Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

PHÂN TÍCH HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.68 KB, 24 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Một thị trường được xem là hiệu quả khi giá của chứng khoán
phản ánh đầy đủ thông tin trên thị trường và giá trị thực của chứng
khoán đó. Nếu vậy, khi không có thông tin mới nào được công bố, sự
thay đổi về giá của cổ phiếu là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, thị trường
chứng khoán ở Việt Nam lại rất khác biệt. Qua khảo nghiệm, các
chuyên gia đã phát hiện nhiều phiên giao dịch trong đó chỉ số VNINDEX tăng mạnh mẽ dù cho không có thông tin tốt nào được công bố
đăng tải. Những dấu hiệu và biến động này xảy ra trên thị trường chứng
khoán đã cho phép các nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính quan
tâm nhiều hơn tới khái niệm “ hành vi bầy đàn” để giải thích tâm lý của
nhà đầu tư. Bài tiểu luận của nhóm thực hiện với mục đích “ Phân tích
hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan.
Chương 2: Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Ý nghĩa đề tài
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1. Giới thiệu sơ lược về thị trường Chứng khoán Việt Nam
2. Khái niệm hành vi bầy đàn
CHƯƠNG 2: HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
1. Tâm lí bầy đàn và nguyên nhân của tâm lí bầy đàn


2. Cơ sở tạo ra hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt
Nam
3. Biểu hiện hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Hiện tượng(thực trạng) và nguyên nhân hành vi bầy đàn trên thị
trường hiện nay
2. Giải pháp hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán

PHẦN KẾT LUẬN.
PHẦN MỞ ĐẦU
2


1. Lí do chọn đề tài
Tâm lí(hành vi ) bầy đàn là một hiện phổ biến trong thị trường tài
chính nói chung-thị trường chứng khoán nói riêng, bất kể thị trường
phát triển hay đang phát triển. Hành vi bầy đàn nói chung đã làm
giảm tính hiệu quả của thị trường, làm mất sự ổn định của thị trường.
Chính hành vi bầy đàn là một nguyên nhân quan trọng và tác nhân
khuếch đại ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008.
Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề hành vi bầy đàn trên các thị trường
chứng khoán trên thế giới, vậy để hiểu rõ hơn vấn đề này trên thị
trường chứng khoán Việt Nam nhóm đã thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Phân tích hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu những nguyên nhân gây ra hành vi bầy
đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mức độ hành vi trên thị
trường cùng với đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế hành vi bầy

đàn để cải thiện tính hiệu quả của thị trường đặc biệt là giai đoạn hiện
nay.
3. Phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài
Đề tài nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính,
địnhlượng, thống kê nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế rằng hành vi bầy đàn quá mạnh sẽ có ảnh hưởng lớn
đến quá trình ra những quyết định tài chính, việc nắm bắt về hành vi bầy
đàn là hết sức quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của thị trường
chứng khoán nói riêng và cả thị trường nói chung
Đối với nhà đầu tư, hành vi bầy đàn như là một công cụ cảnh báo bổ
sung trước khi ra một quyết định dầu tư, sẽ giúp họ có những quyết định
3


cẩn thận hơn, tìm hiểu kĩ hơn trước khi đầu tư vào cổ phần nào đó một
cách mù quáng, hoặc đầu tư theo đám đông.
Bên cạnh đó,nhà đầu tư có thể dựa vào kinh nghiệm và phán đoán của
thân để tính toán độ trễ của giá chứng khoán để kiếm lời, khi mà kinh
lệch giá theo cách thông thường không còn đúng khi có hành vi bầy đàn.
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
1. Giới thiệu sơ lượt về thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) chính thức đi vào hoạt
động vào năm 2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán
(SGDCK) TP.HCM vào ngày 20/7/2000 và SGDCK Hà Nội vào ngày
8/3/2005 (trước đó các SGDCK hoạt động với mô hình là các Trung tâm
Giao dịch chứng khoán và tổ chức dưới hình thức đơn vị sự nghiệp có
thu thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Đến nay, sau hơn 10 năm đi
vào hoạt động và phát triển dựa trên các mục tiêu đề ra trong Chiến lược
phát triển TTCKVN đến năm 2010 và Chiến lược phát triển thị trường
vốn đến 2010 và tầm nhìn 2020, hoạt động của TTCK đã và đang trở

thành một kênh đầu tư đầy tiền năng cho các tổ chức tài chính cũng như
các nhà đầu tư cá nhân.
Ngay từ năm đầu tiên được thành lập, thị trường chứng khoán đã đón
nhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư trong nước bởi hàng
hóa còn khan hiếm với "vỏn vẹn" hai mã chứng khoán niêm yết. Chỉ
riêng trong tháng 12/2000, chỉ số VN-Index tăng 34.96 điểm, tương ứng
mức tăng 20.34%, kết thúc năm 2000 đầy ngọt ngào tại mức 206.83
điểm. Điều này đồng nghĩa với việc VN-Index ghi nhận mức tăng kỷ lục
qua các năm.
Tuy nhiên, tháng 12 của một năm sau đó, tức vào tháng 12/2001, thị
trường tụt dốc mạnh, chỉ số VN-Index đối mặt với mức giảm 47.62
điểm, tương ứng 16.83% - mức giảm lớn nhất sau một năm tăng kỷ lục.

