa của mô xung quanh vùng
cấy ghép vật liệu
1.3.4 Kết quả của quá trình ghép
Đáp ứng miễn dịch chính là hình thức cơ thể tự bảo vệ, thường có
khuynh hướng trung hòa, khử độc tính và giúp loại trừ một vật liệu ngoại lai.
Nếu đáp ứng tốt vật liệu cấy ghép sẽ hòa hợp với mô của cơ thể, có tính tương
thích sinh học cao, không làm biến đổi mô vùng tiếp xúc, không làm ảnh
hưởng chức năng tạo máu, chức năng gan, thận, không làm tăng các yếu tố
gây huyết khối, tan máu, không gây độc cho tế bào [10].
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các phản ứng có thể gây hại cho cơ
thể chủ kết quả có thể dẫn tới:
 Hư hỏng vật ghép
 Hư hỏng các mô kế cận


10

 Các đáp ứng miễn dịch hệ thống
 Các bệnh tự miễn
1.4 Stents trong điều trị các bệnh tim mạch
1.4.1 Khái niệm:
Stent mạch vành thường là những ống lưới thép bằng kim loại, được cấy

vào vị trí lòng mạch bị tắc hẹp thông qua thủ thuật can thiệp mạch vành qua
da hoặc nong mạch vành. Ống stent sẽ giúp mở rộng lòng động mạch và ép
mảng xơ vữa xẹp xuống để tái lưu thông dòng máu đến tim, làm giảm đi các
triệu chứng đau tim, đau thắt ngực.
Đặt stent sẽ được chỉ định áp dụng khi lòng động mạch vành bị hẹp từ 70% 80% trở lên hoặc trong trường hợp điều trị một cơn nhồi máu cơ tim cấp.
1.4.2 Sự phát triển của stent
Năm 1977, Andreas Gruentzig (1939-1985) là người đầu tiên tiến hành
nong bóng động mạch vành, mở đầu cho kỉ nguyên phát triển can thiệp mạch
vành [20].
Đến năm 1986, stent đầu tiên đã được Jacques Puel & Ulrich Sigward đặt
vào động mạch vành cho một bệnh nhân ở Toulouse, Pháp và được FDA công
nhận là một phương pháp điều trị chính thức ở Mỹ vào từ năm 1994 [21].
Trải qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển, stent mạch vành ngày nay
gồm có hai dạng chính là stent thường và stent phủ thuốc, đáp ứng nhu cầu
điều trị của từng người bệnh [22].
 Stent mạch vành thường (bare-metal stents)


11

Hình 1.1 Stent không phủ thuốc
Stent mạch vành thế hệ đầu tiên được làm bằng kim loại trần. Nó chỉ có
tác dụng nâng đỡ và giữ cho động mạch vành không bị xẹp xuống sau khi
tháo ống thông, tuy nhiên, khả năng phòng ngừa tái hẹp của loại stent này khá
khiêm tốn. Khoảng 25% số bệnh nhân bị tái hẹp động mạch vành trong vòng
6 tháng sau khi đặt stent kim loại trần [22].
 Stent phủ thuốc (drug-eluting stents)
Stent phủ thuốc là một bước tiến lớn của ngành tim mạch can thiệp.
Thuốc chống tái hẹp được gắn trên khung stent kim loại, có khả năng làm
“gián đoạn” quá trình thu hẹp mạch vành ngay sau đó. Trong các thử nghiệm

lâm sàng, stent phủ thuốc làm giảm đáng kể nguy cơ tái hẹp (chỉ còn dưới
10%). Đây là lựa chọn điều trị tốt cho những người có nguy cơ cao bị tái hẹp
động mạch vành, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường [22].
 Stent phủ thuốc thế hệ thứ nhất:
Có lớp Polymer không tiêu gắn thuốc chống tăng sinh nội mạch là
Sirolimus hoặc Paclitaxel. Sau khi thuốc được giải phóng nó sẽ trở thành một
stent trần kim loại bình thường. Thế hệ stent này được công nhận ở Châu vào


