Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Chuyển hóa không gian kiến trúc nhà ở trên tuyến phố mã mây phục vụ khách cư trú du lịch (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------

PHẠM HỮU QUỐC

CHUYỂN HÓA KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
NHÀ Ở TRÊN TUYẾN PHỐ MÃ MÂY PHỤC VỤ
KHÁCH CƯ TRÚ – DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM HỮU QUỐC
KHÓA: 2017 -2019

CHUYỂN HÓA KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
NHÀ Ở TRÊN TUYẾN PHỐ MÃ MÂY PHỤC VỤ
KHÁCH CƯ TRÚ – DU LỊCH
Chuyên ngành: Kiến trúc


Mã số: 60.58.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS LÊ QUÂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Khoa đào
tạo sau đại học, phòng Quản lý – đào tạo và khoa Kiến trúc Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Lê
Quân, người thầy đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã dành thời gian đọc, nghiên
cứu và đóng góp nhiều ý kiến cho luận văn của tôi.
Hà Nội, tháng 4 năm 2019.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Hữu Quốc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu được tìm hiểu rõ ràng, kết quả nêu trong bài luận văn là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, tháng 4 năm 2019.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Phạm Hữu Quốc


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Danh mục các hình minh họa
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
* Lý do chọn đề tài. ...................................................................................................1
*Mục đích của đề tài .................................................................................................2
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2
+Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................2
+ Phạm vi nghiên cứu. ..........................................................................................2
*Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................2
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. .............................................................3
*Cấu trúc của luận văn. ............................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
CHƯƠNG I: Thực trạng kiến trúc nhà ở trong các khu phố cổ Hà Nội phục vụ
du lịch. ........................................................................................................................5
1.1. Tổng quan khu phố cổ Hà Nội. .......................................................................5
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội. ..................................5
1.1.2. Hệ thống giá trị và đặc điểm của khu phố cổ Hà Nội. .................................9
1.2. Thực trạng kiến trúc tuyến phố Mã Mây.....................................................10
1.2.1. Hiện trạng các con phố trong khu phố cổ Hà Nội. ....................................10


1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển phố Mã Mây trong khu phố cổ Hà Nội. ...11

a. Lịch sử hình thành và phát triển phố Mã Mây. ...............................................11
b. Kiến trúc phố Mã Mây qua các thời kỳ. .........................................................14
c. Hiện trạng phố Mã Mây. ................................................................................16
1.3. Thực trạng những nghiên cứu về chuyển hóa không gian chức năng nhà ở
phục vụ nhu cầu khách du lịch. .............................................................................28
1.4. Giới thiệu một số các tuyến phố cổ đang chuyển hóa không gian trong
nước và ngoài nước phục vụ khách du lịch. .........................................................29
a. Khôi phục khu phố cổ ở trung tâm thành phố Warsaw, Ba Lan. .....................29
b. Kinh nghiệm bảo tồn kiến trúc ở Praha – Cộng hòa Séc. ................................30
c. Kinh nghiệm bảo tồn của Nhật Bản. ................................................................32
CHƯƠNG II: Cơ sở khoa học chuyển hóa không gian kiến trúc nhà ở trên các tuyến
phố cổ phục vụ cho phát triển du lịch........................................................................34
2.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................34
2.1.1 Bảo tồn và duy trì. .......................................................................................34
2.1.2 Tu sửa. .........................................................................................................35
2.1.3 Phục hồi. ......................................................................................................36
a. Phục hồi từng phần. .........................................................................................36
b. Phục hồi toàn phần...........................................................................................36
2.1.4 Cải tạo và thích ứng. ..................................................................................37
2.1.5 Chỉnh trang. ...............................................................................................39


2.1.6 Cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. ........................................................39
2.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................40
2.2.1 Lý thuyết về bảo tồn khu phố cổ. ...............................................................40
a, Quan điểm bảo tồn nguyên trạng .....................................................................40
b, Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa ..............................................................41
c, Quan điểm bảo tồn phát triển ...........................................................................43
2.2.2 Lý thuyết về bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc di sản
...............................................................................................................................43

