Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và TÍNH AN TOÀN của PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN hóa CHẤT QUA BUỒNG TIÊM TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.45 KB, 78 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

LNG TUN HIP

ĐáNH GIá HIệU QUả Và TíNH AN TOàN CủA
PHƯƠNG PHáP TRUYềN HóA CHấT QUA BUồNG
TIÊM TRUYềN TRÊN
BệNH NHÂN TạI BệNH VIệN ĐạI HọC Y Hà NộI

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2013 - 2019


H Ni 2019
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

LNG TUN HIP

ĐáNH GIá HIệU QUả Và TíNH AN TOàN CủA
PHƯƠNG PHáP TRUYềN HóA CHấT QUA BUồNG
TIÊM TRUYềN TRÊN
BệNH NHÂN TạI BệNH VIệN ĐạI HọC Y Hà NộI
Ngnh o to : Bỏc s a khoa


Mó ngnh

: 52720101

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2013 - 2019
Ngi hng dn khoa hc:
Ths.NGUYN TH VNG
Ths.TRN TRUNG BCH


Hà Nội – 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ
này, tôi xin trân trọng cám ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học, Bộ
môn Ung thư, Bộ môn Thống Kê Tin học Y học và Thư viện – Trường Đại học
Y Hà Nội.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Nguyễn Thị Vượng và Thạc sỹ Trần
Trung Bách, là hai giảng viên trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo
tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bác sỹ nội trú Nguyễn Việt Anh đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu, cũng như đóng góp những ý kiến
quan trọng giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Bác sỹ
Nguyễn Thành Khiêm, Bác sỹ Bùi Trung Nghĩa đã đem đến cho tôi những lời
khuyên và những góp ý về mặt chuyên môn bổ ích.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Y Hà Nội
đã dạy bảo, hướng dẫn tôi trong suốt 6 năm học.
Trân trọng cảm ơn những bệnh nhân tại khoa Ung Bướu và Chăm sóc
giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tham gia vào nghiên cứu và giúp đỡ
tôi trong thực hiện nghiên cứu này. Không có sự tham gia của họ, tôi sẽ

không bao giờ có được những số liệu quý báu này để hoàn thành khóa luận.
Nhân dịp này, tôi kính trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cha, Mẹ, em
gái đã giành tất cả để giúp tôi học tập, phấn đấu và trưởng thành trong cuộc
sống và sự nghiệp.
Xin cám ơn tất cả bạn bè đã giành cho tôi nhiều sự giúp đỡ và tình cảm
chân thành nhất.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019


Lương Tuấn Hiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội.
- Bộ môn Ung thư – Trường Đại học Y Hà Nội.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa học,
chính xác và trung thực. Các kết quả, số liệu trong khóa luận này đều là sự
thật và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Lương Tuấn Hiệp


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALT

ANC

Alanine Transaminase
Absolute neutrophil count: Số lượng bạch cầu trung tính

tuyệt đối
AST
Aspartate Transaminase
BN
Bệnh nhân
BTTMDD
Buồng tiêm tĩnh mạch dưới da
Chemoport (CP) Buồng tiêm truyền
CLCS
Chất lượng cuộc sống
CTCAE
Common Terminology Criteria for Adverse Events: Tiêu
CVCs

chí Thuật ngữ chung về các tác dụng phụ
Central venous catheters: Đường truyền tĩnh mạch trung

FACT-G

tâm.
Functional Assessment of Cancer Therapy - General:

PICCs

Đánh giá tổng quan chức năng của bệnh nhân ung thư.

Peripherally inserted central catheters: Đường truyền tĩnh
mạch trung tâm qua đường vào ngoại biên.

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Định nghĩa buồng tiêm truyền.................................................................3
1.2. Chỉ định đặt buồng tiêm truyền...............................................................3
1.3. Kĩ thuật đặt buồng và chăm sóc buồng trong quá trình sử dụng:............4
1.3.1. Chuẩn bị............................................................................................4
1.3.2. Kỹ thuật đặt buồng qua đường tĩnh mạch dưới đòn..........................4
1.3.3. Kỹ thuật đặt buồng qua đường tĩnh mạch cảnh trong.......................5
1.3.4. Kỹ thuật đặt buồng qua đường tĩnh mạch nền..................................6
1.3.5. Lựa chọn kĩ thuật phương pháp đặt buồng tiêm truyền....................6
1.3.6. Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc buồng truyền trong quá trình
sử dụng........................................................................................................8
1.4. Kỹ thuật truyền hóa chất qua buồng tiêm truyền....................................8
1.4.1. Chuẩn bị............................................................................................8
1.4.2. Chuẩn bị cho bệnh nhân....................................................................9
1.4.3. Pha thuốc...........................................................................................9
1.4.4. Sau khi tiêm hoặc truyền dịch.........................................................10
1.4.5. Các nguyên nhân có thể gặp khi không thể tiêm nữớc muối sinh lý
vào buồng tiêm..........................................................................................10
1.5. Thoát mạch do hóa chất........................................................................10
1.5.1. Định nghĩa và phân loại..................................................................10
1.5.2. Triệu chứng lâm sàng và phân loại mức độ nặng............................11
1.5.3. Một số khuyến cáo nhằm phòng ngừa biến chứng thoát mạch.......12
1.6. Lợi ích và hạn chế của phương pháp truyền hóa chất bằng buồng

tiêm truyền...................................................................................................13
1.6.1. Lợi ích.............................................................................................13


