Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV và các HÀNH VI NGUY cơ TRÊN đối TƯỢNG GIÁM sát TRỌNG điểm hải PHÒNG năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.07 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
--------- o0o --------

ĐỖ THỊ THU HÀ

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV VÀ CÁC HÀNH VI NGUY CƠ
TRÊN ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HẢI PHÒNG
NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG
KHÓA 2013-2019

HẢI PHÒNG – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
--------- o0o --------

ĐỖ THỊ THU HÀ

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV VÀ CÁC HÀNH VI NGUY CƠ
TRÊN ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HẢI PHÒNG


NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: ……………………….
Người hướng dẫn khoa hoc:
ThS. Trần Thị Bích Hồi
BSCKII. Nguyễn Duy Hùng

HẢI PHÒNG – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa
học và chình xác. Các số liệu, cách xử lý số liệu và phân tích số liệu hoàn
toàn trung thực và khách quan.
Hải Phòng, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Đỗ Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn.Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học, Khoa Y Tế công cộng trường
Đại học Y Dược Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
và học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo: ThS.Trần Thị Bích Hồi và BSCKII.

Nguyễn Duy Hùng đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Toàn thể các cô chú, anh chị ở Khoa Giám sát HIV/AIDS - Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS Hải Phòng, đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu tại khoa để
tôi có thể hoàn thành được khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã
cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn các đối tượng nghiên cứu đã hợp tác và cho tôi những
thông tin quý giá để nghiên cứu.
Xin cảm ơn bố mẹ, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên
động viên giúp đỡ tôi học tập và hoàn thành khóa luận.
Hải Phòng, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Đỗ Thị Thu Hà


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Accquired Imuno deficiency Syndrome

BCS
BKT
ĐTNC
ELISA
HIV
NCMT

STIs

Bao cao su

QHTD
GSTĐ
MSM
PNMD

Bơm kim tiêm

Đối tượng nghiên cứu
Enzim Linked Immuno Sortben Assay
Human Immunodeficiency Virus
Nghiện chích ma túy
Sexually Trammited Infestions
(Các nhiễm trùng lây qua đường tình dục)
Quan hệ tình dục
Gíam sát trọng điểm

Men who have sex with men
(Người quan hệ tình dục đồng tính nam)
Phụ nữ mại dâm


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Khái quát về HIV/AIDS................................................................................3
1.2. Giám sát trọng điểm HIV............................................................................5

1.3. Tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay...............................................................7
1.4. Một số nghiên cứu về HIV/AIDS ..............................................................10
1.5. Các nghiên cứu về hành vi nguy cơ trên nhóm đối tượng GSTĐ.............11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................17
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................17
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu..............................................................19
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin...........................................20
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................20
2.7. Sai số và hạn chế sai số:...........................................................................20
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................22
3.1. Một số đặc điểm của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu..................22
3.2. Tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu.....................25
3.3. Hành vi nguy cơ của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu.....................28
Chương 4: BÀN LUẬN.....................................................................................39
4.1. Một số đặc điểm của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu..................39
4.2. Tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu.....................41
4.3. Hành vi nguy cơ của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu...................44
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phương thức lây truyền.......................................................................4
Bảng 3.1. Tuổi, tình trạng hôn nhân của nhóm nam NCMT tham gia NC.......22
Bảng 3.2. Tuổi, tình trạng hôn nhân của nhóm PNMD tham gia nghiên cứu...23
Bảng 3.3. Tuổi, tình trạng hôn nhân của nhóm MSM tham gia nghiên cứu.....24

Bảng 3.4. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và STIs trong nhóm nam NCMT.................25
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm tuổi trong nhóm nam NCMT
...........................................................................................................................26
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo thời gian tiêm chích ma túy.....26
Bảng 3.7. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và STIs trong nhóm PNMD.........................27
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo nhóm tuổi.................................27
Bảng 3.9. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và STIs của nhóm MSM...............................27
Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo nhóm tuổi...............................28
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhóm NCMT đã từng dùng chung BKT trong 1 tháng qua...29
Bảng 3.12. Tỷ lệ MSM đã từng sử dụng ma túy...............................................30
Bảng 3.13. Tỷ lệ sử dụng BCS với khách hàng trong lần quan hệ gần đây nhất
của nhóm PNMD..............................................................................................32
Bảng 3.14. Quan hệ tình dục trong lần gần nhất của nhóm MSM với bạn tình
nam....................................................................................................................33
Bảng 3.15. Tỉ lệ MSM QHTD với bạn tình nam thường xuyên có TCMT......34
Bảng 3.16. Tỷ lệ MSM đã từng quan hệ tình dục với bạn tình nam nhận tiền
...........................................................................................................................35
Bảng 3.17. Khám tư vấn STIs trong vòng 3 tháng qua của nhóm nam TCMT
...........................................................................................................................36