2.2.3 Lý thuyết về phát triển hệ thống du lịch trong phố cổ Hà Nội. ...................46
2.3 .Cơ sở thực tiễn. .................................................................................................50
2.3.1 Các yếu số ảnh hưởng đến việc chuyển hóa không gian kiến trúc nhà ở trên
tuyến phố Mã Mây phục vụ khách du lịch. ..........................................................50
a, Điều kiện vị trí địa lý. .......................................................................................50
b, Điều kiện xã hội: ...............................................................................................51
2.3.2 Nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch trong tuyến phố cổ Hà Nội: ..................54
CHƯƠNG III: Chuyển hóa không gian kiến trúc nhà ở trên tuyến phố Mã Mây
phục vụ khách cư trú – du lịch. .................................................................................57
3.1 Định hướng phương thức chuyển đổi. .............................................................57
3.2 Nguyên tắc chuyển đổi ......................................................................................58
3.2.1. Bảo tồn và duy trì. .....................................................................................58
3.2.2. Tu sửa. .......................................................................................................60


3.2.3. Phục hồi. ...............................................................................................61
3.2.4. Cải tạo và thích ứng. .............................................................................62
3.2.5. Chỉnh trang. ..........................................................................................64
3.2.6. Cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật....................................................65
3.3 Phân loại nhà ở trên tuyến phố Mã Mây. .............................................65
3.4 Điều kiện để có thể chuyển hóa chức năng phục vụ nhà phố cổ phục
vụ khách du lịch. ...........................................................................................68
3.4.1 Điều kiện về không gian kiến trúc. ........................................................68
3.4.2 Điều kiện về sở hữu – quyền sử dụng. ...................................................68
3.5 Các giải pháp chuyển hóa không gian kiến trúc nhà ở trên tuyến phố
Mã Mây phục vụ khách du lịch. ..................................................................69
3.5.1 Xác định chức năng để chuyển hóa không gian kiến trúc .....................69
a, Hotel và hostel. ......................................................................................69
b, Home stay .............................................................................................71
c, Cửa hàng – Văn phòng du lịch. .............................................................73

d, Nhà hàng phục vụ khách du lịch. ..........................................................74
3.5.2 Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chức năng nhà trong phố cổ
phục vụ khách du lịch. ..........................................................................75
3.5.3 Giải pháp tô chức kỹ thuật – hạ tầng. ....................................................77
3.6 Công trình thiết kế thực nghiệm. ..........................................................79


C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………….86
Kết luận……………………………………………………………………..86
Kiến nghị…………………………………………………………………....88
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng, biểu
Bảng 1

Tên bảng, biểu
Thông kê các loại nhà trên đoạn phố 1 – Mã
Mây( theo bản quản lý phố cổ )

Bảng 2

Thông kê các loại nhà trên đoạn phố 2 – Mã
Mây( theo bản quản lý phố cổ )

Bảng 3

Thông kê các loại nhà trên đoạn phố 2 – Mã
Mây( theo bản quản lý phố cổ )


Bảng 4

Thông kê các ngôi nhà có giá trị bảo tồn trên
phố Mã Mây

Bảng 5

Thực trạng cư trú tại các ngôi nhà trên phố Mã
Mây ( theo bản quản lý phố cổ )

Bảng 6

Thống kê hiện trạng sử dụng các ngôi nhà trên
phố Mã Mây ( theo bản quản l ý phố cổ )


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Bản đồ phạm vi khu phố cổ Hà Nội ( Nguồn : Ban quản
lý phố cổ Hà Nội)

Hình 1.2

Bản đồ phân bố các phường nghề ở phố cố Hà Nội (

Nguồn : Ban quản lý phố cổ Hà Nội )

Hình 1.3

Quá trình biến đổi của đường phố trong khu phố cổ
Hà Nội qua các thời kỳ ( Nguồn : Ban quản lý phố cổ
Hà Nội )

Hình 1.4

Vị trí phố cổ Mã Mây trên bản đồ Hà Nội năm 1873 (
Nguồn : Ban quản lý phố cổ Hà Nội )

Hình 1.5

Vị trí phố Mã Mây trên bản đồ Hà Nội năm 1890 (
Nguồn : Ban quản lý phố cổ Hà Nội )

