Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.21 KB, 70 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ,
TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ,
TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số

: 8 34 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN


HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kiều Oanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ......................... 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 7
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ..... 11
1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường .................. 17
1.4. Chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường ........................................................................................................... 19
1.5. Chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam ....................................... 21
1.6. Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở một số địa
phương.......................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI ............... 26
2.1. Chủ trương và chính sách bảo vệ môi trường của Tỉnh Quảng Ngãi ... 26
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở Huyện Sơn Hà thời
gian qua ........................................................................................................ 28

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN SƠN HÀ,
TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................................ 46
3.1. Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường Huyện Sơn Hà .................. 46
3.2. Các giải pháp ......................................................................................... 48
KẾT LUẬN ................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

MT

Môi trường

TNMT

Tài nguyên môi trường


UBND

Ủy ban nhân dân

PTBV

Phát triển bền vững

QLMT

Quảng lý môi trường

SX

Sản xuất

KTXH

Kinh tế xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng mang lại
rất nhiều lợi ích: mức sống cao hơn, giáo dục và sức khoẻ tốt hơn, kéo dài
tuổi thọ…Tuy nhiên, đi kèm theo đó là tình trạng môi trường ô nhiễm làm
cho nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển dâng cao… có thể nói rằng khí
hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp đe dọa đến cuộc sống của toàn nhân
loại. Phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục ô nhiếm môi trường là vấn đề cấp

bách cần ưu tiên xem xét trong quá trình phát triển kinh tế, nó được coi như
một yếu tố phát triển song hành cùng kinh tế.
Công tác BVMT ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những kết
quả quan trọng. Nhiều chính sách văn bản pháp luật về BVMT đã được sửa
đổi thông qua như Luật BVMT (2015); Nghị định 19/NĐ - CP ngày 14 tháng
12 năm 2015 của chính phủ về “ quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật BVMT”; Nghị định số 18/2015/NĐ - CP của Chính phủ về việc quy
định về Quy hoach bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường”;
Nghị định số 179 /2013 /NĐ – CP. Hệ thống QLNN về BVMT từ
trung ương đến địa phương và ở các bộ, ngành đã được hình thành, ngày
càng được tăng cường và đi vào hoạt động có nề nếp. Chính phủ đã và đang
từng bước xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các thể chế nhằm đảm bảo
cho công tác BVMT được chú trọng ở mọi lúc, mọi nơi, từ ý nghĩ đến hành
động. Ý thức về trách nhiệm BVMT của các cơ quan nhà nước, các tổ chức
đoàn thể, tư nhân, doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng được nâng cao.
Việt Nam đã có vai trò trong hội nhập quốc tế về BVMT, tham gia hầu hết
các công ước và hiệp định quốc tế về BVMT. Việc thực hiện tốt kế hoạch

1


quốc gia đó đã góp phần ngăn chặn ô nhiễm, giảm bớt tình trạng suy thoái
MT và sự cố MT.
Môi trường cung cấp cho con người những điều kiện sống ( như ăn, ở,
mặc, hít thở...). Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môi trường
và những tác hại do ô nhiễm môi trường đem lại, những năm qua, Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi
trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004
của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số: 35/NQ-CP ngày 18 tháng 03 năm
2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường; Nghị quyết số: 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Trưng
ương Đảng về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, năm 2005
và mới đây nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị định số
179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ qui định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định
số 19/2015/NĐ-CP ngày14/2/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
Sơn Hà là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Quảng Ngãi, có xuất phát
điểm về kinh tế rất thấp, nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
kinh tế, kết cấu cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, thường xuyên chịu ảnh hưởng
của thiên tai bão lũ, Tỉ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn; thực hiện Kết luận số 02-KL/TU ngày 31 tháng 5 năm 2006 của
Ban Thường vụ tỉnh Quảng Ngãi “về tình hình và phương hướng xây dựng
phát triển huyện Sơn Hà trong những năm đến”, huyện đã tập trung cho các
dự án phát triển xây dựng hạ tầng giao thông, mở rộng các tuyến đường dân
sinh, đặc biệt là xây dựng công viên xanh và bờ kè Tà Man đã làm thay đổi

