Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ tế bào học và mô BỆNH học QUA SINH THIẾT PHỔI tại BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT TIỆP hải PHÒNG THỜI GIAN từ 01012017 – 30062018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

TRẦN THỊ THU THẢO

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẾ BÀO HỌC
VÀ MÔ BỆNH HỌC QUA SINH THIẾT PHỔI
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG
THỜI GIAN TỪ 01/01/2017 – 30/06/2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
KHÓA: 2015-2019

HẢI PHÒNG – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

TRẦN THỊ THU THẢO

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẾ BÀO HỌC
VÀ MÔ BỆNH HỌC QUA SINH THIẾT PHỔI
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG
THỜI GIAN TỪ 01/01/2017 – 30/06/2018



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
KHÓA: 2015-2019

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
ThS. PHẠM VĂN TUY

HẢI PHÒNG – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả, số liệu được trình bày trong khóa luận
tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không sao chép từ bất cứ
một nghiên cứu nào khác.

Hải Phòng, ngày 05 tháng 6 năm 2019
Người viết

Trần Thị Thu Thảo


LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo đại học, các bộ môn của trường Đại học Y Dược Hải
Phòng đã dìu dắt, dạy dỗ em trong 4 năm học qua.
Em xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Hùng Cường – chủ nhiệm khoa
Kỹ thuật y học, TS. Vũ Văn Thái – phó khoa Kỹ thuật y học cùng các thầy cô
trong khoa đã tận tình dạy dỗ chúng em suốt 4 năm học tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Trường Giang và

ThS. Phạm Văn Tuy – những người đã trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận này. Bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu
khoa học, các thầy đã dạy cho em từ những điều cơ bản nhất. Ở các thầy, em
học tập được tính chủ động trong công việc và lòng nhiệt huyết với nghề. Sự
nhiệt tình giúp đỡ của các thầy khiến em thêm động lực vượt qua những khó
khăn để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Con muốn thể hiện lòng biết ơn tới công lao sinh thành, nuôi nấng của
cha mẹ. Cảm ơn gia đình, những người thân yêu đã luôn sát cánh bên con,
quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện cho con học tập.
Cuối cùng em muốn gửi lời cảm ơn tới những người bạn đã giúp đỡ em
rất nhiều trong học tập và trong cuộc sống.
Hải Phòng, ngày 05 tháng 6 năm 2019
Sinh viên

Trần Thị Thu Thảo


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân

CLVT (CT)

Cắt lớp vi tính

CS

Cộng sự


ĐM

Động mạch

MBH

Mô bệnh học

NSPQ

Nội soi phế quản

PAS

Periodic Acid Schiff

PQ

Phế quản

STPNS

Sinh thiết phổi nội soi

STXTN

Sinh thiết xuyên thành ngực

TBH


Tế bào học

TH

Trường hợp

UTBM

Ung thư biểu mô

UTP

Ung thư phổi

WHO

World Health Orinization


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Phôi thai học, giải phẫu học, mô học, sinh lý học phổi ............................. 3
1.1.1. Phôi thai học sự phát triển của phổi ........................................................ 3
1.1.2. Giải phẫu học phổi .................................................................................. 3
1.1.3. Mô học..................................................................................................... 5
1.1.4. Sinh lý học của nhu mô phổi ................................................................... 6
1.2. Dịch tễ học ung thư phổi ............................................................................ 6
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 6
1.2.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 7

1.3. Phân loại mô bệnh học ung thư phổi.......................................................... 8
1.4. Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi................................................. 9
1.4.1. Nội soi phế quản ống mềm ..................................................................... 9
1.4.2. Sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính ........... 9
1.4.3. Chẩn đoán tế bào học và mô bệnh học ................................................. 10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 11
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................... 11
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 11
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 11
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 11
2.2.2. Chọn mẫu. ............................................................................................. 11
2.2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 11
2.2.4. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 12


