BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
TRẦN MẠNH TUẤN
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT MỘT SỐ
TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣VÀ CÔNG TRÌNH
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
TRẦN MẠNH TUẤN
kho¸ 2017-2019
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ ĐÔ THI VÀ
CÔNG TRÌNH
̣
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ MINH PHƯƠNG
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN:
PGS.TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN
HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới cô giáo TS Lê Thị Minh Phương - người đã tận tình hướng dẫn động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau
đại học, các thầy, cô giáo và cán bộ của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học này.
Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của thành phố Hà Nội,
Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội, Công ty cổ phần TASCO, UBND quận
Nam Từ Liêm, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm đã
cung cấp số liệu, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi thực hiện hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam
Từ Liêm, đơn vị công tác, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Học viên
Trần Mạnh Tuấn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn, các thông tin trích dẫn là trung thực và
được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
TÁC GIẢ
Trần Mạnh Tuấn
MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Danh mục bảng biểu.
Danh mục các hình, sơ đồ.
MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................4
Cấu trúc luận văn ................................................................................................4
NỘI DUNG ............................................................................................ 5
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................5
1.1. Khái quát công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật của quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội............................................................................................5
1.1.1. Giới thiệu chung về quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ............... ..5
1.1.2. Thực trạng quản lý HTKT một số tuyến đường chính trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ..................................................................... 7
1.2. Giới thiệu chung về xây dựng tuyến đường . ...................................... .13
1.2.1. Vị trí tuyến.............................................................................................13
1.2.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................13
1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất...........................................................................18
1.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và quy mô tuyến đường.........18
1.3.1. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật quy mô dự án Xây dựng tuyến
đường từ đường Lê Đức Thọ đến đường 70....................................................18
1.3.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật quy mô dự án Nâng cấp, mở rộng
đường 70 (đoạn từ đường Trần Hữu Dực kéo dài đi đường 32), quận Nam Từ
Liêm.................................................................................................................20
1.4. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tuyến đường
................................................................................................................. ........24
1.4.1. Thực trạng tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật tuyến đường ...................24
1.4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sự tham gia của cộng đồng
trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật..........................................................26
1.5. Đánh giá chung công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tuyến
đường. ................................................................................................. ............28
1.5.1. Về ưu điểm ...........................................................................................28
1.5.2. Các mặt còn tồn tại................................................................................28
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HẠ TẦNG
KỸ THUẬT MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................32
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật .................. ....32
2.1.1. Vai trò và đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.....................32
2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị................................................................................................................34
2.1.3. Các yêu cầu bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên mặt cắt
ngang...............................................................................................................43
2.1.4. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý
hạ tầng kỹ thuật...............................................................................................44
2.1.5. Vai trò giám sát của cộng đồng trong công tác quản lý hạ tầng kỹ
thuật.................................................................................................................51
2.2. Cơ sở thực tiễn: .................................................................................... ..51
2.2.1. Quy hoạch đi trước một bước và thực hiện theo quy hoạch..................51
2.2.2. Cân đối hài hoà lợi ích giữa các chủ thể: Chính quyền đô thị - Chủ đầu
tư - Người dân đô thị.......................................................................................53
2.2.3. Kiểm soát, đánh giá, điều tiết và dự báo...............................................54
2.3. Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ....................... ...55
2.3.1. Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến quản lý hạ tầng
