Tải bản đầy đủ (.docx) (280 trang)

Chính sách đối ngoại của campuchia dưới thời thủ tướng hun sen (1997 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.28 MB, 280 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
-----------------

ĐÀO
ĐÌNH KỲ

CHÍNH
SÁCH
ĐỐI
NGOẠI
CỦA
CAMPU
CHIA
DƢỚI
THỜI
THỦ


TƢỚNG HUN SEN (1997 2017)

LU

N

NTI

NS



HUY NNG NHQU
QUỐT
MÃ SỐ: 9 31
02 06

Hà Nội 2019

NH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
-----------------

ĐÀO
ĐÌNH KỲ

CHÍNH
SÁCH
ĐỐI
NGOẠI
CỦA
CAMPU
CHIA
DƢỚI
THỜI

THỦ


TƢỚNG HUN SEN (1997 2017)

C
h
u

n
n

n
h
M
ã
số

: Quan hệ quốc tế
:9310206

LUẬN ÁN
TIẾN SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN
KHOA HỌC
1. PGS.TS.

Nguyễn Thị
Quế

2. TS. Đỗ Thị

Thanh Bình

Hà Nội 2019


LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nghiên
cứu sinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đào Đình Kỳ
Đào Đình Kỳ


LỜI CẢM ƠN
Đằng sau mỗi bước trưởng thành đều có sự giúp đỡ tận tâm, tận tình của
những người Thầy, người Cô, gia đình, đồng nghiệp và bè bạn. Trong 3 năm tìm
hiểu, nghiên cứu và triển khai viết luận án Tiến sĩ này, nghiên cứu sinh có rất
nhiều lời cảm ơn cần nói.
Trước hết, tác giả muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới hai
giáo viên hướng dẫn là PGS, TS Nguyễn Thị Quế - Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ hí Minh và TS Đỗ Thị Thanh Bình - Học viện Ngoại giao. Với sự chỉ bảo,
hướng dẫn và luôn theo sát trong quá trình thực hiện luận án này, đã cho tác giả
sự động viên, những bài học thiết thực cùng nhiều kinh nghiệm quý giá và bổ ích
của một người làm công tác nghiên cứu khoa học. Các cô luôn khuyến khích tác
giả hăng say nghiên cứu và động viên không bỏ cuộc trong thời điểm khó khăn

nhất. Hai cô luôn là tấm gương làm việc, nghiên cứu không mệt mỏi, cho tác giả
động lực để tiếp tục hoàn thành luận án đầy khó khăn này.
Bên cạnh đó, luận án này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ
của các Thầy, ô giáo đã từng tham gia nhận xét, đánh giá luận án từ những ngày
đầu hình thành ý tưởng GS, TS Trần Thị Vinh; GS, TS Nguyễn Thái Yên Hương:
PGS, TS Nguyễn Vũ Tùng; PGS, TS Võ Kim ương; TS Đỗ Thị Thủy. Tác giả
cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các chuyên gia về Campuchia và
quan hệ quốc tế như Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, TS. Trần Việt Thái, TS.
Lê Đình Tĩnh, TS. Nguyễn Thành Văn, PGS, TS Dương Văn Huy, TS Nguyễn
Thị Bích Ngọc … đã tạo điều kiện cho tác giả tiếp cận nguồn tài liệu và cho tác
giả nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận án này.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nghiên cứu sinh xin gửi lời
cảm ơn đặc biệt đến gia đình, những người vẫn luôn ủng hộ và sẻ chia trong
những lúc tôi gặp nhiều khó khăn, những đêm khuya, những lúc tinh thần tôi dạo
động nhất khi mà vợ mang bầu mệt mỏi, con ốm nhưng vẫn thức trắng nhiều
đêm để chăm lo cho con, những lúc áp lực công việc nặng nề. Không một lời
cảm ơn nào có thể xứng đáng với những hi sinh ấy./.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
CAMPUCHIA (1997-2017)..................................................................................................... 21
1.1. Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về chính sách đối ngoại....................... 21
1.1.1. Khái niệm và lý thuyết chính sách đối ngoại........................................... 21
1.1.1.1. Khái niệm chính sách đối ngoại............................................................ 21