4


Tháng 12 của ba năm sau đó, thị trường biến động không mạnh, ghi
nhận mức tăng nhẹ. Đến tháng 12/2005 chỉ số này giảm 4.59 điểm, thị
trường bước vào giai đoạn tích lũy để chuẩn bị đón con sóng lớn.
Năm 2006 ghi nhận mức tăng phi mã của TTCK, VN-Index tăng hơn
450 điểm. Tháng 12 năm đó chỉ số VN-Index đã tăng 120.48 điểm,
tương ứng 19.08%. Năm 2007, TTCK tiếp tục vươn lên một tầm cao
mới, trong tháng 3 chỉ số VN-Index đã thiết lập mức kỷ lục tại 1,170
điểm. Tuy nhiên, đỉnh điểm của thị trường cũng đánh dấu cho giai đoạn
“bóng xẹp”. VN-Index liên tục lao dốc sau đó, riêng trong tháng
12/2007 đã giảm 60.94 điểm, tương ứng 6.17%, VN-Index đóng cửa
năm tại 927.02 điểm. Năm 2008 không có biến động gì nhiều khi suốt
tháng 12, VN-Index chỉ tăng 0.91 điểm, tương ứng 0.29% và cũng là
mức tăng thấp nhất trong 8 lần tăng điểm của chỉ số này. Từ năm 2009
đến 2012, thị trường đan xen giữa tăng và giảm, với sự biến động đều

trên 20 điểm. Riêng tháng 12/2012, VN-Index ghi nhận mức tăng 34.46
điểm, tương ứng 9.09 điểm. Đây có thể là niềm vui lớn cho các nhà đầu
tư khi thị trường chứng khoán trong năm nay gặp quá nhiều biến cố xấu.
Chỉ số VN-INDEX biến động qua 12 năm: (biểu đồ)

5


Năm 2013, TTCK VN đã trải qua một năm với nhiều biến động, chỉ số
VN-INDEX tăng 21,95%.khối ngoại mua ròng 6.829 tỷ đồng,40 doanh
nghiệp hủy niêm yết..là những con số nổ bật trên thị trường chứng khoán
năm 2013.

Những năm gần đây, việc đầu tư chứng khoán ở Việt nam trở
nên ngày càng phổ biến. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, tất
yếu sẽ tồn tại các doanh nghiệp làm ăn rất hiểu quả. Đồng vốn dư thừa
của họ sẽ có xu hướng chảy vào những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn hơn. Đầu
tư chứng khoán ra đời để giải quyết nhu cầu đó. Tuy nhiên, đầu tư như
thế nào để có thể đem lại lợi nhuận cao và rủi ro thấp nhất ở mức có
thể là hoàn toàn không đơn giản.Thị trường chứng khoán Việt nam
còn rất non trẻ, hội chứng bầy đàn và hiệu ứng tâm lý có sức chi
phối lớn đến các quyết định đầu tư của phần nhiều các nhà đầu tư
nhỏ lẻ nhưng chiếm số lượng không nhỏ trên thị trường.
6


Trong thực tế, nhiều nhà đầu tư, do bị chi phối bởi tâm lý lo sợ
và những ảnh hưởng của tâm lý đám đông, đã thụ động lựa chọn
những chiến lực đầu tư theo xu hướng chung thị trường, thay vì đưa ra
chiến lực dựa theo chính những nguồn thông tin và phân tích của bản

thân.
2. Khái niệm hành vi bầy đàn
Hành vi bầy đàn hay tâm lý bầy đàn là xu hướng những cá nhân
bắt chước hành của một nhóm lớn hơn, đặc biệt trong những hoàn cảnh
có rất ít thời gian để suy nghĩ đưa ra quyết định.
Trong các văn bản về tài chính, hành vi của một nhà đầu tư bắt chước
hành động của các nhà đầu tư khác hoặc tuân theo các chuyển động của
thị trường, thay vì dựa trên nguồn thông tin và chiến lược của chính nhà
đầu tư đó, thường được coi là "hành vi bầy đàn".
Chương 2: HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
1. Tâm lý bầy đàn và nguyên nhân
Tâm lí bầy đàn biểu hiện qua nhiều dạng như: Theo thông tin, theo
danh tiếng, theo thù lao.
Tâm lí bầy đàn theo thông tin: Nhà đầu tư có thể theo dõi hành động của
nhà đầu tư khác nhưng không thể biết rằng họ có nắm giữ thông tin bí
mật gì không. Ngay cả khi những cá nhân có trao đổi với nhau thì vẫn có
những hoài nghi, và họ giám sát hành động thay vì lời nói. Bằng cách
giám sát, họ sẽ suy tính và đưa ra quyết định của riêng mình.
Nếu giá cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu phản ánh mọi thông tin có sẵn
hay nói cách khác thị trường hiệu quả về thông tin thì hành vi bầy đàn
theo thông tin sẽ không xảy ra.
Tâm lý bầy đàn theo danh tiếng: Những nhà quản lí quỹ hay nhân viên
phân tích tài chính, họ được thuê mướn để đưa ra những báo cáo, nhận
định, dự đoán thị trường, hay giá cả. Nếu dự đoán của họ khác xa với
những dự báo của những nhà phân tích hay quản lí quỹ khác mà lại
không chính xác thì danh tiếng của họ sẽ bị tổn hại. Họ sẽ không được
7



thăng tiến hay thậm chí bị sa thải. Do vậy, những nhà phân tích (đặc biệt
là những người ít kinh nghiệm) sẽ bắt chước những dự đoán của người
khác.
Tâm lý bầy đàn theo thù lao: Nếu mức thù lao của một quản lý đầu tư
phụ thuộc vào tỉ suất lợi nhuận của danh mục đâu tư so với benchmark.
Benchmark có thể là một chỉ số hoặc tỉ suất lợi nhuận của những quản lí
khác. Khi đó nhà quản lí có xu hướng lựa chọn những khoản đầu tư
không hiệu quả vì nhà quản lí có thể quan sát những người khác hay
benchmark để bắt chước cho theo kịp, và điều này cũng có thể dẫn tới
hành vi bầy đàn. Nếu thù lao của nhà đầu tư giảm khi tỉ suất lợi nhuận
nhỏ hơn benchmark thì càng có động lực để nhà quản lí bắt chước theo.
Nguyên nhân tạo ra tâm lý bầy đàn
Có nhiều nguyên nhân tạo nên tâm lí bầy đàn trong TTCK, nhưng
nhóm đã nghiên cứu và phân tích thành 2 nhóm nguyên nhân chính đó
là: Các nhân tố hành vi- lí thuyết tài chính hành vi và bất cân xứng
thông tin.
a) Các nhân tố hành vi


Hành vi bất hợp lý:

Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán (Heuristics)
Việc phụ thuộc vào kinh nghiệm khiến con người đưa ra quyết định
một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều này thỉnh thoảng sẽ dẫn đến
những sai lầm trong quyết định, đặc biệt là khi các điều kiện bên ngoài
thay đổi, và thậm chí có thể dẫn đến các quyết định đầu tư nằm dưới
điểm tối ưu.
Một ví dụ của Benartzi và Thaler (2001) đó là khi đối mặt với N lựa
chọn làm thế nào để đầu tư số tiền tiết kiệm của mình, nhiều người đã
nhanh chóng sử dụng quy tắc 1/N (có nghĩa là nếu có N loại hình đầu

tư, họ sẽ đầu tư1/N số tiền của mình vào mỗi loại hình đầu tư đó).
8


Tự tin thái quá (Overconfidence)
Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng con người đã quá tự tin vào những
khả năng của mình, họ thường nghĩ rằng họ biết nhiều hơn những gì họ
làm. Chính sự tự tin quá mức đã dẫn đến những quyết định sai lầm khi
họ quá chú trọng đến những thông tin tốt của các công ty được đánh giá
và lời đi những thông tin xấu, vì thế họ có xu hướng đầu tư rất nhiều vào
một loại chứng khoán quen thuộc hay chứng khoán của chính công ty họ
làm việc, và trở nên ít đa dạng hóa danh mục của mình. Ngoài ra, Barber
và Odean (2001) đã phát hiện ra rằng, trong các hoạt động giao dịch,
các nhà đầu tư nam thường có xu hướng tự tin hơn các nhà đầu tư nữ.
Và nhà đầu tư nam càng giao dịch nhiều, thì kết quả càng tệ hơn nhà đầu
tư nữ.
Tính toán bất hợp lý (Mental Accounting)
Con người thỉnh thoảng có xu hướng đưa ra các quyết định riêng lẻ mà
đáng ra chúng nên được kết hợp với nhau. Ví dụ, nhiều người đã chia
ngân sách gia đình thành hai phần, một phần dành để mua thức ăn và
phần còn lại dành cho tiêu khiển, giải trí. Nếu ở nhà, họ sẽ không dùng
khoản tiền chi cho thức ăn để mua tôm hùm hay các món ăn sang trọng
khác bởi vì chúng quá đắt tiền so với các món cá, rau thịt bình thường.
Vấn đề nằm ở chỗ họ đã tách biệt hai khoản ngân sách dùng cho bữa ăn
tại nhà và đi ăn nhà hàng vào cuối tuần.
Theo khuôn mẫu (Framing)
Theo khuôn mẫu là một khái niệm cho thấy nội dung của một vấn đề
riêng biệt sẽ được thể hiện như thế nào. Ví dụ, một nhà hàng có thể
quảng cáo về một món ăn đặc biệt hay là những khoản chiết khấu cho
khách hàng, nhưng họ sẽ không bao giờ áp dụng các khoản phụ phí vào

giờ cao điểm cho khách hàng. Như vậy, nếu khách hàng cảm thấy rằng
mình đang nhận được một khoản chiết khấu vào giờ thấp điểm hơn là
phải trả một khoản phụ phí vào giờ cao điểm thì nhà hàng sẽ kinh doanh
được nhiều hơn, thậm chí nếu giá là như nhau.
9


Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness)
Con người có xu hướng đánh giá xác suất của một sự kiện bằng cách lấy
mộtsự kiện đặc trưng có thể so sánh được và giả định rằng xác suất là
tương tự.Điều này chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm mà chúng ta có
được trong quá khứ. Ngay từ khi mới sinh ra, con người đã có xu hướng
phân loại các hiện tượng, sự vật và suy nghĩ.
Ví dụ, một nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng một chứng khoán nào đó sẽ diễn biến
tốt bởi vì nó cũng đã như thế trong một vài năm trước, và hoàn toàn
không có bấtcứ một nghiên cứu nào về kỳ vọng của các chứng khoán
này. Điều này xảy ra khi mà các nhà đầu tư kỳ vọng vào tương lai dựa
trên những điều kiện của quá khứ hoặc hiện tại.Trong thị trường chứng
khoán, lý trí đưa đến nhà đầu tư tin tưởng rằng chiều hướng tăng trưởng
mạnh trong quá khứ sẽ tiếp tục trong tương lai, khi trên thực tế giá
chứng khoán liên tục sụt giảm cũng chẳng thể đoán được sẽ đi đến
đâu(trong khi nhiều người vẫn cố tình đưa ra những dự đoán, với một
con số cụ thể nào đó).
Bảo thủ (Conservatism)
Khi điều kiện thay đổi, con người có xu hướng chậm thay đổi với những
điều kiện đó. Hay nói cách khác, họ gắn chặt những thói quen của mình
với những điều kiện trước đó. Ví dụ,khi ban đầu tin tức công bố của một
công ty cho thấy lợi nhuận giảm, người ta vẫn tin rằng đây chỉ là giảm
tạm thời, và phản ứng chậm với thông tin này, nên giá cổ phiếu công ty
có tin xấu vẫn giảm chậm. Đến khi liên tục vài quý sau,tình hình vẫn

xấu, thì người ta đã “phát hiện” ra một tình huống điển hình mới:Công
ty này quý trước cũng kinh doanh kém, quý này cũng kinh doanh
kém,vậy nên bán tống cổ phiếu công ty này đi để tránh lỗ. Thế là mọi
người đổ xô đi bán cổ phiếu. Kết quả, lại dẫn đến phản ứng thái quá.

Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống
Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng
của giao dịch của nhà đầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là
10


không đáng kể (cho dù là một tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất
hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình). Chỉ khi hành vi không hợp lý là
mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư cùng có một
hành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiện
và có thể bắt đầu kéo dài. Như vậy, hành vi bầy đàn là không tốt cho thị
trường trong trường hợp chúng ta xem hiệu ứng bầy đàn là tất cả đều
hành động theo một mẫu hình hành vi lệch lạc, không hợp lý, thấy ai
làm sao thì làm vậy.

Giới hạn về khả năng kinh doanh chênh lệch giá
Việc định giá sai các tài sản tài chính là hiện tượng phổ biến. Việc định
giá sai có 2 dạng: một dạng là thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh
chênh lệch giá được, một dạng là không thường xuyên xảy ra, kéo dài và
không thể kinh doanh chênh lệch giá được. Dạng thứ nhất, các chiến
lược kinh doanh có thể kiếm được tiền. Dạng thứ 2 rất dễ dẫn đến tình
trạng “tiền mất, tật mang”. Việc định giá sai không thường xuyên xảy ra,
nhà đầu tư không thể xác định được đỉnh và đáy cho đến khi chúng xảy
ra trên thực tế. Tồi tệ hơn, nếu các đối tác và nhà đầu tư tiến hành rút
vốn sau khi thua lỗ có thể dẫn đến áp lực mua bán làm trầm trọng thêm

tính không hiệu quả.

