Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm phòng tránh ngập lụt trong QHXD thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC KIM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ
KỸ THUẬT NHẰM PHÒNG TRÁNH NGẬP LỤT
TRONG QHXD THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
– TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC KIM
KHÓA: 2017 - 2019

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ
KỸ THUẬT NHẰM PHÒNG TRÁNH NGẬP LỤT


TRONG QHXD THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
– TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số: 60.58.02.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS: CÙ HUY ĐẤU

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo, các giảng
viên Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy,
giúp tác giả thu nhận những kiến thức quý báu chuyên ngành Kỹ thuật cơ sở
hạ tầng trong thời gian học tập tại Trường, đặc biệt là PGS.TS Cù Huy Đấu
đã cung cấp những tài liệu quý và nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo, chỉnh sửa
bản thảo để Tác giả hoàn thiện được Luận văn này
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Ban giám hiệu trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học đã quan
tâm và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Và nhân đây Tác giả cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng
nghiệp đã tạo điều kiện, động viên để Tác giả hoàn thành luận văn.
Hà nội, ngày

tháng 04 năm 2019
Học viên


Nguyễn Đức Kim


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Kim


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng, biểu.
Danh mục các hình vẽ.
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
* Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................................2
* Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................3
* Các khái niệm, thuật ngữ ......................................................................................3
* Cấu trúc của luận văn ...........................................................................................4
NỘI DUNG ............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CBKT PHÒNG TRÁNH

NGẬP LỤT TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH....................5
1.1. Giới thiệu về Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ....................................5
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên................................................................6
1.1.2 Hiện trạng kinh tế-xã hội ............................................................................9
1.1.3 Hiện trạng xây dựng các công trình ..........................................................11
1.1.4 Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật ................................................14
1.2. Ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt đến Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
..............................................................................................................................17
1.2.1. Những thiệt hại do mưa lũ lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh..............17
1.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của thiên tai bão lũ đến Thành phố Uông Bí- tỉnh
Quảng Ninh.......................................................................................................20
1.3. Thực trạng CBKT với vấn đề phòng tránh ngập lụt Thành phố ...............27


Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh. .................................................................................27
1.3.1. Thực trạng nền xây dựng .........................................................................27
1.3.2. Thực trạng hệ thống thoát nước ...............................................................29
1.3.3. Đặc điểm mưa lũ lịch sử, thực trạng các giải pháp phòng tránh ngập lụt..30
1.4. Đánh giá những vấn đề tồn tại trong công tác CBKT phòng tránh ngập lụt
trong QHXD tại thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh ...................................34
1.4.1. Những tồn tại trong quy hoạch chiều cao Thành phố Uông Bí .................34
1.4.2. Những tồn tại trong quy hoạch thoát nước mặt ........................................35
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC CBKT
PHÒNG TRÁNH NGẬP LỤT THÀNH PHỐ UÔNG BÍ..................................37
–TỈNH QUẢNG NINH........................................................................................37
2.1. Cơ sở lý thuyết của các giải pháp CBKT với phòng tránh ngập lụt...........37
2.1.1. Vai trò, tầm quan trọng của công tác CBKT khu đất xây dựng đô thị.......37
2.1.2. Các biện pháp bảo vệ khu đất khỏi bị ngập lụt .........................................38
2.2.3. Các phương pháp xác định mực nước lũ tính toán, xác định cao độ xây
dựng, cao độ mặt đê. .........................................................................................46

2.2. Các cơ sở pháp lý cho công tác CBKT khu đô thị.......................................50
2.2.1. Cơ sở pháp lý chung ................................................................................50
2.2.2. Cơ sở pháp lý tỉnh Quảng Ninh................................................................52
2.2.3. Định hướng giải pháp CBKT cho thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh
nhằm phòng tránh ngập lụt theo quy hoạch đã được duyệt.................................53
2.3. Kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh ngập lụt trong
và ngoài nước.......................................................................................................55
2.3.1. Kinh nghiệm phòng tránh ngập lụt của các đô thị tại Việt Nam ...............55
2.3.2. Kinh nghiệm phòng tránh ngập lụt của Nhật Bản, Hà Lan và Thái Lan....58
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT NHẰM
PHÒNG TRÁNH NGẬP LỤT TRONG QHXD ................................................64
TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ – TỈNH QUẢNG NINH.....................................64
3.1. Đánh giá và lựa chọn đất xây dựng với vấn đề ngập lụt .............................64


