Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Bức tranh thiên nhiên và phong tục tập quán trong Miền Tây của Tô Hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.87 KB, 47 trang )

MỤC LỤC


1. Lí do chọn đề tài
Tơ Hồi là một trong những cây bút văn xuôi sắc sảo, đa dạng, là nhà
văn có vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến Tơ Hồi
người ta thường nhắc đến một nhà văn có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, đã
nêu cao tấm gương lao động cần mẫn, bền bỉ và giàu sức sáng tạo để làm nên
những tác phẩm có giá trị lâu bền trong lịng người đọc. Có thể thấy, mọi hành
trình của Tơ Hồi sau năm 1945 đều in dấu lên những trang viết, đều trở
thành chất liệu sáng tác của ơng.
Tơ Hồi viết thành cơng và có những đóng góp đặc sắc trong bốn mảng
đề tài lớn: vùng quê ngoại thành Hà Nội, miền núi Việt Bắc – Tây Bắc trong
kháng chiến và xây dựng xã hội chủ nghĩa, sáng tác cho thiếu nhi, chân dung
và hồi ức. Điều đáng chú ý là ở bất kì mảng đề tài nào, Tơ Hồi đều có những
tác phẩm đặc sắc, được dư luận và các nhà nghiên cứu – phê bình đón nhận và
đánh giá cao.
Có thể nói, Tơ Hồi có một “nhãn quan phong tục” đặc biệt nhạy cảm
và sắc sảo. Trước cách mạng tháng Tám, viết về nông thôn,ông đã giúp độc
giả hiểu thế nào là tục tảo hôn, thế nào là tục ma chay, giỗ Tết, nạn nặc nơ địi
nợ, cách chữa bệnh theo mê tín dị đoan… của người dân một vùng ngoại ơ Hà
Nội. Sau cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi lại đem đến cho người đọc những
hiểu biết về những phong tục lạ của đồng bào các dân tộc ít người vùng Tây
Bắc. Gần đây, người ta thấy Tơ Hồi trở lại với những phong tục của Hà Nội
xưa để tiếp tục phát huy sở trường của mình.
Tơ Hồi là một trong những nhà văn viết về miền núi với một phong
cách sáng tạo độc đáo, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, phong tục tập quán,
nghệ thuật miêu tả nhân vật, nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật trần thuật.
Trong những trang viết miêu tả về thiên nhiên, phong tục tập quán của miền
núi Tây Bắc là những trang viết thành cơng nhất của tác giả. Có được điều
này là nhờ sự am hiểu sâu sắc, gần gũi với đời sống nhân dân đồng bào dân


tộc và đặc biệt là nhãn quan sắc sảo, nhạy bén của ông về thiên nhiên và
1


phong tục con người nơi đây. Với cái nhìn chân thực, ơng đã hướng ngịi bút
của mình vào tái hiện những đặc điểm của thiên nhiên và hiện thực cuộc sống.
Tơ Hồi đã thật sự tìm được cho mình một lối viết riêng.
Khi nghiên cứu và tìm hiểu đề tài “ Bức tranh thiên nhiên và phong tục
tập quán trong Miền Tây của Tơ Hồi” sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về phong cách
của nhà văn, đồng thời bổ sung một cái nhìn tồn diện hơn về cách nhìn của nhà
văn. Mặt khác, ki đi sâu tìm hiểu về đề tài này, nó giúp ích rất nhiều cho chúng ta
trong việc giảng dạy tác phẩm của Tơ Hồi nói riêng và các sáng tác về đề tài
miền núi nói chung của các tác giả khác trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu
Là nhà văn lớn có những đóng góp quan trọng trong nền văn học nước
nhà nên Tơ Hồi đã được nhiều nhà phê bình quan tâm, nghiên cứu. Theo
thống kê của chúng tơi thì cho đến hiện nay đã có khoảng 100 bài viết, cơng
trình nghiên cứu về Tơ Hồi trên mọi phương diện sáng tác. Trong đó có trên
35 cơng trình nghiên cứu sáng tác của Tơ Hồi về đề tài miền núi.
2.1.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về Tơ Hồi

Có thể kể đến các bài viết nghiên cứu chung về Tơ Hồi và sáng tác về
đề tài miền núi của ông của những nhà nghiên cứu như: Phan Cự Đệ, Hà
Minh Đức, Vân Thanh, Phong Lê, Trần Hữu Tá.
Giáo sư Phan Cự Đệ trong sách Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975 (NXB
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1979) trong chương viết về
sáng tác của Tơ Hồi cả trước và sau cách mạng. Trong đó phần viết về sáng
tác của Tơ Hồi về đề tài miền núi khá cơng phu. Về nghệ thuật, giáo sư chú ý

đến “phong cách kể chuyện đậm đà màu sắc dân tộc”, đặc biệt thành tựu của
Tơ Hồi trong việc trau dồi ngơn ngữ nghệ thuật: “Anh đã trải qua một q
trình lao động ngơn ngữ khá công phu, nhất là về mặt trau dồi cú pháp và hình
tượng ngơn ngữ”. [15, 99].
Giáo sư Hà Minh Đức trong lời giới thiệu Tuyển tập Tơ Hồi (tập 1,
NXB Văn học, Hà Nội, 1987) có nhận định sắc sảo về nghệ thuật biểu hiện
2


của Tơ Hồi: “Với tác phẩm Truyện Tây Bắc và Miền Tây, Tơ Hồi đã ghi lại
sinh động bằng hình thức nghệ thuật những chặng đường phát triển của các
dân tộc vùng cao từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa”.[15,124]. Ngoài ra, giáo sư cịn đánh giá về tính dân tộc, về tính miêu
tả, về ngơn ngữ của Tơ Hồi.
Phó giáo sư Vân Thanh trong bài viết Sáng tác của Tơ Hồi (in trong
sách Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
1976) dành nhiều trang viết về đề tài miền núi trong sáng tác của Tơ Hồi.
Phó giáo sư chú ý đến những đặc điểm trong nghệ thuật biểu hiện của Tơ
Hồi như: “tài dựng khung cảnh, gắn bó với con người”, “bút pháp Tơ Hồi
linh hoạt” và “ngơn ngữ Tơ Hồi thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ
của nhân dân lao động với những ưu điểm và nhược điểm của khẩu ngữ” [15,
76-77].
Trong sách Văn học Việt Nam 1945 – 1975 (tập 2, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1990) khi viết về Tơ Hồi, Phó giáo sư Trần Hữu Tá chú ý đến phong
cách nghệ thuật của Tơ Hồi. Ơng nhấn mạnh: “Hình tượng nghệ thuật chủ
yếu trong tác phẩm của Tơ Hồi là người nông dân”, “nghệ thuật miêu tả linh
động” và “điều cốt lõi trong nghệ thuật miêu tả của Tơ Hồi là công phu dùng
chữ” [10, 188- 190].
Giáo sư Phong Lê trong bài nghiên cứu tồn diện, sâu sắc và cơng phu
về Tơ Hồi: Tơ Hồi, sáu mươi năm viết từng nhận ra một Tơ Hồi sau 1945:

“mới khơng phải chỉ là đề tài, mà còn trong cả bút pháp, giọng điệu, sự chia
sẻ, sự đồng cảm, những xúc động và những niềm vui tin đã làm ấm lên nhiều
câu văn Tô Hoài [15, 33]. Giáo sư nhận ra : “Ở Núi cứu quốc bên cạnh cái
tinh hóm, đùa nghịch lại có thêm sự chuộng lạ và khoe chữ”. Khi đọc Miền
Tây, Giáo sư thấy: “Tơ Hồi đã đề ra q nhiều yêu cầu, nhiều “luận đề” để
nhe nhắm và chứng minh. Thành ra cái phần khắc họa và tạo dựng đầy hứa
hẹn và ấn tượng ở phần đầu bỗng loãng nhạt và mất dần đi sự sống được triển
khai theo tư duy tiểu thuyết ở phần sau”.
3


2.2.

