Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

ĐẶC điểm DỊCH tễ học, lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và NGUYÊN NHÂN gây CO GIẬT DO sốt CAO đơn THUẦN tại BỆNH VIỆN TRẺ EM hải PHÒNG từ 01022018 đến 01022019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

ĐOÀN THỊ LINH

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
NGUYÊN NHÂN GÂY CO GIẬT DO SỐT CAO ĐƠN THUẦN
TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG
Từ 01/02/2018 đến 01/02/2019.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hải phòng 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

ĐOÀN THỊ LINH

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
NGUYÊN NHÂN GÂY CO GIẬT DO SỐT CAO ĐƠN THUẦN
TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG
Từ 01/02/2018 đến 01/02/2019.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng
2. Thạc Sĩ.Phạm Bích Ngọc

Hải phòng 2019


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1 - TỔNG QUAN

2

1.1.

Các định nghĩa và thuật ngữ

2

1.2.

Lịch sử nghiên cứu co giật do sốt

3

1.3.


Dịch tễ học co giật do sốt ở trẻ em

4

1.4.

Lâm sàng, cận lâm sàng .

6

1.5.

Sinh lý bệnh co giật do sốt. 

9

1.6.

Các nguyên nhân trực tiếp gây sốt

10

1.7. Điều trị và tiên lượng co giật do sốt cao đơn thuần

10

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13


2.1.

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cúu

13

2.2.

Phương pháp nghiên cứu

13

2.3. Nội dung nghiên cứu

14

2.4. Thu thập và xử lý số liệu

15

2.5. Biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá

15

2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

16

Chương 3 - KẾT QUẢ


17

3.1 Đặc điểm chung của trẻ co giật do sốt cao đơn thuần .

17

3.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

24

Chương 4, BÀN LUẬN

33

4.1. Đặc điểm chung của trẻ co giật do sốt cao đơn thuần.

26

4.2. Đặc điểm cơn co giật.

28

4.3. Đặc điểm sốt.

29

4.5. Các yếu tố liên quan.

31


4.6.Các bệnh lý mắc kèm gây sốt

33

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.
EDTA

Ethylenediaminetetra acetic acid.

GAB

Gamma aminobutyric acid.

GH :

Growth hormone.

IGF-

Insulin-like Growth Factor -1

IMCI

Intergrated management of chilhood illness


:
A:

1:
:
CGD

co giật do sốt.

CRP:

(Creaction protein): protein C phản ứng

CS:

Cộng sự

NMD

N-methyl-D aspartate.

ĐNĐ:

Điện não đồ

SD:

(Standard deviation): Độ lệch chuẩn


EEG:

electroencephalograph

X:

Trung bình cộng

S:

A:


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các tiêu chuẩn phân biệt co giật do sốt đơn thuần với co giật do sốt
phức tạp

13

Bảng 3.2 Phân bố trẻ co giật do sốt cao đơn thuần theo tuổi .

23

Bảng 3. 3. Phân bố trẻ co giật do sốt theo số cơn giật

25

Bảng 3.4. Phân bố tái phát cơn CGDS theo tuổi.

26


Bảng 3.5. Phân bố trẻ theo thời gian từ khi sốt đến khi co giật

38

Bảng 3.6.Tình trạng ý thức trẻ sau cơn giật

40

Bảng 3.7.Phân bố trẻ theo thời gian cơn co giật

40

Bảng 3.8. Phân bố trẻ Thân nhiệt lúc co giật:

41

Bảng 3.9. Phân bố số ngày sốt trong đợt vào viện của trẻ

41

Bảng 3.10.Phân bố trẻ co giật do sốt theo nguyên nhân

41

Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan CGDS

42



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.

Hình 3. 1. Phân bố trẻ co giật do sốt theo tháng vào viện trong 1 năm.

