TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN VĂN QUANG
HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CƠNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ECOBA
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH DÂN
DỤNG VÀ CƠNG NGHIỆP
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN VĂN QUANG
KHĨA 2017 - 2019
HỒN THIỆN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CƠNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ECOBA
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình dân dụng và cơng nghệp
Mã số
: 60.58.02.08
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN
DỤNG VÀ CƠNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN CHỦNG
Hà Nội – 2019
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, quý
thầy cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đặc biệt là các thầy cơ Khoa Sau đại học
đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hồn
thành khóa học.
Tơi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS.TS. Trần Chủng đã tận tình trực tiếp
chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tiểu ban luận văn đã cho tơi những
góp ý q báu để hồn chỉnh Luận văn. Nhân đây tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn
đến gia đình, người thân và gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm
chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành
cám ơn ban Giám đốc Công ty cổ phần Ecoba Việt Nam đã cung cấp số liệu dự án
cho tôi thực hiện Luận văn.
Mặc dù rất cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi những hạn chế
và sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Quang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Quang
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục hình minh họa
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................2
Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: .......................................................2
Cấu trúc luận văn: ...........................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về tiến độ thi cơng cơng trình xây dựng tại công ty cổ phần
Ecoba Việt Nam..........................................................................................................3
1.1. Tiến độ và công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình xây dựng….3
1.1.1. Khái niệm về tiến độ thi cơng, kế hoạch tiến độ thi công…………………….3
1.1.2. Thực trạng quản lý tiến độ dự án xây dựng tại Việt Nam…………………….4
1.1.3. Những tồn tại về tiến độ thi công xây dựng tại Việt Nam. ……………………8
1.2. Tổng quan về tiến độ thi công cơng trình tại cơng ty cổ phần Ecoba Việt Nam.10
1.2.1. Giới thiệu cơng ty............................................................................................10
1.2.2. Mơ hình quản trị cơng ty.................................................................................10
1.2.3. Quy trình Quản lý dự án của cơng ty ..............................................................19
1.3. Thực trạng công tác quản lý tiến độ thi cơng cơng trình tại cơng ty cổ phần Ecoba
Việt Nam ...................................................................................................................22
1.3.1. Thực trạng về quản lý tiến độ thi công cơng trình tại cơng ty cổ phần Ecoba
Việt Nam ...................................................................................................................22
1.3.2. Ngun nhân chậm tiến độ thi cơng cơng trình tại công ty cổ phần Ecoba Việt
Nam...........................................................................................................................35
Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý để lập và quản lý tiến độ thi cơng cơng trình
xây dựng....................................................................................................................40
2.1. Cơ sở khoa học...................................................................................................40
2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của tiến độ thi cơng ...........................................................40
a. Mục đích của tiến độ thi cơng: ..............................................................................40
