Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quản lý phát triển theo quy hoạch thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG ĐỨC KHÁNH

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THEO QUY HOẠCH
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG ĐỨC KHÁNH
KHÓA: 2017-2019

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THEO QUY HOẠCH
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số:
60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ LAN PHƢƠNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập chƣơng trình thạc sỹ, chuyên ngành Quản
lý Đô thị và Công trình, khóa học 2017 - 2019 tại Trƣờng Đại học Kiến trúc
Hà Nội, Học viên đã đƣợc các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu, đây chính là nền
tảng kiến thức giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và
trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng tri ân
tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trƣờng. Đặc biệt xin đƣợc gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới TS. Nguyễn Thị Lan Phƣơng, là ngƣời trực tiếp hƣớng
dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp cho học viên hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trƣờng, cảm ơn Sở
Xây dựng Thái Nguyên, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và môi trƣờng,
Sở Kế hoạch và đầu tƣ, các phòng ban chuyên môn của Văn phòng UBND
tỉnh và UBND thành phố Thái Nguyên đã giúp đỡ Tôi hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Hoàng Đức Khánh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Đức Khánh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
* Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................... 2
* Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 2
* Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 4
* Các thuật ngữ, khái niệm ............................................................................ 4
* Cấu trúc luận văn


...………………………………………………………………………6

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THEO QUY
HOẠCH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ....................................................7
1.1. Tổng quan về phát triển các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên ............... 7
1.1.1. Giới thiệu về quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
........................................................................................................................... 7
1.1.2. Kết quả đạt đƣợc trong phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên .................. 11
1.1.3. Những vấn đề quản lý liên ngành trong phát triển đô thị ..................... 13
1.2. Thực trạng phát triển đô thị theo quy hoạch thành phố Thái Nguyên
......................................................................................................................... 14


1.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển đô thị thành phố Thái Nguyên
......................................................................................................................... 14
1.2.2. Thực trạng sử dụng đất thành phố Thái Nguyên .................................. 18
1.2.3. Thực trạng phát triển hạ tầng đô thị ...................................................... 19
1.2.4. Thực trạng phát triển không gian, cảnh quan đô thị ............................. 25
1.3. Thực trạng quản lý phát triển theo quy hoạch thành phố Thái
Nguyên ............................................................................................................ 28
1.3.1. Cơ chế chính sách quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch ................ 28
1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................ 29
1.3.3. Thực trạng quản lý sử dụng đất thành phố............................................ 32
1.3.4. Thực trạng quản lý phát triển hạ tầng đô thị ......................................... 33
1.3.5. Thực trạng quản lý phát triển không gian, cảnh quan đô thị ................ 34
1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu ............................................................... 36
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THEO
QUY HOẠCH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ........................................38
2.1. Cơ sở lý thuyết về phát triển đô thị ...................................................... 38

2.1.1. Lý thuyết phát triển đô thị hiện đại ....................................................... 38
2.1.2. Nguyên tắc quản lý phát triển đô thị ..................................................... 39
2.1.3. Nguyên tắc chung quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị ...... 40
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 41
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc .................................... 41
2.2.2. Các văn bản của Trung ƣơng và địa phƣơng ........................................ 44
2.2.3. Định hƣớng Quy hoạch chung Thành phố Thái Nguyên và các quy
hoạch liên quan................................................................................................ 45
2.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển đô thị theo quy hoạch .......... 50
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý phát triển thành phố Thái Nguyên ...
......................................................................................................................... 55


2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa xã hội ......................................... 55
2.3.2. Cơ chế chính sách và nguồn lực thực hiện ........................................... 56
2.3.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật ...................................................................... 58
2.3.4. Yếu tố về quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan đô thị ............................. 58
2.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển đô thị .............. 60
2.5. Các bài học kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế ................................. 60
2.5.1. Bài học kinh nghiệm trong nƣớc ........................................................... 60
2.5.2. Bài học kinh nghiệm quốc tế................................................................. 64
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THEO QUY
HOẠCH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ..................................................69
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc ..................................................... 69
3.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 69
3.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 70
3.1.3. Nguyên tắc............................................................................................. 70
3.2. Giải pháp về quản lý sử dụng đất đô thị .............................................. 71
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách cho các chƣơng trình phát triển quỹ đất 71
3.2.2. Điều chỉnh quy hoạch phân khu, chi tiết............................................... 75

