Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá kiến trúc nhà ở công vụ bộ quốc phòng thể loại chung cư cao tầng tại hà nội theo tiêu chí kiến trúc xanh (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

LÊ CÔNG TÂN ÁNH

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở CƠNG VỤ BỘ QUỐC PHỊNG
THỂ LOẠI CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI HÀ NỘI
THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC XANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

LÊ CƠNG TÂN ÁNH
KHĨA: 2017-2019

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở CƠNG VỤ BỘ QUỐC PHỊNG
THỂ LOẠI CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI HÀ NỘI
THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC XANH


Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.VŨ HỒNG CƯƠNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2019


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo Sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học và
quản lí của trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Đặc biệt tôi chân thành cảm ơn
TS.KTS.VŨ HỒNG CƯƠNG đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong quá trình làm
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa đào tạo sau đại học, các bạn đồng nghiệp đã tận
tình chỉ giáo, giúp đỡ để tơi có thể hồn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Lê Công Tân Ánh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác (trừ các số liệu, kết quả đã có trích nguồn).


Tác giả luận văn

Lê Công Tân Ánh


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN…………………………………………..............................................
LỜI CAM ĐOAN…………………………………….................................................
MỤC LỤC…………………………………………....................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………..........
DANH MỤC HÌNH…………………………………………......................................
DANH MỤC BẢNG, BIỂU………………………………………….........................
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………...........................................
* Lý do chọn đề tài……………………… ………………………………………...1
* Đối tượng và phạm vị nghiên cứu……………………………………………….2
* Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………..3
* Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………...3
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu luận văn…………………………………………..3
* Cấu trúc của luận văn……………………………………………………………3
PHẦN NỘI DUNG………………………………………….......................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ Ở CƠNG VỤ BỘ QUỐC
PHỊNG THỂ LOẠI CHUNG CƯ CAO TẦNG……………………………........5
1.1.Khái niệm Kiến trúc xanh……………………………......................................5
1.1.1.Khái niệm……………………………………………………………………...5
1.1.2.Lợi ích của Kiến trúc xanh…………………………………………………….7
1.1.3.Tình hình phát triển của kiến trúc xanh trên thế giới…………………………8
1.1.4.Tình hình phát triển của kiến trúc xanh ở Việt Nam………………………...12


1.2.Tổng quan về nhà ở xã hội nói chung và nhà ở cơng vụ nói riêng………...15

1.2.1.Giới thiệu chung về nhà ở xã hội…………………………………………….15
1.2.2.Khái niệm về nhà ở công vụ Bộ quốc phịng………………………………...16
1.2.3.Thực trạng kiến trúc nhà ở cơng vụ Bộ Quốc phòng thể loại chung cư cao tầng
tại Việt Nam………………………………………………………………………..19
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở CÔNG VỤ BỘ QUỐC
PHÒNG THỂ LOẠI CHUNG CƯ CAO TẦNG THEO TIÊU CHÍ KIẾN
TRÚC
XANH……………………………………………………………………………...22
2.1.Cơ sở pháp lý………………………………………………………………….22
2.1.1.Các văn bản pháp lý liên quan đến Kiến trúc xanh…………………………22
2.1.2. Các văn bản pháp lý về việc đánh giá cơng trình cao tầng theo tiêu chí Kiến
trúc
xanh………………………………………………………………………………...23
2.2.Cở sở lý thuyết………………………………………………………………...23
2.2.1.Lý thuyết về phát triển bền vững và kiến trúc bền vững……………………23
2.2.2.Các vấn đề cần đánh giá trong Kiến trúc xanh………………………………31
2.2.3.Các hệ thống tiêu chí đánh giá Kiến trúc xanh………………………………36
2.2.4.Các ưu nhược điểm của tiêu chí trên…………………………………………53
2.3. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………..55
2.3.1.Điều kiện tự nhiên khí hậu mơi trường tại Hà Nội…………………………..55
2.3.2.Điều kiện văn hóa……………………………………………………………56
2.3.3.Điều kiện khoa học kỹ thuật…………………………………………………57


2.4.Kinh nghiệm thực tiễn về tác giải pháp Kiến trúc xanh cho các xơng trình
cao tầng trong nước và quốc tế…………………………………………………..57
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHÀ Ở CÔNG VỤ BỘ QUỐC PHÒNG THỂ LOẠI
CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI HÀ NỘI THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC
XANH……………………………………………………………………………..62
3.1.Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá cơng trình theo tiêu chí kiến

trúc xanh………………………………………………………………………….65
3.1.1.Quan điểm xây dựng tiêu chí………………………………………………...65
3.1.2.Hệ tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh…………………………………………65
3.1.3.Phương pháp áp dụng hệ tiêu chí để đánh giá………………………………70
3.2. Đánh giá nhà ở công vụ Bộ Tham mưu/Quân chủng PK-KQ tại 210 Lê
Trọng Tấn – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội theo các tiêu chí……….72
3.3. Đánh giá nhà ở cơng vụ Lữ đồn 28/Qn chủng PK-KQ tại phường
Minh Khai – quận Bắc Từ Liêm – thành phố Hà Nội theo các tiêu chí………80
3.4.Tổng hợp kết quả đánh giá nhà ở công vụ loại chung cư cao tầng Bộ
Quốc phịng tại Hà Nội theo tiêu chí kiến trúc xanh …………………..88
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………...89
Kết luận…………………………………………………………………………….89
Kiến nghị…………………………………………………………………………...90


