Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Giải pháp quản lý hạ tầng giao thông đường bộ đô thị duy tiên, tỉnh hà nam (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN THÁI BÌNH

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ
THỊ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN THÁI BÌNH
KHÓA: 2017- 2019

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ
THỊ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số:

60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN THÁI BÌNH
KHÓA: 2017- 2019

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
ĐÔ THỊ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số:

60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM HỮU ĐỨC

Hà Nội - 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN THÁI BÌNH
KHÓA: 2017- 2019

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ
THỊ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số:

60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM HỮU ĐỨC

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến TS.
Phạm Hữu Đức – người đã truyền thụ những kinh nghiệm, phương pháp
nghiên cứu khoa học và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện luận

văn này.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô trong Khoa Sau Đại Học - Trường
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tâm truyền đạt kiến thức cũng như kinh
nghiệm thực tế trong 2 năm học cao học tại trường.
Tôi cũng xin được cảm ơn Sở Giao thông vận tải Hà Nam, Sở Xây
dựng Hà Nam, UBND huyện Duy Tiên, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Duy
Tiên đã giúp tôi tiếp xúc với các nguồn tài liệu quý liên quan đến nội dung
đề tài.
Cuối cùng, xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần để tôi hoàn thành được
khóa học cao học này.
HỌC VIÊN

Trần Thái Bình


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thái Bình


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
*Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
*Mục đ ch n hi n cứu ............................................................................ 2
*Đối tƣợn và phạm vi n hi n cứu ....................................................... 2
*Phƣơn pháp n hi n cứu ..................................................................... 2
* n h
*Nhữn

ho học và thực ti n c

đề tài ............................................ 3

hái niệm cơ bản ...................................................................... 3

*Cấu trúc luận văn ................................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 5
CHƢƠNG

THỰC TRẠNG CÔNG T C QUẢN L

HẠ TẦNG GIAO

THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM. ................ 5
. . Giới thiệu chun về huyện Duy Ti n.................................................................. 5
1.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên. .................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. ............................................................... 7
.2. Hiện trạn hệ thốn hạ tần

ỹ thuật đô thị Duy Ti n, tỉnh Hà N m. ...... 12


1.2.1. Hiện trạng san nền ........................................................................ 12
1.2.2. Hiện trạng thoát nước mưa ........................................................... 13
1.2.3. Hiện trạng cấp nước ..................................................................... 14
1.2.4. Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang ... 15
1.2.5. Hệ thống viễn thông ..................................................................... 17


1.2.6. Hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Duy Tiên, tỉnh Hà
Nam. ...................................................................................................... 18
.3. Thực trạn mất n toàn i o thôn tr n một số tuyến đƣờn bộ đô thị Duy
Tiên. .............................................................................................................................. 22
.4. Thực trạn côn tác quản lý hạ tần

i o thôn đƣờn bộ đô thị Duy Ti n,

tỉnh Hà N m. ............................................................................................................... 23
1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức quản lý hạ tầng giao thông
đường bộ đô thị Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ................................................ 23
1.4.2. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý cấp cơ sở ...................... 30
1.4.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hạ tầng giao
thông đường bộ đô thị Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ...................................... 31
.5. Đánh iá về thực trạn quản lý hạ tần

i o thôn đƣờn bộ đô thị Duy

Ti n, tỉnh Hà N m. ..................................................................................................... 31
1.5.1. Đánh giá hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Duy Tiên,
tỉnh Hà Nam. .......................................................................................... 31
1.5.2. Đánh giá thực trạng quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ đô thị

Duy Tiên. ............................................................................................... 33
1.5.3. Đánh giá công tác triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch. ..... 34
1.5.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hạ tầng giao thông đường bộ
đô thị Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. ............................................................... 36
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ L
TẦNG H

LU N VÀ THỰC TI N VỀ QUẢN L

HẠ

TH NG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ DUY TIÊN,

TỈNH HÀ NAM ......................................................................................... 38
2. . Cơ sở lý luận về quy hoạch và quản lý hệ thốn

i o thôn đƣờn bộ ...... 38

2.1.1. Vai trò của hệ thống giao thông với đô thị .................................... 38
2.1.2. Nguyên tắc quản lý hạ tầng giao thông đô thị, phân công, phân cấp
quản lý ................................................................................................... 40