Giới hạn duy lý
Khái niệm này cho rằng mặc dù các cá nhân cư xử theo lí trí, theo đó sự
sắp đặt của các cá nhân được cho là hoàn chỉnh, nhất quán và kín kẽ, khả
năng thu thập và xử lý thông tin của họ lại bị hạn chế, nghĩa là giới hạn
khả năng tính toán của bộ óc con người .Trong lý thuyết trò chơi, giới
hạn duy lý là khái niệm dựa trên thực tế về lí trí của các cá nhân là bị
hạn chế bởi những thông tin mà họ có, những hạn chế về nhận thức tư
duy, và thời gian hạn chế trong việc đưa ra quyết định. Đồng thời các
quyết định của con người là thiếu khả năng và nguồn lực để đi đến giải
pháp tối ưu. Họ chỉ có thể đưa ra sự lựa chọn hợp lý khi các sự lựa chọn
là được đơn giản hóa và có sẵn. Và như vậy, quyết định đưa ra được thỏa
11


mãn.Con người cũng mong muốn có sự lựa chọn thỏa mãn hơn là một
sự lựa chọn tối ưu.
b) Bất cân xứng thông tin

Nguyên nhân của tình trạng bất cân xứng thông tin: Có rất nhiều
nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu đều liên quan đến
hai yếu tố là sự thiếu minh bạch và giám sát trong các cơ chế về quy tắc
công bố thông tin và kiểm toán và các yếu tố mang tính rủi ro về đạo
đức của các doanh nghiệp, định chế tài chính và ngay cả những nhà đầu
tư. Hậu quả sẽ rất lớn nếu đó là sự thật về việc hoạt động kém hiệu quả,
tình trạng tài chính bất ổn và các rủi ro liên quan đến sản phẩm mà họ
phát hành. Khi đó thị trường sẽ đánh giá chứng khoán loại này cao hơn
so với giá trị thực tế mà chúng mang lại cho nhà đầu tư. Các thông tin về
cung cầu cổ phiếu trên thị trường, các quyết định của doanh nghiệp về

chia cổ tức: thời gian, tỷ lệ, cổ phiếu thưởng …cũng như thông tin về
việc tăng quy mô vốn và mở rộng đầu tư. Và chính điều này là cơ hội để
nhiều đối tượng tung tin đồn thất thiệt đến nhà đầu tư. Ảnh hưởng đến
uy tín cũng như chất lượng của các cổ phiếu trên sàn giao dịch.

Tác động của bất cân xứng thông tin đến nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán.
Trước hết phải xét đến các tác động mà bất cân xứng thông tin mang đến
cho những nhà đầu tư trên thị trường. Bởi vì chính họ là những người sử
dụng thông tin để đưa ra quyết định đầu tư của mình nên một khi có một
sự bất cân xứng thông tin nào xảy ra trên thị trường thì họ là người gánh
chịu hậu quả nhiều nhất. Và kết quả là dựa trên lượng thông tin ít ỏi mà
họ có được, việc định giá cổ phiếu, tính toán tỷ suất sinh lợi và rủi ro từ
việc đầu tư là không chính xác. Những quyết định đầu tư sai lầm sẽ gây
thiệt hại cho họ.Hệ thống các quy tắc công bố thông tin còn nhiều sơ hở.
Bên cạnh những thông tin vi mô của doanh nghiệp thì những thông tin vĩ
mô về ngành, nền kinh tế còn thiếu và chưa chính xác, ảnh hưởng đến
quá trình phân tích của nhà đầu tư khi họ không có cơ sở để so sánh và
12


dự báo mang tính vĩ mô. Những yếu tố trên đều góp phần làm cho quyết
định của nhà đầu tư trở nên không hợp lý.
2. Cơ sở tạo ra hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán
Như đã đề cập trên đây, hành vi bầy đàn là một dạng tâm lý vốn có
của con người, nhưng trở nên mạnh hơn khi con người quyết định phải
làm, khi nhà đầu tư không tin tưởng vào chất lượng và tính minh bạch
của thông tin mà mình nhận được, hoặc khả năng đánh phân tích thông
tin bị hạn chế thì họ thường có xu hướng bắt chước hành động của
những nhà đầu tư khác trên thị trường. Ở thị trường VN, hành vi bầy đàn

mạnh là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
a) Chất lượng thông tin và minh bạch thông tin còn
nhiều bất cập
Nhiều bất cập về chất lượng và vi phạm các quy định về minh bạch
thông tin liên tiếp xảy ra và đáng ngạc nhiên là số vụ vi phạm có xu
hướng tăng theo sự gia tăng của số lượng công ty niêm yết. Những bất
cập về chất lượng thông tin và minh bạch thông tin trên thị trường:
­ Bất cập về khả năng so sánh của thông tin trên báo cáo tài
chính và tính đơn điệu của thông tin trên báo cáo thường
niên. Báo cáo thường niên của các doanh nghiệp VN hiện nay
chưa có phần phân tích của ban quản trị về vị thế tài chính, kết
quả hoạt động của doanh nghiệp, phân tích rủi ro mà doanh nghiệp
Tài chính mạnh hơn khi con người quyết định phải phải đối mặt.
Vì những vấn đề trên nên nhà đầu tư thiếu đi sự tin tưởng
vào thông tin doanh nghiệp công bố, trong hoàn cảnh đó việc nhà
đầu tư coi trọng các thông tin “rỉ tai” hoặc “tin đồn” hơn những
thông tin chính thức mà doanh nghiệp công bố là điều dễ hiểu, dẫn
đến tâm lý bầy đàn.
­ Doanh nghiệp niêm yết bóp méo báo cáo tài chính. Trong
2008, thị trường VN đã xảy ra trường hợp bóp méo số liệu
và đã bị phát hiện (công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết). Công ty
13


