Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

ĐÁNH GIÁ độ dày XƯƠNG vỏ và mật độ XƯƠNG GIỮA các RĂNG để đặt MINIVIS tại BỆNH VIỆN đại học y hải PHÒNG năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THANH HUYỀN

ĐÁNH GIÁ ĐỘ DÀY XƯƠNG VỎ VÀ MẬT ĐỘ XƯƠNG
GIỮA CÁC RĂNG ĐỂ ĐẶT MINIVIS TẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SỸ RĂNG HÀM MẶT
KHÓA 2013-2019

HẢI PHÒNG 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THANH HUYỀN

ĐÁNH GIÁ ĐỘ DÀY XƯƠNG VỎ VÀ MẬT ĐỘ XƯƠNG
GIỮA CÁC RĂNG ĐỂ ĐẶT MINIVIS TẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG NĂM 2018


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SỸ RĂNG HÀM MẶT
KHÓA 2013-2019

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Ths.Bs. PHẠM THỊ HỒNG THÙY

HẢI PHÒNG 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận
tốt nghiệp là do tôi tự làm, nghiên cứu, không lấy số liệu của cá nhân hay
tổ chức nào khác. Nội dung nghiên cứu hoàn toàn khách quan, trung
thực.
Hải phòng, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Thanh Huyền


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sự tri ân sâu sắc đối với Ban giám hiệu, thầy chủ nhiệm cùng với các
thầy cô trong khoa Răng – Hàm – Mặt trường Đại học Y Dược Hải
Phòng đã quan tâm chỉ bảo tận tình em trong học tập và quá trình thực
hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết sâu sắc đối với ThS. Bs.
Phạm Thị Hồng Thùy người đã tận tâm giúp đỡ động viên và trực tiếp
hướng dẫn em rất nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện
Đại học Y Hải Phòng và tập thể lớp Răng Hàm Mặt khóa V trường Đại

học Y Dược Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học
tập và thực hiện khóa tại đây.
Cuối cùng con xin cảm ơn bố mẹ đã luôn lo lắng và khích lệ cho
từng bước đi của con để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Sau cùng, em xin kính chúc các thầy, các cô trong khoa Răng –
Hàm – Mặt thật dồi dào sức khỏe, công tác tốt.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

CBCT

2

CEJ

3

TADs

4

RCL

Giải nghĩa
Cone- beam computed tomography,
Cone-beam CT, C-arm CT, cone

beam volume CT, flat panel CT, phim chụp
cắt lớp vi tính cone-beam
Cementoenamel junction, Đường nối
men- cement
Temporary anchorage devices, Neo chặn
tạm thời
Răng hàm lớn

5

SAS

Skeletal anchorage system

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Chữ viết tắt

1

Răng cửa giữa


2

Răng cửa bên

3

Răng nanh

4

Răng hàm nhỏ thứ nhất

5

Răng hàm nhỏ thứ hai

6

Răng hàm lớn thứ nhất

7

Răng hàm lớn thứ hai

11

Răng cửa giữa hàm trên bên phải

12


Răng cửa bên hàm trên bên phải

13

15

Răng nanh hàm trên bên phải
Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên bên
phải
Răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên bên phải

16

Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên bên phải

17

Răng hàm lớn thứ hai hàm trên bên phải

21

Răng cửa giữa hàm trên bên trái

22

Răng cửa bên hàm trên bên trái

23


Răng nanh hàm trên bên trái

16
14
17
18
19
20
21
22


23
24
25
26
27
28
29

24

Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên bên trái

25

Răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên bên trái

26


Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên bên trái

27

Răng hàm lớn thứ hai hàm trên bên trái

31

Răng cửa giữa hàm dưới bên trái

32

Răng cửa bên hàm dưới bên trái

33

35

Răng nanh hàm dưới bên trái
Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới bên
trái
Răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới bên trái

36

Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới bên trái

37

Răng hàm lớn thứ hai hàm dưới bên trái


41

Răng cửa giữa hàm dưới bên phải

42

Răng cửa bên hàm dưới bên phải

43

Răng nanh hàm dưới bên phải
Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới bên
phải
Răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới bên phải
Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới bên
phải
Răng hàm lớn thứ hai hàm dưới bên phải