1.1.1.2. Lý thuyết chính sách đối ngoại............................................................... 24
1.1.2. Phương pháp phân tích chính sách đối ngoại........................................... 28
1.1.2.1. Cấp độ hệ thống quốc tế............................................................................ 28
1.1.2.2. Cấp độ quốc gia............................................................................................. 29
1.1.2.3. Cấp độ cá nhân............................................................................................... 30
1.2. Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại Campuchia...............................31
1.2.1. ơ sở lý luận.............................................................................................................. 31
1.2.1.1. Tư tưởng “CNXH Phật giáo Khmer”................................................. 31
1.2.1.2. Tư tưởng đối ngoại Trung lập................................................................. 33
1.2.1.3. Quan điểm của Thủ tướng Hun Sen về đối ngoại và hội nhập
quốc tế................................................................................................................................... 36
1.2.2. ơ sở thực tiễn......................................................................................................... 39
1.2.2.1. Chính sách đối ngoại Campuchia trước năm 1997.....................40
1.2.2.2. Tình hình Campuchia.................................................................................. 45
1.2.2.3. Tình hình thế giới, khu vực và sự gia tăng ảnh hưởng của
Trung Quốc và Mỹ đối với Campuchia............................................................... 52
Tiểu kết................................................................................................................................................ 62
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI
CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CAMPUCHIA (1997-2017)........................................ 64
2.1. Nội dung chính sách đối ngoại của Campuchia (1997-2017).............64


2.1.1. Mục tiêu đối ngoại.................................................................................................. 64
2.1.2. Nguyên tắc đối ngoại............................................................................................ 68
2.1.3. Phương châm đối ngoại....................................................................................... 68
2.1.4. Nhiệm vụ đối ngoại............................................................................................... 69
2.1.5. Phương hướng đối ngoại..................................................................................... 72
2.2. Quá trình triển khai chính sách đối ngoại Campuchia (1997-2017) . 73


2.2.1. Đối với các nước lớn............................................................................................. 73
2.2.1.1. Đối với Trung Quốc...................................................................................... 74
2.2.1.2. Đối với Mỹ......................................................................................................... 82
2.2.1.3. Đối với Nhật Bản........................................................................................... 89
2.2.2. Đối với các nước láng giềng............................................................................. 92
2.2.2.1. Đối với Việt Nam............................................................................................ 92
2.2.2.2. Đối với Thái Lan......................................................................................... 104
2.2.2.3. Đối với Lào.................................................................................................... 106
2.2.3. Đối với tổ chức khu vực và quốc tế............................................................ 110
2.2.3.1. Đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)...........110
2.2.3.2. Đối với Liên Hợp Quốc (LHQ)............................................................ 115
2.2.3.3. Đối với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).............................. 117
Tiểu kết............................................................................................................................................. 119
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CAMPUCHIA
GIAI ĐOẠN 1997-2017 VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2028................................... 121
3.1. Đánh giá chính sách đối ngoại Campuchia (1997-2017)....................121
3.1.1. Thành tựu, hạn chế.............................................................................................. 121
3.1.1.1. Thành tựu........................................................................................................ 121
3.1.1.2. Hạn chế............................................................................................................ 127
3.1.2. Đặc điểm chính sách đối ngoại ampuchia (1997-2017)...............129
3.1.2.1. Mang đậm dấu ấn cá nhân Thủ tướng Hun Sen......................... 129
3.1.2.2. Mang tính thực dụng và linh hoạt...................................................... 133
3.1.3. Tác động đối với khu vực Đông Nam và Việt Nam......................136
3.1.3.1. Đối với khu vực Đông Nam Á/ASEAN............................................. 136
3.1.3.2. Đối với Việt Nam......................................................................................... 138


3.2. Dự báo chính sách đối ngoại Campuchia đến năm 2028..............
3.2.1. ơ sở dự báo ...............................................................................
3.2.1.1. Nhân tố bên ngoài ................................................................

