Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý chất lượng công tác hoàn thiện tại công trình 60 nguyễn đức cảnh, quận hoàng mai, thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐÀO TÙNG LÂM

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC HOÀN THIỆN
TẠI CÔNG TRÌNH 60 NGUYẾN ĐỨC CẢNH,
HOÀNG MAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐÀO TÙNG LÂM
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC HOÀN THIỆNTẠI
CÔNG TRÌNH 60 NGUYẾN ĐỨC CẢNH,
HOÀNG MAI, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN BỘ

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập chương
trình cao học. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc đến Giáo
viên hướng dẫn - TS Phạm Văn Bộ, người hướng dẫn khoa học của luận văn đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên
Ban Quản lý dự án, phòng quản lý dự án Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
HUD3 nơi tác giả đang công tác đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả
trong việc thu thập thông tin, tài liệu và thời gian trong quá trình thực hiện luận văn.
Quá trình thực hiện luận văn diễn ra trong một thời gian ngắn, mặc dù bản
thân tác giả đã rất cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô để tác giả có thể hoàn thiện hơn về
kiến thức và có bước nghiên cứu bổ sung phát triển.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn và kính chúc Thầy Cô, bạn bè dồi
dào sức khỏe, thành công trong công tác./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đào Tùng Lâm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin,
tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đào Tùng Lâm


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biể u
Danh mục các hình vẽ, đồ thị

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
* Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 2
* Đối tượng pham vi quản lý chất lượng công trình xây dựng ....................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 3
* Kết cấu luận văn ........................................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI
DỰ ÁN CÔNG TRÌNH HỖN HỢP VĂN PHÒNG DỊCH VỤ, NHÀ Ở CAO
TẦNG 60 NGUYỄN ĐỨC CẢNH GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN ............................. 4
1.1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam và tại Tổng công ty HUD .... 4
1.1.1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam ........................................... 4
1.1.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Tổng công ty đầu tư phát triển nhà
và đô thị HUD ................................................................................................................. 8


1.2. Thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban QLDA công trình
hỗn hợp văn phòng dịch vụ, nhà ở cao tầng số 60 Nguyễn Đức Cảnh giai đoạn hoàn
thiện ............................................................................................................................... 10
1.2.1. Giới thiệu về dự án .............................................................................................. 10
1.2.2. Quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án 60 Nguyễn
Đức Cảnh....................................................................................................................... 28
1.3. Ưu điểm và tồn tại trong công tác quản lý chất lượng tại công trình hỗn hợp văn
phòng dịch vụ, nhà ở cao tầng số 60 Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai, Hà Nội trong
giai đoạn hoàn thiện ...................................................................................................... 30
1.3.1. Ưu điểm trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn
hoàn thiện ...................................................................................................................... 30
1.3.2. Tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn hoàn
thiện ............................................................................................................................... 31

1.4. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng giai đoạn hoàn thiện ...................................................................................... 39
CHƯƠNG 2: ................................................................................................................ 41
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN .................... 41
2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................................... 41
2.1.1. Khái niệm liên quan ............................................................................................ 41
2.1.2. Các nội dung của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng .................. 41
2.1.3. Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn hoàn thiện. ................ 52
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai
đoạn hoàn thiện ............................................................................................................. 53
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng .................................... 55
2.2.1. Các văn bản Luật ................................................................................................. 55


2.2.2. Các văn bản dưới luật.......................................................................................... 57
2.2.3. Các tiểu chuẩn, quy chuẩn quốc gia .................................................................... 57
CHƯƠNG 3: ................................................................................................................ 59
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH
HỖN HỢP VĂN PHÒNG, NHÀ Ở 60 NGUYỄN ĐỨC CẢNH GIAI ĐOẠN
THI CÔNG HOÀN THIỆN........................................................................................ 59
3.1. Đề xuất giải pháp về nhân sự ................................................................................. 59
3.1.1. Bổ sung số lượng cán bộ Ban quản lý dự án....................................................... 59
3.1.2. Phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ BQLDA ............................ 59
3.1.3. Thực hiện công tác bồi dưỡng ............................................................................. 60
3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chi tiết quy trình giám sát thi công xây dựng giai
đoạn hoàn thiện. ............................................................................................................ 62
3.2.1. Quy trình giám sát thi công xây dựng giai đoạn hoàn thiện ............................... 62
3.2.2. Tài liệu nghiệm thu, quy trình phối hợp ............................................................. 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 99
Kết luận ......................................................................................................................... 99
Kiến nghị ..................................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ATLĐ

