Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học Đánh giá kết quả ứng dụng hệ thống đọc mã vạch thẻ BHYT trong tiếp nhận người bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.11 KB, 15 trang )

SỞ Y TẾ TỈNH YÊN BÁI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGHĨA LỘ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG
ĐỌC THÔNG TIN BỆNH NHÂN SỬ DỤNG MÃ VẠCH
TRONG TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN BẢO HIỂM Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV NGHĨA LỘ NĂM 2015

Chủ đề tài:

Đỗ Văn Quý

Mã số :

CS/NL/15/08

Nghĩa Lộ, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
Mục

Nội dung

1. Đặt vấn đề

Trang


3

- Sự cần thiết phải nghiên cứu

3

- Mục tiêu nghiên cứu

4

2 Tổng quan tài liệu

5

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

7

4 Kết quả nghiên cứu

8

5 Bàn luận

11

6 Kết luận

12


7 Kiến nghị

13

8 Thực hiện nghiên cứu

14

9 Danh mục tài liệu tham khảo

15

10 Phụ lục

15

2


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu áp dụng

Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ là bệnh viện hạng II tuyến tỉnh,
chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân 4
huyện thị phía tây của tỉnh Yên Bái, hàng năm đã khám chữa bệnh cho hàng
ngàn lượt bệnh nhân, cứu sống rất nhiều ca bệnh nặng.
Bệnh viện đã xây dựng được bản kế hoạch chiến lược phát triển đến
năm 2015 với rất nhiều mục tiêu tổng quát cũng như những mục tiêu cụ thể
trong đó có tiêu chuẩn đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân
trên địa bàn. Chính vì vậy việc cải tiến quy trình tiếp nhận, thanh toán viện

phí, cấp thuốc và giảm sai sót thông tin thủ tục hành chỉnh là một nhu cầu cấp
thiết nhằm tránh sự phiền hà cho người bệnh, cải thiện giảm thời gian tiếp
nhận, đảm bảo sự chính xác trong thanh toán và quản lý chặt chẽ số liệu dược
tại kho cấp thuốc BHYT.
Ứng dụng mã vạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và
trong ngành y tế nói riêng đã trở thành phổ biến và quen thuộc trong cuộc
sống hiện đại ngày nay. Trên cơ sở bệnh viện ĐKKV Nghĩa Lộ đã triển khai
áp dụng công nghệ thông tin thành công và từng bước đem lại hiệu quả trong
quản lý, trong khám chữa bệnh. Nhằm phát huy và mở rộng các tính năng bổ
trợ cho phần mềm, OneMES.Barcode là giải pháp sử dụng mã vạch để quản
lý thông tin bệnh nhân và thẻ bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh,
mang lại khả năng phục vụ người bệnh nhanh chóng, khoa học và văn minh.
Hệ thống sử dụng thiết bị mã vạch để lưu trữ, tìm kiếm thông tin bệnh
nhân và thông tin thẻ BHYT, đảm bảo truy xuất thông tin nhanh chóng, chính
xác, tin cậy, tránh được những sai sót nhầm lẫn thường gặp, giảm thiểu tình
trạng bức xúc do bệnh nhân phải chờ đợi lâu.
Khi tiếp nhận đăng ký khám bệnh, thanh toán viện phí hoặc cấp thuốc,
cán bộ y tế phải nhập thông tin bệnh nhân và tìm kiếm trên hệ thống phần
mềm và đối khớp các thông tin. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, việc tiếp
nhận, thanh toán và cấp thuốc còn gặp một số bất cập:
- Cán bộ y tế phải nhập lại họ tên bệnh nhân, tìm kiếm và chọn mất
nhiều thời gian.
3


- Thông tin dễ bị nhầm lẫn, sai lệch: Họ tên, tuổi, số thẻ, nơi đăng ký
KCB ban đầu.
- Khi lượng bệnh nhân chờ đông, dễ xảy ra sai sót, tốc độ giải quyết
công việc chậm dẫn đến ùn tắc. Gây bức xúc cho người bệnh tại khâu tiếp
nhận, thanh toán viện phí và cấp thuốc.