2.2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 15
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 16
3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới của u phổi .................................................. 16
3.2. Phân bố type mô bệnh học UTP theo giới ............................................... 16
3.3. Phân bố bệnh nhân theo tuổi của u phổi .................................................. 17
3.4. Phân bố type mô bệnh học UTP theo tuổi ............................................... 18
3.5. Phân bố ung thư phổi theo MBH ............................................................. 18
3.6. Phân bố theo vị trí u ................................................................................. 19
3.7. Phân bố theo kích thước u trên CLVT ..................................................... 19
3.8. Đối chiếu kết quả TBH áp lam và MBH qua STXTN ............................. 19
3.9. Đối chiếu kết quả TBH áp lam và MBH qua STPNS .............................. 20
3.10. Phân loại các type MBH UTP trên STXTN và tế bào học áp lam ........ 20

3.11. Phân loại các type MBH UTP trên STPNS và TBH áp lam .................. 21
3.12. Một số type ung thư hay gặp trong UTP ................................................ 21
3.12.1. Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma)......................................... 21
3.12.2. Ung thư biểu mô vảy (Squamous cell carcinoma) .............................. 22
3.12.3. Ung thư biểu mô tuyến – vảy (Adenosquamous carcinoma).............. 22
3.12.4. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ ................................................................ 23
3.12.5. UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn .................................................... 23
3.12.6. Ung thư biểu mô tuyến nhầy dạng keo ............................................... 24
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 25
4.1. Về phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới .................................................. 25
4.2. Tỷ lệ các type mô học của ung thư biểu mô phổi theo WHO 2004......... 26
4.3. Vị trí tổn thương ....................................................................................... 27
4.4. Kích thước tổn thương ............................................................................. 28
4.5 Đánh giá về MBH qua STXTN và NSPQ với tế bào học áp lam ............ 29


4.5.1. Nội soi phế quản và sinh thiết xuyên thành .......................................... 29
4.5.2. Bàn luận về các giá trị chẩn đoán của STXTN ..................................... 30
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố type mô bệnh học UTP theo giới ...................................... 16
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi........................................................... 17
Bảng 3.3. Phân bố type mô bệnh học UTP theo nhóm tuổi ............................ 18
Bảng 3.4. Phân bố ung thư phổi ...................................................................... 18
Bảng 3.5. Phân bố theo vị trí u ........................................................................ 19
Bảng 3.6. Phân bố theo kích thước u trên CLVT ........................................... 19
Bảng 3.7. Đối chiếu kết quả TBH áp lam và MBH qua STXTN ................... 19

Bảng 3.8. Đối chiếu kết quả TBH áp lam và MBH qua STPNS .................... 20
Bảng 3.9. Phân loại các type MBH UTP trên STXTN và TBH áp lam ......... 20
Bảng 3.10. Phân loại các type MBH UTP trên STPNS và TBH áp lam ........ 21
Bảng 4.1. So sánh giá trị chẩn đoán ................................................................ 30


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thể ngoài của phổi .................................................................... 3
Hình 1.2. Sự phân chia của cây PQ................................................................... 4
Hình 1.3. Hệ thống hạch bạch huyết phổi ......................................................... 4
Hình 3.1. UTBM tuyến nhuộm HE x 100 ....................................................... 22
Hình 3.2. UTBM vảy nhuộm HE x 400 .......................................................... 22
Hình 3.3. UTBM tế bào nhỏ nhuộm HE x 400 ............................................... 23
Hình 3.4. UTBM tế bào nhỏ nhuộm PAS x 400 ............................................. 23
Hình 3.5. UTBM tuyến – vảy nhuộm HE x 200 ............................................. 23
Hình 3.6. UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn nhuộm HE x 400 ................... 24
Hình 3.7. UTBM tuyến nhầy nhuộm HE x 400 .............................................. 24
Hình 3.8. UTBM tuyến nhầy nhuộm PAS x 400 ............................................ 24


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân loại bệnh nhân theo giới .................................................... 16
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ...................................................... 17