An toàn lao động

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

ĐTXDCT

Đầu tư xây dựng công trình

QLDA

Quản lý dự án

QLNN

Quản lý nhà nước


TKCS

Thiết kế cơ sở

TMB

Tổng mặt bằng

TTCP

Thủ tướng chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

TVGS

Tư vấn giám sát

BQLDA

Ban quản lý dự án

CĐT


Chủ đầu tư

NTTC

Nhà thầu thi công

QLCL

Quản lý chất lượng

XDCT

Xây dựng công trình

KT

Kiểm tra

NT

Nghiệm thu

BBKT

Biên bản kiểm tra

KQTN

Kết quả thí nghiệm


BBNT

Biên bản nghiệm thu

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

CO

Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm

CQ

Chứng nhận chất lượng sản phẩm

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

BPTC

Biện pháp thi công


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng


Bảng 1.1.

Bảng tóm tắt và giới thiệu dự án

Bảng 1.2.

Bảng thống kê diện tích các chỉ tiêu của dự án

Bảng 1.3.

Cơ cấu nhân sự của Ban quản lý dự án

Bảng 3.1.

Kiểm tra tính pháp lý của các thành phần liên quan

Bảng 3.2.

Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ sản phẩm

Bảng 3.3.

Nghiệm thu vật liệu đầu vào

Bảng 3.4.

Quy trình nghiệm thu công tác láng nền

Bảng 3.5.


Quy trình nghiệm thu công tác ốp lát

Bảng 3.6.

Quy trình nghiệm thu công tác lắp dựng trần thạch cao

Bảng 3.7.

Quy trình nghiệm thu công tác sơn bả

Bảng 3.8.

Quy trình nghiệm thu công tác chống thấm


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.

Sơ đồ tổ chức

Hình 1.2.

Bán kính giao thông dự án 60 NĐC

Hình 1.3.


Mặt bằng kiến trúc cảnh quan

Hình 1.4.

Phối cảnh về đêm

Hình 1.5.