2


diện mạo của huyện. Mặc dù các cấp chính quyền cũng như nhân dân trên
địa bàn huyện đã có những cố gắng nhất định trong công tác bảo vệ môi
trường, tuy nhiên hiện tại huyện Sơn Hà cũng đang đối mặt với không ít
thách thức, trong đó có các vấn đề môi trường, ảnh hưởng tới phát triển kinh
tế - xã hội và sức khỏe, đời sống của người dân, như bảo vệ chăm sóc rừng
tự nhiên, rừng trồng, bảo vệ các nguồn nước ở các sông, suối, hồ đập, bảo vệ
môi trường sinh thái ở cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Bảo vệ môi trường là vấn đề được các cấp Đảng và chính quyền địa
phương quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý phát triển ở
huyện Sơn Hà nhưng cho đến nay còn chưa có một nghiên cứu nào tập trung
vào chủ đề bảo vệ môi trường từ giác độ thực hiện chính sách.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn tôi quyết định chọn đề tài “Thực
hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng
Ngãi hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường và
việc thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường trên các báo, tạp chí,
thậm chí đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến chủ đề môi trường
và bảo vệ môi trường, cụ thể như:
Đề tài “Quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường: Thực trạng và
giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông)” của Nguyễn
Cảnh Đông Đô.
Đề tài “Khảo sát thực trạng Quản lý nhà nước về môi trường ở một số
tỉnh Phía Nam” của TS Nguyễn Hữu Cát.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hồ Thị Ngọc Quyên tại Đại học Đà
Nẵng “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Làng nghề thủ công đá mỹ nghệ Non

3


Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”; trên cơ sở đánh giá thực
trạng ô nhiễm môi trường, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu
ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại Làng nghề thủ công đá mỹ nghệ Non
Nước.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào đánh giá một cách chuyên sâu về chính
sách về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sơn Hà.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường ở huyện Sơn Hà
trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện sự ô nhiễm
môi trường ở Huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân sinh sống ở đây.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác bảo vệ
môi trường trên địa bàn Huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường trên địa bàn huyện, chỉ ra
những mặt tích cực và hạn chế hiện nay.
Đề xuất, kiến nghị và đưa ra các giải pháp trong công tác bảo vệ môi
trường tại Huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, qua đó từng bước nâng cao hiệu
quả và chất lượng về công tác bảo vệ môi trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sơn
Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

4


Về thời gian: từ năm 2012 đến 2017
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp luận nghiên cứu chính sách công kết
hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tế.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng nhiều

phương
pháp như: phương pháp tổng hợp phân tích, tham vấn chuyên gia, so sánh,
thống kê dự báo. Ưu điểm nổi bật của việc sử dụng kết hợp các phương pháp
là các phương pháp đó có thể bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối
tượng nghiên cứu và đưa ra kết quả đáng tin cậy.
Phương pháp thống kê, dự báo: Trong quá trình nghiên cứu tác giả xử
lý hệ thống số liệu theo phương pháp thống kê trên cơ sở sử dụng bảng tính
Excel. Việc thống kê tìm ra những kết quả phản ánh thực tiễn trung thực
nhất.
Những kết quả thống kê được sử dụng làm cơ sở để phân tích,
đánh giá, luận giải qua đó làm rõ hơn hệ thống lý thuyết căn bản. Phương
pháp dự báo ngoại suy được sử dụng để đưa ra những nhận định khách quan
về xu thế phát triển của lý thuyết, thực tiễn, cũng như dự báo những vấn đề
thực tiễn có thể phát sinh để có giải pháp xử lý cho phù hợp.
Phương pháp tham vấn chuyên gia: Đây là phương pháp nghiên cứu
dựa vào sự tham khảo ý kiến của những người có hiểu biết hay có kinh
nghiệm về vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài này, phương pháp
này được sử dụng để trình bày những khó khăn trong công tác bảo vệ môi
trường tại huyện Sơn Hà và cơ sở để nghiên cứu áp dụng và triển khai các
biện pháp có hiệu quả hơn.
Phương pháp tổng hợp phân tích: Phân tích và tổng hợp tài liệu các
công trình nghiên cứu trước đó; kết nối các thông tin để làm sáng tỏ những