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) là bệnh ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu do ung thư trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê

năm 2012, trên toàn thế giới, tổng số người mới mắc các bệnh ung thư nói
chung khoảng 14,1 triệu thì ung thư phổi chiếm 1,8 triệu (13%), số bệnh nhân
tử vong hàng năm do các bệnh ung thư là 8,2 triệu thì UTP chiếm 1,6 triệu
(19,4%). Với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao, cho đến nay ung thư phổi vẫn
luôn là thách thức lớn, là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm của hầu hết các quốc
gia trên thế giới [30].
Ở Việt Nam, ung thư phổi hay ung thư phế quản – phổi chiếm 20% trong
tổng số các ung thư, là ung thư phổ biến nhất ở nam giới và đứng hàng thứ ba
trong số các ung thư ở nữ giới. Tần suất chung của bệnh ngày càng tăng. Hiện
nay, tỷ lệ sống sót của ung thư phế quản – phổi sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán
là 14% [8]. Như vậy, ung thư phế quản – phổi nguyên phát là một vấn đề lớn
trong y tế và tiên lượng bệnh thường rất dè dặt.
Kỹ thuật sinh thiết xuyên thành ngực (STXTN) đã được dùng để chẩn
đoán các bệnh lý về lồng ngực hơn một thế kỷ qua. Hai tác giả được xem là
người đầu tiên đã thực hiện STXTN là Leyden và Ménétrier bằng kim 16 G.
Vào 1883, Leyden sinh thiết thùy dưới phổi phải trên một bệnh nhân nam 48
tuổi viêm phổi trong tình trạng hấp hối để xác định vi khuẩn. Từ năm 1960,
STXTN đã thực hiện phổ biến trên thế giới [31]. Sinh thiết dưới chụp cắt lớp
vi tính (CLVT/CT) thường thực hiện ở những vị trí mà tổn thương nhỏ, rốn
phổi, u trung thất, vị trí u gần các mạch máu lớn và bệnh nhân có hội chứng
tĩnh mạch chủ trên [22]. Haaga và Alfidi thực hiện sinh thiết dưới sự hướng
dẫn của chụp cắt lớp điện toán cho u trong lồng ngực lần đầu vào 1976. Dưới
sự hỗ trợ của máy vi tính, chụp cắt lớp xác định rõ kích thước, vị trí, tình trạng


2

xâm lấn, chèn ép của tổn thương đối với trung thất và ngay cả với các cơ quan
xung quanh, hạch rốn phổi, hạch trung thất. Đồng thời có thể chọc kim sinh
thiết vào tận trung thất hay rốn phổi để cắt mô bệnh chẩn đoán chính xác loại u

trung thất hay hạch vùng của rốn phổi.
Nội soi phế quản (NSPQ) bằng ống mềm dưới ánh sáng trắng hoặc ánh
sáng huỳnh quang quan sát trực tiếp được tổn thương, xác định được vị trí tổn
thương trên cây phế quản dưới dạng u sùi hoặc loét, thâm nhiễm, chít hẹp…
Qua nội soi, tiến hành các kỹ thuật chải rửa niêm mạc phế quản, sinh thiết khối
u, sinh thiết kim nhỏ xuyên thành phế quản, làm chẩn đoán tế bào học, mô bệnh
học với độ nhạy độ đặc hiệu cao hơn chụp CLVT [24]. Nhược điểm của NSPQ
là với những khối u ở ngoại vi phổi thì ống soi không thể tiếp cận được, giá trị
chẩn đoán thấp chỉ đạt 50 – 60%.
Hiện tại, cả hai phương pháp sinh thiết qua NSPQ và STXTN đều được
thực hiện thường xuyên, thực sự rất cần có những nghiên cứu cập nhật về hai
phương pháp này, nhằm giúp ích cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh một cách
chuẩn xác. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
Nhận xét kết quả giữa tế bào học, mô bệnh học qua sinh thiết phổi
xuyên thành và sinh thiết phổi nội soi.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Phôi thai học, giải phẫu học, mô học, sinh lý học phổi
1.1.1. Phôi thai học sự phát triển của phổi [14]
Trong thời kỳ phôi thai, phế quản (PQ) phát triển từ mầm ruột trước.
Mầm phổi được thấy trong bào thai từ tuần thứ 3 – 4, sau đó bắt đầu phân
nhánh của PQ gốc phải và PQ gốc trái, sự phân nhánh tiếp tục đến nhánh PQ
tận. Vào tuần thứ 17, 70% cây PQ được hình thành, phế nang xuất hiện vào
tuần thứ 20 – 24.
1.1.2. Giải phẫu học phổi [15]
Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, có 2 phần: Phổi phải và phổi trái

nằm ở 2 bên lồng ngực, ngăn cách nhau bởi 1 khoang gọi là trung thất, trong
đó có tim và các thành phần khác.
 Hình thể ngoài

Hình 1.1. Hình thể ngoài của phổi
Mỗi phổi được xem như 1 nửa hình nón gồm 3 mặt (mặt sườn, mặt trung
thất, mặt hoành), 1 đỉnh và 3 bờ ( bờ trước, bờ sau, bờ dưới).