Phối cảnh

Hình 1.6

Mặt bằng đánh số căn hộ

Hình 1.7

Sơ đồ cơ cấu tổ chức dự án

Hình 1.8

Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án số 60 Nguyễn Đức Cảnh

Hình 1.9

Nứt tường căn hộ

Hình 1.10

Nứt tường căn hộ


Hình 1.11

Bệ xí lắp đặt sai lệch

Hình 1.12

Thấm tường nhà vệ sinh

Hình 1.13

Thấm tường nhà vệ sinh ra ngoài hành lang chung

Hình 1.14

Nứt trần, sàn

Hình 1.15

Công tác lắp đặt hệ thống PCCC

Hình 1.16

Công tác vệ sinh mặt bằng

Hình 1.17

Công tác trát tường

Hình 1.18


Công tác chống thấm nhà vệ sinh

Hình 1.19

Công tác trộn vữa rót đổ bù cổ ống


Hình 1.20

Công tác kiểm tra mốc trát

Hình 1.21

Công tác khoan rút lõi

Hình 3.1

Quy trình nghiệm thu công tác láng nền

Hình 3.2

Quy trình nghiệm thu công tác ốp lát

Hình 3.3

Quy trình nghiệm thu hạng mục cơ điện

Hình 3.4


Quy trình nghiệm thu công việc xây dựng

Hình 3.5

Vị trí có khả năng thấm tường trong căn hộ

Hình 3.6

Quy trình phối hợp các đơn vị tham gia dự án


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, khi nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, diện
mạo đất nước ngày càng không ngừng đổi mới, đời sống kinh tế của người dân ngày
càng được cải thiện, nơi ăn chốn ở đòi hỏi chất lượng ngày càng cao hơn. Các công
trình công nghiệp và dân dụng nhằm đáp ứng yêu cần của công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước không những đòi hỏi đáp ứng đủ về số lượng và còn đòi
hỏi về mỹ quan, chất lượng công trình.
Quá trình hội nhập phát triển càng sâu rộng, các doanh nghiệp ngành xây
dựng trong nước không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và còn
phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Một trong những yếu tố cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng không chỉ là quy mô, tính chất
công trình mà còn là chất lượng công trình xây dựng. Đây là một nhân tố rất quan
trọng, quyết định đến sự thắng bại của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng. Do đó công tác quản lý chất lượng công trình có vai trò quan trọng để tạo ra
những sản phẩm đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Trên thực tế hiện nay, đã xảy ra không ít sự cố liên quan tới chất lượng công

trình xây dựng mà hậu quả không thể lường hết được, như Chung cư Thăng Long
Victory tại An Khánh, Hà Nội mới xây dựng nhưng xuống cấp trầm trọng, Chung
cư Carina Plaza quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh có những sai phạm nghiêm trọng
về vấn đề chất lượng hệ thống PCCC; tình trạng bục, rò rỉ bể phốt tại hầm tòa nhà
chung cư cao cấp Hồ Gươm Plaza Hà Đông, Hà Nội... Điều đó cho thấy chất lượng
công trình, sản phẩm xây dựng cần được quan tâm trong mọi khâu của quá trình đầu
tư xây dựng công trình. Những doanh nghiệp còn chưa thực sự quan tâm là chưa
biết đến lợi ích cơ bản, lâu dài, nâng cao thương hiệu sản phẩm, uy tín của doanh
nghiệp trên thị trường dễ dẫn tới sự thất bại ở tương lai.


2

Cần có chuyển biến về nhận thức, xây dựng chiến lược phát triển doanh
nghiệp trong đó có chiến lược về nâng cao chất lượng sản phẩm, coi sự thỏa mãn
của khách hàng là sự tồn tại của doanh nghiệp. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
HUD3 là một trong những doanh nghiệp đã và đang được khẳng định uy tín qua
chất lượng các công trình xây dựng. Tuy nhiên hiện nay, công ty đang có một số tồn
tại trong công tác quản lý chất lượng do công tác quản lý chất lượng hoàn thiện
công trình còn có những thiếu sót. Vậy đề tài: “Quản lý chất lượng công tác hoàn
thiện tại công trình 60 Nguyễn Đức Cảnh, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” để
tìm hiểu nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng tại công ty, cũng như đề xuất ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong công ty nhằm
khắc phục những bất cập còn tồn tại là việc làm cấp thiết trong thời gian hiện nay.
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công
tác hoàn thiện tại Ban quản lý dự án công trình số 60 Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng
Mai, Hà Nội để đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công
trình trong giai đoạn thi công hoàn thiện.
* Đối tượng pham vi quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Đối tượng: Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn hoàn
thiện.
- Phạm vi: Quản lý chất lượng công trình giai đoạn hoàn thiện tại dự án Công
trình hỗn hợp văn phòng dịch vụ, nhà ở cao tầng số 60 Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng
Mai, Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: từ 2016 đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu những tài liệu khoa học liên
quan đến công tác quản lý chất lượng công trình giai đoạn hoàn thiện. Đồng thời


3

nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến những quy định về công
tác quản lý chất lượng công trình trong đó có giai đoạn hoàn thiện;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế công trình xây dựng tại
số 60, Nguyễn Đức Cảnh, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;
- Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu để sắp xếp, phân tích, đánh giá.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa hệ thống lý thuyết về quản lý chất lượng
công trình xây dựng trong giai đoạn hoàn thiện.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn hoàn thiện.
* Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có phần nội dung bao gồm ba chương:
Chương I. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Ban quản lý dự án
Công trình hỗn hợp văn phòng dịch vụ, nhà ở cao tầng số 60 Nguyễn Đức Cảnh,
Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội giai đoạn hoàn thiện
Chương II. Cơ sở khoa học và pháp lý về công tác quản lý chất lượng công

trình xây dựng giai đoạn hoàn thiện
Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại
Công trình hỗn hợp văn phòng dịch vụ, nhà ở cao tầng số 60 Nguyễn Đức Cảnh,
Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội giai đoạn hoàn thiện