Hình 1.6

Hiện trạng khai thác sử dụng các ngồi nhà trong phố
Mã Mây ( Nguồn : Ban quản lý phố cổ Hà Nội )

Hình 1.7

Mặt đứng các ngôi nhà sau khi cải tạo, xây mới

Hình 1.8

Nội thất quán Bar tại nhà số 61 Mã Mây


Hình 1.9

Những yếu tố gây ảnh hưởng khác trước -cũ của các
ngồi nhà

Hình 1.10

Mặt bằng các ngồi nhà đoạn phố 1 trong phố Mã Mây
( Nguồn : Ban quản lý phố cổ Hà Nội )

Hình 1.11

Mặt bằng các ngồi nhà đoạn phố 2 trong phố Mã Mây
( Nguồn : Ban quản lý phố cổ Hà Nội )

Hình 1.12

Mặt bằng các ngồi nhà đoạn phố 3 trong phố Mã Mây
( Nguồn : Ban quản lý phố cổ Hà Nội )

Hình 1.13
Hình 1.14

Phố cổ Warszawa – Ba Lan
Phố cổ Kawagoe – Nhật Bản


Hình 1.15


Phố cổ Gion – Kyoto – Nhật Bản

Hình 2.1

Bản đồ phố Mã Mây

Hình 2.2

Mật độ các hộ dân trong các ngôi nhà trên phố Mã
Mây ( Nguồn : Ban quản lý phố cổ Hà Nội )

Hình 3.1

Tình trạng sử dụng và khai thác các ngồi nhà trên
phố Mã Mây

Hình 3.2

Hiện trạng sử dụng đất trên phố Mã Mây ( Nguồn :
Ban quản lý phố cổ Hà Nội )

Hình 3.3

Khách sạn Mayde Ville tại phố Hàng Bè

Hình 3.4

Khách sạn La Siesta tại Phố Mã Mây

Hình 3.5


Một hostel trên phố Mã Mây phục vụ khách nước
ngoài

Hình 3.6

Homestay kết hợp cả ba phong cách Hội An – Hà Nội - Sapa

Hình 3.7

Không gian thận thiện tại Homestay

Hình 3.8

Hình ảnh bố trí mặt bằng nhà truyển thống trong khi
phố cổ Hà Nội

Hình 3.9

Hình ảnh bố trí đường ống cấp – thoát nước trong
khu phố cổ Hà Nội

Hình 3.10

Hình ảnh bố trí cáp điện và đèn chiếu sáng


1

MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài.
Phố cổ Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn với đông đảo du khách quốc tế khi
đến Việt Nam. Phố cổ Hà Nội thu hút du khách không chỉ vì lưu giữ trong nó
rất nhiều các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quí giá, mà còn cho họ thấy
nếp sống của người dân ở một di sản đô thị đang thay da đổi thịt hàng ngày,
hàng giờ. Cùng với Hoàng thành, khu phố cổ Hà Nội là hiện hữu của Kinh
thành Thăng Long xưa, mang hồn thiêng khí phách lịch sử dân tộc, là một di
tích vô cùng quý giá của thủ đô Hà Nội và của cả nước.
Công cuộc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, thích ứng cùng với các hoạt động phát
huy tác dụng và khai thác du lịch ở khu phố cổ Hà Nội đang được tiến hành có
hiệu quả. Các dự án bảo tồn do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội được thực hiện
phần lớn có hiệu quả. Thực tế, đã cho thấy rõ và đúc kết được một số kết quả
trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị phố cổ.
Ngày nay, Hà Nội đang thu hút sự đầu tư phát triển sôi động, đa dạng các
loại hình cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch, đón sự tăng trưởng nhanh số
lượng du khách đến. Thống kê sơ bộ đến cuối năm 2017, trên địa bàn Thành
phố có 3546 cơ sở lưu trú với 60.458 phòng, chiếm 1/5 tổng số cơ sở lưu trú cả
nước; trong đó 600 cơ sở lưu trú đã xếp hạng có tổng số 22.845 phòng, gồm 38
khách sạn và căn hộ cao cấp 4-5 sao, 517 khách sạn 1-3 sao, 45 nhà nghỉ du
lịch và căn hộ đạt chuẩn.
Trong thời gian tới loại hình homestay tại Hà Nội, đặc biệt là các homestay
trong các làng nghề, làng cổ, phố cổ, phố cũ sẽ có xu hướng phát triển tốt, phù
hợp với nhu cầu thị trường.
Việc đề xuất giải pháp chỉnh trang cải tạo không gian chức năng nhà phố cổ
thành không gian phục vụ khách du lịch ngắn ngày chở thành việc cần thiết hơn
bao giờ hết.