4

 Cấu tạo hay hình thể trong của phổi
Phổi được cấu tạo bởi cây PQ, các mạch máu (động mạch và tĩnh mạch
phổi, động mạch và tĩnh mạch PQ, bạch mạch); các sợi thần kinh của đám rốn
phổi; các sợi chun, mô liên kết xen giữa các thành phần trên và bao quanh phổi.

Hình 1.2. Sự phân chia của cây PQ
 Hệ thống bạch huyết phổi
Hạch bạch huyết ở phổi được xếp thành 14 nhóm hạch. Nhóm hạch số 1
đến 9 là hạch trung thất. Nhóm hạch rốn phổi là hạch số 10. Nhóm hạch số 11
đến 14 là hạch trong phổi [25]. Hạch trung thất cao nhất là hạch trước khí quản
(số 1). Nhóm hạch số 2, 4, 7 nằm xung quanh khí quản, gồm 2R (2 bên phải)
và 2L (2 bên trái), 4R (4 bên phải) và 4L (4 bên trái), hạch dưới carina (số 7).
Hạch trước mạch máu (số 3a), hạch sau khí quản (số 3b), hạch dưới động mạch
chủ (số 5), hạch khoang cạnh động mạch chủ (số 6). Hạch thực quản (số 8),
hạch dây chằng phổi dưới (số 9), hạch rốn phổi (số 10). Hạch gian thùy (số 11)
trong rãnh liên thùy, bao quanh động mạch phổi và PQ. Hạch trong thùy (số
12), phân thùy (số 13), dưới phân thùy (số 14).



5

Hình 1.3. Hệ thống hạch bạch huyết phổi
1.1.3. Mô học [2]
 Khí quản và PQ gốc
Lớp niêm mạc gồm có biểu mô phủ (tế bào có lông chuyển, tế bào tiết
nhầy, tế bào tiết thanh dịch, tế bào mâm khía, tế bào trung gian, tế bào đáy, tế
bào Clara, tế bào nội tiết) và lớp đệm (là mô liên kết thưa không giàu sợi chun),
lớp dưới niêm mạc, lớp áo ngoài.
 Phổi
Gồm 2 thành phần cấu tạo: Đường dẫn khí trong phổi và phần hô hấp.
– Ðường dẫn khí trong phổi (Cây phế quản)
Cấu tạo phế quản: Lớp niêm mạc được phủ bởi lớp biểu mô trụ giả tầng
lông chuyển. Lớp đệm là mô liên kết thưa, đặc biệt có nhiều sợi chun. Dưới lớp
đệm còn có lớp cơ trơn Reissessen. Lớp dưới niêm mạc có chứa những mảnh
sụn và một số tuyến tiết nhầy và tuyến pha.
Cấu tạo của tiểu phế quản và tiểu phế quản tận: Thành của tiểu phế quản
gồm 2 lớp là lớp biểu mô trụ đơn có lông chuyển (ở tiểu phế quản tận là biểu
mô vuông đơn có lông chuyển) và lớp đệm (ở tiểu phế quản tận, lớp cơ này
mỏng, đứt quãng, không rõ).


6

– Phần hô hấp
Tiểu phế quản hô hấp: Thành là biểu mô vuông đơn tựa trên màng đáy,
gồm những tế bào có lông chuyển, tế bào Clara. Ở đoạn đầu, thành tiểu PQ hô
hấp có ít phế nang, ở đoạn xa số phế nang ngày một nhiều hơn, biểu mô vuông
đơn của thành tiểu PQ hô hấp tiếp nối với biểu mô lát đơn của phế nang.
Phế nang: Bề mặt trong của thành phế nang được lợp bởi một lớp biểu