23

Hình 3. 2. Phân bố trẻ co giật theo giới tính

24

Hình 3.3. Phân bố trẻ co giật do sốt theo địa dư

25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Co giật do sốt (CGDS) cao đơn thuần là tình trạng cấp cứu khá phổ biến
ở trẻ em, chiếm đến 2/3 số trẻ bị co giật, là một hiện tượng co giật xảy ra ở trẻ
nhỏ, thường là lứa tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi, kết hợp với sốt nhưng không do
nhiễm khuẩn nội sọ hoặc do một nguyên nhân khác”[19].
Nguyên nhân gây sốt chủ yếu là do nhiễm trùng đường hô hấp trên,
nhiễm trùng đường tiêu hóa…. Bệnh có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ
như: tiền sử co giật của gia đình tiền sử sản khoa tiền sử phát triển tâm thần
vận động và một số yếu tố làm dễ xuất hiện cơn co giật do sốt: tuổi, cơn sốt,
căn nguyên của sốt[5].
Ở Việt Nam nói chung số trẻ bị co giật do sốt gặp khoảng 3% số trẻ dưới
5 tuổi. Theo tác giả Lê Thiện Thuyết (2003) có 3,16% trẻ <15 tuổi bị co giật

do sốt [8]. Nguyễn Thị Thu (2013) tỷ lệ co giật do sốt xảy ra chủ yếu dưới 24
tháng chiếm 78,5% [9].
Các nguyên cứu về giật do sốt cao đơn thuần đã được tiến hành ở một số
bệnh viện trong nước. Vậy đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của co giật do sốt
cao đơn thuần ở trẻ em vào điều trị tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng trong
năm qua như thế nào, các nguyên nhân và một số yếu tố liên quan ra sao là
những câu hỏi rất cần có lời giải đáp. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài này
nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của co giật do sốt cao đơn thuần ở
trẻ em vào điều trị tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng trong1 năm từ tháng
2 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019.


2

2. Xác định nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến co giật do sốt
cao đơn thuần ở những bệnh nhân trên.

Chương 1 - TỔNG QUAN
1.1. Các định nghĩa và thuật ngữ
1.1.1. Sốt
Mặc dù các ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng định nghía sau đây
về sốt được hầu hết các tác giả chấp nhận: “Sốt là hiện tượng tăng nhiẹt độ cơ
thể khi nhiệt độ đo ở hậu môn trên 37,8°C (ở trẻ bú mẹ) hoặc trên 38°C (ở trẻ
lớn hơn) trong điều kiện cơ thể nghỉ ngơi - do hậu quả của sự rôi loạn trung
tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi làm tăng ngưỡng thân nhiệt. [2]
Gần đây, để cho tuyến y tế ca sở tránh bỏ sót những trường hợp bệnh rất
nặng có sốt, chương trình xử trí lồng ghép trẻ bệnh (IMCI: Intergra ^
management of chilhood illness) của tổ chức Y Tê Thế Giới quy định “Gọi là
sốt khi nđộ cặp ờ nách (chưa cộng thêm 0,5°C) là từ 37,5°c trở lên hoặc khi

sờ ở bụng hoặc sờ ở nách trẻ ta thấy nóng hơn bình thường hoặc trong bệnh
sử gia đình khai trẻ có sốt”[37].
1.1.2. Co giật
Co giật là những cơn co cơ kịch phát hoặc nhịp điệu và tùng hồi, biểu
hiện bằng những cơn co cứng hoặc những cơn co giật hay co cứng - co giật do
nguyên nhân từ động kinh hoặc do các nguyên nhân khác [1],.
Co giật là hậu quả biểu hiện của một tình trạng phóng xung điện bất
thưòng, không tự ý, quá mức, đồng thời cùa một quần thể những tế bào thần
kỉnh ở não.


3

1.1.3. Co giật do sốt
Tháng 5 năm 1980, Viện Quốc Gia Sức Khỏe Hoa Kỳ đã tổ chức một
cuộc hội thảo và nhất trí định nghĩa: “Co giật do sốt là một hiện tượng co giật
xảy ra ở trẻ nhỏ, thường là lứa tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi, kết hợp với sốt
nhưng không do nhiễm khuẩn nội sọ hoặc do một nguyên nhân khác” [19].