2


*Mục đích của đề tài
Xác định các định hướng và giải pháp chuyển đổi không gian kiến trúc nhà ở
trên tuyến phố Mã Mây phục vụ khách du lịch.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+Đối tượng nghiên cứu:
– Không gian chức năng nhà ở trong khu vực phố cổ Hà Nội
– Các giải pháp chuyển đổi không gian chức năng từ không gian nhà phố cổ

Hà Nội thành không gian chức năng phục vụ khách du lịch ngắn ngày.
– Cấu trúc không gian kiến trúc, những biến đổi về không gian – nhưng

không làm ảnh hưởng đến mặt tiền cũng như hệ kết cấu cũ của ngôi nhà.
+ Phạm vi nghiên cứu:
– Không gian kiến trúc nhà ở trong khu vực phố cổ Hà Nội.
– Giải pháp chuyển đổi không gian chức năng từ không gian nhà ở trong khu

ph ố c ổ thành không gian cho phục vụ khách du lịch. Không đi sâu vào các
vấn đề hạ tầng kỹ thuật, môi trường và tổ chức khai thác du lịch.
*Phương pháp nghiên cứu
+ Khảo sát: Khảo sát lịch sử, thực trạng điều kiện tự nhiên và xã hội của khu
phố cổ nói chung và phố Mã Mây nói riêng. Nhằm mục đích thống kê, kiểm
tra, chỉnh lý và bổ sung tư liệu về tình hình thực trạng kiến trúc - quy hoạch tại
khu phố cổ và phố Mã Mây. Điều tra được thể hiện qua bảng biểu, sơ đồ, ảnh
chụp và các số liệu phân tích.
+ Điều tra xã hội học: Điều tra quan điểm, cảm xúc, nhu cầu của cộng đồng
dân cư địa phương về không gian kiến trúc tại khu phố cổ nói chung và phố Mã
Mây nói riêng. Nhằm thu thập thông tin làm sáng rõ những vấn đề còn tồn tại,
nhu cầu, quan điểm chung trong mọi lĩnh vực liên quan. Qua đó góp phần hình
thành phương án tổ chức không gian kiến trúc phù hợp, tối ưu trong việc chuyển
hóa không gian kiến trúc nhà ở phục vụ khách du lịch – cư trú.



3

– Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tìm và thu thập những bài báo, tạp chí, phóng

sự có nội dung liên quan đến đề tài không gian kiến trúc nhà ở trong khu phố
cổ, các mô hình chuyển hóa không gian trên tuyến phố cổ cổ phục vụ khách
du lịch. Tham khảo các đề tài về chuyển hóa không gian kiến trúc nhà ở trong
khu phố cổ. Tham khảo kinh nghiệm trong và ngoài nước cùng các cở sở
khoa học, thực tế. Phương pháp giúp thống kê những số liệu về sự biến đổi
hàng năm về kinh tế, số lượng tăng giảm dân số, số nhà, số cửa hàng, số
lượng khách du lịch. Qua đó có cơ sở dữ liệu để phân tích thực trạng, so sánh
đối chiếu tìm ra các dạng chuyển hóa không gian phù hợp với xu thế hiện
nay.
– Phương pháp so sánh: Được sử dụng nhằm có cái nhìn tổng quát giữa các

dạng mô hình chuyển hóa không gian kiến trúc phục vụ khách du lịch cư trú
trong cùng một thời điểmvà tìm ra điểm giống, khác nhau về sự phát triển
kinh tế, biến đổi văn hóa xã hội.
– Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với các chuyên gia kiến trúc - nội thất,

các nghiên cứu để tìm ra hướng chuyển hóa phù hợp nhất.
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Góp phần làm rõ và tìm ra các tiêu chí, giải pháp chuyển đổi không gian chức
năng nhà ở trong khu vực phố cổ phục vụ khách du lịch. Đây là một giải pháp
quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị khu Phố cổ Hà Nội nhằm
đưa văn hóa – đời sống của người dân phố cổ tới được các người bạn nước
ngoài hơn nữa.



