Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các hệ thống xử lý nước thải tại một số bệnh viện ở nam định (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU CẢI TẠO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ VĂN HÙNG
KHÓA: 2017-2019

NGHIÊN CỨU CẢI TẠO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH NAM ĐỊNH



Chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số: 60.58.02.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. HOÀNG VĂN HUỆ
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. VŨ VĂN HIỂU
Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình, bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kiến Trúc
Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô bộ môn Cấp thoát nước – Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Hoàng Văn Huệ đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa
học.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.

Hà Nội, Ngày 25 tháng 05 năm 2019

Tác giả luận văn

Vũ Văn Hùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích
dẫn, kết quả nghiên cứu của luận văn là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Văn Hùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
* Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................1
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................1
* Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................1
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................................2
NỘI DUNG ................................................................................................................3
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN .............................3
1.1 Khái quát chung về ngành y tế ....................................................... 3
1.2 Tổng quan chung về nước thải Bệnh Viện ...................................... 4
1.2.1 Thực trạng nước thải bệnh viện ở Việt Nam .............................................4
1.2.2 Thành phần tính chất nước thải bệnh viện ................................................6
1.2.3 Khảo sát đặc tính ô nhiễm nước thải bệnh viện ........................................9

1.3 Tổng quan về bệnh viện đa khoa Nam Định ................................. 12
1.3.1 Giới thiệu dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Nam Định .......................12
1.3.2 Mô tả địa điểm thực hiện dự án ...............................................................12
1.3.3 Tải lượng nước thải phát sinh ..................................................................17
CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ KHOA HỌC ......................................................................22
2.1 Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện ................................. 22
2.1.1 Xử lý cơ học ............................................................................................22
2.1.2 Điều hòa..................................................................................................24
2.1.3 Xử lý bằng phương pháp hóa học ...........................................................25
2.1.4 Xử lý bằng phương pháp sinh học...........................................................26
2.1.5 Phương pháp kị khí..................................................................................28
2.2. Các công nghệ xử lý NTBV ở Việt Nam hiện nay ....................... 41
2.2.1 Xử lý NTBV bằng lọc sinh học nhỏ giọt.................................................42


2.2.2 Xử lý NTBV bằng hồ sinh học (Bio Pond Process) ................................43
2.2.3 Xử lý NTBV bằng bùn hoạt tính truyền thống........................................43
2.2.4 Xử lý NTBV bằng công nghệ lọc sinh học nhiều bậc (có đệm vi sinh
ngập nước) 44
2.2.5 Công nghệ AAO ......................................................................................44
2.3 Đánh giá tổng quan về hiệu quả xử lý của các công nghệ xử lý
NTBV hiện nay ......................................................................................... 46
2.3.1 Đối với hồ sinh học .................................................................................46
2.3.2 Đối với công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt.................................................47
2.3.3 Đối với công nghệ bùn hoạt tính truyền thống ........................................48
2.3.4 Đối với công nghệ lọc sinh học nhiều bậc (có đệm vi sinh ngập nước) .48
CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN NAM ĐỊNH ..............................................................51
3.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý ................................................... 51
3.2 Cải tạo hệ thống thoát nước thải bệnh viện .................................. 53

3.3 Đề xuất công nghệ xử lý .............................................................. 57
3.4 Tính toán công nghệ và lựa chọn thiết bị ..................................... 59
3.4.1 Tính song chắn rác thô ............................................................................60
3.1.2 Tính toán bể thu gom...............................................................................61
3.4.3 Tính máy tách rác tinh .............................................................................62
3.4.4 Tính bể điều hòa ......................................................................................63
3.4.5 Tính bể SBR ............................................................................................68
3.4.6 Tính bể trung gian....................................................................................82
3.4.7 Tính bồn lọc áp lực ..................................................................................82
3.4.8 Bể khử trùng ............................................................................................95
3.4.9 Bể phân hủy bùn hiếu khí ........................................................................98
3.5 Khái toán kinh tế ........................................................................102


3.5.1 Chi phí xây dựng và thiết bị ..................................................................102
3.5.2 Chi phí vận hành....................................................................................104
3.5.3 Quản lý vận hành ...................................................................................105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................113
Kết luận ...........................................................................................113
Kiến nghị .........................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Chữ viết tắt

BOD5


Nhu cầu oxy sinh hóa ở ngày thứ 5

BV

Bệnh viện

COD

Nhu cầu oxy hóa học

NTBV

Nước thải bệnh viện

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

Tổng chất rắn hòa tan

TKV

Tổng nitơ Kjeldahl


TN

Tổng nitơ

TP

Tổng Phốtpho.