2.1.3. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật làm cơ sở quản lý hạ tầng giao
thông đường bộ đô thị Duy Tiên ............................................................ 44
2.1.4. Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý hạ tầng giao thông
đường bộ ................................................................................................ 48
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý i o thôn đƣờn bộ .............................................. 50
2.2.1. Các văn bản pháp luật do Quốc hội và Chính phủ ban hành ......... 50
2.2.2. Các văn bản do cấp bộ ban hành ................................................... 50

2.2.3. Các văn bản do UBND tỉnh Hà Nam ban hành ............................. 51
2.3. Kinh n hiệm quản lý hạ tần

i o thôn đƣờn bộ ở các đô thị tron và

n oài nƣớc.................................................................................................................... 52
2.3.1. Kinh nghiệm của thế giới ............................................................. 52
2.3.2. Kinh nghiệm tại các địa phương của Việt Nam ............................ 57
2.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ .......... 64
CHƢƠNG 3 ĐỀ

UẤT MỘT S

GIẢI PH P N NG CAO HI U QUẢ

QUẢN L HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ DUY TIÊN,
TỈNH HÀ NAM ......................................................................................... 66
3. . Qu n điểm, mục ti u và n uy n tắc ................................................................. 66
3.1.1. Quan điểm .................................................................................... 66
3.1.2. Mục tiêu ....................................................................................... 67
3.1.3. Nguyên tắc ................................................................................... 68
3.2. Đề xuất các iải pháp ỹ thuật hạ tần

i o thôn đƣờn bộ đô thị Duy

Tiên ............................................................................................................................... 70
3.2.2. Đổi với công trình phục vụ giao thông đường bộ .......................... 72
3.3. Đề xuất các iải pháp tron côn tác quản lý hạ tần

i o thôn đƣờn bộ


đô thị Duy Ti n............................................................................................................ 74
3.3.1. Đối với cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
Duy Tiên ................................................................................................ 74


3.3.2. Đối với quy định quản lý hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Duy
Tiên ........................................................................................................ 82
3.3.3. Đối với giải pháp về cơ chế chính sách ......................................... 85
3.4. Đề xuất một số iải pháp iảm thiểu t i nạn i o thôn , đảm bảo n toàn
i o thôn tr n hệ thốn đƣờn bộ đô thị Duy Ti n............................................. 89
3.5. Đối với iải pháp nân c o sự th m i quản lý c

cộn đồn .................. 90

KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 94
TÀI LI U THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC C C K HI U, C C CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Cụm từ viết tắt

1 QĐ

Quyết định


2 BXD

Bộ xây dựng

3 KCN

Khu công nghiệp

4 QL

Quốc lộ
Cụm công nghiệp,

5 CCN-TTCN

tiểu thủ công nghiệp

6 CTR

Chất thải rắn

7 GTVT

Giao thông vận tải

8 ĐX

Đường xã


9 ĐH

Đường huyện

10 ĐT

Đường tỉnh

11 UBND

Ủy ban nhân dân

12 KT-XH

Kinh tế - Xã hội

13 TP

Thành phố


DANH MỤC C C HÌNH VẼ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1 Vị trí, mối liên hệ vùng đô thị Duy Tiên


5

Hình 1.2 Biểu đồ dân số khu vực nội, ngoại thị

8

Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế
Hình 1.3 trên địa bàn Duy Tiên năm 2018

9

Hình 1.4 Bản đồ địa giới hành chính huyện Duy Tiên

12

Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông
Hình 1.5 đường bộ đô thị Duy Tiên

18

Hình 1.6 Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

19

Hình 1.7 Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Đồng Văn

20

Hình 1.8 Bến xe khách tại thị trấn Hòa Mạc.