DANH MỤC CHỮ VIỆT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

KTX

Kiến trúc xanh

KTBV

Kiến trúc bền vững

NƠXH


Nhà ở xã hội

PK-KQ

Phịng khơng – Khơng quân

PTBV

Phát triển bền vững

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên hình ảnh

Hình 1.1

Chung cư xanh Bosco Verticale ở Milan

Hình 1.2

Trường Đại học Cơng nghệ Nanyang

Hình 1.3


Cơng trình xanh ở Singapore

Hình 2.1
Hình 3.1

Quy hoạch tổng thể Nhà ở cơng vụ Bộ Tham mưu/ Qn chủng PKKQ

Hình 3.2

Mặt bằng tầng 1 Nhà ở công vụ Bộ Tham mưu/ Qn chủng PKKQ

Hình 3.3

Hình khối Nhà ở cơng vụ Bộ Tham mưu/ Qn chủng PK-KQ

Hình 3.4

Thơng gió tự nhiên tầng điển hình Nhà ở cơng vụ Bộ Tham mưu/
Qn chủng PK-KQ

Hình 3.5

Thơng gió tự nhiên căn hộ điển hình Nhà ở cơng vụ Bộ Tham
mưu/ Qn chủng PK-KQ

Hình 3.6

Chiếu sáng tự nhiên tầng điển hình Nhà ở cơng vụ Bộ Tham mưu/
Qn chủng PK-KQ.


Hình 3.7

Thơng gió tự nhiên căn hộ điển hình Nhà ở cơng vụ Bộ Tham
mưu/ Qn chủng PK-KQ.

Hình 3.8

Quy hoạch tổng thể Nhà ở cơng vụ Lữ đồn 28/ Qn chủng PKKQ

Hình 3.9

Mặt bằng tầng 1 Nhà ở cơng vụ Lữ đồn 28/ Qn chủng PK-KQ

Hình 3.10

Hình khối Nhà ở cơng vụ Lữ đồn 28/ Qn chủng PK-KQ

Hình 3.11

Thơng gió tự nhiên tầng điển hình Nhà ở cơng vụ Lữ đồn 28/
Qn chủng PK-KQ.

Hình 3.12

Thơng gió tự nhiên căn hộ điển hình Nhà ở cơng vụ Lữ đồn 28/
Qn chủng PK-KQ.

Hình 3.13

Chiếu sáng tự nhiên tầng điển hình Nhà ở cơng vụ Lữ đồn 28/

Qn chủng PK-KQ


Hình 3.14

Chiếu sáng tự nhiên căn hộ điển hình Nhà ở cơng vụ Lữ đồn 28/
Qn chủng PK-KQ.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng biểu

Bảng 2.1

Cơ cấu điểm của LOTUS.

Bảng 2.2

Hệ thống Chứng nhận và các mức xếp hạng.

Bảng 2.3

Bảng đánh giá và chấm điểm theo 10 tiêu chí của Lotus.

Bảng 2.4

Các tiêu chí bắt buộc Điều kiện tiên quyết (ĐKTQ).


Bảng 2.5

Bảng điểm các tiêu chí KTX của Hội KTSVN.

Bảng 3.1

Hệ tiêu chí đánh giá khu đơ thị theo tiêu chí kiến trúc xanh.

Bảng 3.2

Hệ tiêu chí đánh giá nhà ở công vụ Bộ Tham mưu/ Quân chủng
PK-KQ theo tiêu chí kiến trúc xanh

Bảng 3.3

Hệ tiêu chí đánh giá kiến trúc nhà ở cơng vụ Lữ đồn 28/ Quân
chủng PK-KQ theo tiêu chí kiến trúc xanh