mô đặc biệt rất mỏng nằm trên một màng đáy mỏng được gọi là biểu mô hô
hấp, cấu tạo bởi 2 loại tế bào (tế bào phế nang I (đa số) và tế bào phế nang II).
– Màng phổi
Màng phổi gồm 2 lớp thanh mạc: Lá tạng và lá thành. Cấu tạo của 2 lá
đều gồm 2 lớp là lớp biểu mô và lớp mô liên kết thưa.
1.1.4. Sinh lý học của nhu mô phổi [2]
Phổi làm nhiệm vụ trao đổi khí, là nơi thu nhận O2 cho cơ thể và thải
khí CO2 ra ngoài. Các khí trao đổi theo cơ chế khuyếch tán. Trong sự thông
khí, lớp dịch phủ (Surfactante) ở trên bề mặt biểu mô có tác dụng hoà tan khí
và gây co bóp phế nang sau giai đoạn hít vào. Thành phế nang luôn luôn được
căng nhờ hệ thống lưới sợi chun dồi dào. Sự co lại của nhu mô phổi đủ làm
cho không khí trong phế nang được tống ra ngoài không cần sự cố gắng nào
khác. Các cơ Reissessen của tiểu PQ đóng vai trò quan trọng trong việc điều
hoà thông khí. Những tế bào có chứa các hạt mỡ nằm ở vách gian phế nang là
những tế bào tiết ra enzyme lipase.
1.2. Dịch tễ học ung thư phổi
1.2.1. Trên thế giới
Ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất trên thế giới trong các thập niên
vừa qua. Theo ghi nhận của Globocan, năm 2012, ước đoán số ca mới mắc trên
toàn thế giới là 1,8 triệu ca chiếm 12,9% tổng số ca mắc do ung thư, 58% bệnh
xuất hiện tại những nước kém phát triển [29]. Tỷ lệ mới mắc chuẩn theo tuổi


7

cao nhất ở Trung và Đông Âu 53,5/100.000 và Đông Á là 50,4/100.000. Tỷ lệ
được ghi nhận ở Trung và Tây Phi là 2,0 và 1,7/100.000 [29], [36].
Đây cũng là bệnh phổ biến nhất ở nam giới (1,2 triệu ca, chiếm 16,7%
tổng số các ca ung thư). Ở phụ nữ, tỷ lệ mắc nhìn chung thấp hơn nam giới, có
sự khác biệt ít về vùng địa lý, chủ yếu do yếu tố phơi nhiễm với khói thuốc lá.

Tuy vậy, tỷ lệ mới mắc cao nhất ở Bắc Mỹ 33,8/100.000 và Bắc Âu
23,7/100.000. Tỷ lệ tương đối cao gặp ở Đông Á (19,2/100.000) và tỷ lệ thấp
nhất gặp Tây và Trung Phi (1,1/100.000 và 0,8/100.000) [29], [36].
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do các bệnh ung thư
trên thế giới. Cũng theo báo cáo Globocan, năm 2012 có 1,59 triệu ca tử vong
do ung thư phổi trên toàn cầu chiếm 19,4% tổng số ca tử vong do ung thư [29].
Ở Mỹ, năm 2017, ước tính có 225.500 ca mới mắc (116.990 nam giới và
105.510 nữ giới) và 155.870 ca tử vong (84.590 nam giới và 71.280 nữ giới).
1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam theo ghi nhận ung thư giai đoạn 2001 – 2004, tỷ lệ mới
mắc chuẩn theo tuổi ở nam giới tại Hà Nội là 40,2/100.000 và tỷ lệ ở nữ giới là
10,6/100.000. Giai đoạn 2004 – 2008, tỷ lệ này ở nam là 39,9/100.000 và nữ là
13,2/100.000 [6].
Ung thư phổi ngày càng tăng, năm 2012, theo ghi nhận của Globocan, ở
Việt Nam, ung thư phổi là bệnh đứng đầu cho cả hai giới. Tổng số bệnh nhân
mắc mới 125.000 ca (nam giới chiếm 70.500 ca và nữ giới chiếm 54.500 ca),
tử vong 97.000 ca. Ung thư phổi mắc hàng thứ nhất đối với nam giới, tỷ lệ mới
mắc chuẩn theo tuổi là 41,1/100.000 và xếp thứ hai đối với nữ giới sau ung thư
vú với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 12,2/100.000 [17].
Tỷ lệ mới mắc ung thư phổi tăng dần theo tuổi. Nhóm tuổi thường hay
gặp là 40 – 79 tuổi, nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là 50 – 69 tuổi chiếm hơn
50% [6], [17].