22

Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước hệ thống
Hình 1.9 giao thông đô thị Duy Tiên

23

Hình 2.1 Đà Nẵng có hệ thống giao thông phát triển

60

Quảng Ninh là một trong những địa phương
có tốc độ phát triển hệ thống giao thông
Hình 2.2 đường bộ nhanh nhất

61

Cao tốc Móng Cái – Vân Đồn dự kiến hoàn
Hình 2.3 thành vào năm 2020

63

Mạng lưới đường giao thông ngoại thị đô
Hình 3.1 thị Duy Tiên

71

Bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông
Hình 3.2 đường bộ đô thị Duy Tiên


75


1

PHẦN MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài
Theo Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, đã xác định huyện Duy
Tiên nằm trong vùng công nghiệp gắn với thành phố Phủ Lý và tỉnh Hưng
Yên phát triển công nghiệp và logistic cấp vùng; KCN Đồng Văn, KCN Hòa
Mạc được xác định là những dự án trọng điểm; bên cạnh đó, huyện Duy Tiên
cùng với thành phố Phủ Lý sẽ hình thành khu đại học tập trung cấp vùng, đảm
nhận quy mô đào tạo cho khoảng 120.000 sinh viên. Quy hoạch xây dựng
vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng đô thị Duy
Tiên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đều đã xác định: Duy Tiên là
đô thị công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực,
thuộc trục đô thị Phủ Lý - Duy Tiên - Hưng Yên; đến năm 2030 là đô thị loại
III, động lực phát triển phía kinh tế - xã hội phía Bắc của tỉnh Hà Nam.[8]
Tại Quyết định số 1358/QĐ-BXD ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc công nhận huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đạt tiêu chí đô thị loại
IV, có xác định khu vực nội thị của đô thị Duy Tiên bao gồm 09 xã, thị trấn
gồm: 02 thị trấn Hòa Mạc, Đồng Văn và 07 xã Duy Minh, Duy Hải, Hoàng
Đông, Bạch Thượng, Tiên Nội, Yên Bắc, Châu Giang.
Những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ đầu tư của các cấp, các ngành
hệ thống giao thông của huyện Duy Tiên đã được đầu tư xây dựng mới và
nâng cấp thêm nhiều tuyến đường giao thông như: Quốc lộ 1A tuyến tránh
thành phố Phủ Lý, tuyến tránh QL38 đoạn từ Cầu Yên Lệnh đến nút giao Vực
Vòng, Tuyến đường gom cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình...Góp phần thay đổi bộ
mặt đô thị, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội không chỉ cho
Duy Tiên mà còn các vùng lân cận trong và ngoài tỉnh Hà Nam.

Có thể khẳng định, hệ thống giao thông là hạ tầng kỹ thuật khung quan
trọng nhất của đô thị, là xương sống, huyết mạch của cả nền kinh tế và xã hội.


2

Vì vậy phát triển và đảm bảo hệ thống giao thông vận hành thông suốt, có
tính định hướng lâu dài là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa. Huyện Duy Tiên là một trong những đô thị có tốc độ đô thị hóa cao,
trong đó khu vực nội thị có mật độ dân cư đông đúc, lưu lượng xe lưu thông
qua các trục đường chính ngày càng tăng, hệ thống giao thông chưa đồng bộ
dẫn tới nhiều bất cập trong công tác quản lý, vận hành hệ thống giao thông.
Để góp phần cho việc quản lý hệ thống giao thông của Đô thị Duy Tiên
được tốt hơn, em lựa chọn đề tài “Giải pháp quản lý hạ tầng giao thông
đường bộ đô thị Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” làm Luận văn thạc sĩ khoa học.
*Mục đ ch n hi n cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, trong đó có các giải pháp nhằm nâng cao công tác
đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
*Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ;
- Phạm vi nghiên cứu: Đô thị Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
*Phƣơn pháp n hi n cứu
- Điều tra, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu
hiện trạng về kỹ thuật và công tác quản lý hệ thống giao thông đường bộ của
huyện Duy Tiên. Phương pháp này được sử dụng trong chương I và chương II
của luận văn.
- Phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập được, các tài liệu chuyên
ngành, các nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến luận văn. phương pháp
nghiên cứu này được sử dụng trong chương I, chương II, chương III của luận

văn.
- Kế thừa các thành tựu, kết quả của các nghiên cứu có liên quan,
phương pháp này được sử dụng trong chương II và chương III của luận văn.