1
*Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách mơi trường, biến
đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng
hiện tượng nóng lên tồn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là
do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính. Các đợt nắng nóng
khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và
dự đốn trong vịng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so
với hiện nay. Sự khủng hoảng năng lượng, suy thối tài ngun thiên nhiên, biến
đổi khí hậu đã trở thành vấn đề nóng bỏng có tầm quan trọng đặc biệt, cấp bách
tồn cầu cần sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia, của mỗi con người trong

từng lĩnh vực. Với thực trạng này, sự phát triển các "kiến trúc xanh" là một xu
hướng chung của ngành xây dựng – kiến trúc hiện đại trên toàn thế giới.
"Kiến trúc xanh" đích thực là cuộc cách mạng nhằm đáp ứng được các tiêu chí về
bảo tồn sinh thái, mơi trường, hiệu quả sử dụng nước, năng lượng, vật liệu xây
dựng và điều kiện sống tiện nghi cho con người. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần
thứ 21 tại Paris một lần nữa khẳng định vai trị của Cơng trình xanh đã và đang trở
nên vô cùng quan trọng trong giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH)
thơng qua chiến dịch mới Better build green (Xanh hóa cơng trình xây dựng) của
Hội đồng cơng trình xanh thế giới. Mục tiêu chính của các cơng trình xanh là tập
trung làm giảm các xung đột giữa môi trường xây dựng nhân tạo với môi trường
thiên nhiên và sức khỏe con người.
Hiện tại ở nước ta có rất ít tồ nhà nhận được chứng chỉ “Cơng trình xanh”, “kiến
trúc xanh” và điều đáng nói là trong số đó cũng chí có một số cơng trình là nhà ở.
Mặc dù hiện tại bắt đầu có nhiều dự án chung cư đang được xây dựng đang
hướng đến cơng trình xanh nhưng vẫn là quá ít khi đem so sánh với các nước trên
thế giới.
Ở thành phố lớn nói chung và Hà Nội nói riêng, việc xây dựng chung cư trên đất
quốc phòng đáp ứng như cầu sinh hoạt và làm việc cho cán bộ, nhân viên đủ điều
kiện được thuê trong thời gian đảm nhiệm công tác là rất cần thiết. Việc định


2
hướng xây dựng cơng trình nhà cơng vụ Bộ Quốc phịng theo các tiêu chí "Kiến
trúc xanh" là điều nên làm. Bởi lợi ích của Cơng trình xanh là điều không thể bàn
cãi.
Đã đến lúc cần nhận diện rõ bản chất và giá trị thực sự của sự phát triển kiến trúc
xanh. Thực hiện kiến trúc xanh phải là một bài tốn tổng thể từ khâu Thiết kế - Thi
cơng - Vận hành cơng trình. Nếu chỉ nhắm để một cơng đoạn "xanh" trong khi gây
ảnh hưởng đội chi phí và hiệu quả kém về năng lượng ở các giai đoạn tiếp theo là
điều cần tránh. Cũng cần nhận diện rõ ràng các công nghệ được quảng cáo là xanh

nhưng thực tế mang lại hiệu quả kém, thậm chí gây hại cho môi trường; cần gỡ bỏ
mác của những "công trình chung cư xanh" để tránh sự hiểu lầm, nhận thức sai
lệch về "Kiến trúc xanh" của người dân.
Tóm lại, do tính chất đặc thù của lực lượng vũ trang là thường xuyên phải điều
động lực lượng phục vụ yêu cầu về quốc phòng, an ninh nên nhu cầu nhà ở cơng vụ
Bộ Quốc phịng ngày càng lớn như hiện này, đề tài “Đánh giá kiến trúc nhà ở
công vụ Bộ Quốc phòng thể loại chung cư cao tầng tại Hà Nội theo tiêu
chí kiến trúc xanh” là thực sự cần thiết để nhìn nhận kết quả quá trình phát triển
nhà ở cơng vụ Bộ Quốc phịng đã đi đúng hướng kiến trúc xanh hay chưa.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào đánh giá kiến trúc nhà ở cơng vụ Bộ
Quốc phịng thể loại chung cư cao tầng tại Hà Nội theo tiêu chí KTX.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chi tiết các cơng trình nhà ở cơng vụ Bộ Quốc
phịng thể loại chung cư cao tầng tại Hà Nội:
- Nhà ở công vụ Bộ Tham mưu/ Quân chủng PK-KQ tại 210 Lê Trọng Tấn – quận
Thanh Xuân – thành phố Hà Nội.
- Nhà ở cơng vụ Lữ đồn 28/ Qn chủng PK-KQ tại phường Minh Khai – quân
Bắc Từ Liêm – thành phố Hà Nội.


3
*Mục tiêu nghiên cứu.
Từ việc đánh giá kiến trúc nhà ở cơng vụ Bộ Quốc phịng thể loại chung cư cao
tầng tại Hà Nội theo tiêu chí kiến trúc xanh.
- Đánh giá tổng quan, lựa chọn các tiêu chí kiến trúc xanh phù hợp với cơng trình
nhà ở cơng vụ Bộ Quốc phòng thể loại chung cư cao tầng tại Hà Nội.
- Đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá kiến trúc nhà ở cơng vụ tầng Bộ Quốc phịng
thể loại chung cư cao tầng hướng tới kiến trúc xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
*Phương pháp nghiên cứu.
-


Phương pháp tiếp cận.

-

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu.