4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI DỰ ÁN
CÔNG TRÌNH HỖN HỢP VĂN PHÒNG DỊCH VỤ, NHÀ Ở CAO TẦNG
60 NGUYỄN ĐỨC CẢNH GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN
1.1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam và tại Tổng công ty
HUD
1.1.1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam
Sự nghiệp đổi mới đã tạo nên những thay đổi lớn trong nhu cầu tiện ích, chất
lượng công trình xây dựng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, quy
mô hoạt động xây dựng ngày càng mở rộng, tính xã hội hóa ngành xây dựng ngày
càng cao. Ngành xây dựng thực sự góp phần tạo nên dáng vóc mới của đất nước với
các công trình giao thông hiện đại, các công trình công nghiệp như điện, dầu khí và
nhiều công trình cao tầng trong đô thị đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Những công trình có vốn đầu tư nước ngoài hoặc từ các nguồn vốn vay hay
vốn khác đã và đang được thực hiện ở Việt Nam. Để được tiếp nhận và sử dụng các
nguồn vốn này, ngành xây dựng đã có những thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp
với cơ chế quản lý mang tính thị trường và các quy định của Quốc tế. Các chủ đầu
tư thấy được giá trị của tài sản mà họ quản lý cho nên họ phải có trách nhiệm rất lớn
từ khi hình thành, đến quá trình thực hiện dự án, từ khâu chất lượng đến tiến độ thi
công, nhằm xây dựng được các công trình có chất lượng tốt nhất, thời gian xây
dựng ngắn và chi phí đúng theo dự kiến.

Tuy nhiên cùng với sự gia tăng về kỹ thuật của nhiều dự án tầm cỡ và tổ
chức xây dựng, mức độ phức tạp về kỹ thuật của những dự án này cũng gia tăng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng đã tồn tại một sự yếu kém về trình
độ quản lý, tổ chức và xây dựng, có nhiều kẽ hở trong công tác quản lý các công
trình xây dựng nói chung và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói


5

riêng và hệ lụy của nó là các công trình mới xây dựng đã xuống cấp, ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống của người sử dụng, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm ngành
xây dựng ví dụ như các chung cư mới xây đã xuống cấp, hệ thống cấp thoát nước
gặp vấn đề lớn khi đưa vào sử dụng, hệ thống PCCC không hoạt động khi xảy ra sự
cố dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng.
Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã có những thay đổi trong lĩnh vực
pháp luật, đổi mới nhận thức trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Sự
đổi mới này được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các
Nghị định, Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng công trình xây dựng, có thể
nói đây là sự vận dụng tích cực đường lối đổi mới của Đảng và những phương pháp
quản lý tiên tiến quốc tế, khu vực trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây
dựng vào thực tế của nước ta.
Việc chấp hành quy trình nghiệm thu, tuân thủ các quy định hiện hành của
nhà nước trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đã đạt được những
tiến bộ rõ rệt trong các khâu: Nghiệm thu vật liệu đầu vào, nghiệm thu công việc
xây dựng, giám sát thi công, nghiệm thu hạng mục công trình bàn giao đưa vào sử
dụng, nghiệm thu PCCC….
Tuy nhiên tồn tại rất nhiều các công trình chưa đạt chất lượng, ảnh hưởng
trực tiếp đến người sử dụng, đặc biệt so với chất lượng công trình trong khu vực và
quốc tế còn có khoảng cách khá xa.
Tính đồng bộ của các văn bản: việc thiếu đồng bộ giữa các văn bản, ban

hành chưa kịp thời, nội dung chưa nhất quán, là một vấn đề gây rất nhiều khó khăn
cho các chủ thể tham gia thực hiện. Chính vì thế để quản lý có hiệu quả cao, thuận
tiện cho các chủ thể tham gia thực hiện thì việc thống nhất quản lý một cách đồng
bộ về mặc định hướng của các văn bản là hết sức cần thiết.
Tính cụ thể và chi tiết của các văn bản: việc ban hành các văn bản thiếu cụ
thể, chi tiết, biên độ vận dụng lớn gây ra rất nhiều khó khăn cho các Chủ thể khi
thực hiện chức năng quản lý của mình. Với việc ban hành văn bản quy phạm pháp