8

1.3. Phân loại mô bệnh học ung thư phổi
Theo phân loại mô bệnh học năm 2004 của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), UTP chia 2 nhóm chính là ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm khoảng
15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 85% [3].

Các tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại của các type mô học theo WHO
2004 [38]:
 Ung thư biểu mô vảy
+ Chẩn đoán ác tính dựa trên sự không điển hình về tế bào và tính chất
xâm nhập.
+ Chẩn đoán type tế bào vảy dựa trên việc xác định trên các lát cắt
Hematoxylin – Eosin, sự sừng hóa và/hoặc các cầu nối gian bào.
+ Sự hình thành keratin có thể thấy trong các tế bào riêng lẻ hoặc phổ
biến hơn dưới các thể “cầu sừng”.
+ Các tế bào hoại tử bị cô lập được phân biệt với các tế bào sừng hóa.
+ Sự hình thành vòng xoắn và sự lát tầng rõ rệt của các tế bào u được
sử dụng như một bằng chứng của biệt hóa vảy khi không có những đặc điểm
đã liệt kê.
 Ung thư biểu mô tuyến
+ Hai dấu hiệu hình thái học của biệt hóa tuyến, thường được tìm thấy
cùng với nhau là sự hình thành các ống hoặc nhú và sự chế tiết chất nhầy.
+ Phụ thuộc vào sự ưu thế tương đối của những hình ảnh này, những
ung thư biểu mô tuyến được chia thành ung thư biểu mô tuyến nang, nhú và
đặc có sản xuất chất nhầy, nhưng có sự trùng lặp lớn giữa các nhóm này.
 Ung thư biểu mô tuyến – vảy
Thuật ngữ ung thư biểu mô tuyến – vảy được sử dụng cho các u phổi,
trong đó bằng chứng chắc chắn của biệt hóa vảy và tuyến được tìm thấy trong
cùng một u với khối lượng gần như bằng nhau.


9

 Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
Hình thái phát triển thường là đặc, nhưng có thể thành hàng và dải, hoa
hồng và giả hoa hồng, hoặc ống và ống nhỏ.

 Các loại khác
Một số loại khác như thần kinh nội tiết, tế bào sáng,... chúng tôi gặp với
số lượng ít hay không gặp được gộp chung vào nhóm còn lại.
1.4. Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi
Có nhiều phương pháp chẩn đoán UTP và các tổn thương khác như thăm
khám lâm sàng, chụp CT, cộng hưởng từ, chẩn đoán huyết thanh miễn dịch,...
Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin trình bày các phương pháp sau:
1.4.1. Nội soi phế quản ống mềm
Là phương pháp tương đối an toàn, hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong
chẩn đoán UTP. Qua soi phế quản ta có thể quan sát trực tiếp, xác định vị trí tổn
thương, hình thái tổn thương, mức độ lan tràn của tổn thương hay tổn thương từ
ngoài vào gây xẹp phế quản [3], [19]. Từ đó, thực hiện được các kĩ thuật để lấy
bệnh phẩm làm tế bào học, mô bệnh học như sinh thiết phế quản, chải rửa phế
quản, sinh thiết phế quản xuyên thành ở vùng tương ứng với khối u. Tuy nhiên,
nội soi phế quản ống mềm chỉ soi được đến nhánh phế quản thứ 6 (vùng trung
tâm và vùng giữa), không thấy được tổn thương ngoại vi, cũng có thể có tai biến
khi soi, biến chứng sau thủ thuật.
1.4.2. Sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính
Thích hợp với những vị trí nội soi phế quản không quan sát được như u
ngoại vi hay những trường hợp không nội soi phế quản được. Phương pháp này
cũng được áp dụng rộng rãi và khá an toàn dưới sự hỗ trợ của CT hướng đường
đi của kim sinh thiết. Bệnh phẩm lấy được từ phương pháp này có thể giúp chẩn
đoán xác định, chẩn đoán tế bào học, mô bệnh học, giúp phân giai đoạn và sử
dụng trong các xét nghiệm sinh học định hướng điều trị [3].


