Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Giải pháp quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế tại viện quy hoạch xây dựng vĩnh phúc (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.61 KB, 108 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐÀO QUANG MINH

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ TẠI
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TR ÌNH

HÀ NỘI - 2019


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐÀO QUANG MINH
KHÓA 2017-2019

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ TẠI
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS LÊ ANH DŨNG

2. TS. ĐÀO MINH HIẾU


3
LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Đô thị và Công trình với đề tài: "Giải
pháp quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế tại Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc"
được hoàn thành với sự giúp đỡ rất nhiều của Khoa Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong Khoa đào tạo Sau đại học
của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt
kiến thức trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Lê Anh Dũng và
thầy giáo TS. Đào Minh Hiếu đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu,
hoàn thiện luận văn.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót và rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo,
của đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đào Quang Minh


4
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đào Quang Minh


5

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài……………………..........………………..……..…..…..1
* Mục tiêu nghiên cứu…………..……………………………………..…….3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………….……………..………....….3
* Phương pháp nghiên cứu………………………………..……………....…3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………….…3
* Kết cấu của luận văn……………………………………………….....…...3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ CỦA VIỆN
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VĨNH PHÚC
1.1 Giới thiệu chung về Viện Quy hoạch Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc……..…...5

1.1.1 Về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị …………………………..……..……5
1.1.2 Về cơ cấu tổ chức và biên chế ………….…….……………………..…….6
1.1.3 Về cơ sở vật chất………………………………………………...………...7
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây
dựng………………………………………………………………………..9
1.2.1 Việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ thiết kế …………………...10


6
1.2.2 Việc xác lập phương án thiết kế …………………………………………11
1.2.3 Số liệu đầu vào của hồ sơ thiết kế………………………………………..14
1.2.4 Năng lực thiết kế ……………………………………………...…………16
1.2.5 Quy trình thiết kế và quy trình kiểm soát hồ sơ thiết kế…………………17
1.3 Nhận xét chung về chất lượng hồ sơ thiết kế tại Viện Quy hoạch xây dựng
Vĩnh Phúc…………………….…………………………………………..18
1.4 Công tác quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế tại Viện Quy hoạch xây dựng
Vĩnh Phúc……………….………………………………………………..21
1.4.1 Phương pháp quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế xây dựng……….………21
1.4.2 Quy trình quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế……………………..……….23
1.4.3 Đánh giá và nhận xét về công tác quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế….…26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1 Cơ sở khoa học về thực hiện thiết kế và quản lý thiết kế ………..……....30
2.1.1 Quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ công tác thiết kế …………………..……30
2.1.2 Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án, chủ trì thiết kế ……..…….33
2.1.3 Tổ chức, điều hành và quản lý chất lượng thiết kế…………………..…..34
2.1.4 Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN/ISO 9001:2015 .………..…….35
2.2 Cơ sở pháp lý ……………………………………………………………39
2.2.1 Các văn bản quy định về quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công
trình xây dựng……………………………………….…………………...39

2.2.2 Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng thiết kế…………………..48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
3.1 Nguyên tắc quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng tại Viện
Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc………………………..………..…...….51


7
3.2 Các giải pháp quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế…………………………51
3.2.1 Xây dựng Quy trình thiết kế và quy trình kiểm soát hồ sơ thiết kế…..….55
3.2.2 Kiểm soát quy trình thiết kế công trình xây dựng theo bộ tiêu chuẩn
ISO 9001:2015…..……...………………………………….…………….56
3.2.3 Quản lý chất lượng nguồn nhân lực………………………………..…….60
3.2.4 Quản lý chất lượng vật lực………………………………………..……...74
3.3.5 Tăng cường công tác trao đổi thông tin nội bộ giữa các phòng ban…......75
3.3.6 Tổ chức tốt hoạt động thu thập thông tin thị trường…………………..…76
3.3.7 Kiểm soát hồ sơ theo tiêu chuẩn………………………………………....79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận………………..………………………………..……………..…83
2 Kiến nghị..……………………………………..…………………………84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


8
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt


CTBM

Chủ trì bộ môn

ĐDLĐCL

Đại diện lãnh đạo chất lượng

ĐHDA

Điều hành dự án

ĐHVPDA

Điều hành văn phòng dự án

GĐDA

Giám đốc dự án

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng

KH

Kế hoạch

LĐCL


Lãnh đạo chất lượng

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QLDA

Quản lý dự án

TC - HC

Tổ chức hành chính

TĐV

Tiểu đơn vị

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VPDA

Văn phòng dự án

XDCT

Xây dựng công trình



9
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị

7

Hình 1.2

Quy trình thiết kế hiện tại của đơn vị

25

Hình 1.3

Quy trình kiểm soát hồ sơ thiết kế hiện tại
của đơn vị

26

Hình 3.1


Mô hình quản lý quy trình thiết kế của đơn vị

55

Hình 3.2

Mô hình quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế
của đơn vị

56

Hình 3.3

Mô hình kiểm soát hồ sơ thiết kế của đơn vị

59

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu
Bảng 1.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