30
34
31
32
33
34
35
36
37
44
38


45

39
46
40

47


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Giải phẫu xương hàm......................................................................3
1.1.1. Giải phẫu xương hàm trên...........................................................3
1.1.2. Giải phẫu xương hàm dưới..........................................................5
1.1.3. Xương ổ răng..............................................................................8
1.2 Neo chặn trong chỉnh nha..............................................................12
1.2.1 Khái niệm neo chặn....................................................................12
1.2.2 Phân loại neo chặn.....................................................................13
1.2.2.1 Phân loại dựa trên vị trí ..........................................................13
1.2.2.2 Phân loại dựa số lượng đơn vị neo chặn ................................15
1.2.2.3 Phân loại dựa theo sự đóng khoảng........................................15
1.3 Minivis và sử dụng minivis kiểm soát neo chặn trong chỉnh hình
răng mặt................................................................................................17
1.3.1 Khái niệm minivis......................................................................17
1.3.2. Sử dụng minivis kiểm soát neo chặn trong chỉnh nha..............18
1.3.3 Một số nghiên cứu liên quan......................................................21
1.3.4 Cone Beam CT...........................................................................24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............26

2.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................26
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu:................................................................26
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:....................................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................26
2.2.1. Công thức tính cỡ mẫu:.............................................................26
2.3. Dụng cụ, vật liệu...........................................................................27
2.3.1. Công cụ thu thập số liệu............................................................27
2.3.2. Dụng cụ nghiên cứu..................................................................28
2.4 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu..........................................29


2.5 Quy trình đo trên phim...................................................................31
2.6 Xử lý số liệu và hạn chế sai số.......................................................37
2.7 Đạo đức nghiên cứu.......................................................................37
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................38
3.1 Khảo sát bề dày xương vỏ ở khoảng cách giữa cac răng trên phim
Cone Beam CT.....................................................................................38
3.2 Nhận xét mật độ xương ở giữa các răng được nghiên cứu trên.....46
Chương 4 BÀN LUẬN...........................................................................54
4.1 Khảo sát bề dày xương vỏ ở khoảng cách giữa các răng trên phim
Cone Beam CT.....................................................................................54
4.1.1 Xương vỏ phía má......................................................................54
4.1.2 Xương vỏ phía vòm miệng.........................................................60
4.2 Nhận xét mật độ xương ở giữa các răng được nghiên cứu trên.....61
KẾT LUẬN.............................................................................................67
KIẾN NGHỊ............................................................................................69


DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1.1. Độ dày xương vỏ phía ngoài giữa các chân răng hàm trên
bên phải……………………….…………………………………..……………….………………………………………… 38
Bảng 3.1.2. Độ dày xương vỏ phía ngoài giữa các chân răng hàm trên
bên trái……………………….…………………………..……………………….…………………………………..……… 39
Bảng 3.1.3. Độ dày xương vỏ phía ngoài giữa các chân răng hàm dưới
bên trái……………………….…………………………………………………….…………………………………..……… 40
Bảng 3.1.4. Độ dày xương vỏ phía ngoài giữa các chân răng hàm dưới
bên phải……………………….………………………………….………………….…………………………………..…… 41
Bảng 3.1.5. So sánh giá trị trung bình của độ dày xương vỏ phía ngoài
giữa các chân răng bên phải và bên trái hàm trên……………………….…………………42
Bảng 3.1.6. So sánh giá trị trung bình của độ dày xương vỏ phía ngoài
giữa các chân răng bên phải và bên trái hàm dưới……………………….….……………43
Bảng 3.1.7. So sánh giá trị trung bình độ dày xương vỏ phía ngoài giữa
các chân răng hàm trên và hàm dưới bên phải……………………….………………………44
Bảng 3.1.8. So sánh độ dày xương vỏ phía ngoài giữa hàm trên và hàm
dưới bên trái……………………….………………………………..……………………….………………………… 45
Bảng 3.1.9. So sánh giá trị trung bình độ dày xương vỏ phía khẩu cái
giữa răng 6-7 hàm trên……………………….……………………..……………………….……………… 46
Bảng 3.2.1. Mật độ xương các phía của hàm trên (HU) ……………………………47
Bảng 3.2.2. Mật độ xương các phía hàm dưới (HU) …………………….……………48
Bảng 3.2.3. Phân loại mật độ xương theo phân loại Misch…………………….…49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.2.4. So sánh mật độ xương ở xương ổ răng và xương nền của
hàm trên (*P <.05) ……………………….…………………………………..……………………….……………50
Biểu đồ 3.2.5. So sánh mật độ xương ổ răng và xương nền ở hàm dưới
(*P <.05) ……………………….…………………………………..……………………….……………………………… 51
Biểu đồ 3.2.6. So sánh mật độ xương giữa hàm trên và hàm dưới (*P
<.05) ……………………….…………………………………..……………………….…………………………………..… 52