3

- Phương pháp chuyên gia thu thập, xử lý những đánh giá dự báo bằng
cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực luận văn nghiên
cứu. Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn.
* n h

ho học và thực ti n c

đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Đánh giá thực trạng công tác quản lý hạ tầng giao
thông đường bộ đô thị Duy Tiên, tỉnh Hà Nam để đưa ra đề xuất các giải pháp
quản lý hiệu quả, giảm thiểu tai nạn giao thông;
- Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt
động của hạ tầng giao thông đường bộ, đồng thời nâng cao công tác đảm bao
an toàn giao thông trên địa bàn đô thị Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
*Những khái niệm cơ bản
Khái niệm hệ thống giao thông đô thị:
Hệ thống giao thông đô thị là tập hợp của mạng lưới đường, các công
trình phục vụ giao thông và các loại phương tiện giao thông được sử dụng
trong đô thị. Hệ thống giao thông đô thị được phân thành hai mảng chính là
giao thông đối ngoại và giao thông đối nội (hay còn gọi là giao thông nội thị)
Giao thông đối ngoại gồm: các tuyến đường, các công trình đầu mối và những
phương tiện được sử dụng để đảm bảo sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài và

từ bên ngoài vào đô thị Giao thông nội thị gồm: các công trình, các tuyến
đường và các phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong phạm vi
của đô thị, đảm bảo nhu cầu liên hệ giữa các bộ phận cấu thành của đô thị với
nhau.
Khái niệm quản lý hệ thống giao thông đô thị:
Quản lý hệ thống giao thông đô thị là tổng thể các biện pháp, các chính
sách, các công cụ mà chủ thể quản lý tác động vào các nhân tố của hệ thống
giao thông đô thị nhằm đảm bảo cho hệ thống này hoạt động có hiệu quả.
Muốn cho hệ thống giao thông đô thị hoạt động tốt cần thiết phải quản lý và


4

phát triển một mạng lưới giao thông phù hợp với từng loại đô thị, phù hợp với
địa hình và tình hình kinh tế xã hội, mật độ dân cư…
Khái niệm hạ tầng giao thông đường bộ đô thị:
Hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm các công trình cầu, hầm, đường
bộ, bến phà và các công trình phụ trợ kèm theo như: Hệ thống tường phòng
vệ, dải phân cách đường, cột cây số, công trình an toàn giao thông, hệ thống
thoát nước, bãi đỗ xe, trạm thu phí, trạm cân xe, các biển báo, các phương tiện
báo hiệu, hệ thống đèn chiếu sáng, các bến bãi và các thiết bị điều khiển giao
thông khác…
*Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn
có ba chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng giao thông đường bộ đô
thị Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hạ tầng giao thông
đường bộ đô thị Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hạ

tầng giao thông đường bộ đô thị Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;


5

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG

THỰC TRẠNG CÔNG T C QUẢN L HẠ

TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ DUY TIÊN,
TỈNH HÀ NAM.
1.1. Giới thiệu chung về huyện Duy Tiên.
1.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên.
a.

Vị trí của Duy Tiên
- Duy Tiên nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Nam.
- Phía Đông đối diện với thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động của

tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng và huyện Lý Nhân.
- Phía Tây giáp Hà Nội và huyện Kim Bảng.
- Phía Nam giáp huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý.
- Phía Bắc giáp huyện Phú Xuyên (thành phố Hà Nội).
Hình 1.1: Vị trí, mối liên hệ vùng đô thị Duy Tiên. [8]