cổ phần Bông Bạch Tuyết đã lập báo cáo tài chính quý và năm
sai lệch để công bố ra thị trường, bóp méo doanh thu, tạo lợi
nhuận giả. Nghiêm trọng là việc thua lỗ của công ty Bông Bạch
Tuyết bị che dấu trong nhiều năm. Mặc dù đây là trường hợp vi
phạm đầu tiên được phát hiện nhưng nó đã ảnh hưởng xấu lên
niềm tin của thị trường về chất lượng thông tin của các báo

cáo tài chính được kiểm toán.
­ Nhiều doanh nghiệp vi phạm quy định công bố thông tin về
huy động vốn, chào bán chứng. Hơn nữa minh bạch việc sử
dụng nguồn vốn huy động ít được quan tâm từ cả góc độ quản
lý nhà nước và nhà đầu tư. Vào năm 2006 và 2007 với sự
tăng giá chứng khoán liên tục, các doanh nghiệp đua nhau phát
hành, nhà đầu tư tranh mua chứng khoán. Tuy nhiên công tác
hậu kiểm sau khi vốn được huy động bị bỏ ngỏ. Vì thế có
trường hợp vốn huy động được không phải tập trung vào sản
xuất theo phương án huy động vốn, thay vào đó vốn huy động
được sử dụng sai mục đích, đầu tư dàn trải, thậm chí không ít trong
số doanh nghiệp huy động vốn thêm chỉ để đầu tư tài chính.
­ Vi phạm quy định giao dịch, thao túng giá, giao dịch nội gián, và
tung tin đồn sai sự thật. Hành vi sai phạm này chủ yếu đến từ phía
nhà đầu tư, các cổ đông nội bộ và một số công ty chứng khoán
Một số công ty chứng khoán có hiện tượng chèn lệnh của nhân
viên hoặc lệnh tự doanh của mình lên trên lệnh của nhà đầu tư
hoặc ưu tiên lệch của những nhà đầu tư thân tín. Đối với
hành vi thao túng giá, một số nhà đầu tư sử dụng nhiều tài
khoản để cùng lúc đặt lệnh mua và bán một loại chứng khoán,
một số trường hợp các nhà đầu tư thông đồng với nhau để cùng
thực hiện các lệnh mua và bán khối lượng lớn trên một mã chứng
khoán nhằm tạo ra cung cầu giả về chứng khoán này..

14


­ Ý thức của công ty niêm yết trong vấn đề minh bạch thông tin
còn thấp, doanh nghiệp chưa hiểu hết lợi ích và tầm quan trọng của
việc minh bạch thông tin đối với sự ổn định và phát triển của

doanh nghiệp nên nhiều trường hợp công bố mang tính chiếu
lệ, sơ sài, nhiều doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính
định kỳ chậm trễ so với thời gian quy định. Có những doanh
nghiệp công bố thông tin trên các kênh thông tin không nhất
quán về mặt thời gian, chẳng hạn như thông tin đưa lên
website của doanh nghiệp xảy ra trước thời điểm thông tin
được công bố trên website của Sở giao dịch, cũng có trường
hợp doanh nghiệp cập nhật kết quả kinh doanh của tháng một cách
khá tùy tiện, đại loại như công ty XYZ công bố, đến hết
28/10/2009 lợi nhuận tăng thêm khoảng 100 tỷ đồng…
b) Khả năng phân tích thông tin của nhà đầu tư VN còn
hạn chế
Bên cạnh vấn đề bất cập về chất lượng thông tin và minh bạch thông tin,
phải nói đến khả năng đánh giá và phân tích thông tin của các nhà đầu tư
trên thị trường VN trong những năm qua còn hạn chế. Giai đoạn thị
trường tăng mạnh cũng là giai đoạn mà lượng tài khoản nhà đầu tư tăng
mạnh, trên HoSE lượng tài khoản nhà đầu tư tăng từ 13.520 tài khoản
năm 2002 lên 106.393 tài khoản năm 2006 và 349.402 tài khoản
vào năm 2007 [5] (theo Báo cáo thường niên HoSE 2008), trong đó
tài khoản của nhà đầu tư cá nhân chiếm 99% tổng số tài khoản của các
nhà đầu tư trên thị trường, với kinh nghiệm chưa nhiều nên các nhà
đầu tư cá nhân trên thị trường VN ít có khả năng phân thông tin,họ
mua/bán chứng khoán theo hành động của các nhà đầu tư khác, nếu
quan sát thấy các nhà đầu tư khác mua, họ cũng mua và ngược lại,
điều này dễ làm cho nhà đầu tư rơi vào cạm bẫy của các đối tượng làm
giá trên thị trường.
c) Không được phép bán khống và chu kỳ giao dịch T+3
15



Bầy đàn trong trường hợp thị trường đi lên mạnh hơn trong trường
hợp thị trường đi xuống là một đặc trưng của thị trường VN so với
các thị trường đã phát triển, điều này có thể do các nhà đầu tư chưa
được phép sử dụng nghiệp vụ bán khống và chu kỳ giao dịch T+3 (trên
HoSE) trong giai đoạn nghiên cứu. Việc chưa cho phép bán khống
cản trở nhà đầu tư kiếm lời khi thị trường giảm và các quan điểm
định giá theo xu hướng ngược lại bị bỏ qua nên những thông tin bất lợi
không được chiết khấu vào trong giá, vì thế xu hướng giá lên kéo dài.
Cơ chế giao dịch T+3 cũng đóng góp vào việc hạn chế bầy đàn khi
thị trường giảm, vì những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu một hoặc hai ngày
trước không thể bán lại, làm áp lực giảm giá trở nên chậm hơn.
d) Hàng hóa trên thị trường còn hạn chế
Hàng hóa hạn chế khiến nhà đầu tư ít có cơ hội để lựa chọn hàng hóa
cho danh mục đầu tư của mình. Sở hữu cổ phần nhà nước vẫn còn cao
trong các công ty niêm yết mà số cổ phần này ít (hoặc không) được giao
dịch trên thị trường, nên khi nhu cầu tăng mạnh thì thị trường dễ
rơi vào khan hiếm hàng hóa. Do lo sợ phải đứng ngoài thị trường
khi thị trường tăng nên nhiều nhà đầu tư cố gắng mua vào bằng mọi giá,
đẩy giá tăng mạnh hơn và thanh khoản “cạn kiệt” ởnhiều phiên giao dịch
.Hành vi bầy đàn góp phần không nhỏ vào việc tạo nên bong bóng giá
chứng khoán, giá các cổ phiếu trên thị trường đã tăng cao quá mức và
sau đó là sự sụt giảm sâu.
3. Một số biểu hiện hành vi bầy đàn trên thị trường
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, hành
vi bầy đàn là một biểu hiện nổi bật trong thị trường.
Sự tham gia “chơi” chứng khoán theo kiểu “mốt” thời thượng.
Một bộ phận lớn nhà đầu tư tham gia thị trường với năng lực và hiểu
biết hạn chế về thị trường, bỏ qua các yếu tố cơ bản của CP để chạy theo
triển vọng lợi nhuận trước mắt khi đầu tư vào TTCK. Thành phần nhà
đầu tư trên TTCK rất đa dạng, đến từ mọi tầng lớp trong xã hội. Một số