12

2002 và ở Hoa Kỳ vào năm 2003 [23]. Tuy nhiên, từ một kết quả nghiên cứu
được công bố tại Hội nghị tim mạch Châu Âu ở Barcelona năm 2006 cho
thấy lớp Polymer không tiêu của stent phủ thuốc thế hệ thứ nhất có thể gây
viêm mạn tính, làm rối loạn chức năng nội mô mạch máu khiến thành mạch
dày lên và dễ hình thành huyết khối trong stent đã nổi lên vấn đề tử vong và
huyết khối ở bên trong stent gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp của stent phủ
thuốc thế hệ thứ nhất cao hơn so với stent không phủ thuốc [24].
Sau đó, nhiều nghiên cứu lâm sàng được thực hiện so sánh stent phủ
thuốc thế hệ thứ nhất và stent không phủ thuốc như SIRIUS, TAXUS kết quả
cho thấy không khác biệt về tỷ lệ tử vong nhưng tăng nguy cơ huyết khối ở
nhóm stent phủ thuốc thế hệ thứ nhất [25], [26] .
Những bệnh nhân đặt stent phủ thuốc phải điều trị thêm với thuốc chống
đông máu hoặc thuốc chống tập kết tiểu cầu như aspirin, clopidogrel (Plavix),
prasugrel (Effient), ticlopidine (Ticlid) ít nhất 1 năm [22].

Hình 1.2 Stent phủ thuốc thế hệ thứ 1


13


 Stent phủ thuốc thế hệ thứ hai:
Trong năm 2016, FDA đã phê chuẩn một loại stent mới làm từ polymer
đặc biệt có thể tự tiêu ở bên trong cơ thể. Stent phủ thuốc thế hệ thứ hai có
những tiến bộ trong thiết kế, khung stent mỏng hơn từ hợp kim Cobalt
Chromium và lớp Polymer mang thuốc chống tái hẹp như Everolimus được
giải phóng từ từ [27]. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, loại stent này có khả
năng làm giảm nguy cơ hình thành huyết khối trong stent và nhồi máu cơ tim
cho người bệnh. Sau khoảng 4 năm, stent sẽ tự tiêu hoàn toàn và mạch vành
sẽ trở lại bình thường sau khi được nội mạc hóa.

Hình 1.3 Stent phủ thuốc thế hệ thứ 2
Stent phủ thuốc everolimus nằm trong bộ thiết bị can thiệp mạch máu do
công ty TNHH MTV nhà máy United Healthcare chế tạo và đóng gói. Các
thiết bị thuộc bộ dụng cụ can thiệp mạch vành với mục đích điều trị khơi
thông lòng mạch giúp dòng máu lưu thông tốt hơn. Stent thuộc thế hệ stent
phủ thuốc thứ nhất sẽ được các phẫu thuật viên đưa trực tiếp vào trong lòng
mạch nhờ hệ thống dây dẫn đi kèm. Nhờ bóng làm phồng và cố định stent
trong lòng mạch. Stent có vai trò là ống đỡ động mạch và sẽ ở lại lâu dài
trong mạch máu. Như vậy, dù ít hay nhiều stent sẽ tiếp xúc trực tiếp với máu


14

và ở lại lâu dài trong lòng mạch. Do vậy, bên cạnh các đặc tính vật lý cần có
cho yêu cầu điều trị thì stent phải đảm bảo tính an toàn về mặt sinh học.
1.5

Một số nghiên cứu trong nước và thế giới về stents trong can thiệp tim


mạch
Trên thế giới: Việc nghiên cứu và ứng dụng các vật liệu sinh học vào
trong lĩnh vực y sinh nói chung và lĩnh vực tim mạch nói riêng trên thế giới
đã được triển khai từ rất lâu. Đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều loại sản
phẩm từ polymer y sinh được nghiên cứu và ứng dụng góp phần không nhỏ
vào việc chữa bệnh và phục vụ cuộc sống con người. Có thể nhắc đến một số
nghiên cứu tại các nước tiên tiến phát triển như: Anh, Mỹ, Pháp. Thụy Điển,
Nhật Bản,…
Có rất nhiều nghiên cứu trên động vật thực nghiệm đã được thực hiện để
đánh giá độ an toàn về mặt sinh học của stent trước khi đưa vào thử nghiệm
trên cơ thể người. Có thể kể đến nghiên cứu của Nakazawa(2007) sử dụng mô
hình động mạch vành và động mạch chậu của chó và thỏ để đánh giá đáp ứng
viêm và phản ứng nội mô của mạch máu sau cấy ghép các loại stent phủ
sirolimus, paclitaxel và rotalimus [28]. Ngoài ra, Carter (2004) nghiên cứu về
tác động lâu dài của các loại stents trên mô hình động mạch vành lợn, kết quả
cho thấy stent phủ thuốc sirolimus và paclitaxel có tác dụng chống tái hẹp tốt
hơn cả [29].
Các nghiêm cứu trực tiếp trên cơ thể người cũng đã được tiến hành rất
nhiều. Đầu tiên, không thể không kể đến những thử nghiệm quy mô đa quốc
gia đa trung tâm như SIRIUS, TAXUS, ABSORB để đánh giá tác động của
các loại stents trên cơ thể người qua các thời kì và giai đoạn khác nhau [25],
[26], [30]
Năm 1998, Masahiro và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để
đánh giá sự tương thích mô của bốn loại vật liệu khác nhau được sử dụng để


