Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận nam từ liêm (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

MAI MẠNH HƯNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

MAI MẠNH HƯNG
KHÓA 2017-2019, LỚP CAO HỌC 2017QL2

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM

LUẬN VĂN THẠC SỸ


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 60.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM MINH HÀ

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sĩ, chuyên ngành Quản
lý Đô thị và Công trình, khóa học 2017 - 2019 tại Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội. Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Đây chính là nền
tảng kiến thức giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và
trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng tri ân
tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trường. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất và lòng biết ơn tới PGS. TS. Phạm Minh Hà, là người trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp cho học viên
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường, cảm ơn
phòng Quản lý đô thị và Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm đã giúp đỡ
học viên hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Mạnh Hưng



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Mạnh Hưng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình, sơ đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
* Lý do chọn đề tài............................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
* Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
* Nội dung nghiên cứu......................................................................................2
* Một số khái niệm, thuật ngữ...........................................................................3
* Cấu trúc luận văn............................................................................................5
NỘI DUNG.......................................................................................................6
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM.......................................6
1.1. Giới thiệu chung về quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội...............6

1.1.1. Lịch sử hình thành...................................................................................6
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.....................................9
1.2. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố
Hà Nội và quận Nam Từ Liêm.....................................................................11
1.2.1. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội........11
1.2.2. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.....12


1.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm..................................................................................................17
1.2.4. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý trật tự
xây dựng đô thị................................................................................................24
CHƯƠNG II. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT
TỰ XÂY DỰNG QUẬN NAM TỪ LIÊM...................................................37
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................37
2.1.1. Trật tự xây dựng trong xã hội................................................................37
2.1.2. Nguyên tắc và nội dung quản lý trật tự xây dựng đô thị.......................39
2.1.3. Bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý trật tự xây dựng.........................39
2.1.4. Các yếu tố tác động đến thiết lập trật tự xây dựng đô thị......................49
2.2. Cơ sở pháp lý..........................................................................................52
2.3. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng trong và ngoài nước..............56
2.3.1. Kinh nghiệm ngoài nước.......................................................................56
2.3.2. Kinh nghiệm trong nước........................................................................60
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ
LIÊM..............................................................................................................68
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc.............................................................68
3.1.1. Quan điểm.............................................................................................68
3.1.2. Mục tiêu.................................................................................................71
3.1.3. Nguyên tắc.............................................................................................72

3.2. Một số giải pháp.......................................................................................73


3.2.1. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý trật tự xây dựng đô thị....................73
3.2.2.Cải cách thủ tục hành chính và phân công, phân cấp, phối hợp quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận....................................74
3.2.3. Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra trong lĩnh vực xây
dựng.................................................................................................................80
3.2.4. Tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng trong công tác
quản lý trật tự xây dựng đô thị.........................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MUC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

GPXD


Giấy phép xây dựng

TTHC

Thủ tục hành chính

TTrXD

Thanh tra xây dựng

TTXD

Trật tự xây dựng

QLĐT

Quản lý đô thị

QL TTXD ĐT

Quản lý trật tự xây dựng đô thị

XD

Xây dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ…

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Trụ sở UBND quận Nam Từ Liêm

Hình 1.2

Vị trí địa lý của quận Nam Từ Liêm

Hình 1.3

Công trình xây dựng 18 tầng không phép vi phạm trật tự
xây dựng tại dự án Khu đô thị chức năng Đại Mỗ,
phường Đại Mỗ

Hình 1.4

Sơ đồ các nhân tố tác động đến thiết lập trật tự kỷ
cương trong xây dựng
Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền

Hình 1.5

phê duyệt tại phường Cầu Diễn


Hình 1.6

Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Hình 1.7

Công trình sai quy hoạch tại phường Xuân Phương

Hình 2.1

Sơ đồ quy trình cấp phép xây dựng

Hình 2.2

Sơ đồ các nhân tố tác động đến thiết lập trật tự kỷ
cương trong xây dựng


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Quận Nam Từ Liêm là một quận nằm ở cửa ngõ phía Tây Thủ đô Hà
Nội. Theo quy hoạch là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính,
dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội, do đó việc định hướng phát triển
xây dựng đô thị tại địa bàn quận đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát
triển tổng thể của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, để thực hiện công tác quản lý
xây dựng đô thị theo đúng quy hoạch được duyệt, đảm bảo đô thị không bị
phá vỡ quy hoạch thì công tác quản lý trật tự đô thị chiếm vai trò rất quan