3.2.3. Khung quy chế quản lý phát triển đô thị ............................................... 76
3.3. Giải pháp về quản lý phát triển hệ thống hạ tầng đô thị ................... 85
3.3.1. Quản lý đầu tƣ xây dựng ....................................................................... 85
3.3.2. Quản lý vận hành khai thác sử dụng và duy tu bảo dƣỡng ................... 86
3.3.3. Quản lý phát triển tiện ích đô thị........................................................... 90
3.4. Giải pháp về tổ chức quản lý................................................................. 91
3.4.1. Tổ chức bộ máy ..................................................................................... 91
3.4.2. Nâng cao năng lực cán bộ trong công tác quản lý phát triển đô thị thành
phố Thái Nguyên ............................................................................................. 95


3.4.3. Giải pháp phối kết hợp giữa các lĩnh vực trong quản lý phát triển đô thị
......................................................................................................................... 96
3.5. Giải pháp về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan thành phố
Thái Nguyên ................................................................................................... 97
3.5.1. Giải pháp kiểm soát phát triển không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị ...
......................................................................................................................... 97
3.5.2. Giải pháp đầu tƣ phát triển không gian xanh và cây xanh đƣờng phố .....
....................................................................................................................... 101
3.6. Giải pháp về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển
thành phố Thái Nguyên .............................................................................. 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận ...................................................................................................... 104
* Kiến nghị .................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Tên đầy đủ

CP

Chính phủ

GPMB

Giải phóng mặt bằng

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QHPK

Quy hoạch phân khu

QL

Quốc lộ


QLĐT

Quản lý đô thị

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDTT

Thể dục thể thao

TTg

Thủ tƣớng Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

TP

Thành phố

QH

Quy hoạch



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 1.2

Hình 1.3

Hình 1.4

Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 2.1

Tên hình
Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Thái
Nguyên

Trang
8

Hiện trạng phân bố các đồ án, dự án đang triển khai
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

16

Không gian các tuyến đường trong khu trung tâm
thành phố

26


Không gian đường làng, ngõ xóm trong khu vực
ngoại thị.

26

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý phát triển đô thị theo
quy hoạch
Khuôn viên các trường đại học trên địa bàn thành
phố

30
35

Định hướng các phân vùng phát triển thành phố
Thái Nguyên

45

Hình 2.2

Một số khu đô thị mới trên địa bàn TP. Hạ Long

61

Hình 2.3

Một góc nhìn cảnh quan kiến trúc TP. Đà Nẵng

62


Hình 3.1

Sơ đồ tổ chức cơ cấu quản lý phát triển đô thị thành
phố Thái Nguyên

93


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng, biểu
Trang

Bảng 1.1

Thống kê các dự án lập quy hoạch trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên

Bảng 1.2

Thống kê thực trạng sử dụng đất đai thành phố năm 2017

Bảng 3.1
Bảng 3.2

17
19


Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo
bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình

82

Bảng tiêu chí kiểm soát phát triển không gian kiến trúc
cảnh quan

99


1

PHẦN MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài
Nhƣ một quy luật, bất cứ một quốc gia nào, trong tiến trình phát triển của đô
thị hoá, nếu muốn có một hình ảnh đô thị hoàn chỉnh đều không thể không xây
dựng đô thị đó dựa trên nền tảng của các đồ án quy hoạch: Từ quy hoạch định
hƣớng phát triển đô thị toàn quốc, quy hoạch vùng lãnh thổ đến quy hoạch chung,
quy hoạch phân khu và các quy hoạch chi tiết. Quy hoạch đƣợc nghiên cứu thiết kế
và đề xuất phù hợp là một trong những cơ sở nền tảng của sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội.
Thái Nguyên là tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ, thuộc vùng Quy hoạch
xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh có diện tích
tự nhiên 3.533 km2, dân số trên 1,2 triệu ngƣời, trong đó có trên 30% dân số ở vùng
đô thị, gần 70% dân số ở vùng nông thôn, có 3 tôn giáo (phật giáo, công giáo, tin
lành); có 46 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 8 dân tộc thiểu số có số
đông, chiếm khoảng 27%; tỉnh có 09 đơn vị hành chính (02 thành phố, 01 thị xã và
06 huyện) với 180 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 124 xã vùng cao, vùng sâu và
vùng xa, 62 xã là ATK và ATK đặc biệt, có 36 xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí

của Chính Phủ. Tỉnh có đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đƣờng Thái Nguyên
- Chợ Mới, Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên Lƣu Xá - Kép; hệ thống giao thông đƣờng thủy có Sông Cầu, Sông Công; cảng Đa
Phúc có thể đáp ứng các tàu, thuyền có trọng tải 600 tấn (lƣợng hàng hóa vận
chuyển của các phƣơng tiện qua lại bình quân khoảng 1 triệu tấn/năm). Kinh tế - xã
hội tiếp tục phát triển, một số lĩnh vực có sự phát triển bứt phá; hầu hết các chỉ tiêu
đều đạt và vƣợt kế hoạch hằng năm; quốc phòng, an ninh đƣợc đảm bảo; văn hóa,
xã hội có nhiều tiến bộ;
Sau khi đồ án quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên phê duyệt, các không
gian đô thị đƣợc hình thành và phát triển nhanh chóng tuy nhiên việc quản lý phát
triển theo đồ án quy hoạch còn nhiều hạn chế, việc khớp nối liên ngành trong triển


2

khai thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập chồng chéo, chƣa đáp ứng kịp thời với
sự phát triển nhanh chóng của xã hội, dặc biệt là với nhu cầu mới về phát triển đô
thị thông minh bền vững; do vậy đề tài nghiên cứu “Quản lý phát triển theo quy
hoạch thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên” để đánh giá, phân tích và đề
xuất một số giải pháp cơ bản với mong muốn góp phần vào việc rút ngắn khoảng
cách từ lý luận đến thực tiễn, cải thiện công tác lập quy hoạch, triển khai thực hiện
quy hoạch từ đầu tƣ xây dựng đến công tác quản lý, vận hành, khai thác phát triển
thành phố hiệu quả.
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý phát triển theo đồ án quy hoạch
chung thành phố Thái Nguyên đƣợc duyệt nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kiểm
soát phát triển đô thị, góp phần tạo lập diện mạo đô thị đồng bộ, hiện đại.
* Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các nội dung quản lý phát triển
đô thị theo đồ án quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đƣợc duyệt, bao gồm:
+ Quản lý và sử dụng đất đô thị: Quản lý đất đô thị; Chuẩn bị quỹ đất phát

triển đô thị theo quy hoạch
+ Quản lý phát triển hệ thống hạ tầng đô thị: Chính sách phát triển hạ tầng
đô thị; Phát triển hệ thống hạ tầng đô thị tại đô thị hiện hữu; Phát triển hệ thống hạ
tầng đô thị tại khu đô thị mới
+ Quản lý không gian, cảnh quan đô thị: Quản lý không gian xanh đô thị
- Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý phát triển theo đồ án quy hoạch
chung thành phố Thái Nguyên đƣợc duyệt.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa
+ Khảo sát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng… và hiện
trạng môi trƣờng tại khu vực Dự án.
+ Đo đạc, lấy mẫu không khí, nƣớc mặt, nƣớc ngầm, đất, vi sinh vật.
+ Thu thập, tổng hợp các số liệu và tài liệu liên quan đến khu vực Dự án.


3

 Phương pháp phân tích xử lý, đánh giá tổng hợp
Phƣơng pháp áp dụng với các kết quả của các nghiên cứu, các quan điểm
khoa học đã đƣợc công bố có liên quan tới công tác quản lý xây dựng đô thị nhƣ
quản lý Không gian; Đất đai; Chỉ tiêu quy hoạch; Tham gia cộng đồng; Yếu tố đặc
thù; Văn hóa truyền thống... Phân tích tổng hợp áp dụng trong việc phân tích, đánh
giá và phát hiện các vấn đề của hiện trạng, lý giải các hiện tƣợng, vấn đề trên thực
tế... nhằm tìm ra hƣớng nghiên cứu cụ thể, quan trọng.
Phân tích và tổng hợp các vấn đề mang tính tổng quan, các kinh nghiệm
trong và ngoài nƣớc với các lĩnh vực liên quan đến quản lý xây dựng theo quy
hoạch, trong đó xem xét các nội dung của quản lý chỉ tiêu sử dụng đất là một nội
dung quan trọng trong các công cụ quản lý Giấy phép quy hoạch, Giấy phép xây
dựng ở Việt Nam
 Phương pháp tiếp cận hệ thống thu thập tài liệu

