BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐINH HẢI NAM
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHƯỜNG NAM CƯỜNG,
THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐINH HẢI NAM
KHÓA 2017-2019; LỚP CAO HỌC CH17QL7.YB
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHƯỜNG NAM CƯỜNG,
THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
Hà Nội - 2019
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học kiến trúc Hà Nội,
các thầy cô giáo, cán bộ khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt
khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ đã nhiệt tình
giảng dạy, cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn đến cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc
Dung đã tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của tỉnh Yên Bái và đặc
biệt là phường Nam Cường, thành phố Yên Bái đã cung cấp số liệu và giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và làm luận
văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tạo
mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng
năm 2019
HỌC VIÊN
Đinh Hải Nam
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu luận văn này là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đinh Hải Nam
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 6
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
PHƯỜNG NAM CƯỜNG, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI............. 6
1.1. Giới thiệu chung về phường Nam Cường, thành phố Yên Bái ...................... 6
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 10
1.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật Phường Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh
Yên Bái ..................................................................................................................... 12
1.2.1. Hiện trạng giao thông .............................................................................. 12
1.2.2. Hiện trạng san nền và thoát nước ............................................................ 14
1.2.3. Hiện trạng cấp nước ................................................................................ 15
1.2.4. Hiện trạng cấp điện ................................................................................. 17
1.2.5. Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường .................................. 19
1.2.6. Đánh giá tổng hợp tình hình hiện trạng .................................................. 21
1.3. Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Nam Cường, thành
phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ...................................................................................... 24
1.3.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật .......................... 24
1.3.2. Thực trạng về cơ chế chính sách và năng lực quản lý hạ tầng kỹ thuật.. 28
1.3.3. Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật có sự tham gia của cộng đồng dân
cư trên địa bàn ................................................................................................... 30
1.3.4. Thực trạng xã hội hóa trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ............. 31
1.3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật ............................ 32
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT PHƯỜNG NAM CƯỜNG, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN
BÁI… ............................................................................................................... 35
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị ..................................... 35
2.1.1. Vai trò và đặc tính của hạ tầng kỹ thuật đô thị ...................................... 35
2.1.2. Một số yêu cầu về kỹ thuật .................................................................... 37
2.1.3. Cơ sở lý luận xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý ..................................... 44
2.1.4. Cơ sở lý luận về xã hội hóa trong quản lý hạ tầng kỹ thuật .................... 48
2.1.5. Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ
thuật ................................................................................................................... 50
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị ......................................... 53
2.2.1. Các Văn bản pháp luật hướng dẫn quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà
nước ban hành ................................................................................................... 53
2.2.2. Các Văn bản pháp luật hướng dẫn quản lý hạ tầng kỹ thuật do UBND
thành phố, UBND tỉnh Yên Bái ban hành ........................................................ 56
2.2.3. Quy hoạch phường Nam Cường ............................................................ 57
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên Thế giới
và Việt Nam ............................................................................................................. 63
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hạ tầng kỹ thuật ở Singapore ............................... 63
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai ...................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT PHƯỜNG NAM CƯỜNG, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI
......................................................................................................................... 69
3.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật hạ tầng kỹ thuật phường Nam Cường,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ........................................................................... 69
3.1.1. Đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp đường, vỉa hè và rãnh thoát nước
trên đường Trần Bình Trọng ............................................................................. 69
3.1.2. Đề xuất xây dựng hào kỹ thuật trên các tuyến phố chính ....................... 74
3.1.3. Đề xuất giải pháp tổ chức nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường .............................................................. 77
3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Nam Cường,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ........................................................................... 80
3.2.1. Đề xuất bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật ....................... 81
3.2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ phụ trách hạ
tầng kỹ thuật ...................................................................................................... 84
3.2.3. Đề xuất bổ sung, sửa đổi về cơ chế chính sách quản lý hạ tầng kỹ thuật......... 86
3.2.4. Đề xuất cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ..... 88
3.3. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hạ tầng kỹ
thuật .......................................................................................................................... 90
3.3.1. Xã hội hóa trong quản lý hạ tầng kỹ thuật .............................................. 90
3.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý hiệu quả hạ tầng kỹ thuật94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 97
I. KẾT LUẬN .................................................................................................. 97
II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
ATVMT
: An toàn về môi trường
BOT
: Build - Operate - Transfer
CTR
: Chất thải rắn
CTRSH
: Chất thải rắn sinh hoạt
HTKT
: Hạ tầng kỹ thuật
HDV
: Hướng dẫn viên
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
NĐ - CP
: Nghị định chính phủ
TT - BXD
: Thông tư Bộ Xây dựng
NXB
: Nhà xuất bản
QCXDVN
: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QCXD
: Quy chuẩn xây dựng
QĐ-TTg
: Quyết định Thủ tướng
UBND
XHCN
: Ủy ban nhân dân.
