Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 160 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT..........................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ..............................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNXHDN ĐẾN
KẾT QUẢ TÀI CHÍNH..........................................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính trong ngân
hàng ........................................................................................................................ 6
1.1.1. Các nghiên cứu tại các nước phát triển............................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển..........................14
1.1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam.........................................................................20
1.2. Khoảng trống nghiên cứu.................................................................................22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN TNXHDN VỚI KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
NHTM.................................................................................................................... 28
2.1. Cơ sở lý luận về TNXHDN..............................................................................28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển TNXHDN...................................................28
2.1.2. Khái niệm TNXHDN.....................................................................................31
2.1.3. Các lý thuyết liên quan TNXHDN.................................................................36
2.1.4. Các phương thức thực hiện TNXHDN..........................................................40
2.2. Cơ sở lý luận về kết quả tài chính của NHTM.................................................45
2.2.1. Khái niệm và phân loại NHTM.....................................................................45
2.2.2. Hoạt động tài chính của NHTM.....................................................................47
2.2.3. Kết quả tài chính của NHTM.........................................................................49
2.2.4. Các nhân tố tác động đến kết quả tài chính của NHTM.................................51
2.3. Cơ sở lý luận về tác động TNXHDN đến KQTC của NHTM..........................54
2.3.1. Các hướng nghiên cứu về tác động TNXHDN và KQTC..............................54
2.3.2. Mô hình lý thuyết kiểm định tác động TNXHDN đến kết quả hoạt động tài
chính của NHTM.....................................................................................................58
2.3.3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu.....................................................60


Kết luận chương 2...................................................................................................62


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TNXHDN VÀ KẾT QUẢ TÀI
CHÍNH TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM................................................................63
3.1. Khái quát các NHTM Việt Nam.......................................................................63
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển các NHTM Việt Nam..................................63
3.1.2. Số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam....................................................64
3.1.3. Đặc điểm hệ thống NHTM Việt Nam............................................................65
3.2. Thực trạng kết quả tài chính của các NHTM Việt Nam....................................69
3.2.1. Kết quả tài chính của các NHTM Việt Nam 2010-2012................................69
3.2.2. Kết quả tài chính NHTM Việt Nam 2012-2014.............................................70
3.2.3. Đánh giá chung về kết quả tài chính của các NHTM tại Việt Nam................72
3.3. Thực trạng thực hiện TNXHDN của các NHTM Việt Nam.............................74
3.3.1. Các nội dung và các bên liên quan thực hiện TNXHDN của NHTM............74
3.3.2. Thực trạng thực hiện TNXHDN của NHTM.................................................77
3.3.3. Đánh giá thực hiện TNXHDN và kết quả tài chính của NHTM....................90
Kết luận chương 3...................................................................................................93
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................94
4.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................94
4.1.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................94
4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................96
4.1.3. Phương pháp xử lý dữ liệu.............................................................................99
4.2. Nghiên cứu định lượng...................................................................................100
4.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng...........................................100
4.2.2. Quy trình thiết kế bảng hỏi trong nghiên cứu định lượng............................101
4.2.3. Các nhân tố, biến số và thang đo trong bảng hỏi.........................................102
4.3. Thống kê mẫu mô tả.......................................................................................104
4.3.1. Thống kê mô tả các thông tin chung............................................................104
4.3.2. Thống kê mô tả về lợi ích của ngân hàng thực hiện TNXHDN...................106

4.3.3. Thống kê mô tả về mục đích thực hiện TNXHDN của Ngân hàng..............107
4.3.4. Thống kê mô tả về các yếu tố thúc đẩy NHTM thực hiện TNXHDN..........108
Kết luận chương 4.................................................................................................110


CHƯƠNG 5: KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
TNXHDN ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM........111
5.1. Kiểm định thang đo TNXHDN.......................................................................111
5.1.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo TNXHDN....................................................111
5.1.2. Kiểm tra hiệu lực của thang đo....................................................................113
5.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu....................................................................117
5.2.1. Kiểm định giả thuyết tác động của thực hiện TNXHDN đến khả năng sinh lợi
trên tổng tài sản của ngân hàng (ROA)..................................................................117
5.2.2. Kiểm định giả thuyết tác động của thực hiện TNXHDN đến khả năng sinh lợi
trên vốn chủ sở hữu (ROE)....................................................................................119
5.3. Kết luận kiểm định thực chứng......................................................................121
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ THÚC ĐẨY THỰC HIỆN
TNXHN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.............................................................127
6.1. Định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới..............127
6.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh trước áp lực hội nhập...................................127
6.1.2. Dẫn dắt các ngành kinh tế khác trong chiến lược tăng trưởng xanh............128
6.1.3. Thực hiện quản trị công ty theo chuẩn quốc tế (Basel, OECD)...................129
6.2. Giải pháp thúc đẩy thực hiện TNXHDN tại các NHTM Việt Nam theo các
thông lệ quốc tế.....................................................................................................131
6.2.1. Nhóm giải pháp do các Ngân hàng chủ động thực hiện...............................131
6.2.2. Nhóm giải pháp đối với khách hàng và cộng đồng để thúc đẩy ngân hàng thực
hiện TNXHDN......................................................................................................134
6.2.3. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá TNXHDN theo thông lệ quốc tế..................135
6.3. Khuyến nghị thúc đẩy thực hiện TNXHDN tại các NHTM Việt Nam............137
6.3.1. Ứng dụng đánh giá thí điểm 10 NHTM Việt Nam top đầu theo chuẩn quốc tế.

