Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm định chất lƣợng công trình xây dựng tại trung tâm kiểm định CLXD tỉnh thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 103 trang )

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Đào tạo Sau đại học
trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn
thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn
Ngọc Phƣơng đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong tiểu ban kiểm tra tiến độ luận
văn và Hội đồng khoa học đã đóng góp những góp ý, những lời khuyên quý giá cho
bản luận văn này.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Kiểm định chất lượng xây
dựng Thái Nguyên – Sở xây dựng Thái Nguyên, Thư viện trường Đại học Kiến
Trúc Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả
trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, đồng môn và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ
khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn
thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả khả năng của
mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp
ý của quý thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Hữu Bắc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Trần Hữu Bắc


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt trong luận văn
Danh mục các bảng biểu và hình vẽ sơ đồ trong luận văn
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3
* Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 3
* Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................... 3
* Cấu trúc luận văn. ........................................................................................ 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TỈNH THÁI NGUYÊN ................ 5
1.1. Công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tại Việt Nam ......... 5
1.1.1. Khái quát về mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng [16] ........ 5
1.1.2. Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ở nước ta [10] ...... 6
1.1.3. Sự hình thành các Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng và Trung
tâm Kiểm định chất lượng xây dựng. [11] ............................................................. 9
1.2 Công tác quản lý CLCTXD tại trung tâm Kiểm định CLXD Thái
Nguyên ............................................................................................................ 13


1.2.1. Khái quát về tình hình đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên [29]. ..........................................................................................................13

1.2.2. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây tại tỉnh Thái Nguyên [28]
.................................................................................................................................14
1.3. Công tác Kiểm định CLXD tại Trung tâm kiểm định chất lƣợng xây
dựng Thái Nguyên. ........................................................................................ 17
1.3.1. Tổ chức: [28] ...............................................................................................17
1.3.2. Các văn bản pháp lý: ...................................................................................18
1.3.3 Chức năng nhiệm vụ: [28] ...........................................................................18
1.3.4. Bộ máy quản lý và biên chế........................................................................20
1.4. Nhận diện nguyên nhân dẫn tới chất lƣợng một số công trình có chất
lƣợng kém. ...................................................................................................... 29
1.5. Thực trạng công tác kiểm định chất lƣợng công trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên. .................................................................................................. 32
1.5.1. Thực trạng năng lực các tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây
dựng tại Thái Nguyên............................................................................................32
1.5.2. Đánh giá chung về Công tác kiểm định trên địa bàn. ...............................34
1.6. Các tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm định chất lƣợng công trình
tại trung tâm Kiểm định CLXD tỉnh Thái Nguyên. .................................. 37
1.6.1. Hạn chế về năng lực cán bộ. .......................................................................37
1.6.2. Chưa có quy trình chuẩn cho công tác kiểm định chất lượng xây dựng. 39
1.6.3. Cơ sỏ vật chất, trang thiêt bị phục vụ công tác kiểm định CLXD. ..........40
1.6.4. Mối liên hệ giữa các cơ quan, ban ngành trong công tac kiểm định .....40
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC
KIỂM ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG ............................................................................................................. 42


2.1. Vị trí của kiểm định chất lƣợng trong quản lý CLCTXD .................. 42
2.1.1. Kiểm định phục vụ công tác QLNN về CLCTXD [10] ...........................42
2.1.2. Kiểm định phục vụ yêu cầu của chủ đầu tư [1].........................................43
2.2. Cơ sở khoa học về kiểm định chất lƣợng công trình xây dựng ......... 45

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm chất lượng [10]........................................................45
2.2.2. Chất lượng công trình xây dựng.................................................................46
2.2.3. Khái niệm và nội dung kiểm định CLCTXD [10] ....................................47
2.3. Cơ sở pháp lý về kiểm định chất lƣợng công trình xây dựng. ........... 55
2.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CLCTXD do Trung
ương ban hành........................................................................................................56
2.3.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chất lượng do Trung
ương ban hành........................................................................................................59
2.3.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CLCTXD và kiểm định
chất lượng công trình xây dựng do UBND tỉnh Thái Nguyên và Sở Xây dựng
Thái Nguyên ban hành. .........................................................................................64
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƢỢNG XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH CLXD
THÁI NGUYÊN. ........................................................................................... 66
3.1 Quan điểm và mục tiêu ........................................................................... 66
Giải pháp thứ tƣ: Phát huy vai trò Trung tâm Kiểm định chất lượng xây trong
mối liên hệ giữa các cơ quan, ban nghành trong quản lý chất lượng xây dựng:
.................................................................................................................................67
3.2 Nội dung các giải pháp............................................................................ 68
3.2.1. Giải pháp thứ nhất: ......................................................................................68
3.2.2. Giải pháp thứ hai: .......................................................................................71
Đề xuất quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng:...........................71