Tên bảng, biểu
Trang thiết bị phương tiện phục vụ công việc
của đơn vị
Các báo cáo, biên bản phục vụ việc họp xem

xét của lãnh đạo.
Các kết luận và quyết định trong phiên họp
xem xét của lãnh đạo
Báo cáo kết quả thực hiện đến Ban lãnh đạo
đơn vị
Quy định kich thước bản vẽ

Trang
7
62
63
78
80


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Xây dựng
với nhiệm vụ chủ yếu tham gia hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên hồ sơ thiết kế tại Viện Quy hoạch xây dựng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật hồ sơ phải chỉnh sửa, hoàn thiện
nhiều lần mới đủ điều kiện thẩm định. Chất lượng hồ sơ thiết kế không đạt yêu cầu
từ nội dung, cách thức thể hiện, bố trí trình bày cụ thể:
Trình bày các bản vẽ không khoa học thiếu tính chuyên nghiệp, không đạt yêu
cầu tiêu chuẩn kỹ thuật (lẫn lộn đường nét, không phân biệt các loại vật liệu khác
nhau, không phân biệt các loại đất khác nhau…).
Nội dung các bản vẽ sơ sài không đầy đủ thông tin (các thông tin cơ bản của
một bản vẽ kỹ thuật: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, bản vẽ chi tiết theo từng tỷ lệ…);

Chưa có sự thống nhất giữa các bạn vẽ, giữa các bộ môn trong một đồ án, dự
án (thể hiện tùy tiện): mỗi bản vẽ thể hiện một kiểu về ký hiệu, đường nét, màu
sắc…
Các bản vẽ khi in ấn pho tô, xuất bản không đạt yêu cầu kỹ thuật (đường nét
nhạt hòa, lẫn lộn…)
Chất lượng hồ sơ thiết kế của Viện quy hoạch còn những tồn tại trên do các
nguyên nhân sau:
Về nhân sự:
Tuy đơn vị có nhiều Kiến trúc sư, kỹ sư nhưng hầu hết là các cán bộ mới ra
trường thiếu các Kiến trúc sư, kỹ sư đầu ngành.
Hầu hết cán bộ thiết kế còn trẻ nhưng chạy theo tư tưởng chộp dật, lười tư
duy, lạm dụng các thư viện sẵn có để copy không chủ động thiết kế.
Các chủ trì thiết kế chưa chịu khó tìm tòi, cập nhật các phần mềm, tiêu chuẩn
mới cũng như không làm hết trách nhiệm.
Các cán bộ thiết kế vẫn có tư tưởng ỷ lại vào cơ quan thẩm định là Sở Xây
dựng nên kiểu gì cũng thẩm định qua.


2

Về trang thiết bị máy móc:
Hầu hết các máy móc trang thiết bị như: máy tính, máy in, photocopy, scan
đều đã đầu tư từ lâu xuống cấp nhưng vẫn không đầu tư máy mới nên chất lượng
sản phẩm phát hành không đạt yêu cầu.
Về tổ chức quản lý: Mô hình quản lý thiếu khoa học
Mô hình quản lý của đơn vị là hồ sơ thiết kế của phòng, ban nào do phòng ban
tự thiết kế, quản lý nên không có sự đồng bộ tổng thể.
Cá nhân phụ trách bộ môn nào thì chủ động từ khâu thiết kế, in ấn phát hành
nên dẫn đến sự tùy tiện của sản phẩm (các bản vẽ trình bày theo tư duy, quan điểm
người thể hiện: màu sắc, ký hiệu, đường nét… không được quản lý theo quy trình

ISO).
Chưa có một bộ phận quản lý kỹ thuật cụ thể nên chất lượng hồ sơ thiết kế
chưa có sự quản lý tổng thể.
Chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cũng như tổ chức học
tập các ứng dựng, phầm mềm mới hiện đại.
Mô hình quản lý còn thủ công chưa ứng dụng công nghệ quản lý theo phầm
mềm nên quản lý không hiệu quả.
Mỗi dự án đầu tư xây dựng công trình đều phải trải qua rất nhiều giai đoạn, từ
giai đoạn chuẩn bị đầu tư với việc lựa chọn chủ trương đầu tư, khảo sát lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi,… Giai đoạn triển khai thực
hiện đầu tư cũng rất nhiều công đoạn từ việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng,
thi công xây dựng, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng,... Hiệu quả
đầu tư của dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chủ quan của con người và được
đo đếm bằng lợi ích của mỗi dự án thông qua chất lượng của công trình, thời gian
đưa công trình vào khai thác và chi phí hợp lý. Những yếu tố này phụ thuộc vào các
công đoạn từ khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và việc khai thác sử dụng. Một
công đoạn ban đầu có vị trí quan trọng quyết định mức độ an toàn của công trình,
quyết định đến chi phí đầu tư chính là công tác thiết kế xây dựng công trình.