....................................................................................................................137
6.3.2. Khuyến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước...........................................138
6.3.3. Khuyến nghị với các Bộ Ban ngành............................................................143
KẾT LUẬN..........................................................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................149
PHỤ LỤC



DANH MỤC VIẾT TẮT

STT
1.

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

TNXH

Trách nhiệm xã hội

TNXHDN

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

KQTC

Kết quả tài chính


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại Cổ phần

NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

NHTMNNg

Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

NH


Ngân hàng

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Oceanbank

Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

15. ABB

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

14.

i


STT

16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

Baovietbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt


Bản Việt

Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt

Bắc Á

Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Lienvietpostbank Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

GPbank

Ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu

PVcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam

EAB

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

Seabank


Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

MSB

Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam

KLB

Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long

Techcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

NamA

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

30. VCB

Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

ii


STT

31.
32.

33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

MDB

Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

HDbank

Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ
Chí Minh

OCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông


MBB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

VIB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

NCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân

SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn

SGB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Công thương

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà Nội

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín

TPB


Ngân hàng thương mại cổ phần Tiền phong

VietA

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

VP

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng

Vietbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thương tín

45. PGbank

Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex

iii


STT

46.

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

Eximbank


Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1

Sự phát triển các quan niệm về TNXHDN

30

2

Bảng 2.2

Tỷ lệ DN sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế về TNXHDN

44

3

Bảng 2.3


Các xu hướng nghiên cứu TNXHDN

55

4

Bảng 2.4

5

Bảng 3.1

Sự hình thành và phát triển các NHTM Việt Nam

63

6

Bảng 3.2

Số lượng các NHTM Việt Nam 2010-2014

64

7

Bảng 3.3

Các nội dung phân tích về Quản trị công ty


83

8

Bảng 3.4

Các nội dung phân tích Quyền con người

84

9

Bảng 3.5

Các nội dung phân tích về thực hành lao động

85

10

Bảng 3.6

Các nội dung phân tích về môi trường

87

11

Bảng 3.7


Các nội dung phân tích về công bằng trong hoạt động

87

12

Bảng 3.8

Các nội dung phân tích về khách hàng

88

13

Bảng 3.9

Các nội dung phân tích về cộng đồng

90

14

Bảng 4.1

Các nhân tố, biến số và thang đo trong bảng hỏi

103

15


Bảng 4.2

Thông tin mẫu dùng trong nghiên cứu định lượng

106

16

Bảng 4.3

17

Bảng 4.4

18

Bảng 4.5

19

Bảng 5.1

Quá trình phát triển nghiên cứu giữa TNXHDN và
KQTC

Thống kê tần suất lợi ích thực hiện TNXHDN của Ngân
hàng
Thống kê tần suất mục đích thực hiện TNXHDN
Thống kê tần suất các yếu tố thúc đẩy NHTM thực

hiệnTNXHDN
Kết quả kiểm định thang đo TNXHDN

iv

56

107
108
109
112


STT Tên bảng

Nội dung

Trang

20

Bảng 5.2

Kết quả phân tích KMO cho thang đo TNXHDN

114

21

Bảng 5.3


Phân tích trị số đặc trưng (Eigenvalue)

114

22

Bảng 5.4

Bảng ma trận nhân tố xoay Rotated Component Matrix

115

23

Bảng 5.5

Hệ số R bình phương hiệu chỉnh mô hình 1

117

24

Bảng 5.6

Kết quả hồi quy tuyến tính mô hình 1

118

25


Bảng 5.7

Hệ số R bình phương hiệu chỉnh mô hình 2

119

26

Bảng 5.8

Kết quả hồi quy tuyến tính mô hình 2

120

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

STT

Tên đồ thị

Nội dung

1

Đồ thị 3.1

2

Đồ thị 3.2


3

Đồ thị 3.3

4

Đồ thị 3.4

Kết quả ROA của các ngân hàng giai đoạn 2010-2014

73

5

Đồ thị 3.5

Kết quả ROE của các ngân hàng giai đoạn 2010-2014

73

6

Đồ thị 3.6

7

Đồ thị 3.7

So sánh TNXHDN và KQTC của nhóm 10 NHTM tốt


91

8

Đồ thị 3.8

So sánh TNXHDN và KQTC của nhóm 5 NHTM thấp

92

Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại
Bảng so sánh tổng tài sản giữa các Ngân hàng thương
mại Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM 2014
Bảng xếp hạng 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất
(31/12/2014)

Số tiền các NHTM thực hiện tài trợ cho cộng đồng
năm 2014

Trang
66
67
68

78

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT


Tên hình

Nội dung

1

Hình 2.1

Sự hình thành và phát triển khái niệm về TNXHDN

30

2

Hình 2.2

Tỷ lệ DN sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế về TNXHDN

44

3

Hình 2.3

Các xu hướng nghiên cứu TNXHDN

55

4


Hình 2.4

Quá trình phát triển nghiên cứu giữa TNXHDN và
KQTC

v

Trang

56


5

Hình 2.5

Khung phân tích nghiên cứu (Tác giả đề xuất)

vi

61


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) là chủ đề nghiên cứu
được nhiều học giả trên thế giới quan tâm trong nhiều năm qua, đặc biệt là
các vấn đề TNXHDN của ngân hàng. Bởi sự thiếu TNXHDN của ngân hàng
có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, dài lâu cho nền kinh tế và xã hội
cũng như sự phát triển bền vững của quốc gia (. Theo số liệu khảo sát của