: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 1.1
Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
11
Bảng 1.2
Thống kê hiện trạng mạng lưới cấp nước
17
Bảng 1.3
Thống kê trạm biến áp hiện trạng
18
Bảng 2.1
Thống kê chỉ tiêu các loại đường trong đô thị
37
bảng, biểu
Bảng 2.2
Chiều rộng tối thiểu của hè phố đi bộ dọc theo
đường phố
38
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiệu
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Vị trí, ranh giới, phạm vi
7
Hình 1.2
Đặc điểm địa hình, địa mạo
8
Hình 1.3
Đường Trần Bình Trong
12
Hình 1.4
Đường Lê Chân
13
Hình 1.5
Đường Cường Bắc
14
Hình 1.6
Cầu đá
14
Hình 1.7
Công trình thu và trạm bơm
16
Hình 1.8
Thu gom chất thải trên địa bàn
20
Hình 1.9
Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn
21
Hình 1.10
Mô hình quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
24
hình
Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính Công ty Cổ phần Cấp
26
Hình 1.11
nước và Xây dựng Yên Bái
Hình 2.1
Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến HTKT
46
Hình 2.2
Mô hình cơ cấu tổ chức chức năng HTKT
47
Hình 2.3
Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng HTKT
48
Sơ đồ mối quan hệ khu vực phường Nam Cường trong
Hình 2.4
quy hoạch chung thành phố Yên Bái
59
Sơ đồ quy hoạch giao thông, chỉ giới đường đỏ và chỉ
60
Hình 2.5
giới XD
Hình 2.6
Thủ đô Singapore
63
Hình 2.7
Người dân tộc sinh sống tại thị trấn Sa Pa
65
Hình 2.8
Phố Cầu Mây - Trung tâm Thị trấn Sa Pa
67
Mặt cắt ngang điển hình bố trí đường ống cấp nước và
Bảng 3.1
Bảng 3.2
thoát nước dưới lòng đường
Mặt cắt điển hình bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Mặt cắt ngang hào kỹ thuật để hạ ngầm cáp điện, thông
Bảng 3.3
Hình 3.4
tin liên lạc
Bố trí hào đặt cáp trên các tuyến đường nội bộ phường
Mặt cắt cấu tạo bố trí các cáp và ống kỹ thuật trong các
Hình 3.5
mương kỹ thuật
Mặt cắt ngang hạ ngầm đường giây và bố trí trong hào
73
73
75
75
75
77
Hình 3.6
kỹ thuật (mặt cắt mô tả trước và sau khi hạ ngầm)
Hình 3.7
Thùng đựng rác 2 ngăn vô cơ và hữu cơ
80
Hình 3.8
Xe thu gom rác 2 ngăn vô cơ và hữu cơ
80
Hình 3.9
Đề xuất sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý HTKT
81
Hình 3.10
Quy trình quản lý HTKT có sự tham gia của cộng đồng
96
1
MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, sự nỗ lực
phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, thành phố
đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng về chính trị - kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh - quốc phòng. Tốc độ xây dựng và phát triển đô thị trên địa
bàn thành phố Yên Bái diễn ra khá nhanh, đô thị được quan tâm đầu tư phát
triển, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được tăng cường đầu tư.
Phường Nam Cường là một trong 9 phường thuộc thành phố Yên Bái.
Khu vực phường nằm ở tả ngạn Sông Hồng về phía Bắc thành phố Yên Bái là
khu vực giáp với các phường nội thị như: Phường Nguyễn Phúc, phường
Nguyễn Thái Học, phường Yên Ninh và được xác định là khu vực phát triển
mở rộng nội thị của thành phố Yên Bái. Phường Nam Cường có điều kiện quỹ
đất khá rộng, tương đối thuận lợi để xây dựng khu đô thị mới đáp ứng yêu cầu
phát triển mở rộng của thành phố Yên Bái, đồng thời bổ sung những chức
năng về dịch vụ đô thị cho khu vực phía Bắc thành phố Yên Bái.