Biểu đồ 3.2.7. So sánh mật độ xương vùng giữa răng nanh và răng hàm
của xương ổ răng và xương nền……………………….…………………………………..……………53


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Xương hàm trên (mặt ngoài) ……………………….…………………………………..…3
Hình 1.2. Xương hàm trên (mặt trong) ……………………….…………………………………..…4
Hình 1.3. Mặt ngoài xương hàm dưới……………………….…………………………………..……6
Hình1.4. Mặt trong xương hàm dưới. ……………………….…………………………………..……7
Hình 1.5. Hình dạng và cấu trúc xương ổ răng……………………….………………………8
Hình 1.6 Các vùng khác biệt của thành xương ổ răng. ……………………….………12
HÌnh 1.7. Phân loại xương của Misch……………………….…………………………………..…20
Hình 2.1. Máy chụp CBCT Vatech……………………….…………………………………..………28
Hình 2.2. Quy ước trên lát cắt ngang……………………….…………………………………..……33
Hình 2.3 Quy ước trên lát cắt dọc……………………….…………………………………..…………33
Hình 2.4 Quy ước trên lát cắt đứng ngang……………………….………………………………34
Hình 2.5 Xác định độ dày xương vỏ ……………………….…………………………………..……34
Hình 2.6: Xác định mật độ xương……………………….…………………………………..…………35
Hình 2.7 Đo mật độ xương……………………….…………………………………..………………………36
Hình 2.8 Vùng đo mật độ xương ổ ……………………….…………………………………..………36
Hình 4.1 Tương quan giữa răng hàm nhỏ thứ hai và răng hàm lớn thứ
nhất tại vị trí cách mào xương ổ răng 8 mm so với xoang hàm………………56
Hình 4.2 Tương quan giữa răng hàm lớn thứ hai và răng hàm lớn thứ
nhất tại vị trí cách mào xương ổ răng 8 mm so với xoang hàm………………57


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự thành công của một ca chỉnh nha phụ thuộc vào nhiều yếu tố một