3.1.1. Đánh giá đất xây dựng có kể đến ảnh hưởng của ngập lụt........................64
3.1.2. Lựa chọn đất xây dựng có kể đến ảnh hưởng của yếu tố ngập lụt.............68
3.2. Đề xuất các giải pháp bảo vệ thành phố Uông Bí khỏi bị ngập lụt.............69
3.2.1. Đề xuất giải pháp chống ngập bằng đắp đê khoanh vùng chống lũ tần suất
cao. ...................................................................................................................69
3.2.2. Đề xuất giải pháp chống ngập bằng tôn cao nền xây dựng .......................77
3.2.3. Đề xuất giải pháp cải tạo mở rộng lòng sông trong đô thị nhằm tăng cường
khả năng thoát lũ . .............................................................................................80
3.2.4. Đề xuất giải pháp sử dụng vùng chứa nước tạm thời để cắt bớt lưu lượng lũ
nguồn đổ về ......................................................................................................84
3.3. Một số giải pháp khác...................................................................................87
3.3.1. Gia cố mái dốc, phòng tránh sạt lở đất .....................................................87
3.3.2 Các biện pháp phi công trình ....................................................................90
3.3.3. Di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm .....................................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................91

Kết luận.................................................................................................................91
Kiến nghị...............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

GTSX
CBKT
CCN
XD
QHCC
QHXD
MNTT
HTKT
TBNN

KTTV
NMĐ
TCVN
TCXDVN
QCVN
TNM
MC
BDKH


Giá trị sản xuất
Chuẩn bị kỹ thuật
Cụm công nghiệp
Xây dựng
Quy hoạch chiều cao
Quy hoạch xây dựng
Mực nước tính toán
Hạ tầng kỹ thuật
Trung bình nhiều năm
Báo động
Khí tượng thủy văn
Nhà máy điện
Tiêu chuẩn Việt nam
Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam
Quy chuẩn Việt Nam
Thoát nước mưa
Mặt cắt

RCP

Kịch bản phát thải chuẩn ( đường nồng độ khí nhà kính
đại diện

TP
BTNMT
UBND
HĐND

Thành phố
Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân

Biến đổi khí hậu


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Mực nước đỉnh triều, chân triều, trung bình –cm
(trạm Do Nghi)- hệ cao độ lục địa

09

Bảng 1.2

Diện tích, dân số thực tế thường trú thành phố
Uông Bí phân theo đơn vị hành chính năm 2014

10

Bảng 1.3

Thống kê lao động trong các ngành trên địa bàn

thành phố năm 2012-2014

11

Bảng 1.4

Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Thống kê số liệu mưa trong đợt lũ từ ngày 25/7
đến ngày 5/8/2015
Bảng đánh giá tổng hợp đất xây dựng có kể đến
ảnh hưởng của ngập lụt

11

Bảng 3.2

Bảng kịch bản nước biển dâng theo các kịch bản
RCP cho dải viên biển Việt Nam

70

Bảng 3.3

Độ gia cao an toàn của công trình đê sông

Bảng 1.5
Bảng 3.1

Bảng 3.4
Bảng 3.5


Kết quả tính toán hình dáng mặt cắt sông tiêu
chuẩn trên các con sông chính
Kết quả tính toán các vùng chứa nước tạm thời để
cắt bớt lưu lượng lũ từ thượng nguồn đổ về của
các lưu vực

18
66

74
82
85


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình
Hình 1.1

Tên hình
Vị trí thành phố Uông Bí trong vùng tỉnh Quảng
Nimh

Trang
05

Hình 1.2

Vị trí và phạm vi nghiên cứu thành phố Uông Bí


07

Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5

Lũ bùn tại (TP Cẩm Phả
Phường Hà Tu- TP Hạ Long
TP Uông Bí bị ngập trong lũ
Một số hình ảnh ngập lụt trên địa bàn thành phố
Uông
Bí chìm nhiều vùng dân cư miền Nam
Lũ nhấn

20
20
21
26
56
58

Hệ thống đê phòng sóng thần
Sóng thần tại tỉnh Miyagi

Sơ đồ phổ biến của các polder
Vỡ đê năm 1953.

