VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VIẾT THANH
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN
HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 60.30.01.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. PHAN TRUNG LÝ
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận
trong luận văn chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi xin chịu
trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Viết Thanh
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc, Quý thầy cô khoa
Luật, cùng Lãnh đạo các khoa, phòng tại Học viện Khoa học Xã hội, đã tận
tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu tại học viện.
Đặc biệt, em xin kính gửi lòng biết ơn đến GS.TS. Phan Trung Lý đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi vượt qua khó khăn,
hoàn thành tốt công tác cũng như nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Do nhiều điều kiện chủ quan, khách quan và kinh nghiệm nghiên cứu
khoa học chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, các anh, chị học viên và các bạn đồng
nghiệp.
Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Học viên
Nguyễn Viết Thanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH .................................................................................................................. 7
1.1. Khái niệm và yêu cầu cải cách hành chính ................................................. 7
1.2. Nội dung cải cách hành chính ................................................................... 13
1.3. Những yếu tố chủ yếu tác động đến cải cách hành chính.......................... 20
Chương 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN
HOÀI ĐỨC ......................................................................................................... 27
2.1 Khái quát đặc điểm tình hình và một số yếu tố ảnh hưởng đến cải
cách hành chính tại huyện Hoài Đức - TP Hà Nội ........................................ 27
2.2. Tình hình thực hiện cải cách hành chính ở huyện Hoài Đức .................... 30
2.3. Đánh giá chung việc thực hiện cải cách hành chính nhà nước tại
huyện Hoài Đức .............................................................................................. 49
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC ........................................................ 53
3.1. Quan điểm ................................................................................................ 53
3.2. Định hướng và nhiệm vụ cụ thể của cải cách hành chính nhà nước ở
huyện Hoài Đức đến năm 2020 ....................................................................... 56
3.3. Giải pháp đẩy mạnh và hoàn thiện cải hành chính nhà nước tại huyện
Hoài Đức ......................................................................................................... 61
KẾT LUẬN......................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 70
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCHC
Cải cách hành chính
CB,CC
Cán bộ, công chức
CNTT
Công nghệ thông tin
HCNN
Hành chính nhà nước
HĐND
Hội đồng nhân dân
PBGDPL
Phổ biến giáo dục pháp luật
TTHC
Thủ tục hành chính
UBND
Ủy ban nhân dân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng tin bài tuyên truyền cải cách hành chính ở
huyện Hoài Đức từ năm 2011 đến 2016 ............................................... 32
Bảng 2.2. Tổng hợp các văn bản chỉ đạo về cải cách hành chính huyện Hoài
Đức từ năm 2011-2016 ......................................................................... 36
Bảng 2.3. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính của huyện Hoài Đức từ năm
2011- 2016 ............................................................................................ 39
Bảng 2.4. Công tác bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên
chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý các phòng, ban, đơn vị, trường học
từ năm 2011 đến năm 2016 ................................................................... 42
Bảng 2.5. Thống kê mức độ hài lòng của công dân về sử dụng các thủ tục
hành chính ở bộ phận Một cửa huyện Hoài Đức năm 2016 ................. 48
BIỂU
Biểu đồ số 2.1. Thống kê số lượng tin bài tuyên truyền cải cách hành chính ở
huyện Hoài Đức từ năm 2011 đến 2016 ............................................... 33
Biểu đồ 2.2 Tổng hợp các văn bản chỉ đạo về cải cách hành chính huyện
Hoài Đức từ năm 2011-2016 ................................................................ 36
Biểu đồ 2.3. Thống kê mức độ hài lòng của công dân về sử dụng các thủ tục
hành chính ở bộ phận Một cửa huyện Hoài Đức năm 2016 ................. 49
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nội dung cơ bản của
hành chính học nói chung và hành chính nhà nước nói riêng. Hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều quan tâm đến CCHC và coi đó là một trong những biện
pháp làm đòn bẩy để nâng cao hiệu quả của Nhà nước.
Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng
hiện nay trên thế giới, CCHC là một trong những lĩnh vực được hầu hết các nước
trên thế giới quan tâm. Nhiều quốc gia coi CCHC là yếu tố hết sức quan trọng để
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thông qua CCHC nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; tăng khả năng phát triển kinh tế
- xã hội. Một trong những xu hướng chung của CCHC ở khu vực và trên thế giới
là hướng tới việc xây dựng một nền hành chính gọn nhẹ, linh hoạt, năng động,
hiệu lực, hiệu quả, cung ứng tốt nhất các dịch vụ công cho xã hội, đáp ứng các
yêu cầu hội nhập và toàn cầu hoá, lấy đối tượng phục vụ làm tôn chỉ, mục đích
chủ yếu, để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính.