3.2.1.2. Nhân tố bên trong ................................................................
3.2.2. Xu hướng chính sách đối ngoại ampuchia đến năm 2028 .......
3.2.2.1. Đối với các nước lớn ............................................................
3.2.2.2. Đối với các nước láng giềng ................................................
3.2.2.3. Đối với tổ chức khu vực và quốc tế ......................................
Tiểu kết .........................................................................................................
KẾT LUẬN ..................................................................................................
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................
Phụ lục 1: Mô hình “Gia đình trị” nhà Thủ tƣớng Hun Sen ..................
Phụ lục 2: Nội các Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VI (20182023)..............................................................................................................
Phụ lục 3: Thể chế chính trị tại Campuchia .............................................
Phụ lục 4: Một số đảng chính trị chính tại Campuchia ..........................
Phụ lục 5: Thông cáo về tăng cƣờng dân chủ và không gian chính trị tại
Campuchia của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia .............
Phụ lục 6: Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm của Campuchia giai đoạn
1997-2017...................................................................................................... 203
Phụ lục 7: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào Campuchia giai đoạn
1997-2017......................................................................................................
Phụ lục 8: 10 Dự án đầu tƣ của Trung Quốc tại Campuchia .................
Phụ lục 9: Các Đặc khu kinh tế tại Campuchia .......................................
Phụ lục 10: Chính sách đối ngoại của Campuchia với các tổ chức
vực, quốc tế ..................................................................................................
Phụ lục 11: Quá trình Campuchia gia nhập ASEAN ..............................
Phụ lục 12: Tiến trình Campuchia trở thành thành viên của WTO ......
Phụ lục 13: Quan hệ Campuchia với Liên minh Châu Âu (EU) ............



Phụ lục 14: Quan hệ Campuchia với tổ chức khu vực khác..........................227
Phụ lục 15: Quan hệ Camphuchia với Trung Quốc............................................ 241
Phụ lục 16: Quan hệ Campuchia với Việt Nam..................................................... 242
Phụ lục 17: Tranh chấp biên giới Campuchia – Thái Lan..............................243
Phụ lục 18: 60 năm quan hệ Campuchia với Mỹ.................................................. 246
Phụ lục 19: Quan hệ Campuchia với Nhật Bản..................................................... 251
Phụ lục 20: Vai trò của LHQ ở Campuchia.............................................................. 253
Phụ lục 21: Các tổ chức của LHQ tại Campuchia............................................... 255


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

1.

AC

2.

ADB

3.

ADMM +

4.

AEC


5.

AFTA

6.

AIIB

7.

AMM

8.

ANQG

9.

APEC

10.

APSC

11.

ARF

12.


ASCC

13.

ASEAN

14.

ASEM


15.

BRI

16.

CARAT

17.

CA-TBD


18.

CCC

19.


CCHR

20.

CDC

21.

CDCF

22.

CGDK

23.

CICP

24.

CLMV

25.

CNHT

26.

CNP


27.

CNRP

28.

CNTD

29.

CNXH

30.

COC

31.

CPK


32.

CPP

33.

DOC


34.

DRP


35.

EAS

36.

EU

37.

FDI

38.

FTA

39.

FUNCIN
PEC

40.

GDP


41.

GMS

42.

IMF

43.

KEDP

44.

LDP

45.

NGO

46.

ODA


47.

RCAF

48.


SEATO


49.

SEZ

50.

TAC

51.

TBCN

52.

TPP

53.

TRP

54.

UN

55.


UNDP

56.

UNTAC

57.

USD

58.

WB

59.

WTO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Lý thuyết chính sách đối ngoại........................................................... 26
Bảng 1.2: Đặc điểm nổi bật của một số lý thuyết chính sách đối ngoại..............26