kỹ thuật............................................................................................................55
2.3.2. Các văn bản của TP Hà Nội liên quan đến quản lý hạ tầng kỹ thuật...57
2.4. Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
khu đô thị mới: ........................................................................................... ...57
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý của một số khu đô thị mới trên thế giới.............57
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý khu đô thị mới ở trong nước...............................64
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT MỘT SỐ TUYẾN
ĐƯỜNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI .....................................................................................................66
3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật..................... ............................................... 66
3.1.1. Khớp nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật giữa đường quy hoạch với hai
bên tiếp giáp hè đường....................................................................................66
3.1.2. Giải pháp cụ thể.....................................................................................67
3.2. Đề xuất cơ cấu tổ chức, mô hình trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật ............................................................................................................. ...76
3.2.1. Về việc lâ ̣p và trình duyệt điề u lê ̣ quản lý thực hiêṇ dự án...................76
3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật..77
3.2.3. Trách nhiệm của Chính quyền địa phương...........................................80
3.2.4. Tăng cường phố i hơ ̣p giữa chính quyề n, chủ đầ u tư và người dân sinh
sống tại khu vực lân cận..................................................................................82
3.3. Một số giải pháp về cơ chế chính sách: ............................................ ....84
3.3.1. Đề xuất về huy động nguồn vốn đầu tư phát sinh.................................84
3.3.2. Nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật............................................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... .88
Kết luận: .............................................................................................................88
Kiến nghị: ...........................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
UBND
Uỷ ban nhân dân
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
QLDA
Quản lý dự án
T.P
Thành phố
NĐ-CP
Nghị định Chính phủ
NXB
Nhà xuất bản
QCXD
Quy chuẩn xây dựng
TCXDVN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 1.1
Chỉ tiêu cơ lý địa chất của tuyến đường
16
Bảng 1.2
Chỉ tiêu cơ lý địa chất của tuyến đường
17
Bảng 1.3
Quy định về các loại đường trong đô thị
18
Bảng 2.1
Quy định về các loại đường trong đô thị
36
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu
Tên hình, sơ đồ
Trang
Hình 1.1
Bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà
6
Nội
Hình 1.2
Sơ đồ mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Nam
9
Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Hình 1.3
Sử dụng nước sạch ở quận Nam Từ Liêm
10
Hình 1.4
Rác thải tập trung không đúng vị trí ở quận Nam Từ
12
Liêm
Hình 1.5
Sơ đồ vị trí 02 tuyến đường
13
Hình 1.6
Mặt cắt ngang điển hình tuyến đường từ đường Lê
20
Đức Thọ đến đường 70
Hình 1.7
Mặt cắt ngang điển hình tuyến đường Nâng cấp, mở
24
rộng đường 70 (đoạn từ đường Trần Hữu Dực kéo dài
đi đường 32), quận Nam Từ Liêm
Hình 1.8
Sơ đồ tổ chức Ban quản lý dự án
26
Hình 1.9
Môi trường sạch, đẹp xung quanh dự ánXây dựng
28
tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến đường 70
Hình 2.1
Sơ đồ mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức
46
Hình 2.2
Sơ đồ mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến
49
Hình 2.3
Sơ đồ mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến – tham
49
mưu
Hình 2.4
Sơ đồ mô hình quản lý theo cơ cấu chức năng
50
Hình 2.5
Sơ đồ mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến -
50
chức năng
Hình 2.6
Hình ảnh quản lý HTKT của Singapore
58
Hình 2.7
Hình ảnh quản lý HTKT của Singapore
60
Hình 2.8
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trong khu nhà ở
63
SkyTerrace-Dawson
Hình 2.9
Phối cảnh Khu đô thi ̣ mới Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội
65
Hình 3.1
Hình ảnh tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến
68
đường 70 đã được thi công xong tháng 04.2019
Hình 3.2
Hình ảnh nút giao thông 02 tuyến đường đã được
69
khớp nối và thi công xonHình ảnh giao tuyến giũa 2
tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến đường 70 với
tuyến đường Nâng cấp, mở rộng đường 70 (đoạn từ
đường Trần Hữu Dực kéo dài đi đường 32), quận Nam
Từ Liêm khi thi công xong
Hình 3.3
Hình ảnh tuyến đường Nâng cấp, mở rộng đường 70
70
(đoạn từ đường Trần Hữu Dực kéo dài đi đường 32),
quận Nam Từ Liêm đã được thi công xong tháng
03.2019
Hình 3.4
Hình ảnh giao tuyến giũa 2 tuyến đường Nâng cấp,
70
mở rộng đường 70 (đoạn từ đường Trần Hữu Dực kéo
dài đi đường 32), quận Nam Từ Liêm với đường 32
khi thi công xong
Hình 3.5
Đề xuất bố trí các đường ống, cáp trong tuy nen kỹ
73
thuật
Hình 3.6
Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án
72
Hình 3.7
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
75
thuật
Hình 3.8
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án
77
Hình 3.9
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
79
thuật HTKT
Hình 3.10
Sơ đồ mô hình quản lý Nhà nước về HTKT giữa
81
UBND quận Nam Từ Liêm
Hình 3.11
Sơ đồ tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống
HTKT
85
1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong những
năm qua, việc thiết kế quy hoạch xây dựng trên địa bàn Hà Nội được đẩy
mạnh cả chiều rộng và chiều sâu. Quy hoạch chi tiết các quận huyện được
đồng loạt triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của Thành phố
nói chung cũng như việc quản lý đô thị trên từng địa bàn nói riêng.