3.2.3. Giải pháp thứ ba : Hoàn thiện cơ sỏ vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
công tác kiểm định.................................................................................................79
3.2.3. Giải pháp thứ tư: ..........................................................................................83
Phát huy vai trò Trung tâm Kiểm định chất lượng xây trong mối liên hệ giữa
các cơ quan, ban nghành trong quản lý chất lượng xây dựng: ...........................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 87

1. Kết luận ...................................................................................................... 87
2. Kiến nghị .................................................................................................... 88


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

TVXD

Tư vấn xây dựng

KĐCL

Kiểm định chất lượng

CLCTXD

Chất lượng công trình xây dựng

CLXD

Chất lượng xây dựng

UBND


Uỷ ban nhân dân

CTXD

Công trình xây dựng

QLNN

Quản lý Nhà nước

QLCTXD

Quản lý công trình xây dựng

QLĐT

Quản lý đô thị

NN

Nông nghiệp



Quyết định


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Tên bảng, biểu


Trang

Số hiệu
I. Bảng
Bảng 1.1

Một số công trình chất lượng kém tại Thái Nguyên

17

Bảng 1.2.

Danh sách nhân lực của trung tâm Kiểm định
Thông tin về máy móc thiết bị của trung tâm Kiểm
định
Các công trình tiêu biểu do trung tâm thực hiện
công tác Kiểm định chất lượng xây dựng

21

Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Biểu 1.1

Biểu 1.2

Danh sách các tổ chức kiểm định trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
Năng lực thiết bị của các tổ chức kiểm định trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tiêu chí xếp hạng năng lực hoạt động xây dựng
Thống kê khả năng thiết bị của các tổ chức kiểm
định
Mục tiêu tăng cường năng lực thiết bị cho công
tác kiểm định xây dựng tại Thái Nguyên
II. Biểu
Biểu đồ so sánh chất lượng giữa chủ đầu tư
chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp
Biểu đồ năng lực các ban quản lý dự án chuyên
nghiệp

22
24
32
33
61
79
81

29
30


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Hình 1.1
Hình 1.2

Tên sơ đồ

Trụ sở Trung tâm kiểm dịnh CLXD Thái Nguyên
Kiểm định chất lượng Nhà thi đấu đa năng tỉnh Bắc
Kạn

Trang

24
25

Công trình kiểm định trụ sở làm việc Sở Lao động,
Hình 1.3

Thương binh và Xã hội Thái Nguyên

26

Công tình kiểm định chất lượng bàn giao đưa vào sử
Hình 1.4

dụng: Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Thái Nguyên

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ khái quát quản lý chất lượng công trình xây dựng
Sơ đồ 1.2


Sơ đồ 1.3

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2.2

Sơ đồ 2.3

26
5

Sơ đồ hệ thống quản lý Nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng

6

Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng
thường áp dụng

40

Sơ đồ các yếu tố cơ bản của chất lượng công trình xây
dựng

45

Sơ đồ vị trí của kiểm định trong vòng đời của một công
trình


48

Sơ đồ quy trình đánh giá chất lượng công trình đang
tồn tại hoặc sự cố công trình

53

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quy trình kiểm định chất lượng CTXD

70

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ các bước tiến hành kiểm định

75



1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà
Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung
tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi
phía bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc
Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang lên ở miền Bắc. Thái
Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những năm gần đây kinh tế xã hội của tỉnh đã có bước phát triển

mạnh mẽ cùng với đó là quá trình đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh rất
sôi động, nhiều dự án được đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau: Vốn ngân sách nhà
nước, vốn FDI, vốn vay ODA, vốn đầu tư trong nước, vốn tư nhân,… với tổng mức
đầu tư hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh những công trình đạt chất lượng tốt
thì trong thời gian qua tại trung tâm Kiểm định CLXD tỉnh Thái Nguyên đã có
những công trình trong quá trình thi công xây dựng cũng như trong thời gian sử
dụng đã có những biểu hiện kém chất lượng từ vật liệu đầu vào, kỹ thuật và quy
trình thi công không phù hợp, công tác giám sát chất lượng không được chú trọng,
công tác bảo trì không được quan tâm. Để kiểm tra và đánh giá thực trạng chất
lượng xây dựng công trình thì hoạt động kiểm định cần được quan tâm và đầu tư
hơn nữa. Kiểm định chất lượng xây dựng theo Nghị định Nghị định số
46/2015/NĐ-CP[2], ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây
dựng thì công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng được quy định như
sau “Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên
nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm