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

1.1. Campuchia là quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam lục địa.

Vị trí địa - chính trị chiến lược của Campuchia không chỉ tạo lợi thế cho nước
này tăng cường quan hệ với các nước láng giềng có chung biên giới mà còn cả
các cường quốc trên thế giới, nhất là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, cũng như các
tổ chức khu vực và quốc tế. Trong chiến lược đối với khu vực Đông Nam , Trung
Quốc cho rằng, vị trí địa chính trị chiến lược của Campuchia có vai trò quan
trọng đối với Trung Quốc nhằm tăng cường và gia tăng ảnh hưởng tại khu
vực, đặc biệt là tổ chức khu vực còn nhiều lỏng lẻo như SE N. Trong khi đó, Mỹ
cho rằng, mặc dù Campuchia không phải là ưu tiên số một trong chính sách đối
ngoại của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng vị trí và
chính sách đối ngoại thực dụng “ngả hẳn về Trung Quốc” của Campuchia, buộc
Mỹ phải giành sự quan tâm đặc biệt đến quốc gia Đông Nam này. Theo đó,
ampuchia trở thành mục tiêu để các nước lớn tranh giành ảnh hưởng và là “con
bài” để hiện thực hóa ý đồ của các nước lớn trong việc lôi kéo Campuchia vào
vòng kiềm tỏa và làm “bàn đạp” mở rộng ảnh hưởng kinh tế - chính trị lên toàn
khu vực.
1.2. Diễn biến tình hình chính trị nội bộ và sự điều chỉnh chính sách đối
ngoại của ampuchia từ sau tái lập Vương quốc ampuchia (2013) đến nay đặt ra
nhiều thách thức an ninh đối với khu vực Đông Nam và Việt Nam. Về đối nội,
sau khi thành lập Chính phủ Hoàng gia ampuchia nhiệm kỳ I (1993-1998), tình
hình chính trị ampuchia tương đối ổn định, song tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp,
đặc biệt là mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị, trực tiếp là giữa đảng Nhân
1

dân cầm quyền (CPP) và đảng đối lập ứu quốc bị giải thể (CNRP) ; tình trạng
tham nhũng phổ biến, niềm tin của người dân vào đảng cầm quyền và vai trò của
Thủ tướng Hun Sen có xu hướng giảm [85; tr.5]. Từ sau cuộc bầu cử Quốc hội
năm 2013, đấu tranh quyền lực giữa PP và các đảng chính trị khác trở
1Xem thêm: Phụ lục về các đảng phái chính trị tại Campuchia



2

nên gay gắt hơn, các cá nhân chính trị trong nước được sự hậu thuẫn từ bên
ngoài (Mỹ/phương Tây), tăng cường các hoạt động tuyên truyền, chống phá, làm
giảm uy tín, vai trò của hính phủ/Thủ tướng Hun Sen, đặc biệt là NRP đã bị giải
thể nhưng ảnh hưởng vẫn còn mạnh mẽ trong đời sống chính trị tại Campuchia,
khiến tình hình ampuchia diễn biến phức tạp hơn. Về đối ngoại,
ampuchia chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại trung lập linh hoạt, cân
bằng quan hệ nước lớn, song vẫn xác định Trung Quốc là đối tác ưu tiên/ chỗ
dựa số một trong chính sách đối ngoại nhằm đảm bảo vai trò cầm quyền lâu dài
của PP/Thủ tướng Hun Sen. Nhìn lại lịch sử đối ngoại của Campuchia,
Campuchia luôn theo đuổi một chính sách đối ngoại trung lập, thực dụng và linh
hoạt nhằm hạn chế tối đa các hậu quả tiêu cực có thể tác động đến quốc gia này
từ các cuộc cạnh tranh ảnh hưởng nước lớn; song với chính sách thực dụng,
ampuchia cũng không ít lần “câu kết” với một nước lớn nhằm hiện thực hóa mục
tiêu chiến lược của mình [91; tr.169]. Chính sách thực dụng trong quan hệ với
các nước lớn của Campuchia, đặc biệt là với Trung Quốc đặt ra yêu cầu phải tìm
hiểu để giúp chúng ta hiểu sâu hơn về chính sách của một nước nhỏ với một
nước lớn trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến phức tạp. Với
đặc điểm văn hóa - dân tộc, tính thực dụng, linh hoạt trong chính sách đối ngoại
và luôn đặt lợi ích riêng của dân tộc lên trên hết, chính sách đối ngoại của
ampuchia đang bị tác động mạnh bởi các nhân tố bên ngoài, đặc biệt là Trung
Quốc trong quan điểm và lập trường về một số vấn đề an ninh khu vực, đặc biệt
là liên quan đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông và việc triển khai các dự án
thủy điện trên dòng chính sông Mê ông có nguy cơ phá vỡ sự đoàn kết trong
SE N, tác động tiêu cực đến an ninh khu vực và Việt Nam.
1.3. Việt Nam và ampuchia là hai quốc gia láng giềng, có chung đường biên
giới trên đất liền và trên biển, có mối quan hệ đặc biệt trong lịch sử, cùng đấu tranh

chống kẻ thù chung trong quá khứ, hiện đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển
đất nước với chiến lược và sách lược cụ thể nhằm sớm đưa đất nước thoát khỏi tụt
hậu về kinh tế, lạc hậu về khoa học công nghệ, khẳng định vị thế và