PriceWaterHouse trên toàn cầu năm 2012, hơn 70% lãnh đạo các doanh
nghiệp coi TNXHDN là yếu tố sống còn cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp tin chắc rằng sự thành công của
doanh nghiệp được kết nối trực tiếp từ các lợi ích xã hội mà nó đem lại bởi
doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại hay phát triển trong sự cô lập. Lợi nhuận
của doanh nghiệp có được chính là do sự phát triển của xã hội và cộng đồng .
Về mặt lý thuyết, đa số các nghiên cứu về tác động của TNXHDN đến
kết quả tài chính của ngân hàng chủ yếu được đặt trong bối cảnh tại các quốc
gia phát triển mà chưa có nhiều nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển,
nơi ngân hàng là đầu tàu, mũi nhọn dẫn dắt các ngành trong nền kinh tế phát
triển. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu kiểm định mối quan hệ này còn
đưa ra nhiều kết quả gây tranh cãi do sự đa dạng trong phương pháp nghiên
cứu, các biến số và bối cảnh nghiên cứu. Ví dụ một số nghiên cứu đưa ra kết
quả thuận chiều, số khác đưa ra không thuận chiều và đôi khi là không có
quan hệ.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, hệ thống các
ngân hàng thương mại Việt nam (NHTM) cũng đã và đang phải chuyển mình
mạnh mẽ để theo kịp tiến trình hội nhập. Một trong những yêu cầu của tiến
trình đổi mới, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là tăng cường tính minh bạch,
tính trách nhiệm hướng đến theo chuẩn của các thông lệ quốc tế. Trong đó,
1


TNXHDN của các ngân hàng là một trong những vấn đề đang thu hút sự quan
tâm không chỉ của các nhà lãnh đạo ngân hàng, nhà hoạch định chính sách mà
còn cả các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước.
Mặc dù nghiên cứu TNXHDN không mới trên thế giới và cũng đã có
một số nghiên cứu chuyên sâu về TNXHDN của Ngân hàng, song đây vẫn là
vấn đề mới ở Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu về TNXHDN của ngân hàng
hầu như chưa có ở Việt Nam. Hiện nay, một số NHTM đã ban đầu thực hiện

một số hoạt động có liên quan đến TNXHDN, song TNXHDN chưa được
nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn, đặc biệt chưa có một NHTM nào có
báo cáo về thực hiện TNXHDN và được kiểm chứng bởi bên thứ ba.
Bởi vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả tài chính tại các Ngân
hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu kiểm chứng này sẽ có những đóng
góp lớn về khoa học và thực tiễn nhằm bổ khuyết khoảng trống lý luận về
TNXHDN của ngân hàng thương mại và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị
nhằm thúc đẩy việc thực hiện TNXHDN của các NHTM Việt Nam theo các
thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển
bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là để kiểm định tác động của
TNXHDN tới kết quả tài chính tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể gồm có:
(i) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về TNXHDN của ngân hàng
thương mại và tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính của các NHTM;
(ii) Đánh giá thực trạng thực hiện TNXHDN tại một số các NHTM Việt
Nam;

2


(iii) Kiểm định tác động của TNXHDN theo cách tiếp cận ISO 26000
đến kết quả tài chính của các NHTM Việt Nam;
(iv) Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện
TNXHDN của các NHTM Việt Nam theo các thông lệ quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính của các NHTM

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu về TNXHDN đối với 38 NHTM Việt
Nam thực hiện bao gồm: Ngân hàng thương mại có cổ phần Nhà nước chi
phối (NHTMNN); Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước (NHTMCP); và
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (NHTMNNg).
Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng kết quả khảo sát điều tra về các nội
dung thực hiện TNXHDN và kết quả tài chính của các NHTM tại Việt Nam
giai đoạn 2010-2014.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố cấu thành
TNXHDN theo cách tiếp cận tiêu chuẩn ISO 26000 và tác động của nó đến
kết quả tài chính của NHTM
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu trả lời 3 câu hỏi chính:
(i) Cơ sở khoa học và thực tiễn tác động của TNXHDN đến kết quả tài
chính của NHTM?
(ii) Thực trạng TNXHDN tại một số NHTM Việt Nam và ảnh hưởng
của thực hành TNXHDN tới một số kết quả tài chính của NHTM Việt Nam
như thế nào?
(iii) Làm thế nào để tăng cường thực hiện TNXHDN trong các NHTM
Việt Nam theo các thông lệ quốc tế?
3


5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng thời phương
pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó việc sử dụng phương pháp
định lượng nhằm phát hiện các mối quan hệ và tương quan giữa các biến số.
Phương pháp định tính nhằm bổ trợ cho phương pháp định lượng thông qua
việc kiểm chứng các kết quả phân tích dữ liệu. Việc sử dụng kết hợp này sẽ
giúp khắc phụ điểm yếu của từng phương pháp và tăng sự phong phú của

nguồn dữ liệu. Phương pháp định lượng được thực hiện qua điều tra khảo sát
với quy mô mẫu 168 nhà quản lý, lãnh đạo trong 38 NHTM Việt Nam ở cả 3
miền Bắc, Trung, Nam. Các thông tin thu thập được thông qua khảo sát sẽ
được tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.
6. Những đóng góp của đề tài
6.1. Đóng góp về lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về TNXHDN; Các mô hình sử dụng để
nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và Ngân hàng;
Cung cấp một bằng chứng thực tiễn về mối quan hệ giữa TNXHDN và kết
quả tài chính cho cơ sở lý luận về TNXHDN;
Đề xuất khung phân tích, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại
NHTM Việt Nam.
6.2. Đóng góp về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của việc thực hiện
TNXHDN đối với kết quả tài chính của các NHTM Việt Nam. Do vậy, để
thúc đẩy thực hiện TNXHDN của NHTM Việt Nam, tác giả khuyến nghị các
bên liên quan cần nâng cao nhận thức về TNXHDN, các cơ quan quản lý cần
phối hợp ban hành các chính sách hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
ngành ngần hàng.