1.6.2. Hạn chế...........................................................................................13
1.7. Các biến chứng do buồng tiêm truyền và cách xử trí............................14
1.7.1. Tai biến trong quá trình đặt.............................................................14
1.7.2. Biến chứng trong quá trình sử dụng................................................14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................16
2.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................16
2.3.2. Cách lấy mẫu và quy trình nghiên cứu...........................................16
2.4. Các thông tin ghi nhận..........................................................................17
2.4.1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu............................................17
2.4.2. Tính an toàn của thủ thuật đặt buồng tiêm truyền...........................18
2.4.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.............19
2.5. Xử lý thống kê các số liệu nghiên cứu..................................................19
2.6. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................19
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................21
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.................................................21
3.2. Tính an toàn của thủ thuật đặt buồng tiêm truyền.................................25
3.2.1. Sự thay đổi các chỉ số cận lâm sàng trước và sau thủ thuật đặt buồng. 25
3.2.2. Các tai biến, biến chứng trong và sau đặt buồng tiêm truyền.........27
3.2.3. Các biến chứng trong quá trình điều trị..........................................29
3.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu...................31
3.3.1. Chất lượng cuộc sống bệnh nhân trước khi đặt buồng dựa trên bộ

câu hỏi FACT-G........................................................................................31


3.3.2. Chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau khi đặt buồng dựa trên bộ câu
hỏi FACT-G...............................................................................................34
3.3.3. So sánh các chỉ số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau
khi đặt buồng truyền.................................................................................37
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................38
4.1. Đặc điểm của các bệnh nhân nghiên cứu.............................................38
4.2. So sánh tỷ lệ biến chứng với các nghiên cứu trước..............................39
4.3. Đánh giá về tính an toàn của phương pháp sử dụng buồng tiêm truyền
trong điều trị hóa chất trên bệnh nhân ung thư............................................42
4.3.1. Đánh giá tính an toàn của thủ thuật đặt buồng truyền....................42
4.3.2. Tại sao lựa chọn đường vào tĩnh mạch dưới đòn?..........................43
4.3.3. Đánh giá về tỷ lệ biến chứng trong quá trình điều trị trên bệnh nhân
sử dụng buồng tiêm truyền........................................................................44
4.4. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau sử dụng
buồng tiêm truyền........................................................................................45
4.4.1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước khi sử dụng
buồng tiêm truyền.....................................................................................45
4.4.2. So sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau khi đặt
buồng tiêm truyền.....................................................................................46
KẾT LUẬN....................................................................................................48
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Phân loại các hóa trị điều trị ung thư theo mức độ nghiệm trọng khi
thoát mạch......................................................................................11
Bảng 1.2: Phân độ thoát mạch theo CTCAE...................................................12
Bảng 3.1: Tuổi và giới.....................................................................................21
Bảng 3.2: Chẩn đoán bệnh..............................................................................21
Bảng 3.3: Vị trí đặt buồng tiêm truyền............................................................22
Bảng 3.4: Tổng thời gian sử dụng buồng tiêm truyền.....................................24
Bảng 3.5: Sự thay đổi chỉ số bạch cầu trước và sau quá trình đặt buồng........25
Bảng 3.6: Sự thay đổi chỉ số AST trước và sau quá trình đặt.........................25
Bảng 3.7: Sự thay đổi chỉ số ALT trước và sau quá trình đặt buồng...............26
Bảng 3.8: Sự thay đổi chỉ số Ure trước và sau quá trình đặt...........................26
Bảng 3.9: Sự thay đổi chỉ số Creatinine trước và sau quá trình đặt buồng.....27
Bảng 3.10: Biến chứng sau đặt buồng tiêm truyền.........................................28
Bảng 3.11: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước khi đặt buồng...........31
Bảng 3.12: Chi tiết điểm chấm Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước khi
đặt buồng với bộ công cụ FACT-G................................................32
Bảng 3.13: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi đặt buồng..............34
Bảng 3.14: Chi tiết điểm chấm Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi
đặt buồng với bộ công cụ FACT-G................................................35
Bảng 3.15: So sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau khi
đặt buồng.......................................................................................37
Bảng 4.1: So sánh tỷ lệ biến chứng giữa các nghiên cứu................................40
Bảng 4.2: So sánh tỷ lệ nguyên nhân rút buồng tiêm truyền sớm...................41


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Phương pháp thu thập số liệu.....................................................20
Biểu đồ 3.1: Chỉ định điều trị hóa chất của đối tượng nghiên cứu..................22
Biểu đồ 3.2: Phác đồ hóa chất bằng buồng tiêm truyền..................................23