-

Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá.

-

Phương pháp so sánh, đối chiếu.

*Ý nghĩa của việc nghiên cứu luận văn.
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đề tài Phân tích và tổng hợp các cơ sở lý luận khoa học và cơ sở thực tiễn về vấn
đề nghiên cứu để đề xuất ra các tiêu chí đánh giá Kiến trúc xanh.
+ Đề tài nghiên cứu, phân tích hiện trạng thực tế nhà ở cơng vụ Bộ Quốc
phịng thể loại chung cư cao tầng tại Hà Nội, đánh giá chung cư này theo tiêu
chí Kiến trúc xanh hiện có phù hợp với Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đánh giá nhà ở cơng
vụ Bộ Quốc phịng thể loại chung cư cao tầng tại Hà Nội nói riêng và
Việt Nam nói chung, góp phần định hướng xây dựng cơng trình nhà ở công vụ
thể loại chung cư cao tầng Bộ Quốc phịng theo các tiêu chí "Kiến trúc xanh”.
*Cấu trúc luận văn.
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội



4
dung chính của Luận văn gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ Ở CƠNG VỤ BỘ QUỐC PHỊNG
THỂ LOẠI CHUNG CƯ CAO TẦNG
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở CƠNG VỤ BỘ QUỐC
PHỊNG THỂ LOẠI CHUNG CƯ CAO TẦNG THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC
XANH.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHÀ Ở CƠNG VỤ BỘ QUỐC PHỊNG THỂ LOẠI
CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI HÀ NỘI THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC XANH


5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ Ở CÔNG VỤ BỘ QUỐC
PHÒNG THỂ LOẠI CHUNG CƯ CAO TẦNG.
1.1.Khái niệm về Kiến trúc xanh
1.1.1 Khái niệm.[25]
Kiến trúc xanh là một khái niệm chưa chính thức và hiện cịn đang được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau. Kiến trúc xanh không mang ý nghĩa mơ tả về những cơng
trình kiến trúc mang màu xanh trên mặt đứng ngoại thất hay trong nội thất cơng
trình, cũng khơng mang hàm ý chú trọng tuyệt đối tới những mảng xanh thực vật có
gắn kết với một cơng trình bất kì. Khái niệm thiết kế Kiến trúc xanh nhằm ám chỉ
việc thiết kế cơng trình cần phải đáp ứng được các yêu cầu giảm thiểu tối đa tác
động tiêu cực của việc nhân tạo hóa khơng gian sống tới mơi trường và con
người.[25

Hình 1.1. Chung cư xanh Bosco Verticale ở Milan [25]


6
Kiến trúc xanh (Green Architecture) hay còn được gọi với cái tên Kiến trúc

bềnvững (Suistantable Architecture) được dùng để đề cập đến cơng tác kiến tạo các
cơng trình kiến trúc bằng cách sử dụng những phương pháp mang tính thân thiện
với mơi trường và tính hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong
suốt "đời sống" của công trình: từ thiết kế, xây dựng, điều hành, bảo trì, cải tạo cho
đến tháo dỡ. Khái niệm "Xanh" là một sự thay thế hồn hảo và mang nhiều tính
hình tượng hóa của khái niệm “Bền Vững”. Kiến trúc xanh hay Kiến trúc bền vững
là hai tên gọi của cùng một nội dung và không phải là một trào lưu hay xu hướng
kiến trúc mới, mà là một phong trào kiến trúc mới kết hợp tổng hòa các xu hướng
kiến trúc về sinh thái - mơi trường - thích ứng khí hậu với thiên nhiên và conngười
đã được biết trước đây chừng một thế kỷ. Mặt khác, khái niệm này cũng mang tính
bổ trợ và mở rộng thêm cho những mục tiêu của công tác thiết kế xâydựng truyền
thông bao gồm: tiện nghi - kinh tế - bền vững - thẩm mỹ.Có một khái niệm tương
tự với Kiến trúc xanh, đó là "Kiến trúc tự nhiên" (Natural Architecture) thường
dùng cho các cơng trình kiến trúc mang thiên hướng sử dụng các vật liệu có sẵn tại
địa điểm xây dựng.

Hình 1.2. Trường Đại học Công nghệ Nanyang [25]


7
Khái niệm “Kiến trúc xanh” tại Việt Nam được hiểu theo nghĩa kiến trúc thân thiện
với môi trường và kiến trúc sử dụng vật liệu thiên nhiên hiệu quả. Có thể thấy
nhiều Cơng trình xanh tại Việt Nam có cùng một mơ-típ: quy mơ vừa phải, khai
thác hợp lý các yếu tố thiên nhiên như ánh sáng, mảng cây xanh, mặt nước; sử dụng
vật liệu tự nhiên sẵn có và dễ dàng thay thế trong trường hợp hư hỏng; các bộ phận
mái, tường, cửa được xử lý giảm thiểu tác động tiêu cực từ mơi trường ...Nhìn
chung, Kiến trúc xanh là loại hình Kiến trúc chú trọng tới mối quan hệ hài hòa giữa
thiên nhiên và con người, đảm bảo điều kiện sống đầy đủ tiện nghi nhất cho con
người thông qua việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và năng lượngtừ thiên
nhiên, đáp ứng chặt chẽ yêu cầu bảo vệ môi trường.