59
60
61
62

Hình 2.6

Bản đồ cho thấy nguy cơ ngập nước của các khu
vực khác nhau tại thủ đô Bangkok.
Bản đồ đánh giá đất đai xây dựng đô thị có kể đến
ảnh hưởng của ngập lụt

67

Hình 3.1

68

Hình 3.2

Khoanh vùng khu vực đất thuận lợi xây dựng
( khu vực phía nam trung tâm)
Khoanh vùng khu vực đất thuận lợi xây dựng
( khu vực Phía Nam khu phía Tây)
Đường tần suất tổng hợp tại điểm MC09 Đông Hải,
An Hải, thành phố Hải Phòng


69

Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5

Đường quá trình lũ điển hình và đường quá trình lũ
thiết kế theo giờ ngày 28 tháng 2 năm 1986

Hình 3.6

Đường tần suất mưa 1 ngày lớn nhất Thành phố

Hình 3.7

Đề xuất một số hình ảnh tuyến đê xây dựng mới
Sông Đá Bạc

Hình 3.8

Đề xuất một số hình ảnh tuyến đê xây dựng mới các
sông còn lại

70
71

73
75
76



Số hiệu
hình
Hình 3.9
Hình 3.10

Tên hình
Vị trí đề xuất xây dựng các tuyến đê trên sông Đá
Bạc
Hình ảnh minh họa về cải tạo mở rộng hành lang
thoát lũ dọc hai bên bờ sông tại các khu vực trong
và ngoài đô thị

Trang
77
83

84

Hình 3.11

Hình ảnh minh họa về cải tạo mở rộng khả năng
thoát lũ trên tuyến đê

Hình 3.12

Sơ đồ phân chia các lưu vực trên địa bàn thành phố
Uông Bí

86


Hình 3.13

Sử dụng cỏ Vetier gia cố mái dốc

Hình 3.13

Minh họa các kết cấu gia cố mái dốc

88
89


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Lũ lụt miền Bắc nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng là một trong
những tai biến tự nhiên, thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân và sự
phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI thiên tai lũ lụt đã liên
tiếp xảy ra. Đặc biệt các trận lũ lịch sử vào năm 1971 ở đồng bằng sông Hồng
và sông Thái Bình, đây là trận lũ lụt lớn nhất trong vòng 250 năm qua ở miền
Bắc Việt Nam khiến khoảng 100 nghìn người thiệt mạng. Tại thời điểm năm
1971, tại 13 tỉnh thành phía Bắc có sự cố vỡ đê lớn. Vỡ đê đã gây ngập lụt
diện rộng trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Lũ lụt đã để lại hậu quả hết sức
nặng nề, hàng ngàn hộ dân phải di dời khỏi các vùng sạt lở, ngập lụt, hệ sinh
thái môi trường các vùng cửa sông ven biển bị hủy hoại nghiêm trọng.
Lũ lụt Miền Bắc có những nét đặc trưng cơ bản: tần suất lớn, trung bình
hàng năm có khoảng 3 - 4 trận lũ xuất hiện trên các sông; thời gian

