Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị hải đăng city, phường mỹ đình 2, quận nam từ liêm, thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

DƯ QUANG THÁI

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ
HẢI ĐĂNG CITY, PHƯỜNG MỸ ĐÌNH 2,
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

DƯ QUANG THÁI
kho¸ 2017-2019

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ
HẢI ĐĂNG CITY, PHƯỜNG MỸ ĐÌNH 2,
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ANH

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS.NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới cô giáo – TS
Vũ Anh - người đã tận tình hướng dẫn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện Luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau
đại học, các thầy, cô giáo và cán bộ của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học này.
Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của thành phố Hà Nội,
Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Hải Đăng
đã cung cấp số liệu, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi thực hiện
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam
Từ Liêm, đơn vị công tác, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Xin trân Trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019

Học viên

Dư Quang Thái


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn, các thông tin trích dẫn là trung thực và được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ

Dư Quang Thái


MỤC LỤC
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Danh mục bảng biểu.
Danh mục các hình, sơ đồ.
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài………………………………..……………..………...

1

Mục đích nghiên cứu………………………..……………………....…..

2


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………..….……..

3

Nội dung nghiên cứu……………………………………………….…….

3

Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….......

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………….………..

3

Cấu trúc luận văn………………………………………………………...

4

Các Khái niệm và thuật ngữ dùng trong đề tài luận văn…………………

4

NỘI DUNG ……………………………………………….………...…..

6

Chương I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ HẢI ĐĂNG CITY, PHƯỜNG MỸ

ĐÌNH

2,

QUẬN

NAM

TỪ

LIÊM,

THÀNH

PHỐ



NỘI………………………………………………………………….…

6

1.1. Khái quát công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật của quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội ……………......................................................

6

1.1.1. Giới thiệu chung về quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội……..

6


1.1.2. Thực trạng quản lý HTKT các khu đô thị trên địa bàn quận Nam
Từ Liêm………………………………………………………………..

7


1.2. Giới thiệu chung về khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2,
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội……..………………………...

12

1.2.1. Vị trí địa lý…………………………………………......................

12

1.2.2. Điều kiện tự nhiên………………………………..……………….. 14
1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất …………………………..………….…..

14

1.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Hải Đăng City,
phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà
Nội………………………………………………………………………. 16
1.3.1. Hiện trạng giao thông khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ
Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội…………………..……

16

1.3.2. Hiện trạng cấp, thoát nước khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ

Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội………………………..

18

1.3.3. Hiện trạng thu gom rác thải tại khu đô thị Hải Đăng City, phường
Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội……………………

21

1.4. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà
Nội……………………………………………………………………..

25

1.4.1. Thực trạng công tác quản lý kỹ thuật hệ thống hạ tầng khu đô thị
Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà
Nội………………………………………………………………….….

25

1.4.2. Thực trạng tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng khu đô thị Hải Đăng
City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà
Nội…………………………………………………………….……….

28

1.4.3. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
hệ thống hạ tầng khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận
Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội………………………..………..…….


32


1.5. Đánh giá chung công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội………………………………………………………………….

34

Chương II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG
KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ HẢI ĐĂNG CITY, PHƯỜNG MỸ ĐÌNH
2, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI………………….

37

2.1. Cơ sở lý luận trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu
đô thị…………………………………………………………………...

37

2.1.1. Vai trò, đặc điểm và nội dung của hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu
đô thị…………………………………………………………………...

37

2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị………………………………………………………………..….

40


2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức
quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị…………………..……………

47

2.1.4. Một số nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị…………………………………….……………….

55

2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật………………... 58
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến quản lý
hạ tầng kỹ thuật………………………………………………….……..

58

2.2.2. Các văn bản của thành phố Hà Nội liên quan đến quản lý hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị Hải Đăng City……………………………….…….

59

2.3. Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị…………………………………………………….……….

60

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý của một số khu đô thị trên thế giới………..

60


2.3.2. Kinh nghiệm quản lý khu đô thị ở Việt Nam…………….……...

61


Chương III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ
HẢI ĐĂNG CITY, PHƯỜNG MỸ ĐÌNH 2, QUẬN NAM TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI…………………………………………….…..

64

3.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội………………………………………………………………….

64

3.1.1. Khớp nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong, ngoài ranh giới khu đô
thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm……….....

64

3.1.2. Đề xuất giải pháp cải tạo hệ thống giao thông; thoát nước tại khu
vực làng xóm cũ………………………………………………………..