2

xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí
nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích”.
Theo số liệu điều tra khảo sát của các cơ quan chuyên môn thì tại trung tâm
Kiểm định CLXD tỉnh Thái Nguyên hiện tại có 03 tổ chức kiểm định đăng ký hoạt
động trên các lĩnh vực: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi tuy nhiên các tổ
chức này không hoạt động chuyên sâu vào lĩnh vực kiểm định chất lượng ngoại trừ
Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng – Sở Xây dựng Thái Nguyên, chính vì
thế chất lượng sản phẩm kiểm định chất lượng xây dựng là không thống nhất do các
tổ chức kiểm định có các quy trình kiểm định khác nhau đồng thời nhân lực và thiết
bị kiểm định còn hạn chế vì thế dẫn đến tình trạng các cơ quản lý nhà nước bối rối
trong cách giải quyết tranh chấp về chất lượng.

Các tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên do tính chuyên ngành chưa cao, đồng thời việc đầu tư về máy
thiết bị và nhân lực chưa được chú trọng, thiết bị kiểm định không nhiều dẫn đến
tình trạng các công trình lớn được xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên mặc dù có yêu
cầu kiểm định chất lượng nhưng các tổ chức này không đáp ứng được yêu cầu hoặc
phải đi thuê, hoặc phải liên danh, đặc biệt là các công trình hạ tầng lớn như các cầu
lớn (Tháp phát sóng đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên, ....), các công trình
xây dựng dân dụng đã xuống cấp như (Các khu chung cư cũ trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên, Kiểm định nâng tầng, Kiểm định đánh giá nguyên nhân hư hỏng do Nổ
mìn, làm đường giao thông,…) thì các tổ chức kiểm định trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên không đáp ứng được yêu cầu.
Do đó để hoàn thiện hơn nữa hiệu quả công tác kiểm định chất lượng xây
dựng tại tỉnh Thái Nguyên thì công tác kiểm định chất lượng xây dựng cần phải có
những thay đổi phù hợp với thực tiễn khách quan, đó là việc phải thay đổi từ đội
ngũ những người làm kiểm định phải được đào tạo bàn bản, tổ chức tốt, có quy


3

trình và phương thức kiểm định phù hợp, từng cá nhân, tổ chức kiểm định phải có
khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ trong xây dựng.
Với nhiều năm (từ năm 2008 đến nay) công tác tại Trung tâm kiểm
định chất lượng công trình xây dựng Thái Nguyên – Sở Xây dựng Thái
Nguyên học viên đã chủ trì và tổ chức thực hiện hầu hết các hợp đồng, quyết
định trưng cầu kiểm định, Kiểm định chất lượng công trình xây dựng tại trung
tâm Kiểm định CLXD tỉnh Thái Nguyên do các chủ đầu tư và cơ quan tiến
hành tố tụng trưng cầu nên đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm định
chất lƣợng công trình xây dựng tại trung tâm Kiểm định CLXD tỉnh
Thái Nguyên” làm đối tượng nghiên cứu của luận văn vì đây là vấn đề mới
và còn tồn tại nhiều bất cập trong khoa học quản lý công trình xây dựng.

* Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác kiểm định chất
lượng công trình xây dựng tại trung tâm Kiểm định CLXD tỉnh Thái Nguyên.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiểm định chất lượng công trình xây dựng
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng
tại trung tâm Kiểm định CLXD tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 đến năm 2018.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, khảo sát, tổng
hợp, phân tích đánh giá tổng kết tình hình thực tiễn;
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích tổng hợp, so sánh.
* Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các nội dung
chính của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng.