truyền lũ rất nhanh, ngập lụt xẩy ra khi có mưa lớn chỉ sau từ 2 đến 8 giờ; thời
gian duy trì ngập lụt ngắn; cường suất lũ rất lớn và rất bất ổn định, thay đổi
theo từng đoạn sông và từng trận lũ; biên độ lũ cao, thời gian lũ lên rất ngắn
gây ra ngập lụt nghiêm trọng.
Thành phố Uông Bí là một trong những địa bàn quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Toàn bộ trung tâm thành
phố Uông Bí được bảo vệ bởi các tuyến đê bao hiện trạng với tổng chiều dài
là 32,7 km do vậy không bị ngập lụt do triều cường, tuy nhiên do hệ thống hệ
thống thoát nước và cống xả nước hiện trạng không đảm bảo về khẩu độ,
không đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước của thành phố nên thường
xuyên xảy ra ngập úng cục bộ tại trung tâm thành phố, ngoài ra khu vực phía
Nam thành phố do địa hình thấp với cao độ 12,5m, vùng trũng ven sông Đá


2

Bạc thường xuyên ngập úng trong mùa mưa. Vì vậy trong quá trình quy
hoạch xây dựng phát triển, mở rộng thành phố cần chú ý đến các giải pháp
chuẩn bị kỹ thuật nhằm phòng tránh ngập lụt cho toàn bộ thành phố, giúp
phòng tránh thiên tai do lũ lụt gây ra trên địa bàn Thành phố Uông Bí nói
riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Thành phố Uông Bí cũng như rất nhiều các thành phố khác của Tỉnh
Quảng Ninh hàng năm đều phải gánh chịu các trận lụt, bão lũ gây thiệt hại
nghiêm trọng về người và của. Vì vậy đề tài “ Nghiên cứu một số giải pháp
chuẩn bị kỹ thuật nhằm phòng tránh ngập lụt trong QHXD thành phố Uông
Bí- tỉnh Quảng Ninh” là rất cần thiết và thực sự cấp bách giúp cho việc
QHXD mở rộng, phát triển thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 được diễn ra một cách thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển, thu hút đầu
tư, quản lý đô thị trong tương lai. Đồng thời đảm bảo cuộc sống an toàn và
phát triển của người dân trong khu vực.

* Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật với việc phòng
chống thiên tai lũ lụt của Thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu các tác động của thiên tai lũ lụt, triều cường, nước biển
dâng ảnh hưởng đến Thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm giảm thiểu tác động của
thiên tai lũ lụt.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng chống ngập
lụt trong công tác Thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh. Trong đó tập trung
nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật cụ thể nhằm phòng chống ngập lụt
do ảnh hưởng thủy văn thủy triều tại khu vực phát triển đô thị mở rộng về
phía Nam thành phố tại lưu vực Sông Đá Bạc (sông Bạch Đằng)


3

- Giới hạn không gian nghiên cứu: Thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng
Ninh.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích, đánh giá các thông tin được thu thập.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp chuyên gia;
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu chung các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật có tính ứng dụng
cao trong cuộc sống, để thuận tiện trong quản lý, hiệu quả trong công tác
phòng tránh ngập lụt và giảm thiểu hậu quả do thiên tai, hướng đến mục tiêu
xây dựng và phát triển đô thị bền vững trong tương lai.

- Làm ví dụ điển hình cho các Thành phố có điều kiện địa hình tương
tự trong cả nước.
* Các khái niệm, thuật ngữ
Chuẩn bị kỹ thuật ( CBKT) : Những biện pháp kỹ thuật sử dụng để cải tạo
điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích quy hoạch, xây dựng khu đô thị được gọi
là chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng khu đô thị.
Biến đổi khí hậu (BĐKH): Là do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí
hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Biến đổi khí hậu xác
định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay
thống kê khí hậu.
Kịch bản biến đổi khí hậu: Là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy
về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội,
GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý


4

rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là
nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.
Nước biển dâng (NBD): Là sự dâng lên của mực nướccủa đại dương trên
toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão... Nước biển dâng
tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu
vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
Nước dâng trong bão (NDTB) là hiện tượng mực nước tĩnh dâng cao hơn
mực nước thủy triều thiên văn thông thường do gió bão dồn nước vào ven bờ,
áp thấp khí quyển và mưa lớn. Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên phương
pháp tin cậy nhất để xác định chiều cao nước dâng là đo đạc mực nước thực tế
và xử lý như một đại lượng ngẫu nhiên.
* Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận Tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận
văn có phần nội dung bao gồm có 03 chương sau:
Chương 1: Thực trạng về công tác CBKT phòng tránh ngập lụt tại
thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác CBKT phòng tránh
ngập lụt tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Đề xuất các giải pháp CBKT nhằm phòng tránh ngập lụt
trong QHXD tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CBKT PHÒNG TRÁNH
NGẬP LỤT TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Giới thiệu về Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Uông Bí là thành phố trực thuộc của Tỉnh Quảng Ninh, giữ vai
trò là trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch phía Tây của tỉnh
Quảng Ninh; Nằm cách thủ đô Hà Nội 115 km, cách thành phố Hải Phòng 30
km và cách thành phố Hạ Long 45 km. Uông Bí nằm trong tâm điểm động lực
phát triển miền Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Thành phố Uông Bí được định hướng quy hoạch mở rộng đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích khoảng 300 km2 (Có 9 phường
và 2 xã của thành phố Uông Bí và 2 xã thuộc huyện Đông Triều, 1 phường và
1 xã thuộc thị xã Quảng Yên).

Hình 1.1- Vị trí thành phố Uông Bí trong vùng tỉnh Quảng Ninh [4]


6


Nền kinh tế của Thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định: tốc
độ tăng trưởng GTSX 5 năm 2010-2014 đạt bình quân 17,32%/năm, trong đó
ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng GTSX cao nhất đạt
18,5%/năm, công nghiệp xây dựng tăng bình quân 17,51%/năm, nông lâm
thuỷ sản tăng 8,93%/năm [19]. Hàng loạt , khu du lịch được xây dựng và khai
thác đã góp phần không nhỏ vào thành công ban đầu của thành phố.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, có vị trí địa lý thuận lợi , có tài
nguyên du lịch phong phú, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng
và nắm giữ vai trò là trung tâm kinh tế văn hóa thu hút đầu tư Vùng Tây Nam
của tỉnh Quảng Ninh do vậy Thành phố Uông Bí trong tương lai sẽ phát triển
trở thành đô thị hạt nhân của Tỉnh Quảng Ninh - đô thị du lịch văn hoá, sinh
thái, hiện đại, phát triển bền vững, có bản sắc riêng, có khả năng cạnh tranh,
đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong nền
kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập quốc tế; làm cơ sở cho việc quản lý,
thu hút đầu tư phát triển đô thị;
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a) Phạm vi nghiên cứu và ranh giới nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: toàn thành phố Uông Bí và phần mở rộng
gồm một phần của huyện Đông Triều và thị xã Quảng Yên, tổng diện tích
khoảng 300 km2 (Có 9 phường và 2 xã của thành phố Uông Bí và 2 xã thuộc
huyện Đông Triều, 1 phường và 1 xã thuộc thị xã Quảng Yên).
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
- Phía Nam giáp sông Bạch Đằng và huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải
Phòng)
- Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ và thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh)
- Phía Tây giáp huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh)


7


Hình 1.2-Vị trí và phạm vi nghiên cứu thành phố Uông Bí [4]
b) Địa hình, địa mạo
*) Đặc điểm địa hình
Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, trong dải cánh cung
Đông Triều - Móng Cái, chạy dài theo hướng Tây – Đông, địa hình rất phức
tạp và đa dạng, cấu tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao
nhất là núi Yên Tử với cao độ 1.068m và núi Bảo Đài 875m.
Phía Nam là các bãi bồi, thấp chũng và ngập nước ven sông Đá Bạc là nơi
phát triển nông nghiệp và thủy sản. Địa hình phân tách ra làm 3 vùng rõ rệt,
vùng cao, vùng thung lũng và khu vực đồng bằng, thấp trũng
*) Điều kiện khí hậu
Do vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều - Móng Cái,
có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam đã tạo cho
Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu
miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải.