TS

Tổng chất rắn.

TSS

Tổng hất rắn lơ lửng.

WC

Khu về sinh

XLNT

Xử lý nước thải.


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Số hiệu


Trang

bảng, biểu
Bảng 1.1

Định mức sử dụng nước tính theo giường bệnh [10.]

2

Bảng 1.2

Kết quả đánh giá thông số ô nhiễm chung cho từng tuyến

7

Bảng 1.3

Đánh giá nước thải bệnh viện theo chuyên khoa

7

Bảng 1.4

Chỉ tiêu ô nhiễm chính của nước thải bệnh viện

8

Bảng 1.5


Cơ cấu sử dụng đất

11

Bảng 1.6

Hiện trạng môi trường không khí tại bệnh viện đa khoa

13

trung tâm tỉnh [9.]
Bảng 1.7

Hiện trạng chất lượng nước ngầm tại bệnh viện đa khoa

14

trung tâm tỉnh [9.]
Bảng 1.8

Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của

17

CB-CNV và bệnh nhân [9.]
Bảng 1.9

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại

18


bệnh viện [9.]
Bảng 1.10

Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải

18

bệnh viện[5.]
Bảng 1.11

Giá trị nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước

19

thải bệnh viện [9.]
Bảng 2.1

Các công trình xử lý cơ học[6.]

21

Bảng 2.2

Áp dụng quá trình xử lý hóa học trong xử lý nước thải [11]

23

Bảng 2.3


Các thiết bị xử lý sinh học thông dụng[5.]

26

Bảng 2.4

Các công trình xử lý sinh học [6.]

26

Bảng 2.5

Các công trình hồ sinh học hoạt tính [12.]

39

Bảng 2.6

Nhóm công nghệ xử lý NTBV ở Việt Nam [5.]

40

Bảng 2.7

Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hoá lý của hồ sinh học [5.]

44

Bảng 2.8


Hiệu quả xử lý vi sinh của hồ sinh học [5.]

44


Tên bảng

Số hiệu

Trang

bảng, biểu
Bảng 2.9

Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hoá lý của lọc sinh học nhỏ

45

giọt [5.]
Bảng 2.10

Hiệu quả xử lý vi sinh của lọc sinh học nhỏ giọt [5.]

45

Bảng 2.11

Hiệu quả xử lý vi sinh của công nghệ bùn hoạt tính [7.]

46


Bảng 2.12

Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hoá lý của công nghệ bùn

46

hoạt tính [7.]
Bảng 2.13

Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hoá lý của lọc sinh học nhiều

47

bậc [5.]
Bảng 2.14

Hiệu quả xử lý vi sinh của lọc sinh học nhiều bậc [5.]

47

Bảng 2.15

Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hoá lý của các nhóm công

48

nghệ
Bảng 2.16


Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu hoá lý của các nhóm công

48

nghệ
Bảng 3.1

Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt trên bể tự hoại

54

Bảng 3.2

Đặc tính nước thải trước và sau khi xử lý tập trung

55

Bảng 3.3

Các thông số lưu lượng dùng trong thiết kế

58

Bảng 3.4

Kích thước chi tiêt song chắn rác

59

Bảng 3.5


Tóm tắt kết quả tính toán hố gom

60

Bảng 3.6

Kích thước của máy lược rác tinh model 60S(mm)

61

Bảng 3.7

Thông số dùng thiết kế bể điều hòa

62

Bảng 3.8

Các dạng khuấy trộn trong bể điều hòa

63

Bảng 3.9

Chi tiết đĩa sục khí HD 270

64

Bảng 3.10


Thông số của đĩa HD 270

64

Bảng 3.11

Bảng tóm tắt kết quả tính toán bể điều hòa

66

Bảng 3.12

Thông số thiết kế bể SBR

66

Bảng 3.13

Bảng tóm tắt các kết quả tính toán của bể SBR

74

Bảng 3.14

Các thông số thiết kế cho bể lọc nhanh

80



Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng, biểu
Bảng 3.15

Độ giãn nở của lớp vật liệu lọc khi rửa ngược

81

Bảng 3.16

Cường độ rửa lọc và thời gian rửa lọc cho bể lọc nhanh

82

Bảng 3.17

Các thông số của vật liệu lọc

85


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Tên hình

Số hiệu

hình

Số
trang

Hình 2.1

Phân loại song chắn rác [6.]