4


7. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu này kiểm định tác động của TNXHDN đến kết quả tài
chính của NHTM tại Việt Nam. Dựa trên tổng quan nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu được đưa ra trong đó biến độc lập là TNXHDN bao gồm 7 nhân tố
gồm: Quản trị doanh nghiệp, quyền con người, thực hành lao động, môi
trường, công bằng trong hoạt động, khách hàng và cộng đồng. Kết quả tài
chính là biến phụ thuộc bao gồm tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ

suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Thêm vào đó, mô hình nghiên cứu
được thiết kế nhằm tập trung trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu đã nêu ở mục 4.
Trong mô hình nghiên cứu này chủ yếu sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu của
lý thuyết các bên liên quan làm nền tảng, đồng thời có xem xét đến một số lý
thuyết như lý thuyết xã hội, lý thuyết đại diện.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, hai giả thuyết nghiên cứu được
đưa ra nhằm kiểm định tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính:
Giả thuyết 1 - TNXHDN có tác động tích cực đến ROA của NHTM.
Giả thuyết 2 - TNXHDN có tác động tích cực đến ROE của NHTM.
Các giả thuyết nghiên cứu được mô tả chi tiết trong chương 2 của luận án.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án
có kết cấu gồm 6 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu tác động của TNXHDN đến KQTC
Chương 2: Cơ sở lý luận về TNXHDN với KQTC của NHTM.
Chương 3: Thực trạng thực hiện TNXHDN và KQTC tại các NHTM
Việt Nam.
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 5: Kiểm định tác động của TNXHDN đến KQTC tại các
NHTM Việt Nam.
Chương 6: Các giải pháp và khuyến nghị thúc đẩy thực hiện TNXHDN
của các NHTM Việt Nam.
5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNXHDN
ĐẾN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH
1.1. Tổng quan nghiên cứu tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính
trong ngân hàng

Tổng quan các nghiên cứu cho thấy, các kết quả nghiên cứu kiểm định
tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính còn đưa ra nhiều kết quả gây
tranh cãi do sự đa dạng trong phương pháp nghiên cứu, các biến số và bối
cảnh nghiên cứu. Ví dụ một số nghiên cứu đưa ra kết quả thuận chiều, số khác
đưa ra không thuận chiều và đôi khi là không có quan hệ. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện trong bối cảnh tại các quốc gia phát
triển, đặc biệt là Mỹ và Châu Âu. Trong khi đó, nghiên cứu về vấn đề này tại
các quốc gia mới nổi và đang phát triển còn rất hạn chế.
1.1.1. Các nghiên cứu tại các nước phát triển
1.1.1.1. Nghiên cứu tại Mỹ, Anh, Úc
Từ những năm 1970, các công trình nghiên cứu đầu tiên về tác động
TNXHDN tới kết quả tài chính doanh nghiệp đã xuất hiện tại Anh-Mỹ, cả về
mặt lý thuyết và kiểm định. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu được đưa ra
đều rất đa dạng.
) lập luận rằng thực hiện TNXHDN là một khoản chi phí và điều này
ảnh hưởng đến kết quả tài chính của doanh nghiệp. Trái lại, kiểm định mối
quan hệ giữa TNXHDN và kết quả tài chính thông qua việc khảo sát 385 ngân
hàng trên thế giới có hoạt động kinh doanh tại Mỹ. Kết quả của khảo sát này
đã chứng minh cho luận điểm, các hoạt động xã hội được triển khai bởi các
ngân hàng sẽ đem đến tác động tích cực cho kết quả tài chính của các ngân
hàng này. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác lại cho rằng, tồn tại mối quan

6


hệ không đồng nhất, theo hình chữ U giữa TNXHDN và kết quả tài chính của
doanh nghiệp.
Tiếp đó là khảo sát của tại hơn 30 tổ chức tài chính trong giai đoạn
2000-2005 đã chỉ ra rằng TNXHDN có tác động tích cực đến kết quả tài chính
của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả còn dự