8

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 22,20C. Mùa hè nhiệt độ trung bình
22 - 300C, cao nhất 34 - 360C.
Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm, cao nhất là
2.200 mm, thấp nhất 1.200 mm.
Chế độ gió: Có hai hướng gió thịnh hành là hướng Đông Nam thổi vào
mùa hè và hướng Đông Bắc vào mùa đông.
Gió bão: Cũng như các huyện thị khác ven biển Bắc Bộ, trung bình mỗi
năm có khoảng 2-3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Uông Bí.
Độ ẩm không khí: Trung bình năm 81%, cao nhất 89,3%, thấp nhất
50,8%.

* ) Điều kiện thủy văn
Thành phố Uông Bí chịu ảnh hưởng của 4 con sông chính: sông Đá Bạc,
sông Vàng Danh, sông Uông và sông Sinh. Hệ thống sông suối của thành phố
phần lớn là các sông nhỏ, diện tích lưu vực hẹp, nguồn nước và lưu lượng
không lớn, không có khả năng để xây dựng các hồ chứa có dung tích lớn cho
việc điều tiết lũ.
*) Điều kiện hải văn
Thành phố Uông Bí và các khu vực phụ cận thị xã Đông Triều và thị xã
Quảng Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ nhật triều vịnh Bắc bộ 26 28
ngày nhật triều và 24 ngày bán nhật triều. Thủy triều mạnh nhất và các tháng
1, tháng 6 và tháng 12.
- Cao trình đỉnh triều max: +2,2m (xảy ra hàng năm vào tháng 10, 11, 12)
+ Cao trình đỉnh triều min: -1.4m.
+ Cao trình đỉnh triều max lịch sử: +2.62 m (năm 1986 - khi có bão) [17].


9

Bảng 1.1 Mực nước đỉnh triều, chân triều, trung bình –cm (trạm Do Nghi)hệ cao độ lục địa [17]
P%
t/s
Hmax
Hmin
Htb

1

3

238 225

+
+1
16
56 66

5

10

20

50

70

90

95

215

202

85

143

108

65


52

-7

-20

-41

-88

62

54

44

30

97

99

44
30
-110 -132 -140
-156
146
21
11

8
5
-4

Mùa khô mặn xâm nhập vào lục địa với khoảng cách 0,51,0km tính từ
điểm sông cắt quốc lộ 18.
Độ xâm nhập mặn lớn nhất của sông Đá Bạc đạt 40km.
c) Địa chất thủy văn , địa chất công trình
*) Địa chất thủy văn
Do địa hình dốc lớn nên nguồn nước ngầm rất hạn chế, mạch nước sâu.
Nước ngầm chỉ dùng cho sinh hoạt của nhân dân là chủ yếu nhưng cũng phải
qua xử lý. Nhìn chung nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công
nghiệp và nông nghiệp ở Uông Bí rất hạn chế, đặc biệt rất khó khăn vào mùa
khô
*) Địa chất công trình
Thành phố Uông Bí nằm trong vùng địa chấn cấp 7 (Theo bản đồ phân
vùng địa chất Việt Nam của Viện vật lý địa cầu lập năm 1995).
1.1.2 Hiện trạng kinh tế-xã hội
a) Hiện trạng dân cư
Dân số của thành phố Uông Bí đến 31/12/2014 là 171.422 người (bao gồm
cả dân số thường trú và dân số quy đổi). Trong đó dân số nội thị là 163.625
người, chiếm 95,5% tổng dân số toàn thành phố; dân số ngoại thành là 7.797


10

người, chiếm 4,5% . Tổng số dân số thường trú thực tế là 110.531 người được
thống kế trong bảng dưới đây, dân số quy đổi là 53.094 người. [4]

Bảng 1.2- Diện tích, dân số thực tế thường trú thành phố Uông Bí

phân theo đơn vị hành chính năm 2014 [4]

STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11

Tên đơn vị hành
chính

Diện tích
(ha)

