Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn lập thạch – huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc với sự tham gia của cộng đồng (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.94 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HÀ VIỆT HÙNG

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN
LẬP THẠCH – HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HÀ VIỆT HÙNG
KHÓA 2017 - 2019

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN
LẬP THẠCH – HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình


Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS – TS: NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản
lý đô thị và công trình, khóa học 2017 – 2019 tại trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội. Học viên xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, Khoa Sau đại học, và các thầy, cô giáo của trường đã tận tình giảng dạy,
chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy PGS- TS
Cù Huy Đấu đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và cung cấp nhiều
thông tin khoa học có giá trị trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên Vĩnh Phúc, Phòng Tài nguyên
và môi trường huyện Lập Thạch, UBND huyện Lập Thạch, các phòng ban
chức năng, UBND Thị trấn Lập Thạch, HTX DVVSMT thị trấn Lập Thạch,
cũng như gia đình và đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện tốt nhất trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Hà Việt Hùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng …….năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hà Việt Hùng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Danh mục các bảng, biểu
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
* Mục đích nghiên cứu
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Các khái niệm khoa học liên quan đến luận văn
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI TT LẬP THẠCH – HUYỆN LẬP THẠCH, VĨNH

PHÚC................................................................................................................ 1
1.1. Khái quát chung TT Lập Thạch, huyện Lập Thạch ............................ 1
1.1.1. Vị trí địa lý, vai trò của thị trấn Lập Thạch trong vùng ......................... .1
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................... .4
1.1.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ..................................................................... 8
1.2. Thực trạng về thu gom và xử lý CTRSH tại TT Lập Thạch ............. 12
1.2.1. Nguồn gốc, phân loại và thành phần phát sinh CTRSH ....................... 12
1.2.2. Thực trạng thu gom, phân loại và vận chuyển CTRSH ....................... 16
1.2.3. Công tác xử lý CTRSH ......................................................................... 20
1.3. Thực trạng quản lý Nhà nước trong quản lý CTRSH tại TT Lập
Thạch .............................................................................................................. 23
1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý về CTRSH ....................................................... 23


1.3.2. Thực trạng cơ chế chính sách quản lý CTRSH ..................................... 25
1.4.Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH tại TT Lập Thạch

26

1.5. Đánh giá chung về công tác quản lý CTRSH tại TT Lập Thạch ...... 27
1.5.1. Những tồn tại và bất cập trong công tác quản lý CTRSH ................... 27
1.5.2. Cơ chế và chính sách quản lý CTRSH .................................................. 29
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TT LẬP THẠCH - HUYỆN LẬP THẠCH –
VĨNH PHÚC .................................................................................................. 30
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........................... 30
2.1.1. Nguồn phát sinh, đặc điểm thành phần, tính chất của CTRSH ............ 30
2.1.2. Những tác động của CTRSH đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng,
kinh tế, xã hội, mỹ quan và văn minh đô thị ................................................... 35
2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản quản lý chất thải rắn sinh hoạt ......................... 40

2.1.4. Sự tham gia của cộng đồng ................................................................... 43
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt .......................... 45
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý CTRSH do cơ quan
Nhà nước ban hành.......................................................................................... 45
2.2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý CTRSH do UBND tỉnh Vĩnh
Phúc ban hành ................................................................................................. 47
2.2.3. Quy hoạch xử lý CTR của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Lập Thạch đến
năm 2025 ......................................................................................................... 48
2.3. Kinh nghiệm quản lý CTRSH trên thế giới và tại Việt Nam ............. 52
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý CTRSH trên thế giới .......................................... 52
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý CTRSH tại một số địa phương ở Việt Nam

62

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN LẬP THẠCH ...... 64
3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý CTRSH ......................................... 64
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật ...................................................... 66
3.2.1. Giải pháp phân loại CTRSH tại nguồn ................................................. 66


3.2.2. Giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTRSH............................... 70
3.2.3. Giải pháp thu gom, vận chuyển CTRSH .............................................. 73
3.2.4. Giải pháp xử lý CTRSH ........................................................................ 77
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý ...................................................................... 82
3.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý CTRSH ............................................ 82
3.3.2. Cơ chế chính sách quản lý CTRSH....................................................... 89
3.4. Sự tham gia của công đồng trong công tác quản lý CTRSH ............. 94
3.4.1. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH ................ 94
3.4.2. Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH .................................................... 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………….98
Kết luận ........................................................................................................... 98
Kiến nghị ....................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CTR