Biểu đồ 3.3: Phân bố về thời gian bắt đầu sử dụng buồng tiêm truyền...........24
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ các biến chứng thường gặp................................................29
Biểu đồ 3.5: Biến chứng hạ bạch cầu hạt theo mức độ nặng..........................30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Điều trị toàn thân đóng vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị của
hầu hết các bệnh ung thư. Theo Nguyên Văn Hiếu và cộng sự (2015), khoảng
2/3 số bệnh nhân ung thư được chẩn đoán ban đầu đã có di căn xa hoặc vi di
căn [1]. Những bệnh nhân này đòi hỏi các phương pháp điều trị toàn thân như
hóa trị liệu, điều trị chăm sóc giảm nhẹ, dinh dưỡng hỗ trợ đường tĩnh mạch,
… [2].
Tuy nhiên, việc điều trị bằng đường tĩnh mạch ngoại biên (PVCs) đã
cho thấy nhiều nhược điểm: Các hóa chất ung thư thường có tính kích ứng
cao đối với tĩnh mạch ngoại biên nếu dùng trong thời gian dài, gây ra các biến
chứng như viêm mạch, xơ mạch, viêm tắc tĩnh mạch,... [3]. Đồng thời, đường
truyền tĩnh mạch ngoại biên cũng không đáp ứng được trong các trường hợp
cần sự nuôi dưỡng nâng cao, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm để điều
chỉnh lượng dịch truyền trong hồi sức bệnh nhân sau phẫu thuật mất máu [3].
Sự ra đời của đường truyền tĩnh mạch trung tâm (CVCs) vào những
năm 80 đã tạo nên cuộc cách mạng trong chăm sóc cũng như cải thiện chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư [2]. Đường truyền tĩnh mạch trung
tâm đã giải quyết một cách dễ dàng các vấn đề trên cũng như tạo thuận lợi
cho việc điều trị cho những bệnh nhân có đường truyền tĩnh mạch ngoại biên
yếu, đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân ung thư [3]. Số lượng cũng như các
hình thức đường truyền tĩnh mạch trung tâm đã tăng lên nhanh chóng trong
vòng 30 năm gần đây, trong đó phổ biến nhất bao gồm: catheter tĩnh mạch

trung tâm có buồng cấy bằng phẫu thuật, buồng tiêm truyền cấy dưới da,
CVC ngoại biên (PICC), Catheter không nòng hoặc có buồng dưới da… [4].
Mặc dù vậy, bên cạnh những lợi ích nói trên, CVCs cũng có những
nhược điểm, bao gồm những tai biến xảy ra trong quá trình đặt dụng cụ cũng


2

như những biến chứng lâu dài [5] Trong số đó, những biến chứng hay gặp
nhất bao gồm nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân, huyết khối và tình trạng di
lệch của catheter [5]. Một số nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy buồng
tiêm truyền cấy trong da (Chemoport - CP) phù hợp trong việc sử dụng kéo
dài cho bệnh nhân ung thư hơn so với các hình thức CVCs khác [5], [6], [7].
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu đánh giá tính an toàn của phương
pháp Chemoport. Theo Biffi R và cộng sự (1998), tỷ lệ biến chứng trong quá
trình đặt buồng là 4.48%, trong đó tràn khí màng phổi là 3.34%, còn lại là di
lệch buông tiêm/ catheter; tỷ lệ biến chứng trong quá trình sử dụng là 5.7%,
trong đó 3% liên quan đến tắc catheter và huyết khối, còn lại 2.7% là các biến
chứng liên quan đến nhiễm khuẩn [8]. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập đến
tính hiệu quả của phương pháp, đặc biệt là những cải thiện về chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân sau khi đặt buồng tiêm truyền.
Tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh
giá về tính an toàn cũng như hiệu quả liên quan đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân sử dụng buồng tiêm truyền cấy trong da. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Đánh giá tính an toàn của phương pháp truyền hóa chất qua buồng
tiêm truyền trên bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp truyền hóa chất qua buồng
tiêm truyền trên bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.