Nhằm tạo lập các ý tưởng về tổ chức không gian, khả năng sử dụng
khai thác quỹ đất có hiệu quả, làm cơ sở cho các dự án đầu tư xây dựng, quản
lý và kiểm soát quá trình mở rộng đô thị về phía Bắc, một trong những khu
vực có nhu cầu lớn về phát triển đô thị, Uỷ ban nhân dân thành phố Yên Bái
đã phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu phường Nam Cường, thành phố Yên
Bái, tỉnh Yên Bái tỷ lệ 1/2.000 tại Quyết định số 1168/QĐ-UBND ngày 02
tháng 7 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân thành phố Yên Bái.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, hệ thống cấp điện,
cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, rác thải và cây xanh đã được đầu tư
2
xây dựng và đang từng bước hoàn chỉnh. Tuy nhiên với sự phát triển đô thị,
gia tăng dân số cùng nhiều yếu tố khách quan khác, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
này đã quá tải và xuống cấp không theo kịp tốc độ đô thị hóa đang diễn ra
nhanh chóng. Thực tế hiện nay đã xuất hiện những vấn đề bất cập như: Mất
an toàn giao thông, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, tình trạng ngập úng, mất vệ
sinh môi trường, xử lý rác thải.... Để xảy ra những vấn đề bức xúc về hạ tầng
kỹ thuật đô thị nêu trên, một trong những nguyên nhân chủ yếu là sự yếu kém
và chồng chéo trong công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý hạ tầng kỹ
thuật nói riêng của các cấp chính quyền đô thị. Vấn đề sự tham gia của cộng
đồng, vai trò quản lý Nhà nước đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa thể
hiện được rõ nét, cũng như thiếu nguồn vốn để đầu tư và chỉnh trang hệ thống
để đảm bảo đô thị phát triển bền vững.
Đánh giá toàn diện về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật cũng như thực trạng
về công tác tổ chức quản lý để tìm ra giải pháp khắc phục cho từng lĩnh vực là
nhiệm vụ quan trọng hiện nay của các nhà quản lý cũng như của các cấp
chính quyền phường Nam Cường nói riêng và của thành phố Yên Bái nói
chung, làm cơ sở phát triển thành phố Yên Bái lên đô thị loại 2 vào năm 2020
(Theo Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2018 về việc Phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).
Chính vì vậy, đề tài “Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Nam Cường,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái” là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn.
• 2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật phường Nam Cường,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
• 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.
3
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Phường Nam Cường, thành phố Yên Bái,
tỉnh Yên Bái; diện tích nghiên cứu khoảng 386,26 ha; dân số khoảng 3.000
người.
+ Phạm vi về thời gian: Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Theo
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái).
• 4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật của phường Nam Cường,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Xây dựng cơ sở khoa học trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô
thị của phường Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật tại phường Nam
Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
• 5. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát nhằm thu thập các tài liệu, số liệu tự nhiên, văn hoá,
lịch sử xã hội của địa phương.
- Hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp những vấn đề của dự án đã có kết
hợp với thực tiễn quản lý trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của
phường Nam Cường và thành phố Yên Bái trong thời gian tới.
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu, kết quả của các đề tài
nghiên cứu khoa học và các dự án khác liên quan.
- Phương pháp chuyên gia.
• 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Từ phương pháp luận khoa học đề xuất giải pháp
quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp quản lý hiệu
quả.
4
- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng mô hình quản lý trên địa bàn cụ thể là
phường Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đảm bảo tính đồng bộ,
hiện đại, văn minh, mang đặc thù riêng cho khu vực. Trên cơ sở đó có thể áp
dụng cho các phường khác có điều kiện tương tự của thành phố Yên Bái.
• 7. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật Phường Nam
Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật Phường
Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hạ
tầng kỹ thuật Phường Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
• 8. Một số khái niệm có liên quan
- Hạ tầng kỹ thuật: Theo luật Xây Dựng 2014 - Hệ thống các công trình
hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung
cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước, xử lý các chất thải,
nghĩa trang; cây xanh công viên và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
- Quản lý hạ tầng kỹ thuật: Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị được xây
dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống các
chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính quyền Nhà nước các
cấp sử dụng để tạo điều kiện và kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô
thị, nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu dự kiến.
