Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình vành tai do dị tật tai nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 7 trang )

1

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
TẠO HÌNH VÀNH TAI DO DỊ TẬT TAI NHỎ
Vũ Duy Dũng1, Nguyễn Roãn Tuất2, Lê Gia Vinh3
TÓM TẮT.
Giới thiệu: Tạo hình vành tai mục đích là tạo lại các mốc giải phẫu trên đó, kết quả
tạo hình vành tai càng giống bên lành tiệm cận tới sát mức vành tai “lý tưởng”. Tại
bệnh viện Nhi TW áp dụng kỹ thuật Brent trong tạo hình dị tật tai nhỏ từ 2009, sau đó
áp dụng kỹ thuật của Nagata hoặc kỹ thuật khác, nhưng chưa có báo cáo về đánh giá
kết quả của các kỹ thuật này. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: Bước
đầu đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình vành tai bằng sụn sườn tự thân giai
đoạn 2015-2018.
Đối tượng và phương pháp: Áp dụng thang điểm đánh giá các mốc giải phẫu trên
tai của Mohit cho 33 bệnh nhân được tạo hình vành tai. Sử dụng thang điểm Likert
đánh giá mức độ hài lòng sau khi phẫu thuật.
Kết quả: Tuổi phẫu thuật trung bình 11.7 (7-18 tuổi), phẫu thuật tai phải 69.7% và
30.3% tai trái. 66.7% có kết quả chi tiết giải phẫu trên tai tạo hình tốt trở lên và 33.3%
kết quả kém. 54.5% đạt mức độ hài lòng, chấp nhận được 33.3% và 12.1% không
chấp nhận.
Kết luận: Dựa trên thang điểm thực tế, khách quan giúp chúng tôi thấy được những
khuyết điểm để cải tiến kịp thời mặt kỹ thuật cho phù hợp thực tế Việt Nam. Đồng
thời cải thiện mức độ hài lòng của bệnh nhân sau tạo hình vành tai.
ABSTRACT
Introduction: the purpose of ear reconstruction is created an "ideal ear " which full
anatomical landmark. NHP have applied Brent tichnique for microtia’s reconstruction
then Nagata or others tichnique with no reported the outcomes, so we do this research
with aim: evaluation of microtia reconstruction outcomes by using costal cartilage.
Subjects and method: apply Mohit scales to evaluate the anatomical landmark on new
pinna and use Likert scales to evaluation of satisfy with microtia reconstruction.


1
2
3

NCS – Trường Đại Học Y Hà Nội.
Trường Đại Học Y Hà Nội
Học Viện Quân Y


2

Results: average ages 11.7, the right ear 69.7% and 30.3% on left. Good landmark on
new pinna 66.7% and 33.3% are poor outcomes. There are 54.5% with satisfy resalts,
33.3% acceptable and 12.1% unsatisfy with microtia reconstruction.
Conclusion: based on actual, objective scores help us evaluate seriously, improve the
existing results, through which we propose to apply this scale to assess the success in
Vietnamese ear reconstruction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vành tai được coi là “lý tưởng” khi có mặt đầy đủ mốc giải phẫu trên đó, đây là
tiêu chí các nhà tạo hình phấn đấu để đạt được khi tạo hình vành tai.
Dị tật tai nhỏ gặp khoảng 1/7000-8000 trẻ sơ sinh, dị tật này thực sự là thách thức cho
ngành tạo hình nói chung và tạo hình vành tai nói riêng, vì đòi hỏi tạo ra các cấu trúc
ba chiều tinh tế, phức tạp trên tai. Kết quả tạo hình phải tồn tại bền theo thời gian.
Kể từ khi Tanzer khởi xướng tạo hình vành tai sử dụng sụn sườn tự thân năm 1959 đã
làm thay đổi hoàn toàn kỹ thuật tạo hình vành tai. Sau đó Brent, Nagata, Firmin, …
góp phần sáng tạo, cải tiến để kỹ thuật hoàn chỉnh như hiện nay.
Kết quả tạo hình vành tai chủ yếu thực hiện, báo cáo trên người châu Âu, châu Mỹ.
Rất ít báo cáo công bố kết quả trên người Việt Nam.
Nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình vành tai theo phương pháp khách quan.
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:

Đánh giá kết quả tạo hình vành tai do dị tật tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân.