3

Là một chuyên viên đang công tác tại Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc, tôi chọn
đề tài "Giải pháp quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế tại Viện Quy hoạch xây
dựng Vĩnh Phúc" làm đề tài của luận văn tốt nghiệp nhằm nêu lên thực trạng công
tác quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế tại Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc, từ cơ
sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và các
văn bản pháp lý liên quan đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện dần công tác quản lý
chất lượng thiết kế xây dựng công trình trong lĩnh vực đầu tư xây dựng tại đơn vị.
* Mục đích nghiên cứu:

Để đề xuất giải pháp quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế của Viện Quy hoạch
xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chủ thể
liên quan tới công tác quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế tại Viện Quy hoạch
xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc.
Phạm vi nghiên cứu: Giải pháp, mô hình tổ chức quản lý chất lượng hồ sơ
thiết kế tại Viện Quy hoạch xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tổng quan;
Phương pháp thu thập phân tích tài liệu;
Phương pháp áp dụng tiêu chuẩn chất lượng;
Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng hồ sơ
thiết kế; đề xuất mô hình quản lý chất lượng hồ sơ.
Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế
của đơn vị góp phần vào công tác triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng theo định
hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc những năm tiếp theo.
* Cấu trúc luận văn: Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu
tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:


4

Chương 1. Tổng quan về thực trạng chất lượng hồ sơ thiết kế của Viện Quy
hoạch xây dựng Vĩnh Phúc
Chương 2. Cơ sở khoa học và pháp lý đối với công tác quản lý chất lượng hồ
sơ thiết kế xây dựng công trình
Chương 3. Giải pháp quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng

tại Viện Quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc.


5

Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ CỦA VIỆN QUY HOẠCH XÂY
DỰNG VĨNH PHÚC
1.1. Giới thiệu chung về Viện Quy hoạch Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc
Viện Quy hoạch Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
Xây dựng, được thành lập trên cơ sở Trung tâm Quy hoạch Xây dựng tỉnh Vĩnh
Phúc theo Quyết định số 997/QĐ-CT ngày 13/4/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc
1.1.1.Về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc phục vụ
công tác quản lý nhà nước và các dịch vụ công ích nhà nước, chuyển giao ứng dụng
các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về quy hoạch xây dựng vào điều kiện cụ thể của địa
phương;
Tham gia liên kết đào tạo, tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và pháp
luật về công tác quy hoạch xây dựng cho cán bộ, viên chức làm công tác quy hoạch
của các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có nhu cầu;
Thực hiện một số hoạt động tư vấn: Quản lý dự án; lập dự án; khảo sát địa
hình, địa chất để phục vụ cho việc nghiên cứu xác lập quy hoạch xây dựng; thiết kế
xây dựng công trình; thiết kế quy hoạch xây dựng; giám sát kỹ thuật thi công xây
dựng; thẩm tra thiết kế - dự toán; tư vấn đấu thầu và các dịch vụ tư vấn khác thông
qua các hợp đồng kinh tế;
Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Giám đốc Sở Xây dựng lập kế hoạch
dài hạn, ngắn hạn về công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn và các quy
hoạch xây dựng khác trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức thực

hiện các đề tài khoa học thuộc lĩnh vực quy hoạch xây dựng sau khi được cấp thẩm
quyền phê duyệt;
Tham gia thực hiện một số dịch vụ công phục vụ quản lý nhà nước về quy
hoạch xây dựng khi có yêu cầu như: Nghiên cứu điều tra quy hoạch, giới thiệu địa


6

điểm, cắm mốc giới, công bố quy hoạch, thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng
không do Viện Quy hoạch xây dựng lập;
Cung cấp các thông tin có liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng theo
quy định. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất với Sở Xây dựng và
các cơ quan có thẩm quyền;
Thực hiện quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức, tài chính, tài sản cơ
sở vật chất trang thiết bị của Viện Quy hoạch xây dựng theo quy định hiện hành;
1.1.2. Về cơ cấu tổ chức và biên chế [13]
Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện Quy hoạch gồm có:
Viện trưởng;
Phó Viện trưởng;
Phòng Tổ chức hành chính:

16 người;

Phòng Kế hoạch:

05 người;

Phòng Thiết kế Quy hoạch 1:

12 người;


Phòng Thiết kế Quy hoạch 2:

12 người;

Phòng Thiết kế Quy hoạch 3:

12 người;

Phòng khảo sát:

17 người;

Phòng quản lý kỹ thuật dự án:

24 người;

Về biên chế lao động: Tổng số lao động của Viện hiện tại là 98 người: Trong
đó trình độ thạc sĩ 08 người; trình độ đại học 78 người; trình độ cao đẳng 04 người;
trình độ trung cấp 03 người; khác 05 người. Nữ 25 người chiếm 25,51%. Nam 73
người chiếm 74,49%. Tính đến tháng 10 năm 2018 Viện Quy hoạch có 15 viên
chức. Biên chế của Viện Quy hoạch xây dựng trong tổng biên chế sự nghiệp của Sở
Xây dựng được UBND tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm. Ngoài ra căn cứ vào nhu
cầu công việc và khả năng tài chính, Viện trưởng được ký hợp đồng lao động theo
quy định của Bộ luật Lao động và phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của UBND tỉnh
và Sở Xây dựng.