b. Ý nghĩa của tiến độ thi công: ................................................................................40
2.1.2. Phương pháp tổ chức thi công và phương pháp lập tiến độ thi công: ............42
a. Các phương pháp tổ chức thi công: ......................................................................42
b. Các phương pháp lập tiến độ thi công: .................................................................45
c. Các phương pháp kiểm sốt tiến độ thi cơng: .......................................................49
2.1.3. Nội dung và các bước lập tiến độ thi công: ....................................................53
a. Nguyên tắc lập tiến độ thi công:............................................................................53
b. Căn cứ lập tiến độ thi công: ..................................................................................57
c. Các bước lập tiến độ thi công:...............................................................................57
2.1.4. Nội dung và các bước quản lý tiến độ thi công: .............................................61
a. Phân loại kế hoạch tiến độ thi cơng:......................................................................61
b. Quy trình các bước quản lý kế hoạch tiến độ thi công: ........................................62
2.2. Cơ sở pháp lý về tiến độ thi công xây dựng: .....................................................66
2.2.1. Văn bản pháp lý về tiến độ thi cơng cơng trình xây dựng: .............................66
2.2.2. Các căn cứ pháp lý của dự án xây dựng .........................................................71
Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện việc lập và quản lý tiến độ thi cơng cơng
trình tại cơng ty cổ phần Ecoba Việt Nam................................................................73
3.1. Giải pháp hồn thiện việc lập tiến độ thi cơng cơng trình tại công ty cổ phần
Ecoba Việt Nam........................................................................................................73
3.1.1. Nâng cao chất lượng việc khảo sát hiện trạng địa điểm thi công, nghiên cứu thị
trường và thu thập các dữ liệu khác phục vụ cho việc lập tiến độ ............................73
3.1.2. Ứng dụng các phần mềm trong lập và quản lý tiến độ thi công xây dựng như
Microsoft Project; Primavera P6, BIM 4D ...............................................................74
3.1.3. Chuẩn hóa trình tự thực hiện, thời gian thi cơng và các định mức nguồn lực
tiêu hao thực tế ..........................................................................................................81
3.2. Giải pháp hồn thiện việc kiểm sốt tiến độ thi cơng cơng trình tại cơng ty cổ
phần Ecoba Việt Nam ...............................................................................................82
3.2.1. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức ..........................................................................82
3.2.2. Kiểm sốt phương án thi cơng, áp dụng cơng nghệ thi cơng mới ..................84
3.2.3. Hồn thiện một số quy trình về quản lý kế hoạch tiến độ ..............................87
a. Quy trình biểu mẫu báo cáo quản lý thơng tin, qui trình catchup tiến độ thi cơng..87
b. Quy trình kiểm sốt gia hạn thời gian hoàn thành (EOT)……………………….93
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
BQLDA
Ban quản lý dự án
BXD
Bộ xây dựng
CĐT
Chủ đầu tư
CTXD
Cơng trình xây dựng
QLDA
Quản lý dự án
TĐTC
Tiến độ thi công
TVGS
Tư vấn giám sát
XDCT
Xây dựng cơng trình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng, biểu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Tên bảng, biểu
Cơ cấu tổ chức Ban chỉ huy công trường
Bảng tổng hợp một số dự án Ecoba Việt Nam
thực hiện
Bảng so sánh các phương án vận chuyển
Trang
16
22
37
DANH MỤC HÌNH SƠ ĐỒ MINH HỌA
Số hiệu bảng, biểu
Tên bảng, biểu
Trang
Hình 1.1
7
Hình 1.3
Phối cảnh dự án Masteri Thảo Điền
Phối cảnh Dự án Trung tâm điều hành và giao
dịch Vicem
Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơng ty Ecoba Việt Nam
11
Hình 1.4
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Quản lý thi cơng
13
Hình 1.5