Bảng 3.18. Xét nghiệm HIV lần gần đây nhất, kết quả xét nghiệm..................36
Bảng 3.19. Khám tư vấn STIs trong vòng 3 tháng qua của nhóm PNMD........37
Bảng 3.20. Xét nghiệm HIV lần gần đây nhất, kết quả xét nghiệm..................37
Bảng 3.21. Khám tư vấn STIs trong vòng 3 tháng qua của nhóm MSM.........38
Bảng 3.22. Xét nghiệm HIV lần gần đây nhất, kết quả xét nghiệm..................38
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Lũy tích số người nhiễm HIV còn sống qua các năm.......................8
.............................................................................................................................
Hình 3.1. Tuổi lần đầu tiêm chích của nhóm NCMT tham gia NC............23

Hình 3.2. Tuổi lần đầu tiên quan hệ tình dục...................................................25
Hình 3.3. Tỷ lệ sử dụng BKT sạch trong lần tiêm chích gần đây nhất............28
Hình 3.4. Tần suất tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua.................................29
Hình 3.5. Tỷ lệ PNMD đã từng TCMT...........................................................30
Hình 3.6. Tỷ lệ người NCMT dùng BCS khi QHTD trong 1 tháng qua.........31
Hình 3.7. Tỷ lệ người NCMT đã từng quan hệ với PNMD trong 12
tháng qua.........................................................................................................31
Hình 3.8. Tỷ lệ sử dụng BCS với khách có TCMT của nhóm PNMD............32
Hình 3.9. PNMD sử dụng BCS thường xuyên với khách hàng trong 1
tháng qua........................................................................................................33
Hình 3.10. Tình trạng sử dụng BCS thường xuyên với bạn tình nam trong
vòng 1 tháng qua.............................................................................................34
Hình 3.11. Tỷ lệ MSM sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình TCMT............35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS đã và vẫn đang là vấn đề toàn cầu, nó không chỉ ảnh
hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của con người, mà còn gây tác hại lớn đến sự
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các quốc gia. Sau hơn 35 năm kể từ khi
phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới (năm 1981) mặc dù các nước đã
có nhiều biện pháp phòng chống tích cực nhưng dịch vẫn gia tăng với tính
chất ngày càng phức tạp. Theo Tổ chức Liên hiệp quốc về Phòng chống AIDS
(UNAIDS), đến cuối năm 2012 toàn thế giới có 35,3 triệu người bị nhiễm
HIV/AIDS còn sống, trong đó 50% là phụ nữ và 3,3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi.
Hàng năm có 2 - 3 triệu người nhiễm mới và khoảng 2 triệu người tử vong do
AIDS. Ở Châu Phi, đặc biệt vùng cận Sahara là khu vực chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất, chiếm 70% tổng số ca nhiễm HIV còn sống trên toàn cầu [52], [2].
Trong năm 2015 cả nước xét nghiệm phát hiện mới 10.195 trường hợp

nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS 6.130, số bệnh nhân tử
vong 2.130 là trường hợp. Theo ước tính, cả nước hiện có khoảng 254.000
người nhiễm HIV trong cộng đồng, môi năm có khoảng 12.000 -

14.000

trường hợp mới nhiễm HIV. Như vậy ước tính hiện nay có khoảng 80% người
nhiễm HIV biết được tình trạng HIV của họ. Kết quả giám sát trọng điểm
năm 2015 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy là 9,3%,
phụ nữ mại dâm 2,7% và MSM là 5,2% [3].
Các yếu tố nguy cơ lây truyền HIV ở Việt Nam giai đoạn hiện nay vẫn
là lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và từ nhóm nghiện chích
ma túy nhiễm HIV sang vợ bạn tình của họ. Ngoài ra, có yếu tố nguy cơ mới
làm lây truyền HIV trong sử dụng ma túy tổng hợp ở giới trẻ và phụ nữ mại
dâm, dẫn đến tăng nguy cơ quan hệ tình dục tập thể không được bảo vệ, và
mại dâm nam, gồm nam bán dâm cho nam đồng tính, người chuyển giới nữ.


2

Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của thành phố
tính đến ngày 31/12/2018 số người nhiễm HIV/AIDS đã lên tới 12.311 người,
trong đó 6.289 bệnh nhân AIDS, tử vong do AIDS là 4.549. Dự báo hàng năm
Hải Phòng có khoảng từ 500 - 1000 trường hợp nhiễm HIV mới, cho thấy khả
năng lan truyền mạnh của dịch HIV với các mức độ khác nhau trong nhiều
nhóm quần thể nguy cơ: người tiêm chích ma tuý, phụ nữ mại dâm và khách
hàng của họ và những người có hành vi tình dục không an toàn với nhóm
quần thể có nguy cơ cao. Tuy nhiên, đã có những bằng chứng cho thấy dịch
HIV đã lây truyền trong các nhóm quần thể nguy cơ thấp và có khả năng thay
đổi nhanh với các diễn biễn phức tạp [39].

Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nhiễm
HIV và các hành vi nguy cơ trên đối tượng giám sát trọng điểm Hải Phòng
năm 2016” với mục tiêu sau:
Mô tả tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ trên các đối tượng giám sát trọng
điểm tại thành phố Hải Phòng năm 2016.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về HIV/AIDS
1.1.1. Khái niệm về HIV/AIDS
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Human Immunodeficiency
Virus) là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV được phát hiện đầu tiên
do nhóm nhà khoa học Pháp (L.Montagnier, F. Barré-Sinoussi) vào năm 1983
và đặt tên là LAV (Vi rút gây bệnh liên quan đến hạch). Đến năm 1984, RC.
Gallo và các nhà khoa học Mỹ đã phân lập được vi rút này đặt tên là HTLV3.
Năm 1986, Hội nghị Quốc tế về vi rút thống nhất tên gọi là HIV-1. Cũng năm
này, các nhà khoa học đã phân lập được một loại nữa và đặt tên HIV-2.
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Acquired Immuno
Deficiency Syndrome) nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. HIV
tấn công và tiêu hủy các tế bào miễn dịch làm suy giảm miễn dịch của cơ thể
và tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng cơ hội, các rối loạn về
thần kinh và các bệnh ung thư phát triển dẫn đến tử vong [38].
1.1.2. Phương thức lây truyền
Đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con là 3 đường lây
nhiễm HIV chính. Đại dịch đang gia tăng cung với các tệ nạn như ma túy và
mại dâm. Chưa tìm thấy bằng chứng về các phương thức lây truyền khác.
Quan hệ tình dục

Các cách quan hệ tình dục như: miệng-sinh dục, âm đạo - dương vật, hậu
môn- dương vật với người nhiễm HIV nếu không dùng BCS đều lây nhiễm.
Trong đó người nhận có nguy cơ nhiễm cao hơn. Do cấu tạo của bộ phận sinh
dục nên nữ giới có nguy cơ nhiễm cao gấp 4 lần so với nam giới. Khi mắc các
bệnh về đường sinh dục thì nguy cơ nhiễm HIV cao hơn 20 lần.


4

Qua đường máu
Một số khu vực trên thế giới cũng như Việt Nam nhóm nghiện chích
ma túy có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất. Theo giám sát trọng điểm hàng năm tại
Hải Phòng năm 2006 là 46,3% HIV lây truyền do tiêm chích không an toàn
dùng chung BKT, dụng cụ tiêm chích, ngoài ra bị dính máu và dịch cơ thể của
người nhiễm HIV qua các vết thương hở. Truyền máu không qua sàng lọc
HIV cũng lây truyền HIV.
Mẹ truyền cho con
Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền cho con qua 3 thời kỳ:
- Trong quá trình mang thai (qua bánh rau).
- Trong quá trình sinh nở (do tiếp xúc với dịch âm đạo mẹ, máu mẹ vào
tuần hoàn thai)
- Cho con bú.
Bảng 1.1. Phương thức lây truyền
Tần suất lây nhiễm
Phương thức lây truyền
Truyền máu
Tiêm chích ma túy
Quan hệ tình dục
Mẹ con


cho
1 lần tiếp xúc
>90%
0,5-1%
0,01-1%
20-30%

Tỷ lệ lây qua các đường
lâytrên thế giới
5%
7%
80-90%
5%

(Nguồn: Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam)


5

1.2. Giám sát trọng điểm HIV
Giám sát trọng điểm là sự thu thập có hệ thống và liên tục các số liệu về
chiều hướng nhiễm HIV ở trong nhóm dân chúng có nguy cơ khác nhau (quần
thể trọng điểm) ở một số nơi đã được lựa chọn.
1.2.1. Mục tiêu của giám sát trọng điểm.
Xác định tỷ lệ nhiễm HIV và phân bố nhiễm HIV/AIDS trong các
nhóm dân chúng, theo dõi chiều hướng tỷ lệ nhiễm theo thời gian, xác định
nhóm có nguy cơ cao đề ra biện pháp can thiệp, xác định các hình thái lây
truyền HIV, dự báo tình hình nhiễm HIV để lập kế hoạch phòng chống hiệu
quả.
Giám sát trọng điểm nhiễm HIV được triển khai ở Việt Nam vào năm