Trên đà phát triển đó các khu vực dân cư mới xây dựng được đầu tư
đồng bộ xuất hiện. Đất đai thuộc các huyện ngoại thành dần dần được đô thị
hoá, thêm vào đó là sự gia tăng dân số, biến chuyển về tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội của cả đất nước v.v...Để phục vụ cho việc phát triển đô thị,
mạng lưới giao thông kết nối, Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị
quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới
hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc Thành
phố Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích
tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại
Mỗ; một phần diện tích và dân số xã Xuân Phương (phía nam Quốc lộ 32);
một phần diện tích và dân số thị trấn Cầu Diễn (phía nam Quốc lộ 32 và phía
đông Sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có diện tích tự nhiên là 3.227,36 ha,
dân số 232.894 người.Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm
nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm
hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có
nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà
Nội. Quận cũng là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong
các quận, huyện thuộc Thành phố, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang
được triển khai.
2
Để cải thiện điều kiện giao thông đi lại, thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội của địa bàn quận Nam Từ Liêm, từng bước nâng cao chất lượng cơ cấu
kinh tế theo hướng đô thị, tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện mạng lưới
đường giao thông theo quy hoạch trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, hạn chế ùn
tắc giao thông và duy trì trật tự an toàn giao thông. Xác định tầm quan trọng
của giao thông và coi đây là đòn bẩy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội chúng ta cần huy động tối đa các nguồn lực kinh tế - xã hội về tài chính,
con người; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực hạ
tầng kỹ thuật đô thị nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng; hoàn thiện văn
bản luật; có cơ chế chính sách linh hoạt, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong
đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; thực hiện đấu
thầu để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị; tinh giản
thủ tục hành chính, cân đối hài hòa giữa lợi ích kinh tế và phục vụ nhu cầu
người dân trong phát triển, xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ
thuật chính của đô thị; công bố, tuyên truyền những chính sách mới đến với
mọi thành phần tổ chức, cá nhân trong xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho
chủ đầu tư, người dân đô thị cũng tham gia vào công tác quản lý các công
trình giao thông và công trình hạ tầng đô thị của xã hội.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị bao gồm hệ thống giao thông,
thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát
nước, cây xanh, xử lý chất thải và các công trình khác.
Hiện nay, công tác đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm đang ở mức bị động để giải quyết các vấn đề bất cập mà
chưa thể tạo định hướng. Nguyên nhân chủ yếu là khả năng đáp ứng nguồn
lực đầu tư còn hạn chế trong khi đó các phương án huy động nguồn lực chưa
thực sự phát huy hiệu quả mong muốn như các dự án đầu tư BT, BOT, còn
gặp nhiều hạn chế do khả năng thu hút nguồn lực ngoài ngân sách còn thấp.
Thời gian để thực hiện đầu tư công trình giao thông còn kéo dài so với kế
3
hoạch đề ra, trong khi những khu vực có điều kiện đầu tư nhanh chóng nhưng
chưa hấp dẫn đối với các đơn vị đầu tư ngoài ngân sách, dẫn đến các tuyến
đường đã công bố kêu gọi đầu tư nhiều năm nay nhưng chưa được thực hiện.
Đồng thời, với việc phát triển các đô thị, cần tính toán phát triển hệ thống giao
thông đồng bộ, trong đó có xét yếu tố từ hạ tầng, kiểm soát phát triển không
gian đô thị, mật độ phát triển cả một khu vực.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả chọn đề tài “ Quản lý hạ tầng kỹ
thuật một số tuyến đường chính trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội” làm luận văn cao học là đề tài cần thiết có ý nghĩa về lý thuyết
cũng như thực tiễn nhằm góp phần làm tốt hơn trong công tác quản lý đồng
bộ hạ tầng kỹ thuật một số tuyến đường chính trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
* Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp quản
lý hạ tầng kỹ thuật một số tuyến đường chính trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hạ tầng kỹ thuật một số tuyến đường
chính trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với (hệ
thống giao thông; cấp, thoát nước; cây xanh, hệ thống chiếu sáng và khớp nối
theo quy hoạch) tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến đường 70 với tuyến
đường Nâng cấp, mở rộng đường 70 (đoạn từ đường Trần Hữu Dực kéo dài đi
đường 32), quận Nam Từ Liêm.
4
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư xây dựng
HTHTKT; đề xuất mô hình quản lý HTHTKT; đề xuất đổi mới cơ chế, chính
sách quản lý HTHTKT nhằm quản lý HTHTKT một số tuyến đường chính
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội được hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý HTHTKT một số
tuyến đường chính trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội giúp
cho chính quyền địa phương cũng như đơn vị chủ đầu tư có thêm cơ sở khoa
học để quản lý hiệu quả HTHTKT đem lại cho dân cư trên địa bàn, cộng đồng
cuộc từng bước nâng cao chất lượng cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị, hạn chế
ùn tắc giao thông và duy trì trật tự an toàn giao thông.