65

3.1.3. Đề xuất giải pháp tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại

khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm…… 66
3.2. Đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị……………………………………………………………..…….

70

3.2.1. Chính sách quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị....................... 70
3.2.2. Đề xuất cơ chế phối hợp giữa ba chủ thể: Chính quyền đô thị Chủ đầu tư - Người dân đô thị…………………………………………

74

3.3. Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà
Nội………………………………………………….………………….

77

3.3.1. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội………………………………………..…………………

77

3.3.2. Đề xuất đổi mới nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Hải Đăng City…………..………………

80


3.3.3. Đề xuất bổ sung quy định quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu

đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành
phố Hà Nội……………………………………………………….…….

82

3.3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội…………………………………..………..

95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………...…..………….. 96
KẾT LUẬN……………………………………………..…...……………... 96
KIẾN NGHỊ………………………………………….……..…………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO

97


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
HĐND

Hội đồng nhân dân

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

NĐ-CP


Nghị định Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

QCXD

Quy chuẩn xây dựng

QLDA

Quản lý dự án

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

T.P

Thành phố

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu


Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1.

Nhân lực và phương tiện của các đội môi trường và
đội vận tải

21

Bảng 1.2.

Mức thu phí dịch vụ vệ sinh đang áp dụng trên địa bàn
khu đô thị mới theo quy định của Thành phố

23

Bảng 2.1

Quy định về các loại đường trong đô thị

41

Bảng 3.1

Đề xuất qui trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại
khu đô thị Hải Đăng City

68


Bảng 3.2

Chiều rộng tối thiểu sử dụng dành cho người đi bộ

83


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình, sơ đồ

Trang

Hình 1.1

Bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội

7

Hình 1.2

Sử dụng nước sạch ở quận Nam Từ Liêm

10

Hình 1.3


Rác thải tập trung không đúng vị trí ở quận Nam Từ
Liêm

12

Hình 1.4

Vị trí khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2,
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

13

Hình 1.5

Phối cảnh hhu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ
Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

13

Hình 1.6

Bình đồ tổng thể mạng lưới giao thông khu đô thị
Hải Đăng City

17

Hình 1.7

Tuyến đường trong Khu đô thị Hải Đăng Cyti,
phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố

Hà Nội

18

Hình 1.8

Thùng rác nhỏ được đặt dọc theo các tuyến đường

24

Hình 1.9

Xe chở rác thu gom theo giờ cố định

25

Hình 1.10

Bình đồ tổng thể mạng lưới giao thông khu đô thị
Hải Đăng City

26

Hình 1.11 Bình đồ tổng thể mạng lưới thoát nước mưa

26

Hình 1.12 Bình đồ tổng thể mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt

27


Hình 1.13

Sơ đồ tổ chức Ban QLDA - Khu đô thị Hải Đăng
City

30

Hình 1.14

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân làm sổ hộ
khẩu

31

Hình 1.15

Môi trường sạch, đẹp trong Khu đô thị Hải Đăng
City

33


Hình 2.1

Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức

49

Hình 2.2


Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến

52

Hình 2.3

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến – tham mưu

53

Hình 2.4

Mô hình quản lý theo cơ cấu chức năng

53

Hình 2.5

Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng

54

Hình 2.6

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng – TP Hồ Chí Minh

63

Hình 3.1


Điểm tập kết và trung chuyển rác của khu khu đô thị

69

Hình 3.2

Phân loại rác tại các khu ở

70

Hình 3.3

Sơ đồ phối hợp giữa ba chủ thể

76

Hình 3.4

Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật

80


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Nguyễn Việt Anh (2010), Thoát nước đô thị bền vững, Tạp chí môi

trường.

2.

Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây
dựng QCXDVN 01:2008/BXD.

3.

Bộ Xây dựng (2016), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình Hạ
tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2016/BXD.

4.

Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB
Xây dựng, Hà Nội.

5.

Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch xây
dựng đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

6.

Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Hải Đăng:

7.

Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà nội.


8.

Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, NXB Xây
dựng, Hà Nội.

9.

Lê Cường, (2011), “Mô hình quản lý chất thải rắn đô thị quận Hà Đông
theo hướng xã hội hóa”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng, (Số
6/2011).

10. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2009), Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Trường
ĐH Kiến trúc Hà Nội.
11. Phạm Ngọc Đăng (2004), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp,
NXB Xây dựng, Hà Nội.