5


nội dung nghiên cứu. Việc tổng hợp chỉ được thực hiện trên những phân tích
khoa học đối với những tài liệu có nguồn trích dẫn đáng tin cậy.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả đánh giá nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các vấn đề
liên quan đến lý luận về thực hiện chính sách công (cụ thể ở đây là chính
sách bảo vệ môi trường) từ thực tiễn một địa phương cụ thể (huyện Sơn Hà,
tỉnh Quảng Ngãi), từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính
sách này trong điều kiện cụ thể của địa phương nghiên cứu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp những chứng cứ thực tiễn trong vận dụng lý luận
về thực hiện chính sách công, phát hiện các vấn đề trong tổ chức thực hiện
chính sách bảo vệ môi trường cùng các nguyên nhân ở huyện Sơn Hà, tỉnh
Quảng Ngãi và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách
này như là những luận cứ thực tiễn hữu ích cho công tác quản lý phát triển
theo hướng bền vững ở địa phương nghiên cứu cũng như các địa phương
khác có điều kiện phát triển tương tự.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính
sách bảo vệ môi trường.
Chương 2: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Sơn Hà,
tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Môi trường

Khái niệm về môi trường được thảo luận từ rất lâu, dưới đây là một số
khái niệm điển hình:
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường đối với con
người được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình (tập quán, niềm tin...) trong đó
con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân
tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình".
1.1.2. Bảo vệ môi trường
* MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật
Mỗi một con người đều có yêu cầu về lượng không gian cần thiết cho
hoạt động sống như: diện tích đất ở, hàm lượng không khí... Trung bình một
ngày, một người cần khoảng 4m3 không khí sạch, 2,5l nước uống, một
lượng lương thực, thực phẩm đáp ứng hàm lượng calo từ 2.000 – 2.500
calo.... Môi trường chính là khoảng không gian sinh sống của con người.
* MT cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được
tuần hoàn quay trở lại dạng ban đầu được gọi là tài nguyên tái tạo. Ví dụ như
nước ngọt, đất, sinh vật, v.v... là loại tài nguyên mà sau một chu trình sử
dụng sẽ trở lại dạng ban đầu.
Trái lại, các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin bị mất mát, biến đổi
7


hoặc suy thoái không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không
tái tạo. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản, gien di truyền. Tài nguyên khoáng
sản sau khi khai thác từ mỏ, sẽ được chế biến thành các vật liệu của con
người, do đó sẽ cạn kiệt theo thời gian. Tài nguyên gen di truyền của các loài
sinh vật quý hiếm, có thể mất đi cùng với sự khai thác quá mức và các thay
đổi về môi trường sống.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng
cường khai thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra
các dạng sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống.
* MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường
rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn
chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động
tiêu cực đối với môi trường.
Hiện nay vấn đề chất thải đô thị và công nghiệp là cực kỳ quan trọng.
Có quan điểm cho rằng “ có một số chất thải là một dạng tài nguyên” do đã
có công nghệ chế biến chất thải thành phân bón. Đó là một dạng “công nghệ
thân thiện với môi trường”. Tuy nhiên mặc dù điều kiện phát triển đến đâu
thì các nhu cầu tự nhiên của con người như ăn, uống, thở cũng đều yêu cầu
môi trường trong sạch.
* MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường sống cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang
tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống
trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai
biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất… Môi
trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các

8


loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh
quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.
1.1.3. Chính sách bảo vệ môi trường
Chính sách MT là tổng thể các quan điểm, các biện pháp, các thủ
thuật nhằm thực hiện các mục tiêu BVMT và PTBV quốc gia, của ngành

kinh tế hoặc một công ty. Cụ thể hóa chính sách trên cơ sở các nguồn lực
nhất định để đạt các mục tiêu do chính sách MT đặt ra là nhiệm vụ chiến
lược MT. Chính sách MT Việt Nam được trình bày trong kế hoạch Quốc gia
về MT và phát triển lâu bền đảm bảo phát triển bền vững.
Quy hoạch MT là cụ thể hóa các chiến lược, chính sách về BVMT và
là cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động MT. Quy hoạch
MT được coi là công cụ có tính chiến lược trong phát triển, BVMT; được
coi là phương pháp tích hợp để tiến tới tương lai theo một phương hướng,
mục tiêu định sẵn. Quy hoạch MT được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau
theo phạm vi, lãnh thổ quốc gia, khu vực, tỉnh/ thành phố, cộng đồng nhỏ,
dự án.

