i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------------------------
ĐỖ ANH TÚ
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THỊ TRẤN BẮC HÀ, HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2019
ii
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------ĐỖ ANH TÚ
KHÓA 2017 - 2019
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THỊ TRẤN BẮC HÀ, HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.NGUYỄN LÂM QUẢNG
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2019
iii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường
Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường. Đồng thời tôi cũng gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường,
Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành khóa học.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Lâm Quảng - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới cơ quan nơi tôi công tác, gia đình và đồng
nghiệp giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Đỗ Anh Tú
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn
này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Anh Tú
v
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
* Mục tiêu của đề tài
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học và tiễn của đề tài
* Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận văn
* Cấu trúc của luận văn
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN BẮC HÀ, HUYỆN BẮC HÀ,
TỈNH LÀO CAI
1.1. Giới thiệu chung về huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. Địa hình
1.1.3. Khí hậu, thủy văn
1,1.4. Dân số, dân tộc
1.2. Thị trấn Bắc Hà
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1.3.1. Hiện trạng về giao thông
1
2
2
2
2
3
3
5
6
6
6
6
6
6
7
8
8
9
13
13
vi
1.3.2. Hiện trạng về Chuẩn bị kỹ thuật
1.3.3 Hiện trạng về cấp nước
1.3.4. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
1.3.5. Hiện trạng hệ thống cấp điện
1.3.6. Hiện trạng quản lý chất thải rắn
1.4. Thực trạng công tác quản lý HTKT thị trấn Bắc Hà
1.4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý HTKT thị trấn Bắc Hà
1.4.2. Cơ chế chính sách quản lý HTKT thị trấn Bắc Hà
1.4.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý HTKT thị trấn Bắc Hà
1.5. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý HTKT thị trấn Bắc Hà
1.5.1. Những tồn tại bất cập trong quản lý
1.5.2. Những bất cập trong tổ chức thực hiện
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN
LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN BẮC HÀ,
HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI VỚI SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG
2.1. Vai trò và các yêu cầu về mặt kỹ thuật của hệ thống hạ tầng kỹ
thuật
2.1.1.Vai trò và đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
2.1.2. Một số yêu cầu cơ bản về kỹ thuật của hệ thống HTKT.
2.2. Các nội dung và yêu cầu cơ bản trong tổ chức quản lý hệ thống
HTKT
2.2.1. Nội dung cơ bản trong tổ chức quản lý hệ thống HTKT
2.2.2. Các yêu cầu và nguyên tắc thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý hệ
thống HTKT
2.2.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống HTKT
2.3. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống HTKT
2.3.1. Văn bản pháp lý về quản lý HTKT do cơ quan Trung ương ban
hành
2.3.2. Văn bản pháp lý do UBND tỉnh Lào Cai ban hành
2.4. Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Bắc Hà (phần hạ tầng kỹ
thuật)
2.4.1. Công tác Chuẩn bị kỹ thuật
18
19
21
23
25
33
33
35
36
37
37
39
41
41
41
42
48
48
50
55
60
60
63
63
63
vii
2.4.2. Hệ thống giao thông đô thị
2.4.3. Hệ thống cấp nước đô thị
2.4.4. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
2.4.5. Hệ thống cấp điện
2.5. Kinh nghiệm quản lý hệ thống Hạ tầng kỹ thuật trên thế giới
và Việt Nam
2.5.1. Kinh nghiệm trên thế giới
2.5.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam
64
66
68
70
71
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN BẮC HÀ, HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH
LÀO CAI
3.1. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn Bắc Hà
3.1.1. Mục tiêu quản lý
3.1.2. Nguyên tắc quản lý
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ
thuật thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
3.2.1. Đề xuất về cắm mốc XD, xác định giới hạn xây dựng khu vực
sườn đồi, chỉ giới đường đỏ, không gian bố trí các công trình hạ tầng kỹ
thuật
3.2.2. Đề xuất giải pháp nâng cấp một số tuyến đường chính và bố trí
các bến, bãi đỗ ô tô của thị trấn
3.2.3 Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn
3.2.4. Đề xuất giải pháp thoát nước và đấu nối hệ thống thoát nước
3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống
HTKT thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
3.3.1. Quản lý hệ thống giao thông
3.3.2. Quản lý hệ thống thoát nước
3.3.3. Quản lý hệ thống cấp nước
3.3.4. Quản lý thu gom chất thải rắn
3.4. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch trong xây
dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
3.4.1. Trình tự thực hiện công tác lập kế hoạch xây dựng công trình
HTKT
76
71
73
76
76
77
78
78
80
82
84
90
90
91
92
92
94
94
viii
3.4.2. Sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch xây dựng công 95
trình HTKT
3.4.3. Lập kế hoạch quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
95
3.5.Giải pháp nâng cao trình độ, tăng cường trách nhiệm của cán 98
bộ làm công tác quản lý HTKT thị trấn Bắc Hà
3.5.1. Tổ chức tập huấn cho lực lượng cán bộ chuyên trách về quản lý 98
HTKT
3.5.2. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cán bộ quản lý hạ tầng 99
kỹ thuật.