4

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài sẽ tổng hợp, đánh giá những tồn tại, khó khăn
vướng mắc trong công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng tại trung
tâm Kiểm định CLXD tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018,
đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm đóng góp thiết thực trong việc hoàn
thiện công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng tại trung tâm Kiểm
định CLXD tỉnh Thái Nguyên.
* Cấu trúc luận văn.
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về công tác kiểm định chất lượng công trình xây
dựng tại trung tâm Kiểm định CLXD tỉnh Thái Nguyên.
- Chương 2: Cơ sở pháp lý và khoa học của công tác kiểm định trong công

tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm định chất lượng công trình
xây dựng tại trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng Thái Nguyên.


5

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tại Việt Nam
1.1.1. Khái quát về mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng [16]
 Khái quát quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể
tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của nhà nước và pháp luật khác có
liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai
thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của
công trình.
Sơ đồ 1.1. Khái quát quản lý chất lượng công trình xây dựng
Cơ quan QLNN về
chất lượng CTXD
Pháp
luật

Chủ sử dụng

Pháp
luật

Chủ đầu tư


Pháp
luật
Hợp
đồng

Công trình xây
dựng

Các nhà thầu


6

 Khái quát về hệ thống quản lý Nhà nước về chất lượng CTXD
Sơ đồ 1.2. Hệ thống quản lý Nhà nước về chất lượng CTXD
Chính phủ
Bộ Xây dựng

Bộ có QLCTXD

Thống nhất QLNN về
CLCTXD

chuyên ngành

UBND cấp tỉnh
Sở Xây dựng

Sở có QLCTXD


Thống nhất QLNN về
CLCTXD tại tỉnh

chuyên ngành

UBND cấp huyện
Phòng Kinh tế

Phòng Công thương
(Phòng QLĐT)
Thống nhất QLNN về
CLCTXD tại huyện

(Phòng NN)

UBND cấp xã

1.1.2. Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ở nước ta [10]
Quản lý nhà nước về chất lượng công trình là Công tác can thiệp gián
tiếp thông qua công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng
ngày giữa người đặt hàng (chủ đầu tư) và người bán hàng (các nhà thầu) để
làm ra sản phẩm xây dựng (tức công trình xây dựng - một loại sản phẩm có
tính đơn chiếc và không cho phép có phế phẩm).
Bản chất của Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình là
mang tính vĩ mô, tính định hướng, tính hỗ trợ và tính cưỡng chế của cơ quan
công quyền đối với khách thể quản lý. Các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về
tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn được phân cấp quản lý
chứ không phải là chất lượng cụ thể của từng công trình. Chủ đầu tư chịu trách
nhiệm toàn diện về chất lượng công trình do mình quản lý. Các nhà thầu chịu

trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về chất lượng sản phẩm của mình.


7

Về nội dung quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng bao
gồm các Công tác sau đây: (1) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về chất lượng công trình xây dựng. (2) Ban hành quy chuẩn,
tiêu chuẩn xây dựng. (3) Công bố các định mức, đơn giá xây dựng (trong đó
có định mức, đơn giá các công việc liên quan đến chất lượng); (4) Hướng dẫn,
kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về chất lượng
công trình xây dựng; (5) Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ về chất
lượng xây dựng; (6) Đào tạo nguồn nhân lực; (7) Hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực Công tác xây dựng.
Về công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về chất lượng công trình xây dựng: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng được coi là khá hoàn
chỉnh theo hướng tiến bộ, dân chủ và khả thi. Hệ thống quy chuẩn và tiêu
chuẩn xây dựng đã và đang được biên soạn để phù hợp hơn với tiến bộ khoa
học công nghệ trong xây dựng của thế giới và Việt Nam, phù hợp với tiến
trình hội nhập về kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật.
Công tác hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu lại, tố cáo và
xử lý vi phạm về chất lượng công trình xây dựng cũng đã và đang được tăng
cường. Bộ Xây dựng và các Bộ có xây dựng chuyên ngành đã ban hành nhiều
văn bản quy định và hướng dẫn công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng. Các địa phương cũng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản quy
phạm pháp luật đến các cấp, các ngành, các chủ đầu tư và nhà thầu qua đó tạo
được chuyển biến lớn trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân về chất
lượng công trình xây dựng góp phần tích cực cải thiện chất lượng công trình
xây dựng trên toàn quốc. Các cơ quan có thẩm quyền đã tích cực giải quyết

các vụ khiếu nại tố cáo, các vi phạm về chất lượng công trình theo quan điểm
đúng người, đúng tội. Việc xử lý nghiêm các vi phạm đã và đang làm yên