trong số đó là kiểm soát neo chặn [33].
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự lên ngôi của
những hợp kim mới đã mở ra nhiều cơ hội cho những khí cụ, những thiết bị
mới trong lĩnh vực chỉnh nha. Một số nha sĩ tiên phong đã phát hiện ra tác
dụng của implant như là một nguồn neo chặn tuyệt đối. Do đó, implant neo
chặn lần đầu tiên được sử dụng là các implant tích hợp xương dùng trong
phục hình hoặc các khí cụ cắm vào tam giác sau hàm hoặc khẩu cái (implant
khẩu cái, onplant). Việc sử dụng các loại implant này trong chỉnh nha nhanh
chóng bộc lộ nhiều hạn chế: chi phí cao, gây chấn thương nhiều khi phẫu
thuật, cần đợi 3-4 tháng trước khi tải lực( kéo di chuyển răng) để cho phép
implant tích hợp vào xương, đòi hỏi độ chính xác cao hơn khi cắm implant
vào một khoảng mất răng và thường khó phối hợp với các khí cụ chỉnh nha
khác [4].
Sự ra đời của khí cụ neo chặn tạm thời (TAD – Temporary anchorage
device), hay còn gọi là minivis là một khí cụ neo chặn tuyệt đối hỗ trợ rất hiệu
quả bác sỹ chỉnh nha và có ứng dụng rất đa dạng trong điều trị chỉnh hình
hàm mặt như: trong điều trị sai lệch khớp cắn hạng II, đẩy xương hàm trên ra
trước trong điều trị sai lệch khớp cắn hạng III, đánh lún răng hàm lớn thứ nhất
hàm trên trong điều trị khớp cắn hở, kéo răng nanh mọc kẹt,…[2]
Sau khi minivis được chấp nhận và sử dụng rộng rãi đã có nhiều báo cáo
khoa học đánh giá về hiệu quả sử dụng minivis trong chỉnh nha, tuy nhiên
việc khảo sát vị trí cấy ghép minivis vẫn chưa được nghiên cứu kỹ để cung
cấp thông tin cho các nhà chỉnh nha lâm sàng. Minivis có nhiều vị trí đặt khác
nhau như: xương khẩu cái, khoảng liên chân răng,… Trong đó khoảng liên
chân răng được lựa chọn nhiều để cắm minivis, vị trí này tương đối đơn


2

giản,dễ dàng tiếp cận và ít chấn thương hơn,có thể thực hiện nhiều kỹ thuật cơ

sinh học khác nhau [22].
Yếu tố quan trọng hàng đầu mà bác sĩ lâm sàng cần cân nhắc khi đặt
minivis là sự ổn định. Sự ổn định ban đầu có nguồn gốc từ sự sát khít chặt với
xương và không phải từ tích hợp xương do đó thuộc tính của các xương xung
quanh rất quan trọng [20]. Trong đó sự ổn định liên quan đến bề dày và mật
độ xương vỏ.Nếu xương không đủ dày hoặc đặc, minivis có thể bị rời ra do
thiếu sự ổn định ban đầu. Mặt khác nếu xương quá dày hoặc quá đặc, việc đặt
minivis có thể gây ra sự quá tải về nhiệt ở cấu trúc xương hoặc gẫy minivis
[2]. Ở Việt Nam, chưa thấy nghiên cứu nào đánh giá độ dày và mật độ xương
vỏ giữa các chân răng cho vị trí đặt minivis chỉnh nha, do vậy, nghiên cứu
được thực hiện với đề tài “Đánh giá độ dày xương vỏ và mật độ xương
giữa các răng dể đặt minivis tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm
2018” nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát bề dày xương vỏ ở khoảng cách giữa các răng trên phim
Cone Beam CT
2. Nhận xét mật độ xương ở giữa các răng được nghiên cứu trên


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu xương hàm
1.1.1. Giải phẫu xương hàm trên
Giải phẫu xương hàm trên[5]
Xương hàm trên là một xương rỗng, xốp, có nhiều mạch máu và thần
kinh đi qua. Nó tiếp khớp với xương khác để tạo thành hố mắt, hốc mũi và
vòm miệng, hố chân bướm khẩu cái, hố thái dương, khe dưới ổ mắt và khe
chân bướm hàm. Mỗi xương hàm trên bao gồm:
- Một thân xương có dạng hình chóp nón, có bốn mặt: mặt trước, mặt sau

(mặt hố thái dương), mặt ổ mắt và mặt hốc mũi. Bên trong thân xương có
xoang hàm.
Bốn mỏm là mỏm gò má, mỏm trán, mỏm khẩu cái, mỏm huyệt ổ răng

Hình 1.1. Xương hàm trên (mặt ngoài) [5]