Phƣơng pháp nhằm cho thấy sự liên quan mang tính hệ thống của các cơ chế
pháp lý và nội dung quản lý xây dựng ở Việt Nam theo hai hệ thống luật liên quan
đến quy hoạch xây dựng là Luật Quy hoạch đô thị 2009 và Luật Xây dựng 2014.
 Phương pháp kế thừa
Phƣơng pháp này sử dụng và kế thừa những tài liệu đã có về vấn đề nghiên
cứu dựa trên những thông tin tƣ liệu sẵn có để xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu
cần thiết cho việc nghiên cứu.
 Phương pháp chuyên gia
Thực hiện các phỏng vấn xin ý kiến cá nhân về các nhận định khoa học và
các vấn đề thực trạng hiện nay của các chuyên gia, cụ thể là: Chuyên gia nghiên cứu
về quy hoạch đô thị; Cơ quan quản lý nhà nƣớc, Thanh tra xây dựng; Hội và Hiệp
hội về Quy hoạch, Đô thị, Xây Dựng.
* Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát, điều tra, đánh giá việc đầu tƣ xây dựng phát triển đô thị theo các
lĩnh vực sử dụng đất; không gian cảnh quan và phát triển hệ thống hạ tầng đô thị
theo đồ án quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đƣợc duyệt.


4

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch
chung thành phố Thái Nguyên.
- Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về
công tác quản lý phát triển để đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm đảm bảo phát
triển bền vững theo quy hoạch đƣợc duyệt và quản lý vận hành hiệu quả cho thành
phố Thái Nguyên
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Góp phần nâng cao hiệu quả góp, phần bổ sung lý thuyết quản lý phát triển
đô thị theo quy hoạch với một góc nhìn tổng thể liên ngành.

+ Là tài liệu tham khảo cho công tác quản lý phát triển, đầu tƣ xây dựng,
khai thác hiệu quả sử dụng đất tại các đô thị khác của tỉnh Thái Nguyên.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển đô thị đảm bảo tuân thủ theo quy
hoạch, hƣớng tới nâng cao chất lƣợng cuộc sống và tham khảo cho các đô thị trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
* Các thuật ngữ, khái niệm
- Đô thị (Theo QCVN:01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch
Xây dựng): là khu vực tập trung dân cƣ sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt

động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh
tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng, bao gồm nội thành, ngoại thành
của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
- Đô thị mới (Theo Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009): là
đô thị dự kiến hình thành trong tƣơng lai theo định hƣớng quy hoạch tổng thể hệ
thống đô thị quốc gia, đƣợc đầu tƣ xây dựng từng bƣớc đạt các tiêu chí của đô thị
theo quy định của pháp luật [19].


5

- Khu đô thị mới (Theo Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày
17/6/2009): là một khu vực trong đô thị, đƣợc đầu tƣ xây dựng mới đồng bộ về hạ

tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở [19].
- Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,
hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập
môi trƣờng sống thích hợp cho ngƣời dân sống trong đô thị, đƣợc thể hiện thông
qua đồ án quy hoạch đô thị [19].

- Quản lý đô thị: Khái niệm quản lý đô thị (Urban Management) có lịch sử
từ thế kỷ 18,19 gắn với giai đoạn phát triển hiện đại của đô thị. Quản lý đô thị thể
hiện vai trò của nhà nƣớc trong quản lý phát triển đô thị, bao gồm hệ thống các
chính sách cơ chế, biện pháp và phƣơng tiện đƣợc chính quyền các cấp sử dụng
kiểm soát quá trình tăng trƣởng, phát triển đô thị, nhằm thực hiện một cách có hiệu
quả các mục tiêu dự kiến. Quản lý đô thị là một lĩnh vực khoa học quản lý đô thị
hay còn gọi là lĩnh vực quản lý các dịch vụ công cộng ở đô thị [2]. Theo So, Jin
Kwang và Đỗ Hậu, quản lý đô thị hiện đại đƣợc chia làm 6 lĩnh vực quản lý gồm:
Quy hoạch đô thị; Kinh tế đô thị; Giao thông đô thị; Xã hội đô thị; Văn hóa đô thị;
Môi trƣờng đô thị. Theo tác giả, khái niệm quản lý đô thị trong lĩnh vực quy hoạch
và xây dựng là Hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp, công cụ quản lý thể hiện vai
trò và mục tiêu quản lý nhà nƣớc ở các cấp chính quyền đối với công tác quy hoạch,
đầu tƣ xây dựng và phát triển bền vững đô thị.
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình
kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của
chúng chi phối hoặc ảnh hƣởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [19].
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nƣớc trong đô thị có ảnh hƣởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [19].
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hƣớng quan sát ở trong
đô thị nhƣ không gian trƣớc tổ hợp kiến trúc, quảng trƣờng, đƣờng phố, hè, đƣờng
đi bộ, công viên, thảm thực vật, vƣờn cây, vƣờn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao,