3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa buồng tiêm truyền (Chemoport):
- Là một hệ thống cấu tạo bởi 2 thành phần chính là ống thông
(catheter) và buồng tiêm (portal chamber), trong đó ống thông được đặt vào
tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch cảnh ngoài, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cánh
tay,..) và buồng tiêm được cấy hoàn toàn vào mô dưới da.
- Hệ thống buồng tiêm gồm 3 phần:
 Buồng tiêm (portal chamber) được làm bằng kim loại và bề mặt
được phủ bởi màng silicone;
 Ống thông (catheter) linh hoạt được nối với buồng tiêm;
 Đầu nối (catheter connector) được nối giữa buồng tiêm và ống thông.
- Hệ thống buồng tiêm được làm nhiều chất liệu khác nhau như titan,
titan và nhựa hoặc hoàn toàn bằng nhựa.
- Trong nghiên cứu các bệnh nhân đều được sử dụng buồng tiêm
truyền C-Port. Buồng tiêm truyền làm bằng titan- kim loại trơ, là những chất
không bị ảnh hưởng bởi từ trường nên bệnh nhân có thể chụp cộng hưởng từ
bình thường. Hệ thống buồng chứa hình elip giúp cải thiện áp lực dòng chảy
và giảm nguy cơ tắc nghẽn buồng tiêm.
1.2. Chỉ định đặt buồng tiêm truyền
- Bệnh ung thư cần truyền hóa chất nhiều đợt.
- Bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn cần nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
và chăm sóc giảm nhẹ.
- Dung dịch thuốc có pH < 5 hoặc > 9; Dung dịch có khả năng gây
phỏng rộp da, cần truyền kéo dài [9].
- Bệnh lý đường tiêu hóa không ăn được phải truyền dinh dưỡng kéo
dài đường tĩnh mạch.



4

- Thuốc cần truyền vào tĩnh mạch trung tâm, truyền máu, truyền dịch
lâu dài từ 3-10 năm.
1.3. Kĩ thuật đặt buồng và chăm sóc buồng trong quá trình sử dụng:
1.3.1. Chuẩn bị
- Bệnh nhân:
 Bệnh nhân nằm ngửa
 Hai tay xuôi, khép sát người
 Đầu nghiêng về phía đối diện vị trí đặt buồng tiêm
- Dụng cụ:
Tráng Catheter và buồng tiêm bằng Heparin.
1.3.2. Kỹ thuật đặt buồng qua đường tĩnh mạch dưới đòn
1.3.2.1. Bước 1:
- Rạch da dọc theo bờ trên cơ ngực lớn, khoảng 3cm. Bộc lộ tĩnh mạch
dưới đòn trái.
- Sau khi luồn catheter vào tĩnh mạch, bơm thuốc cản quang và kiểm tra
để khẳng định vị trí catheter đã nằm trong lòng tĩnh mạch.
- Kiểm tra catheter đã vào đúng vị trí bằng màn huỳnh quang tăng sáng.
1.3.2.2. Bước 2:
- Luồn catheter vào với chiều dài 20 cm.
- Nối cathether vào buồng tiêm, cố định vị trí khớp nối, kiểm tra sự lưu
thông bằng NaCl 0,9% - Heparin.
- Rạch da, tạo vị trí phù hợp cho buồng tiêm. Cố định buồng tiêm
- Khâu da 1 lớp che phủ vị trí đặt buồng tiêm truyền.
1.3.2.3. Bước 3:
- Đặt kim ngoài da.
- Kiểm tra sự lưu thông một lần nữa, khóa buồng tiêm bằng dung dịch
NaCl 9% - Heparin.

1.3.2.4. Bước 4:


5

- Kiểm tra lần cuối cùng vị trí catheter, buồng tiêm truyền bằng màn
huỳnh quang tăng sáng.
- Sát khuẩn, ghi ngày tháng thực hiện thủ thuật
1.3.3. Kỹ thuật đặt buồng qua đường tĩnh mạch cảnh trong
1.3.3.1. Bước 1:
- Tê tại chỗ các vị trí cần thiết.
- Dùng đầu dò siêu âm xác định tĩnh mạch - động mạch và hướng dẫn
đi kim đến tĩnh mạch cảnh - nếu có máy siêu âm.
- Sau khi luồn catheter vào tĩnh mạch, bơm thuốc cản quang và kiểm tra
để khẳng định vị trí catheter đã nằm trong lòng tĩnh mạch.
- Xem sự biến đổi của điện tim.
1.3.3.2. Bước 2:
- Tê tại chỗ.
- Thực hiện bước tiếp theo: Xác định vị trí rạch da để đưa buồng tiêm
vào vị trí mong muốn (ở cổ hoặc ngực).
1.3.3.3. Bước 3:
- Luồn đầu xa cathether dưới da hướng đến vị trí đặt buồng tiêm bằng
dụng cụ dẫn đường chuyên biệt trong bộ dụng cụ sẵn có.
- Nối cathether vào buồng tiêm, cố định vị trí khớp nối, kiểm tra sự lưu
thông bằng NaCl 0,9% - Heparin.
- Rạch da, tạo vị trí phù hợp cho buồng tiêm. Cố định buồng tiêm.
1.3.3.4. Bước 4:
- Đặt kim ngoài da.
- Kiểm tra sự lưu thông một lần nữa, khóa buồng tiêm bằng dung dịch
NaCl 9% - Heparin.

1.3.3.5. Bước 5:
- Khâu hai lớp vị trí rạch da: Lớp trong bằng chỉ tự tiêu, lớp ngoài khâu
dưới da thẩm mỹ.
- Sát khuẩn, ghi ngày tháng thực hiện thủ thuật.