4

Hình 1.2. Xương hàm trên (mặt trong) [5]
Mặt trước thân xương hàm trên [5]:
- Ngang mức với chân răng nanh có ụ nanh, sau ụ nanh có hố nanh (có
cơ nanh bám vào).
- Trên ụ nanh có lỗ dưới ổ mắt, là chỗ thoát ra của bó mạch thần kinh
dưới ổ mắt.
- Về phía đường giữa có khuyết mũi, tận cùng dưới khuyết mũi là gai
mũi trước.
Mặt sau thân xương hàm trên [5] :
- Mặt này lõm hướng về phía sau ngoài, tạo nên thành trước hố thái
dương dưới, được ngăn cách với mặt trước bởi mỏm gò má và gờ xương chạy
lên từ huyệt răng hàm lớn thứ nhất.Phía sau dưới là lồi củ.
- Trên lồi củ là thành trước hố chân bướm khẩu cái, nó bị ấn lõm bởi dây
thần kinh hàm trên chạy ra ngoài và lên trên để chui vào rãnh dưới ổ mắt.
Mặt ổ mắt thân xương hàm trên [3][5]:


5

- Mặt này nhẵn, có hình tam giác, tạo lên phần lớn sàn ổ mắt.
- Bờ sau tròn nhẵn tạo thành cạnh trước khe dưới ổ mắt, chính giữa mặt

này là rãnh dưới ổ mắt. Rãnh dưới ổ mắt cho bó mạch thần kinh cùng tên
chạy qua.
Mặt trong thân xương hàm trên [3][5]:
- Ở rìa trước dưới, khoảng giữa 3/4 trên và 1/4 dưới có một mỏm ngang
gọi là mỏm khẩu cái. Phía trước mỏm có lỗ khẩu cái, trong có động mạch
khẩu cái lớn và thần kinh mũi khẩu cái đi qua.
Ở giữa thân xương hàm trên có một xoang: xoang hàm. Xoang có hình
chóp nón, hình xoang hàm uốn theo hình của xương hàm trên. Ở phía ngoài
xoang kéo dài đến mỏm gò má, phía dưới có thể có chân răng đẩy lồi lên lòng
xoang. Do vậy, khi tiến hành các thủ thuật, phẫu thuật vùng xương hàm trên
cần chú ý không làm tổn thương xoang hàm.
Liên quan giữa ổ răng với hốc mũi và các xoang [34]
Chóp các răng cửa giữa và cửa bên hàm trên nằm sát ngay dưới hốc mũi.
Khoảng cách giữa đáy ổ răng và bản xương vỏ của sàn của hốc mũi khá thay
đổi
Sàn của xoang nằm ngay phía trên các chân răng hàm nhỏ và răng hàm
lớn hàm trên. Các chân răng hàm thường được ngăn cách với xoang hàm bởi
một vách xương đơn độc dày khoảng 0,2 đến 1 mm. Khoảng cách giữa các
chóp chân răng và sàn xoang càng nhỏ lại khi tuổi tăng dần
1.1.2. Giải phẫu xương hàm dưới
Giải phẫu xương hàm dưới [5]
Xương hàm dưới là một xương lớn nhất, rộng nhất và khỏe nhất trong
khối xương mặt. Nó có một thân xương nằm ngang, lồi về phía trước, hai bên
có hai ngành chạy lên trên và ra sau. Xương hàm dưới là một xương đặc, di
động, có nhiều cơ bám theo hướng khác nhau.


6

Mặt ngoài xương hàm dưới:

- Có một chỗ lồi gọi là lồi cằm, là chỗ hợp nhất của gờ cằm hai bên.
- Đường chéo ngoài là một đường mờ đi từ cằm rõ dần khi đến bờ trước
ngành hàm.
- Ngay dưới chân răng hàm nhỏ thứ hai, có một lỗ cằm, có nhánh tận của
dây thần kinh răng dưới và động mạch răng dưới chui ra.