đoán rằng, vấn đề TNXHDN trong tương lai sẽ trở thành một trào lưu mới
trong lĩnh vực tài chính, gắn liền và hòa nhập với văn hóa của các ngân hàng.
Khi đó, các ngân hàng sẽ có thể tích cực triển khai các hoạt động như tài trợ
phát triển bền vững, cho vay tín dụng vi mô và sẽ tiến hành phân tích rủi ro
trước khi thực hiện các khoản cho vay…
Công trình nghiên cứu thực tế của tại Mỹ dựa trên mẫu nghiên cứu
gồm hơn 600 doanh nghiệp bằng phương pháp kiểm định hồi quy. Các thang
đo về TNXHDN, tác giả chủ yếu dựa trên các thông tin từ Fortune Magazine
năm 2005 và khảo sát của Most Admired Companies vào năm 2008. Các dữ
liệu về tài chính doanh nghiệp được lấy từ Standard & Poor’s Research
Insight. Nghiên cứu này đã chỉ ra TNXHDN có tác động làm cải thiện kết quả
tài chính. Đặc biệt, tác giả còn nhấn mạnh TNXHDN và chỉ số tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản có mỗi quan hệ thuận chiều và rất rõ ràng.
Khác với Vollono, các tác giả lại kết luận không tồn tại mối quan hệ
nào giữa TNXHDN và kết quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Các
tác giả đã tiến hành nghiên cứu 57 ngân hàng trên toàn thế giới từ năm 20062009, trong đó có 11 ngân hàng ở Mỹ, 6 ngân hàng ở Anh và 4 ngân hàng của
Úc... bằng mô hình hồi quy dữ liệu chéo. Trong nghiên cứu này, dữ liệu về
TNXHDN được thu thập từ Bloomberg và được tính điểm bằng cách tính
trung bình trọng số như sau: lĩnh vực môi trường 20% , xã hội 45% và quản
trị 35%. Ngoải ra, mô hình nghiên cứu còn có các biến kiểm soát như: quy mô
(tổng tài sản), tỷ lệ cho vay (tổng nợ trên tổng tài sản bình quân), tỉ lệ vốn
7


(vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản), khả năng sinh lời (tỷ suất lợi nhuận). Từ
đó, các tác giả đã chứng minh không tồn tại mối quan hệ thống kê nào giữa
chỉ số TNXHDN và các chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính ROA, ROE, giá cổ
phiếu hàng năm. Một kết quả khác được chỉ ra là TNXHDN gắn liền với “môi
trường” có mối quan hệ ngược chiều với ROE, ROA nhưng lại không có mối
quan hệ với giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, TNXHDN cụ thể là vấn đề “quản trị”

lại có quan hệ ngược chiều với tất cả các chỉ số tài chính. Đặc biệt, trong
nghiên cứu này, các tác giả còn xem xét ảnh hưởng của TNXHDN đến kết
quả tài chính trong những điều kiện kinh tế khác nhau. Tác giả coi 2006-2007
là giai đoạn có điều kiện kinh tế thông thường, 2008-2009 là giai đoạn nền
kinh tế gặp khó khăn. Cuối cùng, nghiên cứu vẫn cho kết quả như cũ. Hay nói
cách khác, TNXHDN vẫn không có mối quan hệ nào với các kết quả tài
chính. Điều khác biệt là tác động của từng khía cạnh TNXHDN cụ thể lên các
chỉ tiêu tài chính đã thay đổi. Một kết quả đáng chú ý trong nghiên cứu này là
trong bất kỳ nghiên cứu nào trong giai đoạn nghiên cứu từ 2006 đến 2009, xét
trên toàn bộ mẫu gồm 57 ngân hàng, số lượng ngân hàng thể hiện tác động
tích cực của TNXHDN lên kết quả tài chính nhiều hơn các ngân hàng thể hiện
tác động tiêu cực của TNXHDN.
Gần đây nhất, nghiên cứu về trách nhiệm xã hội cộng đồng và hiệu quả
hoạt động của ngân hàng năm 2013 tại Mỹ đã chỉ ra rằng, khi các ngân hàng
nâng cao chất lượng các hoạt động xã hội thì kết quả tài chính của ngân hàng
sẽ được cải thiện và các rủi ro tài chính cũng được hạn chế. Nghiên cứu này
khảo sát một số lượng lớn các ngân hàng tại Mỹ trong giai đoạn 1998-2010
bằng việc sử dụng các dữ liệu TNXHDN được lấy từ KLD Research &
Analytics, Inc về các lĩnh vực như môi trường, xã hội và hiệu quả quản trị
doanh nghiệp. Thông qua việc tìm ra mối quan hệ giữa TNXHDN và chỉ số
ROA, Q-Tobin, nghiên cứu này cho thấy những lĩnh vực trách nhiệm xã hội
8


khác nhau sẽ phản ánh khác nhau tới kết quả tài chính cũng như các rủi ro của
ngân hàng. Tác giả cho rằng đây chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả là
không tồn tại mối quan hệ đồng nhất giữa TNXHDN và kết quả tài chính của
ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị cho các ngân hàng tại Mỹ nên
đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động trách nhiệm xã hội gắn liền với quản trị,
bảo vệ môi trường và quyền con người thay vì các lĩnh vực khác bởi các lĩnh

