Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện ứng hòa, thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN CƠNG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN ỨNG HÒA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN CƠNG
KHĨA: 2017-2019

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN ỨNG HÒA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình
Mã số


: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VŨ QUỐC ANH

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ là bài đánh giá lại những kiến thức đã học, đã nghiên cứu,
tổng kết được trong quá trình học Thạc sĩ và cũng là thành quả cuối cùng thể hiện
những nổ lực và cố gắng của học viên cao học trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu. Để có được ngày hơm nay, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến tồn thể
quý thầy cô Khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa Quản lý đơ thị và cơng trình đã tận tình
hướng dẫn, truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS. Vũ Quốc Anh - cán bộ hướng dẫn. Người
thầy đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn để tơi có thể hồn
thành luận văn đúng thời gian quy định. Những đóng góp, ý kiến của thầy là rất quan
trọng góp phần hồn thành cho luận văn.
Xin gửi lời cám ơn đến bạn bè trong lớp CH2017QL1 đã luôn động viên, giúp
đỡ tôi vượt qua khó khăn trong suốt q trình học tập và hồn thành được luận văn.
Do khối lượng cơng việc nghiên cứu thực hiện tương đối lớn, thời gian thực
hiện và sự hiểu biết cá nhân hữu hạn nên đề tài khơng tránh khỏi sai sót. Rất mong
được những nhận xét và đóng góp ý kiến của q thầy cơ và bạn bè.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc thầy cơ có nhiều sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp
giáo dục thế hệ mai sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Công


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Công


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Cấu trúc luận văn
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG

TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QLDA ĐTXD HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI. ............................................................................................................4
1.1. Giới thiệu chung về huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. ..........................................4
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. ....................................................................4
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội..................................................................6
1.2. Giới thiệu về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hòa. .............8
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA ĐTXD huyện Ứng Hòa. ......................8
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án huyện Ứng Hòa .................................11
1.2.3. Cơ chế hoạt động tài chính. .............................................................................13


1.2.4. Kết quả thực hiện công tác của Ban quản lý dự án huyện Ứng Hịa. .............15
1.3. Thực trạng cơng tác quản lý chất lượng cơng trình tại Ban QLDA ĐTXD
huyện Ứng Hòa. .......................................................................................................17
1.3.1. Thực trạng về cơ sở vật chất, nhân lực của Ban quản lý dự án. .....................17
1.3.2. Cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn chuẩn bị dự án ........18
1.3.3. Công tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện dự án. ......19
1.3.4. Cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn kết thúc dự án. ........22
1.3.5. Một số cơng trình do Ban QLDA ĐTXD huyện Ứng Hịa làm chủ đầu tư ....23
1.4. Đánh giá công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng tại Ban Quản lý
dự án huyện Ứng Hòa. ............................................................................................29
1.4.1. Các kết quả đã đạt được ..................................................................................29
1.4.2. Tồn tại trong bộ máy nhân sự .........................................................................29
1.4.3. Tồn tại trong giai đoạn chuẩn bị dự án. ..........................................................30
1.4.4. Tồn tại trong giai đoạn thực hiện dự án. .........................................................31
1.4.5. Tồn tại trong giai đoạn kết thúc dự án. ...........................................................34
1.4.6. Nguyên nhân gây nên những tồn tại. ..............................................................35
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG .....................................................37
2.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................37

2.1.1. Một số khái niệm về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng .......................37
2.1.2. Ngun tắc chung trong quản lý chất lượng cơng trình xây dựng ..................39
2.1.3. Một số phương pháp quản lý chất lượng cơng trình xây dựng .......................40
2.1.4. Nội dung của công tác quản lý chất lượng cơng trình. ...................................44
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng cơng trình xây dựng ..............56