6

luật thiếu tính cụ thể và chi tiết tạo ra nhiều kẽ hở dẫn đến tính hiệu lực và hiệu quả
của các văn bản là rất hạn chế, gây khó khăn cho người quản lý và người thực hiện.
Sự thay đổi thường xuyên của các văn bản: việc điều chỉnh sửa đổi các văn
bản nhiều lần và đặc biệt trong thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến công tác quản lý
của các Chủ thể khi tham gia hoạt động xây dựng, công tác quản lý định mức, đơn
giá, chi phí…của Chủ đầu tư. Bên cạnh đó, khi có biến động giá cả thị trường, việc
ban hành các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhà thầu
khi tham gia xây dựng tác động đến chất lượng xây dựng.
Với đặc điểm của các dự án xây dựng là có tính liên tục, thời gian thực hiện
khá dài, giá trị lớn, trong khi đó tính ổn định của các văn bản hướng dẫn thực hiện
thấp sẽ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư xây
dựng.
Kiểm soát hặt chẽ quá trình xây dựng: mấu chốt quan trọng trong hệ thống
văn bản hiện tại là chưa có quy định cụ thể về việc minh mạch thông tin của nhà
thầu xây dựng. Thực tế đó làm cho cả cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng cũng
nhe Chủ đầu tư đều thiếu thông tin, nên chưa kiểm soát chặt chẽ được năng lực thực
tế của các nhà thầu. Đồng thời, chưa kiểm soát chặt chẽ được chất lượng của công
trình xây dựng, dẫn tới những sai sót, thất thoát chi phí rất lớn trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng, gây bức xúc dư luận xã hội trong những năm gần đây.

Đầu tư dàn trải, phối hợp thiếu đồng bộ: tình trạng đầu tư dàn trải tràn lan
trong những năm qua đã dẫn đến tình trạng thiếu vốn trầm trọng, nợ đọng xây dựng
cơ bản ngày càng tăng. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng cũng gặp nhiều khó
khăn, một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, tầm quan trọng
của công tác đầu tư xây dựng công trình. Trong khi đó, cấp ủy, chính quyền địa
phương thường thiếu sự hợp tác với các đơn vị Chủ đầu tư, thiếu sự phối hợp vận
động tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân, dẫn đến một số công trình
chậm tiến đọ.
Năng lực các nhà tư vấn: do chính sách quy định hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng khá thoáng, các đơn vị tư vấn xây dựng và tư vấn thiết kế được đăng ký


7

thành lập ngày càng nhiều nhưng năng lực chưa được thẩm định, chưa đáp ứng
được yêu cầu phần nào cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án, quá
trình triển khai thi công công trình và quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, Việc lựa
chọn nhà thầu của các Chủ đầu tư còn thiếu khách quan, minh bạch đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng, tiến độ công trình xây dựng cơ bản.
Năng lực nhà thầu thi công, nhà cung cấp vật tư, vật liệu: trong những năm
gần đây, hệ thống văn bản pháp luật trong ngành xây dựng đã cơ bản được hoàn
thiện, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại liên quan đến công tác đấu thầu, lựa chọn nhà
thầu nên việc lựa chọn nhà thầu còn hạn chế. Trong thời gina qua nhiều nhà thầu
sẵn sàng hạ giá để trúng thầu, nhưng lại thi công kém chất lượng, hoặc kéo dài,
chậm tiến độ, thua lỗ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn chưa có cơ chế rõ ràng để ngăn chặn, loại trừ các
nhà thầu yếu kém về năng lực. Có nhiều trường hợp nhà thầu dù thi công công trình
trì trệ, chậm tiến độ hoặc chất lượng có vấn đề tại một dự án này, nhưng ngay sau
đó lại được dự thầu và trúng thầu tại một dự án khác, do đó về năng lực khó có thể
đáp ứng các yêu cầu mà các Chủ đầu tư đề ra. Hiện tượng thông thầu, tạo hồ sơ đẹp