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bước đầu đánh giá kết quả 33 bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình vành tai bằng sụn
sườn tự thân do dị tật tai nhỏ mức độ nặng. Thời điểm đánh giá ≥ 3 tháng sau mổ.
Trong thời gian từ 12/2015 đến 05/2018 theo tiêu chí sau:
1. Tuổi, giới, vị trí bên tai được phẫu thuật
2. Các tiêu chí đánh giá.
1.

Tình trạng thành ngực, nơi lấy sụn sườn
Thành ngực,
nơi lấy sụn sườn
Sẹo thành ngực

2
Sẹo mềm
mại,đẹp

Điểm
1
0
Sẹo giãn, Sẹo lồi, phì
cứng
đại

Đánh giá
(Tổng điểm)



3

2.

Thành ngực
mất cân đối

Không

Có khi
thóp bụng

Đau

Không

Thi
thoảng

Rất tốt: 6 điểm
Tốt: 4-5 điểm
Đạt: 3 điểm
Kém: < 3 điểm

Nơi tai tạo hình

Nơi tạo hình
vành tai

Đánh giá

(Tổng điểm)

Điểm

Màu sắc da

2
Đồng màu

Độ dầy da

Phù hợp (gờ rõ)

Tóc trên da tai

Không có

Sẹo xung
quanh

Sẹo mềm mại,
đẹp

3.

Bình
thường
thấy rõ
Thường
xuyên


1
0
Ít tương phản
Tương phản rõ
Chấp nhận Không chấp nhận
(nhận diện
được gờ sụn)

(không nhận diện được
gờ sụn)

Chấp nhận (có Không chấp nhận
tóc mặt sau)

(có tóc ở mặt trước)

Sẹo giãn,
cứng

Sẹo lồi, phì đại

Rất tốt: 8 điểm
Tốt: 5-7 điểm
Đạt: 4 điểm
Kém: < 4 điểm

Đánh giá mốc giải phẫu trên tai của Mohit trên tai tạo hình.

Mỗi đơn vị sau tính 1 điểm, tổng điểm tối đa là 13, nhỏ nhất là 0 điểm (hình 1).

Hình 1. Tính điểm và mốc giải phẫu.
Gờ luân (4 điểm): 1. gốc gờ luân, 2. 1/3
trên, 3. 1/3 giữa, 4. 1/3 dưới gờ luân.
Gờ đối luân (3 điểm): 5. trụ trên và
dưới, 6. phần dưới, 7. gờ đối bình.
8. Gờ bình, 9. dái tai, 10. hõm xoăn,
11. rãnh xoăn, 12. hõm tam giác, 13.
hõm thuyền.
4.

Đánh giá
Rất tốt = 12-13 điểm.
Tốt = 9-11 điểm.
Trung bình= 6-8 điểm.
Kém ≤ 5 điểm.

Mức độ hài lòng của bệnh nhân (thang điểm Likert – hình 2)

Hình 1: Thang điểm Likert – mức độ hài lòng

Đánh giá:
0. Không chấp nhận được.
1. Không xác định (chấp nhận)
2. Hài lòng (tốt, thích).
3. Rất hài lòng (Rất tốt, rất đẹp)


4

II. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1.

Phân bố tuổi bệnh nhân phẫu thuật theo giới tính.

Biểu đồ 2. 1. Phân bố tuổi theo giới tính
Chú thích: THCS – Trung học cơ sở. THPT – Trung học phổ thông
Tuổi phẫu thuật trung bình 11.7 (từ 7 - 18 tuổi). Trong đó tuổi tiểu học (45.5%),
THCS (39.4%), THPT (15.1%). Độ tuổi phẫu thuật trong nghiên cứu này sớm hơn so
với các tác giả khác như: báo cáo của Nguyễn Thùy Linh tuổi trung bình 15,55±4,9 (từ 11
- 37 tuổi). Báo cáo của Nguyễn Thị Vân Bình tuổi phẫu thuật trên 10 chiếm 80%, tuổi 7
– 9 chiếm 20%. Tuổi phẫu thuật từ 7 đến 26 tuổi. Theo tác giả Lý Xuân Quang tuổi nhỏ
nhất 9 -34 tuổi.
2.