vực này sẽ đem lại giá trị nhiều nhất và ít rủi ro nhất cho các bên hữu quan.
Lựa chọn đúng các lĩnh vực TNXHDN để đầu tư sẽ quan trọng hơn cả chi phí
đầu tư cho nó. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn nhấn mạnh, TNXHDN có tác
động rõ rệt hơn tại những ngân hàng lớn.
Tại Úc, vấn đề trách nhiệm xã hội và các báo cáo về vấn đề này đã trở
thành một chiến lược phát triển đối với các ngân hàng . Bằng cách sử dụng dữ
liệu đánh giá từ cơ quan chuyên môn và phân tích báo cáo TNXHDN của hai
ngân hàng lớn nhất tại Úc là Westpac và Ngân hàng quốc gia Úc trong giai
đoạn 2004-2005, nghiên cứu của Thomson và Jain đã đưa ra kết luận về
những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các vấn đề trách nhiệm xã hội. Các
khía cạnh TNXHDN mà tác giả xem xét bao gồm: người lao động, môi
trường, cộng đồng, khách hàng. Tác giả phân tích, việc thực hiện các nghĩa vụ
xã hội đã đem đến sự cải thiện đáng kể trong chỉ số danh tiếng của doanh
nghiệp bởi vì các hoạt động về môi trường, phục vụ khách hàng và cộng
đồng… sẽ là căn cứ để các nhà đầu tư, khách hàng đánh giá về ngân hàng. Từ
đó, các bên hữu quan này sẽ có cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư hoặc
mua sản phẩm tài chính. Khi các mối quan hệ này được cải thiện, ngân hàng
sẽ còn thu được lợi ích khác bao gồm: khả năng tiếp cận nguồn vốn tốt hơn,
nâng cao sự hài lòng của nhân viên ngân hàng, giảm rủi ro đối với ngân
hàng… Westpac và Ngân hàng Quốc gia Úc là hai ví dụ điển hình ở Úc cho
thấy sự tác động tích cực của việc đầu tư vào các hoạt động TNXHDN tới uy
9


tín và lợi nhuận của ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị chính sách
rằng vấn đề các ngân hàng tự nguyện thực hiện các hoạt động xã hội là chưa
đủ mà cần có các công cụ pháp lý quốc tế quy định và khuyến khích các
doanh nghiệp, tổ chức xuyên quốc gia bao gồm cả ngân hàng thế giới thực
hiện các vấn đề trách nhiệm xã hội.
1.1.1.2. Nghiên cứu tại Pháp, Ý, Tây Ban Nha

Các nhà nghiên cứu ở Châu Âu cho rằng, hiệu quả tài chính có được từ
việc triển khai hoạt động xã hội của các ngân hàng tại Châu Âu cũng không
thua kém các quốc gia Mỹ hay Anh. Một khảo sát thực tế bao gồm 127 ngân
hàng trên toàn thế giới từ năm 2002-2007 của đã chứng minh cho giả thuyết
TNXHDN có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.
Trong các ngân hàng được khảo sát, số lượng ngân hàng Châu Âu chiếm đa
số (40%), Bắc Mỹ và Anh chiếm 33%, 27% còn lại bao gồm Nhật Bản (9%),
Australia (9%) và các quốc gia mới nổi (9%). Đặc biệt là, 70% tất cả các quan
sát đều là các ngân hàng thương mại. Để thu thập các dữ liệu TNXHDN và dữ
liệu tài chính của ngân hàng, tác giả đã sử dụng cơ sở dữ liệu của quản trị tài
sản bền vững (SAM), các báo cáo của Thomson Reuters và chuyển đổi thành
đơn vị tiền tệ Euro theo tỷ giá hối đoái chính thức có sẵn vào cuối năm 2008.
Từ đó, tác giả không chỉ làm rõ được tác động của TNXHDN đến kết quả tài
chính doanh nghiệp mà còn đưa ra sự so sánh mức độ tác động của TNXHDN
đến các chỉ số phản ánh kết quả tài chính. Cụ thể là, khi doanh nghiệp thực
hiện trách nhiệm xã hội, các chỉ số tài chính phản ánh giá thị trường (marketbased measures) sẽ nhận được tác động tích cực lớn hơn chỉ số phản ánh giá
trị sổ sách (accounting-based measures).
Ortas và các cộng sự (2014) đã triển khai nghiên cứu 42 doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Tây Ban Nha bằng mô hình hồi quy
phân phối trễ và kiểm định nhân quả Granger. Mục đích của nghiên cứu này
10


là tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa vấn đề trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính doanh nghiệp tại thị trường Tây Ban Nha giai đoạn 2006-2009. Trong
nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu về TNXHDN (được đánh giá từ 0-21)
bởi Thomson Reuter và sử dụng các chỉ số khả năng sinh lời và rủi ro thị
trường để đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Phương pháp kiểm định
nhân quả đã cung cấp một chứng cứ thuyết phục cho thấy khả năng sinh lời và
rủi ro thị trường có ảnh hưởng tích cực đến hành động xã hội của doanh

nghiệp. Diễn đạt một cách khác, tác giả đã chứng minh được giả thuyết kết
quả tài chính có mối quan hệ thuận chiều và là nguyên nhân dẫn đến việc thực
hiện trách nhiệm xã hội tốt hơn. Từ đó tác giả rút ra kết luận, những doanh
nghiệp có hiệu quả tài chính kém và rủi ro thị trường cao sẽ ít có khả năng
triển khai các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn chỉ ra được
những tác động của khủng hoảng tài chính thế giới tới các doanh nghiệp tại
Tây Ban Nha trong mối liên hệ với vấn đề TNXHDN. Ở đó, TNXHDN có tác
động tích cực đến kết quả tài chính tại tất cả các thời điểm trong giai đoạn
nghiên cứu, ngoại trừ năm 2008. Tác giả đưa ra giải thích về vấn đề này đó là
tại thời điểm bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tình hình kinh tế
suy giảm đã có tác động làm chỉ số khả năng sinh lời giảm, dẫn đến sự giảm ở
chỉ số TNXHDN.
Với mục đích đề xuất một mô hình cạnh tranh dựa vào những đánh giá
của khách hàng về các hoạt động xã hội của ngân hàng Tây Ban Nha trong
giai đoạn 1999-2004, Muñoz & González (2011) đã nỗ lực chứng minh các
giả thiết: (1) các ngân hàng tiết kiệm sẽ có thị phần nhiều hơn các ngân hàng
thương mại; (2) lãi suất không ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua sản phẩm
tài chính của khách hàng. Đồng thời, tác giả đã chứng minh được vấn đề trách
nhiệm xã hội có mối quan hệ thuận chiều với thị phần ngân hàng. Điều này
dẫn đến kết quả, các ngân hàng quan tâm đến các hoạt động xã hội sẽ có khả
11