6

triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và
không gian sử dụng chung thuộc đô thị [19].
- Không gian xanh đô thị: Ở nƣớc ta trong những năm qua trong các văn
bản quy định đều sử dụng khái niệm quản lý cây xanh đô thị. Cho đến năm 2013 tại
Thông tƣ số 06/2013/TT-BXD hƣớng dẫn về thiết kế đô thị đã nêu không gian xanh

của đô thị bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, công viên hoặc rừng
tự nhiên, nhân tạo trong đô thị .
* Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Luận văn có phần Nội dung bao
gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Thực trạng quản lý phát triển theo quy hoạch thành phố Thái
Nguyên.
Chƣơng 2: Cơ sở khoa học quản lý phát triển theo quy hoạch thành phố Thái
Nguyên.
Chƣơng 3: Giải pháp quản lý phát triển theo quy hoạch thành phố Thái
Nguyên.


7

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THEO QUY
HOẠCH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
1.1. Tổng quan về phát triển các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên
1.1.1. Giới thiệu về quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội
và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm
kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía
bắc. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc
Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các
tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái
Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc
200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý
là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lƣu

kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ [23]. Tỉnh
Thái Nguyên đƣợc xác định với tính chất:
- Là tỉnh công nghiệp phát triển, trung tâm kinh tế của vùng Trung du và
Miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, phát triển mạnh về công nghiệp công
nghệ tiên tiến, dịch vụ chất lƣợng cao, nông nghiệp công nghệ cao và môi trƣờng an
toàn, bền vững; là trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu và khoa học công nghệ có uy
tín lớn ở trong nƣớc, có các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, hiện đại, mang
đậm bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc.
- Là vùng đối trọng phía Bắc, phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ y tế,
giáo dục, cửa ngõ phía Bắc vùng Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội
giữa vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Là khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững
quốc phòng - an ninh cho cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.


8

Hình 1.1: Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Thái Nguyên
 Dự báo về phát triển đô thị và phân loại đô thị:
Trên cơ sở chƣơng trình phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20182020, định hƣớng đến năm 2035 đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, phát triển đô thị
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020, định hƣớng đến năm 2035 đƣợc chia làm 4
giai đoạn:
- Giai đoạn 2018-2020, tỉnh Thái Nguyên có tổng số 17 đô thị. Trong đó, có
1 đô thị loại I; 1 đô thị loại II; 1 đô thị loại III; 4 đô thị loại IV và 10 đô thị loại V
(tỷ lệ đô thị hóa đạt 36%)...