6

- Duy Tiên nằm ở vị trí giáp Thủ đô Hà Nội, điểm hội tụ giao lưu về kinh

tế do có trục giao thông huyết mạch QL.1A, tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu
Giẽ - Ninh Bình, QL.38 và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, đây là tiềm năng
và lợi thế rất lớn để Duy Tiên thực hiện hiệu quả quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Nắm bắt lợi thế đó, trong những năm qua huyện Duy Tiên đã đầu tư
đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đến nay đã trở
thành huyện đi đầu trong xây dựng các khu công nghiệp (KCN) với một loạt
các khu, cụm công nghiệp (CCN) quan trọng như: KCN Đồng Văn I, II, III;
KCN Hòa Mạc, CCN Hoàng Đông, CCN-TTCN Cầu Giát, … Phát triển công
nghiệp đã và đang đem lại nguồn thu ngân sách lớn cho Tỉnh và Huyện, góp
phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, từ nông nghiệp giữ
vai trò chủ đạo chuyển sang công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp;
bộ mặt độ thị, nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
b.

Điều kiện tự nhiên.
- Đặc điểm địa hình: Duy Tiên có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng

thuộc khu vực châu thổ Sông Hồng. Huyện thuộc vùng tả sông Đáy, có địa
hình đồng bằng thấp trũng, còn sót lại một vài quả núi mồ côi. Cao độ địa
hình trung bình từ 0,1÷ 5,0m, cá biệt núi ở xã Đọi Sơn có cao độ cao nhất
khoảng 73m. Hướng dốc địa hình có xu hướng dốc dần từ Đông Bắc về Tây
Nam. Có dạng địa hình lòng chảo, trũng thấp ở giữa và cao ở hai bên. Nhìn
chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển đô thị và phát triển sản
xuất nông nghiệp.[8]
- Đặc điểm khí hậu: Khu vực Duy Tiên nói riêng, tỉnh Hà Nam nói chung
mang khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa: Mùa đông lạnh và khô, mùa hè
nóng ẩm, mưa, bão nhiều.[8]



7

- Địa chất thuỷ văn: Trong giới hạn phạm vi của huyện Duy Tiên có hai
tầng chứa nước, có diện phân bố rộng rãi và có chất lượng đảm bảo cho nhu
cầu cấp nước sinh hoạt.[8]
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
a.

Đặc điểm tính chất của đô thị
- Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 15/1/2015 của UBND tỉnh Hà Nam

về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Duy Tiên đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030, xác định tính chất Duy Tiên như sau:
- Là đô thị công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực, thuộc trục đô thị Phủ Lý - Duy Tiên - Hưng Yên.
- Là đô thị động lực phát triển kinh tế - xã hội phía Bắc của tỉnh Hà Nam.
- Duy Tiên là một vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa - lịch sử,
cách mạng. Đây là cửa ngõ quan trọng, động lực phát triển phía Bắc tỉnh Hà
Nam, cùng với những lợi thế tiềm năng sẵn có của mình, Duy Tiên đang từng
bước thực hiện thành công, sớm đưa toàn huyện Duy Tiên trở thành một đô
thị công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực,
thuộc trục đô thị Phủ Lý - Duy Tiên - Hưng Yên. [9]
b.

Hiện trạng dân số.
- Dân số huyện Duy Tiên tính đến 12/2016 là 148.803 người (trong đó

dân số thường trú là 119.090 người, dân số quy đổi là 29.713 người). Dân số
tập trung ở khu vực nội thị với 95.722 người, chiếm 64,32% dân số toàn đô
thị, dân số ngoại thị với 53.081 người chiếm 35,68% dân số toàn đô thị. [9]



8

Hình 1.2: Biểu đồ dân số khu vực nội, ngoại thị.[9]

- Cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu là người Kinh.
Tỷ lệ tăng dân số hàng năm khoảng 1,06% (bao gồm tăng tự nhiên & tăng cơ
học). [9]
c.

Đặc điểm lao động.
- Năm 2016, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế toàn đô thị

là 74.739 người, trong đó lao động phi nông nghiệp là 55.755 người. Tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp toàn đô thị là 74,60%. [9]
- Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khu vực nội thị là
44.690 người, trong đó lao động phi nông nghiệp là 35.421 người chiếm
79,26%.[9]
d.