* Cấu trúc luận văn:
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương I: Tổng quan quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số tuyến
đường chính trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn Quản lý hạ tầng kỹ thuật một số
tuyến đường chính trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Quản
lý hạ tầng kỹ thuật một số tuyến đường chính trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM
TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1.1. Khái quát công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật của quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
1.1.1. Giới thiệu chung về quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội:[34]
Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP
ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ
Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc Thành phố Hà Nội.
Quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ;
một phần diện tích và dân số xã Xuân Phương (phía nam Quốc lộ 32); một
phần diện tích và dân số thị trấn Cầu Diễn (phía nam Quốc lộ 32 và phía đông
Sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có diện tích tự nhiên là 3.227,36 ha, dân số
232.894 người.
Địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm:
- Phía đông giáp quận Thanh Xuân và Cầu Giấy;
- Phía tây giáp huyện Hoài Đức;
- Phía nam giáp quận Hà Đông;
- Phía bắc giáo quận Nam Từ Liêm.
Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận
Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ,
thương mại của Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có nhiều công trình kiến
6
trúc hiện đại và quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà Nội. Quận cũng là địa
phương có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc
Thành phố, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai.
Hình 1.1: Bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội [34]
7
1.1.2. Thực trạng quản lý HTKT một số tuyến đường chính trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội:
Công tác quản lý đô thị nói chung và công tác quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị nói riêng đã có nhiều kết quả các phường đã chủ động, tích cực
thực hiện các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo UBND Quận trong công tác kiểm
tra, xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng (TTXD). Quận đã tổ chức
xử lý 6.969 trường hợp, vi phạm trật tư giao thông, trật tự đô thị;
Đã chỉ đạo các phường làm tốt công tác xây dựng hệ thống đường xá
trong các khu dân cư và hệ thống thoát nước để hạn chế tình trạng ngập úng
cục bộ.
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quận có địa bàn rộng, diện tích
43km2 nhưng còn 43% đất nông nghiệp, đất dự án, công tác quản lý còn khó
khăn, mà nhu cầu đầu tư xây dựng trên địa bàn còn rất lớn vì vậy quận đã
tăng cường chỉ đạo các phường đẩy mạnh công tác thu gom và vận chuyển
được triệt để ở những khu vực có dân cư, tập trung chỉ đạo công tác tuyên
truyền chủ trương và các quy định pháp luật đối với nhân dân trong chấp hành
quy định đổ chất thải xây dựng; tập trung kiểm tra giám sát và tăng xử phạt,
giao UBND phường nếu để xảy ra vi phạm sẽ xem xét trách nhiệm; giao lực
lượng chức năng, thanh tra xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện các quy
định, giao thanh tra giao thông và công an tăng cường kiểm tra xử phạt. Ban
QLDA đầu tư xây dựng Quận đã thực hiện việc in phiếu, phát hành vé thu giá
vệ sinh môi trường; khắc phục các hạn chế của Nhà thầu: sửa chữa, thay thế
một số thùng xe thủng, chỉ đạo công nhân thực hiện việc hót dọn các chân
điểm rác và các mô rác được nhân dân dọn vun thành mô rác nhỏ trên đường
8
ngõ, xóm. Khối lượng vận chuyển rác từ tháng 3/2017-11/2017 khoảng 7830
tấn, trung bình 261tấn/ngày đạt 109% so với khối lượng thầu…
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số điểm vi phạm về lấn chiếm
lòng đường vỉa hè như: địa điểm đường Cầu Diễn, Xuân Đỉnh, Hồ Tùng
Mậu,… Về công tác duy tu vệ sinh môi trường.
a. Giao thông:
Mạng lưới đường giao thông trong các khu đô thị mới chủ yếu là đường
giao thông nội bộ, hạn chế các xe ô tô có trọng tải lớn vào nên chất lượng kết
cấu đường giao thông cơ bản đảm bảo. Tuy nhiên vấn đề thường thấy ở khắp
các đô thị mới tại quận Nam Từ Liêm là việc đấu nối với hệ thống đường giao
thông khu vực còn hạn chế, thể hiện ở chỗ: số lượng đường giao thông đối
ngoại trong khu đô thị chiếm rất ít, đường giao thông khu đô thị mới dường
như chỉ xây dựng để phục vụ riêng cho khu đô thị, tạo cho khu đô thị mới biệt
lập và không có sự gắn kết với cộng đồng dân cư ngoài khu đô thị.