3

nâng cao hình ảnh quốc gia ở khu vực và trên trường quốc tế. Tuy nhiên, quan hệ
Việt Nam - ampuchia không chỉ phát triển một cách thuận chiều mà thực tế đã
trải qua nhiều biến động, thăng trầm trong lịch sử. hính quyền Thủ tướng Hun
Sen/CPP mặc dù vẫn chủ trương duy trì quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam,
song một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước vẫn chưa được giải quyết
dứt điểm, Campuchia tiếp tục lợi dụng vấn đề biên giới, Việt kiều, Khmer
Kampuchea Krom (KKK)… để mặc cả nhằm trục lợi về chính trị. Những mâu
thuẫn, tồn tại trong quan hệ hai nước, sự chống đối của các đảng chính trị đối lập
cũng như sự tác động của nhân tố bên ngoài, nhất là nhân tố Trung Quốc, đã tác
động lớn đến lòng tin chính trị giữa hai nước thời gian qua cũng như xu hướng
quan hệ hai nước thời gian tới. Tính thiếu ổn định trong hệ thống chính trị,
những mặt trái trong chính sách đối ngoại và sự tranh giành ảnh hưởng, đấu
tranh phe phái trong nội bộ ampuchia tác động xấu đến quan hệ Việt Nam Campuchia. Thực tiễn quan hệ đối ngoại của Việt Nam nhiều năm qua đã cho
thấy, Campuchia là một trong những nước có tầm quan trọng hàng đầu đối với
Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là an ninh - quốc phòng và nhất là an ninh
tuyến biên giới. Bất kỳ bất ổn nào trong tình hình chính trị tại ampuchia hay
chính sách can thiệp từ bên ngoài cũng sẽ tác động không nhỏ đến quan hệ đối
ngoại và lợi ích của Việt Nam trong quan hệ với ampuchia.
Từ lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của
Campuchia dưới thời Thủ tướng Hun Sen (1997-2017)” làm luận án Tiến sĩ
chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về Campuchia đã có nhiều công trình được công bố gồm sách,

công trình nghiên cứu khoa học, các bài tạp chí trong và ngoài nước, trong đó tập
trung vào 02 nhóm:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về lịch sử Campuchia cận, hiện đại


4

2.1.1. Những nghiên cứu của tác giả Việt Nam
Nguyễn Văn Hà (2010), Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của
Campuchia giai đoạn 2011-2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam, đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Đông Nam , Viện Hàn lâm Khoa
học và Xã hội Việt Nam, đã có những phân tích sâu sắc về những biến động của
ampuchia trên phương diện kinh tế, chính trị giai đoạn 2011-2020. Qua việc luận
giải một số vấn đề liên quan đến thể chế chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của
ampuchia cũng như sự gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt là Trung
Quốc và Mỹ đối với Campuchia, tác giả đã cho thấy tính hai mặt trong mối quan
hệ giữa Campuchia với các nước lớn, các nước láng giềng khu vực.
Trần Việt Thái (2014), Quá trình giải quyết vấn đề Campuchia trong
chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1979-1991 và một số bài học kinh
nghiệm, luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, đã
làm rõ thực chất bản chất và nguyên nhân dẫn đến “Vấn đề ampuchia” giai đoạn
1979-1991; cách Việt Nam giải quyết “Vấn đề ampuchia” và bài học kinh
nghiệm. Luận án nêu lên những đánh giá sắc bén về Campuchia và mối quan hệ
giữa Việt Nam và ampuchia giai đoạn này.
Nguyễn Văn Điểu và Nguyễn Thị Minh Thư (2016), Tìm hiểu về
Campuchia, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân cung cấp cho độc giả những kiến
thức cơ bản về ampuchia: Điều kiện tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế; khái quát
những vấn đề cơ bản trong chính sách đối ngoại trung lập, không liên kết, duy trì
hòa bình với các nước láng giềng và các nước trên thế giới, không xâm lược hay
can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác; tuy nhiên, nội dung chỉ dừng lại ở

mức độ đề cập thông tin, chưa có đánh giá, phân tích cụ thể.
Nguyễn Thành Văn (2016), Biến đổi chính trị ở Campuchia giai đoạn giai
đoạn 2014-2020 và tác động đến Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
Viện Nghiên cứu Đông Nam , Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng đã
tiến hành tổng kết và đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị, đối ngoại, an ninh
- quốc phòng của Campuchia từ năm 2014 đến nay. Các tác giả tập trung