9

- Đến giai đoạn 2021-2025, tập trung nguồn lực cho đầu tƣ phát triển đô thị

có tầm ảnh hƣởng lớn đối với vùng, tỉnh và đầu tƣ phát triển đô thị mới, đô thị tiềm
năng. Toàn tỉnh đạt 18 đô thị, trong đó, có 1 đô thị loại I; 1 đô thị loại II; đô thị loại
III có 1, đô thị loại IV có 5 và 10 đô thị loại V (tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 40,5%).
Các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị cũng đƣợc nâng lên...
- Đến giai đoạn 2026-2030, toàn tỉnh xây dựng 18 đô thị. Trong đó, có 1 đô
thị loại I; 2 đô thị loại II; đô thị loại IV có 5 và 10 đô thị loại V (tỷ lệ đô thị hóa đạt
45%). Mục tiêu là đầu tƣ hoàn thiện hạ tầng các đô thị đã đạt điểm theo tiêu chuẩn
quy định để các chỉ tiêu đạt điểm tối đa. Đối với các đô thị chƣa đạt điểm theo tiêu
chuẩn thì đầu tƣ xây dựng để cơ bản hoàn thiện và vƣợt các chỉ tiêu của đô thị theo
quy định...
- Giai đoạn 2031-2035, toàn tỉnh có 18 đô thị. Trong đó, có 1 đô thị loại I; 2
đô thị loại II; 10 đô thị loại IV và 5 đô thị loại V (tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%). Mục
tiêu là phát triển đồng bộ hệ thống đô thị toàn tỉnh theo hƣớng hiện đại, văn minh,
thân thiện với môi trƣờng.
Để thực hiện Chƣơng trình phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2018-2020, định hƣớng 2035, cần đầu tƣ gần 156.300 tỷ đồng từ ngân sách Trung
ƣơng, vốn vay từ các tổ chức tài chính trong nƣớc hoặc quốc tế và nguồn vốn xã hội
hóa....
 Về công tác quy hoạch phát triển đô thị:
- Về quy hoạch chung đô thị: Tỉnh Thái Nguyên đã phủ kín quy hoạch chung
các đô thị trên địa bàn tỉnh bao gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông
Công, thị xã Phổ Yên và các đô thị loại V, kể cả quy hoạch chung các trung tâm xã
dự kiến nâng cấp, hình thành đô thị trong thời gian tới.
- Về quy hoạch phân khu đô thị: Hiện nay, thành phố Thái Nguyên đang
triển khai rà soát điều chỉnh lại các quy hoạch phân khu dựa trên điều chỉnh quy
hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 đã đƣợc Thủ
tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt tại Quyết định số 2486/QĐ-TTg ngày
20/12/2016; thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên đã phủ kín quy hoạch phân



10

khu cho các phƣờng; đối với đô thị các đô thị loại V còn lại, do quy mô không gian
đô thị nhỏ, quy hoạch chung đƣợc lập với tỷ lệ 1/2000 hoặc 1/5000 nên không phải
lập quy hoạch phân khu mà đi thẳng vào quy hoạch chi tiết.
- Về quy hoạch chi tiết: Tỷ lệ bình quân phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhìn chung còn thấp đã biệt là khu vực hiện hữu trong đô
thị. Do đó, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực nâng
cao tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết, chủ yếu ƣu tiên tập trung vào các khu vực đô
thị chỉnh trang trung tâm đô thị. Đối với các khu vực phát triển đô thị, tiến hành thu
hút đầu tƣ.
* Đánh giá về các dự án phát triển đô thị:
Đối với các dự án phát triển đô thị (chủ yếu trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên, Sông Công và Phổ Yên) nhƣ Dự án phát triển đô thị hai bờ sông Cầu; Dự
án Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc; Khu đô thị Hồ Xƣơng Rồng… các dự án phát
triển đô thị cơ bản đã bám sát quy hoạch chi tiết đƣợc phê duyệt, cơ bản phù hợp
với tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
* Đánh giá về các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên chỉ có Quy hoạch quản lý chất thải rắn, Quy
hoạch hệ thống Giao thông, Quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch thoát nƣớc đô
thị và các khu công nghiệp, quy hoạch cấp nƣớc các đô thị và công nghiệp, Quy
hoạch vệ sinh môi trƣờng và nghĩa trang… trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên còn một số
chuyên ngành chƣa có quy hoạch nhƣ hệ thống Chiếu sáng, cây xanh đô thị, chƣa
có các đồ án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật riêng cho các đô thị. Việc kết nối các dự án
phát triển đô thị với hạ tầng kỹ thuật đô thị chủ yếu dựa trên quy hoạch chung và
quy hoạch chi tiết đô thị.
Nhận xét đánh giá:
- Chất lƣợng đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn chƣa
cao, chƣa đảm bảo tính dự báo chiến lƣợc nên phải thƣờng xuyên rà soát, điều
chỉnh.