3.5.3. Nâng cao trách nhiệm cho cán bộ thị trấn làm công tác quản lý 100
HTKT thông qua cơ chế tài chính
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
102
102
103
ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
UBND
Ủy ban nhân dân
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
GTVT
Giao thông vận tải
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GTVTĐT
Giao thông vận tải đô thị
GTNT
Giao thông nông thôn
THCS- THPT
Trung học cơ sở - Trung học phổ thông
HĐND
Hội đồng nhân dân
KT- XH
Kinh tế - Xã hội
QLNN
Quản lý nhà nước
ĐKTN
Điều kiện tự nhiên
KCN
Khu công nghiệp
MLĐ
Mạng lưới đường
GDTX
Giáo dục thường xuyên
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
BĐKH
Biến đổi khí hậu
CTR
Chất thải rắn
GTCC
Giao thông công cộng
BXD
Bộ Xây dựng
TP
Thành phố
QLĐT
Quản lý đô thị
x
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiệu
Nội dung
Trang
1.1.
Bản đồ vị trí huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
8
1.2.
1.3
Bản đồ liên hệ vùng thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Hình ảnh hiện trạng một số tuyến đường thị trấn Bắc Hà
11
16
1.4
Sơ đồ mạng lưới đường giao thông thi trấn Bắc Hà
17
1.5
Hình ảnh mương thoát nước thị trấn Bắc Hà
19
1.6
Sơ đồ hệ thống cung cấp nước máy thị trấn Bắc Hà
20
1.7
Mặt bằng hệ thống thoát nước thải thị trấn Bắc Hà
22
1.8
Sơ đồ vị trí các trạm biến áp và hệ thống lưới điện
23
1.9
Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển CTR thị trấn Bắc Hà
27
1.10
Hình ảnh xe thu gom rác chưa được phân loại
27
1.11
Bãi chôn lấp rác xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà
28
1.12
1.13
Các thiết bị thu gom, vận chuyển rác XN môi trường Bắc
Hà
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý CTR thị trấn Bắc Hà
29
30
1.14
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về CTR thị trấn
Bắchình
Hà quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn Bắc Hà
Mô
30
35
2.1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Bắc
Hà
Bản đồ định hướng quy hoạch giao thông thị trấn Bắc Hà
2.2
Bản đồ định hướng cấp nước thị trấn Bắc Hà
67
3.1
Sơ đồ minh họa chỉ giới giới hạn xây dựng khu vực sườn
đồiđồ mô hình tổ chức bến bãi đỗ xe thị trấn Bắc Hà
Sơ
80
Sơ đồ đề xuất phân loại, thu gom và xử lý CTRSH tại
Trung tâm thị trấn Bắc Hà
Sơ đồ đề xuất tổ chức QL CTRSH tại khu vực đô thị trung
tâm
Sơ đồ đề xuất phân loại, thug om và xử lý CTRSH tại khu
82
1.15
1.16
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
vực đô thị mở rộng thị trấn Bắc Hà
Sơ đồ đề xuất mô hình xử lý nước thải phân tán theo địa
hình
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải đề xuất cho khu vực trung
tâm
34
65
81
83
84
87
88
xi
3.8
Sơ đồ mô phỏng chu trình xử lý nước thải qua các bộ lọc
89
3.9
Thùng đựng rác 2 ngăn vô cơ và hữu cơ
94
3.10
Sơ đồ đề xuất sự tham gia của cộng đồng trong QL HTKT
96
3.11
Sơ đồ đề xuất Ban Giám sát cộng đồng
98
xii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Nội dung
Trang
1.1.