6

1.3.4. Kỹ thuật đặt buồng qua đường tĩnh mạch nền
- Rạch da dọc theo rãnh Delta ngực, khoảng 3cm.
- Phẫu tích bộc lộ tĩnh mạch nền ở đoạn này nằm ở bờ trên cơ ngực lớn.
- Thắt đầu phía ngoại vi của tĩnh mạch, đặt một sợi chỉ chờ ở phía đầu
gần tĩnh mạch nền.
- Mở tĩnh mạch một nửa chu vi, dùng van vén mạch máu có sẵn trong
bộ dụng cụ vén miệng mạch máu nơi mở và luồn Catheter về phía tĩnh mạch
dưới đòn. Nếu luồn vào tĩnh mạch nền phía bên phải thì chiều dài Catheter
cho vào là 14 cm và 20 cm nếu đường vào ở phía bên trái.
- Các bước đặt buồng truyền, kiểm tra và đặt kim giống như phần trên.
1.3.5. Lựa chọn kĩ thuật phương pháp đặt buồng tiêm truyền
- Tùy theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên và giải phẫu của mỗi bệnh
nhân mà lựa chọn đường vào thích hợp, mỗi phương pháp đều có ưu nhược
điểm khác nhau:
1.3.5.1. Đường vào từ tĩnh mạch cảnh trong
Ưu điểm:
- Dây truyền đặt xong sẽ vào thằng tĩnh mạch cảnh trên mà không cần
kiểm tra lại bằng điện quang.
- Vị trí đặt buồng truyền ở xa đường vào tĩnh mạch, hạn chế nguy cơ
nhiễm khuẩn.
Nhược điểm:
- Kỹ thuật khó hơn do phải cần bác sỹ chuyên khoa gây mê đặt đường

truyền tĩnh mạch cảnh trong có kinh nghiệm.
- Đôi khi nếu không tìm được tĩnh mạch cần siêu âm kiểm tra, có thể
chọc vào động mạch cảnh trong, có thể gây giả phình.
- Những trường hợp cổ ngắn hoặc béo rất khó đặt đường truyền tĩnh
mạch cảnh trong.
1.3.5.2. Đường vào tĩnh mạch nền
Ưu điểm:


7

- Ít xâm lấn hơn, về kỹ thuật xác định bộc lộ tĩnh mạch nền dễ hơn.
Nhược điểm:
- Dây truyền có thể lên theo tĩnh mạch cảnh trong hướng lên cổ gây đau
đầu cho bệnh nhân nên sau khi đặt xong dây truyền có thể phải kiểm tra bằng
điện quang (C-Arm) hoặc theo dõi thay đổi điện tâm đồ.
- Với những trường hợp tĩnh mạch nền hoặc biến đổi giải phẫu không
có tĩnh mạch nền ở rãnh delta ngực thì không thể thực hiện được.
- Vị trí đặt buồng truyền ở gần đường vào tĩnh mạch, làm tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn.
1.3.5.3. Đường vào tĩnh mạch dưới đòn
Ưu điểm:
- Tĩnh mạch dưới đòn gần tim, kích thước lớn.
- Về mặt giải phẫu, tĩnh mạch dưới đòn nằm nông hơn động mạch dưới
đòn, được ngăn cách với động mạch dưới đòn bởi cơ bậc thang trước, đồng
thời không nằm trong một bao xơ như bó mạch cảnh trong, nên tỷ lệ xảy ra tai
biến tổn thương động mạch đi kèm trong khi tiến hành thủ thuật thấp hơn so
với đường vào là tĩnh mạch cảnh trong.
- Vị trí đặt buồng tiêm truyền ở trước cơ ngực lớn, thuận lợi cho việc
chăm sóc và vệ sinh.

Nhược điểm:
- Khó khăn khi chọc mạch, có tràn máu, tràn khí màng phổi.
- Dây truyền có thể lên theo tĩnh mạch cảnh trong hướng lên cổ gây đau
đầu cho bệnh nhân nên sau khi đặt xong dây truyền có thể phải kiểm tra bằng
điện quang (C-Arm) hoặc theo dõi thay đổi điện tâm đồ.
- Vị trí đặt buồng truyền ở gần đường vào tĩnh mạch, làm tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn.
1.3.6. Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc buồng truyền trong quá trình
sử dụng


8

- Chỉ nên dùng kim Huber để chọc vào Buồng tiêm tĩnh mạch (Kim
Jetcan™).
- Chỉ sử dụng ống tiêm tối thiểu 10cc trở lên. Không nên bơm với áp
lực mạnh khi tiêm truyền.
- Bảo đảm nguyên tắc vô trùng khi làm thủ thuật.
- Để tránh nguy cơ rút phải không khí, không nên để kim Huber tiếp
xúc trực tiếp với không khí.
- Nếu buồng tiêm không được sử dụng trong một khoảng thời gian dài.
Mỗi 4 tuần, chúng tôi khuyên nên bơm vào buồng tiêm khoảng 10cc nữớc
muối sinh lý và sau đó bơm khoảng 3cc Heparin pha loãng trong nữớc muối
sinh lý (1000 I.U Heparin trong 10cc nữớc muối sinh lý) để ngừa huyết khối.
1.4. Kỹ thuật truyền hóa chất qua buồng tiêm truyền
1.4.1. Chuẩn bị
- Khám da bệnh nhân vùng đặt buồng tiêm để phát hiện các triệu chứng:
đỏ, sưng phù hoặc tiết dịch.
- Dùng 03 ngón tay: cái, trỏ và ngón giữa để xác định buồng tiêm.
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để tiêm thuốc hoặc truyền dịch. Chỉ sử