*Phân biệt Kiến trúc xanh và Cơng trình xanh:
Kiến trúc xanh là kim chỉ nam của hoạt động nghề nghiệp của Kiến trúc sư. Mục
tiêu của Kiến trúc xanh là đưa ra các chỉ dân, phương pháp, giải pháp dưới
dạngTiêu chí, Tiêu chuẩn thiết kế, góp phần vào việc đề xuất và giới thiệu các
chiến lược, tham khảo các ví dụ thực tế điển hình giúp Kiến trúc sư phát huy khả
năng sáng tạo thích ứng với từng điều kiện cụ thể. Bên cạnh đó, đánh giá Cơng
trình xanh là một hoạt động song hành cùng với Kiến trúc xanh nhằm nhìn nhận kết
quả các hoạt động. Kiến trúc xanh theo các tiêu chí bền vững của xã hội trong thời
đại mới. Hai hoạt động này cùng có chung mục đích là sự Phát triển Bền vững của
thế giới.
1.1.2. Lợi ích của Kiến trúc xanh.[25]
Những lợi ích cơ bản mà Kiến trúc xanh mang lại bao gồm:
- Lợi ích về mơi trường: Là lợi ích số một của Kiến trúc xanh, cũng là lợi ích
dễdàng nhận thấy nhất. Kiến trúc xanh góp phần thúc đẩy và bảo vệ đa dạng sinh
học, hệ sinh thái nhờ đó cũng được bảo toàn. Các dạng chất thải được giảm thiểu
tối đa cũng dẫn tới việc bảo toàn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng thiếu hụt.
Các giải pháp Kiến trúc xanh cũng nâng cao chất lượng vi khi hậu, thanh lọc bụi


8
bẩn trong khơng khí, giảm thiểu ơ nhiễm tiếng ồn... Theo các số liệu của Hội Đồng
Cơng Trình Xanh Mỹ (USGBC), một cơng trình xanh sẽ sử dụng ít hơn các cơng
trình thơng thường khoảng 26% về mặt năng lượng, 13% chi phí bảo trì và giảm
thiểu lượng khí thải nhà kính tới hơn 33%. [8]
- Lợi ích về xã hội: Kiến trúc xanh tạo môi trường thân thiện giữa con người và
thiên nhiên. Do đó cũng sẽ tạo mơi trường thân thiện cho người sử dụng ở nhiều
khía cạnh khác nhau. Nổi bật nhất là chất lượng không gian sống ở đô thị được cải
tiến vượt bậc, tối ưu hóa mọi cơng năng trong các loại hình cơng trình, bao gồm
chất lượng khơng khí, chất lượng ánh sáng, chất lượng âm thanh và chất lượng
nước. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc triệt để tuân thủ các quy tắc về cơng

trình xanh trong Kiến trúc cũng làm giảm thiểu các loại bệnh truyền nhiễm ở con
người.
Lợi ích về mặt kinh tế: Một cơng trình xanh sẽ giảm thiểu chi phí đáng kể so với
một cơng trình thơng thường khơng mang tính bên vững. Các giải pháp kiến trúc
xanh thiên về hướng tối ưu hóa các điều kiện tự nhiên, từ đó giúp cho chi phí vận
hành cũng như bảo trì trong suốt vịng của một cơng trình được giảm thiểu tới mức
tối đa. Hơn nữa việc sử dụng hiệu quả vật liệu cũng làm cho chi phí xây dựng ban
đầu và chi phí tháo dỡ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
1.1.3.Tình hình phát triển kiến trúc xanh trên thế giới.
Kiến trúc xanh được nói đến cùng với khái niệm phát triển bền vững mà Liên hiệp
quốc đề xướng. Kiến trúc xanh thường gắn liền với công trình xanh chủ yếu như
tiết kiệm nước, năng lượng và bảo vệ sức khỏe con người, song có phạm trù rộng
hơn liên quan tới giảm phát thải ô nhiễm và sự suy giảm môi trường, gần thiên
nhiên, thân thiện với môi trường…
Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu
(BĐKH), tiết kiệm sử dụng các tài nguyên nước và vật liệu, giảm thiểu tác động
môi trường và đảm bảo điều kiện sống cho mọi người, trên thế giới đã xuất hiện xu
hướng phát triển Cơng trình xanh.