Bảng tổng hợp lượng mưa thị trấn Bắc Hà
7
1.2.
1.3
Hiện trạng phân bố dân cư thị trấn Bắc Hà
Bảng cơ cấu kinh tế thị trấn Bắc Hà
10
12
1.4
Bảng tổng hợp các loại đường thị trấn Bắc Hà
14
1.5
22
1.6
Bảng nhu cầu thoát nước và xử lý nước thải thị trấn Bắc
Hà
Bảng thống kê các trạm biến áp phân phối Trung/hạ thế
1.7
Bảng thống kê lưới điện trung thế qua khu vực thị trấn
25
2.1.
Bảng khu vực bảo vệ vệ sinh nguồn nước
44
2.2
Bảng hành lang bảo vệ an toàn lưới điện theo chiều rộng
45
2.3
Bảng hành lang an toàn lưới điện theo chiều cao
45
2.4
Bảng tỷ lệ thu gom chất thải rắn
48
2.5
Bảng dự kiến nhu cầu cấp nước thị trấn Bắc Hà
67
2.6
Bảng tính lưu lượng nước thải
68
2.7
Bảng tính tiêu chuẩn xả rác
68
2.8
Bảng tính chỉ tiêu cấp điện
70
2.9
Bảng tổng hợp phụ tải tính toán thị trấn Bắc Hà
71
24
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là một trong những yếu tố có vai trò
quan trọng, vừa là tiền để hình thành đô thị, vừa là yếu tố đánh giá sự phát
triển của một đô thị, đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị.
Thị Trấn Bắc Hà là trung tâm hành chính Kinh tế - Xã hội của huyện
Bắc Hà có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế thương mại, du lịch, là đầu
mối giao thông đi huyện Si Ma Cai, huyện Sí Mần - tỉnh Hà Giang. Có diện
tích đất tự nhiên là 148 ha. Mật độ dân số trên toàn huyện là 3051 người trên
1km2. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Bắc Hà là những người dân tộc thiểu số,
nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông
nghiệp và dịch vụ du lịch.
Thị trấn Bắc Hà là trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của cả huyện Bắc
Hà. Có nhiều thuận lợi về kinh tế về dịch vụ du lịch nghỉ mát, du lịch sinh
thái và tìm hiểu bản sắc các Dân tộc trên địa bàn Huyện. Là khu vực có tiềm
năng phát triển công nghiệp hoa, rau, quả dược liệu hàng hóa. Trong những
năm qua đô thị thị trấn Bắc Hà ngày càng được mở rộng và phát triển theo xu
hướng phục vụ và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Về hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống giao thông đô thị còn nhiều hạn chế, mặt
đường, hành lang vỉa hè bị xuống cấp, hệ thống thoát nước chưa đồng bộ.
Hệ thống chiếu sáng đô thị còn chưa phủ hết các tuyến đường, thời gian chiếu
sáng cũn thấp. Hệ thống đường ống cấp nước phát triển chưa đáp ứng được
nhu cầu của nhân dân. Chưa có nhà máy và hệ thống ống dẫn thu gom sử lý
nước thải bẩn, còn thoát chung với hệ thống thoát nước mặt không đảm bảo
vệ sinh môi trường. Chưa có cơ sở tái chế chất thải rắn. Hệ thống cây xanh đô
thị chưa đồng bộ, chậm được thay thế bổ xung.