7


Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện Quy hoạch [13]
VIỆN TRƯỞNG

HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC - KỸ THUẬT

HỘI ĐỒNG
THI ĐUA – KHE THƯỞNG

CÁC PHÓ VIỆN
TRƯỞNG

PHÒNG
TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

PHÒNG
QUẢN
LÝ KỸ
THUẬT

DỰ ÁN

PHÒNG
KẾ HOẠCH

PHÒNG
THIẾT
KẾ
QUY
HOẠCH

1

PHÒNG
THIẾT
KẾ
QUY
HOẠCH
2

PHÒNG
THIẾT
KẾ
QUY
HOẠCH
3

PHÒNG
KHẢO
SÁT
XÂY
DỰNG

1.1.3. Về cơ sở vật chất
Trụ sở làm việc và giao dịch 03 tầng với tổng diện tích sàn là 786 m2;
Nhà bếp + ăn cán bộ công nhân viên: 110m2;
Gara xe ô tô + xe máy: 120m2;
Nhà bảo vệ: 16m2;
Về trang thiết bị phương tiện phục vụ công việc của đơn vị
Bảng 1.1. Trang thiết bị phương tiện phục vụ công việc của đơn vị [13]
Stt


Tên thiết bị

1

Máy Nikon DTM-302
Series

2

Máy toàn đạc điện tử
SET-510

3
4

Máy toàn đạc điện tử
TS06
Máy toàn đạc điện tử

Nước sản
xuất

Số
lượng

Nhật

02


Nhật

01

Singapore

02

Nhật

01

Độ chính
xác

Mục đích sử dụng
Đo lưới ĐC hạng IV
(GPS)

Mβ = ±2"
Đo lưới ĐC cấp1, 2 và
Ms = ±
bản đồ các tỷ lệ
3mm+2ppm
Đo lưới ĐC cấp1, 2 và
bản đồ các tỷ lệ
Đo lưới ĐC cấp 1, 2


8


GTS 701
5

Máy thủy chuẩn C320

6
7
8

Mia gỗ 3m có hai mặt số
Máy bộ đàm
Máy GPS cầm tay

9

Bộ máy khoan XY -1A

10

Máy khoan UKB12/25
Máy bộ đàm Kenwood
TK-3000

11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21

Nhật
Nhật
Nhật
Trung
Quốc
Việt Nam
Singapore

10
15
02

và bản đồ các tỷ lệ
Đo lưới thủy chuẩn
hạng IV và TC kĩ thuật
Đo cao độ
Đo đạc ngoại nghiệp
Đi thực địa

01

Khảo sát ĐCCT

01


Khảo sát ĐCCT

10

Khảo sát

01

mH = ±
2mm/km

Trung
01
Các lĩnh vực tư vấn
Quốc
Trung
Máy in khổ A0
03
Các lĩnh vực tư vấn
Quốc
Trung
Máy phun màu khổ A3
06
Các lĩnh vực tư vấn
Quốc
Máy tính để bàn
Việt Nam
50
Các lĩnh vực tư vấn

Trung
Máy tính xách tay
70
Các lĩnh vực tư vấn
Quốc
Trung
Máy photo khổ A4
03
Các lĩnh vực tư vấn
Quốc
Trung
Máy in Laser A4
21
Các lĩnh vực tư vấn
Quốc
Máy phô tô A0
HP
02
Các lĩnh vực tư vấn
Trung
Máy chiếu
03
Các lĩnh vực tư vấn
Quốc
Ô tô phục vụ công
CRV,
02
Các lĩnh vực tư vấn
việc
Race

Hàng năm đơn vị thực hiện rất nhiều công việc tư vấn thiết kế liên quan
Máy in đa chức năng A0

nhiều lĩnh vực như:
Tư vấn lập quy hoạch giới thiệu địa điểm:

70 - 110 địa điểm;

Tư vấn lập quy hoạch xây dựng:

35-50 đồ án;

Tư vấn đầu tư xây dựng công trình:

40-60 dự án

Tư vấn QLDA và Giám sát công trình xây dựng: 25-35 công trình.
Với khối lượng công việc rất lớn nhưng những năm qua đơn vị luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao chất lượng sản phẩm tư vấn của đơn vị được đánh giá
tốt; Tuy nhiên giai đoạn hiện nay và trong tương lai với sự phát triển mạnh mẽ trong