15

làm stents: polypropylene mắt lưới, lưới silicone bọc, polyester lưới, và
ePTFE. Kết quả cho thấy sử dụng polypropylene có tính tương thích mô tốt

hơn cả [31].
Năm 2009, các thành viên của nhóm nghiên cứu SCAAR đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính an toàn sinh học sau cấy ghép giữa 6033
bệnh nhân được điều trị bằng stent phủ thuốc và 13738 bệnh nhân được điều
trị bằng stent kim loại trần. Kết quả thu được cho thấy stent phủ thuốc làm
giảm nguy cơ tái hẹp rõ rệt so với stent kim loại trần [32].
Tại Việt Nam : do những hạn chế về công nghệ kĩ thuật, cơ sở sản xuất,
quy trình kĩ thuật nên việc đầu tư nghiên cứu chế tạo các sản phẩm dùng trong
can thiệp tim mạch chưa thực sự nhiều. Chủ yếu vẫn là các thiết bị nhập khẩu
từ nước ngoài về với giá thành khá cao. Tuy nhiên, gần đây với chủ trương
của nhà nước từng bước nâng cao chất lượng vật tư, thiết bị ngành y tế sản
xuất được trong nước tiến đến thay thế các vật tư thiết bị ngoại nhập bằng vật
tư thiết bị trong nước sản xuất. Những nghiên cứu về vật liệu sinh học y sinh
tại Việt nam cũng bắt đầu được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Một số đề tài nghiêu cứu đã và đang thực hiện tại Việt Nam.
Năm 2015, Ngô Duy Thìn và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm 5 loại sản
phẩm thuộc bộ can thiệp mạch do công ty TNHH MTV nhà máy United
Healthcare sản xuất, bao gồm: stent phủ thuốc sirolimus, stent phủ thuốc
paclitaxel, stent không phủ thuốc, bóng nong mạch có phủ thuốc và bóng
nong mạch không phủ thuốc. Kết quả thử nghiệm trên động vật bước đầu cho
thấy các thiết bị trên có tính tương thích sinh học và khả năng phù hợp mô
cao [33].
Các nghiên cứu của Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Lân Việt đánh giá hiệu
quả của stents phủ thuốc trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp cho thấy can thiệp


16

bằng stent phủ thuốc làm giảm các biến cố tim mạch và giảm nguy cơ tái hẹp
trở lại so với stent kim loại trần [34]

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
 Tiêu chuẩn lựa chọn:
Trên thỏ: Thỏ ta khỏe mạnh, trọng lượng từ 2-2,2kg/con do trung tâm
giống dê thỏ Sơn Tây cung cấp.
Trên chó: Chó ta khỏe mạnh, trọng lượng từ 8-10kg/ con.
Tất cả động vật trong thời gian nghiên cứu đều được nuôi dưỡng trong
điều kiện phòng thí nghiệm theo đúng tiêu chuẩn.
 Cỡ mẫu:
Trên thỏ: 14 con chia làm hai nhóm (đánh giá sau 4 tuần và 8 tuần). Mỗi
nhóm sẽ có 7 thỏ được cấy stent vào cơ vùng mông
Trên chó: 7 con chia hai lô, mỗi con được đặt stent vào động mạch đùi
Bảng 2.1 Phân nhóm động vật thực nghiệm
Lô nghiên cứu
Số lượng

5

Lô chứng
2

Tổng
7

2.1.2 Mẫu vật liệu thí nghiệm
 Vật liệu nghiên cứu: Stent phủ thuốc Everolimus do công ty TNHH MTV
nhà máy United Healthcare chế tạo. Thiết bị được chế tạo từ hợp kim, đặt
vĩnh viễn trong lòng mạch, được đóng gói, tiệt trùng bằng khó Ethylen
Oxide



17

 Vật liệu chứng: Các stent dùng làm stent chứng được sản xuất bởi hãng
Boston Scientific. Các sản phẩm này hiện đang được sử dụng rộng rãi tại
các nước Đông Âu Đức, Nga và các nước trong khu vực Châu Á.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên động vật thực nghiệm.
2.3 Mô hình nghiên cứu

con vật nghiên cứu
( thỏ, chó)

nhóm chứng( 2con)
đặt stent chứng được sản xuất
bởi hãng Boston Scientific

nhóm thực nghiệm( 5con)
đặt stent của công ty TNHH
MTV nhà máy UNITED
HEALTHCARE
Sau cấy ghép

toàn trạng con vật

hình ảnh đại thể vùng
Kếtghép
quảstent
tổng hợp


hình ảnh vi thể vùng
ghép stent


×