16


lượng lớn những nhà đầu tư gia nhập mới thị trường, tranh mua cổ phiếu
với kỳ vọng quá lớn đã đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh, bong bóng thị
trường hình thành, cổ phiếu được định giá quá cao. Những khoản lợi
nhuận lớn đạt được trước đó của những nhà đầu tư hiện hữu trên TTCK
Việt Nam đã lôi kéo ngày càng nhiều nhà đầu tư gia nhập mới,góp phần
gia tăng bong bóng giá CP. Những khoản lợi nhuận mà các nhà đầutư
trước đó đã đạt được có vai trò như một điểm tham chiếu cho những
người gia nhập tiếp theo sau, và họ chạy theo một viễn cảnh rằng TTCK
Việt Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng không có điểm dừng.
Một ví dụ điển hình khác về hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam đó là
tâm lý “chuộng ngoại” trên thị trường , đặc biệt là những năm trước. Với
hiểu biết,và năng lực hạn chế, trên thị trường nhiều thời điểm đã xảy ra
hiện tượng các nhà đầu tư hành xử theo hướng những gì được kiến nghị,
dự báo trong các báocáo phân tích của các tổ chức tài chính trên thế giới.
Ví dụ như vào ngày 29tháng 8, 2007, Ngân hàng Hong Kong Thượng
Hải tại Việt Nam công bố nhậnđịnh về TTCK Việt Nam vào thời điểm
đó rằng giá của các cổ phiếu tại thị trường Việt Nam đang ở mức thấp
sau một đợt điều chỉnh. Cùng lúc, Ngân hàng Citigroup cũng đưa ra báo
cáo phân tích qua đó nhận định rằng Việt Namcó đủ khả năng vượt qua
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang lan rộng lúc đó. VN-Index lúc
này đang ở mức 900 điểm, sau khi xuất hiện những bình luận lạc quan
về thị trường của hai tổ chức tài chính quốc tế uy tín, thì VN-Index
lậptức tăng vọt, từ mức xấp xỉ 900 điểm vào cuối tháng 8, 2007 lên mức
1100 điểm vào giữa tháng 10, 2007. Một vài ví dụ khác có thể liệt kê là
cuối tháng 3-2010, Ngân hàng HSBC đưa ra dự báo: NHNN sẽ tăng lãi
suất cơ bản thêm 1%trong một vài tuần tới và tỷ lệ lạm phát sẽ lên đến
12% vào cuối quý II/2010.Lập tức, tâm lý bi quan xuất hiện và nhiều

nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, VN-Index rớt từ 512 xuống còn 503 điểm.
Ngoài ra, hành vi bầy đàn trên thị trường còn biểu hiện qua nhiều thời
điểm các
17


nhà đầu tư phản ứng một cách quá mức trên quy mô toàn thị trường
Trong nhiều giai đoạn, toàn bộ thị trường đều tăng (giảm) điểm với biên
độ gần như kịch trần (sàn) đồng loạt. Bắt đầu từ những cổ phiếu blue
chip, tâm lý lạc quan(bi quan) bao trùm toàn thị trường. Và kết quả là,
bất kể cổ phiếu dù tình hình cơ bản là tốt hay xấu đều đi theo xu hướng
thị trường: tăng (giảm) kịch trần(sàn). Một số thời điểm xảy ra hiện
tượng này như trong tháng 4, tháng 5/2009,một số ngày thị trường đồng
loạt tăng trần (với số mã tăng trần đạt hơn 90%),nhưng sau đó đã nhanh
chóng sụt giảm trở lại với các mức sụt giảm khác nhau giữa các mã.
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Hiện tượng(thực trạng) và nguyên nhân tâm lí bầy đàn hiện
nay
Nguồn gốc của hành vi bầy đàn có thể do các nhân tố tâm lý và cũng có
thể đó là hành vi bầy đàn dựa trên sự suy tính hợp lý, khôn ngoan.
Ở góc độ tâm lý, hành vi bầy đàn được cho là phát sinh từ chính bản
chất con người, theo đó con người có xu hướng hướng đến sự tuân theo
qua quá trình trao đổi thông tin gữa các cá nhân. Ngoài ra, còn có các
nhân tố hành vi khác tác động đến cách hành xử của nhà đầu tư như:
kinh nghiệm, lệch lạc nhận thức, tự tin thái quá, tính toán bất hợp lý, bảo
thủ, theo khuôn mẫu. Khi mắc phải những hiện tượng tâm lý trên thì họ
có khuynh hướng thờ ơ hoặc phản ứng không phù hợp trước những
thông tin được công bố. Tất cả những yếu tố này đều tác động đến quyết
định của con người, và đặc biệt trong những hoàn cảnh mà có rất ít thời
gian để suy nghĩ đưa ra quyết định, hành động của một người hay một

nhóm người có thể dẫn đến hành động của những người khác. Chính tâm
lý sợ hãi phải hành động riêng lẻ hay không muốn đi ngược trào lưu đã
dẫn đến xu hướng các cá nhân bắt chước nhau, và điều này tạo nên hành
động bầy đàn của nhà đầu tư trên thị trường.
Sự xem xét này có thể xảy ra trong 4 trường hợp:
- Cá nhân không sở hữu bất kỳ thông tin riêng nào,
18