12. Nguyễn Viết Định, (2013), “Quản lý chất thải rắn tại các đô thị Việt
Nam”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng, (Số 12/2013).
13. Mai Liên Hương (2013), “Cơ cấu tổ chức và nhân sự quản lý hệ thống
thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí khoa học Kiến trúc Xây dựng, (Số 10/2013).
14. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển,
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
15. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Kim Sơn (2011), “Mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát
nước tỉnh lỵ đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”, Tạp chí khoa học
Kiến trúc - Xây dựng, (Số 4/2011).
17. Nguyễn Quốc Thắng (2004), Quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị,
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

18. Nguyễn Hồng Tiến (2006), “Đô thị kiểu mẫu - Yêu cầu về hạ tầng kỹ
thuật đô thị”, Tạp chí người xây dựng, (số 9).
19. Nguyễn Hồng Tiến (2010), “Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô
thị - Thực trạng và đề xuất một số giải pháp”, Tạp chí khoa học kiến trúc
- Xây dựng, (số 3/2010).
20. Nguyễn Hồng Tiến, Nguyễn Hoàng Lân (2004), Quản lý xây dựng đồng
bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ Xây
dựng.
21. UBND quận Nam Từ Liêm:
22. Vũ Thị Vinh (2001), “Hạ tầng kỹ thuật đô thị trong phát triển đô thị bền
vững”, Tạp chí Xây dựng, (số 12).


23. Mai Vũ, (2011), Nghiên cứu giải pháp ứng dụng tuynen kỹ thuật trong
khu đô thị mới, Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
24. Chính phủ Việt nam

: www.chinhphu.gov.vn;

25. UBND Thành phố Hà nội

: www.hanoi.gov.vn


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Để thực hiện Quy hoạch phát triển Thủ Đô Hà Nội đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, trong những năm qua, việc thiết kế quy hoạch xây dựng

trên địa bàn Hà Nội được đẩy mạnh cả chiều rộng và chiều sâu. Quy hoạch
chi tiết các quận huyện được đồng loạt triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển đô thị của Thành phố cũng như đáp ứng việc quản lý đô thị trên từng địa
bàn.
Các khu vực dân cư mới xây dựng tập trung đồng bộ xuất hiện. Đất đai
thuộc các huyện ngoại thành dần dần được đô thị hoá, thêm vào đó là sự gia
tăng dân số, biến chuyển về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của cả đất nước
v.v... Để phục vụ cho việc phát triển đô thị, cụ thể hoá quy hoạch chi tiết các
quận huyện đã được duyệt, khu vực phường Mỹ Đình 2, thuộc quận Nam Từ
Liêm (được chia tách theo Nghị quyết 132/NQ-CP ngày 30/12/2013 của
Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập
2 quận và 23 phường thuộc Thành phố Hà Nội) và phường Mai Dịnh thuộc
quận Cầu Giấy dự kiến hình thành một khu đô thị mới. Đây là một khu đô thị,
trong các quy hoạch chung và chi tiết từ trước tới nay cũng đã được đề cập và
để đáp ứng nguyện vọng này, Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Hải Đăng đã
nghiên cứu thiết kế quy hoạch chi tiết khu đô thị “Hải Đăng City”. Dự án Khu
đô thị “Hải Đăng City” đã được nghiên cứu từ những năm 2010, song do
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên dự án này chưa được triển khai thực
hiện:
Ý tưởng của dự án là Hình thành khu nhà ở mới, khang trang, hiện đại,
đồng bộ cả về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, môi trường và hạ tầng xã hội. Khai
thác sử dụng quỹ đất hiệu quả góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho
người dân trên địa bàn thành phố; Góp phần xây dựng hoàn chỉnh khu vực


2

theo quy hoạch được phê duyệt đảm bảo phù hợp với cảnh quan và khớp nối
đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật khu vực lân cận....
Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 đã được UBND thành phố Hà Nội phê

duyệt tại Quyết định số 927/QĐ-UB ngày 24 tháng 2 năm 2010, với nội dung
là xây dựng một khu đô thị mới mang tính chất như sau:
- Giảm thiểu mật độ dân số quá lớn tại khu vực đồng thời tận dụng toàn
bộ hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội đã có tại khu vực.
- Hình thành Khu đô thị mới khang trang, hiện đại, đồng bộ cả về hạ
tầng kỹ thuật, kiến trúc, môi trường và hạ tầng xã hội. Tạo bộ mặt kiến trúc
hiện đại cho khu vực phía Tây Nam thành phố, cũng như cho các trục đường
lớn vào trung tâm Thủ đô.
- Xây dựng đồng bộ toàn khu vực đô thị mới, đảm bảo các chỉ tiêu sử
dụng đất theo quy hoạch được duyệt. Cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và xã hội khu dân cư tiếp giáp khu vực phát triển đô thị nhằm nâng cao
điều kiện, môi trường sống của người dân trong khu dân cư hiện có. Đảm bảo
khớp nối hạ tầng kỹ thuật với các khu vực lân cận.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả chọn đề tài “ Quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội” làm luận văn cao học là đề tài cần thiết có ý
nghĩa về lý thuyết cũng như thực tiễn nhằm góp phần làm tốt hơn công tác
quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình
2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội nói riêng, cho các khu đô thị tại
thành phố Hà Nội nói chung.
* Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Hải Đăng
City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nâng