Tình hình phát triển kinh tế.
- Trong 5 năm gần đây, huyện Duy Tiên đã đạt được nhiều kết quả phát

triển kinh tế-xã hội quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 3
năm 2016- 2018 đạt trên 15,7%/năm, năm 2018 đạt 16,05%. Trong các năm
qua, thu ngân sách trên địa bàn huyện không ngừng tăng, luôn giữ mức tương
đối cao. Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện trên địa bàn năm 2018 là



9

800,76 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách là 694,72 tỷ đồng. Cân đối thu chi ngân
sách dư.[23]
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 38,9 triệu đồng.[23]
e.

Cơ cấu kinh tế
- Duy Tiên đang từ bước phấn đấu là trung tâm kinh tế thương mại, văn

hóa xã hội dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Nam. Trong những năm vừa qua, kinh
tế - xã hội tiếp tục có bước phát triển vượt bậc, hoàn thành và hoàn thành vượt
mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu giá trị sản
xuất (giá SS 2010) chuyển dịch tích cực: năm 2018 tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng: 77,26%, dịch vụ: 17,96%, nông, lâm nghiệp giảm còn 4,78%.[23]
Hình 1.3: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn Duy Tiên
năm 2018.[23]

- Giá trị sản suất công nghiệp xây dựng năm 2018 đạt 20.715 tỷ đồng,
tăng 19,5% so với năm 2015. Tích cực giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng
sạch để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Tính đến nay,
đã thu hút được 594 dự án đầu tư; Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn vượt


10

cao hơn so với chỉ tiêu tỉnh giao; Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018
ước đạt 724 triệu USD.[23]
- Nét nổi bật trong phát triển công nghiệp là tốc độ tăng trưởng cao, quy
mô mở rộng, đưa Duy Tiên trở thành huyện trọng điểm phát triển công nghiệp

của tỉnh. Có được điều đó, một yếu tố quan trọng là huyện đã nỗ lực thực hiện
tốt công tác giải phóng mặt bằng (cho 4 KCN, 2 cụm CN với tổng diện tích
gần 850 ha), làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với cán bộ,
Đảng viên và nhân dân trong toàn huyện về phát triển công nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự,
an toàn xã hội tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh,
đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.
- Toàn huyện hiện có 594 doanh nghiệp, trong đó có hơn 200 doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp (115 doanh nghiệp FDI), giải quyết việc làm cho
hơn 43.000 lao động (trong đó có 15.000 lao động của huyện). Các KCN tiếp
tục hoạt động ổn định, một số khu đang được mở rộng diện tích. Tỷ lệ lấp đầy
các KCN đạt trên 80% và 100% đối với các cụm công nghiệp Hoàng Đông và
Cầu Giát. Cùng với đó, huyện cũng duy trì và phát huy lợi thế các làng nghề
truyền thống. Một số làng nghề như Trống Đọi Tam, lụa Nha Xá đã thành lập
Hiệp hội, tạo sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.[9]
- Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sản
xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được
đầu tư nâng cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống nông dân
được cải thiện. Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới
hóa trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện có hiệu quả các đề án: chăn nuôi
lợn trên nền đệm lót sinh học, trồng nấm, cây vụ đông, cánh đồng mẫu lớn,
dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, mô hình liên kết cung ứng tín dụng và thức ăn
chăn nuôi, chăn nuôi bò sữa, mô hình sản xuất rau hữu cơ. Đến nay, trên địa


11

bàn huyện có 1.522 con bò sữa, với sản lượng sữa bình quân 12,3 tấn/ngày.
Xây dựng 3 trạm thu mua sữa, công suất 16 tấn/ ngày. Giá trị sản xuất nông,
lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2013-2018 đạt trên 1890 tỷ đồng, tăng bình

quân 1,9% năm; đến 2018, giá trị này đạt 1.281,26 tỷ đồng, tăng 7,02% so với
năm 2017. [23]
- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu sản
xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của nhân dân. Mạng lưới kinh doanh
thương mại phát triển rộng rãi cả về loại hình và thị trường; hệ thống chợ
nông thôn được cải tạo, nâng cấp theo tiêu chí nông thôn mới. Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân đạt 3.450 tỷ đồng/năm. Ngoài ra,
chất lượng các loại dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng,… được
cải thiện đáng kể. Một số dịch vụ mới phục vụ khu, cụm công nghiệp hình
thành và phát triển như nhà ở cho công nhân, xe khách đưa đón công
nhân...[23]
f.