Chính sách

Quan điểm

Biện pháp

Thủ thuật

Mục tiêu cụ thể
Hình 1.1: Sơ đồ nội dung chính sách quản lý
Nguồn: Lưu Đức Hải, Cẩm nang QLMT, NXB Giáo dục 2006

9


Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính
chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ
thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định". Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và

những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương.
1.1.4. Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
Nhằm hình thành các nhóm chuyên môn hóa, các phần tử cấu thành
hệ thống môi trường để góp phần vào hệ thống định hướng cho các mục tiêu
mong muốn trước mắt và lâu dài và phối hợp hoạt động chung của nhóm,
của phân hệ trong hoạt động MT.
Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường: nhằm tạo cơ sở dữ liệu về
chất lượng các thành phần MT phục vụ cho quy hoạch và phát triển KT-XH.
Đồng thời tạo cơ sở dữ liệu cho việc kiểm soát chất lượng các thành phần
MT và ô nhiễm MT phát sinh dưới tác động của các quá trình tự nhiên và
nhân tạo. Quan trắc MT là tập hợp các biện pháp khoa học, công nghệ, tổ
chức đảm bảo kiểm soát một cách liên tục và hệ thống trạng thái và khuynh
hướng phát triển của các quá trình tự nhiên và nhân tạo đối với nhiều quy
mô và nhiều loại đối tượng, chịu tác động của các hoạt động của con người.
Bên cạnh việc theo dõi hiện trạng và tác động MT, quan trắc MT còn là biện
pháp tổng hợp để kiểm soát các nguồn phát sinh chất ô nhiễm của các hoạt
động SX kinh doanh. Số liệu thường được sử dụng trong đánh giá hiện trạng
MT. Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và
các cơ sở sản xuất kinh doanh: ĐTM là xác định và dự báo các tác động của
hành động phát triển (KT-XH, chính sách, pháp luật) đến MT khu vực, một
vùng hoặc toàn quốc. Hành động phát triển có thể tạo ra tác động tích cực,
tiêu cực đến MT và sự phát triển nói chung nhằm đưa ra các giải pháp ngăn
ngừa, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời việc thẩm

10


định các báo cáo đánh giá tác động MT nhằm góp thêm tư liệu khoa học cần
thiết cho việc ra quyết định thực hiện một hành động phát triển. Sau khi

nhận các báo cáo đánh giá tác động môi trường, tiến hành thành lập các hội
đồng thẩm định các báo cáo với sự tham gia của các bên liên quan và chính
quyền địa phương. Tạo sự thống nhất chặt chẽ, minh bạch và công khai
trong quá trình thẩm định.
Đào tạo cán bộ quản lý môi trường: tổ chức các lớp tập huấn cho các
chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực MT, đào tạo bồi dưỡng về khoa học và
QLMT nhằm nâng cao năng lực QLMT của Nhà nước ở các cấp. Mục đích
của việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng
vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng MT theo cách bền vững. Đồng thời tăng
cường kỹ năng sử dụng các công nghệ mới nhằm tăng sản lượng kinh tế,
tránh những thảm họa MT, tận dụng các cơ hội và ñưa ra các quyết ñịnh
khôn khéo trong việc sử dụng TN.
Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường: triển
khai cấp giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường ở các cấp; theo dõi quản
lý việc cấp và thẩm định ĐTM; sau khi cấp phép tiến hành thanh tra, giám
sát về việc thực hiện các nhiệm vụ BVMT nếu có vi phạm thì xử lý hoặc thu
hồi giấy phép. Việc cấp phép và thu hồi giấy phép do Sở TN&MT chịu trách
nhiệm.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường
1.2.1. Các yếu tố chủ quan
1.2.1.1. Hệ thống chính sách về bảo vệ môi trường
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài nguyên và
Môi trường thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 06/8/2016 về một số nhiệm vụ,