9

mọi lĩnh vực dẫn đến việc tất yếu phải nâng cao chất lượng sản phẩm của đơn vị
nên cần có các Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế tại đơn vị.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng
Đặc tính khác biệt của sản phẩm xây dựng (công trình xây dựng) với các sản
phẩm tiêu dùng khác bởi giá trị lớn, tuổi thọ cao và là loại sản phẩm riêng biệt ít khi
trùng lặp. Người sử dụng ít có kiến thức, kinh nghiệm vì có khi cả đời chỉ làm chủ

một vài sản phẩm (nhà cửa). Chính vì vậy, không thể xem các công trình xây dựng
như những loại sản phẩm bình thường, đồng thời còn cần có chính sách cụ thể góp
phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng, đặc biệt ở khâu thiết kế.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thiết kế có thể quy về ba nhóm
yếu tố là chủ quan, khách quan và bài học kinh nghiệm. Nội dung cụ thể của từng
nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: gồm những lỗi và vi phạm các tiêu chuẩn, định mức trong
thiết kế. Nhóm nguyên nhân này có thể liệt vào nhóm nguyên nhân chủ quan của
con người. Trình độ và kinh nghiệm của những người trực tiếp tham gia thiết kế,
thẩm tra không phù hợp đã gây hậu quả khôn lường. Kinh nghiệm cho thấy rằng,
khi mắc những lỗi này thì sự phá hoại một phần hoặc toàn bộ công trình về nguyên
tắc sẽ xảy ra trong giai đoạn thi công. Nhiều trường hợp như vậy đã được biết đến
trong thực tế. Còn nếu không xảy ra sự sập đổ thì những khuyết tật này về chất
lượng thực sự khó khăn trong sửa chữa và ảnh hưởng tới tuổi thọ công trình. Như
vậy nhóm thứ nhất cần được quan tâm về nguyên nhân kỹ thuật chính là năng lực
của các cá nhân và tập thể tham gia hoạt động thiết kế xây dựng.
Nhóm thứ hai: gồm các bài học về quản lý chất lượng thiết kế. Tất cả những
sai phạm về thiết kế như thiết kế kém an toàn hay thiết kế quá phung phí; những sai
phạm trong thiết kế và năng lực tổ chức thiết kế; những bài học về hư hỏng theo
thời gian như lún không đều của nền, móng, tác động của môi trường… chưa được
cơ quan chức năng tổng kết và phổ biến để các tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm
tra, việc thẩm định làm căn cứ khoa học khi xem xét chất lượng thiết kế.
Nhóm thứ ba: có thể liệt vào những nguyên nhân khách quan bất khả kháng


10

và khó lường. Đó là những tác động bất lợi từ môi trường địa kỹ thuật (thay đổi đột
ngột về địa chất, dòng chảy ngầm…), đợt lũ lớn bất thường hay vùng sạt lở mới,
bão lũ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Những tác động này đã làm cho kết cấu

công trình không được thiết kế để sẵn sàng tiếp nhận và vượt qua mà các tiêu chuẩn
thiết kế, những chỉ dẫn thiết kế đã không quy định. Những tác động này hiện đang
là nguy cơ lớn nhưng không dễ loại trừ. Nhiều chương trình nghiên cứu về ảnh
hưởng của mực nước dâng và biến đổi khí hậu đang được nhiều Quốc gia quan tâm
nghiên cứu trong đó có Việt Nam. Bài học từ nhóm nguyên nhân này chính là sự
hoàn thiện các tiêu chuẩn thiết kế, các chỉ dẫn thiết kế thông qua cơ chế thẩm tra, bổ
sung sửa đổi hợp lý.
Một số yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế như sau:
1.2.1 Việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ thiết kế
Trong thiết kế xây dựng, việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn là hết sức
cần thiết. Nhiều trường hợp không những sử dụng các tiêu chuẩn của Việt Nam mà
còn phải tham khảo, sử dụng cả các tiêu chuẩn của nước ngoài.
Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây
dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành. Đó là các
yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng và
các giải pháp, các tiêu chuẩn xây dựng được sử dụng để đạt được các yêu cầu đó.
Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh
tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ
thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc
công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu
chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế một số tác giả chưa quan tâm, chưa áp dụng quy
chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, một số khác thì áp dụng sai quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết
kế dẫn đến những sự cố đáng tiếc trong quá trình thi công, vận hành khai thác, sử
dụng… Những sai sót thông thường do chưa áp dụng hoặc áp dụng sai quy chuẩn,
tiêu chuẩn thiết kế như: Thiết kế lan can (ban công, ô thang) các công trình cao tầng