22

Hình 2.2

Các phương pháp xử lý nước thải theo phương pháp kị

27

khí [5.]
Hình 2. 3

Các phương pháp xử lý nước thải theo công nghệ hiếu

31

khí[6.]
Hình 2.4

Bể bùn hoạt tính[7.]

32


Hình 2.5

Quá trình bùn hoạt tính hiếu khí cổ điển với dòng chảy

33

nút [7.]
Hình 2.6

Quá trình bùn hoạt tính hiếu khí khuấy trộn hoàn toàn [7.]

33

Hình 2.7

Các giai đoạn xảy ra trong SBR [5.]

36

Hình 2.8

Sơ đồ công nghệ xử lý NTBV bằng lọc sinh học nhỏ

40

giọt [5.]
Hình 2.9

Sơ đồ công nghệ xử lý NTBV bằng hồ sinh học [5.]


41

Hình 2.10

Sơ đồ công nghệ xử lý NTBV bằng bùn hoạt tính

41

truyền thống [5.]
Hình 2. 11

Sơ đồ công nghệ xử lý NTBV bằng lọc sinh học nhiều bậc [5.]

42

Hình 2.12

Sơ đồ công nghệ xử lý NTBV theo công nghệ AAO [5.]

43

Hình 3.1

Sơ đồ nguyên tắc của hệ thống thoát nước của bệnh

53

viện đa khoa Nam Định
Hình 3.2


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Bệnh Viện Đa Khoa

56

Nam Định
Hình 3.3

Song chắn rác VS-1H

59

Hình 3.4

Máy lược rác tinh

60

Hình 3.5

Đĩa sục khí HD 270

64

Hình 3.6

Sơ đồ hoạt động của decanter

78




1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Nam Định đang trong giai đoạn phát triển kinh tế theo đà phát triển
chung của đất nước. Ngày nay, đời sống của người dân đã được cải thiện vượt bậc.
Đi đôi với việc đời sống nhân dân càng được cải thiện thì vấn đề chăm sóc sức khỏe
ngày càng được nâng cao. Vì vậy bệnh viện đa khoa tỉnh cần được mở rộng và trang
bị tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh viện đang hoạt động ở thành phố Nam Định đang trong
tình trạng quá tải và xuống cấp trầm trọng. Trước tình hình đó, để đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong tỉnh, UBND tỉnh Nam Định đã có quyết định
xây dựng cải tạo bệnh viện đa khoa tỉnh với qui mô 500 giường.
Tuy nhiên, nước thải bệnh viện nói riêng và chất thải y tế nói chung đang là
một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có thể là nguồn
gây bệnh cho các cộng đồng dân cư. Vì vậy việc xây dựng trạm xử lý nước thải
bệnh viện là rất cấp thiết nhằm bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của người dân
xung quanh.
* Mục đích nghiên cứu
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Nam Định, công suất Q =
200 m3/ngày.đêm, đạt tiêu chuẩn theo quy định tại QCVN 28:2010/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải Y tế (cột A).
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của các hệ thống xử lý nước thải tại một số bệnh viện ở Nam Định”, công suất Q =
200 m3/ngày.đêm.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến nước thải bệnh viện bao gồm các báo cáo điều tra khảo sát và các nghiên