11


giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

Đầu năm 2017, Bộ đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành, địa phương
đánh giá tình hình thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014, xác định các
vấn đề vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành Luật, những chồng chéo,
xung đột giữa Luật bảo vệ môi trường và các pháp luật khác có liên quan; đề
xuất các nội dung cần sửa đổi bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo
vệ môi trường.
Bên cạnh đó, đã thành lập Ban chỉ đạo và ban hành Kế hoạch xây
dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến bảo vệ
môi trường, Tổ công tác, Nhóm chuyên môn rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2014, phân công các đơn vị
thuộc Bộ chuẩn bị vấn đề và nội dung sửa đổi.
Đồng thời, để giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra đối với công tác
bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường, trong năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ
ban hành Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực môi trường;
Trong đó bổ sung chế tài đủ mạnh để răn đe, ngăn ngừa các hành vi cố
ý gây ô nhiễm môi trường, quy định các hình thức xử phạt bổ sung (như đình
chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, tịch thu tang vật vi
phạm), biện pháp khắc phục hậu quả (như buộc khắc phục lại tình trạng ô
nhiễm môi trường đã bị ô nhiễm và phục hồi môi trường bị ô nhiễm) và công
khai thông tin đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi
trường hoặc tác động xấu đến xã hội,.. .
Trong năm 2017, Bộ đã xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị
định hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Dự thảo Nghị
định đã được hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về môi trường trong và ngoài

12



nước; Hội thảo lấy ý kiến các địa phương tại 03 miền Bắc, miền Trung và
miền Nam và gửi xin ý kiến góp ý của các Bộ, ngành. Hiện nay, Bộ đang tập
trung hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ trong tháng 11 năm
2017. Bộ cũng đã ban hành theo tham quyền 06 Thông tư về bảo vệ môi
trường.
Các Thông tư về bảo vệ môi trường mới được ban hành bao gồm:
Thông tư số 02/2017/TT-BTNMT ngày 07/3/2017 quy định kỹ thuật và định
mức kinh tế-kỹ thuật lập báo cáo hiện trạng môi trường; số 20/2017/TTBTNMT ngày 08/8/2017 quy định về định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động
quan trắc môi trường không khí xung quanh, nước mặt lục địa, đất; nước
dưới đất; nước mưa axit; nước biển; khí thải công nghiệp; số 24/2017/TTBTNMT ngày 01/9/2017 quy định về hoạt động quan trắc môi trường; số
31/2017/TT-BTNMT ngày 27/9/2017 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi hường; số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04/10/2017 quy định về thu
hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; số 37/2017/TT-BTNMT ngày 06/10/2017 ban
hành định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải
vào nguồn nước và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
1.2.1.2. Nhận thức ý thức của các bên liên quan
Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là
nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Nhận thức xã hội, đặc biệt
là của mỗi người dân, về bảo vệ môi trường được coi là nhân tố quan trọng
hàng đầu, là cơ sở cho các hành động, hành vi cũng như tuân thủ các quy
định pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường.
1.2.1.3. Năng lực của bộ máy quản lý về bảo vệ môi trường
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hội nhập và phát triển bền vững của đất
nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Kiện toàn tổ chức bộ máy

13


quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và tăng cường năng lực cho đội ngũ

cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2016 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày
10/8/2017 (sau đây gọi tắt là Đề án).
Tổng cục Môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao là đơn
vị chủ trì xây dựng, trình Bộ xem xét, trình Thủ tướng phê duyệt Đề án này.
Theo Quyết định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Mục tiêu cụ thể của
Đề án nhằm: Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương
theo hướng quản lý tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân
cấp hợp lý, cụ thể và rõ ràng; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ mới, theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao; đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường có cơ cấu hợp lý; sắp xếp, bố trí lại số biên chế hiện có
và bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, đặc thù của các cơ
quan bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương; đội ngũ cán bộ quản lý
môi trường từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là cấp huyện, xã được
đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ môi trường, quản lý nhà nước, ngoại ngữ,
tin học và các yêu cầu khác đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường; điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công
tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung
ương đến địa phương được bổ sung, tăng cường nhằm đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tình hình mới.
1.2.2. Các yếu tố khách quan
1.22.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Môi trường, như đã nói ở trên, là nguồn cung cấp đầu vào (đất, nước,