Vị trí vành tai được tạo hình theo giới tính

Biểu đồ 2. 2. Vị trí vành tai được tạo hình theo giới tính
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tai phải 69.7%, tai trái 30.3%, tỷ lệ tai phải/tai
trái = 2.3/1, tỷ lệ Nam/Nữ = 2/1. Trong khi đó theo Lý Xuân Quang cho kết quả mổ
bên tai phải 50%, mổ tai trái 47.4%, mổ hai bên 2.6%


5

3.

Các chỉ số đánh giá kết quả phẫu thuật

Biểu đồ 2. 3. Các chỉ số đánh giá kết quả phẫu thuật
Kết quả quả vết mổ trên thành ngực hồi phục tốt, rất tốt chiếm 90.9%, khoảng 9% có

kết quả mức trung bình.
Khoảng 70% chỉ số nơi tai tạo hình đạt mức độ tốt trở lên và 15.2% có kết quả kém
4. Đánh giá hình dáng vành tai tạo hình theo thang điểm của Mohit.

Biểu đồ 2. 4. Điểm đánh giá chi tiết giải phẫu trên tai tạo hình
Kết quả nghiên cứu khi áp dụng thang điểm đánh giá chi tiết giải phẫu trên
vành tai của Mohit trong nghiên cứu đạt 57.5% kết quả tốt, rất tốt, kết quả này
tương đương với tác giả Lý Xuân Quang (59.8%), cao hơn Nguyễn thùy Linh
(55.2%), thấp hơn Mohit Sharma (70%).


6

Hình 3. Kết quả phẫu thuật (1.Trước mổ, 2&3. Sau mổ nhìn thẳng, chếch)
5. Mức độ hài lòng với tạo hình vành tai.

Biểu đồ 2. 5. Mức độ hài lòng với tạo hình vành tai
Theo phiếu thăm dò kết quả phẫu thuật tạo hình vành tai đối với bệnh nhân hoặc gia
đình trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả mức độ hài lòng sau:
Hài lòng: 54.5%, Chấp nhận được: 33.3%, Không chấp nhận được: 12.1%.
So sánh với LX Quang kết quả tốt chiếm 76.8%, chấp nhận được đạt 10.5%, không
hài lòng 12.8%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p≥0.05.

III.

KẾT LUẬN

Áp dụng đánh giá kết quả theo thang điểm khách quan giúp chúng tôi nhìn nhận
nghiêm túc kết quả của chúng tôi đạt được qua đó áp dụng cải tiến các phương pháp
nhằm cải thiện kết quả phẫu thuật hiện tại.



7

Tiêu sụn, hoại tử da do chuyển vị trí dái tai trong thì 1, khó đạt được mức nổi bật rõ
ràng của các chi tiết do tăng độ dày của da là một vài vấn đề mà chúng ta phải đối mặt
trong việc tạo hình vành tai.
Mức độ hài lòng của người bệnh đạt 54.5% và 12.1% trường hợp có kết quả không
hài lòng sau khi phẫu thuật, chúng tôi cần nghiên cứu thêm, tìm hiểu nguyên nhân, cải
tiến kỹ thuật để cố gắng làm tỷ lệ không hài lòng sau phẫu thuật xuống mức thấp nhất
có thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tanzer RC. (1959). Total reconstruction of the external ear. Plast Reconstr Surg
Transplant Bull, 23: p. 1-15.
2. Brent B. (1980). The correction of microtia with autogenous cartilage grafts: II.
Atypical and complex deformities. Plast Reconstr Surg, 66: p. 13-21.
3. Nagata S. (1993). A new method of total reconstruction of the auricle for microtia.
Plast Reconstr Surg, 92: p. 187-201.
4. Mohit Sharma et al. (2015). Objective analysis of microtia reconstruction in Indian
patients and modifications in management protocol. Indian J Plast Surg, May-Aug;
48 (2): p. 144-152.
5. Nguyễn Thị Vân Bình (2012). Nghiên cứu hình thái thiểu sản vành tai và đánh giá
kết quả phẫu thuật cấy sụn tạo hình, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y
Hà Nội.
6. Nguyễn Thùy Linh (2015). Đánh giá kết quả phẫu thuật nâng khung sụn - tạo hình
rãnh sau tai trên bệnh nhân thiểu sản vành tai cấy sụn tạo hình, Luận văn tốt nghiệp
bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
7. Lý Xuân Quang (2018). Tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến, Luận án
Tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.




×