- Có thông tin riêng nhưng thông tin chưa chắc chắn vì chất lượng thông
tin là thấp,
- Thông tự tin vào khả năng xử lý thông tin của mình
- Nhận thấy hay cho rằng những người khác sở hữu những thông tin tốt
hơn.
Vào khoảng thời gian từ sau Tết đến gần cuối tháng 3/2007, một làn
sóng người ồ ạt đổ xô vào thị trường chứng khoán, trong đó phần lớn
không mấy am hiểu gì về tính đặc thù và các yếu tố kỹ thuật của thị
trường này, thậm chí cũng không cần biết đến thực chất của những
doanh nghiệp mà họ chọn mặt gửi vàng để đầu tư. Tâm lý bầy đàn bắt
đầu như vậy. Thường thì tâm lý này phổ biến trong loại thị trường chính
thức – tức thị trường có các doanh nghiệp được niêm yết cổ phiếu.
Nhưng ở nước ta, một điểm đặc biệt của tâm lý đám đông là lại thích
giao dịch nhanh gọn và có mức lời cao qua thị trường không chính thức
(còn gọi là thị trường OTC).
Với tính đơn giản mặc dù đầy rủi ro và lừa lọc, OTC vẫn hấp dẫn rất
nhiều người chơi cổ phiếu không chính thức, đặc biệt đối với những
người không mấy quan tâm đến yếu tố kỹ thuật chứng khoán
Với những người này, điều duy nhất mà họ thật sự để tâm là giá cổ phiếu
sau khi được sang tay bằng một mảnh giấy, sẽ tăng lên được bao nhiêu
nếu được sang lại cho các thế hệ F3, F4.

Cùng lúc, sự bùng nổ một cách khó hiểu của thị trường chứng khoán
cũng khiến trong tâm lý đám đông xuất hiện sự cả tin một cách kỳ lạ
trước mọi thông tin và kể cả tin đồn.
Cứ mua là thắng – đó là một đặc tính của tâm lý các nhà đầu tư nhỏ lẻ
trong thời buổi hoàng kim của thị trường chứng khoán.
Không cứ gì cổ phiếu của các “đại gia” như FPT, SSI, SJC, mà người ta
đã biết đến không ít trường hợp doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng

19


cổ phần được đấu giá lại có giá trúng bình quân gấp đến vài chục lần
mệnh giá ban đầu.
Một số chuyên gia về thị trường chứng khoán đã lắc đầu vì không thể lý
giải nổi tại sao cái không hề có tên gọi là thực chất như vậy, còn được
gọi là những chỉ số ảo, lại được quá nhiều người mong đợi và thực tế là
đã biến cái ảo kia thành những số tiền lời có thực, mà còn lời nhiều là
đằng khác.
Một vài cuộc điều tra bỏ túi đã cho thấy phần đông các bà tiểu thương,
người về hưu, sinh viên chẳng hề biết nhiều về số doanh nghiệp lên sàn,
thậm chí có người “lên sàn” với hành trang duy nhất là “con mã chứng
khoán”, và trong khi luôn mong ngóng cái bảng điện tử kia giữ được
màu xanh, thì họ cứ mải miết lẩm nhẩm mã chứng khoán của họ như
niệm thần chú vậy.
Như giới nghiên cứu đã đúc kết, trong kinh doanh chứng khoán, tiền và
tâm lý đám đông là hai yếu tố quan trọng bậc nhất, tác động đến chiều
lên hay xuống của các chỉ số chứng khoán.
Nông dân "nghía" sàn chứng khoán
Sau mùa trúng giá cá tra, nhiều nông dân có bạc tỉ trong tay đều muốn
thử một lần với chứng khoán nhưng còn... sợ vì cho rằng mình chưa hiểu

biết nhiều, hơn nữa Internet vùng quê “chạy như rùa”...
Thêm nhiều nông dân lên sàn
Từ năm 2000, sau khi cổ phần hóa, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
thủy sản An Giang (Agifish) đã niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao
dịch chứng khoán TP.HCM, qua đó nhiều nông dân cũng đã biết đến sàn
giao dịch chứng khoán.
Một số nông dân khác cũng chịu khó học hỏi và trở thành nhà đầu tư tài
chính dày dạn kinh nghiệm.
2. Giải pháp giảm hành vi bầy đàn trên thị trường VN
Hành vi bầy đàn tồn tại rất mạnh trên thị trường VN, sự tăng giá liên tục
cũng như sự đảo chiều mạnh mẽ của thị trường trong những năm vừa
20


qua ở mức độ nào đó cho thấy thị trường khá bất ổn và hàm chứa nhiều
rủi ro hệ thống.Từ những nguyên nhân được phân tích trên đây, một vài
giải pháp để giảm bớt hành vi bầy đàn trên thị trường VN là:
a) Tăng chất lượng thông tin và minh bạch thông tin.
Thông tin có chất lượng và thông tin được minh bạch sẽ tạo niềm tin cho
nhà đầu tư để họ tự tin đưa ra quyết định đầu tư dựa vào thông tin chính
thức mà doanh nghiệp công bố chứ không phải nghe những tin hành
lang. Để thông tin trong các báo cáo tài chính có chất lượng thì trước hết
các doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc hạch toán kế toán, không
để xảy ra chênh lệch quá lớn giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm
toán. Các cơ quan chức năng cũng cần cụ thể hóa các chuẩn mực và
hướng dẫn thực hành chi tiết, chẳng hạn như đối với việc lập dự phòng
các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết, làm sao để xác định giá trị thị
trường khi lập báo cáo, để tạo sự nhất quán trong hạch toán của doanh
nghiệp và của kiểm toán viên.
b) Tăng thêm nội dung thông tin trên báo cáo thường niên