Hình 1.3. Mặt ngoài xương hàm dưới[5]
Mặt trong xương hàm dưới:
- Bị chia đôi bởi đường chéo trong đi từ sau răng khôn chạy ra vùng cằm
tới giữa hố cơ nhị thân, có cơ hàm móng bám.
- Trên đường chéo trong có hố dưới lưỡi, phía dưới có hố dưới hàm.
Ở giữa vùng cằm có bốn mấu gọi là gai cằm, có cơ cằm lưỡi và cằm
móng bám. Giữa các gai cằm có lỗ trong cằm cho một nhánh của động mạch
lưỡi đi


7

Hình1.4. Mặt trong xương hàm dưới [5]
Ngành hàm xương hàm dưới:
- Có hình chữ nhật, chiều rộng nhỏ hơn chiều cao, hơi chếch từ dưới lên
trên, từ trước ra sau, gồm hai mặt và bốn bờ.
- Mặt ngoài có nhiều gờ để cơ cắn bám vào.
- Mặt trong, ở giữa có một gai xương gọi là gai Spix, ngay cạnh gai Spix
có lỗ ống răng dưới (cho thần kinh, động mạch răng dưới đi qua).


8

1.1.3. Xương ổ răng

Giải phẫu xương ổ răng [1][6]

Hình 1.5. Hình dạng và cấu trúc xương ổ răng [6]
- Xương nâng đỡ: là phần xương hàm có các chân răng. Gồm hai vách
xương vỏ: ngoài và trong có màng xương bao phủ (còn gọi là bản xương
ngoài), ở giữa là phần xương xốp. Đây là một cấu trúc phụ thuộc răng vì
xương ổ răng phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của chân răng và
tiêu biến đi khi răng mất.
- Xương ổ chính danh: (hay bản xương trong) là vách xương đặc, mỏng
bao quanh chân răng, có nhiều lỗ để mạch máu, mạch bạch huyết, dây thần
kinh và dây chằng nha chu đi qua. Trên Xquang, xương ổ chính danh xuất
hiện dưới dạng một đường cản quang rõ, liên tục gọi là phiến cứng hay
lamina dura.
- Mào xương ổ: là nơi hợp nhất giữa bản xương ngoài và bản xương
trong ở bờ ổ răng.


9

- Xương kẽ răng: là phần xương nằm giữa hai ổ răng kế cận. Xương kẽ
răng phía cổ răng mỏng hơn phía chóp chân răng.
- Xương giữa các chân răng: là phần xương nằm giữa các chân răng của
răng nhiều chân.
- Xương nền: là phần còn lại của xương hàm ở về phía chóp chân răng,
là cấu trúc không phụ thuộc răng.
Đặc điểm giải phẫu [1][6]
Các đặc điểm giải phẫu lý tưởng của xương ổ răng:
- Nhìn từ mặt ngoài và mặt trong, mào xương ổ đi theo một đường uốn
cong dạng vỏ sò. Mào xương ổ tương ứng với xương kẽ răng và xương giữa
các chân răng ở về phía thân răng hơn.

- Mào xương ổ đi song song và giữ khoảng cách không đổi thường là 1 2mm về phía chóp so với đường nối men- cement.
- Cắt dọc giữa răng: xương ổ có bề dày 0,5 - 1mm ở mào xương ổ và dày
dần về phía chóp.
Chiều cao và bề dày của xương nâng đỡ chịu ảnh hưởng bởi vị trí răng,
hình dạng - kích thước chân răng và các lực cắn khớp.
Cấu trúc mô học của xương ổ răng [3][5]
Cấu tạo của xương ổ răng thay đổi tùy thuộc chức năng của những vùng
có liên quan
*Ở xương vỏ:
+ Bề mặt của xương vỏ bảo phủ bới màng xương liên tục với màng
xương của thân xương
+Sự phát triển của xương vỏ được thực hiện bằng cách đắp dần do sự
biệt hóa của màng xương ở bề mặt có những sợi collagene đến gắn với nướu
dính.