8

lòng nhân dân lập lại kỷ cương trong công tác đảm bảo chất lượng công trình.
Công tác phân cấp, phân định trách nhiệm về chất lượng công trình đối
với từng các chủ thể trực tiếp tham gia Công tác xây dựng trong các khâu từ
lập dự án đầu tư đến bảo hành, bảo trì, quan trắc công trình. Để phù hợp với
nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế thế giới, lĩnh vực quản lý
chất lượng công trình xây dựng đã có những đổi mới quan trọng về công nghệ
quản lý, về công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng làm công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng theo hướng chuyên môn hóa, chuyên ngành hóa.
Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực
và hợp tác quốc tế về chất lượng công trình xây dựng cũng đã và đang được
quan tâm đẩy mạnh. Viện nghiên cứu đầu ngành của Bộ Xây dựng, Bộ Giao
thông, Bộ Công thương đã triển khai nghiên cứu các ứng dụng rất quan trọng
trong việc hoàn thiện chất lượng công trình xây dựng như: Nghiên cứu động
đất, nghiên cứu phòng cháy, chữa cháy, nghiên cứu vật liệu mới, vật liệu xây
dựng thông minh…
Hàng năm ngành xây dựng đã đào tạo cho đất nước hàng nghìn kỹ sư,
kiến trúc sư, công nhân kỹ thuật góp phần đưa đội ngũ những người làm xây
dựng trở lên chính quy, làm chủ được khoa công nghệ. Công tác đào tạo
nghiệp vụ về giám sát, quản lý dự án, kiểm định chất lượng cũng được đẩy
mạnh, từng bước đáp ứng các yêu cầu về tiếp cận với các phương thức quản
lý tiên tiến. Ngày 05/10/2010, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án Tăng
cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam. Mục
tiêu của đề án là triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng cường năng lực
kiểm định để hoàn thiện và đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Từ năm

2009 đến nay, Bộ Xây dựng cũng đã hợp tác với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA) triển khai dự án tăng cường năng lực đảm bảo chất lượng xây
dựng với mục tiêu là: (1) Tăng cường hệ thống đảm bảo chất lượng xây dựng;


9

(2) Phát triển công nghệ quản lý dự án cho công tác đảm bảo chất lượng xây
dựng và (3) Đào tạo để phổ biến kết quả của dự án. Ngoài ra, chúng ta đã và
đang triển khai mạnh mẽ việc hợp tác quốc tế theo hướng đa dạng các loại
hình hợp tác để phát triển khoa học công nghệ trong xây dựng
Về trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
trong phạm vi cả nước. Các Bộ có quản lý chất lượng công trình xây dựng
chuyên ngành phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc quản lý chất lượng công
trình xây dựng chuyên ngành. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp có
trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm
vi địa giới hành chính do mình quản lý.
1.1.3. Sự hình thành các Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng và Trung
tâm Kiểm định chất lượng xây dựng. [11]
 Sự hình thành các Trung tâm Kiểm định xây dựng
Để tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh, Từ
năm 2002, Bộ Xây dựng đã cho phép hình thành Trung tâm kiểm định chất
lượng công trình xây dựng tại các tỉnh là đơn vị sự nghiệp của các Sở Xây
dựng, đến năm 2016 Bộ Xây dựng đã cho phép thành Trung tâm Kiểm định
chất lượng xây dựng trực thuộc Chi cục Kiểm định xây dựng thuộc sở Xây
dựng các tỉnh là công cụ giúp cơ quan công quyền thực thi nhiệm vụ quản lý
nhà nước trên địa bàn các tỉnh.
Các Trung tâm kiểm định đều có đặc điểm chung sau đây:
Được UBND các tỉnh, thành phố quyết định thành lập và đều trực
thuộc Sở Xây dựng các địa phương. Chức năng nhiệm vụ là kiểm định chất

lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố và thực hiện các
nhiệm vụ chính trị được UBND tỉnh và Sở Xây dựng giao cho;
Đến nay đã có 100% các Trung tâm có phòng thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng (LAS-XD), hầu hết các trung tâm Công tác kiểm định, Kiểm định,