- Cộng đồng: Là một nhóm người đặc trưng, sống ở một khu vực địa lý
được chỉ rõ, có văn hoá và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung
để cùng theo đuổi một mục đích. Cộng đồng có thể là nhóm dân cư nhỏ (cộng
đồng dân cư ở phường, xã, tổ dân phố, thôn, xóm) hoặc có thể là cộng đồng
5
người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi với nhau, thường xuyên
gặp mặt ở địa bàn sinh sống và đều có chung nguyện vọng được tham gia
công tác quản lý hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở địa phương.
- Sự tham gia của cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng là một quá
trình mà cả chính quyền và cộng đồng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các
hoạt động để tạo ra dịch vụ cho tất cả mọi người. Sự tham gia của cộng đồng
là sự thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án,
từ khâu lập kế hoạch dự án, chuẩn bị kế hoạch khả thi của dự án, thực hiện dự
án, kết thúc dự án và khai thác sử dụng.
- Giám sát cộng đồng: Là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống
trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là địa bàn cấp xã) nhằm
theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan,
đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình,
dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).
6
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
PHƯỜNG NAM CƯỜNG, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI
1.1. Giới thiệu chung về phường Nam Cường, thành phố Yên Bái
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên [23]
a. Vị trí địa lý
Ngày 11/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP về
việc thành lập phường Nam Cường thuộc thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Phường Nam Cường được xác định là khu vực phát triển mở rộng nội thị của
thành phố Yên Bái;
Phường Nam Cường có diện tích khoảng 386,26 ha nằm ở tả ngạn Sông
Hồng về phía Bắc của thành phố Yên Bái, gồm toàn bộ diện tích tự nhiên
trong phạm vi ranh giới quản lý hành chính của phường Nam Cường.
- Phía Bắc giáp xã Cường Thịnh huyện Trấn Yên.
- Phía Nam giáp phường Nguyễn Phúc và phường Nguyễn Thái Học.
- Phía Đông giáp phường Yên Ninh.
- Phía Tây giáp xã Tuy Lộc.
Khu vực phường Nam Cường là khu vực giáp với các phường nội thị
của thành phố Yên Bái, được xác định là khu vực phát triển mở rộng nội thị
của thành phố Yên Bái.
b. Địa hình, địa mạo
Phường Nam Cường có địa hình khá đa dạng bao gồm:
- Địa hình đồi núi: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của phường, có
cao độ dao động trong khoảng 65m đến 180m, độ dốc sườn đồi > 20%.
7
- Địa hình thung lũng: Nằm xen kẽ giữa các quả đồi, địa hình dốc thoải,
có cao độ dao động trong khoảng 30,5m đến 51m.
- Địa hình đồng bằng: Phân bố chủ yếu ở khu vực phía nam của
phường, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ dao động trong khoảng
29,82m - 42,41m.
Hình 1.1. Vị trí, ranh giới, phạm vi [23]
8
Hình 1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo [23]
c. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Yên Bái nói chung và khu vực phường Nam Cường nói
riêng có đặc trưng khí hậu vùng Tây Bắc nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng
nhiều của địa hình.
- Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trung bình năm: 23,7oC.
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 29,1oC.
Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 17,5oC.
- Độ ẩm không khí:
Độ ẩm tương đối trung bình năm: 87%.
Độ ẩm thấy tương đối trung bình năm: 30%.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.278 giờ.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm 263mm.
- Mưa:
Lượng mưa trung bình năm: 1.755,8 mm.
9
Lượng mưa ngày lớn nhất: 497,2 mm.
Lượng mưa ngày thấp nhất: 7,2 mm.
Số ngày mưa trung bình năm 194 ngày.
- Gió:
Tốc độ gió trung bình 1.6m/s.
Tốc độ gió lớn nhất 27m/s.
- Giông: Tổng số ngày có giông trung bình năm 100,2 ngày.
d. Đặc điểm thủy văn
Phường Nam Cường chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy văn sông Hồng,
đây là con sông lớn chảy từ Lào Cai.
- Lưu lượng lớn nhất 8400m3/s, tốc độ max = 3,02m/s.
- Lưu lượng nhỏ nhất 95m3/s, tốc độ min = 0,62m/s.
- Biên độ dao động mực nước năm nhiều nhất 7,53m, năm ít nhất
5,06m. Nước sông Hồng rất đục, nước mềm, rất bẩn về phương diện
vi sinh.
Ngoài ra trong khu vực còn có các hồ có chức năng trữ nước điều hòa
nước mặt và phục vụ tưới nông nghiệp.