Chất thải rắn

CTRHC

Chất thải rắn hữu cơ

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRVC

Chất thải rắn vô cơ

UBND


Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

DVVSMT

Dịch vụ vệ sinh môi trường

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TT

Thị trấn

BXD

Bộ xây dựng


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Số hiệu


Tên hình

Trang

hình
Hình 1.1

Bản đồ vị trí huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

1

Hình 1.2

Bản đồ hành chính huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

3

Hình 1.3

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Lập Thạch

5

Hình 1.4

Một góc phố thị trấn Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

6

Hình 1.5


Đình Thạc Trục – Di tích lịch sử từ thế kỷ 17

6

Hình 1.6

Cụm công nghiệp thị trấn Lập Thạch

7

Hình 1.7

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quản lý Thị trấn Lập Thạch

8

Hình 1.8

Một số hình ảnh nhà ở dân cư thị trấn Lập Thạch, Vĩnh Phúc

9

Hình 1.9

Trường Mầm non Thị trấn Lập Thạch

9

Hình 1.10


Trường THCS Lập Thạch

9

Hình 1.11

Trung tâm y tế thị trấn Lập Thạch

10

Hình 1.12

Sân thể thao nhân tạo tại thị trấn Lập Thạch

11

Hình 1.13 Bưu điện tại thị trấn Lập Thạch

12

Hình 1.14

Một điểm tập kết rác sinh hoạt tại thị trấn Lập Thạch

13

Hình 1.15

Sơ đồ nguồn phát sinh CTRSH


14

Hình 1.16

Biểu đồ thành phần rác thải sinh hoạt thị trấn Lập Thạch

15

Hình 1.17

Công nhân vệ sinh môi trường thu gom rác thải

16

Hình 1.18 Công nhân vệ sinh môi trường đang tiến hành vận chuyển rác

18

tại các điểm cẩu rác.
Hình 1.19

Sơ đồ thu gom CTRSH tại thị trấn Lập Thạch

19

Hình 1.20

Bãi rác tại thị trấn Lập Thạch


21

Hình 1.21

Quy trình chôn lấp rác thải tại bãi rác thị trấn Lập Thạch

22

Hình 1.22

Cơ cấu tổ chức HTX DVVSMT Lập Thạch

25

Hình 2.1

Sơ đồ ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe cộng

36

đồng


Hình 2.2

Sơ đồ tác động của việc quản lý không hợp lý CTR đô thị

39

Hình 2.3


Mối quan hệ giữa các thành phần trong quá trình quy hoạch

44

có sự tham gia của cộng đồng
Hình 2.4

Xe rác màu vàng nhanh chóng xuất hiện sau khi nhạc phát lên

53

Hình 2.5

CTRSH là thực phẩm chưa nấu được cho vào thùng màu xanh

53

Hình 2.5

Sau khi vứt rác, người dân được cung cấp nước sạch để rửa

53

tay
Hình 2.6

CTRSH không thể tái chế sẽ được xếp vào những chiếc túi ni

53


lon
Hình 2.7

Chai nhựa được tách rời thành nhiều phần sau đó phân loại

55

theo màu sắc
Hình 2.8

Phân loại giấy báo cũ

55

Hình 2.9

Một điểm đặt thùng rác công cộng ở Nhật Bản với nhiều thùng

56

rác đựng các loại rác riêng biệt như giấy, bao bì nhựa, chai
nhựa, chai thủy tinh, nắp chai, lon...
Hình 2.10

Người tình nguyện trồng cây trên đảo rác nhân tạo ở Vịnh

58

Tokyo.