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Dự án
Quy trình Quản lý dự án tại công ty cổ phần
Ecoba Việt Nam
Hình ảnh dự án Westbay Residence Tower đã
hồn thành
Tổng tiến độ gói 1 dự án Westbay Residence
Tower
Phối cảnh và thực tế thi cơng dự án BUV
15
30
Hình 1.12
Tổng tiến độ dự án BUV
Phối cảnh và thực tế thi công phần hầm dự án
Hinode city
Tổng tiến độ phần hầm dự án Hinode city
Hình 1.13
Tổng tiến độ phần thân dự án Hinode city
34
Hình 1.14
Phối cảnh dự án 6th Element
35
Hình 2.1
Hình 2.2
Ý nghĩa của Tiến độ
42
Phương pháp tuần tự
43
Hình 2.3
Phương pháp song song
43
Hình 2.4
Phương pháp dây chuyền
44
Hình 2.5
Tiến độ sử dụng biểu đồ Gantt
45
Hình 2.6
Tiến độ sử dụng sơ đồ xiên
46
Hình 2.7
Sơ đồ mạng CPM
48
Hình 2.8
Kiểm tra tiến độ bằng đường tích phân
50
Hình 2.9
Kiểm tra tiến độ bằng đường phần trăm
51
Hình 1.2
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
8
20
27
28
29
31
33
Hình 2.10
Biểu đồ nhật ký cơng việc
52
Hình 2.11
Biểu đồ nhân lực
54
Hình 2.12
Tiến độ cấp vốn theo thời gian
56
Hình 2.13
Sơ đồ trình tự lập kế hoạch tiến độ
58
Hình 2.14
Chu trình quản lý dự án
66
Hình 3.1
Cơ cấu tổ chức bộ phận nghiên cứu khảo sát
74
Hình 3.2
Quản lý phạm vi theo WBS
77
Hình 3.3
78
Hình 3.6
Tiến độ thi công thể hiện trên P6 Primavera
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Ecoba
điều chỉnh
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban chỉ huy công trường
điều chỉnh
Thi cơng cơng nghệ cốp pha nhơm định hình
Hình 3.7
Quy trình báo cáo tiến độ
88
Hình 3.8
Mẫu báo cáo Tracking tiến độ dự án
89
Hình 3.9
Quy trình catchup tiến độ thi cơng
92
Hình 3.10
Quy trình quản lý gia hạn thời gian hồn thành
94
Hình 3.4
Hình 3.5
83
84
86
1
PHẦN MỞ ĐẦU
. Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, ngành xây
dựng cũng đã có sự phát triển vượt bậc. Do đó cơng tác Quản lý dự án cũng ngày
càng được đầu tư đổi mới về phương pháp và công nghệ để nâng cao nhằm đạt các
mục tiêu đã đề ra về thời gian, chất lượng, chi phí. Quản lý tiến độ là một phần quan
trọng trong quản lý dự án, nó góp phần lớn vào thành cơng của dự án đầu tư. Vì vậy,
cùng với mục tiêu về chi phí và chất lượng đã đề ra chúng ta phải lựa chọn phương
án tối ưu để đạt tiến độ nhanh nhất.
Công ty cổ phần Ecoba Việt Nam có trụ sở tại Tầng 5, Tịa nhà Udic Complex,
Đường Hoàng Đạo Thúy, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Là một doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng, ngồi phân khúc truyền thống là thi cơng
cơng nghiệp nặng những năm gần đây với chiến lược mở rộng thêm phân khúc thi
cơng cơng trình dân dụng cơng ty đã dần khẳng định được thương hiệu với việc thi
công các dự án lớn như: Dự án P12 Park Hill – Time City; Dự án Hinode City tại
201 Minh Khai - Hai Bà Trưng – Hà Nội; dự án The Emerald - CT8 Mỹ Đình; Dự
án Trường Đại học quốc tế Anh – Việt (BUV) tại Ecopark; Dự án Aquabay A3 A4
– Ecopark, Dự án Golden Land 5 – Hải Phịng… Đã có những dự án hồn thành
đúng vượt tiến độ và những dự án chậm tiến độ, việc chậm tiến độ như vậy khơng
những gây tăng chi phí mà cịn làm giảm uy tín của nhà thầu Cơng ty cổ phần Ecoba
Việt Nam. Ngoài nguyên nhân khách quan là thời tiết, nguồn vốn…thì nguyên nhân
chủ quan là do trình độ quản lý chưa theo kịp với sự phát triển của các sản phẩm xây
dựng ngày càng đa dạng, quy mô dự án lớn, công nghệ thi công phức tạp……Cùng
với kiểm sốt chất lượng, giảm chi phí, đảm bảo tiến độ thi công dự án giúp nâng cao
hiệu quả kinh tế, nâng cao vị thế của nhà thầu trên thị trường xây dựng. Do vậy đề tài
luận văn “Hoàn thiện giải pháp quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại cơng
ty cổ phần Ecoba Việt Nam” là thiết thực, có tính khoa học và thực tiễn.
2
. Mục tiêu nghiên cứu:
Hoàn thiện giải pháp lập và quản lý tiến độ thi cơng cơng trình xây dựng tại
công ty cổ phần Ecoba Việt Nam.
. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các cơng trình do cơng ty cổ phần Ecoba Việt Nam thi
cơng.
- Phạm vi nghiên cứu: Các cơng trình thi công từ năm 2014 đến nay.
. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu kết hợp
- Thu thập nghiên cứu tài liệu, tham khảo kinh nghiệm các cơng trình thi cơng
đạt yêu cầu tiến độ tương tự.