14


khoáng sản, năng lượng, …) cho các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất,

đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như là nơi chứa đựng các chất
thải thải ra từ các hoạt động phát triển. Trình độ và mức độ phát triển kinh tế
- xã hội của một quốc gia, địa phương càng cao thì nhu cầu về cung cấp đầu
vào từ tự nhiên càng lớn và đương nhiên các chất thải thải ra cũng càng
nhiều. Nếu như trình độ khoa học và công nghệ của sản xuất thấp thì sẽ càng
khai thác, lấy đi từ tự nhiên nhiều tài nguyên cũng như thải ra môi trường
nhiều chất thải không được xử lý tốt. Do vậy sẽ làm tổn hại tới nguồn cung
cấp đầu vào và khả năng tiếp nhận chất thải của môi trường tự nhiên. Công
nghiệp hóa, đô thị hóa, hội nhập kinh tế quốc tế càng làm tăng nhu cầu đầu
vào từ tự nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội và mức độ tập trung dân cư,
nguồn thải, thậm chí nguồn thải nguy hại đối với môi trường.
1.2.2.2. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là một hoạt động phát triển. Do vậy, nó (bảo vệ
môi trường) cũng cần tới các nguồn lực. Các nguồn lực này rất đa dạng, bao
gồm: nhân lực, tài lực, thông tin, tri thức, tổ chức, … Cũng như các hoạt
động phát triển khác, bảo vệ môi trường cần ngày càng nhiều các nguồn lực,
bởi 2 lý do: (i) môi trường trong thời gian dài đã không được chú ý, quan
tâm đầu tư đúng mức nên nhiều vấn đề môi trường đã tích tụ đến mức báo
động, nghiêm trọng; và (ii) thực trạng môi trường diễn biến đến mức đe dọa
tới không chỉ tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục mà còn đe dọa
tới cuộc sống, sức khỏe của con người, cá biệt còn đe dọa sinh kế, tức sự tồn
tại của cộng đồng dân cư, thậm chí của cả một hay vài thôn, xã, dẫn đến
người dân phải rời bỏ địa bàn nơi đang sinh sống đi nơi khác để tìm kế sinh
nhai. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường là vấn đề lớn, là “điểm nghẽn” trong
quản lý, bảo vệ môi trường nói chung, thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường nói riêng ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhất là

15



các quốc gia đang tiến hành công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Biến đổi khí hậu như là hệ quả của tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã
hội toàn cầu trong nhiều thế kỷ với quan điểm, tiếp cận “kinh tế trước, môi
trường sau”, thậm chí còn là “hy sinh môi trường cho kinh tế”, đang làm cho
các vấn đề tài nguyên và môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và
do vậy, càng đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn để không chỉ ứng phó với biến đổi
khí hậu mà còn giải quyết các hệ quả tiêu cực của biến đổi khí hậu tới thực
trạng môi trường vốn đang nghiêm trọng, báo động đe dọa tới cả tăng
trưởng, phát triển kinh tế - xã hội cũng như cuộc sống, sức khỏe của con
người.
1.2.2.3. Cơ sở ha tầng cho bảo vệ môi trường
Cơ sở ha tầng cho bảo vệ môi trường bao gồm tất cả những gì cần
thiết cho gìn giữ nền tảng tự nhiên cho tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã
hội. Từ điển Oxford định nghĩa “cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp để
chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển”. Như vậy, cơ sở ha
tầng cho bảo vệ môi trường bao gồm những gì cần thiết cho bảo vệ, giữ gìn
và cải tạo môi trường sinh thái như: các công trình bảo vệ các tài nguyên
thiên nhiên (đất, nước, không khí, khoáng sản, đa dạng sinh học, rừng, biển,
…), hệ thống xử lý các loại chất thải (rắn, lỏng, khí), các trạm quan trắc môi
trường, công trình phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (bão,
lũ, sạt lở, …), ..,
Cơ sở ha tầng cho bảo vệ môi trường càng tốt thì càng tạo điều kiện
thuận lợi không chỉ cho bản thân công tác bảo vệ môi trường mà còn cho
quản lý bảo vệ môi trường, trong đó có tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường và ngược lại. Thực tế ở nhiều địa phương nước ta, trong đó có
tỉnh Quảng Ngãi, sự yếu kém của cơ sở ha tầng cho bảo vệ môi trường đã là