1994, bắt đầu ở 8 tỉnh và mở rộng tới 12 tỉnh năm 1995, 20 tỉnh năm 1996, 20
tỉnh năm 2000 và 40 tỉnh năm 2003. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế
giới giám sát trọng điểm được tiến hành ở 6 nhóm quần thể nam nghiện chích
ma tuý, gái mại dâm, bệnh nhân nam mắc các bệnh lây truyền qua đường tình
dục, bệnh nhân lao, phụ nữ mang thai và thanh niên khám tuyển nghĩa vụ
quân sự. Trong nghiên cứu này chúng ta chỉ nói đến nhóm đối tượng có nguy
cơ cao là PNMD, người NCMT và nhóm MSM. Kết quả giám sát trọng điểm
của những năm trước đây đã cho thấy dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang
trong giai đoạn dịch tập trung có nghĩa là tỷ lệ nhiễm HIV tăng cao trên 5% ở
những nhóm người có hành vi nguy cơ cao (như người nghiện chích ma tuý
và gái mại dâm) và thấp dưới dưới 1% ở người có nguy cơ thấp (phụ nữ mang
thai). Tốc độ gia tăng trong những năm 2004 và 2005 không nhanh như
những năm trước đây.
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất trong nhóm người nghiện chích ma tuý,
lên tới xấp xỉ 32% vào năm 2003 và đạt tới tỷ lệ 33,7% vào năm 2005. Tuy


6

nhiên tỷ lệ hiện nhiễm này ở một số tỉnh như Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh
đã lên đến mức 64% và 53% năm 2004 [36].
Gái mại dâm có tỷ lệ HIV cao sau nhóm người nghiện chích ma tuý. Tỷ
lệ nhiễm HIV ở nhóm này đã lên tới 6,5% năm 2004. Một số thành phố như
Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội tỷ lệ này đã lên tới tương ứng 6,25%,
15,5% và 15,6% năm 2004 [36].
1.2.2. Khái niệm về nhóm đối tượng nguy cơ cao
Người nghiện chích ma túy: là những người đã từng sử dụng ma túy
không phải thuốc y tế kê theo đơn bằng đường tiêm trong vòng 1 tháng trước
điều tra [33].
Phụ nữ mại dâm (PNMD): Là phụ nữ khi quan hệ tình dục QHTD với

khách làng chơi để kiếm tiền [45].
Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) là: Theo Vũ Ngọc Bảo và
PhilippeGirault [1], thuật ngữ MSM được du nhập vào Việt Nam từ thập kỷ
1990 cùng với dịch HIV. Cụm từ này được dịch ra tiếng Việt là “nam có quan
hệ tình dục với nam”. Trong những nghiên cứu gần đây, ISDS [22] tại Việt
Nam đã dịch cụm từ MSM là “nam quan hệ tình dục đồng giới”. Khung
hướng dẫn hành động của UNAIDS về tiếp cận phổ cập đối với nhóm nam
quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới [44] đã định nghĩa 2 nhóm
này như sau: nam quan hệ tình dục đồng giới là những người nam giới có
quan hệ tình dục với những người nam khác, bất kể họ có quan hệ tình dục
với phụ nữ hay không hoặc có những nhân dạng cá nhân hay nhân dạng xă
hội liên quan tới hành vi đó, như là “gay” hoặc “lưỡng tính”.
Một số khái niệm liên quan
Hành vi nguy cơ: là những hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV và các


7

bệnh lây truyền qua đường tình dục từ người này sang người khác như: tiêm
chích ma túy, dùng chung BKT, không sử dụng BCS hoặc sử dụng BCS
không đúng cách khi QHTD[33].
1.3. Tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay
1.3.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới
Kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm HIV/AIDS vào năm
1981 ở Los Angeles (Mỹ), số người nhiễm được phát hiện trên toàn cầu tăng
dần qua từng năm tháng. Theo báo cáo cuối năm 2013 của UNAIDS, trên
toàn thế giới có khoảng 35 triệu người sống chung với HIV, trong đó trẻ em
chiếm 3,2 triệu người. Số người nhiễm mới trong năm 2013 là 2,1 triệu người,
tử vong là 1,5 triệu người. Cứ môi ngày có thêm khoảng 6.000 người nhiễm
mới, 95% các ca nhiễm mới ở các nước chậm và đang phát triển, chủ yếu ở

các nước châu Phi, cận Sahara, sau đó tới các nước Đông Nam Á [51].
Theo UNAIDS số người nhiễm HIV trên thế giới vẫn tiếp tục tăng lên
và chưa có xu hướng giảm. Chẳng hạn, Sahara là nơi có số người nhiễm HIV
cao nhất trên thế giới với gần 2/3 dân số, tiếp đến là châu Á Thái Bình Dương
với 5,1 triệu người nhiễm HIV. Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á lại là khu vực
có tốc độ lây nhiễm cao nhất thế giới [51].
Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục
gia tăng và ảnh hưởng nặng nề. Theo dự báo, môi năm sẽ có thêm khoảng
500.000 trường hợp mới nhiễm HIV nếu như các quốc gia không tăng cường
các hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch này [51].
1.3.2. Tình hình nhiễm HIV Việt Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 12/1990, nhưng thực sự dịch bắt đầu bùng nổ từ năm 1993
trong nhóm NCMT tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó dịch bắt đầu lan ra
các tỉnh.


8

Theo thống kê của cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam - Bộ Y tế,
Tính đến tháng 5/2014, số nhiễm ca HIV còn sống là 219.163 trường hợp,
69.449 trường hợp tử vong do AIDS [13].