4

1.1.4. Đợt co giật do sốt
Là khoảng thời gian được tính từ lúc khới phát của bệnh có sốt cho đến
lúc kết thúc bệnh ấy mà trong thời gian đó có cơn co giật do sôt. Trong một
đợt co giật do sốt có thế có một hoặc nhiều cơn co giật [16].
1.1.5. Co giật do sốt đơn thuần và co giật do sốt phức tạp
Cách phân loại co giật do sốt của các tác giả ở Việt Nam chưa thông
nhất:Theo Lê Đức Hinh [3], phân co giật do sốt thành:
* Co giật do sốt đơn thuần hoặc co giật do sôt không có biến chứng

- Xảy ra ở các trẻ phát triển bình thường.
- Các cơn thường ngắn.
- Không xảy ra nhiều lần trong ngày.
- Sau cơn trẻ không có triệu chứng thần kinh bất thường nào.
* Co giật do sốt có biến chứng là co giật do sốt mà:
- Xảy ra cục bộ hoặc thiên về một bên.
- Các cơn kéo dài.
- Xảy ra nhiều lần trong ngày.
- Có triệu chứng thần kinh bất thường sau khi đã hết cơn giật.


5

1.2.Lịch sử nghiên cứu co giật do sốt
Co giật do sốt cùng dà dirợc dè cập dến trong y văn của người Babylon
từ năm 2080 Trước Công Nguyên. Hypocrates cùng đã mô tà rõ ràng hội
chứng này trong tụp sách cùa mình và nhấn mạnh: “Co giật sẵn sàng xảy ra ở
trẻ em dirới 7 tuổi nếu có hiện diện mộtbệnh sốt cấp tính, không xảy ra ờ trổ
lớn và người lớn” [10], [21].
Năm 1929, Berger phát minh ra máy đo điện não đồ, đã mở đường cho
những nghiên cứu sinh lý điện học. Albert và Ellen Grass đã đưa ra thị trường
chiêc máy đo điện não có bộ phận khuyếch đại đầu tiên, giúp cho các thây
thuôc thực hành hàng ngày cũng có thể trực tiếp ghi điện não cho bệnh nhân.
Chính việc ghi hoạt động điện não đã trở thành một chìa khóa chẩn đoán động
kinh [4].
Năm 1949 Lennox đã có bài viết đầu tiên về lâm sàng, điện não đồ và
tiến triển của co giật do sốt. Sau đó, nhiều bài báo về co giật do sốt tiếp tục
xuất hiện, song vào thời đó người ta cho rằng co giật do sốt có thể là một triệu
chứng của nhiễm trùng nội sọ [4].
Năm 1973, M.Lennox - Buchtal đã viết cuốn “Co giật do sốt - sự đánh

giá lại”, trong đó đề nghị điều trị dự phòng co giật do sốt liên tục bằng
Phénobarbital. Tác giả này cho rằng co giật do sốt có thể gây thương tổn não
vĩnh viễn và nên điều trị dự phòng liên tục bằng Phénobarbital [21] Tuy nhiên
theo một số tác giả Phénobarbital lại có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy nhiều
nghiên cứu sau đó đã đi vào hướng tìm biện pháp thay thế [25].
Tháng 5 năm 1980, một cuộc hội thảo để thống nhất về co giật do sốt đã
được tổ chức tại Viện Quốc Gia Sức Khỏe Hoa Kỳ. Hội thảo đã bàn đến nhiều
vấn đề: định nghĩa, các yếu tố nguy cơ, tiến triển cũng như biện pháp điều trị