Một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm là: hiện nay cao độ đường
giao thông trong một số Khu đô thị mới chênh cao lớn so với cao độ các
đường giao thông ngoài hàng rào (có vị trí từ +10cm đến +40cm) làm cho các
khu dân cư liền kề không thoát nước kịp khi xảy ra mưa lớn và tạo thành các
hố nước, gây úng ngập. Việc bố trí các biển báo hiệu giao thông đường bộ
trong một số khu đô thị mới chưa thực hiện theo đúng quy định khi người dân
đã vào ở ổn định do các Chủ đầu tư thường ít quan tâm đến hạng mục biển
báo trước khi bàn giao chính thức hạ tầng cho địa phương.
Sơ đồ mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội.
9
Hình 1.2: Sơ đồ mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
10
b. Cấp nước:
Cấp nước các khu đô thị mới trên địa bàn cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng
nước của người dân, mạng lưới cấp nước được phủ khắp đến từng hộ dân.
Mạng lưới cấp nước chủ yếu là dùng mạng vòng kết hợp mạng cụt, vật liệu sử
dụng chủ yếu là ống nhựa HDPE hoặc ống gang tráng kẽm được đặt ngầm
dưới vỉa hè, hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp được sử dụng phổ biến.
Nguồn nước cấp cho các khu đô thị mới phần lớn là nguồn nước từ hệ
thống cấp nước sạch của nhà máy nước của quận (Hình 1.3)
Hình 1.3: Sử dụng nước sạch ở quận Nam Từ Liêm
c. Thoát nước:
Hệ thống thoát nước bao gồm hệ thống thoát nước mưa và thoát nước
thải, thường được thiết kế riêng biệt trong các khu đô thị mới. Chỉ một số ít
khu đô thị mới trên địa bàn có khu xử lý nước thải riêng, còn đa phần hai hệ
thống nước thải này sau khi chảy riêng biệt từ khu đô thị mới ra ngoài hàng
rào thì lại được đấu nối vào nhau một cách gián tiếp.
11
Hiện nay, hệ thống thoát nước khu đô thị mới được thiết kế xây dựng
phục vụ chỉ cho riêng khu đô thị. Việc đấu nối với hệ thống bên ngoài hoặc
tính thoát nước cho cả lưu vực liền kề ít được quan tâm. Đây có thể coi là đặc
thù của hệ thống thoát nước so với các hạ tầng kỹ thuật khác, thoát nước phải
được nghiên cứu cho 1 vùng hay một lưu vực thoát nước nào đó, có khi bao
gồm cả khu đô thị mới hay chỉ một phần và diện tích khu vực liền kề. Trên
thực tế, cốt cao độ san nền khu đô thị mới cao hơn hẳn hoặc thấp hơn hẳn so
với các khu dân cư liền kề hiện có, chưa có sự khớp nối tốt với hệ thống
HTKT khu vực.
d. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn:
Công tác quản lý chất thải rắn, nhìn chung, chưa đáp ứng tiêu chuẩn đô
thị văn minh hiện đại, thể hiện: Việc thu gom, xử lý chất thải rắn được làm
khá tốt nhưng chưa triệt để.
UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Nam Từ Liêm thực
hiện biện pháp thu gom, tập kết và xử lý tạm thời tại các xã, thị trấn đến khi
có khu xử lý rác thải tập trung sẽ vận chuyển về nơi xử lý. Trên tinh thần đó,
cuối năm 2014, UBND quận đã phê duyệt đề án thu gom, vận chuyển xử lý
rác thải sinh hoạt tạm thời trên địa bàn quận. Theo đánh giá đề án thu gom,
vận chuyển và xử lý rác thải tạm thời của quận Nam Từ Liêm đã giải quyết cơ
bản tình trạng ùn ứ rác thải không có nơi xử lý, bảo đảm vệ sinh môi trường
trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hầu hết các hố chứa rác đang sử dụng chưa
được xử lý môi trường như phun chế phẩm EM, rắc vôi bột… dẫn đến tình
trạng ô nhiễm tại hố chứa rác
Bên cạnh đó, ở một số địa phương chưa tổ chức thu gom rác thải sinh
hoạt triệt để. Cộng thêm, ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân
chưa cao, tình trạng vứt rác bừa bãi vẫn còn xảy ra, đặc biệt ở những khu chợ,
khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh, gây khó khăn cho công tác thu gom
và làm mất mỹ quan. ( hình 1.4)
12
Hình 1.4: Rác thải tập trung không đúng vị trí ở quận Nam Từ Liêm