2.1.6. Một số cơng trình nghiên cứu khoa học. .........................................................59
2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................61
2.2.1. Luật xây dựng, luật đầu tư công, luật đấu thầu và các văn bản khác. .............61
2.2.2. Các văn bản dưới luật về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng. ...............66
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QLDA
ĐTXD HUYỆN ỨNG HỊA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..........................................71
3.1. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ban QLDA ĐTXD
huyện Ứng Hịa ........................................................................................................71
3.1.1. Hồn thiện cơ cấu tổ chức của Ban QLDA ĐTXD huyện Ứng Hòa. .............71
3.1.2. Giải pháp về bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao. ...................................73
3.1.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. .........................................................74
3.1.4. Hoàn thiện cơ sở vật chất. ................................................................................75
3.2. Giải pháp hoàn thiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án ..................................76
3.2.1. Giải pháp quản lý chất lượng khảo sát xây dựng. ...........................................76
3.2.2. Giải pháp quản lý chất lượng trong công tác thiết kế .....................................78
3.3. Giải pháp hoàn thiện trong giai đoạn thực hiện dự án.................................80
3.3.1. Giải pháp đối với nhà thầu tư vấn giám sát.....................................................80
3.3.2. Giải pháp đối với nhà thầu thi công ................................................................82
3.4. Cơng tác nghiệm thu cơng trình xây dựng. ..................................................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................88
Kết luận ....................................................................................................................88
Kiến nghị ..................................................................................................................89

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CĐT

Chủ đầu tư

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

QLDA


Quản lý dự án

THCS

Trung học cơ sở

TVGS

Tư vấn giám sát

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng, biểu

bảng, biểu

Trang

Bảng 1.1

Kết quả thực hiện các dự án được giao năm 2015-2018


15

Bảng 1.2

Bảng tổng hợp nhân sự của Ban QLDA ĐTXD huyện Ứng

17

Hịa năm 2018 theo trình độ đào tạo
Bảng 1.3

Tổng hợp nguồn nhân lực của Ban QLDA huyện Ứng Hòa

18

năm 2018
Bảng 1.4

Chất lượng một số cơng trình trong giai đoạn 2015 - 2018

25


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu

Tên bảng, biểu

hình


Trang

Hình 1.1 Bản đồ địa chính huyện Ứng Hịa

6

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án huyện Ứng Hịa

11

Hình 1.3 Biểu đồ vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2015-2018

16

Hình 1.4 Biểu đồ số dự án được giao giai đoạn 2015-2018

16

Hình 1.5 Sự cố nứt sàn tại trường trường mầm non trung tâm xã Đại

27

Cường
Hình 1.6 Sự cố sụt lún sàn trường mầm non trung tâm xã Liêu Bạt

27

Hình 1.7 Sự cố đường giao thơng thơn Hậu Xá xã Phương Tú


28

Hình 1.8 Sự cố nứt, sụt lún nhà văn hóa phố Trần Đăng Ninh, Thị trấn

28

Vân Đình
Hình 2.1 Sơ đồ các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng cơng trình xây

38

dựng
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA huyện Ứng Hòa được đề xuất

72

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình quản lý chất lượng cơng tác khảo sát.

78

Hình 3.3 Mơ hình quản lý chất lượng đối với nhà thầu thi cơng

84

Hình 3.4 Sơ đồ quy trình nghiệm thu hồn thành cơng trình.

87


1


MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Chất lượng cơng trình xây dựng là một trong những công việc quan trọng
trong quá trình đầu tư xây dựng. Quản lý chất lượng có liên quan mật thiết đến quản
lý chi phí, tiến độ và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả đầu
tư và phát triển bền vững đối với dự án đầu tư xây dựng.
Từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hòa
đã thu được những thành tựu trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng,
Tuy nhiên cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng huyện Ứng Hòa vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:
Hạn chế trong công tác khảo sát xây dựng dẫn đến sai sót khi thiết kế xây dựng
cụ thể cơng trình Trường Trung học phổ thơng Ứng Hịa A phải thiết kế lại phương
án móng do khảo sát địa chất khơng chính xác, cơng tác thiết kế xây dựng gây lãng
phí về mặt tài chính ở hầu hết các cơng trình, cơng tác thi cơng kém chất lượng như
cơng trình trạm y tế xã Đồng Tiến, đường Viên An – Hoa Sơn gây ảnh hưởng không
nhỏ đến mục đích sử dụng của người dân.
Có thể nói đây cũng là vấn đề mà các Ban quản lý dự án ở Việt Nam thường
hay mắc phải, do trình độ chun mơn kỹ thuật cịn hạn chế và quan trọng hơn là
trình độ quản lý chất lượng cơng trình cịn yếu, chưa đảm bảo theo tình hình phát
triển nhanh chóng như hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn trên và những đòi hỏi ngày càng cao đối với các dự án
đầu tư xây dựng cơng trình, tác giả chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hòa,
thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. Với mong muốn luận văn sẽ đưa ra được những
giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng tại Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hịa, góp phần nâng cao chất lượng những dự án
đầu tư xây dựng cơng trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn huyện Ứng Hòa.