năng chiếm lĩnh thị trường tốt hơn và tạo dựng được thiện cảm với khách
hàng hơn. Khi đó, vấn đề về giá của các sản phẩm tài chính - lãi suất sẽ không
còn là vấn đề quyết định đối với khách hàng; như vậy, khả năng huy động vốn
của ngân hàng cũng được cải thiện. Từ kết quả này, các tác giả kết luận việc
thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội có thể hỗ trợ cho ngân hàng nâng
cao lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trong cùng ngành. Cuối cùng,
ngân hàng sẽ có những kết quả tài chính tốt hơn.

Tại Italy, vấn đề về vấn đề trách nhiệm xã hội có tạo ra giá trị cho
doanh nghiệp hay không cũng được nhiều học giả quan tâm và các nghiên cứu
này cũng thu được các kết quả khác nhau. Đề xuất về tính chất nội sinh của
vấn đề trách nhiệm xã hội trong đo lường tác động tới hiệu quả tài chính
doanh nghiệp, đã kiểm định thực nghiệm với 25 doanh nghiệp ở Italy trong
giai đoạn 2004-2006. Đối tượng nghiên cứu đều là những doanh nghiệp ở
Italy có các báo cáo về vấn đề trách nhiệm xã hội. Trong nghiên cứu tác giả
sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với sự quan sát các lĩnh vực trách nhiệm
xã hội là môi trường, người lao động và cộng đồng. Bên cạnh đó, hiệu quả tài
chính được đo lường bằng chỉ số giá cổ phiếu thị trường đóng vai trò là biến
ngoại sinh. Mặc dù ở Italy, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến trách
nhiệm xã hội và chú ý hơn trong việc thực hiện các báo cáo TNXHDN nhưng
kết quả của nghiên cứu này lại khẳng định không tồn tại mối liên hệ giữa
TNXHDN và giá cổ phiếu. Tác giả giải thích nguyên nhân của vấn đề này là
do ở Italy, vấn đề trách nhiệm xã hội là một vấn đề mới mẻ và nhận thức của
nhà đầu tư về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư chỉ có
định hướng ngắn hạn trong khi tác động của TNXHDN lại có ý nghĩa dài hạn.
Một nguyên nhân khác đó là việc đo lường vấn đề trách nhiệm xã hội thông
qua của các báo cáo TNXHDN còn hạn chế và hầu hết doanh nghiệp Italy còn
chưa ý thức đúng đắn việc công bố các thông tin TNXHDN trong các báo cáo
12


này mà chỉ coi đây là một cách thức để quảng cáo, đưa ra các thông tin giới
thiệu doanh nghiệp. Một hạn chế của nghiên cứu này đó là các ngân hàng
Italy và các doanh nghiệp bảo hiểm không nằm trong danh sách đối tượng
nghiên cứu vì tác giả cho rằng do những đặc điểm cụ thể về ngành và những
rủi ro liên quan khi thực hiện các báo cáo tài chính nên việc đo lường mức độ
trách nhiệm xã hội thông qua các báo cáo của ngân hàng là không phù hợp.
Cũng giống như Fiori và các cộng sự, Soana không tìm thấy mối liên

hệ đáng kể giữa TNXHDN và hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Bằng phương
pháp phân tích tương quan đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm với 21 ngân
hàng quốc tế được đánh giá chỉ số đạo đức bởi Ethibel (Italy) tại thời điểm
31/12/2005 và 16 ngân hàng của Italy được đánh giá chỉ số đạo đức bởi AXIA
(Italy). Các vấn đề trách nhiệm xã hội được xem xét của Ethibel và AXIA là
khác nhau. Các thang đo về hiệu quả tài chính bao gồm: ROA, ROE, tỷ lệ chi
phí trên doanh thu và các chỉ số phản ánh giá thị trường như M/B (Giá thị
trường/ Giá trị sổ sách), P/B (Giá cổ phiếu/ Giá ghi sổ sách) và P/E (Giá/ lợi
nhuận điều chỉnh). Mặc dù kết quả cho thấy, hoạt động xã hội không ảnh
hưởng đến tình hình tài chính của các ngân hàng quốc tế tại Italy nhưng
nghiên cứu lại cung cấp bằng chứng cho thấy chính sách xã hội bên trong lại
có ảnh hưởng tiêu cực với chỉ số ROA, P/B và P/E. Từ đó, tác giả gợi ý rằng
các chính sách xã hội bên trong hay nói cách khác là các hoạt động xã hội liên
quan đến người lao động có thể gây tổn hại hơn là lợi ích cho các ngân hàng
quốc tế tại Italia.
Với riêng các ngân hàng Italy đánh giá bởi AXIA, mặc dù không tìm
thấy mối liên hệ giữa TNXHDN và hiệu quả tài chính ngân hàng nhưng tác
giả lại thu được bằng chứng cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa quản trị
doanh nghiệp và ROA, ROE; người lao động và tỉ lệ chi phí-doanh thu, hoạt
động quốc tế và các chỉ số thị trường M/B và P/B. Bên cạnh đó, tác giả cũng
13