10

1.4.3. Chẩn đoán tế bào học và mô bệnh học
 Chẩn đoán tế bào học

Là phương pháp bước đầu giúp chẩn đoán ung thư. Xét nghiệm tế bào
học các bệnh phẩm như: Đờm, dịch chải rửa phế quản, chất quét tổn thương
qua soi phế quản, phiến đồ áp các mảnh sinh thiết, tế bào dịch màng phổi, màng
tim, bệnh phẩm sau phẫu thuật, chọc hút kim nhỏ xuyên thành phế quản hoặc
chọc hút kim nhỏ xuyên thành ngực [3], [19].
 Chẩn đoán mô bệnh học
Chẩn đoán mô bệnh học (MBH) là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán UTP.
Bệnh phẩm MBH có thể được lấy qua: Nội soi phế quản ống mềm, sinh thiết
xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của CTVT, sinh thiết qua nội soi xuyên thành
thực quản siêu âm, nội soi màng phổi, mở ngực hay sau phẫu thuật...
Phân loại MBH không chỉ đơn thuần là nghiên cứu hình thái học để chẩn
đoán xác định, mà dựa vào đó còn có thể tiên lượng bệnh và xác định phương
pháp điều trị hiệu quả nhất. Trong các type ung thư biểu mô (UTBM), UTBM
vảy có kết quả điều trị tốt nhất, trong số những bệnh nhân UTP có thời gian
sống thêm dài thì khoảng 1/2 bệnh nhân là UTBM vảy. Type UTBM tuyến có
thời gian sống thêm 5 năm khoảng 20%, UTBM tế bào lớn là 15% [10].


11

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
– Bao gồm các bệnh nhân có chẩn đoán tế bào và mô bệnh học qua sinh
thiết xuyên thành ngực và/hoặc sinh thiết qua nội soi phế quản.
– Bệnh nhân có hồ sơ bệnh án đầy đủ, có các lam tế bào học (phiến đồ
áp nhuộm thường quy) đủ để chẩn đoán và còn lam mô bệnh học, khối nến lưu
trữ bệnh phẩm u.
Theo các tiêu chuẩn trên, chúng tôi đã chọn được 94 trường hợp đưa vào

nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
– Những trường hợp không có đủ cả chẩn đoán tế bào học áp nhuộm
thường quy, chẩn đoán mô bệnh học qua sinh thiết xuyên thành ngực và/hoặc
sinh thiết qua nội soi phế quản.
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Giải phẫu bệnh – Bệnh viện Hữu
nghị Việt Tiệp từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 30/06/2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
– Nghiên cứu hồi cứu
2.2.2. Chọn mẫu
– Tất cả các mẫu đảm bảo tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
– Thu thập các số liệu về tuổi, giới thông qua hồ sơ, bệnh án.
– Nghiên cứu chẩn đoán tế bào học áp nhuộm thường quy.


12

– Nghiên cứu mô bệnh học: Tất cả các trường hợp tiến hành nghiên cứu
được nhận định kết quả dưới kính hiển vi quang học và xác định type mô học
dựa theo tiêu chuẩn phân loại của WHO năm 2004.
2.2.4. Quy trình nghiên cứu
 Thu thập các thông tin người bệnh qua hồ sơ về:
– Giới: Nam và Nữ.
– Tuổi: Nhóm tuổi được chia thành các khoảng: <50; 50 – 59; 60 – 69;
70 – 79; ≥80 tuổi.
 Nghiên cứu tế bào học áp nhuộm thường quy
Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu đều được làm xét nghiệm tế bào học

tại khoa Giải phẫu bệnh – Tế bào học bệnh viện Việt Tiệp.
Kỹ thuật tế bào học:
– Bệnh phẩm sinh thiết phổi trước khi cố định được áp lam làm tế bào học.
– Các tiêu bản sau khi lấy tế bào được dàn mỏng như phiến đồ máu.
– Để tiêu bản khô tự nhiên, cố định bằng cồn 95 độ, nhuộm Giemsa trong
15 phút, rửa lam kính dưới vòi nước chảy nhẹ, làm khô lam kính.
– Bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm đồng thời kỹ thuật viên ghi kết quả vào
phiếu thu thập.
 Nghiên cứu mô bệnh học
Áp dụng bảng phân loại MBH ung thư phổi năm 2004 của WHO,
UTBM phổi được chia thành các loại và được mã hóa các mã số sau đây:
UTBM tế bào vảy