16



một nguyên nhân quan trọng của những yếu kém, hạn chế trong tổ chức thực
hiện chính sách bảo vệ môi trường.
1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách.
Phổ biến, tuyên truyền c hính sách.
Phân công, phối hợp th ực hiện chính sách
Duy trì chính sách
Điều chỉnh chính sách
Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Đánh giá tổng kết rút kin h nghiệm
1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường
Bao gồm những nội dung cơ bản sau:
– Kế hoạch về tổ chức, điều hành
– Kế hoạch cung cấp các n guồn vật lực
– Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện
– Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách
– Dự kiến những nội qui, qui chế; về các biện pháp khen thưởng,
kỷ luật.
1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo vệ môi trường
Để thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo vệ
môi trường, cần phải đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có
trình độ chuyên môn, có phẩm chất tốt và có năng lực truyền thông; đầu tư
trang thiết bị,...
1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
Chính sách được thực thi trên phạm vi rộng lớn
Số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn

17



Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan
phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó.
1.3.4. Duy trì chính sách bảo vệ môi trường
Để duy trì được chính sách bảo vệ môi trường đòi hỏi các tổ chức, cá
nhân (chủ thể chấp hành chính sách) phải có trách nhiệm tham gia thực thi
chính sách một cách tích cực để duy trì chính sách.
1.3.5. Điều chỉnh chính sách bảo vệ môi trường
Cơ quan nào ban hành chính sách bảo vệ môi trường thì cơ quan đó có
thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với yêu cầu quản lý
và tình hình thực tế.
Việc điều chỉnh không được làm thay đổi mục tiêu ban đầu của chính
sách bảo vệ môi trường, chỉ điều chỉnh biệp pháp, cơ chế thực hiện và các
nội dung khác.
1.3.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách bảo vệ môi
trường.
1.3.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính
sách bảo vệ môi trường
Sau thời gian triển khai thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường,
các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến cơ sở tiến
hành được xem xét đánh giá, tổng kết về chỉ đạo điều hành và chấp hành
chính sách bảo vệ môi trường của các đối tượng thực thi chính sách. Xem
xét đánh giá việc thực thi của các đối tượng tham gia thực thi chính sách bảo
vệ môi trường (đối tượng được thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp).

18



1.4. Chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo
vệ môi trường
Chủ thể ban hành chính sách bảo vệ môi trường gồm các cơ quan Nhà
nuớc có thẩm quyền như: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Tài chính. Ngoài ra, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
các đơn vị sự nghiệp công lập cũng ban hành các văn bản phục vụ cho hoạt
động quản lý đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện.
1.4.1. Chủ thể tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước chuyên trách về môi trường ở
nước ta được hình thành từ năm 2002 cùng với việc thành lập mới Bộ Tài
nguyên và Môi trường trên cơ sở tách chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà
nước về môi trường ở Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường và một số bộ
ngành khác trước đó.
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hiện nay ở
nước ta gồm các cấp: Chính phủ, bộ ngành, địa phương và được khái quát
qua sơ đồ sau:

19


Chính phủ

Bộ ngành
khác

Đơn vị chuyên
môn về BVMT

hoặc bộ
ngành(vụ/ cục)

Bộ TN &
MT

Tổng cục
Môi trường

UBND
Tỉnh/ Thành
phố

Sở TN&MT
Chi cục
BVTV

Phòng
TN&MT cấp
quận/huyện

Công chứcĐịa chínhMôi trường
cấp xã.

Cấp trung
Cấp địa
ương.
pphương.
Hình 1.2. Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ở nước ta


20


×