Những cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Miền Tây của Tơ Hồi

Tiểu thuyết Miền Tây được xuất bản năm 1967 và liên tiếp sau đó được
giới nghiên cứu và phê bình quan tâm. Nguyễn Cơng Hoan trong bài “Trau
dồi tiếng Việt” chú ý đến ngơn ngữ của Tơ Hồi. Ông viết: “Theo dư luận mà
tôi lượm nhặt được ở phần lớn độc giả cuốn Miền Tây của Tơ Hồi thì trong
ngành truyện nhỏ và truyện dài của ta mấy chục năm nay chưa có một tác
phẩm nào viết bằng văn xuôi mà gọt giũa tỉ mỉ từng chữ, từng câu làm cho
nhiều trang phảng phất một chất thơ mà nhiều bài thơ còn thua xa”. [15, 520].
Giáo sư Hà Minh Đức trong bài viết “Tiểu thuyết Miền Tây của Tơ
Hồi”, chú ý đến nghệ thuật dựng người, dựng cảnh. Giáo sư chỉ ra: “Tiểu
thuyết Miền Tây của Tơ Hồi có một ưu điểm lớn về phần miêu tả thiên
nhiên” [15, 353] và “Tơ Hồi đã thành cơng qua những trang miêu tả khơng
khí lao động hồ hởi và khơng khí sinh hoạt vui tươi của người dân Châu Yên”
[15, 348]. Về hạn chế của tiểu thuyết, GS.Hà Minh Đức nhận xét: “Trong khi
xây dựng các nhân vật, Tơ Hồi chưa kết hợp được chặt chẽ giữa các tuyến sự
kiện và tuyến nhân vật, giữa sự miêu tả những đổi thay bên ngoài của đời

sống và sự thay đổi tự bên trong của tư tưởng, tình cảm nhân vật” [15, 350].
Giáo sư Phan Cự Đệ trong bài “Tơ Hồi với Miền Tây” cho rằng:
Miền Tây phần nào thể hiện được đặc điểm phong cách Tơ Hồi: “bao giờ
cũng cố gắng gắn liền chất liệu hiện thực với màu sắc lãng mạn, trữ tình
thơ mộng trong tác phẩm của mình”, về ngơn ngữ: “Tơ Hồi đã cố gắng tạo
ra cho các nhân vật của mình có một ngơn ngữ riêng, ngơn ngữ phản ánh
tính cách” và “trong tiểu thuyết Miền Tây ta bắt gặp một thứ ngơn ngữ
trong sáng, giàu hình tượng của quần chúng được nâng lên ở một trình độ
nghệ thuật mới” [15, 334].
Khái Vinh đọc Miền Tây nhận thấy: “Đọc Miền Tây, dường như người
ta bị thiên nhiên thu hút hơn con người và khi tiếp xúc với đời sống nhân vật
thì những phong tục tập quán lại được biểu hiện sinh động hơn là tâm trạng”.
[15, 360].
4


Như vậy, các ý kiến trên đều đề cập đến văn xi Tơ Hồi viết về miền
núi sau cách mạng, thống nhất trong cách đánh giá về những ưu, nhược điểm
của Tơ Hồi trong sáng tác. Nhưng nhìn chung các bài phê bình nghiên cứu
mới chỉ dừng lại nhiều ở nội dung, cịn về hình thức nghệ thuật thì mới chỉ
dừng lại ở những nhận xét khái quát.
Trong sáng tác về đề tài miền núi của Tơ Hồi, nổi trội lên là các bức
tranh về thiên nhiên và phong tục, tập quán sinh động, đa sắc màu. Tuy rằng
đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu phê bình đề cập đến nhưng mới chỉ
dừng lại ở những nhận xét bước đầu mà chưa đi vào nghiên cứu một cách có
hệ thống thành một đề tài độc lập. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Bức
tranh thiên nhiên và phong tục trong Miền Tây” để đi sâu nghiên cứu một
cách cụ thể, hệ thống hơn về vấn đề trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Sáng tác về đề tài miền núi của Tơ Hồi bao gồm rất nhiều tác phẩm

thuộc nhiều thể loại khác nhau. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của bài viết
này chủ yếu là tiểu thuyết Miền Tây (1967) của Tơ Hồi. Nói cách khác là tìm
hiểu về bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán trong tác phẩm trên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu mà chúng tôi tiến hành khi làm bài tập này là:
- Phương pháp khảo sát tác phẩm
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp lịch sử so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Cấu trúc niên luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung niên luận được triển khai
trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài miền núi trong sáng tác của Tô Hoài
Chương 2: Thiên nhiên và phong tục, tập quán trong Miền Tây
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán trong Miền Tây

5


Chương 1
Tổng quan về đề tài miền núi trong sáng tác của Tơ Hồi
1. Khái niệm đề tài
Đề tài là một trong những khái niệm cơ bản của khoa nghiên cứu văn
học nói chung và của lý luận văn học nói riêng. Vậy nên, trong rất nhiều sách
lý luận văn học và các cuốn từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm đề tài luôn
được đề cập tới và luận giải khá kĩ lưỡng.
Trong Lý luận văn học, tập 2 (H.1978), Giáo sư Trần Đình Sử viết: “Đề
tài và chủ đề là những khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện khách quan
của nội dung tác phẩm [11, 34]
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (H.1992) thì: “Đề tài là phương

diên khách quan của nội dung tác phẩm”.
Nói về cách xác định đề tài văn học, hai cuốn Từ điển thuật ngữ văn
học và Lý luận văn học (tập 2) đều cho rằng: Có hai cách xác định đề tài văn
học là xác định đề tài văn học theo giới hạn bề ngoài của phạm vi hiện thực
được phản ánh trong tác phẩm và xác định đề tài văn học theo giới hạn bên
trong của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm.
Trong sách Lý luận văn học, tập 2 (H.1978), Giáo sư Trần Đình Sử nói
rõ: “Con đường nhận thức đề tài tác phẩm là đi từ nội dung trực tiếp của tác
phẩm, xác định những nét lịch sử xã hội của nó”.
Tuy nhiên, các tài liệu trên cũng khẳng định rằng sự xác định giới hạn
bề ngoài và giới hạn bên trong như trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi nói đến
đề tài tác phẩm, người ta khơng chỉ nói tới một đề tài mà thực chất là một hệ
thống đề tài có liên quan, bổ sung cho nhau tạo thành đề tài của tác phẩm. Có
nghĩa là trong một tác phẩm, xoay quanh đề tài lớn cịn có thể có cả một hệ
thống đề tài có liên quan.
Đề tài tác phẩm văn học khơng chỉ gắn liền với hiện thực khách quan
mà cịn do lập trường tư tưởng và vốn sống nhà văn quy định. Chẳng hạn

6


trong thời kì 1930-1945 đứng trước cùng một hiện thực khách quan nhưng
với thế giới quan vô sản, các nhà văn cách mạng đã lựa chọn và thể hiện đề
tài đấu tranh cứu nước, giải phóng dân tộc; với thế giới quan tiểu tư sản, các
nhà văn hiện thực phê phán lại lựa chọn đề tài hiện thực xã hội lầm than, bất
cơng cịn các nhà văn lãng mạn lại đi sau vào khai thác những đề tài có xu
hướng thốt li hiện thực như cái tơi, q khứ, tình u, tơn giáo,…
Tóm lại, đề tài là khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu
tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương tiện khách quan
của nội dung tác phẩm. Xác định đề tài của tác phẩm chính là để trả lời cho câu

hỏi: tác phẩm viết về cái gì, về phạm vi hiện thực nào trong cuộc sống. Đề tài
rõ ràng khơng phải là cái nằm ngồi tác phẩm mà là một phương tiện trong nội
dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế
giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn.
1.2.