dụng kim Huber (Kim Jetcan™) với chiều dài tương thích với loại buồng tiêm
và bệnh nhân. Dùng ống tiêm tối thiểu 10 cc để chọc vào buồng tiêm.
(Thông tin về kim Huber (Kim Jetcan™): phần Phụ Lục C).
- Rửa và tiệt trùng hai tay.
- Đeo găng.
1.4.2. Chuẩn bị cho bệnh nhân
- Dùng gòn vô trùng để sát trùng da theo hình vòng tròn từ trong ra
ngoài. Chờ cho thuốc sát trùng có tác dụng.
- Che phủ vùng da làm thủ thuật bằng khăn vô trùng.
- Dùng 03 ngón tay để xác định vị trí buồng tiêm.
- Bơm kim Huber bắng nữớc muối sinh lý để đẩy tất cả không khí ra
ngoài.
1.4.3. Pha thuốc


9

- Đâm kim Huber (Kim Jetcan™). Tốt nhất nên giữ buồng tiêm giữa hai
ngón tay Trỏ và Giữa. Giữ Kim Huber bằng 02 cánh, từ từ đâm kim qua da
xuyên qua màng Silicone cho đến khi chạm đáy buồng tiêm. Hơi rút nhẹ kim
Huber. Bảo bệnh nhân ngồi hoặc nằm yên, thở đều.
- Bơm khoảng 10cc nữớc muối sinh lý để kiểm tra hệ thống buồng tiêm
có thông hay không.
- Cố định kim Huber (Kim Jetcan™). Hai cánh của kim nên tiệt trùng
bằng que gòn. Và kim có thể cố định bằng bằng dán tiệt trùng.
- Tiêm thuốc, truyền dịch hoặc lấy máu. Nếu truyền hoặc tiêm trên hai
loại thuốc trong một lần. Buồng tiêm nên được bơm vào bằng 10cc nữớc
muối sinh lý trước khi dùng loại thuốc thứ 2. Nếu hai loại thuốc sử dụng cùng
lúc mà không bơm nữớc muối sinh lý chúng có thể tương tác với nhau và có
thể sinh ra các thành phần hóa học bất thường.

- Sau khi tiêm, truyền hoặc lấy máu xong: Bơm thêm vào buồng tiêm
30cc nữớc muối sinh lý để làm sạch, thông buồng tiêm.
- Sau cùng tiêm vào hệ thống buồng tiêm tĩnh mạch 3cc dung dịch
Heparin pha loãng trong nữớc muối sinh lý (1000 I.U Heparin trong 10cc
nữớc muối sinh lý) để phòng ngừa tắc do huyết khối.
1.4.4. Sau khi tiêm hoặc truyền dịch
- Gở bỏ băng dán.
- Rút kim Huber.
- Giữ buồng tiêm bằng hai ngón tay. Rút kim Huber (Kim Jetcan™)
trong khi vẫn duy trì áp lực bơm vào buồng tiêm để tránh việc hút ngược máu
vào catheter (dể gây tắc catheter). Nên khuyên bệnh nhân hít thở nhẹ nhàng
và thở sâu trong khi rút kim.
- Sát trùng da và dán băng dán.
- Ghi chú các thông tin bệnh nhân vào thẻ bệnh nhân.
1.4.5. Các nguyên nhân có thể gặp khi không thể tiêm nữớc muối sinh lý
vào buồng tiêm


10

- Kim Huber (Kim Jetcan™) chưa đâm hết vào trong buồng tiêm và hãy
còn trong lớp màng Silicone. Xử lý: Đẩy tiếp kim qua khỏi màng Silisone cho
đến khi chạm đáy buồng tiêm.
- Có sự tắc nghẽn của hệ thống buồng tiêm. Nếu sự tắc nghẽn do cục
huyết khối thì có thể giải quyết bằng thuốc bởi sự chỉ định của bác sĩ.
- Sưng phồng xảy ra chung quanh vùng buồng tiêm trong khi tiêm nữớc
muối sinh lý. Lý do là kim có thể đâm vào bên cạnh buồng tiêm. Xử trí: sử
dụng một cây kim Huber mới để đâm lại vào buồng tiêm.
1.5. Thoát mạch do hóa chất
1.5.1. Định nghĩa và phân loại

- Thoát mạch là sự rò hoặc xâm nhập của thuốc vào tổ chức xung
quanh. Trong lĩnh vực ung thư, thoát mạch được hiểu là sự rò rỉ không mong
muốn của hóa chất điều trị vào tổ chức dưới da xung quanh đường vào (tĩnh
mạch hoặc động mạch) [11].
- Thoát mạch do hóa chất là một biến chứng nặng nề của truyền hóa chất.
- Các thuốc hóa trị có thể phân loại dựa mức độ nghiêm trọng gây hoại
tử khi thoát mạch thành 3 nhóm [12]:


Nhóm chất không phỏng: ít gây tổn thương nhất.



