Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CHỦ ĐỀ: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.71 KB, 7 trang )

CHỦ ĐỀ: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
I. NỘI DUNG BÀI HỌC
Bài học có các nội dung chính sau:
1.Khái niệm
2. Hình chiếu trục đo vuông góc đều
3. Hình chiếu trục đo xiên góc cân
4. Cách vẽ hình chiếu trục đo
5. Thực hành biểu diễn vật thể
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Mục tiêu
Bài học này sẽ được thực hiện trong 3 tiết với những mục tiêu sau:
a. Kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm về hình chiếu trục đo
- Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản
b. Kỹ năng:
- Biết cách vẽ hình chiếu và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản
c. Thái độ:
- Nghiêm túc, ham thích học tập và tìm tòi kiến thức qua sách báo và internet, từ đó
hình thành các phương pháp nhận thức có khoa học tích cực, chủ động và sáng tạo
- Có ý thức trình bày được theo các tiêu chuẩn trình bày BVKT.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
d. những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
- Năng lực hợp tác
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Lập kế hoạch dạy học (soạn giáo án)


- Các phiếu học tập cho các nhóm
- Phương tiện dạy học: Tranh vẽ phóng to các hình, máy tính và máy chiếu.
b. Chuẩn bị của học sinh
- HS tìm hiểu nội dung chủ đề thông qua sách giáo khoa, tài liệu liên quan
3. Tiến trình dạy học chuyên đề
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

Trường THPT Liễn Sơn

1


GV: Đặt câu hỏi hoặc bằng hình thức giao nhiệm vụ ở nhà cho học sinh để tìm hiểu về
hình chiếu trục đo:
Các em đã được làm quen với các khối đa diện trong một số môn học cũng như trong
cuộc sống, một số vật thể được hình thành từ các khối đa diện đó.
- Về nhà các e hãy kể tên 1 số khối đa diện mà em biết?
Dự kiến HS: Trả lời
GV: Trực quan hình ảnh về các cách vẽ bản vẽ kĩ thuật. Hãy nêu các đặc điểm của
chúng?
Dự kiến HS: Trả lời
GV: Dẫn dắt và đi đến kết luận
Vậy trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu các nội dung chính sau về hình chiếu
trục đo:
- Khái niệm
- Hình chiếu trục đo vuông góc đều
- Hình chiếu trục đo xiên góc cân
- Cách vẽ hình chiếu trục đo
- Thực hành biểu diễn vật thể
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. Khái niệm
Hoạt động cá nhân:
Học sinh đọc nội dung trang 27 SGK công nghệ 11 về phần khái niệm và trả lời một
số câu hỏi sau:
CH1: Cách xây dựng hình chiếu trục đo (HCTĐ)?
CH2: Thế nào là HCTĐ?
CH3: Các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo?
GV: Gọi học sinh trả lời và kết luận:
- CH1: -Gắn vào vật thẻ cần biểu diễn hệ trục tọa độ OXYZ
+ Lấy mặt phẳng P làm mặt phẳng HCTĐ
+ Lấy hướng l làm hướng chiếu(l không // với P, OX, OY, Oz)
+ Chiếu vật thể cùng với hệ tọa độ lên mặt phẳng P, ta được hình chiếu trục đo của
vật thể.
- CH2: Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng trên cơ sở của phép
chiếu song song.
- CH3:
+ Góc trục đo : X ' O 'Y ' , Y ' O ' Z ' , X ' O ' Z '
+ Hệ số biến dạng:
Trường THPT Liễn Sơn