2

cứu, ... từ đó phân tích đánh giá để hiểu rõ về thực trạng xử lý nước thải bệnh viện
hiện nay trên cả nước.
Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm: Mẫu nước thải được lấy
tại bệnh viện nhằm đánh giá chất lượng nước dựa trên việc phân tích các chỉ tiêu ô
nhiễm đặc trưng như BOD; COD; Amoni, Nitrat, Sulfua, photphat và coliforms từ
đó đưa ra dây chuyền công nghệ xử lý phù hợp.
Phương pháp quan trắc hiện trường: Các công tác quan trắc hiện trường bao
gồm: Khảo sát hiện trường, thu thập các tài liệu liên quan đến hệ thống xử lý và lấy
mẫu nước.
Phương pháp chuyên gia: Luận văn được hoàn thiện từng bước thông qua các
đợt kiểm tra tiến độ và siminar nhằm xin ý kiến của chuyên gia về nước thải và xử
lý nước thải từ đó tổng hợp chỉnh sửa và hoàn thiện luân văn.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về nước thải bệnh viện
Chương 2: Cơ sở khoa học
Chương 3: Đề xuất và tính toán thiết kế phương án xử lý nước thải bệnh viện
Nam Định


3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
1.1 Khái quát chung về ngành y tế

Y tế là một ngành cơ bản không thể thiếu đối với đời sống con người. Sự bảo
tồn và phát triển của y học cổ truyền cũng như sự ra đời của y học hiện đại đã đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người. Hiện nay, khi nền
văn minh nhân loại đã đạt đến trình độ cao thì sự kết hợp của y học cổ truyền và y
học hiện đại là tất yếu, tạo nên nét đặc trưng cơ bản của ngành y tế.
Ngành y tế có một đội ngũ cán bộ có trình độ tương đối cao, chuyên môn giỏi.
Đây là ngành then chốt trong lĩnh vực bảo đảm sức khỏe cho con người và là ngành
có nhiều đối tượng nhất. Vì thế, đây là ngành có cơ sở hoạt động rộng khắp toàn
quốc.
Ngành y tế là ngành có liên quan mật thiết với xã hội, có vai trò quan trọng
trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giải quyết các hậu quả xã hội, an
toàn lao động.
Khi một loạt bệnh viện được xây mới và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng về số lượng và chất lượng khám chữa bệnh của người dân thì nhu cầu cho
ngành y tế cũng tăng theo. Lượng nước cung cấp luôn tỉ lệ thuận với lượng nước
thải ra, bên cạnh đó các hoạt động của bệnh viện như khám chữa bệnh, sinh hoạt
của CB-CNV và bệnh nhân hằng ngày thải ra khối lượng lớn nước thải gây ô nhiễm
môi trường bệnh viện nói riêng và môi trường nói chung. Chính vì vậy y tế phải đi
đôi với công tác bảo vệ môi trường cho ngành y tế.
Những khó khăn chính trong việc xử lý nước thải bệnh viện ở nước ta
Dựa vào tình hình trên, có thể thấy những khó khăn chính trong việc xử lý
nước thải bệnh viện ở nước ta là:
Mặt bằng
Công nghệ


4

Kinh phí xây dựng
Quản lý, vận hành và bảo trì.

Do đó, khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các bệnh viện, cần tiến hành
xem đánh giá tất cả các khía cạnh trên để có phương án đầu tư thích hợp.
1.2 Tổng quan chung về nước thải Bệnh Viện
1.2.1 Thực trạng nước thải bệnh viện ở Việt Nam
Theo kết quả khảo sát của trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ nước
sạch và môi trường, định mức sử dụng nước tính trên giường bệnh nước ta như
bảng sau:
Bảng 1.1 - Định mức sử dụng nước tính theo giường bệnh [10.]
Đối tượng

Số lượng/ ngày

Nhu cầu tiêu thụ nước, lít/ngày

N

300-350

Số cán bộ công nhân viên

(0,8-1,1)N

100-150

Người nhà bệnh nhân

(0,9-1,3)N

50-70


Sinh viên thực tập, khách

(0,7-1)N

20-30

Tổng số nước dùng thực tế

(3,4-4,4)N

470-600

Số giường bệnh

Tính cả nhu cầu phát triển

650-950

(Nguồn: Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường)
Phần lớn lượng nước thải sau sử dụng đều xả vào hệ thống thoát nước. Lượng
nước thực tế thải ra tính cho một giường bệnh trong một ngày đêm vượt tiêu chuẩn
của các nước Đức, Nga, Mỹ và lớn hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn Việt Nam.
Tiêu chuẩn dùng nước của một số bệnh viện do Chính Phủ Thụy Điển tài trợ xây
dựng như bệnh viện Uông Bí là 2.500 l/giường bệnh.ngày đêm, Viện bảo vệ sức
khỏe trẻ em là 1.700l/giường bệnh.ngày đêm, của các bệnh viện quân đội và công
an khoảng 1.000l/giường bệnh.ngày đêm. Do đặc điểm chữa bệnh và nghiên cứu
khác nhau, tiêu chuẩn nước cấp của các bệnh viện là rất khác nhau. Nhìn chung, đối
với các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, tiêu chuẩn cấp nước ở mức 600-800l/ giường
bệnh.ngày đêm.