Khu vực nội thị
17.613,59
Phường Vàng Danh 5.433,50
Phường Thanh Sơn
945,69
Phường Bắc Sơn
2.714,39

Phường Quang
1.404,88
Trung
Phường Trưng
353,08
Vương
Phường Nam Khê
750,77
Phường Yên Thanh 1.444,57
Phường Phương
2.393,22
Đông
Phường Phương
2.173,49
Nam
Khu vực ngoại thị
7.932,82
Xã Điền Công
1.193,16
Xã Thượng Yên
6.739,66
Công
Tổng cộng
25.546,40

Dân số
thường
trú
(Người)
110.531

16.366
14.780
6.362

Dân số
quy đổi
(Người)

Tổng dân số
(thường trú +
quy đổi
(Người)

53.094

163.625

20.417
8.033
9.401
8.521
13.567
13.084
7.797
1.853

7.797

5.944
118.328


b) Hiện trang lao động
* Khu vực thành phố Uông Bí : có tổng số lao động: 59.080 người.

171.422


11

Bảng 1.3 Thống kê lao động trong các ngành trên địa bàn thành phố năm
2012-2014 [4]

Lao động nông nghiệp

Người
Người

2012
55.280
14.880

2013
2014
58.186 59.080
15.156 15.285

Lao động phi nông nghiệp

Người


40.400

43.030 43.795

Lao động

Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp

%

73,1

74

74,1

1.1.3 Hiện trạng xây dựng các công trình
a. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, Thành phố có tổng diện tích tự
nhiên 25.546,40 ha, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người là 1.500
m2/người. Trong 25.546,40 ha đất tự nhiên có 24.508,88 ha đất đang được sử
dụng cho các mục đích, còn lại 1.037,52 ha là đất chưa sử dụng. [3]
Khu vực mở rộng phía Tây và phía Đông của thành phố chủ yếu là đất sản
xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
Bảng 1.4 Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất [4]
Stt
A

Danh mục đất
Khu vực nội thị


D.tích
(ha)

Tỷ lệ B.quân
(%)

(m2/ng)

17947,85

A1 Đất xây dựng đô thị (I+II)

3097,59 100,0

I

Đất dân dụng

1426,44

46,1

87,2

1

Đất đơn vị ở(đất ở kể cả vườn tạp quanh nhà)

794,00


25,6

48,5

2

Đất CT phục vụ công cộng

86,81

2,8

5,3

3

Đất cây xanh, công viên-TDTT

105,57

3,4

6,5

3.1 Đất xây canh, công viên - TDTT

62,50

3.2 Đất cây xanh


43,07

189,0


12

4

Đất giao thông đô thị

440,07

14,2

27,0

II

Đất ngoài dân dụng

1671,15

54,0

102,0

1


Đất công nghiệp, CCN

28,50

0,9

2,0

2

Cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

994,50

32,1

61,0

3

Đất du lịch

20,00

0,7

1,0

52,20


1,7

3,0

-

0,0

0,0

4

Đất cơ quan, công cộng... (ngoài sự quản lý
của đô thị)

5

Đất cây xanh cách ly

6

Đất các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối

15,60

0,5

1,0

7


Đất giao thông đối ngoại, cảng.

90,02

2,9

6,0

8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

25,94

0,8

2,0

9

Đất di tích

103,30

3,3

6,0

10


Đất an ninh quốc phòng

247,91

8,0

15,0

11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

40,88

1,3

2,0

52,30

1,7

3,0

14850,26 100,0

908,0

12


Các loại đất hiện chuyên dụng khác ( hạ tầng
khác, thủy lợi…)

A2 Đất khác
1

Đất nông nghiệp

3500,37

23,6

214,0

2

Đất lâm nghiệp

7958,15

53,6

486,0

3

Sông suối, mặt nước

1184,06


8,0

72,0

4

Đất chưa sử dụng

970,47

6,5

59,0

5

Đất nuôi trồng thủy sản

1110,51

7,5

68,0

6

Đất hoạt động khai thác

126,70


0,9

8,0

B

Khu vực ngoại thị

B1

Đất XD nông thôn (I+II)

276,44 100,0

355,0

I

Đất xây dựng khu dân cư Nông thôn

7598,60

99,03

35,8

127,0



13

51,34

18,6

66,0

5,20

1,9

7,0

Đất giao thông khu dân cư nông thôn.