3

cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Hải Đăng City,
phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội theo điều chỉnh

quy hoạch.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hạ tầng kỹ thuật gồm: giao thông; cấp,
thoát nước; thu gom, vận chuyển rác thải.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2,
quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: đến năm 2030
* Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Hải Đăng
City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà
Nội.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Hải
Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu, xử lý thông tin;
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu;
- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hoá về mặt lý luận quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật của một khu đô thị thuộc khu vực có quá trình đô thị hoá nhanh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp hiệu


4

quả trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Hải Đăng City, phường

Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu có thể làm bài học kinh nghiệm cho các khu đô thị
khác có thể học tập tham khảo.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu
đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà
Nội.
- Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà
Nội.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Hải Đăng City, phường Mỹ Đình 2, quận
Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
* Các khái niệm và thuật ngữ dùng trong đề tài luận văn:
Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông
qua năm 2014, hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình giao thông, thông
tin liên lạc, cung cấp năng lượng cấp nước, chiếu sáng công cộng, cấp nước,
thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.
Cộng đồng
Theo từ điển tiếng Việt “Cộng đồng là toàn thể những người sống thành
một xã hội nói chung có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối”.
Sự tham gia của cộng đồng: là tìm và huy động các nguồn lực của cộng
đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu


5


quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
Quản lý chất thải rắn
Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về “Quản lý chất
thải rắn” định nghĩa Quản lý chất thải rắn: là hoạt động quản lý chất thải rắn
bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý
chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác
động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hệ thống quản lý cơ sở HTKT đô thị là toàn bộ phương thức điều hành
(phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định...) nhằm kết nối và
đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới cơ sở HTKT đô thị.
Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối ưu hệ thống cơ sở HTKT
đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn quy định trong khuôn
khổ nguồn vốn được cấp và kinh phí được sử dụng.


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU ĐÔ THỊ HẢI ĐĂNG CITY, PHƯỜNG MỸ ĐÌNH 2,
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Khái quát công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật của quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
1.1.1. Giới thiệu chung về quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội [21].
Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP
ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ
Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc Thành phố Hà Nội.
Quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự

nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ;
một phần diện tích và dân số xã Xuân Phương (phía nam Quốc lộ 32); một
phần diện tích và dân số thị trấn Cầu Diễn (phía nam Quốc lộ 32 và phía đông
Sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có diện tích tự nhiên là 3.227,36 ha, dân số
232.894 người.
Địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm:
- Phía đông giáp quận Thanh Xuân và Cầu Giấy;
- Phía tây giáp huyện Hoài Đức;
- Phía nam giáp quận Hà Đông;
- Phía bắc giáo quận Bắc Từ Liêm.
Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận
Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ,
thương mại của Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có nhiều công trình kiến
trúc hiện đại và quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà Nội. Quận cũng là địa
phương có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc
Thành phố, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai.


7

Hình 1.1: Bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội [21]
1.1.2. Thực trạng quản lý HTKT các khu đô thị trên địa bàn quận Nam
Từ Liêm:
Công tác quản lý đô thị nói chung và công tác quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị nói riêng những năm qua quận Nam Từ Liêm đã có nhiều kết
quả tốt. UBND quận thường xuyên phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các hội
đoàn thể thuộc Quận trong công tác vận động toàn dân và các hội viên từ
Quận tới cơ sở tham gia hưởng ứng thực hiện năm Trật tự và văn minh đô thị.
Ban chỉ đạo 197 quận chỉ đạo UBND các phường huy động các lực lượng,
các ban ngành, đoàn thể, Hội cựu chiến binh, phụ nữ, nông dân... tham gia giữ