11


bố trí các thanh ngang rất nguy hiểm đối với trẻ em hay leo trèo; áp dụng sai quy
chuẩn về thiết kế hệ thống cửa đi cho các công trình công cộng thiết kế mở vào rất
nguy hiểm khi công trình gặp sự cố cháy, nổ; tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện
không hợp lý rất nguy hiểm khi va chạm đối với trường hợp đặt thấp,…
Mặc khác, do mỗi quốc gia có quy chuẩn xây dựng khác nhau do có các quy
định cho các thông số kỹ thuật ở mỗi công trình là khác nhau. Đôi khi một số tác giả
chọn quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế của một số quốc gia khác dùng cho công tác
thiết kế xây dựng tại Việt Nam mà không am tường các điều kiện khí hậu, địa lý,
địa chất thủy văn từng vùng, miền của Việt Nam.
1.2.2. Việc xác lập phương án thiết kế [13]
Phương án thiết kế không phù hợp có thể dẫn đến sự cố đáng tiếc, trong thiết
kế xây dựng các phương pháp thiết kế phải phù hợp với trình tự thiết kế, tuân thủ
các quy định cơ bản, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
Thực tế không ít trường hợp tác giả thiết kế chọn lựa phương án thiết kế nền
móng không hợp lý gây ra sự cố cho chính công trình đang thi công hoặc các công
trình lân cận. Một số dự án đầu tư xây dựng do chọn lựa phương án thiết kế không
phù hợp nên không thu hút được nguồn vốn đầu tư, làm chậm tiến độ, kéo dài thời
gian thực hiện và hoàn thành dự án gây ảnh hưởng chất lượng công trình.
Một số sai sót từ việc chọn chọn phương án thiết kế không phù hợp:
Sai sót do phương pháp tính toán
Sai sót sơ đồ tính toán: Sơ đồ kết cấu là khâu quyết định đến độ bền vững của
công trình. Sơ đồ kết cấu phải phản ánh được giả thiết chịu lực và các tải trọng thực
tế. Sơ đồ kết cấu bảo đảm sự chịu lực và biến dạng khi có nhiều dạng tải trọng tác
động riêng biệt và tổ hợp. Sơ đồ kết cấu sai sẽ dẫn đến hư hỏng của kết cấu. Chọn
sơ đồ kết cấu sai dẫn đến tình trạng giữa sơ đồ tính khác với sơ đồ tải thực nhiều,
dẫn đến thiếu thép hoặc thừa thép, làm cho công trình không đáp ứng về mặt chịu
lực.
Bỏ qua kiểm tra điều kiện ổn định của kết cấu: Khi tính toán thiết kế, đối với
những thiết kế thông thường, các kỹ sư thiết kế thường tính toán kiểm tra kết cấu



12

theo trạng thái giới hạn thứ nhất. Tuy nhiên, trong trạng thái giới hạn thứ nhất, chỉ
tính toán kiểm tra đối với điều kiện đảm bảo khả năng chịu lực, bỏ qua kiểm tra
điều kiện ổn định của kết cấu. Đối với những công trình có quy mô nhỏ, kích thước
cấu kiện kết cấu không lớn, thì việc kiểm tra theo điều kiện ổn định được có thể bỏ
qua. Tuy nhiên, đối với các các công trình có quy mô không nhỏ, kích thước cấu
kiện lớn thì việc kiểm tra theo điều kiện ổn định là rất cần thiết.
Bố trí cốt thép không hợp lý: Trong kết cấu bê tông cốt thép, cốt thép được
bố trí để khắc phục nhược điểm của bê tông là chịu kéo kém. Việc bố trí cốt thép
không đúng sẽ dẫn đến bê tông không chịu được ứng suất và kết cấu bị nứt.
Sai sót do dùng quá nhiều giải pháp cấu tạo
Với một số các cấu kiện không lớn đa phần người thiết kế không tính toán mà
bố trí cốt thép, tiết diện theo cấu tạo. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều những cấu
kiện lớn người thiết kế cũng sử dụng các giải pháp cấu tạo để bố trí dễ dẫn tới
những sai sót gây hư hỏng cho công trình.
Một số người thiết kế khi lựa chọn các yêu cầu về cấu tạo cho công trình lại
chọn giải pháp cấu tạo lớn hơn quá nhiều so với yêu cầu trong tiêu chuẩn hoặc các
quy định. Ví dụ lớp bê tông bảo vệ cốt thép cho dầm trong trường hợp ngoài nhà
(gần nơi ẩm thấp) là 25mm và đường kính cốt thép lớn nhất nhưng do người thiết
muốn an toàn cho kết cấu lại chọn lớp bảo vệ lớn hơn yêu cầu vô tình đã làm giảm
chiều cao làm việc của cấu kiện dẫn đến làm giảm khả năng làm việc của cấu kiện.
Sai sót do không coi trọng giải pháp cấu tạo
Trong tính toán kết cấu bê tông cốt thép có những loại tải trọng và tác động
chúng ta không kể đến trong quá trình tính toán như: hiện tượng co ngót, từ biến,
lún lệch... mà được giải quyết bằng các giải pháp cấu tạo như: bố trí khe nhiệt, khe
lún, thép cấu tạo... Điều đó cho thấy việc các giải pháp cấu tạo là rất quan trọng, nếu
các kết cấu không có các giải pháp cấu tạo có thể dẫn đến những hư hỏng cho kết
cấu.

Sai sót do chỉ định vật liệu thiết kế không phù hợp
Vật liệu sử dụng trong kết cấu bê tông cốt thép chủ yếu chỉ gồm 2 phần