Hình 1.1. Lũy tích số người nhiễm HIV còn sống qua các năm
Về địa bàn phân bố dịch, tính đến 30/04/2014, toàn quốc đã phát hiện
người nhiễm HIV tại 78% xã/phường, gần 98,8% quận/huyện ở 63/63
tỉnh/thành phố. Tính đến 30/04/2014, dịch HIV tiếp tục lan rộng về địa bàn
cấp xã/phường, tăng thêm 33 số xã/phường mới phát hiện có người nhiễm
HIV so với cuối năm 2013. Về hình thái lây truyền HIV/AIDS, tỷ lệ nhiễm
HIV là nữ ngày càng tăng, từ 24,2% năm 2007 đến năm 2013 là 32,4% và

trong 4 tháng đầu năm tỷ lệ người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện là
nữ giới chiếm 32,4%. Tỷ lệ người nhiễm lây truyền HIV qua đường tình dục
ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn so với lây truyền qua đường máu. Người
nhiễm HIV nhóm tuổi từ 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ người nhiễm
HIV phát hiện là nữ tiếp tục tăng trong những năm gần đây [4], [12], [13].
Theo ước tính và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS đến năm 2015 có
khoảng 263.317 người nhiễm HIV chiếm tỷ lệ 0,29% dân số. Nhu cầu bệnh
nhân cần điều trị ARV ở người lớn đến năm 2015 sẽ trên 140 ngàn người. Dự


9

báo sự lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong số
người nhiễm HIV ở Việt Nam trong 10 năm tới, bên cạnh đó nhóm người dễ
bị tổn thương như bạn tình của những người nghiện chích ma túy, phụ nữ mại
dâm và người QHTD đồng giới nam sẽ dần chiếm tỷ trọng lớn trong số người
nhiễm HIV mới ở những năm tiếp theo [14].
Tình hình dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ
cao lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ vẫn ở mức độ lây nhiễm HIV
cao, đặc biệt là các hành vi cơ kép ở các nhóm sẽ làm gia tăng rất nhanh sự
lây truyền HIV ở Việt Nam đó là sự gia tăng tỷ lệ phụ nữ mại dâm, nam
TCMT, nam QHTD đồng giới sử dụng ma túy, nam nghiện chích ma túy bán
dâm cho khách hàng là nam và nữ. Điều này đặt ra phải có các biện pháp can
thiệp phù hợp hơn với tình hình hiện tại [13].
Dịch HIV/AIDS hiện nay không còn tập trung ở các khu vực thành thị,
ở những nơi dễ triển khai các chương trình phòng, chống HIV/AIDS, dịch
HIV/AIDS đã và đang có xu hướng lan rộng ở các khu vực có điều kiện giao
thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gắn liền tệ nạn buôn bán, sử
dung ma túy cao đặc biệt là các khu vực vùng biên giới các tỉnh miền núi phía
bắc và bắc trung bộ. Do đó công tác dự phòng chăm sóc điều trị và giám sát

dịch cần phải quan tâm đầu tư hơn nhiều so với các khu vực khác [13].
1.3.3. Tình hình nhiễm HIV/ AIDS tại Hải Phòng
Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của cả nước, làcửa ngõ
giao thông quan trọng trong tam giác Hà Nội - Hải Phòng-Quảng Ninh, dân
số đông và là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Thành phố
gồm 15 quận huyện với 223 xã, phường, thị trấn, với số dân trên 1,8 triệu
người.Vì vậy, Hải Phòng cũng là nơi tập trung nhiều tệ nạn xã hội trong đó
phải kể đến tệ nạn ma túy và mại dâm. Đây là nguyên nhân chính làm bùng


10

nổ dịch HIV/AIDS. Các hình thức lây truyền chủ yếu gặp ở Việt Nam và ở
Hải Phòng vẫn là qua tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục.
Tình hình dịch tễ học HIV của thành phố cũng nằm trong tình trạng
chung của cả nước. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Hải Phòng được phát
hiện vào năm 1993, số nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS đã
không ngừng gia tăng trên địa bàn thành phố trong các năm qua. Hình thái
dịch vẫn trong giai đoạn tập trung. Tỷ lệ nhiễm rất cao ở nhóm có hành vi
nguy cơ cao như NCMT, PNMD, MSM. Theo báo cáo của Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS của thành phố tính đến ngày 31/12/2018 số người nhiễm
HIV/AIDS đã lên tới 12.311 người, trong đó 6.289 bệnh nhân AIDS, tử vong
do AIDS là 4.549. Dự báo hàng năm Hải Phòng có khoảng từ 500 - 1000
trường hợp nhiễm HIV mới[5], [39].
1.4. Một số nghiên cứu về HIV/AIDS
Theo kết quả điều tra trên đối tượng NCMT tỉnh Ninh Bình năm 2009,
tỷ lệ nhiễm HIV là 28,4%, 59,2% tập trung ở nhóm tuổi 26 - 35, nam giới
chiếm 98,6%, 54% người nhiễm HIV có trình độ THCS [30].
Theo kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan trên
đối tượng GSTĐ tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2005 đến 6/2006 cho