- Hồ Nam Cường có F = 7,15 ha.
- Hồ Láng Tròn có F = 1,63 ha.
- Hồ Láng Dài có F = 1,01 ha.
- Hồ Đền có F = 8,1 ha.
e. Đặc điểm địa chất công trình
Theo tài liệu địa chất khu vực thành phố Yên Bái nói chung có cấu tạo
như sau:
- Đất có nguồn gốc trầm tích: Có các lớp cấu tạo bằng cát, cát pha sét
hoặc sét, sét pha, lớp dưới có lẫn sỏi sạn, đến lớp đá gốc. Phân bố
10
dọc hai bờ sông Hồng một số khu vực ao hồ, lớp trên là bùn có lẫn
xác động thực vật (mùn).
- Đất có nguồn gốc phong hoá: Có các lớp cấu tạo; sét pha lẫn sỏi sạn,
dăm sạn lẫn đất đá phân bố theo các sườn đồi, núi, lớp dưới là đá
gốc, hoặc đá biến chất.
Nhìn chung, các lớp đất đá khu vực nghiên cứu có khả năng chịu tải tốt.
f. Địa chất thuỷ văn
- Tầng chứa nước lỗ hổng: Phân bố dọc theo hai bờ sông Hồng ở Tuy
Lộc - Bái Dương, tả ngạn sông Hồng, Âu Lâu, chiều dày lớp nước từ 1m 11,1m ở độ sâu tầng chứa 3,2m - 12,8m. Diện phân bố hẹp có sự thay đổi
hướng, lưu lượng 0,6-3,89 l/s.
- Tầng chứa nước khe nứt: Phân bố rộng 1,5Km - 2Km, chiều dày tầng
chứa 1000m, giàu nước, nằm sâu dưới mặt đất chừng 2-3m, lưu lượng từ 0,1 9,37l/s. Có khả năng cung cấp cho dân sinh và sản xuất công nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội [23]
a. Quy mô dân số, cơ cấu lao động
- Dân số: Toàn phường hiện có 5 khu dân cư (5 thôn trước đây) gồm:
Đồng Tiến, Nam Thọ, Đồng Phú, Cầu Đền, Cường Bắc. Dân số trong khu vực
nghiên cứu thiết kế có khoảng 842 hộ, với khoảng 3.000 nhân khẩu cư trú chủ
yếu tập trung ở các khu dân cư phía Nam phường.
- Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 1.900 người
chiếm khoảng 65% dân số trong khu vực thiết kế. Lao động nông nghiệp
chiếm tỷ lệ 30%, lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 70% chủ yếu vẫn là
buôn bán, sửa chữa và sản xuất nhỏ như chế biến gỗ, vật liệu xây dựng và một
số ít ở các đơn vị cơ quan hành chính sự nghiệp.
b. Cơ cấu sử dụng đất
11
Phường Nam Cường có điều kiện quỹ đất khá rộng, tương đối thuận lợi
để xây dựng khu đô thị mới đáp ứng yêu cầu phát triển mở rộng của thành
phố, đồng thời bổ sung những chức năng về dịch vụ đô thị cho khu vực phía
Bắc thành phố Yên Bái.
Phường Nam Cường có diện tích 386,26ha. Trong đó đất ở chiếm
9,45%, đất dịch vụ và công cộng chiếm 0,62%, đất giao thông chiếm 2,12 %,
đất di tích, tôn giáo chiếm 0,28%, đất cơ quan chiếm 0,43%, đất công viên
cây xanh chiếm 0,11%, đất trường chuyên nghiệp chiếm 0,16%... Còn lại là
các loại đất như mặt nước, trồng lúa, trồng màu, đất đồi rừng, đất quân sự…
Nhìn chung diện tích đất có thể sử dụng cho phát triển đô thị rất hạn
chế chỉ chiếm khoảng 25-30%, còn lại hầu hết là đồi núi địa hình dốc.