Để cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của thị trấn Bắc Hà đảm
bảo phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, tương xứng với điều kiện
2
văn minh hiện đại của đô thị du lịch - sinh thái cần có sự thay đổi trong tư duy
của các cấp chính quyền, các ngành và nhân dân trên địa bàn. Đồng thời rất
cần sự đầu tư nguồn tài chính cũng như các nghiên cứu để nâng cao hiệu quả
hoạt động dịch vụ công và tiện nghi đô thị.
Do vậy, đề tài luận văn “Quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn Bắc Hà,
huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai với sự tham gia của cộng đồng” là cần thiết
nhằm góp phần xây dựng thị trấn xứng đáng là một đô thị du lịch - sinh thái,
phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thưc trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị
trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng kỹ
thuật thị trấn Bắc Hà, đảm bảo tính phát triển bền vững của đô thị về kết cấu
cũng như đảm bảo về môi trường và an ninh xã hội
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
(gồm quản lý Giao thông, quản lý Cấp thoát nước và quản lý Chất thải rắn) thị
trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Bắc Hà theo Điều chỉnh quy hoạch tổng
thể phát triển đô thị Bắc Hà, huyện Bắc Hà đến năm 2030.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng.
- Phương pháp hệ thống hoá.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
- Phương pháp kế thừa các giá trị khoa học và các nghiên cứu liên
quan.
Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
3
- Xây dựng cơ sở khoa học quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của
cộng đồng
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Vận dụng khoa học quản lý nhà nước và quản lý hệ
thống HTKT đô thị để đề xuất các giải pháp cụ thể trong công tác quản lý hệ
thống HTKT thị trấn Bắc Hà.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp quản lý hệ thống HTKT trên toàn bộ
địa bàn thị trấn Bắc Hà có thể dùng làm tài liệu tham khảo, áp dụng cho quản
lý hệ thống HTKT tại các đô thị khác có điều kiện tương tự trong cả nước.
Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận văn.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống cung
cấp năng lượng, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống
thoát nước, hệ thống quản lý chất thải, vệ sinh môi trường, hệ thống nghĩa
trang, và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. [22]
- Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là toàn bộ phương thức
điều hành (phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định...) nhằm kết
nối và đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới quản lý cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối
ưu hệ thống cơ sở HTKT đô thị và các dịch vụ liên quan đạt các tiêu chuẩn
quy định trong khuôn khổ nguồn vốn được cấp và kinh phí được sử dụng.[7]
Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
bao gồm hai nhóm:
- Quản lý kinh tế và kỹ thuật: Sử dụng các định mức, đơn giá, quy
chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuật... để quản lý các hoạt
động trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
4
- Quản lý tổ chức: Thiết kế và vận hành bộ máy tổ chức và quản lý
nhân lực trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Hai nhóm chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau trong mọi hoạt
động của hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng [2]
+ Xã hội hóa
Xã hội hóa là tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước để phát triển các lĩnh
vực xã hội và thực hiện các mục tiêu xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa coi đây là một biện pháp rất cơ bản nhằm huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của
các thành phần kinh tế, của các tổ chức xã hội, của mọi người.
Kết hợp và phát huy quyền làm chủ của người dân trong khu vực, bằng
những hoạt động công ích vào các ngày nghỉ: thu dọn, sửa chữa, bảo dưỡng
sân, hè đường, phát động rộng rãi các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ và
hội người cao tuổi cùng tham gia giữ gìn và quản lý hạ tầng kỹ thuật.
+ Sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng làm tăng khả năng và vai trò của người dân
bởi vì khi hợp tác với nhau, nó sẽ làm tăng tự tin và khả năng trong việc giải
quyết các vấn đề khó khăn của riêng họ. Người dân có quyền tham gia vào
quá trình quyết định thì kết quả của các quyết định sẽ có ảnh hưởng tốt tới
chính cuộc sống của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng giúp đảm bảo cho các kết quả vận hành và
khai thác tốt hơn bởi người dân biết cái gì họ cần, cái gì họ có khả năng đạt
được, họ có thể điều hoà các yếu tố tác động lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo sự ràng buộc giữa người dân
đối với chất lượng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và như vậy việc vận hành và
khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ thuận tiện và đạt hiệu quả cao hơn
Sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo sự ràng buộc giữa ngời dân đối
với chất lượng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và nh vậy việc vận hành và khai
thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ thuận tiện và đạt hiệu quả hơn.
5
+ Các hình thức tham gia của cộng đồng
Người dân có quyền và nghĩa vụ kiểm soát, các nhóm dân cư được giao
quyền thông qua đại diện của nhân dân và chính quyền; Chính quyền trao đổi,
bàn bạc với các nhóm dân; Chính quyền thông báo cho dân biết, cùng thực
hiện, kiểm tra; Chính quyền đề ra các quyết định và thông báo trước; Chính
quyền vận động nhân dân làm theo.
Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn có ba chương:
Chương I: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn Bắc
Hà, tỉnh Lào Cai.
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp Quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
6
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN BẮC HÀ,
HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
1.1. Giới thiệu chung về huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
1.1.1. Vị trí địa lý [27]
Bắc Hà là thị trấn của huyện vùng cao Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, nằm ở
phía Đông - Bắc của tỉnh, thị trấn cách thành phố Lào Cai 66 km, có diện tích
đất tự nhiên là 68.176 ha, Mật độ dân số trên toàn huyện là 91 người trên
1km2.
Huyện Bắc Hà nằm trong toạ độ địa lý từ 22 019’ đến 24 024’ vĩ độ bắc;
104 09’ đến 104 028’ kinh độ đông.
Ranh giới hành chính
+ Phía Bắc giáp huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai
+ Phía Đông giáp huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang
+ Phía Tây giáp huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
+ Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai
1.1.2. Địa hình [27]
Huyện Bắc Hà nằm trên cao nguyên núi đá vôi, hiện tượng Cát tơ
thường xảy ra tạo thành các khe suối ngầm và các vực sâu, đồng thời một
phần diện tích nằm đầu nguồn sông chảy, núi rừng trùng điệp. Cao trình chỗ
thấp nhất 116m, cao nhất 1800m ( so với mực nước biển). Địa hình phức tạp,
độ dốc lớn, chia cắt mạnh, gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại, sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân. Độ dốc trung bình từ 240 đến 280 trở lên. địa thế có
dạng hình chóp có đỉnh là khu Lùng Phình, các hướng dốc dần ra sông Chảy
theo hướng Bắc Nam.
1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn [27]
a. Khí hậu
Do chênh lệch về độ cao, nên có thể chia thành 2 tiểu vùng khí hậu:
7
- Vùng thấp ( có độ cao từ 116m - 600m) mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới.
- Vùng cao (Có độ cao trên 600m) mang đặc trưng khí hậu á nhiệt đới.
+ Nhiệt độ trung bình 18,70C, nhiệt độ cao nhất 340C, thấp nhất 30C, cá
biệt có những năm xuống dưới âm 10C.
+ Lượng mưa trung bình ở Bắc Hà từ 1650 - 1850mm, độ ẩm không
khí trung bình 75 - 80 %, cao nhất 90%.
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 75% của lượng
mưa cả năm.
- Số ngày mưa trung bình năm: 154 ngày/năm.
- Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với các tần suất:
Bảng 1.1: Tổng hợp lượng mưa.[27]
Tần suất P (%)
1%
2%
5%
10%
20%
Lượng mưa
154
144
130
119
108
b. Thủy văn
Bắc Hà nằm trên hệ thống sông Chảy, có sông Chảy là sông chính chảy
qua 2 mặt phía Tây Nam của Huyện, với chiều dài khoảng 70km. Phần lớn
lưu vực của sông Chảy nằm trên các xã Cốc Ly, Bảo Nhai, Cốc Lầu, Thải
Giàng Phố, Nậm Lúc, Nậm Khánh, bản Cái… Ngoài sông Chảy, trên địa bàn
huyện còn có 4 hệ thống khe suối nhỏ là Ngòi Đô, Thèn Phùn, Nậm Pàng,
Nậm Lúc đều đổ ra sông Chảy.