2


O ' A'
 p : HSBD theo trục O’X’
OA

O'B'
 q : HSBD theo trục O’Y’
OB

O 'C '
 r : HSBD theo trục O’Z’
OC

II. Hình chiếu trục đo vuông góc đều
1. Thông số cơ bản
Hoạt động cá nhân
GV đưa ra câu hỏi qua quan sát tranh hoặc video .
GV: Sau khi xem tranh và video em hãy nêu các thông số cơ bản của HCTĐ?
Dự kiến HS: Trả lời
GV nhận xét, đưa ra kết luận về các thông số cơ bản
- Góc trục đo: X ' O 'Y ' = Y ' O ' Z ' = X ' O ' Z '  1200
- Hệ số biến dạng: p = q = r = 1
2. HCTĐ của hình tròn
Hoạt động cá nhân
GV: Sau khi xem tranh, sgk em hãy nêu đặc điểm HCTĐ của hình tròn?
Dự kiến HS: Trả lời
GV nhận xét, đưa ra kết luận về HCTĐ của hình tròn
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của hình tròn nằm trong mặt phẳng song song với mặt
phẳng tọa độ là các hình elip. Nếu vẽ theo hệ số biến dạng quy ước (p=q=r=1) thì các elip
co trục dài bằng 1.22d và trục ngắn bằng 0.71d (d là đường kính hình tròn)
III. Hình chiếu trục đo xiên góc cân
HOẠT ĐỘNG NHÓM

GV phát phiếu học tập
HS: Các nhóm nhận nhiệm vụ và thống nhất phân công nhiệm vụ cho từng thành
viên.
- Nhóm trưởng điều hành thảo luận.
- Thư kí ghi lại các ý kiến được thống nhất, chưa thống nhất đề nghị GV giúp đỡ,
gợi ý hoặc giải đáp.

Trường THPT Liễn Sơn

3


Hoạt động của cả lớp.
- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả nội dung nghiên cứu của nhóm mình theo yêu cầu
của phiếu giao nhiệm vụ ,các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét và kết luân:
1. Góc trục đo:
X ' O 'Y '  Y ' O 'Z'  1350 ;

X ' O 'Z'  900

2. Hệ số biến dạng:
p = r = 1;

q = 0,5.

IV. Cách vẽ HCTĐ
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
GV yêu cầu HS đọc SGK công nghệ 11 trang 30, quan sát video vẽ mẫu và trả lời: cách
vẽ HCTđ có mấy bước? Là những bước nào?
Dự kiến HS: Trả lời
GV nhận xét, đưa ra kết luận về cách vẽ HCTĐ
Để vẽ HCTĐ cần 3 bước:
+ Bước 1: Vẽ hình chiếu trục đo của hình ngoại tiếp.
+ Bước 2: Vẽ hình chiếu trục đo các chi tiết thành phần của vật thể.
+ Bước 3: Hoàn thiện bản vẽ (Tẩy các nét phụ, tô đậm các cạnh thấy...)
V. Thực hành biểu diễn vật thể

1. Nội dung, các bước thực hành
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
GV yêu cầu HS đọc SGK công nghệ 11 trang 32 và trên máy chiếu, hãy cho biết các
bước biểu diễn vật thể.
Dự kiến HS: Trả lời
GV nhận xét, đưa ra kết luận về cách vẽ HCTĐ
Bước 1: Đọc bản vẽ 2 hình chiếu
Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ 3
Bước 3: Vẽ hình cắt
Bước 4: Vẽ hình chiếu trục đo
2. Làm các bài tập sgk trang 36 và bài tập tham khảo
GV: hướng dẫn và yêu cầu HS làm các bài tập trong sgk trang 36
HS: làm bài tập
GV: nhận xét và chữa bài.

Trường THPT Liễn Sơn

4


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
Hoạt động nhóm
Giáo viên chia nhóm và tổ chức cho HS luyện tập thông qua trò chơi ô chữ (gần giống
phần thi vượt trướng ngại vật trong đường lên đỉnh olypia).
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Giáo viên giao cho HS một số bài tập tham khảo ngoài sgk
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ
4.1. Câu hỏi kiểm tra mức độ nhận biết:
Câu 1. Hình chiếu trục đo là loại hình chiếu:
A. Có sự biến dạng về hình dạng và kích thước.