Nhóm chất gây kích thích: gây viêm hoặc đau tại vị trí thoát mạch.



Nhóm gây phỏng: khi thoát mạch có thể gây hoại tử mô hoặc lột da.

Bảng 1.1: Phân loại các hóa trị điều trị ung thư theo mức độ nghiệm
trọng khi thoát mạch [11]
Nhóm chất gây phỏng
1. Các thuốc không gắn
DNA
- Doxorubicin
- Epirubicin
2. Các thuốc gắn DNA
- Vinorelbine

Chất gây kích thích

1. Fluorouracil

Chất không gây phỏng
1. Gemcitabine

2. Etoposid

2. Bleomycin

3. Carboplatin

3. Cyclophosphamid
e

4. Irinotecan


11

3. Các tanaxes
- Docetaxel
- Paclitaxel

4. Methotrexate
5. Oxaliplatin
5. Pemetrexed
6. Ifosfamide
6. Rituximab
7. Trastuzumab


1.5.2. Triệu chứng lâm sàng và phân loại mức độ nặng
1.5.2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Thoát mạch do hóa chất được biểu hiện bằng một loạt các triệu
chứng có thể nhẹ và có thể xuất hiện dưới dạng đau rát cấp tính, sưng, tại vị
trí tiêm truyền. Các triệu chứng khác nhau tùy theo số lượng và nồng độ của
thuốc ngoại mạch. Đau và ban đỏ, cứng và đổi màu da tiến triển trong vài
ngày và vài tuần, và có thể tiến triển thành hình thành mụn nữớc. Vết rộp hình
thành hoặc hoại tử có thể dẫn đến xâm lấn và phá hủy các cấu trúc sâu hơn
[13], [14], [15], [16]. Tổn thương có thể đạt đến gân, dây thần kinh và khớp
[17] tùy thuộc vào vị trí của tĩnh mạch nơi xảy ra thoát mạch.
1.5.2.2. Phân loại mức độ nặng
- Theo Tiêu chuẩn phân loại tác dụng phụ (CTCAE) của Hoa Kỳ, thoát
mạch có thể được chia thành bốn cấp từ cấp 2, được biểu hiện bằng ban đỏ
với phù nề, đau, cứng và viêm tĩnh mạch, đến cấp 5 là tử vong [18].
Bảng 1.2: Phân độ thoát mạch theo CTCAE
Tên biến
chứng
Thoát mạch

1

2

Cấp độ
3

-

Ban đỏ với các


Loét hoặc hoại

Hậu quả đe

triệu chứng liên

tử; tổn thương

dọa tính

quan (phù, đau,

mô nghiêm

mạng; can

cứng, viêm tĩnh

trọng; can thiệp

thiệp khẩn

4

5
Tử
vong


12


mạch,..)

phẫu thuật

cấp được chỉ

được chỉ định

định

1.5.3. Một số khuyến cáo nhằm phòng ngừa biến chứng thoát mạch
- Vị trí đường vào: xác định vị trí thích hợp nhất. Nếu tìm đường vào
tĩnh mạch ngoại vi khó khăn, việc sử dụng tĩnh mạch trung tâm thay thế cần
được xem xét [11].
- Buồng tiêm truyền dưới da làm giảm nhưng không loại trừ được biến
chứng thoát mạch [19]. Tỷ lệ gặp biến chứng thoát mạch trong nhóm bệnh
nhân sử dụng buồng tiêm truyền theo các nghiên cứu khác nhau là 0.24 –
0.43% [20], [21]. Trong đó tỷ lệ này ở đường truyền tĩnh mạch ngoại vi thay
đổi từ 0.01 – 6% [22], [23]. Các chuyên gia ung thư khuyên sử dụng buồng
tiêm truyền vì ngăn chặn được tác dụng xơ hóa của các loại thuốc hóa trị liệu
trên tĩnh mạch ngoại vi [19].
1.6. Lợi ích và hạn chế của phương pháp truyền hóa chất bằng buồng
tiêm truyền
1.6.1. Lợi ích
- Tiện lợi tuyệt đối: Chỉ cần một kim truyền duy nhất qua da bệnh
nhân và được dùng cho tất cả các mục đích truyền dịch (kể cả truyền hồng
cầu và tiểu cầu khi cần thiết mà không phải dùng một đường truyền khác như
tĩnh mạch ngoại vi). Khi đặt ven ngoại vi, có thể phải dùng nhiều kim để có
thể tìm được ven tốt nhất, mất thời gian công sức và gây cho bệnh nhân sự