- Tổng hợp phân tích, so sánh
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng, tìm ra
các ngun nhân dẫn đến chậm tiến độ thi cơng cơng trình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện việc lập và
quản lý tiến độ các cơng trình do cơng ty cổ phần Ecoba Việt Nam thi cơng.
. Cấu trúc luận văn:
Ngồi phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, luận văn có phần NỘI DUNG bao gồm
3 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình tại cơng ty cổ
phần Ecoba Việt Nam.
- Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý để lập và quản lý về tiến độ thi cơng
cơng trình xây dựng.
- Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện việc lập và quản lý tiến độ thi cơng
cơng trình xây dựng tại cơng ty cổ phần Ecoba Việt Nam.
3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ THI CƠNG CƠNG TRÌNH TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN ECOBA VIỆT NAM
1.1. Tiến độ và công tác quản lý tiến độ thi cơng cơng trình
1.1.1 Khái niệm về tiến độ thi cơng, kế hoạch tiến độ thi công
Tiến độ là khái niệm đã được nhiều học giả tên tuổi nghiên cứu và đưa ra
các định nghĩa khác nhau:
Theo Richard Lansburgh và William Spriegel: Tiến độ liên quan tới sự
thiết lập khối lượng công việc được thực hiện và thời gian bắt đầu cơng việc.
Nó cũng định rõ chất lượng và tỷ lệ hồn thành cơng việc theo quy định.
Theo James L. Lundy: Tiến độ bao gồm thời gian hoàn thành và kết thúc
các nhiệm vụ trong suốt q trình cơng việc được thực hiện.
Theo Luật Xây dựng số 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Dự án đầu tư xây dựng là tập
hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây
dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng nhằm phát triển,
duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn
và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được
thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng’’.[10]
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về tiến độ, Khái niệm “ Tiến độ
dự án” và “ Tiến độ thi công xây dựng” cũng được hiểu suy rộng từ khái niệm
tiến độ.
Tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình (TĐTC) là một sơ đồ bố trí tiến
trình thực hiện hạng mục cơng việc nhằm xây dựng cơng trình theo hợp đồng
thi cơng đã kí kết giữa nhà thầu với chủ đầu tư, nhà thầu với các đơn vị thi
4
cơng. Thời gian xây dựng cơng trình là thời gian kể từ khi thực hiện công việc
đầu tiên đến khi hồn thành cơng việc cuối cùng, đó là đường gang trong tiến
độ thi cơng xây dựng cơng trình [4]
Kế hoạch tiến độ thi công là một loại biểu kế hoạch quy định rõ ràng trình
tự thi cơng (từ khi mới khởi cơng đến lúc hồn thành) và thời gian thi cơng (của
các cơng trình trong một cơng trường) hay (của các cơng việc trong một cơng
trình xây dựng).
Lập kế hoạch và quản lý tiến độ thi công là khâu quan trọng nhất nhằm
quản lý dự án, thi cơng cơng trình có hiệu quả nhất. Nó cung cấp một cơng cụ
giao tiếp trung tâm nhằm điều phối công việ của các bên liên quan. Việc lập kế
hoạch và quản lý tiến độ cũng thiết lập thước đo cho hệ thống kiểm soát dự án
để theo dõi chất lượng, giá thành và thời gian thực hiện cơng tác thi cơng cơng
trình.
Như vậy, “Tiến độ thi cơng xây dựng là một q trình kiểm sốt hoạt
động cơng việc theo trình tự cơng nghệ, trong đó xác định rõ thời gian bắt đầu
và kết thúc của mỗi công việc.”
Tiến độ xây dựng được coi là hợp lý có hiệu quả khi đảm bảo được 3 yếu
tố: cơng nghệ, tổ chức và an tồn lao động.
1.1.2. Thực trạng quản lý tiến độ dự án xây dựng tại Việt Nam
Tại các nước phát triển như Mĩ, Anh.... các nhà quản lý xây dựng giao
việc phát triển và tuân thủ tiến độ cho một hay nhiều nhóm kỹ sư chuyên trách.