B. Biểu diễn vật thể ở 3 chiều bằng phép chiếu song song.
C. Tất cả đều đúng.
D. Dùng để bổ sung cho hình chiếu vuông góc.
Câu 2. Hình chiếu trục đo có hai thông số cơ bản là:
A. Góc biến dạng và hệ số trục đo.
B. Góc trục đo và tỉ số trục đo.
C. Góc trục đo và hệ số biến dạng.
D. Góc tọa độ và tỉ lệ biến dạng.
Câu 3. Tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục tọa độ với độ dài thực của
đoạn thẳng đó, gọi là:
A. Tỉ số trục đo.
B. Hệ số biến dạng.
C. Hệ số trục đo.
D. Tỉ lệ biến dạng.
Câu 4. Hình chiếu trục đo vuông góc đều là hình:
A. Tất cả đều đúng.
B. Có các góc trục đo cùng bằng 120 độ.
C. Có các hệ số biến dạng đều bằng nhau. D. Có các góc trục đo đều bằng nhau.
Câu 5. Hình chiếu trục đo xiên góc cân là hình:
A. Tất cả đều đúng.
B. Có một góc trục đo bằng 90 độ.
C. Có hai hệ số biến dạng bằng nhau.
C. Có hai góc trục đo bằng nhau.
Câu 6: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể thông qua mấy bước:

A. 1

A. 2

C. 3


D. 4

Câu 7: Trong phương pháp hình chiếu trục đo vuông góc đều, đường tròn có đường kính
là d được biểu diễn tương ứng bằng elip có kích thước:
A. trục dài bằng 1,22d và trục ngắn dài bằng 0,91d
B. trục dài bằng 1,20d và trục ngắn dài bằng 0,71d
C. trục dài bằng 1,20d và trục ngắn dài bằng 0,91d
D. trục dài bằng 1,22d và trục ngắn dài bằng 0,71d
4.2. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu:
C©u 1: H×nh chiÕu ®øng cña vËt thÓ cho biÕt kÝch th-íc nµo cña vËt:
A. ChiÒu dµi, chiÒu réng
B. ChiÒu réng, chiÒu cao.
C. ChiÒu dµi, chiÒu cao.
Câu 2: Trong thực tế, góc giữa các trục đo đều bằng:
Trường THPT Liễn Sơn

5


A. 90 độ
B. Tất cả đều sai.
C. 120 độ
D. 135 độ
Câu 3. Hình chiếu trục đo xiên góc cân có hai hệ số biến dạng bằng nhau, hệ số biến
dạng còn lại bằng:
A. 0,5
B. 1
C. 0,82
D. 0,1

Câu 4: Thông số nào sau đây không phải là thông số của hình chiếu trục đo?
A. Góc trục đo.
B. Mặt phẳng hình chiếu.
C. Hệ số biến dạng.
D. Cả ba thông số.
4.3. Câu hỏi mức độ vận dụng:
Câu 1: Cho đường tròn R = 7 cm thì trong hình chiếu trục đo, elip đó có độ dài của
trục dài và trục ngắn là:
A. 122 cm và 71 cm

B. 17,08 cm và 9,94 cm

C. 8,54 cm và 4,97 cm

D. 9,76 cm và 11,38 cm

Câu 2: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:
A. phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
B. phương chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu
C. ba hệ số biến dạng khác nhau
D. p = q = r = 0,5
Câu 3: Sự khác nhau giữa hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc
cân là:
A. phương chiếu, hệ số biến dạng, hệ trục tọa độ
B. hướng chiếu
C. hệ trục tọa độ, hệ số biến dạng
D. hệ số biến dạng

Trường THPT Liễn Sơn


6


4.4. Câu hỏi mức độ vận dụng cao:
Cho 2 hình chiếu vẽ hình chiếu thứ 3 và hình chiếu trục đo của vật thể

20

20

15

20

30

20

50
10

110

10

20
50
20

10


Trường THPT Liễn Sơn

7



×