6

dự phòng. Từ đó, người ta bắt đầu chú ý đến tác dụng phụ của thuốc kháng
động kinh khi dược dùng liên tục ở trẻ bị co giật do sốt để dự phòng tái phát
và dã đưa ra các chỉ định cụ thể hơn [5].
Tại Châu Á, trong các hội nghị về thần kinh Nhi khoa, vấn để co giật
do sốt cũng đã được bàn luận rất nhiều [19].
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu vê co giật do sốt,
điện não đồ trong co giật do sốt như: Nguyễn Đình Thoại, Nguyên Bùi Bình,
Phạm Thị Lệ Quyên và Nguyễn Văn Thắng [10, 5] [6].
1.3.Dịch tễ học co giật do sốt ở trẻ em
1.3.1. Tần suất mắc bệnh
Tần suất của co giật do sổt thay đổi tùy theo tác giả, tùy theo địa điểm
nghiên cứu và lứa tuổi, nhưng nói chung là khá cao.
Theo thống kê của một sổ tác giả ở Mỹ và Châu Âu, có từ 2- 5% trẻ em
dưới 5 tuổi bị co giật do sốt ít nhất một lần [15, 35, 29].
- Theo Sheila J. Wallace [22]:
+ Tẩn suất co giật do sốt nói chung cho mọi trẻ em là 3%.
+ Tần suất co giật do sốt ở các trẻ mà có anh chị em cũng bị co giật do sốt là
14%.

+ Tần suất bị co giật do sốt ở các trẻ mà có cha hay mẹ cũng bị co giật do sốt
là 10-12%.
+ Tần suất bị co giật do sốt ở các trẻ mà có cha hay mẹ bị động kinh là 5%.


7

- Theo Lê Đức Hinh và cộng sự (1994) thì tỷ lệ co giật do sốt là 3% tính cho
đến 5 tuổi [3].
1.3.2. Giới
Theo Gattoo I và cộng sự (2015) tỳ lệ nam/nữ là 1,63/1 [35]. Theo tác
già Ganesh R (2008) thì tỷ lệ nam/nữ là 1/0,52 [29].
Theo Phạm Thị Lệ Quyên và Nguyễn Văn Thắng (2006) trẻ nam mắc
bệnh nhiêu hon trẻ nữ (1,74/1), theo Nguyễn Đình Thoại (2000) tỷ lệ nam/nữ
là 1,84/1 [6, 5].
1.3.3. Tuổi
Co giật do sốt có liên quan rõ rệt với tuổi, hầu hết co giật do sốt xảy ra ờ
trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, tỷ lệ cao nhất ở nhóm 18 tháng tuổi. Có 6- 15%
trường họp co giật do sốt xảy ra sau 4 tuổi và rất hiếm xảy ra sau 6 tuổi [3].
Ở Việt Nam theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thoại (2000) cho
thấy co giật do sốt gặp ở trẻ dưới 3 tuổi (93,75%) tỷ lệ cao nhất ờ nhóm 1224 tháng(49,43%). Tuổi khởi phát trung bình là 18,43 tháng [5].
Cao Xuân Đĩnh (2007) nghiên cứu trên 328 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ trẻ
bị co giật ở nhóm tuổi dưới 36 tháng là 70,43%, chủ yếu ở nhóm 12- 24 tháng
(46,65%). Tuổi khởi phát trung bình là 16,68 tháng [8].
Tuổi khởi phát cũng liên quan đến mức độ nặng nhẹ của cơn giật [8].
Tỷ lệ co giật nặng chiếm 30% ờ nhóm tuổi từ 3- 13 tháng, 15% từ 14- 18
tháng và 9% ở nhóm trên 3 tuổi [8].
1.3.4. Thời gian mắc bệnh trong năm



8

Co giật do sốt cao đơn thuần xảy ra trong bệnh cảnh gây nên sốt, có thể gây ra
theo mùa.
Ở Nhật Bản, một nghiên cứu về co giật do sốt cho thấy hai đỉnh của tỷ lệ
mắc, tháng 11 đến tháng 1 và tháng 6 đến tháng 8, tương ứng với các đỉnh
nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường tiêu hóa[17].
Một nghiên cứu được thực hiện ở Ý, đã xem xét 188 co giật do sốt lần đầu,
cho thấy có sự gia tăng đáng kể về co giật do sốt từ 6 giờ chiều đến 11:59 tối
và cao điểm theo mùa vào tháng 1[26]. Đã được nhiều các nghiên cứu đã ủng
hộ kết luận rằng co giật do sốt có cực đại vào mùa đông và cuối mùa hè[39],
[32]
1.4. Lâm sàng, cận lâm sàng .
1.4.1. Lâm sàng
*Đặc điểm cơn sốt
Cơn sốt là yếu tố quyết định của co giật do sốt, theo nghiên cứu của
Nguyễn Đình Thoại (2000) cho thấy 46,77% trẻ co giật khi nhiệt độ cơ thể
39-