11

- Năng lực triển khai thực hiện theo quy hoạch còn hạn chế do nguồn vốn
ngân sách hạn hẹp; việc thu hút đầu tƣ trong lĩnh vực phát triển đô thị còn chậm,
kém hấp dẫn do tính thanh khoản thị trƣờng bất động sản tại địa phƣơng ở mức
thấp.
- Tình trạng quy hoạch chậm triển khai, chậm thực hiện các dự án đầu tƣ đã
ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất đô thị, ảnh hƣởng lợi ích kinh tế của ngƣời
dân, phát sinh tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, làm phá vỡ quy hoạch.
1.1.2. Kết quả đạt đƣợc trong phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên
Những năm qua, hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh đã đƣợc quan tâm đầu tƣ
xây dựng ngày càng hiện đại; đến nay, toàn tỉnh đã có 17 đô thị các loại với tổng
dân số 284,8 nghìn ngƣời, tỉ lệ đô thị hóa đạt 29,5%; đất đô thị đƣợc mở rộng và sử
dụng có hiệu quả, chiếm 19,6% diện tích đất tự nhiên. Quy mô, chất lƣợng của các
đô thị đƣợc cải thiện và nâng cao, trong đó thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông
Công, thị xã Phổ Yên đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp hiện là các trung tâm lớn về
chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh. Một số đô thị đã phát huy tiềm năng, lợi thế để
thực sự là trung tâm, động lực của vùng, miền; đồng thời là cầu nối giữa đô thị với
nông thôn; góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, giải
quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Hệ thống kết cấu hạ tầng tại các đô thị từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây dựng, đã
mang lại hiệu quả nhất định. Về hạ tầng xã hội, hệ thống công trình dịch vụ công
cộng và nhà ở ngày càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của nhân dân. Các khu nhà ở
hiện có đƣợc cải thiện môi trƣờng và điều kiện sống; nhiều khu nhà ở mới đƣợc quy
hoạch, xây dựng đồng bộ, hiện đại; các loại hình nhà ở xã hội nhƣ nhà ở công nhân,
nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp…đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng; chất lƣợng nhà ở
ngày càng đƣợc nâng cao; diện tích sàn nhà ở đạt bình quân 23,5 m2/ngƣời, cao hơn
mức bình quân của cả nƣớc. Các công trình phục vụ công cộng nhƣ y tế, văn hóa,

giáo dục, thể thao, dịch vụ thƣơng mại,… đƣợc xây dựng bằng nhiều nguồn vốn với
nhiều loại hình, cấp phục vụ nhằm ổn định đời sống nhân dân, thu hút phát triển dân
cƣ, thúc đẩy tiến trình đô thị hóa.


12

Đối với hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông khung của các đô thị, giao
thông diện rộng của tỉnh đang đƣợc đầu tƣ xây dựng; hình thành mạng lƣới giao
thông liên hoàn giữa giao thông quốc gia với các tỉnh lộ tạo điều kiện giao lƣu kinh
tế - xã hội với các tỉnh, thành phố lân cận. Các tuyến giao thông nội tỉnh và các
tuyến giao thông công cộng đƣợc quan tâm đầu tƣ, khai thác nhằm kết nối hiệu quả
giữa các vùng kinh tế, các đô thị với nông thôn trong tỉnh phục vụ nhu cầu vận tải
của địa phƣơng, gắn kết lao động từ nông thôn đến đô thị và các khu vực phát triển
công nghiệp. Hệ thống cấp nƣớc sạch đang đƣợc đầu tƣ xây dựng nâng cao công
suất, cải thiện chất lƣợng, từng bƣớc đảm bảo phục vụ đầy đủ cho đô thị và nông
thôn. Hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải đang đƣợc đầu tƣ xây dựng tại các đô thị
lớn. Hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc đƣợc xây dựng đồng bộ, đáp ứng đầy đủ
và ổn định trong các đô thị.
Về công tác quản lý đô thị, nhất là công tác quy hoạch, quản lý xây dựng
theo quy hoạch có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, toàn bộ địa giới hành chính
của tỉnh đã đƣợc quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới phủ kín, làm cơ sở cho công tác quản lý đô thị bằng quy
hoạch. Đặc biệt, Quy hoạch vùng tỉnh Thái nguyên đến năm 2035 và chƣơng trình
phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020, định hƣớng đến năm 2035
thể hiện đƣợc những tƣ duy mới, có tính đột phá trong phát triển đô thị của tỉnh.
Công tác quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cũng đã và đang đƣợc triển khai
tại các đô thị, nhất là công tác quy hoạch phân khu theo quy hoạch chung xây dựng
các đô thị Trên cơ sở các đồ án quy hoạch đô thị đƣợc phê duyệt, công tác thực hiện
quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch đã đƣợc cấp ủy, chính quyền các

cấp quan tâm chỉ đạo. Bộ mặt thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc cải thiện; quản lý trật
tự xây dựng, không gian kiến trúc cảnh quan, quản lý sử dụng đất theo quy hoạch,
quản lý xây dựng các công trình hạ tầng đô thị bƣớc đầu đã chuyển biến tích cực
theo hƣớng chuẩn hóa và đồng bộ.