9
Phát triển cơng trình xanh được khởi đầu từ Anh Quốc (năm 1990), Hoa Kỳ (1993),
ở Canada (năm 1998). Năm 2000, Hội đồng Cơng trình Xanh thế giới
(WORLDGBC) được thành lập.
Đến nay phát triển Cơng trình Xanh đã lan rộng đến nhiều nước trên thế giới và
ngày nay kiến trúc xanh cũng trở thành xu hướng phát triển của thế giới thế kỷ
XXI.
Không phải ngẫu nhiên Kiến trúc Xanh trở nên thịnh hành trên thế giới. Trong nhịp
sống năng động, sau những giờ làm việc căng thẳng người ta cần nơi nghỉ ngơi, yên
tĩnh nhưng cũng không quá đơn điệu. Sống gần thiên nhiên không bị lệ thuộc quá

nhiều vào năng lượng nhân tạo sẽ giúp chủ nhân sống khoẻ, tâm hồn thư thái để tái
tạo sức lao động.
Cơng trình xanh và đơ thị xanh chính là cơ sở tăng trưởng kinh tế xanh để đảm bảo
phát triển bền vững, nhằm giảm tốc độ suy thối mơi trường và biến đổi khí hậu.
Khái niệm kiến trúc xanh hay cịn gọi là kiến trúc bền vững đề cập đến công tác
kiến tạo các cơng trình kiến trúc và sử dụng các phương pháp mang tính thân thiện
với mơi trường và tính hiệu quả trong việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong
suốt đời sống của cơng trình, từ thiết kế xây dựng điều hành, bảo trì, cải tạo cho
đến tháo dỡ.
Khái niệm này được mở rộng và bổ sung thêm vào những mục tiêu của công tác
thiết kế, xây dựng truyền thống là kinh tế, tiện dụng, kiên cố và tiện nghi.
Mặc dù con người không ngừng phát triển những kỹ thuật mới để tăng cường cho
công tác kiến tạo các cơng trình xanh, mục tiêu của kiến trúc xanh là xoay quanh
vần đề giảm các xung đột chính giữa mơi trường xây dựng nhân tạo với sức khỏe
con người và mơi trường thiên nhiên bằng cách:
-Sử dụng một cách có hiệu quả năng lượng nước và tài nguyên thiên nhiên


10
-Bảo vệ sức khỏe người sử dụng cơng trình và tăng sức sản xuất của nhân lực
-Giảm phát thải ô nhiễm và sự suy giảm chất lượng của môi trường
Ở Mỹ, hàng năm Viện Nghiên cứu Kiến trúc Hoa Kỳ (American Institute of
Architects) và một số tổ chức nghề nghiệp có uy tín đều có giải thưởng cho các
“Cơng trình xanh” (Green building) với các tiêu chí như: sử dụng năng lượng hiêu
quả, tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước, cơng trình có tác động tích cực
tới cảnh quan xung quanh, thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người
sử dụng, giảm tới mức tối đa chất thải, ơ nhiễm và khơng làm suy thối mơi trường
sống… Một số cơng trình xây dựng ở nước ta cũng đã được Hội đồng Cơng trình
Xanh Hoa kỳ (USGBC) cơng nhận là cơng trình xanh theo tiêu chí Định hướng
thiết kế về năng lượng và môi trường (Ledership in Energy and Environmental

Design – LEED). [25]
Ở phương Tây ngày nay người ta cịn sử dụng nơng nghiệp chiều thẳng đứng
(vertical farming) thay cho cây xanh ở mặt đứng và trên mái, để vừa làm xanh cơng
trình vừa mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường.
Trước đây, khi thiết kế và xây dựng gần như tất cả đều chưa nghĩ tới “xanh”, tới
“môi trường” và các khái niệm “Kiến trúc xanh”, “Kiến trúc bền vững với môi
trường”… là những khái niệm cho là thiếu tính thực tế và tính kinh tế. Tuy nhiên,
trong tình trạng khủng hoảng về năng lượng, tài ngun và mơi trường thiên nhiên
hiện nay thì “kiến trúc xanh” chính là cảm hứng, gần hơn với con người. Trước
đây, khi thiết kế và xây dựng gần như tất cả đều chưa nghĩ tới “xanh”, tới “môi
trường” và các khái niệm “Kiến trúc xanh”, “Kiến trúc bền vững với môi
trường”… là những khái niệm cho là thiếu tính thực tế và tính kinh tế. Tuy nhiên,
trong tình trạng khủng hoảng về năng lượng, tài nguyên và môi trường thiên nhiên
hiện nay thì “kiến trúc xanh” chính là cảm hứng, gần hơn với con người.
Cái nhìn đúng đắn về “kiến trúc xanh”
Nhắc đến khái niệm này, chúng ta cần phân biệt giữa kiến trúc xanh với hình ảnh
của các khu nghỉ sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech hiện đại. Để hiểu


11
được khái niệm “kiến trúc xanh” thì ta quan tâm cơng trình được xây có tác động
thế nào đến mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Mặt khác, cũng khơng nên
quan niệm “xanh” là hồn tồn khơng dùng đến máy móc như máy lạnh, mà nên
hiểu là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che chắn
nắng tốt… để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao. Xanh cũng không phải là
khơng dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng)
nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt. Ở
những nơi có thể, người ta tận dụng tối đa thơng thống tự nhiên, cải tạo vi khí hậu
quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ… Từ đó tiến dần đến ngơi nhà hồn
tồn thơng thống tự nhiên (passive house).