40°c và 30,04 % trẻ co giật khi thân nhiệt 40 - 41°c, nhiệt độ dưới 39°c

chỉ chiếm 19,77% [5].
Theo Cao Xuân Đĩnh (2007) thân nhiệt trung bình khi xuẩn hiện co giật
là 39,25°c. Co giật chiếm tỷ lệ nhiều nhất ờ mức thân nhiệt từ 39 - 40°c, thân
nhiệt dưới 39°c là 22,26 % và mức thân nhiệt trên 40°c là 5,79 % [8].
Thời gian từ khi sốt tới khi co giật: cơn co giật thường xuất hiện sớm
trong ngày đầu của sốt. Theo Nguyễn Đình Thoại (2000) tỷ lệ cơn giật xuất


9


Co giật do sốt chiếm 1,69% sổ trê vào viện và 1,93% bệnh nhi trong độ
tuôi 1 tháng đốn 5 tuổi, chiếm 40,36% tổng số các nguyên nhân gây co giật
thường gặp ỡ trẻ 1 tháng dến 5 tuổi và 18,11% trẻ 1 tháng đến 15 tuổi[6].
* Đặc điểm cơn co giật sốt cao đơn thuần
Cơn giật thường xuất hiện đột ngột, không có tiên triệu, thương xay ra
lúc thân nhiệt đang tăng, đặc biệt lúc tăng đột ngột, co giật cũng co the xuat
hiện lúc thân nhiệt đang giảm, một số trường hợp xuât hiện ờ nhiẹt đọ thap
hơn nhiệt độ ban đầu [28].
Co giật xảy ra sớm trong đợt sốt, thường là co giật toàn thể, dưới dạng
cơn co cứng, trương lực hoặc cơn rung giật hoặc co cứng - co giật [8].
Cơn co giật thường ngắn, khoảng 1- 2 phút, có trường hợp chỉ 10 giây, ít
khi co giật kéo dài trên 10 phút. [8].
Theo nghiên cửu của Nguyễn Đình Thoại (2000) cơn co giật ngắn dưới 5
phút chiếm tỷ lệ 82,89%[5].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bùi Bình (2001) cho thấy trong cơn co giật
trẻ có thể tăng tiết đờm dãi, tím môi và ít gặp đại tiểu tiện không tự chủ, mất ý
thức hoặc ngừng thở. Sau cơn co giật trẻ tỉnh, một số ít lú lẫn, ngủ nhưng
đánh thức dậy thì trẻ tỉnh hoàn toàn [10].
Cơn co giật do sốt đầu tiên có vai trò quan trọng trong tiên lượng nếu
cơn co giật lần đầu xuất hiện sớm, thời gian cơn giật kéo dài thì nguy cơ tái
phát, chuyển thành cơn động kinh sẽ tăng lên, đặc biệt khi bệnh nhân có tiền
sử gia đình có người động kinh hoặc tiền sử bẩt thường lúc sinh [38, 18] 


10

Trong một đợt co giật do sốt, trẻ có thể bị một hoặc nhiều cơn co giật.
Theo nghiên cứu của Cao Xuân Đĩnh (2007) khoảng trên 60% trẻ có trong đợt
co giật do sốt, khoảng 30% trẻ có 2 cơn co giật trong đợt [8].