Hình 2.11

Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải ở Singapore

59

Hình 2.12

Các thiết bị thu gom và xử lý rác của Singapore

60

Hình 2.13

Thu gom chất thải nông thôn tại Đà Nẵng

62

Hình 2.14

Phun hóa chất tại trạm trung chuyển

63

Hình 3.1

Sơ đồ phân loại CTRSH tại nguồn

68


Hình 3.2

Thùng chứa 3 loại CTR được phân biệt bằng màu sắc khác

69

nhau
Hình 3.3

Quy trình thu gom, vận chuyển CTR đô thị

74

Hình 3.4

Xe chuyên dụng vận chuyển CTRSH

75

Hình 3.5

Phương trình sinh hóa

78

Hình 3.6

Lò thiêu đốt rác BD-anpha

80



Hình 3.7

Bản đồ quy hoạch cơ sở xử lý CTR tỉnh Vĩnh Phúc

81

Hình 3.8

Sơ đồ đề xuất cơ cấu quản lý

87

Hình 3.9

Xe đẩy rác 3 bánh loại 500 lít có nắp đậy

92

Hình 3.10 Thùng đựng rác loại 120 lít có nắp đậy

92

Hình 3.11 Xe tải chở rác chuyên dụng loại 6 khối

93

Hình 3.12 Xe quét rác chuyên dụng cho đường phố


93

Hình 3.13 Kích thước một số thùng đựng rác

93

Hình 3.14 Đoàn viên thanh niên tham gia dọn rác

96


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
Bảng 1.1

Thống kê thiết bị của HTX môi trường Lập Thạch

19

Bảng 2.1

Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn

30


Bảng 2.2

Tổng hợp thành phần CTRSH

32

Bảng 2.3

Tổng hợp thành phần hóa học CTRSH

34

Bảng 2.4

Dự báo khối lượng phát sinh CTRSH huyện Lập Thạch tới năm

50

2020
Bảng 3.1

Bảng so sánh giai đoạn thu gom, vận chuyển sơ cấp và thứ cấp
chất thải rắn sinh hoạt

74


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01: Giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.

(Kèm theo Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 15/6/2017 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc)
PHỤ LỤC 02: Bản đồ hiện trạng các nguồn phát sinh chất thải rắn tỉnh
Vĩnh Phúc.
PHỤ LỤC 03: Bản đồ hiện trạng các điểm thu gom, trạm chung chuyển,
cơ sở xử lý chất thải rắn tỉnh Vĩnh Phúc.
PHỤ LỤC 04: Bản đồ quy hoạch cơ sở lý chất thải rắn các địa phương
tỉnh Vĩnh Phúc.


MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thị trấn Lập Thạch là một trong hai thị trấn của Huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc với tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trung bình năm 2017
là 120.772 người, mật độ dân số 686 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành
chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.
Huyện Lập Thạch là một trong các vùng phát triển kinh tế và phát triển đô
thị của tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Lập Thạch đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh
mẽ, tỷ lệ đô thị hóa cao. Với điều kiện giao thông tốt (có tuyến đường Cao tốc
Hà Nội – Lào Cai, 02 tuyến tỉnh lộ), huyện đang phát triển nhanh với sự xuất
hiện của các khu, cụm công nghiệp, điểm du lịch, di tích, văn hóa,... bởi vậy
nguồn phát thải ngày một lớn và đa dạng.
Quy hoạch các khu xử lý CTR cấp huyện; các bãi xử lý CTR xây dựng; các
trạm trung chuyển CTR cho các khu vực. Thời gian trước mắt, trên địa bàn thị
trấn trong địa bàn huyện vẫn sử dụng các bãi chôn lấp chất thải rắn nhỏ lẻ vị trí
không đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường, không có biện pháp xử
lý, đặc biệt nhiều điểm ở gần sông nguồn nước gây nguy cơ ô nhiễm nghiêm
trọng.
Công tác quản lý chất thải rắn chưa được quan tâm đúng mức, các bãi chôn
lấp, bãi chứa chất thải thường phục vụ từ một đến vài tổ dân phố trong nội thị

trấn, gây lãng phí đất đai và ô nhiễm môi trường. Do vậy, rất cần thiết phương
án phối hợp mà ở đây là cấp huyện, để điều phối công tác quản lý chất thải rắn
trên địa bàn.
Thực tế cho thấy, công tác quản lý CTRSH tại TT Lập Thạch – Huyện Lập
Thạch còn tồn tại nhiều vấn đề, từ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải; những bất cập trong cơ chế, chính sách, bộ máy quản lý; thiếu sự tham gia
của cộng đồng…. gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Lập Thạch nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.


Do vậy, đề tài “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Thị trấn Lập Thạch –
Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham gia của cộng đồng” là cần
thiết, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn.
* Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Thị trấn Lập Thạch, Huyện Lập Thạch.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn kết hợp với những kinh nghiệm về
quản chất thải rắn sinh hoạt ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó,
đề xuất một số giải pháp phân loại, tái chế, thu gom, vận chuyển, xử lý nhằm
giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm môi trường.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt. Cụ thể là nguồn phát sinh,
khối lượng, thành phần CTR; phân loại, tái chế CTR; thu gom, vận chuyển CTR.
- Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ địa giới Thị trấn Lập Thạch, Huyện Lập
Thạch ; diện tích nghiên cứu khoảng 4,15 km2; dân số khoảng 10000 người.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;

- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua nghiên cứu, tổng hợp tài liệu chuyên ngành về quản lý CTRSH, tác giả
nhận thấy:
- Chưa có đề tài và nội dung nghiên cứu về quản lý CTRSH tại Thị trấn
Lập Thạch, huyện Lập Thạch trong chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình.
- Do tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Lập Thạch
diễn ra nhanh hơn dự báo cùng nhiều yếu tố khách quan khác, các đề tài nghiên
cứu về quản lý CTRSH liên quan đến khu vực Thị trấn Lập Thạch, huyện Lập
Thạch đã phát sinh những vấn đề không khả thi.


- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý CTRSH tại Thị
trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch. Dựa vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội,
phân tích, đánh giá thực trạng quản lý CTRSH Thị trấn Lập Thạch, huyện Lập
Thạch.Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phù hợp quản lý CTRSH Thị trấn Lập
Thạch, huyện Lập Thạch.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Góp phần thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2014 của Việt Nam.
+ Góp phần triển khai thực hiện Quy hoạch xử lý Chất thải rắn tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
+ Góp phần hoàn thành sớm chương trình xây dựng Nông thôn mới của các
xã trên địa bàn huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
+ Kết quả nghiên cứu của Luận văn về quản lý CTRSH tại Thị trấn Lập
Thạch, huyện Lập Thạch có thể được các địa phương khác trên cả nước có điều
kiện tương tự học tập, trao đổi kinh nghiệm để áp dụng cho địa phương mình
trong công tác quản lý CTRSH.
* Các khái niệm khoa học liên quan đến luận văn[3][10]:
- Chất thải rắn:

Theo mục 12, điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã
giải thích chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác.
Như vây, thuật ngữ chất thải rắn bao gồm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải
ra từ cộng đồng dân cư, cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng và các ngành dịch vụ khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt (viêt tắt là: CTRSH), còn gọi là rác thải sinh hoạt, là
các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật
nuôi. Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị - gọi là chất thải rắn đô thị
bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu


thương mại, các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải. Trong đó, CTRSH
chiếm tỷ lệ lớn nhất.
- Quản lý chất thải rắn sinh hoạt:
Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình
từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ, tiêu hủy chất thải.
- Thu gom chất thải rắn:
Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm thời CTR tại
nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp nhận.
- Lưu giữ tạm thời CTR:
Là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan
có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển xử lý.
- Vận chuyển CTR:
Là quá trình vận tải CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển
đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp CTR.
- Xử lý CTR:
Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ,

tiêu hùy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái chế, tái
sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR.
- Chôn lấp CTR hợp vệ sinh:
Là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi
chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
- Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH:
Là sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức quần chúng, các
hiệp hội nghề nghiệp… vào các hoạt động quản lý CTRSH như phân loại, thu
gom, vận chuyển và xử lý.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị và tài liệu tham khảo nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt


tại Thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
tại Thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch.
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thị trấn Lập
Thạch, huyện Lập Thạch.


1

NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LẬP
THẠCH – HUYỆN LẬP THẠCH
1.1 Khái quát chung Thị trấn Lập Thạch, Huyện Lập Thạch :

1.1.1 Vị trí địa lý, vai trò của Thị trấn Lập Thạch trong vùng :
a. Giới thiệu chung về Huyện Lập Thạch [19]
* Vị trí địa lý:[19]

Hình 1.1. Bản đồ vị trí huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc [19]
- Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh
Phúc, diện tích tự nhiên 173,102 km2, cách Thành phố Vĩnh Yên 20km, nằm


2

ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc. Có
vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo.
+ Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương.
+ Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.
*Địa hình:
Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng
đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m là huyện thuộc
vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam.
* Khí hậu, thủy văn:
Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều
về mùa hè và khô lạnh vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình từ 22°C – 23°C, số
giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình
1.500-1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%. Khí hậu Lập Thạch
được chia làm 4 mùa rõ rệt.
* Dân số:
- Dân số trung bình năm 2013 là 118.772 người, mật độ dân số 728

người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.
b. Giới thiệu chung về thị trấn Lập Thạch:[19]
Huyện Lập Thạch – Tỉnh Vĩnh Phúc có hai thị trấn là thị trấn Lập
Thạch và thị trấn Hoa Sơn. Trong đó thị trấn Lập Thạch là thị trấn có dân số
đông hơn với 10.000 người. Là nơi có diện tích đất có hạn, thị trấn Lập Thạch
có diện tích 4,15 Km2 được chia ra làm 11 Khu dân cư. Địa bàn thị trấn có
đường tỉnh lộ 307 chạy qua trung tâm thị trấn, có chợ trung tâm và các điểm
mua bán hoạt động hàng ngày.


