Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Chính sách phát triển cán bộ, công chức từ thực tiễn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.56 KB, 71 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ TRANG NHUNG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CƠNG CHỨC
TỪ THỰC TIỄN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐÀO THỊ ÁI THI

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ Chính sách cơng với đề tài “Chính
sách phát triển cán bộ, cơng chức từ thực tiễn Quận Ba Đình, Thành phố
Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, chưa được công
bố và sử dụng ở bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào. Nội dung của Luận
văn dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả, trên cơ sở nghiên cứu lý luận,
tổng hợp thực tiễn với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đào Thị Ái Thi.
Các số liệu được trình bày trong luận văn được thu thập từ nhiều nguồn
số liệu và liên hệ thực tế để viết ra. Không sao chép bất kỳ cơng trình của tác
giả nào. Các số liệu, kết quả trong Luận văn đều trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày


tháng 8 năm 2017

Học viên

Đỗ Trang Nhung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ, CƠNG CHỨC .......................................................................... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ, cơng chức .................... 8
1.2. Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ........................................ 11
1.3. Mục tiêu của chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, cơng chức ................... 14
1.4. Chủ thể của chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ..................... 15
1.5. Quy trình và nội dung của chính sách phát triển cán bộ, công chức ............ 17
1.6. Các yếu tố tác động đến chính sách phát triển cán bộ, cơng chức................ 29
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÁN BỘ, CƠNG CHỨC TẠI QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .. 31
2.1. Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức tại quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội ........................................................................................................................ 31
2.2. Thực trạng chính sách phát triển cán bộ, cơng chức tại quận Ba Đình ........ 35
2.3. Nguyên nhân thực trạng chính sách phát triển cán bộ, cơng chức tại quận
Ba Đình, thành phố Hà Nội. ................................................................................. 48
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CƠNG CHỨC Ở QUẬN BA ĐÌNH HIỆN
NAY ..................................................................................................................... 49
3.1. Các định hướng tăng cường chính sách phát triển cán bộ, cơng chức ở
quận Ba Đình ........................................................................................................ 49
3.2. Các giải pháp, cơng cụ thực hiện chính sách phát triển đối với cán bộ,

công chức ............................................................................................................. 53
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 68


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BCH

: Ban chấp hành

CNH

: Cơng nghiệp hóa

GDĐT

: Giáo dục đào tạo

HĐH

: Hiện đại hóa

THCS

: Trung học cơ sở


TTHC

: Thủ tục hành chính

TTATXH

: Trật tự, an tồn xã hội

VHTT-TDTT

: Văn hóa thể thao - Thể dục thể thao


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận Ba Đình là một trong 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội và
là một trong 4 quận trung tâm của thủ đô. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan
trung ương của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và
thành phố Hà Nội nói riêng. Quận gồm 14 phường với diện tích 9,248 km2,
dân số là 225.282 người. Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung
tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao
nhất của Đảng, Nhà nước, trung tâm ngoại giao, đối ngoại của quốc gia. Quận
Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên
diễn ra các hội nghị quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực. Nhắc đến
Ba Đình lịch sử là nghĩ ngay đến một vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều
làng nghề cổ truyền đậm dấu ấn lịch sử như hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụa
Trúc Bạch, giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên
Ninh, rượu sen Thụy Khuê.
Qua gần 20 năm đổi mới, Đảng bộ quận luôn dành sự quan tâm đến

việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền từ quận đến cơ
sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phát triển toàn diện để đáp ứng kịp
thời trước sự địi hỏi của cơng cuộc đổi mới đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Ba Đình lần thứ XXV, nhiệm kỳ
2015-2020 xác định lựa chọn hai khâu đột phá là “Đẩy mạnh cải cách hành
chính và đẩy mạnh phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế theo hướng “thương mại – dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ
cơng nghiệp”, hồn thiện kết cấu hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật
1


tự an toàn xã hội; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức
cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên; cải cách hành chính sâu
rộng gắn với xây dựng chính quyền phục vụ nhân dân”.
Để thực hiện được mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu mà Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ quận Ba Đình lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra, yêu
cầu đặt ra đối với quận Ba Đình trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới là
phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực,
xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức đảm bảo về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, ý
thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
Trong những năm qua, việc tăng cường thực hiện các chính sách phát
triển cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn quận Ba Đình đã mang lại
những kết quả tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xóa
đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
quận. Tuy nhiên, qua thực tiễn trên địa bàn quận cho thấy trong cơng tác thực
hiện chính sách phát triển cán bộ, cơng chức hiện nay có những hạn chế.
Nhằm đánh giá đúng thực trạng việc triển khai thực hiện chính sách phát triển

cán bộ, cơng chức ở quận Ba Đình trong thời gian qua, từ đó đề xuất những
giải pháp chính sách nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc
thực hiện chính sách phát triển cán bộ, cơng chức tại quận Ba Đình những
năm tới, bản thân tơi đã chọn đề tài “Chính sách phát triển cán bộ, cơng
chức từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” cho Luận văn thạc sĩ,
chun ngành Chính sách cơng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài “Chính sách phát triển cán bộ, cơng chức từ thực
tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” cho thấy vấn đề này đã được một số
2


nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu và tiếp cận theo nhiều cách với những
cấp độ khác nhau. Hiện nay, có khá nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu liên
quan đến phát triển cán bộ, cơng chức nói chung. Trong đó, nổi bật là:
- PGS.TS. Văn Tất Thu (2012), “Yêu cầu nâng cao chất lượng trình độ,
năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước trong sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”.
- TS. Nguyễn Ngọc Hiến (2002) chủ biên "Các giải pháp thúc đẩy cải
cách hành chính ở Việt Nam" đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
công vụ, công chức; đổi mới cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, hiện đại
hố cơng sở.
- TS. Thang Văn Phúc, TS. Nguyễn Minh Phương (Đồng chủ biên):
“Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức” đã phân tích
vai trị, đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức; quan điểm của Đảng về xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức; yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa đối với việc hồn thiện thể chế quản lý cán bộ, cơng chức và xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh.
- GS.TS. Đinh Văn Tiến, Ths. Thái Vân Hà (2013), “Đổi mới công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức trong tình hình mới” đã

phân tích vai trị, thực trạng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức để đề xuất giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
cơng chức, viên chức trong tình hình mới.
- PGS.TS. Nguyễn Minh Phương, Ths. Trần Thị Hạnh, “Hoàn thiện
quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức” trên
Tạp chí Tổ chức nhà nước số 10 năm 2014 đã chỉ ra một số bất cập và hướng
hoàn thiện đối với các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

3


- PGS.TS Đào Thị Ái Thi (2012), Xây dựng mô hình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, cơng chức theo vị trí việc làm, Tạp chí Quản lý Nhà nước,
tháng 7/2012, bài viết đã phân tích các nội dung liên quan đến mô tả công
việc và đưa ra bản tiêu chuẩn cơng việc, từ đó kiến nghị các giải pháp xây
dựng mơ hình đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm.
- TS. Đặng Khắc Ánh (2012), “Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm
– những khó khăn và kiến nghị” đã phân tích sự cần thiết của đào tạo, bồi
dưỡng theo vị trí việc làm cùng những khó khăn và các kiến nghị để thực hiện
tốt đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm.
- Đề tài khoa học của GS.TS. Bùi Văn Nhơn - Học viện Hành chính
Quốc gia làm chủ nhiệm với nội dung: "Các giải pháp nhằm xây dựng đội
ngũ cơng chức hành chính nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay"
(2005) đã đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức hành
chính chun nghiệp để thực thi nhiệm vụ một cách tốt nhất.
- Đề tài khoa học cấp Bộ (2008) của TS. Nguyễn Ngọc Vân – Bộ Nội
vụ “Cơ sở khoa học của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức hành chính
theo nhu cầu cơng việc” đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính đáp ứng nhu cầu công việc, xác

định nhu cầu đào tạo, thực hiện đổi mới nội dung chương trình đào tạo; từ đó
phát huy tối đa vai trị của cơng chức trong thực hiện đào tạo theo nhu cầu
công việc.
Các công trình nghiên cứu, bài viết nói trên đã đề cập một cách khái
quát về lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển cán bộ, cơng chức ở nước
ta. Song, đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào được cơng bố về thực
hiện chính sách phát triển cán bộ, cơng chức từ thực tiễn quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng chính sách phát
triển cán bộ, cơng chức từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Luận
văn đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện chính sách phát triển cán bộ, công
chức trên địa bàn quận.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, luận văn phải thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về chính sách, chủ thể
chính sách, thể chế chính sách, giải pháp và cơng cụ chính sách;
- Phân tích, đánh giá được thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng đến
chính sách phát triển cán bộ, cơng chức từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội;
- Đề xuất định hướng và giải pháp hồn thiện chính sách về cán bộ,
công chức trên địa bàn quận hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các vấn đề, các giải pháp về chính sách phát triển cán
bộ, cơng chức ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu từ thực tiễn quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2016.
- Phạm vi về đối tượng: Nghiên cứu, khảo sát đối với cán bộ, cơng
chức qn Ba Đình.
5


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành, gắn với tư duy,
chủ trương, quan điểm chiến lược phát triển cán bộ, công chức của Đảng và
Nhà nước. Với chủ đề nghiên cứu từ thực tiễn phát triển của một quận nên
luận văn kết hợp cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) với tiếp cận từ trên
xuống (top-down), cụ thể là thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức
từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, đối chiếu, so sánh với chính
sách chung ở tầm vĩ mơ, từ đó có ý kiến đề xuất hồn thiện chính sách phát
triển cán bộ, công chức ở tầm vĩ mô và tạo môi trường chính sách thuận lợi
hơn cho việc thực hiện chính sách ở địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá,
khai thác thông tin từ các văn kiện, tư liệu, văn bản luật và văn bản quy phạm
pháp luật của Đảng, Nhà nước, thu thập thông tin trên mạng internet, một số
sách, báo, tạp chí và cơng trình nghiên cứu khác có liên quan đến đối tượng
nghiên cứu của đề tài ở Chương 2 khi nghiên cứu về thực trạng thực hiện
chính sách phát triển cán bộ, cơng chức tại quận Ba Đình, thành phố Hà

Nội.
5.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Luận văn cũng đã sử dụng phương pháp quan sát, bảng hỏi gửi tới
những đối tượng là các nhà quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ
quan quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn Quận Ba Đình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Đóng góp, làm rõ cơ sở lý luận về chính sách phát triển cán bộ, cơng
chức: khái niệm, bản chất, quy trình, nội dung, đặc điểm, yếu tố tác động đến
6


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×