trọng.
Trong những năm qua quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh tại thủ đô
Hà Nội nói chung và quận Nam Từ Liêm nói riêng, cùng với đó thủ đô đang
đứng trước nhiều khó khăn và thách thức do áp lực của việc tăng dân số,
chuyển nhượng đất đai, xây dựng các công trình nhà ở. Hậu quả của quá trình
này dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị, lấn chiếm đất công,
cơi nới trái phép và xây dựng sai với thiết kế quy hoạch... diễn ra ngày một
tăng và mức độ nghiêm trọng theo chiều hướng cao hơn, tỷ lệ các công trình
vi phạm tăng nhanh sau mỗi năm. Do những vi phạm trật tự xây dựng đô thị
này dẫn tới phá vỡ quy hoạch kiến trúc cảnh quan ban đầu, làm thay đổi diện
mạo đô thị, gây mất mỹ quan khó kiểm soát cho quận Nam Từ Liêm. Bên
cạnh đó diện tích đất công cộng tạo nên nét đẹp và sự tiện nghi của đô thị
ngày càng bị thu hẹp. Các công trình xây dựng trái phép này không chỉ gây
mất mỹ quan đô thị mà còn gây mất vệ sinh môi trường, mất an toàn lao
động, gây bức xúc cho người dân và để lại ấn tượng không tốt cho du khách
quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Nam Từ
Liêm là vấn đề cần thiết và bức bách hiện nay.


2

Do vậy, đề tài luận văn " Hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm " là rất cần thiết nhằm xây dựng quận
Nam Từ Liêm trở thành một khu vực đô thị văn minh, hiện đại, góp phần tạo
nên diện mạo của thủ đô Hà Nội.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật
tự xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Giúp cơ quan quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng.

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :
Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc tuân thủ pháp luật về trật
tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công
trình; các cơ quan chức năng làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Phạm vi nghiên cứu :
Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
* Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp điều tra khảo sát thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng.

-

Phương pháp thống kê - tổng hợp.

-

Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.

-

Phương pháp vận dụng có tính kế thừa

* Nội dung nghiên cứu


3

- Tình hình vi phạm trật tự xây dựng và việc tuân thủ pháp luật về trật

tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công
trình.
- Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị của các cơ quan
quản lý trên địa bàn quận Nam Từ Liêm trong những năm qua.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý trật tự
xây dựng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác quản lý trật
tự xây dựng đô thị tại quận Nam Từ Liêm.
* Một số khái niệm, thuật ngữ:
Giấy phép xây dựng (GPXD): Là một loại văn bản quy phạm pháp luật
về xây dựng, cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ chức
cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn đô thị phải thực
hiện theo quy định trong giấy phép này và các quy định có liên quan của Nhà
nước.
Quản lý trật tự xây dựng: Quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất
quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy
chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý
nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa
bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi
trường đô thị. Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc đi dà sát kiểm tra những
công trình xây dựng trên địa bàn xây dựng mà không đúng như yêu cầu trong
GPXD đã được cơ quan cấp phép cấp cho và có biện pháp xử lý theo luật đã
định. Quản lý trật tự xây dựng là khâu tiếp theo của khâu cấp phép. Quản lý
trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yêu là GPXD và các tiêu chuẩn đã được
duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác cấp phép


4

được thực thi có hiệu lực.

Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị: Công trình xây
dựng theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng mà thực tế
không có giấy phép xây dựng; Công trình xây dựng sai nội dung trong Giấy
phép xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; Công trình xây sai thiết
kế các cấp có thẩm quyền đã thẩm định phê duyệt, sai với quy hoạch chi tiết
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Công trình xây dựng có tác động đến
chất lượng công trình lân cận ảnh hường đến môi trường, cộng đồng dân cư.
Công trình không phép : Là những công trình được khởi công xây
dựng mà vẫn chưa được cấp phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây
dựng trên địa bàn. Việc xin phép với những công trình này là bắt buộc
nhưng chủ đầu tư không xin cấp phép. Hậu quả dẫn đến với những loại công
trình này thường là xây dựng không đúng theo quy hoạch chi tiết của Quận,
Huyện, Phường…, xây dựng không đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh
chấp đất đai, các biện pháp thi công không được kiểm soát dễ gây ảnh hưởng
tới môi trường xung quan, cảnh quan đô thị…
Công trình sai phép: Là những công trình xây dựng không đúng với
thiết kế đã được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp. Những loại
công trình này đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại
xây dựng không như trong giấy phép đã duyệt. Hầu hết là xây lấn, xây tăng
thêm so với giới hạn đã cho phép. Những công trình này rất nhiều vì chủ đầu
tư trong quá trình xây dựng thường lấy cớ là đã có GPXD để che mắt sau đó
là thực hiện hành vi xây dựng sai phép. Hậu quả gây ra cũng không kém phần
nghiêm trọng.


5

* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn

quận Nam Từ Liêm
Chương II: Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý trật tự xây dựng quận
Nam Từ Liêm
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM
1.1. Giới thiệu chung về quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội [23]
1.1.1. Lịch sử hình thành
Trong lịch sử, ở thời Trần, Từ Liêm là một trong hai huyện của phủ
Đông Đô hay lộ An Nam La Thành. Đến thời Lê, Từ Liêm là một trong năm
huyện của phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm 1831 là một trong ba huyện của
phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Từ năm 1888 đất Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức
tỉnh Hà Đông và tên huyện Từ Liêm bị bỏ. Đến năm 1961 được lập lại huyện
Từ Liêm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc dưới các triều đại theo
các thể chế quản lý nhà nước khác nhau, địa giới hành chính của huyện Từ
Liêm tuy có thay đổi nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên địa danh, địa giới cho
đến năm 2013. Và cũng từ đó, tên gọi có lúc khác nhau nhưng mảnh đất này
phần lớn vẫn là vùng ngoại thành Hà Nội.
Ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành
Nghị quyết số 132/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện
Từ Liêm cũ để thành lập 02 quận (Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm). Theo
Nghị quyết thành lập quận Nam Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự
nhiên và dân số của 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ;
một phần diện tích đất tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương (536,34ha và

34.052 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32); một phần diện tích đất tự nhiên
và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75ha và 23.279 nhân khẩu phần phía
Nam quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ). Sau khi thay đổi địa giới hành
chính quận Nam Từ Liêm gồm có 10 phường như sau :


7

- Thành lập phường Trung Văn trên cơ sở toàn bộ 277,58 ha diện tích tự
nhiên và 29.850 nhân khẩu của xã Trung Văn.
- Thành lập phường Đại Mỗ trên cơ sở toàn bộ 498,19 ha diện tích tự nhiên và
26.741 nhân khẩu của xã Đại Mỗ.
- Thành lập phường Tây Mỗ trên cơ sở toàn bộ 604,53 ha diện tích tự nhiên
và 22.557 nhân khẩu của xã Tây Mỗ.
- Thành lập phường Mễ Trì trên cơ sở 467,30 ha diện tích tự nhiên và 26.688
nhân khẩu của xã Mễ Trì.
- Thành lập phường Phú Đô trên cơ sở 239 ha diện tích tự nhiên và 13.856
nhân khẩu còn lại của xã Mễ Trì.
- Thành lập phường Mỹ Đình 1 trên cơ sở 228,20 ha diện tích tự nhiên và
23.987 nhân khẩu của xã Mỹ Đình.
- Thành lập phường Mỹ Đình 2 trên cơ sở 197 ha diện tích tự nhiên và 26.991
nhân khẩu của xã Mỹ Đình.
- Thành lập phường Cầu Diễn trên cơ sở 137,75 ha và 23.279 nhân khẩu của
thị trấn Cầu Diễn; 41,47 ha diện tích tự nhiên và 4.893 nhân khẩu còn lại của
xã Mỹ Đình. Phường Cầu Diễn có 179,22 ha diện tích tự nhiên và 28.172
nhân khẩu.
- Thành lập phường Phương Canh trên cơ sở 260,76 ha diện tích tự nhiên và
20.243 nhân khẩu của xã Xuân Phương.
- Thành lập phường Xuân Phương trên cơ sở 275,58 ha diện tích tự nhiên và
13.809 nhân khẩu còn lại của xã Xuân Phương.