Ở nước ta qua 10 năm triển khai Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn
2001-2010 với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, CCHC đã đạt được những kết
quả tích cực bước đầu đáng ghi nhận. Bộ mặt của nền hành chính nhà nước có
nhiều thay đổi, hướng tới phục vụ dân, xã hội, hệ thống thể chế được hoàn
thiện hơn; tổ chức bộ máy tinh gọn hơn và chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức được nâng lên một bước góp phần quan trọng vào những thành tựu phát
triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hội ở nước ta. Điều đó càng
khẳng định CCHC ở Việt Nam là đúng đắn và cần thiết.
Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu của chương trình CCHC giai đoạn 2001-2010
chưa đạt được. Đồng thời, so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới thì CCHC còn
chậm, hiệu quả thấp, nền hành chính còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém như: hệ
1
thống thể chế còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chậm xác định những chức
năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước vĩ mô; phương thức, lề lối làm
việc còn thủ công, lạc hậu. Chính vì vậy, để tiếp nối những thành tựu đạt được
trong giai đoạn CCHC 2001-2010, tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa hiệu quả
nền hành chính, khắc phục những tồn tại, ngày 08/11/2011, Chính Phủ ban
hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai
đoạn 2011-2020, với nhiệm vụ trọng tâm là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính
sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức
thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ
hành chính và chất lượng dịch vụ công.
Thủ đô Hà Nội là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, đầu não
chính trị - hành chính quốc gia của cả nước, là nơi đặt trụ sở của các cơ quan
Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan
đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo
dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại
quan trọng nhất của đất nước nói chung trong đó có huyện Hoài Đức nói riêng
cũng đang nghiêm túc thực hiện công tác cải cách hành chính.
Cải cách hành chính có vị trí quan trọng, luôn là một trong hai khâu đột
phá trong nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hoài Đức. Huyện ủy
và Ủy ban nhân dân huyện đã có những chỉ đạo quyết liệt về vấn đề này và
công tác cải cách hành chính bước đầu đã tạo những bước chuyển biến tích cực
trong hoạt động của huyện. Chính vì vậy, nhiệm vụ CCHC đã được quan tâm
thực hiện và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần
vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ của huyện Hoài Đức trong giai đoạn phát triển
mới, sẽ có nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh đòi hỏi cần được tăng cường
quản lý và điều hành. Chính vì vậy, tiếp tục thực hiện CCHC trên cơ sở đánh
2
giá những kết quả đạt được và xây dựng nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn
mới với những thách thức mới không chỉ góp phần quan trọng trong quá trình
phát triển của huyện Hoài Đức nói riêng mà còn góp phần cho sự phát triển
kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội nói chung. Từ những lý do trên, tác giả
lựa chọn “Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội” là đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hành chính và cải cách hành
chính. Tuy nhiên, các đề tài đó lại đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, nội
dung khác nhau trong nhiều nội dung của cải cách hành chính. Và một số đề tài
khác nghiên cứu về cải cách hành chính ở các cấp khác nhau với nhiều đối
tượng khác nhau.
Như đã đề cập ở trên, CCHC vẫn là vấn đề đã, đang và sẽ tiếp tục được
quan tâm chỉ đạo, nghiên cứu cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Vì vậy,
CCHC là đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhiều công trình nghiên
cứu như:
- “Cải cách hành chính ở Việt Nam: thành tựu và rào cản hiện nay” của
GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia.
- “Cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
hiện nay”, của PGS,TS Đinh Ngọc Vượng, Viện Nhà nước và pháp luật Việt
Nam.
- “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam” do TS
Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên, Học viện Hành chính Quốc gia, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2001.
- “Hành chính nhà nước trong xu thế toàn cầu hóa” của PGS TS
Nguyễn Hữu Hải, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, NXB
Tư pháp, Hà Nội 2007.
- “Cải cách nền hành chính Việt Nam: thực trạng và giải pháp” do Jairo
Acuna-Alfaro (UNDP) biên soạn.