Nhiệm vụ của họ là theo dõi tiến độ thực tế, so sánh với kế hoạch và đưa ra
đánh giá công việc đang được thực hiện. Dựa trên kết quả đó, họ sẽ đề xuất các
giải pháp khắc phục. Với cách thực hiện công việc bài bản như vậy, cán bộ dự
án ln ln nắm rõ tình hình thực hiện cơng việc. Ở các dự án có tình trạng
chậm tiến độ, nếu có xảy ra chậm tiến độ cũng nằm trong sự kiểm soát của nhà
quản lý.
5
Có thể nói các nước phát triển đã đạt được thành công trong quản lý tiến
độ thi công xây dựng. Yếu tố giúp cho họ đạt được thành công bởi các lý do:
- Đánh giá đúng vai trò của kế hoạch tiến độ trong quản lý dự án xây
dựng.
- Lựa chọn phương pháp lập kế hoạch tiến độ phù hợp với quy mô dự án
và hệ thống quản lý, thực hiện thi cơng.
- Có bộ phận chun trách về phát triển và kiểm soát tiến độ.
- Ý thức tuân thủ tiến dộ của nhà quản lý, kỹ sư, nhân công tham gia dự
án.
Tại Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các dự án xây dựng
ngày càng gia tăng cả về số lượng, quy mô lẫn yêu cầu cao hơn về chất lượng.
Trong những năm gần đây, tình trạng các dự án xây dựng thi cơng khơng đạt
tiến độ đang trở thành vấn đề nóng bỏng trong ngành xây dựng, ảnh hưởng tới
các lĩnh vực của xã hội. Đặc biệt có cả cơng trình được ưu tiên bằng vốn ngân
sách, những cơng trình trọng điểm cũng không đạt được tiến độ đề ra. Đã đến
lúc chúng ta cần trở lại những nguyên tắc cơ bản về lập và thực hiện tiến độ thi
công trong điều kiện môi trường xây dựng của nước ta đã thay đổi về bản chất
nhằm tìm ra giải pháp khắc phục có hiệu quả.
Chúng ta đã chuyển từ cơ chế xây dựng cơ bản theo kế hoạch tập trung
của nhà nước sang quản lý dự án đầu tư xây dựng có nhiều thành phần tham
gia. Song trong sự thay đổi này chúng ta chưa có được một kịch bản chuyển
đổi ngành cơng nghiệp xây dựng sang cơ chế thị trường một cách tồn diện
hay. Chính vì vậy khi thực hiện tiến độ xây dựng sẽ phải chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố khó lường trước được. Theo cơ chế tập trung thì rủi ro chủ yếu
trong xây dựng là những vấn đề về điều kiện tự nhiên, còn điều kiện tiên quyết
là nguồn cung cấp vật tư, thiết bị và vốn cho xây dựng đã được nhà nước lo liệu
từ khâu kế hoạch. Chuyển sang cơ chế thị trường thì yếu tố này lại bị phụ thuộc
6
theo thị trường, đây là rủi ro lớn. Có thể nói gần như các vật tư kỹ thuật, các
thíết bị, xe máy cho ngành xây dựng phải nhập từ nước ngồi.
Thực trạng các dự án đầu tư xây dựng cơng trình theo cơ chế tập trung
vốn ngân sách Nhà nước hiện tại là tình trạng chậm tiến độ trong cơng tác đầu
tư, thi công tiêu biểu như các dự án trọng điểm: dự án đường sắt đô thị Cát
Linh – Hà Đơng, dự án gặp phải tình trạng trì trệ và khó khăn trong cơng tác
lập và quản lý tiến độ thi công xây dựng. Trong khi tiến độ lập ra chỉ để mang
tính đối phó với chủ đầu tư nhiều hơn là để quản lý và kiểm soát quá trình thi
cơng. Trong thực trạng đó, việc cân nhắc lựa chọn phương pháp lập tiến độ chỉ
là một yếu tố xem nhẹ với các nhà quản lý xây dụng. Mục đích của việc lập
tiến độ bị thay đơi trong quản lý. Nó có thể được lập để làm hài lịng chủ đầu
tư, đẩy nhanh quá trình cấp vốn,… Vì vậy phương pháp tiến độ càng đơn giản
càng được phổ biến áp dụng.