diễn ra khá phổ biến hiện nay khiến tình hình lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng
công trình ngày càng gây lo lắng hơn trong dư luận xã hội
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự phát triển của các tổ chức
tư vấn đầu tư và xây dựng nhanh hơn nhiều về số lượng nhưng chưa đáp ứng được
yêu cầu về chất lượng. Đặc biệt, nhiều Chủ đầu tư vì lợi ích nhóm lợi ích riêng mà
buông lỏng trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Hiện nay, để rút ngắn thời gian triển khai dự án người ta mới chỉ quan tâm
đến việc làm thế nào để thời gian thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án là ngắn nhất
dẫn đến việc ép tiến độ gây căng thẳng cho người thực hiện cũng như sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng và chi phí thực hiện dự án.
Chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng của nước ta ở một số nơi còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của xã
hội. Trong một số điều của luật xây dựng còn chưa quy định thật cụ thể dẫn đến có


8

nhiều kẽ hở, đó là những nguyên nhân làm cho trong từng khâu thực hiện vẫn còn
bộc lộ nhiều bất cập dẫn đến chất lượng công trình xây dựng chưa cao, thiếu sức
cạnh tranh. Cụ thể như hình thức Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình là một hình thức mang tính chuyên nghiệp, các tổ chức tư
vấn đầu tư và xây dựng là các pháp nhân hành nghề theo luật định, có đăng ký kinh
doanh, đóng thuế, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chuyên môn và trách
nhiệm của mình.
Hiện nay do thói quen muốn tự làm nên rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn hình
thức trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Hình thức này có ưu điểm
là, những người của ban quản lý dự án thường là cán bộ biên chế của chủ đầu tư,
nên đơn giản về mặt tổ chức nhân sự. Mặt khác những người quản lý đồng thời sẽ là
những người sử dụng công trình sau này, nên trong quá trình xây dựng họ có trách
nhiệm và thường hay sửa đổi thiết kế cho phù hợp với mục đích sử dụng của họ sau

này. Nhược điểm cơ bản của hình thức này là chủ đầu tư đa số không phải trong
ngành xây dựng, mà thường là các nhà chuyên môn khác như: nhà giáo, bác sỹ, nhà
chính trị, hoặc công tác đoàn thể... được giao nhiệm vụ quản lý các công tác trong
quá trình xây dựng nên không có chuyên môn dẫn đến sai phạm về chất lượng công
trình xây dựng và thường nảy sinh nhiều tiêu cực...
1.1.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Tổng công ty đầu tư phát triển nhà
và đô thị HUD
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính Phủ về phát triển nhà ở theo
phương châm “Lấy phát triển để cải tạo xóa bao cấp về nhà ở, phát triển nhà theo
dự án đầu tư đồng bộ, theo phương thức kinh doanh theo thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”, cuối năm 1989 Bộ Xây dựng quyết định thành lập Công
ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) trên cơ sở chuyển hóa Ban quản lý nhà ở
đường 1A để triển khai một số dự án nhà ở tại cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội.
Sau gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh Tổng Công ty đã thành
lập 10 Ban Quản lý dự án, các Ban Quản lý dự án thay mặt Chủ đầu tư thực hiện
các chức năng nghiên cứu phát triển thị trường, triển khai công tác chuẩn bị đầu tư


9

dự án, triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai thi công dự
án, bàn giao sản phẩm cho khách hàng và các cơ quan quản lý, quyết toán vốn đầu
tư dự án.
a. Sơ đồ tổ chức

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức ( sưu tầm trên trang chủ công ty HUD)