5

phân tích đặc điểm chủ yếu trong nền chính trị Campuchia, sự vận động và các
nhân tố tác động đến tình hình Campuchia. Đây là đề tài cập nhật về tình hình
chính trị Campuchia đến trước bầu cử Quốc hội Campuchia khóa VI (7/2018) ở
Việt Nam.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Đầu tiên phải kể đến là William Shawcross (1979), Sideshow (Màn phụ)
gồm 02 phần chính với 497 trang, nhà xuất bản The Hogarth, London, được các
học giả phương Tây đánh giá là kinh điển khi nói sự hủy diệt của Campuchia,
một siêu cường có thể hủy diệt một quốc gia nghèo trong thế giới thứ ba như là
một phần trong sức mạnh toàn cầu của Mỹ.
Harish C. Mehta và Julie B. Mehta, Graham Brash (1999), Hun Sen Strongman of Cambodia (Hun Sen: Nhân vật xuất chúng của Campuchia) do nhà
xuất bản Văn học dịch và phát hành gồm 10 chương, tập trung vào nhân vật
chính là Hun Sen. Tác phẩm nói về cuộc sống của một thanh niên nông thôn đã
trở thành một anh hùng dân tộc với cuộc tìm kiếm con đường đấu tranh nhằm lật
đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ; vai trò của Thủ tướng Hun Sen trong việc tái
thiết đất nước và cách thức xử lý vấn đề nội bộ nhằm xây dựng một đất nước
đoàn kết, hòa bình và phát triển.
David Chandler (2009), Cambodia’s history (Lịch sử Campuchia),
Westview Press-3


rd

edition, a Subsidiary of Perseus Books, New York gồm 13

chương, 343 trang, tóm tắt lịch sử hình thành của Campuchia, những thăng trầm
của nhân dân ampuchia trong đấu tranh giành độc lập từ thực dân Pháp, khát
vọng thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ... những khó khăn trong việc tái
thiết đất nước và đánh bại lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại. Là một người gắn bó
nhiều năm với các nước châu Á, vừa là nhà nghiên cứu, vừa là người hoạt động
thực tiễn trong các tổ chức tình nguyện, tác giả đã phân tích rõ tình trạng khó
khăn, kém phát triển và nghèo khổ của ampuchia sau năm 1979 và những khó
khăn, thách thức của Chính phủ Campuchia trong tái thiết và xây dựng đất nước.


6

Joel Brinkley (2012), Cambodia’s curse: The modern history of a trouble
land (Campuchia: Lịch sử hiện đại của vùng đất phức tạp), nhà xuất bản Public
Affairs, New York gồm 17 chương, 386 trang. Tác giả đã phân tích rõ nỗi khổ của
người dân Campuchia thời đó và những khó khăn không thể diễn tả được sau khi
được giải phóng 7/01/1979. Hơn hai triệu người vô tội bị giết một cách dã man, cơ
sở hạ tầng bị phá hủy, nguồn nhân lực khan hiếm... Đồng thời, tác giả nêu rõ cách
thức lãnh đạo của Chính phủ Hoàng gia từ nhiệm kỳ I trong giải quyết các vấn đề
như tham nhũng, tiền lương, tranh chấp đất đai, nhân quyền, khoảng cách giàu
nghèo... đã và đang thách thức hòa bình và độc lập của Campuchia.