UBND quận Nam Từ Liêm chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/4/2014. Đó là mốc thời gian đánh dấu sự chuyển đổi bước ngoặt của một
địa bàn mang tính chất nông thôn sang địa bàn mang tính chất đô thị với sự


8

thay đổi toàn diện trong phương thức tổ chức, quản lý đời sống kinh tế - xã
hội.

Hình 1.1 Trụ sở UBND quận Nam Từ Liêm[23]
Với một quận non trẻ nhưng Nam Từ Liêm có tốc độ đô thị hóa nhanh
và phát triển mạnh mẽ nhất trong các quận, huyện thuộc thành phố, với nhiều
dự án trọng điểm đã và đang được triển khai. Nhiều công trình kiến trúc hiện
đại và quan trọng của thủ đô Hà Nội như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân
vận động Quốc gia Mỹ Đình, tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam Hanoi
Landmark Tower, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm đào tạo
thể dục, thể thao, VĐV Cấp cao Hà Nội,...
Cùng với đó, quận xây dựng môi trường sống, làm việc an toàn, trong
sạch, môi trường đầu tư hấp dẫn; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân. Đây cũng chính là những yếu tố căn bản để
xây dựng quận Nam Từ Liêm trở thành “đô thị đáng sống” - một nấc phát
triển cao của “đô thị văn minh, hiện đại”


9

1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
a) Địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm:


Hình 1.2. Vị trí địa lý của quận Nam Từ Liêm [23]
- Phía Đông giáp quận Thanh Xuân và Cầu Giấy;
- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức
- Phía Nam giáp quận Hà Đông;
- Phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm.


10

b) Kinh tế xã hội
Quận Nam Từ Liêm đã bước qua năm thứ năm góp mình trong đội hình
các quận Thủ đô. Thời điểm đó, vừa tách huyện lại một bước trở thành quận
mới của Hà Nội, với quận Nam Từ Liêm động lực ấy cũng song hành với thử
thách.
Trở thành một quận của Thủ đô, bước ngoặt ấy đã tạo những động lực
để cán bộ và nhân dân quận Nam Từ Liêm xác định vừa phải thích nghi với
hoàn cảnh mới vừa phải định hình trong sự phát triển của cả Thủ đô.
Nam Từ Liêm từng bước tháo gỡ khó khăn, phát huy thuận lợi, trong
bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, Nam Từ Liêm vẫn đảm bảo cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Để duy trì tăng trưởng kinh tế,
Quận đã triển khai nhiều nhiệm vụ để tạo thuận lợi cho các thành phần
kinh tế phát triển, tập trung thực hiện các biện pháp thu hút các doanh nghiệp
vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Đồng thời, với vị trí thuận lợi, mang tính chiến lược, Quận tập trung
khai thác, phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao như giáo dục, viễn
thông, ngân hàng…
Sở hữu những lợi thế về vị trí, tiềm năng, mấy năm gần đây, trên địa bàn
Quận tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh mẽ với nhiều dự án trọng điểm
đã và đang được triển khai. Bên cạnh đó, Quận cũng có nhiều công trình kiến
trúc hiện đại, quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà Nội.

Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận
Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ,
thương mại của thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có nhiều công trình kiến
trúc hiện đại và quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà Nội. Quận cũng là địa