4

*Cấu trúc của luận văn.
Luận văn bao gồm 3 chương:
– Chương I: Thực trạng kiến trúc nhà ở trong các khu phố cổ Hà Nội phục vụ

khách du lịch
– Chương II: Cơ sở khoa học chuyển hóa không gian kiến trúc nhà ở trên các

tuyển phố cổ phục vụ khách du lịch
– Chương III: Chuyển hóa không gian kiến trúc nhà ở trên tuyến phố Mã

Mây phục vụ khách du lịch.
Phần kết luận và kiến nghị.
Ngoài ra luận văn còn có phần tài liệu tham khảo bao gồm: hình vẽ, ảnh chụp
và các văn bản có liên quan.


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Thực trạng kiến trúc nhà ở trong các khu phố cổ Hà Nội
phục vụ du lịch.
1.1. Tổng quan khu phố cổ Hà Nội.
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
a. Đặc điểm về địa lý và tự nhiên.

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, độ cao trung bình 5-20m
so với mặt nước biển, có vị trí địa lý trong tọa độ 20°53’ - 21°33’ vĩ độ Bắc và

105°44’ - 106°2’ kinh độ Đông, tọa lạc ngay giữa vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng (sông Nhị Hà). [26]
Theo Quyết định số 6398/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ
xây dựng, khu phố cổ Hà Nội có phạm vi được xác định:
– Phía Bắc giáp phố Phan Đình Phùng, Hàng Đậu.
– Phía Đông giáp phố Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải.
– Phía Tây giáp phố Phùng Hưng.
– Phía Nam giáp các phố Hàng Thùng, Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Bông.

Toàn bộ khu vực trên thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, gồm 79 tuyến phố và
83 ô phố của 10 phường, có diện tích 82 ha. Khu vực này nguyên là phần đất
thuộc phía Đông kinh thành Thăng Long xưa, là vùng “ba sáu phố phường” –
khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc phần “thị” của kết cấu “trong thành
ngoài thị” của đô thị cổ Hà Nội. [26]
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận
nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa,
có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía Bắc của vành đai nhiệt đới, thành
phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
Do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114
ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và


6

khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm
theo mưa nhiều. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông. Cùng với hai
thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố
có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. [26]

Hình 1.1 Bản đồ phạm vi khu phố cổ Hà Nội [27]

b. Sự hình thành và phát triển của Hà Nội và khu phố cổ Hà Nội.

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành
Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay. Trung tâm Hà Nội cổ được Lý Thái Tổ đánh
giá trong “chiếu dời đô” là: “ở giữa khu vực đất trời, có thế rồng cuộn hổ ngồi,
ở giữa Nam – Bắc – Đông – Tây, địa hình địa thế núi sông sau trước, đất rộng
mà bằng phẳng, chỗ cao ráo mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn
vật rất thịnh và phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là phồn thịnh hơn cả”.
[03]
Thành đươc quy hoạch theo “tam trùng thành quách” và có cấu trúc “trong


7

thành ngoài thị”. [03]
Trong các thời Lý Trần, nội thành của Thăng Long bao gồm 61 phường.
Các phố xá ngày một lập nên nhiều nhưng Thăng Long cũng như các thành thị
phương Đông đều có mối liên hệ mật thiết giữa các bộ phận công thương nghiệp
và các bộ phận nông nghiệp của những xóm làng nông nghiệp xung quanh.
Những nghề thủ công tập trung nhiều nhất ở khu Đông và Tây thành Thăng
Long.[03]
Từ thế kỷ XV, vùng kinh kỳ đặt thành phủ Trung Đô gồm hai huyện Quảng
Đức và Vĩnh Xương, tới năm 1469 đổi thành phủ Phụng Thiên. Người dân ở các
làng thuộc vùng đồng bằng sông Hồng đã quy tụ về khu vực giữa vùng Kinh
thành và bên bờ sông Hồng. Họ tạo thành những phường nghề. Mỗi phường sản
xuất hoặc bán một loại sản phẩm và được ngăn cách với nhau bằng những cái
cửa gỗ. Khu dân cư 2 huyện Quảng Đức thế kỷ XIX gọi là Vĩnh Thuận và Vĩnh
Xương (thế kỷ XIX gọi là Thọ Xương), chia làm 36 phường, mỗi huyện 18
phường. Quy hoạch của Thăng Long 36 phường bắt đầu từ đó.[03]