3
- “Cải cách hành chính nội dung quan trọng của xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ của Phạm Minh Cần. Năm 1999)
- “Cải cách thủ tục hành chính trong cải cách nền hành chính nhà nước
Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ của Trần Văn Bình, năm 2000).
- “Hoàn thiện mô hình một cửa tại UBND huyện của tỉnh Bà Rịa, Vũng
Tàu” (Luận văn thạc sỹ của Phạm Khắc Dung, năm 2010).
- “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND các Quận
của TP Hà Nội” (Luận văn thạc sỹ của Lưu Trữ Học, năm 2006).
- “Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của thành phố Hà Nội”
(Luận văn thạc sỹ của Phạm Xuân Sơn, năm 2013).
- “Cải cách thủ tục hành chính tại UBND cấp xã trên địa bàn thành phố
Ha Nội” (Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thu Hiền, năm 2008).
- “Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
– qua thực tiễn quận Hai bà Trưng, TP Hà Nội” (Luận văn thạc sỹ của Lưu
Xuân Trịch, năm 2016).
Các nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều mảng nội dung của CCHC như:
- Những thành tựu và hạn chế của CCHC trong thời gian qua ở Việt
Nam cũng như những khó khăn mà chúng ta có thể gặp phải trong quá trình
thực hiện CCHC thời gian tới;
- Xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với nền Hành chính Việt Nam;
- Ý nghĩa của CCHC trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền định
hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam;
- Đề xuất những kiến nghị để tháo rỡ các rào cản và thúc đẩy CCHC ở
nước ta...
Các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu nghiên cứu lý luận và thực
tiễn CCHC trên bình diện rộng, hoặc nghiên cứu chính sách CCHC ở một cấp,
lĩnh vực, địa phương khác nhau và chưa có đề tài nào nghiên cứu việc thực
hiện CCHC tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Chính vì vậy, nghiên cứu
việc CCHC tại huyện Hoài Đức là hết sức cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận
và thực tiễn.
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu công tác cải cách hành chính tại huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp và phương hướng để
hoàn thiện hơn nữa công tác cải cách hành chính, do đó để thực hiện mục tiêu
này, đề tài sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
Đánh giá thực trạng của công tác cải cách hành chính của huyện từ 2011
đến năm 2016.
Tìm ra những lý do, nguyên nhân của thực trạng đó.
Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị chung để từng bước tăng cường, hoàn
thiện trong công tác cải cách hành chính ở huyện Hoài Đức.
4. Đối tương phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện chính sách CCHC, trong đó tập trung nghiên cứu
sâu về thực hiện CCHC từ thực tiễn huyện Hoài Đức.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ năm 20112016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá được công tác cải cách hành chính tại huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội, trước hết đề tài sẽ nghiên cứu phương pháp luận và những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, theo quan điểm duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử thông qua các Văn kiện Đại hội Đảng các khóa, Luật,
các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản như Chương trình Thành ủy,
nghị quyết các kỳ họp trong những năm gần đây của Hội đồng nhân dân thành
phố, báo cáo, kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố, Báo cáo của các Sở,
ban ngành và của huyện Hoài Đức.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc nghiên cứu và triển khai thực hiện đề
5
tài luận văn còn sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp - so sánh
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp thống kê
Sau khi tìm ra lý do, nguyên nhân của tồn tại, bằng việc nghiên cứu qua
các tài liệu tham khảo, các công trình khoa học khác và kinh nghiệm thực tiễn
về cải cách hành chính của một số quốc gia, một số địa phương khác và kiến
thức của cá nhân, đề tài sẽ nêu ra các kiến nghị, giải pháp chung để tăng cường
và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính của huyện Hoài Đức trong
thời gian sắp tới.
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về
CCHC.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần thực hiện
tốt công tác CCHC tại huyện Hoài Đức và có thể triển khai áp dụng rộng rãi tại
các huyện khác thuộc thành phố Hà Nội.
Góp phần bổ sung nguồn tư liệu thực tế đáng tin cậy cho các nhà nghiên
cứu về CCHC trên địa bàn huyện Hoài Đức nói riêng và cho cả nước, đặc biệt
là các tỉnh lân cận thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dụng của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về cải cách hành chính
Chương 2: Thực trạng cải cách hành chính ở huyện Hoài Đức
Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính ở huyện Hoài Đức.
6
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full