Hình 1.3. Cơng trình xanh ở Singapore. [25]
“Xanh” mang lại lợi ích gì cho con người


12
Điều đầu tiên có thể nói, kiến trúc xanh mang đến cái lợi trực tiếp chứ không viển
vông. Nếu tuân thủ thiết kế xanh, hoá đơn tiền điện sẽ giảm rất nhiều do ta giảm
được máy lạnh, điện chiếu sáng, điện nấu nước nóng… Nếu thiết kế xanh, căn nhà
sẽ có bầu khơng khí sạch, giảm thiểu bụi bặm và các hố chất (có rất nhiều trong
vật liệu xây dựng, đồ nội thất, các loại sơn, thảm…) giúp ta giữ gìn sức khoẻ, giảm
các chi phí y tế… Bên cạnh đó, ngày nay con người có thể hiểu rõ mối đe doạ từ sự
xuống cấp của môi trường ngày càng sát sườn. Với tất cả những tác động gần, xa,
những trách nhiệm cùng quyền lợi khái quát trên, ta gần như đoán chắc rằng, nhận
thức và áp dụng “kiến trúc xanh” đang đứng ngay trước cửa ngõ nhà mình và
khơng có cách nào khác hơn là phải chú ý và dần áp dụng nó thơi.
1.1.4.Tình hình phát triển kiến trúc xanh ở Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay, năng lượng tiêu thụ cho khu vực các tòa nhà, đặc biệt là các
cơng trình nhà ở và cơng trình cơng cộng cao tầng ngay từ năm 1994 đã chiếm
khoảng 23-24% trên tổng số năng lượng tiêu dùng. Tỷ lệ này tăng lên rất nhiều
trong thời gian gần đây khi các đô thị phát triển mạnh mẽ và nguồn vốn đầu tư
nước ngồi gia tăng đáng kể. Chỉ tính riêng Hà Nội và TP.HCM đã có hàng trăm
dự án các KĐT mới và rất nhiều cơng trình nhà ở, căn hộ cao tầng được xây dựng
hồn thiện, trong đó phần lớn đã đi vào sử dụng. Song các chủ đầu tư chưa quan
tâm đến những biện pháp để tiết kiệm năng lượng cũng như chưa tính đến hiệu quả
kinh tế - xã hội của các biện pháp này. Cịn các cơng trình cơng cộng như các tịa
nhà hành chính, trường học, bệnh viện… được xây dựng trước đây đều dựa trên
tiêu chuẩn thiết kế thấp, sử dụng các thiết bị lạc hậu có hiệu suất năng lượng chưa
cao. Và do hạn chế của điều kiện kinh tế - xã hội, việc sử dụng năng lượng trong
những cơng trình này kém hiệu suất, gây lãng phí. [25]

Theo kết quả điều tra tổng quan tiềm năng tiết kiệm năng lượng do Bộ KH&CN
thực hiện, những bất hợp lý trong các giải pháp thiết kế cơng trình, đặc biệt là phần
vỏ cơng trình kém hiệu quả cách nhiệt và lắp đặt thiết bị đã làm thất thốt nguồn
năng lượng sử dụng trong cơng trình xây dựng 20 - 30%. Hiện tại, chúng ta chưa