Đề tài miền núi trong văn học

1.2.1. Thời kì trước cách mạng
Trước cách mạng tháng Tám xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi về
miền núi của các nhà văn lãng mạn như: Lan Khai, Thế Lữ. Sáng tác của các
tác giả trên còn thể hiện cái nhìn bàng quang, chưa thật đúng với thiên nhiên,
cuộc sống, con người và cuộc sống miền núi. Trong văn của họ cảnh vật
thường âm u, rùng rợn, con người còn nhiều nét thô kệch. Lan Khai viết
Truyện Đường rừng với những chuyện bí mật rùng rợn nơi rừng thẳm, những
phong tục kì lạ, ma quái, những mối tình lãng mạn, thơ mộng giữa những ông
ký ga vùng sơn cước với những cô gái Thái xinh đẹp ven bờ suối những đêm
trăng. Thế Lữ cũng viết những chuyện tình lãng mạn, những truyện trinh thám
nơi miền sơn cước thâm nghiêm. Người miền núi hiện lên dưới ngịi bút Thế
Lữ đầy kì dị, lạ lẫm. Thiên nhiên miền núi tuy đẹp, thơ mộng nhưng cũng đầy
bí ẩn: “Một giải suối róc rách ở gần tiếng sóng như thủy tinh reo vào trong
thứ giọng rù rì, tối tăm của những cơn trùng dưới cỏ. Sau lều thì khu rừng cây
yên lặng như ngủ kỹ, nhưng ở đây đưa những tiếng bí mật, khiến cho mình

7


cảm thấy dược cái sinh hoạt của nó trong lúc đêm khuya. Thế Lữ hiểu về
miền núi còn đơn giản nhưng cũng khơng phải là điều khó lý giải. Thực ra đó
là cái nhìn của một nhà văn lãng mạn, một tâm hồn thơ mộng muốn thoát ly

khỏi cuộc sống thành thị ồn ào, mơ mộng để mơ được cuộc sống nơi thôn dã
hay nơi rừng núi cách biệt.
Truyện của Lan Khai, Thế Lữ thổi vào văn học một luồng hơi lạ làm
xao xuyến trái tim thành thị khao khát nhưng không bền lâu.
1.2.2. Thời kỳ sau cách mạng
Trong văn học Việt Nam sau cách mạng, đề tài miền núi tuy là một đề
tài mời mẻ nhưng đã thu hút được nhiều sự quan tâm, sáng tạo của các nhà
văn, nhà thơ. Cách mạng tháng Tám thành công đã làm xuất hiện những đề tài
mới trong văn học như đề tài công dân, đề tài bộ đội, đề tài người cán bộ
chiến sĩ cách mạng và quần chúng cách mạng, đề tài xã hội chủ nghĩa, trong
đó có cả đề tài miền núi.
Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta lên nắm chính
quyền đã nhanh chóng có những chủ trương đúng đắn về dân tộc và miền núi.
Điều này khơng những góp phần làm thay đổi diện mạo của miền núi mà cịn
có sự tác động lớn đến sự hình thành và phát triển đề tài miền núi trong văn
học Việt Nam sau cách mạng.
Ngay từ những ngày đầu lên nắm chính quyền, Hồ Chủ tịch đã phát
biểu: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Êđê, Xrăng hay
Bana, và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu của Việt Nam, đều là anh
em ruột thịt. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta, giang sơn
và chính phủ của chúng ta. Vậy nên các dân tộc chúng ta phải đồn kết chặt
chẽ để giữ gìn non nước ta” [21, 158].
Những năm miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã
có chủ trương kịp thời đối với miền núi: “Làm cho miền núi tiến kịp miền
xuôi, vùng cao, vùng biên giới tiến kịp vùng nội đại, các dân tộc thiểu số tiến
kịp dân tộc kinh, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng
to lớn của mình để tiến lên chủ nghĩa xã hội [10, 184].
8



Cùng với chủ trương xây dựng văn hóa mới, Đảng cũng đã sớm có định
hướng cho văn học miền núi. Đường lối văn nghệ của Đảng yêu cần nền văn
học cách mạng phát triển sức sáng tạo và tinh hoa của văn nghệ của các dân
tộc anh em. Sáng tác của các nhà văn miền xuôi viết về miền núi được ủng hộ
và khích lệ.
Mặt khác, do địi hỏi của cuộc sống, khi miền núi trở thành căn cứ địa
cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và sau này là xây dựng
chủ nghĩa xã hội thì viết về miền núi trở thành yêu cầu cấp bách của thực thực
tiễn. Do vậy, viết về miền núi không chỉ có những ý nghĩa văn học mà cịn có
ý nghĩa chính trị to lớn trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Từ những yêu cầu của cuộc sống và thực tiễn như trên đã góp phần
hình thành và phát triển một đề tài mới trong văn học, đó là đề tài miền núi.
Mặc dù, văn học các dân tộc thiểu số ở miền núi từng có lịch sử phát triển
riêng của mình, nhưng những đóng góp của nhà văn miền xi viết về miền
núi với tất cả lịng nhiệt thành say mê và trách nhiệm của mình.
Đề tài miền núi trong văn học Việt Nam đã tạo nên được những thành
quả nhất định góp phần làm phong phú, sâu sắc cho diện mạo văn học Việt
Nam hiện đại.
1.3.

Vị trí của văn xuôi về đề tài miền núi của Tô Hoài trong nền

văn học Việt Nam hiện đại
Lịch sử văn học các dân tộc thiểu số có từ lâu đời trước cách mạng
tháng Tám 1945 nhìn chung các dân tộc thiểu số đều có lịch sử phát triển và
những sáng tác chủ yếu là sáng tác dân gian, truyền miệng như: tục ngữ, ca
dao, truyện thơ, truyện cổ tích, sử thi anh hùng. Đội ngũ các nhà văn có một
vài tên tuổi nổi lên những phần lớn là tồn tại ở dạng khuyết danh và các tác
phẩm văn học của họ chỉ tồn tại ở dạng kể.
Cũng trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945, cũng đã có

một vài nhà văn lãng mạn như Lan Khai, Thế Lữ viết về đề tài miền núi nhưng
hầu như các nhà văn nhìn về đề tài này một cách mờ nhạt, chưa sát với thực tế.
9


Trong những năm đầu sau cách mạng, văn học của các dân tộc thiểu số
phát triển chậm hơn so với văn học hiện đại của dân tộc Kinh. Trong giai
đoạn này, trước những nhiệm vụ đề ra của hoàn cảnh lịch sử thì nhiệm vụ viết
về đề tài miền núi lại đặt lên vai một số cây bút như: Nam Cao, Tơ Hồi,
Nguyễn Huy Tưởng và từ sau 1954 có thêm một số nhà văn khác như:
Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Hoàng Thao, Ma Văn Kháng.
Nam Cao cho xuất bản Nhật ký ở rừng (1948) và bút ký Chuyện biên
giới (1951). Giáo sư Phong Lê đã từng viết: “Có thể nói Nam Cao là người
sớm đưa vào văn xuôi mảng hiện thực miền núi với những nét đặc sắc và cảm
động [17].
Cùng với Nhật ký ở rừng của Nam Cao thì Núi cứu quốc của Tơ Hồi
được xem là những tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cách mạng viết về
miền núi đưa Nam Cao và Tơ Hồi lên vị trí là những nhà văn khai phá mảng
đề tài này. Sau sự ra đời của Núi cứu quốc là tập Truyện Tây Bắc (1953), tập
truyện gồm 3 truyện Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ.
Cùng với tập Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi là Đất nước đứng lên (1953)
của Ngun Ngọc. Nếu như Tơ Hồi viết về cuộc sống của đồng bào miền núi
phía Bắc trong cách mạng và kháng chiến thì Nguyên Ngọc lại viết về cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của dân làng Kông-Hoa ở Tây Nguyên
hùng vĩ.
Ở buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội rồi kháng chiến chống Mĩ cứu
nước, đề tài miền núi vẫn được chú ý nhiều. Nguyên Ngọc tiếp tục viết về đề
tài cuộc kháng chiến chống Mĩ của đồng bào Tây Nguyên, tiêu biểu có tác
phẩm Rừng xà nu (1965). Tơ Hồi tiếp tục mảng sáng tác của mình với tiểu
thuyết Tuổi trẻ Hồng Văn Thụ (1971).