10


b. Công tác quản lý chất lượng
Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng trên
địa bàn cả nước trong thời gian qua đã từng bước thực hiện tốt theo đúng quy trình,
quy định của nhà nước về việc ban hành quy định trách nhiệm QLNN về chất lượng
công trình xây dựng tại các dự án của Tổng công ty trên địa bàn các tỉnh. Tổng công
ty HUD đã triển khai sâu rộng đến các phòng ban trực thuộc có liên quan đến hoạt
động xây dựng cơ bản. Qua đó việc phân rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan
rất rõ ràng và cụ thể nên công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai
đoạn thực hiện đầu tư xây dựng trên địa bàn cả nước triển khai được thuận lợi và
đạt yêu cầu theo đúng quy định của nhà nước.
Ban QLDA giúp quản lý dự án trong các giai đoạn của quá trình đầu tư.
Riêng trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng Ban quản lý dự án có các nhiệm vụ
sau:
- Quản lý các nguồn vốn.
- Thực hiện chức năng quản lý đầu tư xây dựng trong các bước: Lập hồ sơ
thiết kế; Giải phóng mặt bằng; Lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, cung cấp trang
thiết bị công trình; Thi công xây lắp; Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử
dụng.
Tóm lại: Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại các ban QLDA
là sự phối hợp thực hiện đồng bộ của các phòng ban có liên quan trong hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản để việc triển khai thực hiện dự án đảm bảo theo đúng quy
trình, quy định của nhà nước.
1.2. Thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban QLDA công
trình hỗn hợp văn phòng dịch vụ, nhà ở cao tầng số 60 Nguyễn Đức Cảnh giai
đoạn hoàn thiện
1.2.1. Giới thiệu về dự án
Bảng 1.1. Tóm tắt và giới thiệu dự án: (tham khảo thuyết minh dự án)


11


CÔNG TRÌNH HỖN HỢP VĂN PHÒNG, NHÀ Ở 60
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Địa điểm xây

NGUYỄN ĐỨC CẢNH.
Công ty cổ phần và đầu tư xây dựng HUD3.
Số 60 Nguyễn Đức Cảnh – Q. Hoàng Mai – Hà Nội.

dựng:
Xây dựng một Chung cư cao tầng và văn phòng hỗn
hợp bao gồm khu thương mại, văn phòng và chung cư
cao 21 tầng bao gồm: 03 tầng đế dịch vụ công cộng và
văn phòng; tầng 4-21 là nhà ở; 01 tầng kỹ thuật mái và
02 tầng hầm.
Các chỉ tiêu kỹ thuật chính:
- Tổng diện tích khu đất nghiên cứu: 6.136,6 m2, Trong
đó:
+ Đất làm đường quy hoạch, sử dụng chung: 245,6
m2
4. Quy mô dự án:

+ Khu đất xây dựng dự án hỗn hợp: 5.918 m2
- Diện tích khu đất dự án: 5.918 m2
- Diện tích xây dựng: 2.670 m2
- Diện tích sàn xây dựng: 54.466 m2, bao gồm:
+ Phần ngầm: 6.760 m2
+ Phần thân: 47.706 m2
- Mật độ xây dựng: 45%

- Hệ số sử dụng đất: 8,06 lần
- Chiều cao công trình: 73.65m (từ cốt nền tầng 1)
- Chỗ đỗ xe: 6.800 m2
- Kết cấu công trình bê tông cốt thép;


12

- Móng cọc khoan nhồi.
654.465.329.000đồng
5. Tổng mức đầu
tư:

(Sáu trăm năm mươi tư tỷ, bốn trăm sáu mươi lăm triệu,
ba trăm hai mươi chín nghìn đồng.)
- Vốn tự có của Doanh nghiệp

6. Nguồn vốn đầu
tư:
7. Hình thức quản

- Vốn vay thương mại và huy động của khách hàng theo
quy định của pháp luật
Chủ đầu tư tự thực hiện Dự án

lý Dự án:
8. Thời gian hoàn

Quý IV năm 2019


thành:
a. Giới thiệu về công trình:
Một là, Vị trí của khu đất:
Khu đất xây dựng “Công trình hỗn hợp văn phòng, dịch vụ nhà ở cao tầng số
60 Nguyễn Đức Cảnh, quận Hoàng Mai – Hà Nội:
- Tổng diện tích khu đất : 6 163,6 m2
- Diện tích đất mở đường : 245,6 m2
- Diện tích đất xây dựng : 5 918 m2
- Có phạm vi giới hạn bởi :
+ Phía Bắc giáp Đường Nguyễn Đức Cảnh.
+ Phía Nam giáp khu dân cư phường Tương Mai.
+ Phía Đông giáp Công ty Đường Sông Miền Bắc và Trường dạy nghề Bán
Công Vận Tải Thủy.
+ Phía Tây giáp khu dân cư phường Tương Mai
Hiện trạng khu đất: hiện tại khu đất đang là nhà làm việc của công ty Điện tử
Hà Nội.