Đây là tiềm năng lớn để mở rộng quy mô phát triển của các ngành du
lịch sinh thái tạo nên bước phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Huyện.
+ Những tai biến thiên nhiên: Ttrong khu vực Huyện thường xảy ra
hiện tượng ngập úng, đất trượt, sạt lở đồi núi, đường giao thông, đá lăn và có
lũ quét ở các thung lũng.
1.1.4. Dân số, dân tộc [27] [29]
Toàn Huyện có 20 xã và 1 thị trấn với 218 thôn bản (sau khi đã sát
nhập). Dân số có 12.914 hộ, 62.335 nhân khẩu, 30.460 lao động chủ yếu là
8
lao động nông nghiệp chiếm trên 90% dân số, lao động khác trong các ngành
công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể., mật độ dân số 91
người/km2, gồm 14 dân tộc, trong đó: Dân tộc H’Mông chiếm 47,3 %, dân
tộc Kinh chiếm 16,82%, dân tộc Dao chiếm 11,2%, dân tộc Nùng chiếm
11,6%, dân tộc Tày chiếm 10,3%, dân tộc khác chiếm 2,78%. Sống xen kẽ
phân bố trên toàn diện tích, theo đặc thù riêng của từng dân tộc.
Hình 1.1. Bản đồ vị trí huyện Bắc Hà và tỉnh Lào Cai [27]
1.2. Thị trấn Bắc Hà
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên [27]
a. Vị trí địa lý
Thị Trấn Bắc Hà Là trung tâm hành chính Kinh tế - Xã hội của huyện
Bắc Hà có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế thương mại, du lịch, là đầu
mối giao thông đi huyện Si Ma Cai, huyện Sí Mần - tỉnh Hà Giang. Có diện
tích đất tự nhiên là 148 ha, Mật độ dân số trên toàn huyện là 3051 người trên
1km2.
9
Phía Bắc giáp xã Bản Phố, xã Lầu Thí Ngài
Phía nam giáp xã Na Hối
Phía đông giáp xã Tà Chải
Phía Tây giáp xã Hoàng thu Phố, Na hối
Địa hình tương đối phức tạp bao gồm các dẻo đồi cao với các đỉnh có
độ cao từ (940- 980 m), độ dốc sườn đồi lớn (25-40 %), xen kẽ với các dãy
đồi là các thung lũng nhỏ, hẹp có độ cao biến thiên từ (905 - 915 m).
b. Khí hậu, độ ẩm, lượng mưa trung bình
Thị trấn có độ cao > 900m trở lên, có khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới,
mùa hè mát, mùa đông lạnh khô hanh.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm: 18,30C; Cao nhất: 320C; Thấp nhất: - 20C
- Độ ẩm tương đối trung bình năm 85-87%; Cao nhất : 92%; Nhỏ nhất: 22%
- Lượng mưa trung bình: 1600 - 1800 mm; Mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10, lượng mưa chiếm 75 % lượng mưa cả năm; Số ngày mưa trung bình
năm :154 ngày/ năm; Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thời kỳ này thường có
mưa phùn kèm theo sương mù và ít nắng.
- Lượng nước bốc hơi trung bình năm ( 514 - 800 mm )
- Gió: Hướng gió chủ đạo theo 2 hướng Nam và Đông nam
- Hiện tượng khí hậu thời tiết đặc biệt băng giá, sương muối vào tháng
11; lốc xoáy vào tháng 3- 4 ngoài ra còn có hiện tượng mưa đá.
c. Thủy văn
Chảy qua địa phận địa phận Thị trấn có suối Nậm Cáy và các suối nhỏ
tụ hội thành Ngòi Đô. Khu vực trung tâm thị trấn ít chịu ảnh hưởng của bão lũ
tuy nhiên một số năm gần đây tình hình lụt úng có su hướng gia tăng ngay cả
các con suối nhỏ cũng gây ngập úng trong thời gian ngắn.