Vào những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, các nhà văn
chủ yếu viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền xuôi. Lúc này
Tơ Hồi đã cho xuất bản những bút ký, phóng sự như Nhật ký vùng cao
(1969), Lên Sùng Đô (1969).
10


Sau 1975, mảng đề tài về miền núi vẫn được tiếp tục với những tên tuổi
mới như: Mạc Phi, Ma Văn Kháng. Trong khơng khí đó, Tơ Hồi cho xuất
bản truyện Họ Giàng ở Phìn Sa (1984), năm 1988 Tơ Hoài viết tiểu thuyết
Nhớ Mai Châu.
Điểm lại chặng đường văn xuôi viết về đề tài miền núi ta thấy Tô Hồi
vừa là một nhà văn có cơng khai phá đề tài miền núi vừa là một nhà văn viết
nhiều và viết rất thành công với mảng đề tài này.
1.4.

Văn xuôi về đề tài miền núi trong sự nghiệp sáng tác của Tơ Hồi

Trong tổng thể sáng tác của Tơ Hồi thì mảng sáng tác về đề tài miền
núi có một vị trí cự kì cực kỳ quan trọng. Mặc dù là một đề tài mới (Tơ Hồi
viết từ sau cách mạng tháng Tám) nhưng Tơ Hồi đã gặt hái được rất nhiều
thành công ở mảng đề tài này. Rất nhiều giải thưởng đã được trao cho nhà văn
cùng với những tác phẩm về đề tài này, cụ thể như: Truyện Tây Bắc (1953Giải nhất truyện của Hội văn nghệ Việt Nam 1955 – 1956), Miền Tây (tiểu
thuyết – 1967 – Giải thưởng Hội nhà văn Á Phi năm 1970).
Viết về miền núi Tơ Hồi thành cơng ở cả hai thể loại truyện (truyện
ngắn, truyện vừa), tiểu thuyết và ký. Ở thể loại truyện, ngoài những tác
phẩm Núi cứu quốc (1948), Truyện Tây Bắc (1953), Cứu đất cứu mường
(1954), Tào Lương (1955) cịn phải kể đến Vừ A Dính (1962), Kim Đồng
(1973). Ở thể loại tiểu thuyết có Miền Tây (1967), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ
(1971), Nhớ Mai Châu (1988). Ở thể loại ký có Nhật ký vùng cao (1969),

Lên Sùng Đơ (1969).
Tơ Hồi ghi nhận những thành cơng của mình trước hết là ở thể loại
truyện ngắn: “Cho đến bây giờ, tơi có thể nói là chưa viết một truyện nào
ưng ý bằng những truyện ngắn khá nhất của mình” [12]. Thế nhưng ở loại
tiểu thuyết thì bút lực của nhà văn mới chứng tỏ sức mạnh của mình.
Những tiểu thuyết của Tơ Hồi góp mặt làm phong phú thêm cho diện mạo
văn học Việt Nam, thành công từ tiểu thuyết của nhà văn đem lại cho văn
học Việt Nam là rất lớn.
11


Những tác phẩm ký của Tơ Hồi cũng đạt được những thành tựu đáng
kể. Nhà văn từng quan niệm: “Nhà văn là người thư ký của thời đại. Trách
nhiệm và vinh dự câu định nghĩa cuộc sống đã dành cho những ngịi bút chân
chính. Tơi nghĩ: Danh dự cao q ấy, mệnh lệnh chiến đấu ấy trước hết hãy
trân trọng tặng cho những người viết ký, cũng như những người cầm cầy, cầm
cuốc, họ đông nhất và bao giờ cũng đi hàng đầu, có mặt khắp nơi trên các trận
tuyến và đời sống” [Tơ Hồi (1977), Sổ tay viết văn, NXB Tác phẩm mới, Hà
Nội]. Những tác phẩm bút ký của Tơ Hồi thực sự đã phản ánh kịp thời khơng
khí của miền núi, của đất nước trong những thời điểm lịch sử nhất định.
Những sáng tác về mảng đề tài miền núi có một vị trí rất lớn trong sáng
tác của nhà văn Tơ Hồi nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung,
tuy cịn một vài hạn chế nhất định, thế nhưng trong cách đánh giá của một số
nhà lý luận và độc giả cơ bản là thống nhất.

12


Chương 2:
Thiên nhiên và phong tục, tập quán trong Miền Tây

2.1.

Thiên nhiên trong Miền Tây

2.1.1. Khái niệm miêu tả
Có rất nhiều quan niệm về miêu tả, vì thế để đi đến một cách hiểu
chung nhất về miêu tả không phải là một công việc dễ dàng.
Theo tác giả Đào Duy Anh trong Từ điển Hán Việt thì miêu tả là “lấy
nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”.[1, 560]
Cụ thể hơn, khái niệm “miêu tả” hiểu theo nghĩa từ vựng trong Từ điển
Tiếng Việt là: “Dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm
cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội
tâm con người”. [13, 611]
Những khái niệm miêu tả được gi trong từ điển là những khái niệm
chung cho các loại hình nghệ thuật được bộc lộ, thể hiện bằng thủ pháp miêu
tả. Nếu hiểu một cách chung chung như vậy thì chúng ta chưa nắm bắt được
thủ pháp miêu tả, chưa hiểu được sức mạnh của nghệ thuật miêu tả trong văn
bản nghệ thuật. Bởi miêu tả được dùng như một thủ pháp cơ bản có giá trị và
ý nghĩa riêng trong việc xây dựng và sáng tạo những tác phẩm văn học.
Các nhà phê bình lý luận văn học định nghĩa: “Miêu tả bao gồm những
đoạn văn, đoạn thơ tái hiện sự việc, cảnh vật, con người và hành động của
nhân vật dưới hình thức trực tiếp nhất thông qua một khối lượng chi tiết
phong phú. Miêu tả là biện pháp nghệ thuật giúp nhà văn làm hiện lên một
cách cụ thể, dựng lên trước mắt người đọc một cách sinh động sự việc, cảnh
vật, con người trong một khung cảnh và thời điểm nhất định [8, 133].Định
nghĩa này mới chỉ chú ý đến nội dung của miêu tả mà chưa chú ý tới ngôn
ngữ được sử dụng trong miêu tả.
Trong Nghệ thuật làm văn, các học giả người Pháp cho rằng: “Miêu tả
là biến thành cái mà giác quan có thể xúc cảm được, là hình dung bằng miệng
hay bằng viết một đối tượng vật chất; nói cách khác, là bộc lộ bằng từ cái mà

họa sĩ phác ra bằng màu sắc”. [20, 78]