Hình 1.2 Bản đồ phân bố các phường nghề ở phố cổ Hà Nội thế kỷ XIX [27]
Thời kỳ thuộc địa, quy hoạch thành phố bắt đầu được quan tâm, khu phố cổ
có nhiều thay đổi. Các cửa ngăn giữa các phố nghề được dỡ bỏ. Các phố được


8

mở rộng, trang bị hệ thống nước, ánh sáng và làm vỉa hè. Các phần đua ra để
làm cửa hàng bị phá bỏ. Năm 1888, chính quyền Thuộc địa ban hành một sắc
lệnh đối với khu phố cổ, làm vỉa hè và làm hệ thống thoát nước, gom các chợ
trên các phố vào khu vực chợ có mái che. Đến thời điểm này bắt đầu xuất hiện
các ngôi nhà theo kiểu kiến trúc châu Âu (kiểu Haussman, rồi theo kiểu Artdeco) bên cạnh những ngôi nhà truyền thống. [16]
Thời kỳ sau năm 1954, hoạt động kinh doanh của khu phố cổ trở nên ít sôi
động hơn. Trong thời gian này, dân số trong khu phố cổ tăng lên nên nhiều ngôi
nhà cũng bị thay đổi. Một số đình, đền, chùa bị các hộ dân lấn chiếm. [16]
Sau thời kỳ đổi mới, khu phố cổ lấy lại sự năng động. Các cửa hàng được
chỉnh trang, nhiều đình đền chùa được tu bổ. Giá đất càng ngày càng tăng cao.
Nhiều công trình được xây dựng lại. Nhà truyền thống và các lớp sân trong
không còn nhiều nữa. [16]

Hình 1.3 Quá trình biến đổi của đường phố trong khu phố cổ Hà Nội các thời kỳ[27]


9

1.1.2. Hệ thống giá trị và đặc điểm của khu phố cổ Hà Nội.

Di sản phố cổ Hà Nội không chỉ có khu phố cổ mà là một phức hợp đa
dạng, rộng lớn và có chiều dài lịch sử: [12]
- Đó là những giá trị văn hóa vật thể - phi vật thể đã tạo ra cái hồn của phố cổ.

Khu “ba sáu phố phường” xưa nổi tiếng là đất ngàn năm văn vật: “Thứ nhất
Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”, với nhiều hoạt động sôi nổi cả ngày lẫn đêm. Giá trị
văn hoá phi vật thể của khu phố cổ là tổng hòa các yếu tố giao lưu, hội nhập,
dung hòa, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long – Hà Nội.
- Đó là các quần cư thủ công nghiệp, phố cổ Hà Nội là khu vực tập trung nhiều
nghề thủ công nhất. Những người thợ thủ công ở khắp nơi mang nghề độc đáo
của địa phương mình lên Hà Nội làm ăn, họ lập ra những phố riêng buôn bán
sản phẩm của quê hương mình. Họ thành lập và liên kết với nhau trong các
phường, hội để giúp nhau trong cuộc sống cũng như trong việc giữ gìn nghề Tổ.
- Đó là khu phố cổ với các công trình kiến trúc mà trong đó con người đang
sống và hoạt động. Đây là một loại “bảo tàng sống”, một phức hợp di tích gồm
nhiều loại hình khác nhau. Với vai trò một là một khu đô thị, đan xen giữa các
công trình tôn giáo, tín ngưỡng bên cạnh một tập hợp nhà ở - cửa hàng (shop
house) và các công trình công cộng. Biểu hiện nét đặc trưng nhất cho lối sống
của một đô thị phương Đông. Tập hợp các loại hình kiến trúc này đã tạo nên môi
trường đô thị trên cơ sở tôn trọng tự nhiên. Kết hợp giữa ngôn ngữ kiến trúc với
tự nhiên để duy trì và phát triển một lối sống, lối nghề với mật độ dân cư đông
đúc và các mối quan hệ xã hội phức tạp. Khu phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều loại
hình kiến trúc dân dụng, tôn giáo, tín ngưỡng. Số lượng như sau: hơn 1000 Nhà
ở; 58 Đình; 8 Chùa; 25 Đền; 5 Miếu; 2 Hội quán.
Cùng với Hoàng thành, khu phố cổ Hà Nội là hiện hữu của Kinh thành Thăng
Long xưa, mang “hồn thiêng khí phách” lịch sử dân tộc, là một di tích vô cùng
quý giá của thủ đô Hà Nội và cả nước.