11

phương có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc
Thành phố, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai.
1.2. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố
Hà Nội và quận Nam Từ Liêm .
1.2.1. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trong quá trình đô thị hóa thủ đô Hà Nội đối diện với nhiều áp lực từ
quá trình tăng dân số tập trung, đặc biết là sự tăng dân số cơ học từ bên ngoài
về Hà Nội để học tập và tìm kiếm việc làm. Trong khi cơ sở hạ tầng Thủ đô
còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu, diện tích đất có hạn, nhu cầu xây dựng
các công trình ngày càng lớn. Để quản lý xây dựng đòi hỏi các cơ quan chức
năng phải làm việc nghiêm túc đảm bảo các công trình xây dựng an toàn, mỹ
quan đô thị và đúng với quy hoạch phù hợp với từng địa bàn trên thành phố.
Trong những năm gần đây, mặc dù công tác quản lý trật tự xây dựng đã được
quan tâm nhưng thành phố vẫn không thể tránh được những vi phạm mà
các chủ đầu tư trong quá trình xây dựng xây dựng. Cụ thể, năm 2016, Đội
Quản lý trật tự xây dựng đô thị Hà Nội đã kiểm tra phát hiện hơn 2.400 vụ
xây sai phép, không phép trong số hơn 7.800 công trình trên địa bàn, lập biên
bản để xử lý.
Năm 2017, Hà Nội đã lập biên bản 1.916 vụ vi phạm trật tự xây dựng.
Trong đó có 783 vụ sai phép, 576 vụ nhà không phép, 299 vụ xây nhà trái
phép. Thành phố đã tiến hành cưỡng chế 1358 vụ. Những số liệu này được
báo cáo tại cuộc họp giữa lãnh đạo Thành phố với Sở Xây dựng Hà Nội. [15]

Tính đến quý II năm 2018, số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn
Hà Nội như xây dựng không phép, sai phép, tranh chấp, khiếu nại vẫn cao. Cụ
thể, các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành
kiểm tra 6349 công trình xây dựng. Trong đó, số công trình lập hồ sơ vi phạm


12

là 674 trường hợp, tương ứng 5,39%, giảm 157 trường hợp so cùng kỳ năm
2017…
Các con số nêu trên cũng không có gì là ngạc nhiên khi mà trên lý thuyết
các nhà quy hoạch cho rằng Hà Nội cần phải có mật độ xây dựng là 80% là
phù hợp nhưng khó nỗi là Thành phố quá chật hẹp nên việc thực hiện nó ngoài
thực tế là vô cũng khó khăn. Dường như không thể có thực, nhất là càng về
sau này. Hiện nay, thủ đô của chúng ta đã mở rộng địa giới, diện tích thành
phố Hà Nội đã tăng gấp 13 lần trước. Như vậy, Hà Nội sẽ giải quyết được bài
toán mở rộng diện tích đất thỏa mãn nhu cầu cần đất, nhưng việc này cũng
tương đương với việc quản lý trật tự xây dựng với những quy hoạch mới và ý
thức của cộng đồng người mới về Hà Nội gặp không ít khó khăn. Đây cũng lại
là một bài toán nan giải cho các nhà quản lý đô thị Thủ đô.
1.2.2. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
Hòa cùng tiến trình đô thị hóa của cả nước, quận Nam Từ Liêm đang
từng bước chuyển mình trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- văn hóa- xã hội. Kết
quả quá trình đô thị hóa mang lại cho quận là không thể phủ nhận: đời sống
nhân dân nâng cao, chất lượng dich vụ tốt hơn,...đồng thời đô thị hóa cũng
làm cho nhu cầu về nhà ở ngày càng trở nên cấp bách. Việc các hộ cải tạo, cơi
nới nhà cũ, xây dựng nhà ở mới đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên điạ bàn
quận. Khảo sát trên địa bàn các phường như Cầu Diễn, Mỹ Đình, Mễ Trì
…chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những công trình nhà ở riêng lẻ xây dựng
liên tục để đáp ứng như cầu của người dân. Ngoài các công trình nhà ở nhỏ lẻ,

các khu đô thị mới, các trung tâm thương mại, nhà văn phòng cho thuê cũng
liên tiếp hiện diện làm cho diện mạo của quận Nam Từ Liêm thay đổi từng
ngày.


13

Thực tế cũng thừa nhận, tuy mật độ xây dựng lớn nhưng lại không
đồng đều giữa các phường. Mật độ xây dựng cao ở các phường Mỹ Đình , Mễ
Trì, Phú Đô, Cầu Diễn, các phường Xuân Phương, Phương Canh thì ngược
lại. Có sự chênh lệch trên là do các phường có mật độ xây dựng cao là các
phường có đất nằm trong vùng giải phóng mặt bằng có đường mới mở đi qua,
nằm ở vị trí trung tâm của quận nên điều kiện về giao thông, vị trí thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế nên việc xây dựng cũng được đẩy mạnh hơn.
Song hành với tốc độ xây dựng chóng mặt ở các phường là tình trạng vi
phạm trật tự xây dựng. Các trường hợp vi phạm diễn ra với nhiều hình thức đa
dạng từ xây dựng không phép, trái phép đến trái phép và trên tất cả các
phường trên địa bàn. Qua kiểm tra của Thanh tra quận ta có số liệu về vi
phạm trật tự xây dựng năm 2017 như trong bảng sau :
Bảng 1: Thống kê số liệu kiểm tra công trình trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm [15]
Tổng số công
STT