13


Trong luận văn của mình tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đưa ra khái niệm
về miêu tả như sau: “Miêu tả là thủ pháp, là cách thức dùng phương tiện ngôn
ngữ để ghi lại (bằng chữ hay bằng lời) những hình ảnh về những khách thể
trong hiện thực khách quan (là những cảnh, những vật, những hiện tượng, con
người…). Nghệ thuật miêu tả thể hiện ở việc tái tạo lại những khách thể ấy
không đơn thuần là những sự kiện khô khan mà phải giúp người đọc cảm
nhận chúng bằng chính giác quan của mình để nhìn nhận hiện thực khách
quan y như chúng đang hoạt động, đang nảy nở, đang sinh sôi và phát triển.
Tài nghệ của miêu tả là ở chỗ khơng phải làm cho người ta “có ý niệm về sự
vật mà làm cho người ta có cảm giác về sự vật, cảm giác này sẽ đưa tới ý
niệm kia”. [4, 15]
Khái niệm miêu tả mà Nguyễn Thị Thu Hà đưa ra cụ thể, rõ ràng nhưng
có phần rườm rà và dài dòng. Để tiện cho việc nghiên cứu và học tập, chúng
tôi muốn thống nhất một cách hiểu chung, ngắn gọn về miêu tả trong văn bản
nghệ thuật như sau:
“Miêu tả là thủ pháp dùng những phương tiện ngơn ngữ để phản ánh
những hình ảnh về những khách thể trong hiện thực khách quan (là sự việc,
cảnh vật, con người…) một cách cụ thể, sinh động, gơi hình, gợi cảm, tạo
hiệu quả như thật đối với người đọc”.
2.1.2. Về nghệ thuật miêu tả trong tác phẩm của Tơ Hồi
Có rất nhiều nhà văn, lý luận phê bình văn học đề cập tới nghệ thuật
miêu tả trong tác phẩm văn xi của Tơ Hồi. Ngay từ đầu năm 1942, nhà
nghiên cứu Vũ Ngọc Phan – người đầu tiên phê bình, giới thiệu về Tơ Hồi đã
có những nhận xét về tác phẩm đầu tay của Tơ Hồi: “Về đường nghệ thuật
thì đó là lối diễn tả tuyệt khéo”.[15, 58]

Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Trong miêu tả Tơ Hồi nắm bắt
rất nhạy bén, những nét cơ đọng, những chi tiết điển hình. Cho nên có khi chỉ
vài nét chấm phá mà dựng lên cả một bức tranh. Cảnh của Tơ Hồi thường có
màu sắc tươi sáng. Đặc biệt, tác giả hay dừng lại ở những chi tiết ngộ nghĩnh,

14


đứng sau những chi tiết đó thấp thống một nụ cười hóm hỉnh, thơng minh,
nghịch ngợm”.[15, 342]
Giáo sư Hà Minh Đức trong lời giới thiệu tuyển tập Tơ Hồi cũng
khẳng định Tơ Hồi đặc biệt thành cơng khi miêu tả bởi vì: “Tơ Hồi có khả
năng làm hiện hình rõ nét những bức tranh sinh động về cuộc sống, con người
và thiên nhiên”. [15, 135]
Trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”, các tác giả Đinh Trọng
Lạc và Nguyễn Thái Hịa cũng nhận xét: “Tơ Hồi say mê miêu tả, những bức
tranh ông dựng lên thật là đẹp, thật là trau chuốt”. [3, 151]
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu về Tơ Hồi đều khẳng định: nghệ thuật
miêu tả là một mặt mạnh, nổi bật của Tơ Hồi.
2.1.3. Thiên nhiên vừa thơ mộng, trữ tình vừa khắc nghiệt, dữ dội
Ta biết, trong các sáng tác về miền núi, thiên nhiên có một tầm quan
trọng đặc biệt so với thiên nhiên trong các đề tài khác. Thiên nhiên ở đây
chính là một trong những môi trường trực tiếp nhất ảnh hưởng đến cuộc
sống của con người, đó cũng là yếu tố giúp nhà văn thể hiện một cách phong
phú, sinh động bức tranh hiện thực trong tác phẩm. Mỗi nhà văn cảm nhận
và miêu tả thiên nhiên theo cách riêng của mình. Với riêng Tơ Hồi, thiên
nhiên là đối tượng thẩm mĩ cuốn hút lòng say mê, sự khám phá, sáng tạo của
nhà văn. Giáo sư Hà Minh Đức khẳng định: “Tô Hoài giỏi miêu tả thiên
nhiên. Thiên nhiên trong tác phẩm của ông gồm nhiều màu vẻ từ những cảnh
thơ mộng đến một thiên nhiên khắc nghiệt, hung dữ. Tơ Hồi miêu tả thiên

nhiên theo một cách nhìn ngắm tự nhiên, nhẹ nhàng. Khơng có dấu vết ngăn
cách khung cảnh thiên nhiên và bức tranh xã hội. Từ tả người đến tả cảnh, từ
xã hội đến thiên nhien, văn mạch của ông luôn vận động từ tự nhiên đến
biện chứng”. [15, 135-136]
Thiên nhiên miền núi được Tơ Hồi miêu tả theo mùa. Tơ Hồi đưa đến
cho bạn đọc bức tranh bốn mùa ở miền núi phía Bắc, mỗi mùa mang một
dáng vẻ riêng.
Tơ Hồi miêu tả bức tranh mùa hè miền núi cao đầy ấn tượng. Đó là
cảnh mùa hạ mưa nắng chập chờn: “Trên các đầu núi lên Phìn Sa, suốt ngày
15


mây nước ám vần vũ rồi cứ chập chờn ở đây từng cơn mưa rào thình lình tới.
Người và ngựa ướt lại khơ. Chợt có lúc lạnh tóe bóng nắng. Người và ngựa
hơi nước bốc như khói” [2, 267]. Đoạn văn tuy ngắn nhưng nhờ từ láy tạo
hình như: “vần vũ, chập chờn, thình lình” liên tiếp nhấn mạnh sự bất ngờ.
Phép điệp ngữ “ướt lại khô” và so sánh “nước bốc như khói dưới nắng lóe”
vừa có tác dụng nhấn mạnh vừa cụ thể hóa cảnh mưa rào đột ngột trong ngày
cứ liên tiếp diễn ra khi mùa hè tới ở Miền Tây.
Khi mưa tạnh, trời sáng hửng, Tô Hoài vẽ lên bức tranh buổi sáng mùa
hè sau cơn lũ ở miền Tây hiền hòa, xúc động lòng người: “Trời dần dần rạng
sáng. Buổi sáng lạnh ráo hiếm có giữa mùa lũ. Những mỏm núi lổm nhổm
quanh nhà viền gọn ghẽ những nét sẫm xanh. Sương mù trong khe len xuống
trắng xóa đầu thung. Cơn lũ ban đêm đã biến mát, cũng như những điều u ám
canh khuya, trong lịng người đến rạng sáng thì tan đi, bây giờ trong suối chỉ
cịn tiếng nước xơ vào đá, óc ách đều đều. Một con khướu mun nhảy xuống
mặt đá tảng, cất tiếng ríu rít nhẹ thanh thản. Lịng người bỗng vui lây con
chim hót sáng” [2, 359]
Những từ láy tượng hình như: “cuồn cuộn, lóng lánh” diễn tả chính xác
cái thần của cỏ cây sau cơn mưa đón nhận ánh nắng sớm. Những từ gợi cảm,

gợi hình, gợi thanh như “dần dần, lổm nhổm núi, viền gọn ghẽ những nét sẫm
xanh, trắng xóa, óc ách, đều đều, ríu rít, nhẹ thanh thản” vẽ lên được cảnh
buổi sáng mùa hè sau lũ lại dịu êm, tươi tắn tràn trề sức sống mn thuở. Tơ
Hồi cịn miêu tả cảnh đêm hè đầy trăng thanh bình và gần gũi: “Khi trăng
ngang đỉnh đầu, ngỡ có thể với tay tới như trong cổ tích người già thường kể”
[2, 281]. Có lẽ chỉ có cảnh ở miền núi cao mới thấy được trăng gần gũi và
huyền diệu đến thế.
Khi miêu tả cảnh thu, Tơ Hồi cho thấy ở miền núi mùa thu khơng có
những cơn mưa bất chợt, dữ dội như mùa hè, cũng không rét căm căm như
mùa đơng, nó dung hịa giữa hai mùa đối cực. Có khi mùa thu được miêu tả
dịu nhẹ, thơ mộng, trữ tình, vời vợi chất thơ.
Đây là cảnh Phìn Sa tháng 9 sau mùa mưa: “Trời Phìn Sa nhẹ thênh.
Núi như dài thêm ra, một dải biếc màu cỏ tranh. Con suối đã kiệt dòng trở lại
16