Suối Nậm Cáy có dòng chảy quanh năm tận dụng ưu thế thiên nhiên, Hồ
chứa nước Na Cồ tạo cảnh quan, cải tạo khí hậu phục vụ cho du lịch phát triển.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [27] [29]
a. Dân số
10
Dân số thị trấn Bắc Hà theo thống kê đến ngày 31-12-2016 tổng dân số
= 4850 khẩu với 1350 hộ, quy mô trung bình 3,6 người/hộ
- Mật độ dân số trung bình 3051 người/km2
b. Dân tộc
Thị trấn Bắc Hà có 13 dân tộc anh em chung sống; trong đó người Kinh
chiếm 75%, dân tộc ít người chiếm 35% gồm 12 dân tộc: H’Mông, Tày ,
Nùng, Phù Lá, Dao, Mường, Hoa, Thái, Sa Phố, Dáy, Thù Lao, La Chí.
c. Lao động: Lao động trong độ tuổi: 2341 ngời chiếm 48.3%
đ. Hiện trạng đời sống dân cư:
Đời sống dân cư ổn định; có 36 hộ nghèo (2.66%); Không có hộ đói.
Bảng 1.2. Hiện trạng phân bố dân cư TT Bắc Hà đến tháng 4 năm 2017[27]
số dân
Tên thôn bản, tổ
TT
dân phố
mật độ dân
số/km2
Số
Số người
Số người
trong độ
chưa đến
tuổi lao
tuổi lao
động
động
Số người
hết tuổi
lao động
1
Thôn Bắc Hà 1
267
113
98
56
2
Thôn Bắc Hà 2
228
98
57
73
3
Thôn Bắc Hà 3
269
113
102
54
4
Thôn Bắc Hà 4
250
107
87
56
5
Thôn Bắc Hà 5
332
160
108
64
6
Thôn Bắc Hà 6
241
137
64
40
7
Thôn Nậm Sắt 1
297
148
82
67
8
Thôn Nậm Sắt 2
330
161
112
57
9
Thôn Nậm Sắt 3
232
139
29
64
10 Thôn Nậm Sắt 4
532
147
337
48
11 Thôn Na Quang 1
332
161
107
64
12 Thôn Na Quang 2
323
177
92
54
13 Thôn Na Quang 3
413
195
122
96
11
14 Thôn Na Quang 4
262
130
57
75
15 Thôn Na Cồ
357
90
223
44
16 Thôn Nậm Cáy
391
67
293
31
5.056
2.143
1.970
943
Tổng
(Nguån: Số liệu thống kê của UBND thị trấn Bắc Hà)
e. Tình hình kinh tế thị trấn Bắc Hà
Thị trấn Bắc Hà có tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14%/năm. Cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và đầu
tư ngoài tỉnh, minh chứng sự thuận lợi của môi trường phát triển.
Hình 1.2: Bản đồ liên hệ vùng thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai [27]
12
Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế của thị trấn năm 2017[27]
TT
Ngành
Tỉ lệ %
1
Nông nghiệp- lâm nghiệp- thuỷ sản
60
2
Công nghiệp- XDCB
20
3
Thương mại- dịch vụ
20
Tổng
100
f. Công trình Giáo dục đào tạo:
Hiện nay trong thị trấn có 01 trường Dân tộc nội trú, 01 trường PTTH
phục vụ cho học sinh toàn Huyện, 01 trường THCS, 02 trường Mầm non, 01
trường Tiểu học phục vụ cho học sinh thị trấn.
- Công trình Thương mại: Chợ văn hóa Bắc Hà tổng điện tích chợ 4,5
ha trong đó: Diện tích đã xây dựng: 2 ha, xây dựng bổ sung: 2,5 ha
- Công trình Y tế : Trong địa bàn thị trấn có bệnh viện qui mô 70
gường hiện đang lập dự án nâng cấp cải tạo mở rộng quy mô lên 120 gường
- Công trình Văn hóa: Nhà Hoàng A Tưởng, Ao sen, đền Bắc Hà, núi
Ba Mẹ Con, núi Cô Tiên, hồ Na Cồ đáp ứng với nhu cầu của một khu du lịch.