2

* Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng tại Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hịa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng các
cơng trình xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hòa.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng của
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hòa
- Phạm vi nghiên cứu: Các cơng trình xây dựng do Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư giai đoạn từ năm 20152018.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết liên quan đến việc quản lý chất lượng chất
lượng các cơng trình xây dựng, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
về quản lý chất lượng chất lượng cơng trình xây dựng.
- Phương pháp thu thập các số liệu liên quan của tại các dự án đầu tư xây dựng
cơng trình mà Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
đã thực hiện giai đoạn 2015-2018.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và đề xuất giải pháp về quản lý chất lượng
dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hòa trên cơ sở các tiêu chí
về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở khoa học, pháp lý và cơ sở thực tiễn
liên quan đến quản lý chất lượng cơng trình tại các Ban quản lý dự án cấp huyện. Đưa
ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng quản lý chất lượng cơng trình xây dựng tại
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hịa.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng các cơng trình xây
dựng giúp cho cơ quan có thẩm quyền cũng như Ban quản lý dự án có thêm cơ sở



3

khoa học để quản lý hiệu quả chất lượng các cơng trình xây dựng trong giai đoạn tiếp
theo.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo nội dung
chính của Luận văn gồm ba chương:
-

Chương 1: Thực trạng công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng

tại Ban QLDA ĐTXD huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
-

Chương 2: Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng cơng

trình xây dựng.
-

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất

lượng cơng trình xây dựng tại Ban QLDA ĐTXD huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.


4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QLDA ĐTXD

HUYỆN ỨNG HỊA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1.1. Giới thiệu chung về huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội.
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý. [25]
Ứng Hòa là một huyện phía nam của Hà Nội, phía bắc giáp huyện Chương Mỹ
và Thanh Oai, phía Nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà Nam),
phía Tây giáp huyện Mỹ Đức, phía Đông giáp huyện Phú Xuyên. Ứng Hịa là huyện
đồng bằng nằm ở Đơng Nam tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc thành phố Hà Nội), có diện
tích tự nhiên là 183.72km2.
Ứng Hịa có vị trí thuận lợi là nằm trên đường Quốc lộ 21B, cách quận Hà
Đông 30 km về phía Nam và cách khu du lịch tâm linh chùa Hương 20 km về phía
Bắc. Huyện có đường TL 426, 428, 429 đi qua.
- Ứng Hịa có 1 thị trấn Vân Đình và 28 xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng,
Đội Bình, Đơng Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú,
Hòa Xá, Hồng Quang, Ứng Hịa, Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hồng, Minh Đức, Phù
Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung
Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.
b. Địa hình. [25]
Ứng Hịa có dạng địa hình đồng bằng, có độ dốc từ Bắc xuống Nam, từ Tây
sang Đông. Độ cao so với mực nước biển trung bình đạt 1,6m.
c. Khí hậu. [25]
Đặc điểm khí hậu của huyện mang tính chất khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng
lớn của hai hướng gió chính là gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam và được
phân thành 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).


5

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm dao động từ 160C - 290C.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình từ 83% - 86%.