11

1.4.2. Cận lâm sàng
Đến nay chưa có một xét nghiệm đặc hiệu nào cho chẩn đoán co giật do
sốt, các xét nghiệm chủ yếu là để định hướng và loại trừ giúp tìm nguyên
nhân gây sốt. Vì vậy các xét nghiệm liên quan đến sốt cũng như xác định
nguyên nhân gây co giật phải được đặt lên hàng đầu [10, 8].
+ Tổng phân tích tế bào máu.: Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh
nhân thông qua số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
+ Trẻ thiếu máu khi : Hb< 110g/l
Mức độ thiếu máu:
● Nhẹ 90 < Hb <110 g/l; vừa 60 < Hb < 90 g/l;
● nặng 30 < Hb < 60 g/l; rất nặng Hb <30 g/l
+ Sinh hóa máu:
+ Đường máu: thường cao do tăng phân hủy colagen dưới ảnh hưởng của sự
giải phỏng adrenergic, đồng thời có thể loại trừ nguyên nhân co giật do hạ
đường huyết..
+ CRP: đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn.
+ Điện giải đồ, calci ion: đánh giá loại trừ co giật do nguyên nhân rối loạn
điện giải.
+ Các xét nghiệm định hướng nguyên nhân khác:
+ Dịch não tủy: Chọc dịch não tuỷ khi nghi ngờ viêm não, viêm màng não:
làm xét nghiệm sinh hóa, tể bào, vi sinh. Nhằm xác định các nhiễm khuẩn


12

thần kinh vì co giật kết hợp với sốt có thể là biểu hiện đầu tiên của một

nhiễm khuẩn thần kinh.
+ Điện não đồ: Điện não đồ trước đây thường được dùng để đánh giá khả
năng tải phát hay tiến triển thành động kinh của co giật do sốt. Tuy nhiên
gần đây một só nghiên cứu đã chỉ ra rằng điện não đồ trong đợt co giật do
sốt không giúp ích nhiều cho tiên lượng và có thể gây nhầm lẫn. Vì vậy
các tác giả khuyên không nên dùng điện não đồ để quyết định điều trị dự
phòng hay không.
+ CT-Scanner, MRI: Xét nghiệm này thường được chi định trong trường hợp
bệnh nhân có triệu chứng thần kinh như liệt khu trú, tăng áp lực nội sọ
nghi ngờ có khối choáng chỗ, dùng để loại trừ nguyên nhân gây co giật.
1.5.Sinh lý bệnh co giật do sốt. 
Bảng 1.1. Các tiêu chuẩn phân biệt co giật do sốt
Co giật do sốt

Co giật do sốt phức

đơn thuần

tạp

Đặc điểm
Tuôi măc bệnh

6 tháng - 5 tuổi

Bất kỳ

Thân nhiệt

Trên 39°c


Dưới 39°c

Tính chất co giật

Lan tỏa

Lan tỏa hoặc khu trú

Thời gian co giật

Ngắn, dưới 10 phút

Dài, trên 20 phút

Tần số co giật

ít, 2-4 lần

Tái diễn nhiều lần

Yểu tổ gia đình

Không

Có người động kinh

Nước não tùy

Bình thường


Biến đổi

Điện não đồ ngoài cơn

Bình thường

Có biến đổi


13

Theo Viện quốc gia về sức khỏe Hoa Kỳ (1980) đã định nghĩa [19]:
- Co giật do sốt phức tạp là co giật do sốt mà:
+ Giật khu trú.
+ Hoặc kéo dài trên 15 phút.
+ Hoặc có hơn hai cơn giật trong một đợt sốt.
- Co giật do sốt đơn thuần là co giật do sốt mà:
+ Cơn co giật toàn thể.
+ Cơn ngắn dưới 15 phút.
+ Chỉ có < 2 cơn trong một đợt sốt.
Một đặc điểm cơ bản của điều hòa thân nhiệt ờ trẻ em là trung tâm điều
hòa thân nhiệt chưa trường thành, dễ bị tác động, dỗ sốt cao ngay cả khi có
nhiễm trùng nhẹ hay ngược lại, diện tích da của trẻ (theo cân nặng) lớn hơn,
mạng mao mạch dưới da nhiều hơn so với người lớn nên thân nhiệt trẻ em dễ
bị ảnh hường bởi nhiệt độ môi trường, do cơ thể trẻ em đang phát trien, trẻ
luôn hiếu động nên quá trình sinh nhiệt cũng cao hơn. Vì vậy so với người lớn
thì trẻ em dễ bị sốt và thường sốt cao hơn[7].
Trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi có tỷ lệ co giật do sốt cao nhất, đây là thời
kỳ biệt hóa, myelin hỏa dần các nơron. Ở tuổi này, khi nhiệt độ cơ thể tăng l°c

sẽ làm chuyển hóa cơ bản tăng 15% [5].