Những năm gần đây với định hướng cơ chế thị trường phát triển đồng
thời cả kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân đã hình thành những tập đồn, tổng
cơng ty xây dựng lớn đạt mức độ phát triển tầm khu vực như Tập đồn
Vingroup, Cơng ty cổ phần Xây dựng Cotec (CotecCons), Tập đồn xây dựng
Hịa Bình...Tiến độ thi công được đặc biệt coi trọng là một trong ba mục tiêu
phải phấn đấu: tiến độ, chất lượng và giá thành. Vì vậy phương pháp lập và
quản lý kế hoạch tiến độ luôn được cập nhật ứng dụng những phương pháp
công nghệ tiến bộ trên thế giới. Thực trạng đa số các dự án đều hoàn thành
đúng và vượt tiến độ đề ra tiêu biểu như:
* Dự án Masteri Thảo Điền[13]
Tiến độ của dự án Masteri Thảo Điền đã vượt kế hoạch và khách hàng có
thể nhận nhà sớm hơn thời hạn vào quý III/2016. Dự án đã được cất nóc ngày
18/9/2015, sớm hơn 03 tháng so với tiến độ mà chủ đầu tư - Công ty cổ phần
Đầu tư Thảo Điền (TDI) ký kết với nhà thầu là công ty cổ phần Xây dựng Cotec
7
(CotecCons).
Dự án Masteri Thảo Điền được triển khai theo mô hình Tổng thầu thiết kế
và thi cơng (Design & Build), giúp rút ngắn thời gian triển khai dự án. Đây
cũng là 1 trong những dự án có tiến độ thực hiện nhanh nhất của CotecCons,
với tổng thời gian là 30 tháng từ khảo sát, thiết kế đến hoàn thiện bàn giao.
CotecCons hiện đang ứng dụng B.I.M để quản lý dự án ngay từ khâu thiết kế,
đem lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư.
Hình 1.1. Phối cảnh dự án Masteri Thảo Điền
Bên cạnh thành công trong công tác quản lý tiến độ thi cơng các dự án kể
trên thì cũng cịn khơng ít dự án thi cơng chậm tiến độ trong thời gian qua:
* Dự án: Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem
Dự án do Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam làm chủ đầu tư
và Công ty cổ phần xây dựng Phục Hưng Holdings là nhà thầu thi cơng các
hạng mục : Kết cấu móng và tầng hầm ; Kết cấu phần thân ; Cung cấp, lắp dựng
hệ thống kính, đá trang trí mặt ngồi
8
Hình 1.2. Phối cảnh Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem
Dự án có diện tích mặt sàn mỗi tầng khoảng 3000m2, 4 tầng hầm và 31
tầng nổi được khởi công xây dựng năm 2011. Nhưng sau khi dự án được thi
cơng xong phần thơ và cất nóc vào tháng 10/2015, thì tạm dừng thi cơng đến
hiện nay.
1.1.3. Những tồn tại về tiến độ thi công xây dựng tại Việt Nam:
Cơ chế chính sách:
Các văn bản pháp luật ban hành và thay đổi trong thời gian ngắn, gây
những khó khăn nhất định khi áp dụng vào triển khai thi công dự án. Luật xây
dựng ban hành năm 2003, đến năm 2014 tiến hành sửa đổi, dẫn đến những khó
9
khăn trong quá trình thực hiện. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005
về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình ban hành năm 2005 rồi lại sửa đổi,
thay thế bằng Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009. Đến nay, nghị
định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 tiếp tục được thay thế bằng Nghị
định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015. Bên cạnh đó, những bất cập giữa Luật
xây dựng, Luật đấu thầu, Luật doanh nghiệp,... cũng là những cản trở đến việc
xây dựng và vận hành hệ thống quản lý đầu tư xây dựng.