- Khi thông tin bệnh nhân trên hệ thống bị sai lệch so với thông tin gốc
sẽ bị xuất toán thanh toán chi phí với cơ quan Bảo hiểm y tế.
Cơ sở y tế hiện nay rất cần một hệ thống đọc và nhận diện thông tin
bệnh nhân thông qua mã vạch giúp cho cán bộ y tế tìm kiếm thông tin bệnh
nhân và thông tin thẻ BHYT, đảm bảo truy xuất thông tin nhanh chóng, chính
xác, tin cậy. Chỉ cần một thao tác đơn giản, cán bộ y tế có thể mở được thông
tin bệnh nhân nhanh chóng trên hệ thống phần mềm, tránh các sai sót nhầm
lẫn và giảm thiểu được tình trạng bức xúc do bệnh nhân phải chờ đợi lâu,
từng bước tăng sự hài lòng của người bệnh khi đến với cơ sở y tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng hệ thống Barcode.
- Đánh giá kết quả ứng dụng hệ thống đọc thông tin bệnh nhân sử dụng
mã vạch trong tiếp nhận bệnh nhân có thẻ BHYT tại Bệnh viện ĐKKV Nghĩa
Lộ năm 2015.

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Bệnh viện đã áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý tổng
thể, từ đó có các cải tiến mở rộng trong tất cả các phân hệ.
Hệ thống quản lý mã vạch quản lý thông tin và cho phép truy xuất
thông tin tại các hàng chờ tiếp nhận đăng ký khám bệnh, thanh toán viện phí
và cấp thuốc BHYT.
2.1 Mô tả hệ thống đọc mã vạch
2.1.1. Trang thiết bị
a, Máy đọc mã vạch:
- Bộ phận tiếp nhận: 03 máy đọc mã vạch 2D
- Bộ phận thanh toán viện phí: 04 máy đọc mã vạch 1D

- Bộ phận cấp thuốc BHYT: 01 máy đọc mã vạch 1D
b, Máy in mã vạch: Bộ phận tiếp nhận: 01 máy in mã vạch 1D.
2.2 Mô tả quy trình
a. Tại bộ phận tiếp nhận đăng ký khám bệnh:
Có hai hình thức tiếp nhận:
- Sử dụng đọc thông tin từ thẻ BHYT:

Bảo hiểm y tế sử dụng in mã hóa thông tin trên thẻ BHYT, các thẻ
được cấp từ ngày 01/01/2015 đều có phần mã vạch trên thẻ.
- Sử dụng đọc thông tin từ mã vạch được in trên các phiếu từ phần mềm
OneMES từ các lần khám bệnh trước:

5


- Đối với bệnh nhân chưa có thông tin và không có thẻ BHYT sẽ sử
dụng máy in mã vạch để cấp mã vạch cho người bệnh.
b. Tại bộ phận thanh toán viện phí và cấp thuốc BHYT:
- Khi người bệnh cần thanh toán viện phí: Người bệnh cần xuất trình
phiếu chỉ định dịch vụ, phiếu tạm thu (ký gửi) viện phí hoặc bảng kê thanh
toán chi phí KCB ngoại trú, nội trú để cán bộ thu viện phí nhận diện truy xuất
thông tin dựa vào mã vạch được in trên phần mềm OneMES:

- Tại quầy cấp thuốc BHYT: Cán bộ y tế sử dụng bảng kê thanh toán
chi phí KCB BHYT ngoại trú để tìm kiếm và mở thông tin bệnh nhân.

6


III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân bảo hiểm y tế được tiếp đón tại bộ
phận tiếp nhận của khoa khám bệnh trên phần mềm OneMES.
2. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả
3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến hết tháng 10/2015.
4. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám bệnh, Phòng Kế hoạch tổng hợp
bệnh viện ĐKKV Nghĩa Lộ.

7


IV. KẾT QUẢ

Trong thời gian nghiên cứu, đánh giá, tình hình đề xuất và giải quyết
nhu cầu của bệnh nhân trong quá trình đăng ký tiếp nhận khám bệnh của
tháng 6, 7, 8 năm 2015 và 3 tháng cùng kỳ năm 2014.

8


Biểu 1:

TỔNG HỢP SO SÁNH THỜI GIAN THỰC HIỆN TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN BHYT
THÁNG 6-8 NĂM 2015 VÀ CÙNG KỲ NĂM 2014
STT

Nội dung

1


Tổng số BN BHYT được tiếp nhận

2
3

Năm 2014
Tháng 6

Tháng 7

Năm 2015
Tháng 8

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

5.163

6.053

5.684

5.026

5.299

4.487


Tổng thời gian t. hiện (giây)

569.610

686.370

650.560

512.106

545.036

479.305

Thời gian trung bình (giây)

110,33

113,39

114,45

101,89

102,86

106,82

Biểu 1: Thống kê thời gian tiếp nhận thông tin bệnh nhân trước và sau khi áp dụng hệ thống barcode.