Quy mô đất đai.
- Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 12.091,82ha, trong đó: Đất khu

vực nội thị là 6.180,45 ha, đất khu vực ngoại thị là 5.911,37 ha.[8]
g.

Đơn vị hành chính.
- Duy Tiên có 18 đơn vị hành chính cấp xã với 2 thị trấn và 16 xã.
- Khu vực nội thị dự kiến gồm các xã thị trấn: thị trấn Hòa Mạc, thị trấn

Đồng Văn, xã Châu Giang, Bạch Thượng, Duy Minh, Duy Hải, Yên Bắc, Tiên
Nội, Hoàng Đông.[21]
- Khu vực ngoại thị dự kiến gồm các xã: Mộc Bắc, Mộc Nam, Chuyên
Ngoại, Trác Văn, Yên Nam, Tiên Ngoại, Đọi Sơn, Châu Sơn, Tiên Phong.[21]


12


Hình 1.4: Bản đồ địa giới hành chính huyện Duy Tiên.[8]

1.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
1.2.1. Hiện trạng san nền
- Các khu dân cư hiện hữu trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch được
xây dựng phân tán thành nhiều cụm nhỏ, phân bố đều khắp trên địa bàn. Các
khu vực này đều là các khu đất cao của Duy Tiên, cao độ nền các khu này


13

cao hơn cao độ nền ruộng xung quanh từ 0,71,5m. Mật độ xây dựng của các
khu dân cư này thấp, phần lớn là nhà xây 1 tầng.[21]
- Nền địa hình các khu dân cư trong khu vực nghiên cứu có cao độ dao
động từ 2,2  5,5m, phần lớn các khu dân cư xây dựng ở cốt nền từ 3,0 ÷
3,5m.[21]
- Khu vực dân cư có cốt nền xây dựng thấp nhất là thôn Đình Ngọ xã
Tiên Hiệp có cao độ nền trung bình từ 2,2 ÷ 2,3m.[21]
- Khu vực dân cư có cốt nền xây dựng cao nhất là thôn Lảnh Trì xã Mộc
Nam, có cao độ nền xây cao nhất khoảng 10,0m (khu vực ngoài đê sông
Hồng)
- Nền các khu vực đất nông nghiệp có cao độ nền từ 0,4 ÷ 2,5m, Cao
nhất là khu vực Đông Bắc và có hướng thấp dần về phía Tây Nam.[21]
- Nền khu vực đất bãi sông Hồng có cao độ nền thấp từ 3÷ 9,0m. Đây là
những khu vực hàng năm thường bị tác động của lũ sông Hồng.[21]
1.2.2. Hiện trạng thoát nước mưa
- Hầu hết các khu dân cư trong khu vực nghiên cứu quy hoạch chưa có
hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, nước mưa một phần tự thấm, phần còn lại
theo địa hình tự nhiên chảy ra các khu vực thấp trũng và được giữ lại làm

nước tưới cho nông nghiệp. Khi mực nước nội đồng lên cao nước mưa trong
các kênh mương thủy lợi sẽ được tiêu thoát ra Châu Giang, sông Nhuệ, sông
Hồng theo chế độ vận hành của hệ thống thủy nông huyện.[21]
- Trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, Đồng Văn có hệ thống rãnh thu gom và
tiêu thoát nước ở các tuyến giao thông chính. Hệ thống rãnh có kích thước
nhỏ, chủ yếu phục vụ thoát nước thải sinh hoạt và những trận mưa nhỏ. Khi
gặp các đợt mưa lớn đã gây ứ đọng, ngập nước ở một số khu vực, gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ thống giao thông. Trong tương lai, khi


×