32,30

11,7

41,0

4

Đất cây xanh công viên

10,19

3,7


13,0

II

Đất xây dựng ngoài khu dân cư nông thôn

177,41

64,2

228,0

1

Đất sản xuất kinh doanh, TTCN nông thôn.

122,00

44,1

156,0

13,90

5,0

18,0

1


Đất ở Nông thôn

2

Đất công trình công cộng

3

Các loại đất chuyên dụng khác ( hạ tầng

2

khác, di tích, thủy lợi…)

3

Đất giao thông đối ngoại

20,20

7,3

26,0

4

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

12,53


4,5

16,0

5

Đất an ninh quốc phòng

1,25

0,5

2,0

6

Đất nghĩa trang, nghĩa địa.

7,53

2,7

10,0

B2

Đất khác

1


Đất nông nghiệp

929,96

12,7 1.193,0

2

Đất lâm nghiệp

5625,43

76,8 7.215,0

3

Sông suối, mặt nước

4

Đất chưa sử dụng

5

Đất nuôi trồng thủy sản
Tổng cộng

7322,16 100,0 9.391,0

238,57


3,3

306,0

67,00

0,9

86,0

461,20

6,3

592,0

25546,40

b) Hiện trạng xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội
*) Nhà ở:
Tỷ lệ nhà kiên cố chủ yếu bám các trục đường lớn, quy mô tầng cao từ 3-4
tầng, diện tích nhỏ 40-70m2 do dân tự xây dựng, chưa có thiết kế đồng bộ.
Đất nhà ở của thành phố trong những năm gần đây đã được nâng cấp, cải
thiện, nhiều dự án phát triển đô thị đã và đang làm tăng quy nhà ở cho thành
phố tạo bộ mặt cho đô thị hiện đại.


14


*) Công trình công cộng:
- Tuyến khu vực, ngành có 1 bệnh viện: Bênh viện Việt Nam – Thủy Điển,
và 1 bệnh viện do ngành than quản lý. Hiện trạng với diện tích khoảng 7,8 ha,
bệnh viện đang thực hiện dự án mở rộng diện tích lên thành 26,86 ha.
- Tuyến thành phố có 1 cơ sở y tế là trung tâm y tế thành phố
- Tuyến xã, phường có 11 cơ sở y tế gồm: 9 cơ sở y tế ở phường và 2 cơ sở
y tế xã, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 100% năm 2010.
- Hệ thống giáo dục và mạng lưới trường lớp của Thành phố Uông Bí
tương đối đầy đủ các loại hình đào tạo như: Công lập, dân lập, bán công, tư
thục,...
- Hệ thống các công trình văn hóa, di tích lịch sử phát triển và được đầu tư
khang trang nhằm đảm bảo đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân Thành
phố.
1.1.4 Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật
a) Hiện trạng về giao thông
*) Giao thông đối ngoại
-) Đường sắt:
Hệ thống đường sắt của thành phố gồm đường sắt quốc gia, đường sắt
chuyên dùng và các đường nhánh với tổng chiều dài 31,5km.
-) Đường thuỷ:
Hệ thống giao thông đường thuỷ của thành phố nhìn chung chậm phát
triển do địa hình không thuận lợi, vị trí của Thành phố lại ở xa sông lớn (sông
Bạch Đằng), cửa sông Uông và sông Sinh chịu nhiều ảnh hưởng của các bãi
bồi và chế độ thuỷ triều.
-) Đường bộ:
Hệ thống giao thông đối ngoại được hình thành trên hai hệ trục đường
chính Đông - Tây (quốc lộ 18 và tuyến đường từ khu vực Đông Triều- qua xã



×