10

+Xương vỏ là những phiến xương dày chừng 5-7 µ, phản ánh quá trình
tăng trưởng bằng cách đắp dần, các tế bào xương phân bố dọc theo phiên
xương.
+ Ở mặt ngoài xương vỏ, các phiến xương xếp song song với nhau. Ở
mặt trong là xương Have đặc, phản ánh quá trình giữa sinh xương và hủy
xương ( Hệ thống Have hoàn toàn và không hoán toàn)
* Ở xương xốp:
+Hình thành bởi các bè xương, ở giữa là các tuỷ tạo huyết. Bờ bè xương
thường được đắp dần bởi các dây tạo cốt bào. Các bè xương chịu sự tác động
của hoạt động chuyển hóa calci-phosphate một phần và một phần hác của tác
động chuyển dịch của các mô quanh răng.
+ Tủy tạo huyết là một khố mô giàu mao mạch bạch huyết và thần kinh

* Ở xương sàn:
+Xương ổ chính danh là nơi neo bám các dây chằng nha chu. Được lập
bởi những tế bào xương mà cấu trúc thay đổi tùy theo chức năng của từng
vùng ( vùng nghỉ, vùng hoạt động chức năng của các hủy hoặc các tạo cốt
bào).
+Xương ổ chính danh là nơi thường xuyên xảy ra sự sửa đổi mô xương,
thay đổi cấu trúc mô học và kết quả là tạo ra những vùng không đồng nhất, đó là:
.Ở những vùng đắp xương: thành xương ổ được phủ bởi mô dạng
xương đang trong qá trình khoáng hóa, chất dạng xương được tổng hợp và
chế tiết bởi những nguyên bào xương, những tế bào này thường được xếp
thành một hàng trên bề mặt chất căn bản xương mà chúng đang chế tiết
. Giữa những tạo cốt bào là những bó sợi collagene của dây chằng nha
chu, những sợi này được gọi là sợi ngoại sinh, về sau hợp nhất trong quá trình
khoáng hóa mô xương, tạo thành những bó sợi Sharpey. Sợi Sharpey dày hơn
ở xương ổ chính danh so với các sợi Sharpey ở cement răng.


11

* Ở vùng nghỉ: phủ ngoài xương là lớp tế bào thuộc nhóm nguyên bào sợi,
ở vùng này cấu trúc xương đồng nhất, thành xương đều dặn. Giai đoạn nghỉ là
thời kỳ xen giữa chu kỳ đắp thêm và hủy xương của quá trình sửa sang xương ổ.
* Ở vùng tái hấp thụ: bề mặt không đều, hiện diện nhiều khuyết
Howship, đó là những rãnh tạo nên do các hủy cốt bào. Tuy nhiên bên cạnh
vùng tái hấp thụ, luôn luôn có những vùng xương đang được đắp vào vùng
nghỉ. Trên bề mặt của xương ổ chính danh tồn tại đồng thời các đặc điểm sau:
+ Những điểm tái hấp thụ hoạt động: với những khuyết Howship với bờ
là các huyr cốt bào. Chất căn bản xương bị phá hủy, các sợi Sharpey bị phân
tán lộn xộn
+Vùng những tế bào kém biệt hóa.

+ Vùng đắp xương tối thiểu, bờ được lợp bởi một ít các tạo cốt bào bù
trừ một phần quá trình tái hấp thụ.
+ Vùng bề mặt không hoạt động: nơi chấm dứt quá trình: tái hấp thụ đảo ngược -hình thành xương


12

Hình 1.6 Các vùng khác biệt của thành xương ổ răng [6].
1.2 Neo chặn trong chỉnh nha
1.2.1 Khái niệm neo chặn
Theo định luật Newton thứ ba chỉ ra rằng “Đối với mỗi lực, luôn cón
một phản lực ngược chiều và bằng với nó”. Trong chỉnh nha, điều này có
nghĩa là khi có một lực gây ra di chuyển một nhóm răng theo một hướng nhất
định thì luôn có một phản lực bằng và ngược chiều [2].
Định nghĩa neo chặn được đề cập đến lần đầu tiên trong Standard Dental
Dictionary là từ được giải thích như cơ sở của sự chống lại lực và phản lực
trong chỉnh hình răng mặt [11].


13

Ngày nay neo chặn có thể được định nghĩa là khả năng kháng lại sự di
chuyển của răng khi có một lực tác động vào răng. Một cách khác để định
nghĩa neo chặn là khoảng cách tính theo milimet răng phải di chuyển để đóng
khoảng tạo ra do nhổ răng [2].
1.2.2 Phân loại neo chặn
1.2.2.1 Phân loại dựa trên vị trí [2][20]
-Trong miệng: Là loại neo chặn dựa vào các đơn vị neo chặn trong
khoang miệng, bao gồm: xương ổ răng, răng, bản xương nền, xương vỏ, hệ
thống cơ,...