Tên phường

trình xây dựng
đã kiểm tra

Công trình có

phép, miễn phép

Tỷ lệ công
trình có
phép

1

Mỹ Đình 1

135

114

84,5%

2

Mỹ Đình 2

110

89

80,9%

3

Cầu Diễn


113

95

84,1%

4

Phú Đô

119

95

82,5%

5

Mễ Trì

120

98

81,7%

6

Xuân Phương


71

62

87,3%

7

Phương Canh

85

75

88,5%


14

8

Tây Mỗ

175

127

72,6%

9


Đại Mỗ

230

164

71,3%

10

Trung Văn

126

105

84,1%

Ta thấy phường Tây Mỗ, Đại Mỗ là phường có tỷ lệ các công trình có
phép là thấp nhất vì hai phường này giải phóng mặt bằng để làm các dự án lớn
nên thứ nhất dân cư có tiền đền bù lớn , bên cạnh đó là nhu cầu xây mới, cải tạo
cơi nới sửa chữa rất lớn tuy nhiên lại vẫn theo suy nghĩ từ thời xã, huyện là xây
dựng không cần phải xin GPXD. Các hộ gia đình chủ động xây dựng theo ý của
mình, không quan tâm đến các quy định của nhà nước.
Qua kiểm tra của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị Quận đối với các dự
án có quy mô lớn và nhận thấy hầu hết đều thiếu các điều kiện khởi công công
trình, vi phạm Quyết định 14 và Quyết định 02 của Thành phố ở từng mức độ
khác nhau như: không có hàng rào thi công, không có biển báo công trình, màn
che bụi, trang bị bảo hộ lao động... nguyên nhân là do các nhà thầu cố ý vi phạm

không chấp hành quy định của pháp luật hoặc có thực hiện nhưng chưa nghiêm.
Bên cạnh đó là một số công trình chưa có giấp phép xây dựng nhưng vẫn
thi công xây dựng, nổi bật nhất là công trình xây dựng của Công ty FLC tại địa
bàn phường Đại Mỗ với quy mô 18 tầng không phép. UBND quận Nam Từ
Liêm đã thiết lập hồ sơ vi phạm theo đúng quy định của pháp luật tuy nhiên công
ty vẫn không chấp hành nghiêm chỉnh. Bên cạnh đó UBND quận đã báo cáo với
các cấp thẩm quyền tuy nhiên vẫn chưa giải quyết triệt để được việc vi phạm của
công trình nêu trên gây ra bức xúc, ức chế cho nhân dân.


15

Hình 1.3 : Công trình xây dựng 18 tầng không phép vi phạm trật tự xây
dựng tại dự án Khu đô thị chức năng Đại Mỗ, phường Đại Mỗ
Đây là một công trình rất phức tạp, việc xử lý vượt quá thẩm quyền của
UBND phường Đại Mỗ và UBND quận Nam Từ Liêm. UBND phường và
UBND quận đã rất nhiều lần báo cáo đề xuất lên các cấp có thẩm quyền để xử lý
công trình triệt để, tuy nhiên vẫn chưa thấy có động thái xử lý cụ thể đối với
công trình trên. Việc để tồn tại công trình nêu trên gây rất nhiều khó khăn cho
công tác quản lý, xử lý vi phạm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm nói riêng và
trên đia bàn thành phố Hà Nội nói chung.
Một hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị khá phổ biến khác trong
Quận đó là không xây đúng theo giấy phép xây dựng được cấp. Vi phạm này
không chỉ tồn tại ở công trình nhà ở nhân dân, những công trình nhỏ lẻ, mà còn
tồn tại ở công trình dự án lớn trên địa bàn quận.


16

Hình 1.4: Công trình xây dựng sai phép (xây dựng thêm tầng 6)

tại địa bàn phường Mỹ Đình 1

Hình 1.5: Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền
phê duyệt tại phường Cầu Diễn


×