5

Đối với các bệnh viện chuyên khoa hoặc các bệnh viện trung ương, lượng
nước sử dụng tương đối cao (đến 1.000l/giường.ngày đêm) do nước sử dụng cho cả
mục đích nghiên cứu đào tạo. Tại các bệnh viện chuyên khoa, tỉ lệ số bác sĩ và nhân
viên phục vụ trên một giường bệnh tương đối cao (1,2-1,4). Số bệnh nhân điều trị
nội trú cũng lớn hơn số giường bệnh theo thiết kế rất nhiều. Ngoài ra còn một
nguyên nhân khác làm cho lượng nước thải tăng là tổn thất do thiếu ý thức của
người nhà bệnh nhân khi sử dụng khu vệ sinh hoặc vòi nước công cộng.
Theo tính toán của Bộ môn Cấp thoát nước- môi trường nước của trường Đại
Học Xây Dựng Hà Nội, dựa trên cơ sở khảo sát một số bệnh viện, thì nhu cầu sử
dụng nước tại các bệnh viện như sau
- Điều trị: 18%
- Lau nhà: 15%
- Bệnh nhân tắm: 10%
- Giặt giũ: 18%
- Nấu nước, thức ăn: 12%
- Cán bộ công nhân viên sử dụng: 12%
- Hao hụt tổn thất: 15%
Như vậy ở nước ta, theo các nghiên cứu thì tiêu chuẩn thải nước bệnh viện từ
600-1000l/giường bệnh.ngày đêm phụ thuộc vào các loại và các cấp bệnh viện.
Phần lớn các bệnh viện, phòng khám, cơ sở điều trị… đều nằm ở các khu đô
thị. Đây là nơi tập trung đông người, có lượng nước tiêu thụ lớn. Do đó, có thể thấy
nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt đô thị. Trong nước thải
chứa chủ yếu các chất hữu cơ và chất ô nhiễm nguồn gốc sinh hoạt của con người.
Tuy nhiên, do nước sử dụng trong quá trình chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân nên
về mặt vệ sinh và dịch tễ học, trong nước thải bệnh viện chứa nhiều vi khuẩn gây
bệnh và dễ lây lan.



6

1.2.2 Thành phần tính chất nước thải bệnh viện
Nguồn gốc phát sinh nước thải
Thông thường chất thải bệnh viện gồm 3 loại: chất thải rắn, nước thải và khí
thải với mức độ độc hại khác nhau. Nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm gồm các tế
bào, các mô bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật, tiểu phẫu, các găng tay, bông gạc
có dính máu mũ, nước lau rửa từ các phòng thiết bị, phòng mổ, khoa lây, khí thoát
ra từ các kho chứa nhất là các kho chứa radium, khí hơi từ các lò thiêu… Sau đó là
các chất thải từ các dụng cụ y tế như kim tiêm, ống thuốc, dao mổ, lọ xét nghiệm,
túi oxy… Cuối cùng là nước thải và nước thải sinh hoạt.
Nước thải bệnh viện là một dạng nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng số lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư.
Nước thải bệnh viện phát sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau
Nước thải sinh hoạt của bác sĩ, y tá, công nhân viên bệnh viện, của bệnh nhân
và thân nhân bệnh nhân.
Nước thải vệ sinh, lau chùi, làm sạch các phòng bệnh và phòng làm việc.
Nước thải từ giặt quần áo, chăm mền, drap trải giường, khăn lau … từ các
khâu pha chế thuốc, nấu ăn, rửa chén bát, dụng cụ…
Tùy theo từng khâu và quá trình cụ thể, nước thải sẽ có tính chất và mức độ ô
nhiễm khác nhau.
Hàng ngày từ các bệnh viện, một khối lượng lớn nước thải chưa được xử lý
chứa nhiều chất bẩn hữu cơ và vi trùng gây bệnh thấm vào lòng đất, gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm. Mặt khác, nước thải trong các mương hở bốc mùi vào khu vực
xung quanh gây ảnh hưởng không khí trong bệnh viện và các khu vực lân cận. Mùa
mưa, nước thải theo nước mưa chảy tràn có thể gây ô nhiễm môi, lây lan dịch bệnh.
Do đó, để giữ tốt vấn đề vệ sinh dịch tễ trong bệnh viện và ngăn chặn lan
truyền bệnh dịch ra khu vực lân cận, nhằm đảm bảo việc khám chữa bệnh tốt cho
bệnh nhân cũng như bảo vệ sức khỏe cho người dân xung quanh các bệnh viện, cần