Một số loại khí cụ neo chặn trong miệng: [2]
+Chun kéo nội hàm (intramaxillary elastic) và chun liên hàm
(intermaxillary elastic). Hiệu quả phụ thuộc vào sự hợp tác của bệnh nhân,
đau có thế dẫn đến sự thiếu hợp tác.
+Tăng số lượng răng: Cách đơn giản nhất và thực tế nhất để tăng cường
neo chặn là tăng số lượng răng bằng cách buộc chúng với nhau bằng chỉ thép
theo hình số 8.
+Khí cụ Nance: Là một dây cung hỗ trợ, được nối với khí cụ cố định
trong những trường hợp neo chặn trung bình.Khí cụ Nance có một nút nhựa
có kích thước tương đương đồng tiền đặt lên niêm mạc vòm miệng cứng ở
vân khẩu cái. Hai đầu tận của cung được hàn vào mặt trong của các khâu răng
hàm lớn hàm trên hoặc được tra vào các ống vòm miệng.Dẫu cho tiếp xúc
giữa niêm mạc với nút nhựa vững vàng và có lớp sừng hóa dày phủ ở trên, khí
cụ vẫn có thể không chống lại được các lực mạnh, liên tục. Viêm nhiễm mạn
tính có thể xuất hiện ở vùng niêm mạc dưới nút nhựa do viêm tấy và vệ sinh
kém. Do đó, cần phải chọn lực tối ưu nhất cho khí cụ và tháo càng sớm càng
tốt khi không cần sử dụng để neo chặn [2][36].


14

+Lò xo dựng thẳng răng (Upringting spring): Được sử dụng để tăng
cường kháng lực cho răng hàm nhỏ thứ nhất khi làm neo chặn trong trường
hợp di xa răng hàm lớn bằng lò xo Niti kết hợp với cung Nance.
+Cung ngang khẩu cái (Transpalatal arch):Cung ngang khẩu cái tăng
cường neo chặn phía sau bằng cách gắn kết với các răng hàm lớn hàm trên hai
bên
+Neo chặn xương vỏ: Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên sự khác
biệt sinh học giữa xương vỏ và xương xốp. Các răng di chuyển trong xương
xốp dễ hơn trong xương vỏ. Nếu các chân răng của các răng neo chặn nằm

trong xương vỏ, khả năng kháng lại sự di chuyển của chúng tăng lên
-Ngoài miệng: loại neo chặn này được đặt ở ngoài miệng.
Một số khí cụ neo chặn ngoài mặt [2]
+Headgear: gồm headger kéo cổ, headger kéo chẩm, headger kéo cao,
facemask chỉnh hình (hay còn gọi là headger ngược)
- Hiệu quả chỉnh hình của headgear rõ ràng không thể bị bác bỏ. Lực kéo
ngoài mặt có một số ưu điểm quan trọng, bao gồm neo chặn tối đa, điều chỉnh
cường độ lực dễ dàng, kiểm soát tốt hơn sự nghiêng răng. Tuy nhiên lực kéo
ngoài mặt cũng có một số nhược điểm, có lẽ quan trọng nhất là đòi hỏi sự hợp
tác của bệnh nhân.Hiệu quả chỉnh hình tốt nhất có được trước khi đường khớp
giữa xương hàm trên đóng lại và trước khi kết thúc giai đoạn dậy thì. Do vậy,
những kết quả có được sau thời kỳ này (ở thanh niên hoặc người trưởng
thành) sẽ chủ yếu là trên răng.

- Neo chặn cơ: loại neo chặn này liên quan đến sử dụng cơ.Hệ thống cơ
xương không chỉ rất mạnh mà còn đàn hồi. Lực được tạo ra bằng cơ đôi khi
có thể sử dụng để di chuyển răng
+Khí cụ chặn môi (Lip Bumper):


×