Nhà thầu thi công thường xuyên bị động về nguồn vốn
Đối với các dự án thực hiện bằng vốn ngân sách nhà nước các Bộ, địa
phương chủ quản, Chủ đầu tư dự án thường xây dựng kế hoạch vốn không tổng
thể dài hạn bao quát được tất cả các yếu tố khách quan trong vòng đời dự án.
Điều này làm cho cơng tác bố trí vốn khơng kịp ảnh hưởng đến tiến độ triển
khai dự án. Đối với các dự án mà doanh nghiệp làm Chủ đầu tư thì cơ bản thực
hiện bằng vốn vay ngân hàng và huy động góp vốn từ khách hàng nên cũng rất
bị động khi tiến độ bán hàng không được đảm bảo.
Các nhà thầu thi công khi triển khai thi công dự án thường huy động bằng
vốn vay ngân hàng, thường chịu mức lãi suất cao và không ổn định về lãi suất
dẫn đến việc khó làm chủ về mặt tài chính. Khi việc thanh tốn từ phía chủ đầu
tư khơng đảm bảo đúng thời hạn thì các nhà thầu khơng có nguồn tài chính đảm
bảo tiếp tục thực hiện dự án, thi công dự án đúng tiến độ.
Năng lực các nhà thầu thi công
Năng lực về công nghệ kỹ thuật cũng như nền tảng trình độ về quản trị,
con người của các nhà thầu thi cơng cịn hạn chế. Hệ thống máy móc, thiết bị
thi cơng tại nhiều đơn vị thi cơng cịn lạc hậu, sử dụng các thiết bị cũ không
được đầu tư mới, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khi vận dụng công nghệ
mới trong thi công đẩy nhanh tiến độ. Trình độ đội ngũ cán bộ trong các đơn vị
nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế để có thể làm chủ được
10
công nghệ.
Nền kinh tế nhiều biến động
Thị trường xây dựng thời gian qua có nhiều biến động lớn do sự đổ vỡ
của bong bóng bất động sản. Thêm vào đó, giá cả nguyên vật liệu, tỷ giá tăng
cao do lạm phát ở mức cao nhiều năm liền, lương nhân công điều chỉnh liên
tục khiến các rủi ro phát sinh từ quá trình chuẩn bị dự án đến khi triển khai dự
án khó có thể kiểm sốt hiệu quả.
1.2. Tổng quan về tiến độ thi cơng cơng trình tại cơng ty cổ phần Ecoba
Việt Nam
1.2.1. Giới thiệu về Công ty [2]
Công ty cổ phần Ecoba Việt Nam thành lập năm 2007 tiền thân là chi
nhánh 3 của Công ty cổ phần phát triển đơ thị Từ Liêm, có trụ sở tại Tầng 5,
Tịa nhà Udic Complex, Đường Hồng Đạo Thúy, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà
Nội. Công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng với ba mảng chính bao gồm:
xây dựng phát triển các cơng trình dân dụng đơ thị, xây dựng cơng trình cơng
nghiệp, giải pháp mơi trường.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng, ngồi
phân khúc truyền thống là thi cơng cơng nghiệp nặng những năm gần đây với
chiến lược mở rộng thêm phân khúc thi cơng cơng trình dân dụng cơng ty đã
dần khẳng định được thương hiệu với việc thi công các dự án lớn như: Dự án
Nhiệt điện Nghi Sơn 1; Dự án P12 Park Hill – Time City; dự án Hinode City
tại 201 Minh Khai - Hai Bà Trưng – Hà Nội; dự án The Emerald - CT8 Mỹ
Đình; dự án Trường Đại học quốc tế Anh – Việt (BUV) tại Ecopark; dự án
Aquabay A3 A4 – Ecopark, dự án Golden Land 5 – Hải Phịng…
1.2.2. Mơ hình quản trị công ty
11
Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơng ty Ecoba Việt Nam [17]
Công ty cổ phần Ecoba Việt Nam là công ty cổ phần với ba công ty con
phụ trách 3 phạm vi, trong đó có 2 phạm vi phụ là Ecoba MEP phụ trách mảng
MEP, Ecoba ENT phụ trách mảng xử lý nước môi trường và 1 phạm vi chính
12
là Ecoba Việt Nam phụ trách mảng xây dựng. Ecoba Việt Nam xây dựng mơ
hình cơ cấu tổ chức chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức
như sau:
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công
ty giữa hai kỳ đại hội. Các thành viên Hội đồng Quản trị là cổ đông của Công
ty, được Đại hội đồng cổ đông bầu. Hội đồng Quản trị đại diện cho tất cả các
cổ đơng có quyền biểu quyết của Cơng ty, có tồn quyền nhân danh các cổ đơng
này quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của các cổ đông và tương lai
phát triển của Công ty.