- Chế độ gió: Gió theo hai mùa rõ rệt, mùa đơng thường gió Đơng Bắc, mùa
hè gió Đơng Nam. Bão thường xẩy ra vào tháng 5 đến tháng 9 trong năm.
- Chế độ bức xạ: Nằm trong vùng mang tính chất chung của vùng đồng bằng
Bắc Bộ, hàng năm có từ 120 – 140 ngày nắng.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 1900mm, cá biệt năm mưa nhiều
nhất đạt 2.200mm (1997), năm mưa ít nhất 1.124mm (1998).
d. Thuỷ văn. [25]
- Huyện Ứng Hịa có mạng lưới sơng, ngịi, hồ, ao phong phú và đa dạng, có
2 hệ thống sơng chủ yếu là sơng Đáy ở phía Tây Nam và sơng Nhuệ ở phía Đơng
Nam cùng với sơng Vân Đình là nguồn cung cấp nước chủ yếu để sản xuất và phát
triển ngành nông nghiệp đa dạng, hiệu quả và bền vững.
+ Sông Đáy chảy qua địa phận 13 xã thuộc huyện Ứng Hòa với chiều dài 31
km, bắt đầu từ thượng nguồn là xã Viên Nội và cuối nguồn là xã Hồng Quang. Sông
Đáy tiếp nhận nước của sông Hồng giữa 2 huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng,
Hà Nội.
+ Sông Nhuệ chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua địa bàn huyện Ứng
Hòa 11 km. Hiện nay sông Nhuệ đã bị bồi lắng và ô nhiễm nặng nề do nước thải công
nghiệp và sinh hoạt từ nội thành thành phố Hà Nội (một phần là do nối với sông Tô
Lịch gần Văn Điển) nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của nhân dân sống trong
lưu vực của sông Nhuệ.


6

Hình 1.1. Bản đồ địa chính huyện Ứng Hịa [25]
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Tỷ trọng GDP 2018 cả huyện ước đạt 14.011 tỷ đồng, cơ cấu ngành kinh tế:
Nông nghiệp chiếm 36,5% đạt 5.116 tỷ đồng; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 28,0%
đạt 3.897 tỷ đồng; Thương mại - Dịch vụ chiếm 35,5% đạt 4.998 tỷ đồng. Thu nhập
bình quân đầu người đạt 37,1 triệu đồng/người/năm. [20]

Về nơng nghiệp: Ứng Hịa đã tập trung chỉ đạo nhân rộng các mơ hình nơng
nghiệp giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng đất ở địa
phương.
Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện cả năm 18.787 ha, đạt 96,28% kế hoạch.
Trong đó vụ đơng gieo trồng 645 ha, vụ xn gieo trồng 9.502 ha, vụ mùa gieo trồng
8.640 ha. Tỷ lệ Lúa chất lượng cao được duy trì, trồng cây ăn quả, trồng rau dưa an


7

tồn trong nhà lưới; mơ hình chăn ni bị BBB F1 tập trung; nuôi lợn sạch, đồng
thời chỉ đạo triển khai xây dựng các mơ hình sản xuất mới trong nơng nghiệp như mơ
hình ni cá sơng trong ao tại một số xã (Trầm Lộng, Liên Bạt).
Mơ hình chăn ni tập trung trang trại, đàn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy
sản được mở rộng, ước đạt 3.820 ha. Công tác tiêm phịng, kiểm sốt dịch bệnh cho
đàn gia súc, gia cầm, thủy sản được duy trì.
- Về dân số: Tính đến cuối năm 2018 dân số của huyện là 206.453 người trong
đó dân số ở khu vực đơ thị là 14.290 người (chiếm 6,92%), dân số ở khu vực nông
thôn là 192.163 người (chiếm 93,08%). Mật độ dân số cao nhất ở thị trấn Vân Đình
2.542 người/km2, mật độ thấp nhất ở xã Viên Nội 621 người/km2 (nguồn Chi cục
Thống kê huyện Ứng Hòa).
- Về nguồn nhân lực: Số lao động trong độ tuổi tính đến hết năm 2018 là
97.033 người (chiếm tỷ lệ 47% dân số). Sự gia tăng này là một lợi thế về cung nguồn
nhân lực, mặt khác cũng đặt ra vấn đề phải đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thúc
đẩy phân công lao động trên địa bàn huyện.
Về giáo dục: Đến cuối năm 2018 tồn huyện có 60/90 trường học được Thành
phố cơng nhận đạt chuẩn quốc gia; trong đó 16 trường mầm non, 20 trường tiểu học
và 24 trường trung học cơ sở. Đối với cấp trung học phổ thơng có 01/5 trường đạt
chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên 34 trường học các cấp chưa đạt chuẩn quốc gia do phòng
học và phòng học bộ mơn, phịng chức năng chưa đạt chuẩn (30 trường mầm non,