1.3. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1.3.1. Hiện trạng về hệ thống giao thông: [27] 29]
a. Giao thông đối ngoại
Tỉnh lộ 153 là trục giao thông đối ngoại chính nối từ Simacai ra Thành
phố Lào Cai và một số huyện khác; chiều dài tuyến tỉnh lộ 153 chạy qua thị
trấn Bắc Hà là 4825; với mặt đường đi qua khu trung tâm có Bmặt=7.50m,
Bvỉa hè=2x3.00m; với mặt đường ngoài khu trung tâm thị trấn có
Bmặt=5.50m, Blề=2x1.00m; mặt đường chạy qua khu trung tâm đã làm hoàn
chỉnh và đầy đủ hệ thống hạ tầng, còn mặt đường ngoài khu trung tâm mặt
đường đã hư hỏng cần phải nâng cấp cải tạo để đảm bảo lưu thông thuận tiện.
b. Giao thông nội thị
Loại đường có Bmặt=7.0m; Bvỉa hè=2x3.0m chỉ có trong khu trung
tâm thị trấn (thể hiện mặt cắt 3-3) với tổng chiều dài trong toàn thị trấn là
13
350m; mặt đường BTN còn tốt.
Loại đường có Bmặt=7.5m; Bvỉa hè=2x3.0m chỉ có trong khu trung
tâm thị trấn (thể hiện mặt cắt 4-4) với tổng chiều dài trong toàn thị trấn là
1260m; mặt đường BTN còn tốt.
Loại đường có Bmặt=6.0m; Bvỉa hè=2x3.0m chỉ có trong khu trung
tâm thị trấn (thể hiện mặt cắt 5-5) với tổng chiều dài trong toàn thị trấn là
1260m; mặt đường BTN còn tốt.
Loại đường cấp phối đá dăm (chủ yếu là đường liên xã) có Bmặt=4.5m;
Blề=2x1.0m nối trung tâm thị trấn Bắc Hà đi các xã (thể hiện mặt cắt 6-6) với
tổng chiều dài trong toàn thị trấn là 9891m; mặt đường cấp phối đá dăm.
Đường Pạc Kha nối từ đường tỉnh lộ 153 vào thôn Nậm Cáy2, xã Tà
Chải (thể hiện mặt cắt 7-7), với Bmặt=10.50m, Bvỉa hè=2x5.0m, chiều dài là
1910m; mặt đường BTN còn tốt.
Loại đường có Bmặt=4.50m; Bvỉa hè=2x2.0m chỉ có trong khu trung
tâm thị trấn (thể hiện mặt cắt 8-8) với tổng chiều dài trong toàn thị trấn là
720m; mặt đường BTN còn tốt.
Loại đường có mặt là đường bêtông ximăng được làm nối vào các cụm
ngõ xóm, Bmặt=2.0m - 3.0m (thể hiện mặt cắt 9-9) với tổng chiều dài trong
toàn thị trấn là 1135m.
Về hệ thống giao thông tĩnh, cả huyện chỉ có 01 bến xe đang hoạt động.
Giao thông thuỷ cũng ở mức độ hạn chế vì địa hình dốc.
Để tổng hợp và trình bày thống kê các loại tuyến đường có mặt trong
lòng đô thị Bắc Hà, bảng sau phân ra 5 nhóm đường theo quy mô và công
năng.
- Loại thứ nhất : đường Pac Kha được xem là tuyến đường lớn nhất.
Xem xét về quy mô tuyến đường và công năng của nó trong tương lai, tuyến
đường có thể được cải thiện để sự dụng làm đường tránh.
- Loại thứ hai : tuyến đường hoạt động buôn bán của tại trung tâm đô
thị - đường Ngọc Uyển, là một trong những trục đường nhộn nhịp nhất của