10

đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai
thác, sử dụng; chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Trong đó nhiều Trung tâm là những đơn vị Công tác có uy tín với ngành Xây
dựng trong lĩnh vực kiểm định như: Trung tâm kiểm định Thái Nguyên, Hà
Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Bình, Đắc Lắk,... Các
Trung tâm đã làm tốt vai trò của mình trong công tác phục vụ cơ quan quản lý
nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, đều đã khẳng định
là “ công cụ” đắc lực của quản lý Nhà nước trong việc tổ chức hướng dẫn
pháp luật, thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng phục vụ cho
công tác thanh tra, kiểm tra, Kiểm định tư pháp… Đồng thời các Trung tâm
kiểm định bước đầu đã khẳng định được uy tín của mình trong các Công tác
về tư vấn xây dựng.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hiện nay Công tác kiểm định còn
một số hạn chế như:
+ Thiếu nhân sự đủ năng lực, tình trạng này làm hạn chế tiếp cận các
dự án lớn hoặc dự án có yêu cầu kỹ thuật cao. Mặt khác hầu hết các trung tâm
là các đơn vị mới được hình thành nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
các cá nhân tham gia kiểm định không cao. Hạn chế về trang thiết bị kiểm
định thiếu hoặc lạc hậu về công nghệ.
+ Công tác kiểm định mới chỉ tập trung vào các phép thử đơn giản
thông thường, ít có những thiết bị và phương pháp kiểm định tiên tiến cho
phép đánh giá sâu hơn về chất lượng công trình, đặc biệt là các phương pháp

không phá hủy và xác định chất lượng cấu kiện xây dựng.
+ Các đơn vị Công tác kiểm định không có sự liên kết chặt chẽ với
nhau, công tác thông tin đến các tầng lớp nhân dân và xã hội, đến các chủ đầu
tư và các chủ thể tham gia XD công trình của mỗi đơn vị là chưa tốt.
 Sự ra đời Mạng kiểm định CLCTXD Việt Nam


11

Mạng kiểm định chất lượng công trình xây dựng (gọi tắt là Mạng Kiểm
định - VNBAC) ra đời từ năm 2003 nhằm kết nối các đơn vị kiểm định và thí
nghiệm, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân giao lưu học hỏi lẫn nhau, tập
hợp để hoàn thiện sức mạnh, đồng thời định hướng Công tác hiệu quả cho các
đơn vị, góp phần đảm bảo chất lượng công trình xây dựng trong cả nước. Trải
qua 14 năm Công tác, Mạng kiểm định chất lượng công trình xây dựng Việt
Nam đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại để giương cao ngọn cờ chất lượng
công trình xây dựng để tập hợp một đội ngũ rộng rãi các tổ chức, cá nhân làm
nghề kiểm định: Từ các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước (APAPE Việt
Nam & Đông Nam Á; Bureau Veritas Vietnam; IBST, CDMI, CONINCO…)
các tổ chức tại các địa phương (SCQC, Viện KHCN&KT Xây dựng Hà Nội,
Trung tâm Kiểm định Thái Nguyên, Hải Phòng, Ninh Bình, Lào Cai, Nghệ
An, Đắc Lắc…) và các Chuyên gia, các nhà khoa học trên cả nước.
Hiện nay, Mạng Kiểm định tập trung vào các lĩnh vực: (1) Tổ chức tập
huấn, đào tạo hoàn thiện nghiệp vụ và kỹ thuật, kỹ năng trong các lĩnh vực
kiểm định như: thí nghiệm, Kiểm định, đánh giá và chứng nhận chất lượng
công trình xây dựng. (2) Phân loại, phân hạng và phân cấp các tổ chức kiểm
định. (3) Xây dựng kế hoạch hỗ trợ tăng cường năng lực (thiết bị, nhân
lực,…) cho các đơn vị thành viên. (4) Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm;
trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong Công tác kiểm định trên tinh thần hợp
tác phát triển. (5) Tham gia biên soạn, xây dựng tiêu chuẩn và góp ý soạn thảo

các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực kiểm định. (6) Thực hiện
các nhiệm vụ kiểm định chất lượng công trình khi được các cơ quan quản lý
nhà nước về xây dựng yêu cầu. (7) Thông báo về tình hình chất lượng công
trình và các vấn đề còn tồn tại trong Công tác kiểm định. (8) Hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực kiểm định, tiến tới công nhận lẫn nhau giữa các tổ chức kiểm
định trên bình diện khu vực và toàn cầu.