tiểu học và THCS và 4 trường THPT).
Về y tế: Mạng lưới y tế huyện Ứng Hòa phát triển rộng khắp đến các địa bàn
dân cư, gồm có: Bệnh viện Đa khoa khu vực Vân Đình là bệnh viện cấp II (quy mơ
247 giường); 3 phịng khám đa khoa khu vực (quy mô 20 giường); 29 trạm y tế xã,
thị trấn có bác sĩ và 100% thơn có nhân viên dân số do đó 100% trạm y tế xã đạt
chuẩn quốc gia.
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Ứng Hịa có mạng lưới giao thơng tương
đối hoàn thiện bao gồm tuyến đường trục chính như: Quốc lộ 21B, tỉnh lộ 429, tỉnh
lộ 428, tỉnh lộ 432, tỉnh lộ 431(76), tỉnh lộ 426, tuyến tỉnh lộ Cầu Lão - Ba Thá, nối


8

liền với các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện giao lưu kinh tế - thương mại thơng suốt,
ngồi ra cịn có hệ thống các tuyến huyện lộ Minh Đức - Chợ Ngăm; Cần Thơ - Xuân
Quang nối liền với các huyện trong thành phố, cùng với hệ thống đường huyện, đường
liên xã, thơn xóm đan xen đi lại khá thuận tiện, chất lượng đường tốt đa phần được
giải nhựa hoặc bê thơng hố. Đến nay 100% các xã đã có đường bê tông, nhựa và
đường cấp phối thông suốt đến trung tâm xã đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển
hàng hố của nhân dân.
Về làng nghề: Ứng Hịa có một số các làng nghề truyền thống như làng may
Trạch Xá thuộc xã Hòa Lâm, làng bún Bặt thuộc xã Liên Bạt, làng đàn Đào Xá thuộc
xã Đông Lỗ, làng nghề khảm trai Cao Xá thuộc xã Trung Tú.
1.2. Giới thiệu về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hòa.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA ĐTXD huyện Ứng Hịa.
a. Vị trí và chức năng.
Ban QLDA ĐTXD huyện Ứng Hòa được thành lập theo Quyết định số
7052/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc chấp thuận thành
lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã;
Ban QLDA ĐTXD huyện Ứng Hòa là tổ chức sự nghiệp cơng lập trực thuộc

UBND huyện Ứng Hịa, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản
tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật; hoạt động theo
nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Ban QLDA chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện và chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn của Sở, ban, ngành có liên quan.
Chức năng của Ban Quản lý Dự án quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật
Xây dựng năm 2014, Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính
phủ và Khoản 2 Điều 7 của Thơng tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ
Xây dựng, cụ thể như sau: [5,10,17]
- Làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực dân dụng và cơng
nghiệp sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngồi ngân sách do Chủ tịch Uỷ ban