đau đớn, đặc biệt là khi bệnh nhân có tổn thương do những lần truyền hóa
chất gây bỏng da và khó lấy ven.
- Giảm thiểu nguy cơ “thoát mạch”: Khi dùng ven ngoại vi, thường
xuyên có tình trạng thoát mạch xảy ra do vỡ ven, chệch kim, gây đau nhức,
sưng nề, cháy da do hóa chất thoát ra ngoài lòng mạch


13

- Dễ dàng tắm rửa, vệ sinh, bơi lội…: Khi buồng tiêm truyền đã được
đặt thành công, da bề mặt đã liền hẳn thì bệnh nhân có thể dễ dàng tắm rửa,
vệ sinh vùng da đặt buồng tiêm truyền mà không sợ nhiễm trùng do vết mổ
khá nhỏ, buồng tiêm truyền chỉ gồ nhẹ trên da, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
1.6.2. Hạn chế
- Nguy cơ xảy ra trong quá trình đặt: Bất kỳ phẫu thuật nào đều có
nguy cơ nhiễm trùng. Ít phổ biến hơn là chảy máu (đặc biệt khi đặt vào tĩnh
mạch dưới đòn, tràn khí màng phổi (do chọc dò vào đỉnh phổi)
- Nhiễm trùng (sau khi đặt): Thường nhiễm trùng tại chỗ gây sưng mủ,
nề đỏ vùng da, đôi khi có trường hợp vi khuẩn xâm nhập qua đó đi thẳng vào
mạch máu gây nhiễm trùng huyết. Đây là một biến chứng nặng nề cho bệnh
nhân, đôi khi phải tháo bỏ buồng truyền, đặt lại khi thuận tiện
- Huyết khối: Có thể có huyết khối tại chỗ gây nên tắc buồng truyền
(xảy ra khi không bơm rửa thường xuyên bằng dung dịch có pha chất chống
đông). Huyết khối có thể phát triển gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển vào
buồng tim, xuống tay hoặc chân (biểu hiện đau thắt ngực hoặc phù chi). Theo
nghiên cứu thì có từ 12 đến 64% số bệnh nhân đặt buồng truyền có huyết
khối, tuy nhiên hậu quả đa phần thường chỉ gây tắc kim truyền.
- Tác nhân cơ học tác động vào vị trí da có buồng tiêm truyền gây
hỏng buồng truyền do bệnh nhân bị tai nạn hoặc bị đánh.
- Khó vận động: Mặc dù việc tắm và bơi lội vẫn không bị ảnh hưởng,

tuy nhiên với những hoạt động vận động phần trên cơ thể vẫn làm nhiều bệnh
nhân cảm thấy khó khăn cho tới khi tháo buồng truyền ra.
- Sẹo: Vì cần phải rạch da để đặt buồng truyền nên thường sẽ để lại
một vết sẹo nhỏ trên ngực bệnh nhân.
1.7. Các biến chứng do buồng tiêm truyền và cách xử trí
1.7.1. Tai biến trong quá trình đặt


14

- Chảy máu: Tìm điểm chảy máu, cầm máu bằng dao điện hoặc thắt
mạch [8].
- Tràn khí màng phổi: Kiểm tra bằng nghe phổi, chụp X-quang phổi,
dẫn lưu khí, hút liên tục[8], [21].
- Tràn máu màng phổi: Kiểm tra bằng nghe phổi, chụp X-quang phổi,
dẫn lưu màng phổi kết hợp chống đông đường tĩnh mạch.
- Tụt catheter vào tĩnh mạch: Cần chụp X-quang để xác định. Sau đó
dùng thông tim dưới màn huỳnh quang tăng sáng gắp catheter ra [24].
1.7.2. Biến chứng trong quá trình sử dụng
- Bệnh nhân có thể có cảm giác đau, ngứa, hoặc vướng vị trí đặt buồng
tiêm truyền [24].
- Nhiễm trùng: Tại da vùng đặt buồng, tại buồng tiêm truyền hoặc
nhiễm trùng máu. Chẩn đoán xác định bằng cấy máu tại buồng tiêm truyền và
cấy máu ngoại vi. Điều trị: nhẹ thì sát khuẩn, điều trị kháng sinh, nặng thì
phải tháo bỏ buồng truyền, điều trị như các nhiễm khuẩn vết mổ khác[8],
[21], [24].
- Tắc catheter: Có thể do catheter bị đè, gấp khúc, do cục máu đông,
do kết tủa của thuốc.
- Huyết khối tắc đường truyền: Tuyệt đối không được thông bằng cách
bơm nếu biết đường truyền để lâu và tắc bởi vì sẽ đẩy huyết khối vào tĩnh

mạch. Lúc này cần mở đường truyền ra làm lại [21], [24].
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Thuốc chống đông tĩnh mạch, lấy bỏ hệ
thống buồng truyền.
- Di lệch buồng truyền: Nguyên nhân có thể do tác động từ bên ngoài,
có thể gây thoát hóa chất, xử trí bằng đặt lại buồng truyền.


15


×