10

Khu phố cổ Hà Nội giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu đô thị
đặc thù của Kinh đô Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Trải qua
nhiều biến cố lịch sử, những thành tố đơn lẻ của phố cổ bị thay đổi, nay chỉ còn

mang dấu ấn của kiến trúc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhưng về tổng thể
vẫn bảo lưu được cơ cấu không gian đô thị của một khu phố cổ truyền thống.
Khu phố cổ Hà Nội là đặc trưng của một quần thể kiến trúc truyền thống
Việt Nam, với hình thái kiến trúc và các hình thức kiến trúc với các nét biển
đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Đặc điểm dân gian thể hiện rất rõ trong cách tổ chức khu phố trên cơ sở đơn
vị, phường nghề với phương thức sản xuất, tổ chức xã hội và các thiết chế văn
hoá, tín ngưỡng, cách thức xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn. Phố xuất hiện
sau phường do nhu cầu trao đổi thương nghiệp tăng dần. Phố là một bộ phận
của phường đồng thời phố là thành phần liên kết các phường khác nhau trong
mối quan hệ tương hỗ và tạo nên một mạng lưới đường – phố, đó là cấu trúc đô
thị.
1.2. Thực trạng kiến trúc tuyến phố Mã Mây.
1.2.1. Hiện trạng phố cổ Hà Nội.

Khu Phố cổ Hà Nội với những kiến trúc đặc trưng mang đậm nét văn hóa.
Cùng với sự phát triển của xã hội, sự ảnh hưởng của nền kinh tế sau thời kỳ đổi
mới, các loại kiến trúc tự phát đã phá phá vỡ không gian Phố cổ. Các ngôi nhà
cổ và cũ từ lâu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, càng để lâu không tu sửa lại càng
thêm rệu rã, đổ nát. Tác hại của thời gian, của nắng mưa, mối mọt cùng với sự
xây dựng, cải tạo bừa bãi, không phù hợp đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
chất lượng công trình. [15]
Kiến trúc dãy phố bị biến đổi do sự lấn chiếm, cới nới, xây mới. v.v… Hệ
thống kỹ thuật hạ tầng xuống cấp theo thời gian. Điều hòa nhiệt độ, biển hiệu,
dây điện bố trí không có quy tắc ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện mạo dãy


11

phố. Các công trình xây mới với kiến trúc và chiều cao không phù hợp đã phá

vỡ sự hài hòa vốn có của đường phố trong khu Phố cổ Hà Nội. [15]
Điều kiện ăn ở, sinh hoạt của người dân trong khu phố cổ từ lâu vẫn ở mức
báo động: thường là bốn, năm hộ, có khi bảy tám hộ có khi đến mười ba hộ gia
đình sống chen chúc trong những ngôi nhà ống, hoàn toàn thiếu tiện nghi, thiếu
vệ sinh khép kín và thiếu an toàn khi có hỏa hoạn. Điều này gây trở ngại cho
cuộc sống gia đình, xã hội và cho các hoạt động văn hóa, giáo dục của người
dân nơi đây. [15]
Khu Phố cổ vốn có sự liên kết chặt chẽ với sự phát triển chung của cả
thành phố về mặt kinh tế, cũng như về các mặt sinh hoạt khác. Trước sụ bùng
nổ của nền kinh tế thị trường và sự phát triển dẫn đến các yêu cầu về nhu cầu
vật chất tăng theo: mật độ xe cộ tăng, nhu cầu đi lại tăng, các sinh hoạt buôn
bán, các dịch vụ tăng lên, dân cư tăng lên, v.v… Khu Phố cổ không những mất
gần hết những chức năng cũ, mà còn mất cả những nét kiến trúc đặc trưng vốn
dĩ của nó. [15]
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển phố Mã Mây trong khu phố cổ Hà

Nội.
a. Lịch sử hình thành và phát triển phố Mã Mây.