12

Từ thực tế Công tác, các thành viên Mạng đã có những phản hồi với cơ
quan quản lý về những điều chỉnh bổ sung đối với các tiêu chuẩn đã có, đề
xuất việc biên soạn những tiêu chuẩn mới nhằm đáp ứng sự phát triển mạnh
mẽ của ngành Xây dựng. Tăng cường kết nối thông tin và hội nhập quốc tế
với mục đích mở rộng thêm các kênh thông tin để hỗ trợ tăng cường mối quan
hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các thành viên Mạng, giữa các thành
viên với nhau và với cộng đồng xã hội. Trong quá trình Công tác, VNBAC đã
chủ động tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Bộ Xây dựng, các Bộ ngành và
các địa phương ban hành nhiều chính sách về quản lý chất lượng góp phần có
hiệu quả trong quản lý chất lượng trên phạm vi cả nước
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hiện nay Công tác kiểm định vẫn
còn một số hạn chế như sau: (1) Số lượng các tổ chức Công tác trong lĩnh vực
thí nghiệm, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây
dựng rất nhiều nhưng tính chuyên ngành cũng như năng lực chưa cao, đặc
biệt là ở vùng sâu, vùng xa. (2) Công tác kiểm định mới chỉ tập trung vào các
phép thử đơn giản thông thường, ít có những thiết bị và phương pháp kiểm
định tiên tiến cho phép đánh giá sâu hơn về chất lượng công trình, đặc biệt là
các phương pháp không phá hủy và xác định chất lượng kết cấu công trình.
(3) Các đơn vị Công tác kiểm định không có sự liên kết chặt chẽ với nhau,
đồng thời chủ đầu tư và các nhà thầu cũng không có thông tin đầy đủ về các

đơn vị này. (4) Chưa có sự thừa nhận lẫn nhau trên bình diện quốc tế.
Để vượt qua được những thách thức và nắm bắt được những cơ hội,
Mạng Kiểm định đã và đang triển khai những công việc sau: Tăng cường
năng lực cho thành viên Mạng Kiểm định theo hướng có tính toán, có quy
hoạch, không chỉ về số lượng mà cần đầu tư có chiều sâu, đầu tư cả thiết bị
lẫn đào tạo nghiệp vụ. Đề án tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công
trình xây dựng tại Việt Nam đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại


13

Quyết định 1843/QĐ-TTg ngày 05/10/2010 trong đó có 65 thành viên Mạng
kiểm định (Trung tâm CDMI, các Trung tâm kỹ thuật đường bộ và 60 Trung
tâm kiểm định của các địa phương) được hỗ trợ đầu tư Trang thiết bị và công
nghệ, đào tạo chuyên gia. Việc thực hiện đề án thành công sẽ tăng cường
đáng kể năng lực cho các thành viên của VNBAC
1.2 Công tác quản lý CLCTXD tại trung tâm Kiểm định CLXD
Thái Nguyên
1.2.1. Khái quát về tình hình đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên [29].
Năm 1997, tỉnh Bắc Thái lại tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc
Kạn như ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính
gồm: thành phố Thái Nguyên (tỉnh lị), thị xã Sông Công và 7 huyện: Đại
Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai, Phổ Yên.
Theo Nghị quyết số 32/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 5 năm 2015 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, thị xã Sông Công được nâng cấp
thành thành phố Sông Công và huyện Phổ Yên được nâng cấp thành thị xã
Phổ Yên. Thái Nguyên có 2 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện.Với những lợi thế về
vị trí địa kinh tế cùng với nguồn tài nguyên du lịch, tài nguyên thiên nhiên dồi
dào và chính sách thu hút đầu tư, tỉnh Thái Nguyên đã nhanh chóng phát triển

từ một địa phương kém phát triển trở thành một tỉnh có tốc độ phát triển mạnh
mẽ. Hệ thống đô thị được quy hoạch và phát triển mạnh đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội.
+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Được quản lý bởi (1) các chủ đầu tư
có năng lực (các Sở Xây dựng và Sở có xây dựng chuyên ngành, UBND các
huyện…) và; (2) các Chủ đầu tư thiếu năng lực (Chủ đầu tư ngành: Khoa học
công nghệ, Thống kê, Biên phòng, Bệnh viện, Lao động thương binh và xã