hiền lành, róc rách trong khe đá. Tiếng nó bây giờ nỉ non như tiếng mẹ ru
con. Ứa…pưa..mí nhùa a ơi..ngủ đi con à con ơi..chng cổ bị loong coong.
Đàn bò đủng đỉnh ra nương. Con đen con vàng chen giữa lúc dê trắng lon
ton chạy lên chạy xuống”. Khi miêu tả, tác giả sử dụng nhiều tính từ, động từ
như: “nhẹ thênh, hiền lành, nỉ non, đủng đỉnh, vàng, đen, trắng”, xen kẽ trong
một đoạn văn ngắn gọn trong lịng người đọc một cảnh êm đềm như thơ
nhưng khơng kém phần rực rỡ của sắc màu mùa thi ở miền núi. Ở một đoạn
khác, bức tranh mùa thu miền núi xa được miêu tả bằng những sắc màu rất
đặc trưng của mùa thu đó là màu “xanh rờn” và “vàng rượi”: “Mỗi buổi chiều
bóng núi bên này lại ngả xanh rờn vào núi bên kia, trên những nương ngô
vàng rượi”.
Bức tranh đẹp nhất, ấn tượng nhất của miền núi phía Bắc mà Tơ Hồi
đem tới cho người đọc là mùa xuân. Bức tranh thiên nhiên được tác giả miêu
tả đẹp như một bức họa:

“Rừng xuân sớm cuộn lên một màu xanh ngờ ngợ tràn khắp các núi.
Hoa bề lề đỏ như mâm xôi gấc bày trên lá.
Từng đốm hoa ma mủ trắng lấm tấm rắc hương xuống mặt đất. Sắp
đến độ tra lúa nương, mặt đất và hốc đá nhả mùi thơm”. [2, 296]
Qua đoạn miêu tả trên ta thấy thiên nhiên mùa xuân ở miền núi trong
văn Tô Hoài tràn đầy sức sống, mọi màu sắc như giao hòa với nhau, tươi vui,
nhẹ nhàng, thanh tao đến lạ.
Bên cạnh thiên nhiên thơ mộng, nhà văn còn miêu tả một thiên nhiên
miền núi phía Bắc Tổ quốc khắc nghiệt và hung dữ. Đó cõ lẽ là diểm riêng
của thiên nhiên miền núi này. Chính Nguyễn Tuân trong thiên tùy bút Người
lái đị sơng Đà khi miêu tả con sơng ở miền Tây Bắc Tổ quốc cũng đã thừa
nhận : “Con sơng Tây Bắc hung bạo mà trữ tình”. Hai tính cách đó tưởng
chừng đối lập nhưng lại thống nhất về một thực thể thiên nhiên.
Trong văn Tơ Hồi ngồi những cảnh thơ mộng như trên thì ta cịn thấy
được những cảnh thiên nhiên khắc nghiệt và hung dữ. Có thể nói, trong tiểu
thuyết Miền Tây, hai đoạn tả cảng đặc sắc nhất là đoạn tả thiên nhiên miền núi

17


cao dữ dội. Đoạn mở đầu tác phẩm là cảnh gập ghềnh hoang vắng, là hình ảnh
đồn ngựa thồ của khách Sìn thồ hàng lên bn làng Phìn Sa:
“Đàn ngựa thồ hàng đi kéo dài qua những vùng vàng rượi cỏ tranh,
mỗi ngày đi mỗi cảm như người ngựa cứ xoay trịn trên lưng trời, cả ngày
trơng xuống vẫn chỉ thấy đỏ ối độc một vệt dốc lầy lội vượt hơm trước. Khơng
một tiếng người chỉ nghe vó ngựa và tiếng roi quất dứ qua quãng kẹt hai bên
núi dựng, tiếng gió gào quẩn rồi thúc lên trên đầu sóng cỏ tranh, lấp hết cả
người, cả đồn ngựa.
Đơi khi, mặt trời buổi chiều tưởng đã chìm hẳn lại rầu rĩ nhô ra, làm
cho các mỏm núi trên cao và đến cả các khe xuối xa bỗng nhiên nhuộm thêm

chút nắng úa xuộm.
Tiếng hát, tiếng hò hay tiếng kể lể than vãn của phu ngựa đột ngột cất lên,
lê thê thướt qua. Cái dốc núi càng rét khiếp, càng vắng, càng chơ vơ”. [2, 17]
Đoàn ngựa thồ và những người phu ngựa đi trong khung cảng thiên
nhiên thật hoang rợn. Cảnh dốc đèo, núi đồi hiểm trở, hoang vắng như báo
hiệu những lo âu, bất trắc, hiểm họa sẽ xảy ra với con người. Hình ảnh “mặt
trời” được nhân hóa có tâm trạng như con người “rầu rĩ” như chính cái tâm
trạng rầu rĩ của những người phu ngựa. Trong cái khung cảnh buồn bã, ghê
rợn đó, bỗng nhiên có: “tiếng hát, tiếng hò hay tiếng kể lể than vãn của người
phu ngựa đột ngột cất lên, lê thê, lướt qua”, đây là âm thanh duy nhất của con
người trong bức tranh thiên nhiên này nhưng nó khơng có tác dụng gợi sự
sống động cho bức tranh mà ngược lại nó khiến cho “cái dốc núi càng rét
khiếp, càng vắng, càng chơ vơ”. Thiên nhiên ở đây được mô tả phù hợp với cảnh
ngộ của những người phu ngựa khó nhọc, vất vả những năm trước cách mạng
Đối với các nhà văn, thiên nhiên được coi là “phương tiện nghệ thuật
để nắm bắt cuộc sống bên trong của con người”. Thiên nhiên thường mang
yếu tố tâm lý. Nam Cao là nhà văn có biệt tài về mặt này, thiên nhiên của
Nam Cao bao giờ cũng bị chi phối bởi tâm trạng nhân vật và góp phần đắc lực
vào biểu hiện tâm lý. Tơ Hồi sử dụng yếu tố thiên nhiên trong các tác phẩm

18


viết về miền núi một cách “rộng rãi” hơn nhưng cũng với ý thức “tả cảnh ngụ
tình rõ rệt”.
Tơ Hồi là một nhà văn luôn say đắm với vẻ đẹp thiên nhiên, cùng với
vốn từ ngữ biểu hiện màu sắc, âm thanh phong phú, sự tìm tịi sáng tạo, Tơ
Hồi đã tạo nên được những trang miêu tả thiên nhiên đặc sắc, truyền cảm,
hấp dẫn. Trong Miền Tây, có nhiều đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên đứng tách
ra vẫn có giá trị độc lập tự thân của nó, được coi là mẫu mực của bút pháp