7

đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn và không
còn khả năng gây bệnh là một nhu cầu bức thiết.
Sự ô nhiễm nước
Do tác động của các hoạt động sống, nước bị ô nhiễm bởi các chất khác nhau
và làm cho chất lượng nước xấu đi.
Tăng nồng độ các ion Ca2+, Mg2+, Si2+ trong nước ngầm.
Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong nước tự nhiên.
Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm.
Tăng hàm lượng các chất hữu cơ trong nước trước tiên là các chất bền sinh
học, chất hoạt động bề mặt, thuốc sát trùng, sản phẩm phân rã của chúng với các
chất hại gây ung thư, đột biến gen.
Giảm lượng oxy trong nước tự nhiên do quá trình oxy hóa.
Giảm nồng độ trong suốt của nước do virus, vi khuẩn tăng trong nước, trở
thành nhân tố gây bệnh.
Nước bị ô nhiễm do các chất phóng xạ.
Các chất gây ô nhiễm nước
Nước thải bị ô nhiễm do nhiều chất khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau.
Tổ chức bảo vệ sức khỏe thế giới(WHO) hướng dẫn phân loại các chất ô nhiễm hóa
học như sau
Các chất hữu cơ
Các chất dễ phân hủy sinh học (hoặc các chất tiêu thụ oxy) là Cacbonhydrat,
protein, chất béo, … Đây là các chất gây ô nhiễm nặng nhất từ các khu dân cư, khu
công nghiệp chế biến thực phẩm với hàm lượng: 40-60 % protein, 25-50%
cacbonhidrat, 10% chất béo. Tác hại cơ bản của các chất này là làm giảm oxy hòa
tan trong nước dẫn đến sự suy thoái tài nguyên thủy sản, giảm chất lượng nước cho
sinh hoạt.



8

Các chất khó phân hủy sinh học như hidratcacbon vòng thơm, các hợp chất đa
vòng ngự trị, các clo hữu cơ, các polymer … Các chất này có độc tính cao đối với
con người và sinh vật, chúng lại có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi trường và cơ
thể sinh vật.
Các chất vô cơ
Các chất vô cơ có nồng độ cao trong nước tự nhiên, đặc biệc là nước bẩn.
Ngoài ra nước thải từ khu dân cư luôn có một hàm lượng khá lớn các ion Cl- SO42,PO43- Na+ .
Các kim loại nặng
Chì (Pb) là các kim loại nặng có độc tính với não và có thể gây chết người nếu
bị nhiễm nặng và tích lũy lâu dài trong cơ thể. Thủy ngân (Hg) thủy ngân vô cơ hay
hữu cơ đều độc đối với con người và thủy sinh.
Các chất rắn
Các chất rắn có trong nguồn nước tự nhiên từ nước thải sinh hoạt, từ quá trình
xói mòn phong hóa địa chất, từ quá trình keo tụ các ion vô cơ khi gặp nước mặn.
Các chất rắn có khả năng gây trở ngại cho sự phát triển thủy sản, cấp nước, sinh
hoạt …
Các chất lơ lửng
Sự hiện diện các chất rắn lơ lửng sẽ làm cho nước bị đục, bẩn, làm tăng độ
lắng đọng gây mùi khó chịu.
Sự dư thừa chất dinh dưỡng trong nước thải bệnh viện
Sự dư thừa chất dinh dưỡng là một điều bất lợi đối với môi trường nước vì
chúng có thể gây nên sự phú dưỡng hóa. Nói cách khác là sẽ có sự tăng sinh các
loại rong tảo trong nước làm nước bị đục, giảm lượng oxy hòa tan do thối rữa.
Các vi trùng trong nước