Bảng 1.1. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất [24]
Loại đất
Stt
Diện tích (ha)
Tỷ lệ %
1
Đất ở
36,50
9,45
2
Đất các công trình công cộng
2,40
0,62
3
Đất cơ quan
1,67
0,43
4
Đất công viên cây xanh
0,41
0,11
5
Đất di tích tôn giáo
1,10
0,28
6
Đất trường chuyên nghiệp
0,62
0,16
7
Đất du lịch sinh thái
5,71
1,48
8
Đất trồng lúa
3,25
0,84
9
Đất trồng mầu
8,73
2,26
10
Đất trồng cây công nghiệp
11,48
2,97
11
Đất chăn nuôi
0,52
0,13
12
Đất nghĩa trang
5,12
1,33
13
Đất TT công nghiệp
5,07
1,31
14
Đất ngập nước
6,72
1,74
12
15
Đất quân sự
75,18
19,46
16
Đất đồi rừng
160,34
41,51
17
Đất khác
6,78
1,76
18
Đất giao thông
8,18
2,12
19
Kênh mương ao hồ mặt nước
46,50
12,04
386,26
100,00
Tổng cộng
1.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật Phường Nam Cường, thành phố
Yên Bái, tỉnh Yên Bái
1.2.1. Hiện trạng giao thông [23]
a. Giao thông đô thị
- Đường Trần Bình Trọng đoạn qua phường Nam Cường với chiều dài
khoảng 1,65Km, quy mô 15m, kết cấu bê tông nhựa, bề rộng mặt 9,0m, lề hai
bên rộng 6,0m. Đây là tuyến đường chính kết nối khu vực nghiên cứu với
trung tâm thành phố. Tuy nhiên hiện nay nhiều vị trí đã xuống cấp, hư hỏng,
bong bật mặt đường.
Hình 1.3. Đường Trần Bình Trọng
- Đường Lê Chân chạy qua phía Đông phường với chiều dài khoảng
440m, quy mô 9,0m, kết cấu bê tông nhựa, bề rộng mặt 4,0- 4,5m, tuyến
đường vừa mới được nâng cấp, cải tạo trong năm 2018. Đây là tuyến đường
13
chính kết nối khu vực nghiên cứu với phường Nguyễn Thái Học. Tuy nhiên
tuyến đường này chưa có hệ thống điện chiếu sáng.
Hình 1.4. Đường Lê Chân
- Ngoài ra còn có đường sân bay do quân đội quản lý có nền 6,5m, lòng
đường nhựa và bê tông rộng 5,5m.
b. Giao thông trong khu vực
- Các tuyến đường trong phường hiện tại đã được bê tông hóa mặt
đường với bề rộng 3,0m-3,5m như: đường Cường Bắc, đường Phú Thịnh,
đường Phú Cường, đường Phạm Khắc Vinh... Ngoài ra trong khu vực còn có
một số tuyến đường đất, đường mòn phục vụ dân sinh nội bộ khu ở và sản
xuất nông, lâm nghiệp có bề rộng mặt đường 1,0m < B <2,5m, tổng chiều dài
khoảng 15 Km.
- Hiện nay trong khu vực có 1 số tuyến đường đang thi công, bề rộng từ
3,0-3,5m.
- Cầu cống: Trong khu vực nghiên cứu có 2 cây cầu chính là cầu Đá
(chiều dài 25,0m, bề rộng 6,5m), cầu Sắt (cầu khung sắt) và cống 2 Cửa,
ngoài ra còn có một số cầu cống khác.
- Tổng diện tích giao thông hiện trạng là: 8,18 (ha).
14
Hình 1.5. Đường Cường Bắc
Hình 1.6. Cầu đá
- Phường Nam Cường chỉ có giao thông đường bộ, song hệ thống giao
thông đường bộ hiện tại không đáp ứng được nhu cầu đi lại trong tương lai cả
về quy mô lẫn mật độ.
- Ngoài ra mạng lưới đường hiện trạng chưa có chỉ giới rõ ràng, chất
lượng đường một số đoạn còn xấu, lưới đường bố trí chưa mạch lạc.
- Hệ thống cầu cống hiện tại chất lượng đã xuống cấp, bề rộng cầu nhỏ,
trong tương lai cần mở rộng.
1.2.2. Hiện trạng san nền và thoát nước [23]
a. Hiện trạng san nền
* Khu vực đã xây dựng:
Tuyến đường Trần Bình Trọng có cao độ từ +32,80m đến +34,00m.
Tuyến đường Phạm Khắc Vinh có cao độ từ +32,51m đến +35,94m.
Khu vực dân cư làng xóm hiện trạng đa số tập trung ở phía nam của
khu vực nghiên cứu có cao độ từ +32,00m đến +38,08m.
* Khu vực còn lại:
Khu vực đồi núi có cao độ từ +65,0m đến +114m.
Khu ao hồ có cao độ từ +28,25m đến +45,55m.