miêu tả.
Thiên nhiên vùng núi dưới con mắt của Tơ Hồi vừa dữ dội lại vừa mơ
mộng. Những hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên miền núi hùng vĩ: núi,
sương, gió, cơn lũ…được tác giả miêu tả rất nhiều. Một trong những đoạn tả
cảnh thiên nhiên thành công nhất trong tiểu thuyết Miền Tây là đoạn tả cơn lũ
trong mùa mưa và đây cũng là cảnh thiên nhiên khắc nghiệt và dữ dội:
“Mưa núi, mưa thung, mưa rừng thúc con suối Nậm Na tỏa ra cuồn
cuộn. Cả khoảng rừng cây chị trắng bệch vặn mình hơm qua cịn đứng trên
bờ hơm nay đã trơ ra giữa dịng suối đỏ ngầu. Chiếc thuyền độc mộc ngoắt
đi én buộc gốc chị bị một con nước xốy đứt phựt, thuyền lật úp, trôi lềnh
bềnh đi đâu.
Những con lũ gối lên nhau, gầm thét đuổi theo nhau. Chân lũ này chưa
dứt, đỉnh lũ khác đã tràn lên, mấp mé dọa lơi đi, xóa đi cả xóm, cả những
cánh rừng âm u. Từ những hang hốc thẳm cùng nào, từng đàn cá rái đuôi dài
đen xám như đàn cho nước rùng rùng lội ra, ngoác chiếc mõm hếch, bơi
ngược lên hai bên mép lũ. Những trận gào nổi kít kít, xá ngang tiếng lũ réo.
Rồi cả đàn lại vục xuống thốc vào mò cá giữa những cơn lũ gầm thét át cả
tiếng rái cá kêu.
Những ngọn lũ cao đương dồn xuống, những ống nước trắng xóa quấn
ngang lưng rừng chị. Đường khảm qua Nậm Na vướng nước, không qua
được”.[2, 200]
Tác giả đặc tả “những con lũ” bằng một loạt những từ ngữ chỉ cảm giác
mạnh của con người: “gối”, “gầm thét đuổi theo nhau”, “tràn lên”, “dọa lơi đi,
xóa đi”, “dồn xuống”, khiến cho người đọc cảm tháy như đang được chứng
19


kiến cơn lũ khủng khiếp mà có lẽ khơng cách nào vượt qua được. Chỉ có “đàn
rái cá mới ngang nhiên bơi ngược lên hai mép lũ”, tiếng “gào nổi kít kít, xé
ngang tiếng lũ réo” của chúng càng làm cho cơn lũ dữ dội hơn, nhưng âm

thanh ghê rơn đó cũng khơng thể át được “những cơn lũ gầm thét”. Thời tiết
miền Tây quả là khắc nghiệt, trong tác phẩm, Tơ Hồi nhiều lần miêu tả
những cơn mưa, cơn lũ bởi đó là chuyện thường xuyên xảy ra khi vào mùa hè
và cũng là mùa mưa, mùa lũ tới. Cuộc sống của đồng bào miền núi luôn phải
chống chọi với thiên tai ác liệt như vậy. Qua đó, chúng ta hiểu thêm được
nghị lực sống của những con người nơi đây.
Phải có một tình u thiên nhiên tha thiết, phải có cái nhìn tinh tế, từng
trải và giàu kinh nghiệm Tơ Hồi mới miêu tả được bức tranh thiên nhiên
mang đậm vẻ riêng của miền núi như thế. Dù miêu tả thiên nhiên thơ mộng
hay dữ dội, Tơ Hồi khơng miêu tả dài dịng; nhà văn nắm bắt rất nhạy bén
những nét cơ đọng, những chi tiết điển hình nên chỉ chấm phá nhưng vẫn gợi
ra được cái hồn của cảnh vật.
2.1.4. Thiên nhiên trong quan hệ với cuộc sống con người
Viết về miền núi, Tơ Hồi cịn cho thấy thiên nhiên có vai trị nhất định
với cuộc sống người dân các dân tộc thiểu số, khơng chỉ vì thiên nhiên nuôi
sống con người. Thiên nhiên bao quanh họ, họ sống chan hòa với thiên nhiên,
thiên nhiên còn giúp họ lí giải những vấn đề trừu tượng, sâu kín trong tâm
hồn con người. Một đoạn đặc tả trong Miền Tây mà khi đọc, người ta khơng
thể khơng nhớ, đó là đoạn kể lúc Thào Nhìa từ Lào trở về gia đình, với mẹ,
trong lịng thig giằng xé giữa ở lại q hương hay tiếp tục sang Lào. Tơ Hồi
viết: “Lúc ấy thằng biệt kích quỵ xuống, tối mặt. Nỗi thương tâm trong lòng
người con lại nổi lên giày vò, giằng xé, khác nào hai dòng suối đương chảy
ra trước mắt Thào Nhìa, một dịng bình n – một con lũ hung hăng. Dòng
suối chảy thủy chung man mác, những ngọn nguồn gốc rễ cha mẹ, anh em họ
hàng khi cịn bé dại. Khơng, dù chìm nổi bấy nhiêu năm, trong thẳm cùng tấm
lòng, con người vẫn nhớ núi, nhớ người Mèo lẽo đẽo đeo cái cùi trên lưng,
suốt đời đi tìm đất sống. Khơng bao giờ qn được những thiết tha, những âu
20



yếm, những đâu đớn nó đã trải từ thuở bé. Nhưng một con lũ khác cuồng lên,
mấp mé rình cuốn theo hết mọi niềm yêu thương , cuốn cả cái thân xác Thào
Nhìa ngồi đấy, đương nhợt nhạt lịm đi”.
Để lí giải nỗi giằng xé trong lịng Thào Nhìa, tác giả đã ví tiếng lịng
của Thào Nhìa như nước lũ. Cách viết cụ thể giúp người đọc hiểu được hai
tâm trạng đối ngược trong một con người. Nỗi lòng muốn ở lại q hương nhà
văn ví là “một dịng bình yên, dòng suối chảy thủy chung man mác”. Đối
ngược lại là muốn tiếp tục sang Lào, Tơ Hồi viết “một con lũ hung hăng”
đương “mấp mé rình cuốn theo hết mọi niềm yêu thương, cuốn cả cái thân
xác Thào Nhìa ngồi đấy”. Tơ Hồi thật sắc sảo khi ví lịng người với “dòng
suối,con lũ”. Người miền núi khi cần diễn đạt một vấn đề gì đó trừu tượng họ
thường lấy thiên nhiên để ví von, so sánh. Học tập cách diễn đạt đó, tác giả
viết được một đoạn văn đặc sắc giúp người đọc hiểu được cái sâu sắc của tâm
hồn người, đồng thời qua đó Tơ Hồi cũng giúp người đọc hiểu ở miền thiên
nhiên gần gũi với con người biết nhường nào.
Một cách miêu tả khác đó là miêu tả thiên nhiên gắn với tâm trạng của
con người. Trong Miền Tây những đoạn miêu tả phong cảnh thiên nhiên
thường giàu màu sắc, tươi tắn và ròng ròng sự sống. Bởi vì thiên nhiên miền
núi khơng chỉ dữ dội mà còn vẻ đẹp hiền hòa, phơi phới khi con người có tâm
trạng phấn chấn, lạc quan:
“Ánh nắng nhạt nghiêng vào, lồng bóng những cây sổ dày lá trên vệt
cỏ xanh dịu. Con đường đỏ nắng trước mặt khơng bóng người. Một dòng
nước phơ phấp rơi trên đá. Một làn mây trắng vương qua, thướt tha như tóc
như tơ”. [2, 295]
Chỉ trong một đoạn tả ngắn mà chúng ta bắt gặp rất nhiều sự vật, sự vật
nào cũng được miêu tả cụ thể với màu sắc đặc trưng nhưng nhẹ nhàng: “ánh
nắng nhạt”, “con đường đỏ nắng”, “cây sổ dày lá”, “vệt cỏ xanh dịu”, “dòng
nước phơ phất”, “làn mây trắng thướt tha”. Cảnh vật đẹp đẽ, êm ả, dịu dàng
như tâm hồn của cán bộ Nghĩa lúc ấy – tâm hồn của chàng trai đang yêu.