9

Trong người và động vật có chứa nhiều loại vi trùng gây hại ( vi trùng tả, lị,
thương hàn, trứng giun sán…..). Trong thực tế không thể xác định tất cả các vi
trùng này đối với từng mẫu nước vì phức tạp và tốn nhiều thời gian. Thông thường
ta chỉ xác định nước có bị nhiễm phân hay không mà thôi.
1.2.3 Khảo sát đặc tính ô nhiễm nước thải bệnh viện
Để có sự so sánh giữa các kiểu bệnh viện khác nhau ta phải tiến hành phân
chia các bệnh viện theo tuyến và theo chuyên khoa để đánh giá. Kết quả đánh giá
theo tuyến cho thấy nước thải của bệnh viện tuyến tỉnh có hàm lượng chất hữu cơ
(thể hiện ở các giá trị BOD5 ,COD , DO) cao hơn so với bệnh viện tuyến trung ương
và bệnh viện ngành.
Bảng 1.2 - Kết quả đánh giá thông số ô nhiễm chung cho từng tuyến
BOD5

COD

Tổng P

TổngN

SS

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l


mg/l

6,97

99,80

163,20

2,55

16,06

18,6

Tỉnh

6,91

163,90

214,40

1,71

18,93

10,0

Ngành


7,12

139,20

179,90

1,44

18,85

46,0

Bệnh viện

PH

Trung ương

(Nguồn: Viện Y học lao động và MT- Bộ y tế và Trung tâm CTC)
Nguyên nhân nước thải bệnh viện tuyến tỉnh có hàm lượng chất ô nhiễm cao
hơn tuyến trung ương và tuyến ngành do lượng nước sử dụng tính cho 1 giường
bệnh thấp nên nồng độ chất ô nhiễm cao hơn so với các tuyến khác.
Bảng 1. 2 - Đánh giá nước thải bệnh viện theo chuyên khoa
Chuyên

PH

khoa


BOD5

COD mg/l

mg/l

Tổng P

TổngN

mg/l

mg/l

SS mg/l

Đa khoa

6,91

147,56

201,4

1,57

17,24

37,96


Lao

6,72

143,23

207,25

1,15

16,06

22,23

Phụ sản

7,21

167,00

221,90

0,99

13,19

51,25

(Nguồn: Viện Y học lao động và MT- Bộ y tế và Trung tâm CTC)



10

Nhìn chung hàm lượng chất ô nhiễm không có sự khác biệt lớn khi phân chia
các bệnh viện theo chuyên khoa. Các thông số ô nhiễm không có nồng độ đáng kể
để đánh giá.
Dưới đây là các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải bệnh viện được tham khảo.
Bảng 1.4 - Chỉ tiêu ô nhiễm chính của nước thải bệnh viện
Chỉ tiêu

Đơn vị

pH

Giá trị
Min

Trung bình

Max

6.4

7.45

8.15

SS

mg/L


150

160

220

BOD5

mg/L

120

150

200

COD

mg/L

150

200

250

Tổng N

mg/L


15

28

36

Tổng P

mg/L

3

5

8

Tổng Coliform

MPN/100ml

106

106-107

109

(Nguồn: Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường)
Các loại vi sinh vật thường thấy trong nước thải bệnh viện
Tác nhân gây ô nhiễm bao gồm vi sinh vật, siêu vi khuẩn, các loại ký sinh

trùng, nấm với các tỉ lệ được đánh giá như sau:
- Vi khuẩn chiếm 90%
- Vi khuẩn gram (+)
- Bacillus ereus cos trong đất, ngũ cốc
- Listeria monocytogense: gây viêm não, màng não và bệnh ở tử cung
- Clostridium perfringens.
- Clostridium tetani: bào tử nhiễm vào vết thương sẽ gây bệnh uốn ván
- Clostridium botulium: có thể gây ngộ độc thức ăn cực kỳ nguy hiểm
- Cầu khuẩn Gram (+)