đưa ra những giải thích về các mối quan hệ này. Cụ thể là, khi hoạt động quản
trị được thực hiện tốt, hiệu quả kinh tế sẽ được cải thiện. Tương tự, việc quản
trị tốt nhân viên sẽ đem lại năng suất lao động tăng cao và việc tăng cường
tính minh bạch của các tổ chức tín dụng sẽ đem lại sự hài lòng cho các nhà
đầu tư.
1.1.2. Các nghiên cứu tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển
Mặc dù các quốc gia mới nổi và đang phát triển có nền kinh tế còn

tương đối non trẻ so với các nước phát triển, nhưng các nhà nghiên cứu ở đây
đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của TNXHDN trong việc cải thiện
hiệu quả tài chính của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, tại đây cũng có các công
trình nghiên cứu giải thích về mối quan hệ trên.
1.1.2.1. Nghiên cứu tại Nhật
Hohgi (2013) sử dụng dữ liệu của 550 doanh nghiệp ở Nhật đã chứng
minh việc tồn tại mối quan hệ theo hình chữ U giữa TNXHDN và hiệu quả tài
chính doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu TNXHDN thu thập từ
Toyo Keizai TNXHDN Kigyou Soran (TYK Ratings)1 và dữ liệu kết quả tài
chính thu thập từ OSIRS Databases (OSIRIS) 2. Trong nghiên cứu này, các
biến kiểm soát như ngành, tuổi niêm yết của doanh nghiệp cũng được đưa vào
mô hình. Kết quả phân tích cho thấy không có một tác động đồng nhất của
TNXHDN đến kết quả tài chính của doanh nghiệp. Hay nói cách khác vấn đề
TNXHDN có tác động khác nhau đến các chỉ số tài chính ROE, ROA của
doanh nghiệp tại Nhật Bản.
Tương tự như kết quả của Hohgi, Takehara (2013) đã sử dụng dữ liệu
của 2,671 doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát bởi Toyo Keizai Inc hàng
Toyo Keiziai bắt đầu khảo sát độc lập và thu thập dữ liệu về TNXHDN tại Nhật Bản vào
năm 2005. Đó là cơ sở đầu tiên và toàn diện nhất cung cấp các thông tin TNXHDN tại
Nhật Bản. Toyo Keiziai theo dõi việc thực hiện TNXHDN của 1.210 công ty đại diện.
2
OSIRIS cung cấp thông tin về tài chính, sở hữu, tin tức, đánh giá, lợi nhuận và dữ liệu
chứng khoán cho các công ty niêm yết trên thế giới, bao gồm cả ngân hàng và các công ty
bảo hiểm từ hơn 130 quốc gia. Nhật Bản, công ty theo dõi 3.565 công ty đại chúng ở Nhật
Bản.
1

14



năm. Tác giả sử dụng mô hình hồi qui bình phương nhỏ nhất và mô hình hồi
qui bình phương nhỏ nhất 2 giai đoạn, nghiên cứu này đưa ra kết luận rằng tác
động của TNXHDN đến kết quả tài chính là không đồng nhất và các lĩnh vực
trách nhiệm xã hội khác nhau có một ảnh hưởng khác nhau đến kết quả tài
chính doanh nghiệp. Đầu tiên, tác giả đã chứng minh được quan hệ trái chiều
giữa TNXHDN và chỉ số đo lường rủi ro tài chính và các rủi ro trong tương
lai. Từ đó, tác giả cho rằng việc đầu tư quá nhiều vào các hoạt động xã hội
cũng không được đánh giá cao. Tiếp đó, tác giả chỉ ra bằng chứng cho thấy
tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa TNXHDN và rủi ro doanh nghiệp và
không tồn tại mối quan hệ nào TNXHDN và lợi nhuận doanh nghiệp. Tác giả
lập luận rằng, vấn đề trách nhiệm xã hội đòi hỏi nguồn lực tài chính trong
ngắn hạn, nhưng lại cho những kết quả trong dài hạn. Ngoài ra, do vấn đề
thông tin bất đối xứng mà các nhà quản lý có thể đầu tư quá nhiều vào hoạt
động trách nhiệm xã hội để kêu gọi sự đầu tư của các cổ đông. Nhưng thực tế
hành động này lại làm ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và làm tăng chi phí
và rủi ro một cách không cần thiết.
Nghiên cứu này dựa trên sự quan sát rất nhiều khía cạnh TNXHDN bao
gồm: thực hành lao động, đóng góp xã hội, an ninh tổ chức, an toàn sản phẩm,
quản trị nội bộ, quản trị rủi ro và bảo vệ môi trường. Điều đặc biệt trong mô
hình này là các biến ngoại sinh được sử dụng tương đối đa dạng, bao gồm giá
trị lợi nhuận trên doanh thu (ROS), ROE và ROA. Ngoài ra tác giả còn sử
dụng thông số về tiềm năng tăng trưởng như tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu the growth rate of sales (GSLS) và tỷ lệ tăng trưởng của tài sản - the growth
rate of total assets (GTA). Và loại đo lường thứ ba liên quan đến lãi cổ phiếu
(stock returns) đó là chỉ số HRET (the historical return) và chỉ số Alpha
(Jensen’s alpha). Với lý do là các chỉ số thể hiện kết quả tài chính ở trên biến
thiên hàng năm nên tác giả đã sử dụng giá trị trung bình của các chỉ số này
15



×