8070/3

Nhú

8052/3

Tế bào sáng

8084/3

Tế bào nhỏ

8073/3

Dạng đáy

8083/3


UTBM tế bào nhỏ

8041/3


13

UTBM tế bào nhỏ tổ hợp

8045/3

UTBM tuyến

8140/3

UTBM tuyến, type hỗn hợp

8255/3

UTBM tuyến nang

8550/3

UTBM tuyến nhú

8260/3

UTBM tuyến tiểu PQ – PN


8250/3

Không chế nhầy

8252/3

Chế nhầy

8253/3

Chế nhầy và không chế nhầy hỗn hợp hoặc không xác định

8254/3

UTBM tuyến đặc có chế nhầy

8230/3

UTBM tuyến phôi

8333/3

UTBM nhầy (“dạng keo”)

8480/3

UTBM tuyến nang nhầy

8470/3


UTBM tuyến tế bào nhẫn

8490/3

UTBM tuyến tế bào sáng

8310/3

UTBM tế bào lớn

8012/3

UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn

8013/3

UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn tổ hợp

8013/3

UTBM dạng đáy

8123/3

UTBM dạng lympho – biểu mô

8082/3

UTBM tế bào sáng


8310/3

UTBM tế bào lớn có phenotype dạng cơ vân

8014/3

UTBM tuyến vảy

8560/3

UTBM dạng sarcoma

8033/3

UTBM đa hình

8022/3

UTBM tế bào hình thoi

8032/3

UTBM tế bào khổng lồ

8031/3

Carcino – sarcoma

8980/3


U nguyên bào phổi

8972/3


14

Kỹ thuật xét nghiệm mô bệnh học:
– Cố định bệnh phẩm: Bệnh phẩm lấy ra khỏi cơ thể được đưa ngay vào
dung dịch cố định (formol đệm trung tính 10%) với tỷ lệ thể tích dung dịch cố
định nhiều gấp 20 – 30 lần thể tích bệnh phẩm. Thời gian cố định từ 2 – 24 giờ
tuỳ theo mảnh bệnh phẩm to hay nhỏ.
– Xử lý bệnh phẩm:
+ Khử nước bằng dung dịch cồn, khử cồn bằng xylen và vùi paraffin để
loại xylen bằng máy xử lý mô trong 3 giờ.
+ Cắt và dán: Mẫu bệnh phẩm sau khi xử lý, được đúc vào khối parafin,
làm lạnh và cắt bằng máy cắt, cố định mẫu trên lam kính, dùng xylen để đẩy
parafin, qua các bể cồn (70, 90, 100) để tẩy parafin và rửa sạch bằng nước cất
trong 5 phút.
– Nhuộm Hematoxylin – Eosin được thực hiện các bước sau:
+ Tẩy parafin trong 3 bể toluen (hoặc xylen), mỗi bể 5 phút.
+ Qua 4 bể cồn: 100º – 95º – 80º – 70º, mỗi bể nhúng 15 lần.
+ Rửa nước cất: Nhúng 15 lần.
+ Nhuộm nhân bằng Hematoxylin Harris: 3 – 5 phút hoặc lâu hơn.
+ Rửa nước chảy: 5 – 10 phút.
+ Kiểm tra màu của nhân, nếu đậm, tẩy nhẹ bằng cồn – axit.
+ Rửa nước chảy: 1 phút.
+ Nhuộm Eosin 1%: 1 – 2 phút.
+ Rửa nước chảy: 1 phút.
+ Biệt hoá trong 2 bể cồn 95º – 100º, mỗi bể 15 lần nhúng.

+ Qua 3 bể toluen, bể I và II nhúng 15 lần, bể III: 5 – 10 phút.
+ Gắn lamen.
– Đọc kết quả: Nhân tế bào xanh đến xanh đen. Bào tương tế bào
hồng đến đỏ. Hồng cầu hồng đậm. Sợi tạo keo hồng nhạt.


×