11

- Cầu khuẩn Gram (-)
Virus chiếm 8% chủ yếu là virus đường tiêu hóa, virus gây tiêu chảy ở trẻ em.
Nấm chiếm 1% chủ yếu là Aspergillus; Candida
Ký sinh trùng Amip, trứng giun sán và các nấm hạ đẳng.
Nguy cơ dịch bệnh do nguồn nước ô nhiễm từ nước thải bệnh viện
Nước thải từ các bệnh viện truyền nhiễm, bệnh viện lao, … là mối nguy hiểm
lớn nhất tạo khả năng ô nhiễm nguồn nước bởi các vi khuẩn gây bệnh. Nước thải
loại này không được khử trùng hoặc khử trùng không triệt để, đi vào nguồn nước
ngầm và nước mặt là nguy cơ truyền bệnh cho cộng đồng dân cư xung quanh bệnh
viện.
Qua nhiều trường hợp nghiên cứu thực tế người ta khẳng định các trường hợp
nhiễm bệnh ở người và động vật đặc biệt là các bệnh viện truyền nhiễm đều chưa
được xử lý và khử trùng triệt để. Ở đô thị và khu dân cư sự giao nhau giữa hệ thống
cấp nước và hệ thống thoát nước là không thể tránh khỏi. Cần phải tuân thủ những
quy định về những biện pháp phòng ngừa ô nhiễm hệ thống cấp nước từ hệ thống
thoát nước do sự cố. Nhưng quan trọng hơn là phải xây dựng hệ thống xử lý và khử
trùng nước thải bệnh viện tập trung trước khi xả vào hệ thống thoát nước công cộng.

Nếu không làm được như vậy hậu quả sẽ không lường. Chỉ có xử lý và khử trùng
nước thải bệnh viện theo đúng quy định mới loại trừ được dịch bệnh truyền nhiễm
trong cộng đồng dân cư.
Những đặc điểm phân biệt nước thải bệnh viện và nước thải sinh hoạt
Thông qua nhiều phân tích và đánh giá, người ta rút ra những kết luận về đặc
điểm khác biệt của nước thải bệnh viện so với nước thải bệnh viện như sau
Lượng chất bẩn gây ô nhiễm tính trên một giường bệnh lớn hơn 2-3 lần lượng
chất bẩn gây ô nhiễm tính trên một đầu người. Ở cùng một tiêu chuẩn sử dụng nước
thì nước thải bệnh viện có nồng độ cao hơn nhiều.


12

Sự hình thành nước thải bệnh viện trong vòng một ngày và ở nghững ngày
riêng biệt của tuần là không đều (hệ số không đều K=3). Thành phần của nước thải
bệnh viện dao động trong ngày do chế độ làm việc của bệnh viện không đều.
Trong nước thải bệnh viện, ngoài những chất bẩn thông thường như trong
nước thải sinh hoạt, còn chứa những chất bẩn hữu cơ và khoáng đặc biệt ( thuốc
men, chất tẩy rửa, đồn vị phóng xạ…) còn có một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh có
khả năng lây lan cao, gây nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Từ những kết luận trên, chúng ta thấy rằng tuy nhiều người coi nước thải bệnh
viện như một dạng của nước thải sinh hoạt đô thị nhưng thực tế cần xếp nước thải
bệnh viện vào một loại nước thải riêng và yêu cầu xử lý cũng phải cao hơn.
1.3 Tổng quan về bệnh viện đa khoa Nam Định
1.3.1 Giới thiệu dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Nam Định
Tên dự án: Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Nam Định (500 giường)
Địa điểm thực hiện dự án: Số 2 đường Trần Quốc Toản, thành phố Nam Định,
Trần Đăng Ninh, Nam Định
1.3.2 Mô tả địa điểm thực hiện dự án
Vị trí: Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Nam Định được xây dựng trên địa chỉ

Số 2 đường Trần Quốc Toản, thành phố Nam Định, Trần Đăng Ninh, Nam Định.
Khu đất có giới cận như sau:
- Đông Giáp: đường nội bộ rộng 12m
- Tây giáp: đường qui hoạch rộng 20m
- Nam giáp: đường 10b rộng 20m
- Bắc giáp: đường 1/4 rộng 40m
Diện tích mặt bằng: Tổng diện tích mặt bằng khu đất dùng xây dựng bệnh viện
60.858 m2. Cơ cấu sử dụng đất như sau


×