13

Hướng thoát nước vào hệ thoát nước chung của khu vực phía đường Nguyễn
Đức Cảnh.
- Nguồn cấp điện từ nguồn điện tổng từ đường Nguyễn Đức Cảnh.
- Diện tích khuôn viên khu đất xây dựng dự án : 6163,6 m2
Hai là, Quy mô công trình:
Theo các chỉ tiêu quy hoạch và phương án thiết kế sơ bộ kiến trúc công trình
đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc chấp thuận tại Văn bản số 4201/QHKT-P2 ngày
17/12/2010:
-


Quy mô dự án trên khu đất có diện tích 5.918m2.

-

Xây dựng 02 tầng hầm, mỗi tầng hầm có diện tích 3.380m2.

-

Diện tích xây dựng khối đế :

-

Diện tích xây dựng khối thân : 2.170 m2.

-

Mật độ xây dựng :

-

Tổng diện tích sàn xây dựng (bao gồm cả tầng hầm, tầng kỹ thuật mái

2.670 m2.

45 %.

- tum thang): 54.466m2.
-

Tổng diện tích sàn căn hộ: 38.966 m2 (từ tầng 4- tầng 21).


-

Tổng diện tích sàn căn hộ kinh doanh (từ tầng 4- tầng 21): 29.348 m2

tương đương 1174 người (chỉ tiêu 25m2/người).
-

Số tầng cao :

21 tầng.

-

Số lượng căn hộ là: 392 căn.

-

Cấp công trình:

Cấp I.

+ Mặt bằng công trình được bố trí cụ thể như sau:
- Tầng hầm 1 với diện tích sàn 3.380m2 dùng làm khu vực đỗ xe ô tô và đặt các
phòng kỹ thuật, bể nước. Diện tích đỗ xe là 3.150m2
- Tầng hầm 2 với diện tích sàn 3.380m2 dùng làm khu vực đỗ xe ô tô và đặt các
phòng kỹ thuật, bể nước. Diện tích đỗ xe là 3.150m2
- Các lối thoát nạn từ dưới hầm lên mặt đất được thiết kế thoát trực tiếp ra ngoài
nhà.



14

* Tầng 1: (diện tích 2.670m2), Bao gồm: Sảnh văn phòng; Sảnh chung cư; Dịch vụ
thương mại; Thang thoát hiểm, lối lên xuống ô tô, xe máy; Phòng chứa rác chung
cư; Khu nhà trẻ phục vụ cư dân.
* Tầng 2-3: (diện tích 2.670m2): bố trí văn phòng làm việc.
* Tầng 4: (diện tích 2.396m2): trong đó: bố trí căn hộ là 2076m2 và sinh hoạt cộng
đồng là 320m2.
* Tầng 5-2 : ( diện tích 2.170m2): bố trí căn hộ.
* Tầng tum thang bể nước mái:(diện tích 410m2): bố trí bể nước và lối thoát nạn ra
mái.
+ Cao độ công trình:
- Tầng hầm 1 cao 3,75m.
- Tầng hầm 2 cao 3,0m.
- Tầng 1 cao 4,2m.
- Tầng 2 cao 3,6m.
- Tầng 3 cao 5,4m.
- Tầng 4 - 21 cao 3,0m.
Bảng 1.2. Thống kê diện tích các chỉ tiêu của dự án: (Tham khảo thuyết minh
dự án)
CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Nội dung

TT
1

Diện tích khu đất xây dựng

Ghi chú


Thông số
5918 m2

Diện tích xây dựng tầng 02 tầng hầm (3360
2

m2/01 hầm)

6760 m2

3

Diện tích xây dựng khối đế

2670 m2

4

Diện tích xây dựng căn hộ

2170 m2

5

Mật độ xây dựng khối đế

45 %

6


Mật độ xây dựng căn hộ

37 %


×