Đáng chú ý là Sebastian Strangio (2014) trong tác phẩm Hun Sen’s
Cambodia (Campuchia của Hun Sen), nhà xuất bản Đại học Yale, Mỹ đã đưa ra
những đánh giá, nhận xét tương đối chân thật về Hun Sen, một cựu chiến binh
Khmer Đỏ, một chính trị gia đáng chú ý nhất của


ampuchia và là người giữ

chức Thủ tướng lâu nhất trên thế giới. Trong cuốn sách này, Sebastian Strangio
đưa ra những nhận định về Thủ tướng Hun Sen: “Một nhà lãnh đạo chuyên chế,
cai trị một chế độ chứa đầy sự dung túng cho sai trái, tham nhũng và cũng là
người đã đàn áp các đối thủ của mình một cách tàn bạo”. Sebastian Strangio
một mặt công nhận những kỹ năng chính trị của Thủ tướng Hun Sen, ghi nhận
thành công của Thủ tướng Hun Sen với vai trò là một nhà chính trị dân túy theo
phong cách truyền thống của ampuchia khi ông hành động với một phong thái
giống nhà lãnh đạo lâu năm của Campuchia là N. Sihanouk; mặt khác vẫn phê
phán những mục tiêu kỹ năng đó nhắm đến.
2.1.3. Các công trình nghiên cứu của tác giả Campuchia
Hun Sen (1991), Tính đặc thù của quá trình cách mạng Campuchia, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Mặc dù không đi sâu phân tích về chính sách
đối ngoại, nhưng trong luận án, tác giả đã có một chương nói về các vấn đề liên
quan đến chính sách đối ngoại trung lập của Campuchia. Các nội dung được đề cập
đến là âm mưu của Mỹ và Trung Quốc đối với Campuchia tại Hội nghị Geneva năm
1954; sự lựa chọn đường lối trung lập của N. Sihanouk; quan hệ giữa


7

Campuchia với các nước XHCN. Luận án đã khẳng định việc lựa chọn chính sách
đối ngoại trung lập là đúng đắn, nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và
các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới. ampuchia đã có quan hệ hữu nghị với
các nước XHCN; chống lại sự bành trướng của Mỹ và đồng minh. Tác giả cũng đưa
ra bốn nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền N. Sihanouk cũng như
chính sách đối ngoại trung lập, bao gồm: kinh tế suy thoái, mâu thuẫn nội bộ, sai
lầm của đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia và sự can thiệp của bên ngoài.


Kong Thann (2009), Mặt trận giải phóng dân tộc Khmer và con đường
tiến tới hòa bình, Nhà xuất bản Angkor, Phnom Penh đã nêu ra năm nội dung lớn
từ nguyên nhân của cuộc chiến tranh tại Campuchia, cuộc đấu tranh chống
Khmer Đỏ... cho tới con đường tiến tới hòa bình. Cuốn sách này đã phân tích
một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tiến trình cách mạng Campuchia và thời
đại, trong đó đi sâu luận giải nhiều vấn đề lớn của dân tộc và của thế kỷ XX. Tác
giả khẳng định: Ngày 7/01/1979 giải phóng thành công đất nước mang lại sự
sống mới và mở ra một thời đại mới cho nhân dân ampuchia và trên cơ sở ấy,
ampuchia đã từng bước phát triển, đưa khát vọng của dân tộc mình cũng như
của loài người thành hiện thực.
Nim Sovath (2011), Chính trị cùng thắng trong xu thế quốc tế: Sự kết thúc
nội chiến, nguồn gốc của nền hòa bình thật sự tại Campuchia, Nhà xuất bản
Reah, Phnom Penh. Tác giả đã luận giải hòa bình thật sự mà Campuchia có là từ
khi Chính phủ Hoàng gia Campuchia thật sự phi quân sự hóa lực lượng Khmer
Đỏ với chính sách “Đánh bại”, hay còn được gọi là chiến lược “Cùng Thắng”
(Win - Win) của Thủ tướng Hun Sen năm 1998. Khát vọng hòa bình, cần hòa
hợp hòa giải dân tộc, đoàn kết sức mạnh toàn dân, cùng nhau xây dựng và phát
triển đất nước là những nội dung đóng góp về mặt chiến lược và chiến thuật
trong việc tập hợp lực lượng để xây dựng và bo vệ đất nước.
Chhay Sophal (2012), Hun Sen: Chính trị và quyền lực trong lịch sử
Campuchia hơn 40 năm, Nhà xuất bản Angkor Thom, Phnom Penh. Tác giả đã
trình bày một cách khái quát về nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên chính trường


×