Chẳng hạn như yêu cầu báo cáo thường niên phải có phần phân tích của
ban quản lý công ty về tình hình kinh doanh, tỷ trọng doanh thu và thu
nhập từ hoạt động chính, rủi ro mà công ty sẽ phải đối mặt trong hoạt
động, chính sách quản trị rủi ro, mục tiêu tăng trưởng, báo cáo chi tiết về
thay đổi vốn cổ phần… để giúp nhà đầu tư có nhiều thông tin và hiểu rõ
hơn về doanh nghiệp trong việc ra quyết định. Các cơ quan chức năng
(chẳng hạn như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Sở Giao dịch
Chứng khoán) cần tổ chức các buổi hội thảo hoặc các buổi gặp gỡ lãnh
đạo doanh nghiệp để nói về lợi ích của việc nâng cao chất lượng thông
tin và minh bạch thông tin của doanh nghiệp, dần dần thay đổi suy nghĩ
không mấy thiện cảm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay về
minh bạch thông tin. Ngoài ra cần phải chuẩn hóa việc minh bạch thông
tin để đảm bảo các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận thông tin như nhau,
chẳng hạn quy định thông tin phải được công bố cùng lúc trên các
21


phương tiện công bố thông tin, trên website củaSở Giao dịch Chứng
khoán, và website của doanh nghiệp. Thậm chí thông tin chỉ nên được
công bố qua một kênh chính thống.
Đối với các hành vi giao dịch nội gián, thông tin sai sự thật và đầu cơ
làm giá, thứ nhất cần phải thay đổi mức hình phạt theo hướng tăng mạnh
mức xử phạt hành chính, vì hiện tại theo quy định tại các điều 26, 27 và
28 của Nghị định 36/2007/NĐ-CP mức xử phạt đối với các hành vi này
chỉ từ 30 triệu đến 50 triệu đối với cá nhân và 50 triệu đến 70 triệu đối
với các tổ chức đầu tư là quá thấp. Thứ hai, cần xem xét và bãi bỏ quy
định mỗi nhà đầu tư chỉ có một tài khoản giao dịch mà hiện tại đã và
đang bộc lộ nhiều hạn chế và tạo sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư,
tạo cơ hội cho những kẻ bất chính lợi dụng kẽ hở để làm giá. Thứ ba,
sớm nâng cấp cơ sở hạ tầng để chuyển đổi từ hệ thống lưu ký hai cấp

sang hệ thống lưu ký một cấp, từ đó các cơ quan chức năng có thể quản
lý trực tiếp đến tài khoản của từng nhà đầu tư chứ không phải chỉ quản
lý tài khoản tổng hợp của thành viên lưu ký như hiện nay, điều này sẽ
giúp phát hiện sớm những giao dịch đáng ngờ. Gần đây sự kiên quyết
đối với các hành vi sai phạm này trên thị trường chứng khoán đã đã
được thể hiện trong Thông tư liên tịch 46 /2009/TTLT-BTC-BCA ngày
11 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính và Bộ Công an, và cũng đã được
đưa vào trong Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 ngày 19/6/2009 có hiệu lực từ ngày
1/1/2010. Tuy nhiên các quy định pháp lý này trở thành công cụ giúp
hạn chế hành vi giao dịch nội gián, thao túng giá và thông tin sai sự thật
đến mức nào một phần tùy thuộc vào năng lực của những người chịu
trách nhiệm giám sát thị trường, vì thế cần phải nâng cao năng lực
chuyên môn và khả năng phát hiện sai phạm của họ (như khả năng phân
tích diễn biến khối lượng giao dịch và giá, đối tượng thực hiện giao
dịch… đối những giao dịch bất thường) cũng là vấn đề đáng được quan
tâm.
22


c) Tăng tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư cá nhân và
khuyến khích phát triển các nhà đầu tư tổ chức.
Nhà đầu tư cần hiểu rằng, đầu tư trên thị trường chứng khoán luôn hàm
chứa rủi ro, điều quan trọng là nhà đầu tư cần phải thiết lập được mục
tiêu đầu tư của mình về cả hai khía cạnh rủi ro và tỷ suất sinh lợi, kiên
định với mục tiêu đầu tư tương ứng với khẩu vị rủi ro của mình,tránh
hành động mù quáng theo những tin đồn trên thị trường.…
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy một thị trường ổn định và
phát triển không thể thiếu các nhà đầu tư tổ chức, với quy trình định giá
chuyên nghiệp và kỷ luật đầu tư nghiêm ngặt, các tổ chức đầu tư sẽ góp

phần giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn.
d) Tăng lượng chứng khoán tự do giao dịch và đa dạng hơn các
loại hàng hóa.
Với tỷ lệ sở hữu nhà nước trong các công ty niêm yết khá cao như hiện
nay, việc giảm sở hữu nhà nước là một giải pháp để giúp số lượng cổ
phiếu tự do giao dịch trên thị trường tăng, làm tăng hàng hóa cho thị
trường. Ngoài ra cần xem xét đưa ra thị trường nhiều loại hàng hóa khác
đặc biệt là xây dựng lộ trình phát triển thị trường phát sinh để tăng cơ
hội đầu tư như giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư
của họ.
Mặc dù hành vi bầy đàn là một dạng tâm lý của con người nên không thể
triệt tiêu hoàn toàn, nhưng với những giải pháp phù hợp, hành vi bầy đàn
không hợp lý sẽ được hạn chế, từ đó góp phần giảm bớt tình trạng bong
bóng và những đổ vỡ mang tính hệ thống của thị trường, giúp thị trường
phát triển ổn định và chuyên nghiệp hơn, giảm rủi ro cho nhà đầu tư và
tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp để đáp ứng nhu
cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
PHẦN KẾT LUẬN
Thông qua bài tiểu luận của nhóm, có thể thấy tuy TTCK Việt Nam đến
nay đã phát triển và có đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước,
23


nhưng vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế chẳng hạn như hiện tượng bầy
đàn đã nói ở trên. Những tác động tiêu cực cụ thể là làm cho nền kinh tế
mở rủi ro hơn, dễ tổn thương hơn,tình trạng bong bóng, nguy cơ đổ vỡ
TTCK, TTCK lấn át ngân hàng thương mại… Bên cạnh phân tích vấn
đề, bài viết đã có những gợi ý cũng như giải pháp cho hiện tượng này
nhằm góp phần ngăn chặn và phát triển TTCK Việt Nam vững bề hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


24



×