3

Cư dân trên địa bàn thị trấn có các hoạt động kinh doanh – thương mai,
dịch vụ, công nghiệp là nơi giao lưu đầu mối hàng hóa cho cả hai huyện Lập
Thạch và Sông Lô. Kinh tế - văn hóa – xã hội của thị trấn liên tục được phát
triển và tăng trưởng hàng năm với mức cao, đời sống dân cư ngày càng được
nâng cao về mọi mặt. Từ đó nhu cầu của dân cư tăng cao phát sinh nhiều loại
rác thải trong sinh hoạt.
* Lịch sử thành lập của Thị trấn Lập Thạch
Ngày 11-1-1996, thành lập thị trấn Lập Thạch - thị trấn huyện lị huyện
Lập Thạch từ phần đất của xã Xuân Hòa. Đến năm 2003 UBND tỉnh Vĩnh
Phúc công nhận các thôn và tổ dân phố hiện có của tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó
huyện Lập Thạch có 411 thôn thuộc 38 xã và 11 tổ dân phố thuộc thị trấn Lập
Thạch.
* Vị trí vai trò của thị trấn Lập Thạch:
- Vị trí địa lý [19]

Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc [19]



4

+ Phía Đông giáp xã Tử Du, huyện Lập Thạch.
+ Phía Tây giáp xã Yên Thạch, huyện Sông Lô;
+ Phía Nam giáp xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch;
+ Phía Bắc giáp xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch.
- Vai trò của thị trấn Lập Thạch đối với tỉnh Vĩnh Phúc
+ Thị trấn Lập Thạch là vùng cung cấp các loại thực phẩm, một số loại
hàng hóa của các ngành nghề cho tỉnh và các tỉnh lân cận như Tuyên Quang,
Phú Thọ.
+ Là đô thị có động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và hỗ trợ dịch vụ
phát triển nông – công nghiệp – dịch vụ cho hai huyện và các vùng lân cận.
+ Thị trấn Lập Thạch cũng là nơi lưu giữ các giá trị lịch sử văn hóa,
cảnh quan thiên nhiên gắn với lịch sử đấu tranh và bảo vệ tổ quốc của dân tộc.
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thị trấn Lập Thạch
Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Lập Thạch liên tục đạt
mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, tỉ trọng công
nghiệp – dịch vụ được tăng lên, giảm dần tỉ lệ sản xuất nông nghiệp. Thị trấn
Lập Thạch đã có những bước thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành phù hợp với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
a. Về giao thông:
- Phía Nam Thị trấn Lập Thạch cách Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh
Phúc 20km, Phía Tây cách Thành Phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ 10km.
- Lợi thế về giao thông của thị trấn Lập Thạch là có các tuyến giao
thông quan trọng đi qua như Tỉnh Lộ 305,306,307 và cách nút giao cao tốc
IC4 – Văn Quán lên xuống Cao tốc Nội Bài – Lào Cai 7 km từ trung tâm thị
trấn.


5


Hình 1.3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Lập Thạch[5][19]
b. Về thương mại, dịch vụ:
Thị trấn Lập Thạch là đầu mối của các hoạt động kinh doanh của địa
bàn hai huyện Lập Thạch, Sông Lô của tỉnh Vĩnh Phúc và một số huyện giáp
danh của tỉnh Tuyên Quang.


6

Hình 1.4: Một góc phố thị trấn Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Các ngành dịch vụ, thương mại luôn giữ vị trí quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế của toàn huyện, phục vụ đời sống nhân dân và giúp
nâng cao mức thu nhập của người dân.
Thị trấn Lập Thạch hiện nay còn lưu giữ và bảo tồn được nhiều di tích
lịch sử có giá trị như Đình Thạc Trụ di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh….

Hình 1.5: Đình Thạc Trục – Di tích lịch sử từ thế kỷ 17
c. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị trấn Lập
Thạch trong những năm qua tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định và giải quyết được
lượng lao động lớn cho địa bàn xung quanh khoảng 20,000 người. Với việc
thị trường lao động được mở rộng, tạo công ăn việc làm từ đó việc phát triển


7

sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn thị trấn tăng trưởng cao liên tục.


Hình 1.6: Cụm công nghiệp thị trấn Lập Thạch
d. Ngành nông - lâm nghiệp:
Thị trấn đã triển khai tốt các giải pháp tổ chức sản xuất, đẩy mạnh ứng
dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây
trồng và đàn gia súc gia cầm, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển
bền vững, ổn định sản xuất. Từ đó tăng sản lượng thực phẩm ra thị trường,
nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông nghiệp nông thôn,
nông thôn mới. Chính quyền và nhân dân địa phương đã tích cực đầu tư các
hạng mục, công trình thủy lợi, giao thông phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng
hóa ra thị trường, tạo công ăn việc làm và làm thay đổi bộ mặt khu dân cư
trong thị trấn.


×