thấy: tỷ lệ nhiễm HIV chung của đối tượng đến xét nghiệm tại bệnh viện Bạch
Mai là 31,5%. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới là 32,3%, nữ giới là 29,7%. Tỷ lệ
nhiễm HIV cao nhất ở nhóm TCMT 58,7%, thứ hai là nhóm TCMT và tình
dục không an toàn 57,9% [37]
Hiện tại trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn chưa có thông tin chính
xác về tỷ lệ nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trong cộng đồng vì
nam giới thường không nhận mình là đồng tính hay lưỡng tính hoặc có hành
vi QHTD với nam giới khác. Tuy nhiên, con số có thể khác nhau giữa các
quốc gia và các khu vực, nhưng ít nhất 5-10% các ca nhiễm HIV trên toàn thế


11

giới là do quan hệ tình dục đồng giới nam [43]. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
MSM tại các tỉnh phía nam, miền trung và miền Bắc lên đến khoảng 20%.
Kết quả báo cáo nghiên cứu HSS 2011 tại 5 tỉnh cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm MSM cao ở một số tỉnh như TP hồ Chí Minh 14%, Hà Nội 6,7%,
An Giang 3%. Hai tỉnh còn lại có tỷ lệ nhiễm HIV tương đối thấp như Hải
Dương 1,2%, Đà Nẵng 0% [6].
Kết quả báo cáo IBBS 2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
PNMD cao ở một số tỉnh như TP Hồ Chí Minh 16,3%, Hà Nội 19,7%, Cần
Thơ 19,6%, Hải Phòng 23%. Các tỉnh còn lại có tỷ lệ nhiễm HIV tương đối
thấp như Quảng Ninh 1,3%, Đà Nẵng 0,3%, Nghệ An 3,2% [46].
Điều đáng chú ý là tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm tăng
cao khi có sự đan xen các yếu tố hành vi nguy cơ cao. Kết quả một số nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm có tiêm chích
ma túy là 33,3%, cao gấp hơn 10 lần so với nhóm PNMD không tiêm chích
ma túy [46].
Mặc dù đồng tính vẫn chưa được quan tâm đầy đủ ở Việt Nam, nhóm
hành vi MSM luôn luôn tồn tại và có những nguy cơ lây nhiễm bệnh lây

truyền qua đường tình dục, nhóm MSM được xếp vào nhóm có nguy cơ cao
lây nhiễm HIV/AIDS vì một bộ phận MSM có nhiều bạn tình và không ý thức
đầy đủ về các nguy cơ lây nhiễm để áp dụng biện pháp antoàn.Những nhóm
nguy cơ khác là người tiêm chích ma túy dùng chung kim tiêm, người mua
hoặc bán dâm, người thường xuyên tiếp xúc với vết thương, máu hoặc dụng
cụ y tế mà không đảm bảo an toàn và một số nhóm khác [43].
1.5. Các nghiên cứu về hành vi nguy cơ trên nhóm đối tượng GSTĐ
1.5.1. Hành vi quan hệ tình dục không an toàn và bao cao su
Nhóm MSM bán dâm không chỉ QHTD với nam mà còn QHTD với nữ.
Nói cách khác, tình dục lưỡng giới ở nhóm MSM bán dâm là khá phổ biến.


12

Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ (2008) cho kết quả trong 12 tháng qua số bạn tình
trung bình của MSM bán dâm là 46%, trong đó 19% có QHTD không an toàn
qua đường âm đạo hoặc hậu môn [54].
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu IBBS năm 2012, phần lớn MSM
tham gia nghiên cứu có quan hệ tình dục qua đường hậu môn ở độ tuổi dưới
25 tuổi là 86,2%, chỉ có 7,9% có quan hệ tình dục lần đầu ở độ tuổi từ 25 đến
dưới 30 tuổi và 6% ở độ tuổi từ 30 tuổi trở lên. Tỷ lệ MSM đã có thời gian
quan hệ tình dục qua đường hậu môn trên 3 năm chiếm 46,5%, nhóm từ 3
năm trở xuống chiếm 53,5% [7].
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục.
Trước hết là thiếu hiểu biết và nhận thức sai lầm về nguy cơ và cách dự
phòng. Có người cho rằng, quan hệ tình dục đồng giới không có nguy cơ lây
nhiễm HIV, trừ khi bạn tình của họ có sử dụng ma túy hoặc đã từng quan hệ
với gái mại dâm. Mặt khác, còn gặp nhiều rào cản về sử dụng bao cao su. Họ
cho rằng, dùng bao cao su giảm khoái cảm, cỡ to, mùi khó chịu, không có
sẵn khi cần, ngại mua và mang sẵn trong túi, không dám đề nghị bạn tình sử