13

chính là bê tông và cốt thép:
Với vật liệu bê tông nếu cường độ không đủ, ngoài làm ảnh hưởng đến khả
năng chịu lực của kết cấu còn làm giảm tính chống thấm, độ bền của kết cấu. Thông
thường nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chỉ định cường độ bê tông không đủ do
nguyên nhân thiết kế là:
Chỉ định tỉ lệ cấp phối bê tông không tốt trong khi nó là một nhân tố quan
trọng quyết định chất lượng của bê tông trong đó tỉ lệ nước – xi măng, cũng như
lượng nước dùng, tỉ lệ cát, sỏi...
Chất lượng vật liệu được thiết kế cho cấp phối bê tông không đảm bảo chất
lượng.
Đối với cốt thép cũng là một thành phần hết sức quan trọng trong kết cấu bê
tông cốt thép nên những sai sót trong lựa chọn cốt thép cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến chất chất lượng của kết cấu. Việc lựa chọn, chỉ định cốt thép phải phù hợp với
mỗi loại cấu kiện và phải phù hợp với từng điều kiện làm việc của cấu kiện đó.
Sai sót do công tác phục vụ thiết kế
Công tác phục vụ thiết kế chủ yếu bao gồm các công tác cung cấp số liệu đầu
vào cho người thiết kế.
Trong bước thiết kế kỹ thuật việc tính toán thiết kế kết cấu thường được phân
ra để thiết kế. Tuy nhiên, đối với công trình có quy mô lớn công việc này được phân
ra thành các nhóm kỹ sư chuyên ngành hẹp, các nhóm này tiến hành thiết kế một
cách độc lập, các phần việc chuyên ngành này chỉ được giáp nối khi các nhóm đã cơ
bản hoàn thành xong phần việc của mình. Vấn đề bất cập ở chỗ khi các phần việc
được giáp nối thông qua các bản vẽ không chính thức, hoặc các bản vẽ nhỏ, khó
đọc. Chính những điều này đã gây ra những nhầm lẫn đáng tiếc trong tính toán thiết

kế kết cấu công trình. Nguyên nhân của sai sót này là do sự phối hợp giữa các nhóm
thiết kế không chặt chẽ, khâu kiểm bản vẽ không được gây lên nhầm lẫn đáng tiếc
xảy ra trong việc tính toán thiết kế kết cấu công trình. Cùng với sai sót đó là thiếu
sự quan sát tổng thể của người thiết kế trong việc kiểm soát chất lượng công trình.
Các công trình xây dựng thường có tuổi thọ từ hàng chục năm đến trăm năm.


14

Trong quá trình sử dụng và khai thác công trình, thì mục đích sử dụng nhiều khi có
những thay đổi so với thiết kế ban đầu, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, phải sửa chữa,
cải tạo, nâng cấp công trình hiện có để thay đổi tính năng, quy mô đáp ứng được
chức năng mới mà sử dụng yêu cầu. Trong quá trình thiết kế, nhiều khi các nhà thiết
kế đã không xác định tuổi thọ còn lại của công trình cần cải tạo, tuổi thọ của phần
công trình được để lại của công trình cải tạo, xem tuổi thọ của chúng còn tương
đương với tuổi của phần công trình được nâng cấp cải tạo hay không dẫn đến tình
trạng tuổi thọ của từng phần của công trình được cải tạo không đồng đều và tuổi thọ
của toàn bộ công trình bị giảm. Đồng thời nhà thiết kế chưa quan tâm đến sơ đồ
chịu lực của công trình cũ và sơ đồ chịu lực của công trình sau khi cải tạo. Sự khác
biệt quá xa của sơ đồ kết cấu mới sau khi cải tạo và sơ đồ kết cấu của công trình cũ,
đã dẫn đến sự can thiệp quá sâu vào kết cấu của công trình cũ và dẫn đến sự cố của
công trình xây dựng.
1.2.3. Số liệu đầu vào của hồ sơ thiết kế [3]
Các thông số kỹ thuật đưa vào thiết kế công trình đều được quy định, hướng
dẫn cụ thể tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn được ban hành. Tuy nhiên có một số liệu
đầu vào đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hồ sơ thiết kế cũng
như chất lượng công trình đó là số liệu của hồ sơ khảo sát xây dựng công trình.
Những sai sót thường mắc phải trong công tác khảo sát xây dựng như:
Không phát hiện được hoặc phát hiện không đầy đủ quy luật phân bố theo
chiều rộng và theo chiều sâu các phân vị địa tầng, đặc biệt các đất lớp yếu hoặc các

đới yếu trong khu vực xây dựng và khu vực liên quan khác;
Khoảng cách khảo sát giữa các lỗ khoan quá lớn nên không thể phản ánh
chính xác tình hình thực tế của các lớp đất về thế nằm và vị trí của nó trong nền đất
dẫn đến nhầm lẫn trong việc dùng giải pháp móng không thích ứng như chọn chiều
dài cọc không đúng, đặt vị trí khe lún không phải tại nơi có biến đổi chiều dày và
tính chất đất nền…. Một số công trình trên địa bàn tỉnh do công tác khảo sát địa kỹ
thuật sơ sài, thiếu sự hiểu biết về nền đất; đánh giá sai về các chỉ tiêu cơ lý của nền
đất không phát hiện đầy đủ quy luật phân bố theo chiều rộng và theo chiều sâu các