13

1.1.3. Những vấn đề quản lý liên ngành trong phát triển đô thị
Trong công tác quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên. UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quy chế phối hợp liên
ngành trong công tác quản lý, trao đổi thông tin, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự
xây dựng trong phát triển đô thị trên địa bàn toàn tỉnh.
Quy chế trên quy định rõ trách nhiệm chung của các sở, ban, ngành liên quan
và UBND cấp thành phố/huyện, cấp xã/phƣờng/thị trấn trong phối hợp giải quyết
những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý đất đai đô thị, quản lý hạ tầng đô thị,
quản lý môi trƣờng, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan… thực hiện và phân
công nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc theo thẩm quyền, lĩnh vực, địa bàn quản lý; thực
hiện chế độ thông tin thƣờng xuyên, định kỳ hoặc đột xuất về phát triển đô thị;công
tác quản lý nhà nƣớc theo thẩm quyền, lĩnh vực, địa bàn quản lý và thông báo kết
quả cho Sở Xây dựng để tổng hợp [25].
Cụ thể, Sở Xây dựng phối hợp với Sở, Ban, ngành, địa phƣơng trong việc chỉ
đạo, giám sát, đôn đốc hƣớng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật của các
tổ chức, cá nhân đối với thu hút đầu tƣ phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh; tham mƣu
UBND tỉnh trong việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các quy định của
nhà nƣớc về quy hoạch, quản lý phát triển đô thị của từng đô thị trên địa bàn tỉnh.
Thanh tra xây dựng tỉnh chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng trực thuộc phối
hợp chặt chẽ với Sở, ban, ngành, địa phƣơng trong công tác nắm tình hình, trao đổi,
tiếp nhận thông tin về đối tƣợng vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý phát
triển đô thị địa bàn tỉnh; định kỳ hàng năm có văn bản gửi Sở Xây dựng cung cấp

các thông tin tổng hợp.
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cập nhật và cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tƣ, danh sách các doanh nghiệp mới thành lập có liên quan đến hoạt động đầu tƣ các
khu đô thị, hạ tầng đô thị cho Sở Xây dựng và thanh tra xây dựng để theo dõi quản
lý.


14

Sở Công Thƣơng định kỳ hoặc đột xuất cung cấp cho Sở Xây dựng và thanh
tra xây dựng về hồ sơ các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh để phối
hợp quản lý.
Sở GTVT định kỳ hoặc đột xuất cung cấp cho Sở Xây dựng và thanh tra xây
dựng về hồ sơ các đối tƣợng vi phạm, đã xử lý có liên quan đến hoạt động phát triển
đô thị trên địa bàn tỉnh để phối hợp quản lý.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo phóng viên, các cơ quan báo chí
thƣờng xuyên đƣa tin, phản ánh trung thực, đầy đủ các tiêu cực trong hoạt động
quản lý phát triển đô thị trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; kịp thời cung cấp
cho các cơ quản lý nhà nƣớc thông tin, hình ảnh, các phóng sự điều tra về liên quan
đến các vi phạm về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh…
1.2. Thực trạng phát triển đô thị theo quy hoạch thành phố Thái Nguyên
1.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển đô thị thành phố Thái Nguyên
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên đến năm
2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg
ngày 02/11/2005 làm cơ sở quản lý đầu tƣ và phát triển đô thị. Năm 2010 thành phố
Thái Nguyên đƣợc mở rộng, lấy thêm xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm (huyện Đồng
Hỷ). Năm 2010 đƣợc nâng cấp từ đô thị loại II lên đô thị loại I (Quyết định số
1645/QĐ-TTg ngày 01/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ). Các dự án triển khai trên
địa bàn cơ bản đã tuân thủ định hƣớng của quy hoạch chung và các quy hoạch phân
khu, quy hoạch chi tiết bƣớc đầu đạt đƣợc các kết quả:

a) Các dự án, đồ án cấp độ Vùng
- Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên
là một trong 10 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Thủ đô.
- Đồ án quy hoạch xây dựng vùng du lịch ATK, hồ Núi Cốc: Đây đƣợc coi là
quần thể di tích lịch sử cách mạng quan trọng bậc nhất thế kỷ XX ở nƣớc ta với
tổng diện tích quy hoạch hơn 5.200ha.


×