14

Ngoài ra người ta còn nghi ngờ có sự thiểu hụt trong hệ thông enzym ở
não của trẻ bị co giật do sốt: giảm hoạt động enzym adenosin triphotphatase gây
giảm phosphoryl hóa, giảm gama amino butyric acid (GABA) [33, 30, 34].
1.6. Các nguyên nhân trực tiếp gây sốt
Theo nghiên cứu của Ganesh R và cộng sự (2008) nhiễm trùng đường hô
hấp là nguyên nhân thường gặp nhất gây sốt ở trẻ co giật do sốt như viêm
phổi 16%, viêm tai giữa 15% và viêm phê quản 12 %[29, 31].
Tại Việt Nam các nghiên cứu cũng cho thây nguyên nhân gây co giật do
sốt ở trẻ em chủ yểu là nhiễm khuẩn đường hô hâp trên[10, 5].
Theo Cao Xuân Đĩnh (2007) thì 86,59% trường hợp co giật do sốt là do
nhiễm khuẩn đường hô hấp trên [8].
Theo Phạm Thị Lệ Quyên và Nguyễn Văn Thắng (2006) thì 86,59%
trường họp co giật do sốt là do nhiễm khuẩn đường hô hâp trên[6].
1.7. Điều trị và tiên lượng co giật do sốt cao đơn thuần
1.7.1. Điều trị.
* Nguyên tắc điều trị [12, 15]:
-

Hô trợ hô hấp: khai thông đường thở và cung cấp oxy.

-

Cắt cơn co giật, hạ sốt.

-


Phát hiện và điều trị các bệnh gây sốt.

* Điều trị cụ thể:
-

Hỗ trợ hô hấp [12, 15].


15

+ Đặt bệnh nhân nằm ngừa, nghiêng đầu về một bên.
+ Đặt Canuyn Mayor hoặc chèn gạc giữa hai hàm răng (nếu đang co giật).
+ Hút đờm dãi; Cho thở oxy để đạt Sp02 92-96%.
+ Đặt nội khí quản nểu thất bại với thở oxy hoặc có cơn ngừng thở.
-

Cắt cơn co giật [15] [12].

+ Diazepam: 0,2 mg/kg/liều tiêm tĩnh mạch chậm (chuẩn bị sẵn bóng, mask
đề phòng ngừng thở). Nếu không tiêm tĩnh mạch được có thể dùng qua
đường hậu môn với liều 0,5mg/kg/liều. Nếu không cắt giật có thể lặp lại
liều thứ 2 sau 10 phút, tối đa 3 liều.
+ Hoặc Midazolam liều 0,1 - 0,15 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chậm, có thể lặp
lại liều trên sau 10 phút nếu không đáp ứng.
+ Phenobarbital: liều 15-20 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút, trẻ sơ
sinh ưu tiên dùng. Sau 30 phút còn co giật thì có thể lặp lại liều thứ hai
10mg/kg.
Nếu cơn co giật vẫn tiếp tục hoặc tái phát [12, 15].
+ Phenytoin 15-20mg/kg truyền tĩnh mạch chậm trong 30 phút, liều duy trì

5-10 mg/kg/24h tĩnh mạch chậm chia 3 lần, chú ý theo dõi sát huyết ảp.
+ Nếu không có Phenytoin: Phenolbarbital 15 - 20mg/kg tĩnh mạch chậm
trong 30 phút. 
+ Nếu vẫn thất bại dùng Diazepam truyên tĩnh mạch, liêu khơi đau
0,25mg/kg tĩnh mạch, sau dó 0,lmg/kg/giờ truyền tĩnh mạch.