14

hội… và các Chủ đầu tư là cấp xã, trường Trung học phổ thông…). Chính
sách phân cấp quản lý đầu tư của Chính phủ làm gia tăng nhanh chóng các
chủ đầu tư thiếu năng lực quản lý
+ Nguồn vốn ngoài ngân sách: Có nhiều Chủ đầu tư lớn như Tổng
Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường có trụ sở tại tỉnh Ninh Bình làm chủ
đầu tư (Dự án Hồ Núi Cốc dựng khu vui chơi, giải trí, khu tiểu cảnh quang
hồ; hệ thống khách sạn, khu Resort cao cấp, khu nghỉ dưỡng cho mọi tầng lớp
nhân dân và du khách thập phương; xây dựng khu làng văn hóa du lịch).
+ Về đội ngũ những người làm công tác xây dựng ở Thái Nguyên hiện
nay có: Trên 1.000 doanh nghiệp xây dựng, trên 300 công ty tư vấn xây dựng,
03 ban quản lý dự án trực thuộc tỉnh (xây dựng, giao thông, thủy lợi) ngoài ra
còn rất nhiều BQLDA các sở chuyên ngành xây dựng và các huyện, thành
phố, đội ngũ kỹ sư trên 1.000 người, cán bộ có trình độ Trung cấp và cao
đẳng chỉ có khoảng 400 người và công nhân lành nghề có dưới 300 người,
còn lại (nhưng chiếm phần lớn) là thợ không chuyên ngành, có tay nghề thấp
Qua những điều nêu trên cho thấy các công trình xây dựng ở Thái
Nguyên được xây dựng bởi một đội ngũ những Chủ đầu tư và nhà thầu có
năng lực chuyên môn khác nhau. Có những chủ đầu tư chuyên ngành (Sở Xây
dựng, Giao thông, Nông nghiệp…) có những chủ đầu tư lớn (BQLDA tỉnh

Thái Nguyên, BQLDA Đại học Thái Nguyên...) có những nhà thầu lớn với
đội ngũ kỹ sư và máy móc thiết bị đầy đủ và có nhiều nhà thầu nhỏ thiếu kỹ
sư, thiếu các bộ kỹ thuật. Có nhiều công trình lớn ở các Trung tâm thành phố,
thị trấn được quan tâm giám sát tốt về chất lượng nhưng có nhiều công trình ở
các xã công tác giám sát còn chưa thật tốt…
1.2.2. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây tại tỉnh Thái Nguyên
[28]
 Công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tại tỉnh


15

Thái Nguyên trong những năm qua
Đặc thù cơ bản của tỉnh Thái Nguyên là có trình độ dân trí không đồng
đều, năng lực quản lý các chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng trong tỉnh
chưa cao, đội ngũ các công ty tư vấn nhiều nhưng yếu nên ngành xây dựng
Thái Nguyên đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý Nhà nước
về chất lượng công trình xây dựng là: (1) Tập trung hướng dẫn các Chủ đầu tư
và các nhà thầu về pháp luật xây dựng và các tiêu chuẩn thiết kế, thi công
nghiệm thu; (2) Tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý các sai phạm trong
Công tác xây dựng; và (3) Ban hành nhiều chính sách thu hút cán bộ, kỹ sư
kết hợp với đào tạo cán bộ tại chỗ.
Trong những năm qua, Sở Xây dựng đã tham mưu với UBND tỉnh Thái
Nguyên ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng
công trình như “ Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và
quản lý chất lượng công trình xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên”, Quy định về
quản lý phòng LAS-XD trên địa bàn, Quy định Kiểm tra và Chứng nhận chất
lượng, Quy định về công tác bảo trì… Và các hướng dẫn các tiêu chuẩn thi
công nghiệm thu xây dựng công trình.
Về công tác thanh tra, kiểm tra: Các cơ quan thanh tra, kiểm tra đã phát

hiện nhiều sai phạm về chất lượng trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi công
công trình. Với các biện pháp xử lý sai phạm là uốn nắn (với sai phạm nhỏ),
sửa chữa và phá đi làm lại (nếu gây mất an toàn) và xử lý nghiêm minh với
các tổ chức, cá nhân sai phạm nên có tác động rất tích cực trong công tác
quản lý chất lượng công trình.
Về nguồn nhân lực cho ngành: Năm 1958 UBND tỉnh Thái Nguyên đã
quyết định thành lập Ty Kiến trúc, tiền thân của Sở Xây dựng Thái Nguyên
ngày nay. Trải qua 60năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, đến nay,


×