9

nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, trừ các trường hợp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh quyết định giao cho cơ quan, tổ chức khác làm chủ đầu tư;
- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp
luật;
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án quy định tại
Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của pháp luật có liên
quan;
- Thực hiện các chức năng khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao
và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8 Thông tư
số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng;
- Bàn giao cơng trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử
dụng cơng trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử
dụng cơng trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;
- Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các
hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo

hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
Ban Quản lý Dự án thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều
68, Điều 69 Luật Xây dựng năm 2014, và Điều 8 Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày
30/6/2016 của Bộ Xây dựng, cụ thể:
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:
+ Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng
năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn
hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;
+ Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục
liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và
bảo vệ cảnh quan, môi trường, phịng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng cơng
trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận,
giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;


10

+ Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây
dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự
toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan
thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu
hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng
xây dựng; giám sát q trình thực hiện; giải ngân, thanh tốn theo hợp đồng xây dựng
và các công việc cần thiết khác;
+ Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao cơng trình để vận hành, sử dụng:
Tổ chức nghiệm thu, bàn giao cơng trình hồn thành; vận hành chạy thử; quyết tốn,
thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơng trình và bảo hành
cơng trình;
+ Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo

tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ
quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định;
+ Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức văn
phòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách
đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết
lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thơng tin và giải trình
chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết
định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh giá
đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với
người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:
+ Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và
Điều 67 của Luật Xây dựng năm 2014;
+ Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảo
đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an tồn và bảo vệ mơi trường;


11

+ Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.
- Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư khác
khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.
- Giám sát thi cơng xây dựng cơng trình và các hoạt động tư vấn khác khi đủ
điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Tham gia tư vấn quản lý các dự án khác khi có yêu cầu.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án huyện Ứng Hòa
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án huyện Ứng Hịa
GIÁM ĐỐC


Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Phịng Tài chính -

Phịng Điều hành

Phịng Hành chính

Kế tốn

dự án

- Tổng hợp

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án huyện Ứng Hòa
- Tổng số lãnh đạo và cán bộ: 18 người.
- Ban Lãnh đạo gồm có 3 người: 01 Giám đốc và 2 Phó giám đốc
- Các bộ phận chuyên môn gồm 15 người được chia thành 3 bộ phận: Phịng
Tài chính - Kế tốn; Phịng Hành chính - Tổng hợp; Phịng Điều hành dự án
- Số lượng công chức, viên chức đã được biên chế:

13 người.

- Số lượng lao động hợp đồng:

5 người.


Một Phó Giám đốc phụ trách dự án xây dựng cơng trình lĩnh vực: Giao thông,
thủy lợi, công nghiệp và môi trường


12

Một phó Giám đốc phụ trách dự án xây dựng cơng trình lĩnh vực: Giáo dục, y
tế, trụ sở cơng, cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng…
- Các Phịng chun mơn nghiệp vụ có 03 phịng như sau:
+ Phịng Hành chính - Tổng hợp: 02 cán bộ
Tiếp nhận, bảo mật và chuyển giao công văn, giấy tờ gửi đến và đi; quản lý
văn bản, lưu trữ công văn đi và đến của cơ quan; thực hiện và hướng dẫn các phòng
bảo đảm quy trình, thể thức văn bản trước khi trình Ban Giám đốc ký;
Tổ chức quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan đúng quy định của pháp luật;
cấp các loại giấy giới thiệu, công lệnh, chứng nhận cho cán bộ, viên chức; sao y các
loại văn bản do cơ quan ban hành;
Tiếp và hướng dẫn khách đến cơ quan liên hệ công việc; quản lý hội trường;
Hướng dẫn thủ tục hồ sơ về tuyển dụng, hợp đồng lao động theo quy định;
Phối hợp với phịng Tài chính – kế tốn thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật.
Tổ chức quản lý, lưu trữ, cập nhật hồ sơ, lý lịch của cán bộ, viên chức, hợp
đồng lao động; Giúp ban giám đốc chuẩn bị ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước gửi xin ý kiến; kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật;
Đề xuất mua sắm, sửa chữa trang thiết bị văn phòng, phương tiện làm việc cho
cơ quan;
Phối hợp với phịng Tài chính - kế tốn và các phòng tổ chức kiểm kê tài sản
của cơ quan hàng năm;
Quản lý, điều hành công tác bảo vệ an ninh trật tự, phịng cháy, chữa cháy ...
+ Phịng Tài chính - Kế toán: 02 cán bộ