15

lớp đất yếu, đánh giá các đặc trưng tính chất xây dựng của các phân vị địa tầng có
mặt trong khu vực xây dựng không chính xác, dẫn đến phát sinh thiết kế chiều dài
cọc cho toàn bộ hệ thống cọc chịu lực với công trình. Trường hợp phát sinh không
vượt tổng mức đầu tư thì cũng làm tăng thời gian thi công công trình do việc lập,
thẩm định và phê duyệt thiết kế điều chỉnh mang đến; trường hợp chi phí phát sinh
vượt tổng mức đầu tư thì thời gian thẩm định và phê duyệt dự án còn nhiều hệ lụy
hơn nhiều.
Đánh giá không chính xác các đặc trưng tính chất xây dựng của các phân vị
địa tầng có mặt trong khu vực xây dựng; thiếu sự hiểu biết về nền đất hay do công
tác khảo sát địa kỹ thuật sơ sài; đánh giá sai về các chỉ tiêu cơ lý của nền đất;
Độ sâu lỗ khoan khảo sát địa chất không đủ nên không thể xác định được
chiều dày các lớp đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng của móng và nhất là không xác
định được lớp đất chịu lực mà công trình đặt vào lớp đó. Điều này dễ dẫn đến sự lựa
chọn giải pháp móng không đủ căn cứ hoặc độ tin cậy thấp mà hậu quả của nó sẽ rất
khó lường về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế;
Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình và thí nghiệm không rõ ràng
chuẩn xác. Nguồn tư liệu thường hay sai sót nhất là các số liệu về nước ngầm, đặc
biệt là sai lầm về dòng chảy và thẩm thấu nước mặt thay đổi. Khi khảo sát địa hình

cần khảo sát cả về khả năng thay đổi dòng chảy của nước mặt trong các vùng thực
vật khác nhau; phải chú ý khả năng thẩm thấu nước mặt của đất liền xung quanh và
ảnh hưởng của tải trọng công trình bên cạnh. Tất cả những điều vừa nói có thể gây
chuyển động và trượt bề mặt;
Không phát hiện được sự phát sinh và chiều hướng phát triển của các quá
trình địa kỹ thuật có thể dẫn tới sự mất ổn định của công trình xây dựng. Nhiều
trường hợp không thể lường trước khả năng xảy ra sự cố cho những công trình đã
đưa vào sử dụng do các nguyên đất nền bị nhão, thẩm lậu, bị ngập lụt, thay đổi tính
chất cơ lý của đất do chịu tác động của chấn động, mực nước ngầm bị dâng cao
hoặc hạ thấp, thay đổi lớn về nhiệt độ, ảnh hưởng sinh vật học và hóa học hoặc do
tổng hợp các nguyên nhân trên cùng các hiện tượng khác. Những điều này có liên


16

quan đến công tác khai thác và bảo trì công trình cũng như giữ gìn môi trường địa
chất không bị biến đổi bất lợi cho công trình.
Không điều tra, khảo sát công trình lân cận và các tác động ăn mòn của môi
trường…;
Những sai sót trên thường dẫn đến những tốn kém khi phải khảo sát lại (nếu
phát hiện trước thiết kế), thay đổi thiết kế (phát hiện khi chuẩn bị thi công). Còn nếu
không phát hiện được thì thiệt hại là không thể kể được khi đã đưa công trình vào
sử dụng.
1.2.4. Năng lực thiết kế [3]
Do trình độ của người thiết kế cũng còn nhiều khiếm khuyết, chưa đáp ứng
được đối với các yêu cầu đặt ra của công trình. Người thiết kế không kiểm soát hết
được những sai lầm (quan niệm sai về sự làm việc của các kết cấu chính và phụ,
quan niệm về sự làm việc thực tế của kết cấu chịu nén và kết cấu chịu uốn, giải
pháp kết cấu, giải pháp cấu tạo...). Ngoài ra do ít kinh nghiệm, người thiết kế không
lường trước được các tác động mang tính đặc thù của Việt Nam tới chất lượng công

trình xây dựng: tác động của khí hậu nóng ẩm đối với quá trình làm việc của kết cấu
bê tông và bê tông cốt thép, tác động xâm thực và ăn mòn của môi trường.
Một vấn đề khác cũng dẫn đến hư hỏng trong thiết kế kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép là người thiết kế không có hướng dẫn và cảnh báo về các nguy cơ có
thể gây tác hại nghiêm trọng của công trình nếu quá trình thi công và đưa công trình
vào sử dụng không tuân thủ theo đúng qui trình.
Trong thiết kế xây dựng, các kỹ sư thiết kế tính toán kiểm tra kết cấu theo
trạng thái giới hạn thứ nhất. Trong trạng thái giới hạn thứ nhất, phần lớn chỉ tính
toán kiểm tra đối với điều kiện đảm bảo khả năng chịu lực, thường bỏ qua kiểm tra
điều kiện ổn định của kết cấu. Một phần là do công trình có quy mô nhỏ, kích thước
cấu kiện kết cấu không lớn nên họ bỏ qua, mặt khác do năng lực của người thiết kế
chưa từng trãi qua kinh nghiệm, tính toán thiếu kiểm tra theo điều kiện ổn định. Một
số trường hợp đất đắp tôn nền không được xem là một loại tải trọng, cùng với tải
trọng của công trình truyền lên đất nền bên dưới và gây cho công trình những độ lún


×