dụng [51].
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu chuyên sâu về MSM cho thấy tỷ lệ
QHTD qua đường hậu môn không bảo vệ tương đối cao từ 13,0% đến 78,5%
[55]. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu IBBS năm 2012, tỷ lệ MSM dùng
bao cao su với bạn tình nam trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất qua
đường hậu môn tương đối thấp, chỉ có 64,3% MSM cho biết có sử dụng bao
cao su trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất. Tỷ lệ này có sự khác nhau ở
các tỉnh, cao nhất ở Đà Nẵng 85%, tiếp đến là Kiên Giang 81,7%, Hà Nội
75,5%, Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ MSM sử dụng bao cao su trong lần quan hệ
tình dục gần đây nhất thấp nhất (chỉ chiếm 30%) [7].


13

Ở Campuchia, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD ở một số vùng rất
cao trên 50%. Trong một nghiên cứu của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí
Minh năm 1995-1996 ở nhóm PNMD cho thấy 65% không sử dụng bao cao
su khi QHTD, tỷ lệ nhiễm HIV là 5,2%. Tỷ lệ thường xuyên sử dụng bao cao
su với khách lạ thấp hơn đáng kể, dao động từ 32% tại Hà Nội tới 79% tại
Hải Phòng.
Lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) từ người NCMT sang
PNMD là một đường lây quan trọng trong lây nhiễm HIV Kết quả điều tra
cho thấy: 39% PNMD tại vùng Samara, 37% tại St Petersburg của Liên bang
Nga nói rằng họ đã từng TCMT, 50% số phụ nữ có xét nghiệm HIV dương
tính tại Ucraina nhiễm HIV khi có QHTD với những người TCMT. Tại bang
Manipur (Ấn độ), kết quả điều tra năm 2001 cho thấy 20% PNMD nói rằng
họ đã từng TCMT và kết quả của một nghiên cứu khác tại phòng khám các
STIs tại Mumbai (Ấn Độ) cho thấy 78% những người NCMT đã từng mua
dâm và 27% trong số họ đã từng bán dâm [49], [53].
Hành vi người NCMT không dung BCS thường xuyên khi quan hệ

tình dục với PNMD hay bạn tình bất chợt cũng là đường lây nhiễm HIV quan
trọng. Việc kết hợp giữa TCMT và QHTD với PNMD làm tăng nguy cơ lây
nhiễm HIV.Trong một nghiên cứu hành vi kết hợp với các chỉ số sinh học tại
10 tỉnh/thành phố năm 2009, cho thấy tỷ lệ những người nghiện chích ma túy
có quan hệ tình dục trong 12 tháng qua khá cao. Tỷ lệ này là 31 - 72% có
QHTD với bạn tình thường xuyên và 11 - 48% có QHTD với PNMD. Bên
cạnh đó, tỷ lệ người NCMT có sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với
PNMD vẫn ở mức thấp, dao động từ 38 - 74% ở môi tỉnh, tỷ lệ này là một
trong những chỉ số cảnh báo nguy cơ lây truyền HIV từ nhóm NCMT sang
nhóm PNMD và ngược lại [46].


14

Kết quả điều tra giám sát trọng điểm năm 2012 về quan hệ tình dục
trong nhóm nghiện chích ma túy cho thấy: 67,4% người NCMT tham gia
nghiên cứu trả lời có QHTD với phụ nữ mại dâm trong 12 tháng qua, trong
đó chỉ có 67,5% người NCMT thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với
phụ nữ bán dâm trong 1 tháng qua. Tỷ lệ người NCMT thường xuyên sử
dụng BCS khi QHTD với phụ nữ mại dâm khác nhau ở các tỉnh. Tỷ lệ này ở
tỉnh Hà Tĩnh 88,5%, Thái Nguyên 85,7%, Đà Nẵng là 66,7%, Nghệ An
79,1%, Quảng Trị 73,7%, An Giang 44,4%, TP Hồ Chí Minh 36,5%, Bà Rịa
- Vũng Tàu 31,3% [16].
1.5.2. Hành vi tiêm chích ma túy
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu IBBS năm 2012, tỷ lệ MSM có tiêm
chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch trong lần tiêm chích gần nhất
tương đối cao 91,7%. Tỷ lệ này đạt 100% ở các tỉnh Hà Nội, An Giang, thấp
nhất là Kiên Giang 75%. Tuy nhiên, so sánh với kết quả điều tra năm 2011, tỷ lệ
MSM có tiêm chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch trong lần tiêm chích gần
nhất giảm (từ 97,2% năm 2011 giảm xuống 91,7% năm 2012) [6], [7].