Ban Kiểm soát nội bộ do Hội đồng quản trị bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra,
kiểm sốt hoạt động của Ban tổng giám đốc. Ban Kiểm soát nội bộ chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về những công việc thực hiện theo quyền và
nghĩa vụ của mình.
Ban Tổng Giám đốc của Công ty bao gồm Tổng Giám đốc điều hành và
hai Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc do
Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược
và kế hoạch đã được Hội đồng Quản trị cổ đông thông qua. Công ty hoạt động
theo mơ hình sản xuất tập trung khơng sản xuất giao khoán cho các đội nên tổ
chức của công ty được chia là 3 khối:
- Khối phát triển kinh doanh do một phó tổng giám đốc phụ trách có chức
năng chính là đấu thầu, bán hàng và marketing
- Khối hỗ trợ vận hành do trực tiếp tổng giám đốc phụ trách với các phịng
ban chính: phịng Nhân sự hành chính; phịng Tài chính kế tốn và kiểm sốt
chi phí; phịng Phát triển kiểm sốt hệ thống
- Khối điều hành và kiểm sốt các dự án do một phó tổng giám đốc phụ
trách gồm các phòng ban chức năng cơ bản như: Ban PMO, phòng quản lý thi
13
cơng; phịng hậu cần; Phịng kiểm sốt chất lượng, an toàn (p.QHSE) và các dự
án... cùng phối hợp thực hiện các nhiệm vụ mà Tổng giám đốc chỉ đạo. Trong
đó phịng quản lý thi cơng được tổ chức như sau:
Hình 1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Quản lý thi công [17]
14
Phịng quản lý thi cơng có nhiệm vụ kiểm sốt về mặt tiến độ, tổ chức thi công,
biện pháp thi cơng các dự án. Bộ phận tĩnh là nhóm kết cấu và chuẩn hóa cung
cấp các chuẩn hóa tính tốn giúp bộ phận động là nhóm tổ chức thi cơng triển
khai cơng việc, đồng thời nhóm tổ chức thi cơng sẽ thống kê tích hợp dữ liệu
thực tế để hỗ trợ cải tiến nhóm kết cấu và chuẩn hóa. Tiến độ dự án được lập,
theo dõi và kiểm soát bởi các chuyên viên tiến độ, mỗi chuyên viên tiến độ sẽ
phụ trách chuyên quản một hoặc một số dự án tùy theo năng lực cá nhân. Việc
lập và kiểm soát tiến độ thi cơng cơng trình được chun mơn hóa nên có thể
phát hiện kịp thời khi dự án chậm tiến độ, tuy nhiên để đề xuất các giải pháp
điều chỉnh để thi cơng cơng trình theo đúng tiến độ đã ký kết lại chưa được hiệu
quả do không quản lý tích hợp các mặt nên phân tích nguyên nhân chưa được
đầy đủ.
Để thực triển khai thi công các công trình, cơng ty thành lập ra các ban chỉ
huy cơng trường thực hiện nhiệm vụ điều hành dự án. Ban chỉ huy công trường
thông thường bao gồm giám đốc dự án (PD), chủ nhiệm dự án (PM) và các bộ
phận chức năng như: Bộ phận hiện trường thi công, bộ phận chất lượng QA/QC,
bộ phận kế hoạch, bộ phận an tồn HSE, bộ phận tài chính. Ban chỉ huy cơng
trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thi cơng về quản lý cơng trình
từ giai đoạn chuẩn bị thi công đến giai đoạn kết thúc bàn giao công trinh đưa
vào sử dụng.