21


Cảnh vật thiên nhiên luôn được nhà văn biểu hiện đồng thời với sự phát
triển của tính cách, số phận nhân vật. Trên con đường từ làng Ná Đắng trở về
Phìn Sa, với tâm trạng vui vẻ, phấn khởi vì mọi người đã tin tưởng vào cách
chữa bệnh của thầy thuốc, Thào Khay nhìn cảnh vật hiện lên sau con mưa thật
rực rỡ, sinh động:
“Cơn mưa vừa ngớt, nắng đã vuốt lóng lánh những đi lá ngơ. Hai
con vẹt xanh biếc bay giữa bầu trời, chíu chít đùa giỡn nhau, rồi cứ bng
mình tay đơi xuống tận cái cửa xiêu vẹo mốc rêu cài hờ đầu thang”. [2, 144]
Và đây là khơng khí của cuộc sống mới khi khơng cịn biệt kích phản
động, cảnh vật thiên nhiên tươi sáng hẳn: “Mùa mưa hết từ lâu. Suối Nậm na
vừa trở lại hiền từ. Trong đêm, tiếng chim lạ kêu nghe lóng lánh như tiếng
nước chảy canh khuya, có lúc cịn giật mình tưởng cơn lũ vẫn đuổi sau lưng.
Nhưng bây guờ bước qua suối chỗ nào cũng được”.
Rõ ràng cái hiền từ của suối, tiếng lóng lánh của chim khơng chỉ đơn
thuần là cảnh vật mà còn là cáo vui, náo nức, cái thanh thản từ lòng người tỏa
ra. Nhờ những cách miêu tả đó mà ta hiểu thêm được cái hồn của cảnh sắc
trong lòng người, hiểu được lúc nào và bao giờ thiên nhiên cũng là một phần
không thể thiếu trong cuộc sống và trong tâm hồn người dân miền núi. Và với
cách miêu tả như trên của Tô Hoài đã khiến cho thiên nhiên miền núi trở nên
gần gũi và sống động hơn trong lòng bạn đọc.
Xem xét những bức tranh miêu tả trong Miền Tây ta nhận thấy Tơ Hồi
đã đưa ra rất đúng lúc màu sắc, hình ảnh và nhạc điệu vào đoạn văn miêu tả
khiến cho chúng như một khúc nhạc, một bức họa, một bài thơ. Đúng như
giáo sư Hà Minh Đức nhận xét: “Trong tác phẩm của ơng, thiên nhiên ln có
mặt và dường như là một nhân vật có cuộc sống, có tâm hồn. Khi miêu tả
thiên nhiên cũng là lúc điệu văn của Tơ Hồi đậm màu sắc trữ tình và chất
thơ” [15, 136]

2.2.
Phong tục, tập quán trong Miền Tây
2.2.1. Khái niệm phong tục, tập quán
Từ ngàn đời nay, trong đời sống của con người, trong cộng đồng
xã hội có những hình thức thuần túy về mặt tinh thần được mọi người trong

22


xã hội tuân theo. Những thói quen đó đã ăn sâu, chi phối nếp sống, nếp nghĩ
của mỗi người trong xã hội và tạo nên bản sắc riêng cho mỗi cộng đồng, mỗi
dân tộc. Những hình thức đó được gọi là các phong tục của cộng đồng.
Theo Trần Ngọc Thêm thì: “Phong tục là những thói quen ăn sâu vào
đời sống xã hội lâu đời được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo
(phong: gió; tục: thói quen; phong tục: thói quen lan rộng)”[14]
Theo “Từ điển Tiếng Việt ” - NXB Thanh Hóa – 1997 thì Phong tục là:
“ Thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội được mọi người cơng nhận và làm
theo”.
Trong “Lời nói đầu” cuốn 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam,
Tân Việt viết “Phong là nếp sống đã lan truyền. Tục là thói quen lâu đời. Nội
dung của phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt của xã hội.
Phan Kế Bính khi giới thiệu cuố “Việt Nam phong tục” đã viết: “Mỗi
nước có một phong tục riêng. Phong tục ấy kỳ thủy hoặc bởi tự một vài người
mà bẳ chước nhau thành ra thói quen.Hoặc bởi phong thổ mà thành ra. Hoặc
bởi phong trào ở nước ngoài tràn vào rồi mà dần dần tiêm nhiễm thành tục.
Nhưng đại để tục nào cũng vậy, phải trải qua lâu tháng lâu năm mới thành
được, mà trong những tục ấy cũng có tục hay tục dở. Duy chỉ bởi tai mắt
người ta đã quen, lịng người đã tin dùng, thì dẫu có người biết là dở mà cũng
không sao đổi ngay đi được.”
Nhất Thanh trong lời “Tựa” cuốn Đất lề quê thói cho rằng: “Nếp sống

của người Á Đông chịu ảnh hưởng của Nho giáo, do lớp người lãnh đạo, qua
mấy chục thế kỷ, nhằm cổ vũ và hô hào cho phong trào Khổng, Mạnh, với
những giáo điều làm con trong gia đình, làm dân trong nước thì phải theo cho
thành thuộc khơng được làm trái. Do đó hai chữ phong tục có nghĩa: Phong là
sự gì người này xướng lên, kẻ khác nối theo thành thói quen bắt chước người
trên, lâu dần hóa thành thuộc. Nói cho gọn thì người trên cảm hóa người dưới
gọi là phong, người dưới tập nhiễm gọi là tục (thượng sở hóa viết phong, hạ
sở hóa viết tục).
Trong cuốn từ điển tiếng Hán của Trung Quốc, phong tục được hiểu là:
+ Đứng về mặt xã hội: Phong tục là biểu hiện liên quan về mặt tinh
thần của số đông người. Trải qua một thời gian rất lâu và rộng, nó đã định
23


hình thành những định thức số định đủ để câu thúc và ràng buộc hành vi của
mỗi người và sinh hoạt thực tế.
+ Về tính chất: Nếu mang tính cá nhân thì gọi là tập quán (đối với ca
nhân,noschi phối tập quán từng người).
+ Đối với tín ngưỡng: Phong tục liên quan đến truyền thuyết.
+ Đối với thời thượng: Nhất thời phong thượng thì gọi là “phong khí”.
Các ý kiến trên khơng hồn tồn đồng nhất nhưng có liên hệ mật thiết
với nhau và về cơ bản có nhiều điểm gặp gỡ
Từ các ý kiến trên đây ta có thể hiểu: Phong tục là những thói quen lâu
đời ăn sâu vào đời sống xã hội của một địa phương hay một nước được đa số
mọi người thừa nhận và làm theo. Phong tục nhiều khi biểu hiện một quan
niệm, những chuẩn mực quy định trong cách đối xử giữa con người với con
người và với thế giới xung quanh. Nó là một phần của đời sống văn hóa của
một cộng đồng hay một nước.
2.2.2. Phong tục, tập quán mang bản sắc dân tộc
Nói đến phong tục tập quán chúng ta khơng thể khơng nói đến bản sắc

dân tộc. Bởi vì phong tục tập quán thể hiện rõ ở bản sắc văn hóa dân tộc.
Thuật ngữ bản sắc văn hóa dân tộc được gọi theo nhiều tên gọi khác
nhau như tính cách dân tộc, đặc trưng dân tộc, màu sắc dân tộc. Trong số các
thuật ngữ đó thì thuật ngữ mà người ta vẫn hay dùng nhiều nhất là bản sắc
dân tộc, bởi vì nó mang tính phổ biến.
Nước ta có 54 dân tộc, trong số đó người Việt chiếm số đơng, cịn lại
53 dân tộc anh em chủ yếu sống ở miền núi. Các dân tộc dù có số lượng đơng
hay ít đều cư trú xen cài. Tuy cư trú xen cài lẫn nhau nhưng mỗi dân tộc lại có
bản sắc riêng. Vì vậy mỗi phong tục, tập quán mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Vậy thế nào là bản sắc dân tộc?
Khái niệm bản sắc dân tộc thể hiện rõ ở cả hai mặt: nội dung và hình
thức. Bản sắc dân tộc là cái gì thật riêng biệt, độc đáo, những đặc điểm đó
khơng chỉ là hình thức bên ngồi mà nó ln ln gắn liền với tâm hịn, bản
sắc dân tộc.

24


×