Biểu 2:

TỔNG HỢP SO SÁNH SỐ LƯỢNG BỆNH NHÂN PHẢI SỬA THÔNG TIN
THÁNG 6-8 NĂM 2015 VÀ CÙNG KỲ NĂM 2014
STT

Nội dung

1

Tổng số BN BHYT được tiếp nhận

2
3

Năm 2014
Tháng 6

Tháng 7

Năm 2015
Tháng 8

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8


5.163

6.053

5.684

5.026

5.299

4.487

Số lượt bệnh nhân phải sửa thông tin

208

152

139

121

108

95

Tỷ lệ trung bình (%)

0,04


0,03

0,02

0,02

0,02

0,02

Biểu 2: Đánh giá tỷ lệ nhập sai thông tin trước và sau áp dụng hệ thống.

10


V. BÀN LUẬN

Dựa vào kết quả các bảng biểu để đưa ra những nhận xét cụ thể.
Căn cứ kết quả thống kê được ta thấy:
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân được giảm đi.
- Số lượng lượt sửa thông tin bệnh nhân được giảm → Độ chính xác
thông tin đầu vào được nâng cao. Từ đó giảm tỷ lệ xuất toán trong quá trình
quyết toán do sau thông tin BHYT của người bệnh.


VI. KẾT LUẬN

Sau khi ứng dụng hệ thống này, qua các bảng biểu thống kê và các
phiếu khảo sát sự hài lòng của người bệnh, mục đích của nội dung nghiên cứu

đã được chứng minh rất rõ:
Đánh giá được kết quả ứng dụng hệ thống đọc thông tin bệnh nhân sử
dụng mã vạch trong tiếp nhận bệnh nhân có thẻ BHYT tại Bệnh viện ĐKKV
Nghĩa Lộ năm 2015.
Từ đó có các đánh giá khác về hiệu quả của hệ thống:
- Giảm được tối đa sự sai sót do nhập thiếu, nhập sai thông tin của
bệnh nhân.
- Tăng hiệu quả công việc, nhanh chóng, thuận tiện, giảm thời gian chờ
đợi cũng như thời gian thao tác tiếp nhận, tìm kiếm thông tin người bệnh trên
hệ thống phần mềm.
- Giảm được nhân lực ở bộ phận tiếp nhận khám bệnh.
- Tạo môi trường văn minh, hiện đại ở khu vực sảnh khoa khám bệnh.
- Hạn chế việc xuất toán của cơ quan BHYT do sai thông tin người
bệnh.

12


VII. KIẾN NGHỊ

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên trong ứng dụng hệ thống
đọc thông tin qua mã vạch. Tuyên truyền cho nhân dân đến khám chữa bệnh
tại bệnh viện.
Trang bị, mở rộng hệ thống đến các hàng chờ trên hệ thống phần mềm:
Ưu tiên các hàng chờ có lưu lượng bệnh nhân đông như xét nghiệm, siêu âm,
x-quang và các phòng khám...

13



VIII. THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

1. Nhân lực: Phối hợp với Tổ Công nghệ thông tin - Phòng kế hoạch
tổng hợp, khoa khám bệnh, .
2. Thời gian:
Hoàn thành đề cương trong tháng 5/2015
Đánh giá tiến độ thực hiện trong tháng 9/2015 đến tháng 10/2015
Hoàn thành đề tài trong tháng 11/2015 để nghiệm thu.
3. Kinh phí: Theo mức quy định của quy chế chi tiêu nội bộ đã phê
duyệt.

14


IX. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Trên mạng Internet, công ty phần mềm OneNET.
Các bệnh viện đã sử dụng hệ thống đọc thông tin qua mã vạch: Bệnh
viện đa khoa thành phố Yên Bái, bệnh viện huyện Đông Hưng, bệnh viện
huyện Thái Thụy...
X. PHỤ LỤC:

Tài liệu từ các biểu thống kê quản lý của bệnh viện.

CHỦ ĐỀ TÀI

CHỦ TỊCH HĐKHKT

Đỗ Văn Quý


15



×