13
xây dựng được thị trường tiêu thụ vật liệu thân thiện mơi trường, chưa khích lệ tiêu
dùng, đầu tư cơng nghệ chưa tương xứng dẫn đến năng suất thấp, chủng loại không
phong phú. Kết quả là giá bán cao và người tiêu dùng khơng chấp nhận.
Chúng ta cũng chưa có một tính tốn cụ thể và sâu sắc nào về việc “đắt - rẻ” trong
sử dụng loại vật liệu này. Liệu có phải “đắt” nếu sử dụng vật liệu thân thiện mơi
trường mà giảm tải trọng cho cơng trình, thời gian thi cơng được rút ngắn, tốn ít ximăng , sắt thép…và khi đi vào vận hành sử dụng lại tiết kiệm năng lượng hơn, môi
trường sống tốt hơn, nhờ ngăn chặn được tối đa tình trạng bức xạ nhiệt, hiệu ứng
lồng kính…? Đó chưa kể đến những yếu tố có lợi cho cả xã hội, nền kinh tế và môi
trường sống, sức khỏe cho cả cộng đồng.
Trên thị trường VLXD tại các đô thị Việt Nam hiện thiếu hụt các loại vật liệu thân
thiện với môi trường, trong công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, và phát triển đơ
thị hồn tồn chưa quan tâm tới vấn đề hiệu suất năng lượng của cơng trình xây
dựng cao tầng và thương mại, chưa có những hướng dẫn và quy định cụ thể trong
thẩm định. Cho đến nay Việt Nam chưa có luật và văn bản dưới luật để bảo tồn và
tiết kiệm năng lượng. Trong khi đó, trên thế giới mặc nhiên coi việc sử dụng vật
liệu thân thiện với môi trường để xây dựng “kiến trúc xanh” là một điều bắt buộc.
Các chế tài xử lý ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng trên thế giới cũng rất
chặt chẽ. Trong khi đó, nhìn tổng thể, chúng ta vẫn chưa có một chế tài cụ thể nào
cho việc khuyến khích các cơng trình được xây dựng theo mơ hình “kiến trúc
xanh”, sử dụng vật liệu thân thiện mơi trường cũng như các hướng dẫn chi tiết và
đồng bộ.
Trong danh mục TCVN hiện nay, xem xét riêng các tiêu chuẩn về VLXD, chúng ta
hiện có 31 tiêu chuẩn về xi măng và phụ gia xi măng, 24 tiêu chuẩn về cát sỏi, 42

tiêu chuẩn về gạch ngói, 57 tiêu chuẩn về bêtông vữa, 23 tiêu chuẩn về gỗ và gỗ xẻ,
8 tiêu chuẩn về bột màu và vecni, 4 tiêu chuẩn về gốm sứ vệ sinh, 26 tiêu chuẩn về
kim loại. Đồng thời có 25 tiêu chuẩn về thủy tinh và kính trong xây dựng, 4 tiêu
chuẩn về vật liệu lợp, 17 tiêu chuẩn về vật liệu chịu lửa. Các tiêu chuẩn về VLXD


14
đã bao trùm lên hầu hết các chủng loại VLXD. Tuy nhiên, hiện nay chỉ mới có rất ít
các tiêu chuẩn về vật liệu này đạt được các yêu cầu tiết kiệm năng lượng. Trong khi
đó kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, nếu quản lý tốt khâu thiết
kế xây dựng cơng trình theo hướng sử dụng năng lượng có hiệu quả sẽ tiết kiệm
được 20 - 30% năng lượng tiêu thụ trong khu vực này. [19]
Mặc dù Chính phủ đã có chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả và các dự án về sử dụng năng lượng có hiệu quả trong các lĩnh
vực, nhưng người sử dụng vẫn loanh quanh khắc phục nắng nóng, tiếng ồn bằng
những phương pháp thủ công song hết sức tốn kém như dùng quạt phun sương,
điều hòa nhiệt độ, lợp mái 2 - 3 lớp mà lại thiếu những thông tin về các vật liệu tiết
kiệm năng lượng có khả năng khắc phục được những nhược điểm này. Các nhà đầu
tư, nhà sản xuất, cũng như người sử dụng đều chịu thiệt thòi trước mắt và lâu dài.
Số lượng các tài liệu về “kiến trúc xanh” lưu hành tại Việt Nam chưa nhiều và chưa
được phổ cập rộng rãi. Đa phần các tài liệu có xuất xứ từ Châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi
chủ yếu chống lạnh, trong khi tại Việt Nam, vấn đề chống nóng và thốt ẩm phải
đặt lên hàng đầu (Thực tế, đây là hai nhiệm vụ khá mâu thuẫn gây khó khăn cho
người thiết kế tại Việt Nam). “Kiến trúc xanh” khơng có một quy tắc chung nhưng
vấn đề bối cảnh địa phương phải đặt lên hàng đầu, từ đó xem xét giải pháp nào là
phù hợp, ứng dụng nguyên lý thiết kế ở đâu, như thế nào… và kết quả cuối cùng là
một “kiến trúc xanh” của chính chúng ta sẽ ra đời.
Trong thời gian qua đã có rất nhiều hoạt động của chính quyền, các nhà quản lý,
các tư vấn, chủ đầu tư, chủ sở hữu cơng trình nhằm tiết kiệm năng lượng cho cơng
trình và gìn giữ mơi trường. Tuy nhiên hầu như các hoạt động của Việt Nam cịn

chưa đồng bộ, dù đã có nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc tiệm cận đến
“kiến trúc xanh” theo các hướng tiếp cận khác nhau, nhưng trên thực tế, do sự nhận
thức chưa đầy đủ về “kiến trúc xanh” đã dẫn đến những cách làm cịn chưa triệt để,
thiếu tính bền vững. Về mặt thiết kế kiến trúc, chưa phát huy được các lợi thế của
điều kiện tự nhiên, các kinh nghiệm truyền thống của ông cha trong việc tạo dựng


×