Phố Mã Mây thời xưa là hai phố tên gọi khác nhau: Hàng Mây và Hàng Mã.
Hàng Mây là đất của giáp Hương Tượng thuộc phường Hà Khẩu cũ, tức là
phần đất gần Hàng Buồm. Gọi là Hàng Mây vì ở gần bến sông, nơi thuyền bè
đậu chở từ miền ngược về các thứ lâm sản: song, mây, tre, nứa …[27]
Hàng Mã giáp với Hàng Bạc là đất thôn cũ Dũng Thọ, dân trong phố có nghề
làm đồ mã dùng cho các đám tang và cúng mã, cúng cầu mát, cùng với nghề
làm vàng gộp dùng trong ngày giỗ ngày Tết và các đám cúng (khác với
Hàng Mã gần Hàng Đồng là nơi làm đồ mã nhỏ và hoa giấy bày bàn thờ, Hàng
Gai bán đồ chơi bằng giấy Tết Trung thu). [27]



12

Hình 1.4 Vị trí phố Mã Mây trên bản đồ Hà Nội năm 1873 [18]
Thời thuộc Pháp, hai phố Hàng Mây - Hàng Mã được gọi chung là Rue Des
Pavillons Noirs (phố quân Cờ Đen) vì vào năm 1882 một đơn vị của quân Cờ
Đen đến đóng quân ở phố này. [27]

Hình 1.5 Vị trí phố Mã Mây trên bản đồ Hà Nội năm 1890 [27]
Giai đoạn đầu sau khi chiếm Hà Nội (thập niên cuối thế kỷ XIX), người Pháp
đã có ý định mở mang khu vực này thành nơi kinh doanh của chúng. Chính
quyền Pháp đặt nhiều công sở trong khu vực bến sông. Tại phố Mã Mây có
nhiều di tích của sự mở mang này đó là: nhà ngục (một dãy nhiều gian từ số 19
đến số 33 thuê của tư nhân); nhà chủ ngục người Pháp ở bên kia đường (nhà số


13

20 -21), trụ sở Hội Tam Điểm Bắc Kỳ (nhà số 37, sau dùng làm trường học
(trường Hàng Mã). [27]
Thời kỳ thập niên đầu thế kỷ XX, trong phố Mã Mây ngoài nghề làm hàng
mây, hàng mã còn nhiều nhà mở hàng cơm, chứa trọ cho những lái buôn thuyền
mành Thanh Nghệ mang hàng ra bán và cất hàng về. [27]
Mã Mây qua các thời kỳ vẫn chỉ là một con phố bình thường của Hà Nội,
không có mấy thay đổi. Hai dãy nhà thấp kiểu cổ gác xép của những gia đình
công chức và nhân viên sở tư, của những người buôn bán nhỏ và thợ thủ công.
Những ngôi nhà được cải tạo lại, có vẻ cao ráo hơn, hoặc làm mới lại hẳn vào
những năm bốn mươi và năm mươi. [27]
Hiện nay, trên phố có 1 công trình tín ngưỡng là đền Hương Tượng (nhà số
64); 1 công trình là cơ quan nhà nước là UBND phường Hàng Buồm (nhà số
28); nhà số 87 sau khi được trung tu năm 1999 đã trở thành ngôi nhà di sản thu

hút nhiều lượt khách tham quan. Còn lại, hầu hết các ngôi nhà trên con phố này
là các nhà nghỉ, khách sạn, văn phòng các công ty du lịch, và các quán ăn, cửa
hàng chuyên phục vụ khách du lịch …. Khách ở khu phố này phần lớn là người
nước ngoài.

Hình 1.6 Hiện trạng sử dụng của các ngôi nhà trong phố Mã Mây. [18]


×