16

- Điều trị sốt:
+ Khi trẻ sốt chú ý hạ nhiệt bằng chườm ấm.
+ Paracetamol 10- 15 mg/kg/lần, uống hoặc đặt hậu môn (nêu trẻ không
uông được) khi sốt trên 38,5°c, mồi lần cách 4-6 tiếng.
+ Bổ sung đủ nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch khi trẻ sốt cao.
+ Chú ý trấn an gia đình và hướng dẫn cẩn thận cho gia đình vê các biện
pháp hạ sốt vật lý như cho trẻ mặc thoáng, cho trẻ uống nhiều nước,
chườm ẩm.
1.7.2.Tiên lượng.
Các nghiên cứu cho thấy co giật do sốt là một rối loạn lành tính và có
tiên lượng tốt [11, 15].


17

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cúu
Tất cả bệnh nhi vào điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ
01/02/2018 đến 01/02/2019 được chẩn đoán co giật do sốt.
Tiêu chuẩn chần đoán co giật do sốt đơn thuần: dựa theo tiêu chuẩn của
Viện quốc gia về sức khỏe Hoa Kỳ [31]:

+ Cơn co giật toàn thể
+ Cơn ngắn dưới 15 phút
+ Chỉ có <2 cơn trong một đợt sốt.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Những trẻ có co giật không kèm theo sốt hoặc có sốt mà không kèm
co giật, các trường hợp co giật do sốt phức tạp.
+ Tiền sử đã được chẩn đoán động kinh hoặc sốt giật phức tạp nhiều
lần.
+ Những trẻ có sốt, co giật do bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh (viêm
màng não mủ, não viêm, áp xe não,...), hoặc do rối loạn chuyển hóa
(hạ Natri máu, hạ canxi máu, hạ magne máu, hạ đường huyết), hoặc
do ngộ độc, chấn thương sọ não kèm theo...
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh Viện Trẻ Em Hải Phòng, trong
khoảng thời gian từ 01/02/2018 đến 01/02/2019


18

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiểt kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu thuận tiện: Chọn tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn
trong thời gian nghiên cứu.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng
Chúng tôi tiến hành tham khảo bệnh án điều trị, hỏi bệnh trực tiếp gia
đình bệnh nhân để khai thác các thông tin về tiền sử, bệnh sử. Thực hiện
khám lâm sàng ở tất cả các trẻ trong nhóm nghiên cứu để tìm nguyên nhân

gây sốt.
Hỏi bệnh:
+ Tuổi: tuổi của trẻ được tính bằng cách lấy ngày, tháng, năm sinh cùa trẻ
+ Giới: nam, nữ.
+ Địa dư: nội thành, ngoại thành.
+ Tiên sử: tiền sử co giật do sốt.
+ Các đặc điểm của đợt sốt này bao gồm:
• Thân nhiệt của trẻ khi co giật (bao nhiêu °C).
• Khoảng cách từ khi sốt đến khi co giật (khoảng bao nhiêu giờ).


19

+ Các đặc điểm của cơn co giật bao gồm:
• Tính chất cơn co giật (co giật toàn thân hay cục bộ).
• Thời gian mỗi cơn giật (khoảng bao nhiêu phút).
• Số cơn co giật (bao nhiêu cơn).
Khám bệnh: Do bác sỹ chuyên khoa Nhi đảm nhiệm.
- Lấy nhiệt độ: chúng tôi dùng nhiệt kế thủy ngân thông dụng. Đối với
trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thì lấy nhiệt độ hậu môn, thời gian lưu nhiệt kế là 3 phút.
Còn với trẻ từ 3 tuổi trờ lên thì cặp nhiệt kế ờ nách, thời gian cặp là 5 phút.
- Khám lâm sàng thần kinh: thăm khám để loại trừ các nhiễm khuẩn thần
kinh.: Ý thức (tỉnh hay li bì); dấu hiệu liệt khu trú, dấu hiệu màng não, biểu
hiện thiểu năng tinh thần vận động.
- Khám toàn thân và các bộ phận khác để xác định nguyên nhân gây sốt.


×