Nhóm PNMD có tỷ lệ khá cao sử dụng và tiêm chích ma túy: 22% phụ
nữ mại dâm đường phố tại Hà Nội tiêm chích ma túy, 16% ở thành phố Hồ
Chí Minh. Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong nhóm PNMD là một
yếu tố quan trọng trong nhiễm HIV, những người PNMD có tiền sử bị giang
mai hoặc các bênh lây truyền qua đường tình dục và những nữ giới tiêm
chích ma túy có từ 3 bạn tình trở lên có khả năng nhiễm HIV cao. Nhóm
PNMD nghiện chích ma túy thì đặc biệt có nguy cơ cao nhiễm HIV vì họ
không chỉ nhiễm HIV qua đường tình dục mà còn nhiễm theo đường tiêm
chích. Nguy cơ bị nhiễm HIV phụ thuộc vào xác suất của lần quan hệ tình
dục không an toàn với người nhiễm HIV [26].


15

Hành vi dùng chung bơm tiêm trong khi TCMT đang là phương thức
lây nhiễm HIV chủ yếu tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm NCMT trên toàn cầu là 5 - 10%. Tuy nhiên tại một số
khu vực ở các nước Châu Âu và Châu Á, tỷ lệ này là trên 50%. Những hành
vi nguy cơ cao ở người NCMT được rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập
đến. Trong số các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV, sử dụng chung BKT là hiện
tượng phổ biến của những người NCMT ở nước ta cũng như trên toàn thế
giới, là một trong những nguy cơ lan tràn HIV. Người ta ước tính: hơn 5,1%
các trường hợp lây nhiễm HIV liên quan đến hành vi TCMT không vô trùng,
hơn 10,2% các trường hợp bệnh nhân AIDS là người NCMT [11], [18], [50].
Hiện nay, ở Việt Nam và một số nước khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương lây nhiễm HIV phổ biến qua nhóm người NCMT. Xu hướng này có
thể sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Nguyên nhân chính của tình
trạng trên là người nhiễm HIV vẫn tiếp tục TCMT và sử dụng chung BKT.
Trong vòng 15 năm trở lại đây, hành vi dùng chung BKT khi tiêm chích là
hành vi phổ biến ở nhóm quần thể NCMT, tỷ lệ dùng chung BKT trong 6

tháng qua ở người NCMT là 14 - 50%. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng,
trong số những người NCMT có 87% đối tượng dùng chung BKT, trong đó
thường xuyên dùng chung BKT là 40%. Việc làm sạch BKT khi chích chung
rất tùy tiện và không đảm bảo tiệt khuẩn cũng là yếu tố nguy cơ làm lây
nhiễm HIV trong nhóm TCMT [12].
Hành vi dùng chung BKT trong TCMT những năm gần đây có chuyển
biến tích cực. Kết quả điều tra IBBS năm 2012 cho thấy, tỷ lệ người NCMT
dùng chung BKT trong một tháng qua là 16,7%. Tỷ lệ này có giảm so các
năm trước, nhưng vẫn còn cao ở các tỉnh như Sóc Trăng 80,3%, Bà Rịa Vũng Tàu 67,3%, Kiên Giang 35,2%, Bình Dương 34,5%, TP. Hồ Chí Minh
31,3%. Hành vi dùng chung BKT tuy có giảm nhưng không bền vững và còn


16

tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu hành vi kết hợp
với các chỉ số sinh học được tiến hành tại 10 tỉnh/thành phố năm 2009, trong
nhóm nguy cơ cao đã nhận định dịch HIV/AIDS tại Việt Nam còn tiềm ẩn
nhiều nguy cơ trong những năm tới đây [7].
Dùng chung BKT trong nhóm nghiện chích ma tuý còn tương đối phổ
biến. Kết quả điều tra IBBS năm 2012 cho thấy, tỷ lệ dùng chung BKT ở
nhóm nghiện chích ma tuý trong vòng 6 tháng trước cuộc điều tra rất cao tại
Đà Nẵng (37%) và trên 20% tại nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh,
Nghệ An, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh. Hải Phòng là thành phố có tỷ lệ sử
dụng chung BKT trong nhóm người NCMT thấp nhất với tỷ lệ 7% và 3% trong
khoảng thời gian 6 tháng và 1 tháng trước điều tra. Dịch HIV tại các tỉnh có tỷ lệ
dùng chung BKT cao vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch cao [7].


17


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Các đối tượng đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
- Nhóm nghiện chích ma túy (NCMT): có ít nhất một lần tiêm chích ma
túy trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu.
- Nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD): đã từng bán dâm qua quan hệ tình
dục bằng đường âm đạo hoặc hậu môn ít nhất một lần trong 1 tháng trước thời
điểm thu thập mẫu.
- Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM): có quan hệ tình dục qua
đường hậu môn với nam giới khác trong vòng 12 tháng trước thời điểm thu
thập mẫu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Đối tượng không hợp tác từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Khoa Giám sát HIV/AIDS/STIs – Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
Hải Phòng.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2019.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng số liệu hồi cứu.


×