Tham mưu cho Ban giám đốc quản lý vốn đầu tư, hoàn thiện thủ tục thanh
toán, giải ngân vốn đầu tư cho các nhà thầu khi phòng điều hành dự án đã ký biên
bản nghiệm thu hồn thành cơng việc, khối lượng; hồn thiện hồ sơ thu - chi thường
xuyên của cơ quan trình giám đốc ký duyệt.
+ Phòng Điều hành dự án: 11 cán bộ


13

Lập kế hoạch dự án: lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm,
xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu
chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;
Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: thực hiện các thủ tục
liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và
bảo vệ cảnh quan, mơi trường, phịng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng cơng
trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định;
Tổ chức lựa chọn nhà thầu và trình Ban giám đốc ký kết hợp đồng xây dựng;
giám sát quá trình thực hiện; giải ngân vốn đầu tư, thanh toán theo hợp đồng xây dựng
và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;
Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá,
báo cáo Ban giám đốc kết quả thực hiện dự án.
1.2.3. Cơ chế hoạt động tài chính.
a. Cơ chế tài chính.
Ban Quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, tự bảo
đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cơng lập,
Thơng tư số 05/2014/TT-BTC. [2,7]
b. Nguồn tài chính của đơn vị
- Nguồn tài chính thực hiện đầu tư
+ Từ ngân sách nhà nước giao theo kế hoạch hàng năm;

+ Từ nguồn kết dư năm trước chuyển sang;
+ Từ các nguồn vốn đầu tư hợp pháp khác (nếu có);
+ Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
- Nguồn tài chính thực hiện các hoạt động của Ban Quản lý dự án
+ Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tư vấn sau khi đã trừ các khoản thuế phải
nộp theo quy định (nếu có);
+ Nguồn trích từ các dự án được giao quản lý theo tỷ lệ quy định được duyệt;
+ Nguồn thu từ bán hồ sơ mời thầu


14

+ Nguồn thu từ các hợp đồng ủy thác quản lý dự án;
+ Nguồn thu từ việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu
hạ tầng Cụm công nghiệp được giao quản lý trên địa bàn huyện;
+ Nguồn viện trợ, tài trợ và các khoản thu khác theo quy định (nếu có).
c. Nội dung chi của đơn vị
- Chi thường xuyên: Đơn vị được sử dụng nguồn tài chính tự chủ để chi đầu
tư và chi thường xuyên theo quy định. Một số nội dung chi được quy định như sau:
- Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và
các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Khi Nhà
nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ các nguồn
theo quy định;
- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý:
- Chi nhiệm vụ không thường xuyên:
d. Sử dụng kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên
* Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các
khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn
hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập;
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền
lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
- Trả các khoản thuê khoán;
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi cịn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ
theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
* Sử dụng các Quỹ
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi


15

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn cho người lao động trong đơn vị; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước (đối với đơn vị được giao vốn theo quy định) để tổ chức
hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác.
- Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong
năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp
nguồn thu nhập bị giảm.
- Quỹ khen thưởng: Để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và
ngoài đơn vị (ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng)
theo hiệu quả cơng việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng
do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các cơng trình phúc lợi; chi cho các
hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất
cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao
động thực hiện tinh giản biên chế.

1.2.4. Kết quả thực hiện công tác của Ban quản lý dự án huyện Ứng Hòa.
Kết quả thực hiện các dự án được giao năm 2015-2018.
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện các dự án được giao năm 2015-2018 [1]
Năm

Số lượng

Tổng mức

Số dự án

Số dự án

Số dự án

dự án được

đầu tư (tỷ

phải điều

hoàn thành

hoàn thành

giao

đồng)

chỉnh


đúng tiến độ

chậm tiến độ

2015

18

127,677

8

11

7

2016

24

324,899

16

14

10

2017


20

176,012

13

12

8

2018

29

395,782

19

16

13


×