8

gìn trật tự, an toàn giao thông; trật tự đô thị chống ùn tắc giao thông, giữ gìn
đường phố xanh, sạch, đẹp đồng thời tổ chức các hoạt động tuyên truyền, treo
panô, sử dụng xe ôtô cổ động trên các tuyến đường thuộc quận vào những
thời gian có các hoạt động chính trị, văn hóa của quận. Vận động, thuyết
phục, ký cam kết đến từng hộ dân về việc chấp hành nghiêm các quy định của
pháp luật về trật tự đô thị, trật tự công cộng không lấn chiếm lòng đường, vỉa
hè, dựng lều lán, treo biển quảng cáo; trông giữ phương tiện trái quy định;
UBND Quận đã đầu tư cải tạo đường giao thông, hệ thống thoát nước,
khớp nối hạ tầng kỹ thuật các tuyến đường ngõ, ngách đã xuống cấp trên địa
bàn các phường thành các tuyến đường khang trang sạch đẹp, đáp ứng nhu
cầu đi lại đảm bảo giao thông thuận tiện, chống úng ngập, đấu nối với hệ
thống thoát nước khu vực nhằm nâng cao đời sống sinh hoạt của nhân dân,
nâng cao chất lượng văn minh đô thị và vệ sinh môi trường của khu vực.
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, UBND Quận đã chỉ đạo Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng quận phối hợp với UBND các phường bố trí
46 điểm thu gom rác, một số vị trí có hàng rào tôn bao xung quanh, treo biển
báo, khẩu hiệu tuyên truyền nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị và tạo ý thức cho
người dân để rác vào thùng đúng quy định.
Đối với công tác duy trì VSMT trên các tuyến phố: Khối lượng rác đã
thu gom, vận chuyển kịp thời không còn tồn đọng rác trong ngày đặc biệt tại
các bãi rác tự phát.
Đối với công tác thu gom, vận chuyển rác thải trong các khu dân cư, ngõ
xóm: Lượng rác thải đã được duy trì thu gom hàng ngày. Tuy nhiên, tại một vài
điểm vẫn còn những mô rác nhỏ tự phát như đường, Phương Canh, Xuân
Phương do ý thức người dân chưa cao, vứt rác không đúng nơi quy định.
UBND Quận đã chỉ đạo đơn vị duy trì vệ sinh môi trường thông báo

lịch thu gom cụ thể từng phường (thời gian thu gom từ 18h đến hết rác, đối


9

với các ngõ có mật độ dân cư đông: thực hiện 2, 3 vòng/ngày).
Năm 2018, toàn Quận thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trường
ước khối lượng thu gom rác đường phố bằng thủ công: Quét đường 8.000ha,
quét hè 8.000ha; Duy trì vệ sinh đường phố ban ngày bằng thủ công:
15.000km; Tua vỉa, thu dọn phế thải ở gốc cây, cột điện, miệng cống hàm
ếch: 23.000km; Duy trì vệ sinh quét dải phân cách bằng thủ công: 3.200km;
Quét đường bằng xe cơ giới: 4.000km; Tưới nước rửa đường: 20.000km; Thu
gom rác thải sinh hoạt vận chuyển về bãi Nam Sơn, Xuân Sơn gần 70.000 tấn;
Thu gom và vận chuyển đất thải, phế thải xây dựng về bãi Dương Liễu – Hoài
Đức, Vân Nội: 3.000m3;
a. Giao thông:
Có quốc lộ 32, tỉnh lộ 70A, tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa Bắc
Hồng - Văn Điển và đại lộ Thăng Long chạy qua.
Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận mặc dù đã được Thành phố
quan tâm đầu tư nhưng với tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay, khi các dự án
khu đô thị mới, chung cư cao tầng nằm dọc trên các tuyến đường hoàn thành
và đưa vào sử dụng sẽ là một gánh nặng đối với cơ sở hạ tầng sẵn có.
Mạng lưới đường trong các khu đô thị chủ yếu là đường giao thông nội
bộ, hạn chế các xe ô tô có trọng tải lớn vào nên chất lượng kết cấu đường giao
thông cơ bản đảm bảo. Tuy nhiên vấn đề thường thấy ở khắp các đô thị mới
tại quận Nam Từ Liêm là việc đấu nối với hệ thống đường giao thông khu vực
còn hạn chế, thể hiện ở chỗ: số lượng đường giao thông đối ngoại trong khu
đô thị chiếm rất ít, đường giao thông khu đô thị dường như chỉ xây dựng để
phục vụ riêng cho khu đô thị, tạo cho khu đô thị biệt lập và không có sự gắn
kết với cộng đồng dân cư ngoài khu đô thị.

Một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm là: hiện nay cao độ đường
giao thông trong một số Khu đô thị chênh cao lớn hơn so với cao độ các


×