VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ LAN ANH
QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ
SAU LY HÔN Ở HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ LAN ANH
QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ
SAU LY HÔN Ở HÀ NỘI
Ngành:
Mã số:
XÃ HỘI HỌC
8. 31.03. 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN NGUYỆT MINH THU
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một
công trình nghiên cứu nào khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người
khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài
liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo
danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Nếu nội dung luận văn của tôi trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã công bố,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội
đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn
VŨ THỊ LAN ANH
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Xã hội học của
Học viện Khoa học Xã hội đã truyền đạt cho tôi kiến thức bổ ích, tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành khóa học. Những kiến thức, phương pháp mà tôi tiếp thu từ các môn
học trong Chương trình Thạc sĩ Xã hội học của các thầy cô tại Học viện đã giúp tôi
rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Giảng viên hướng dẫn
– TS. TRẦN NGUYỆT MINH THU đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý
báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn
các tiền bối trong Viện Xã hội học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã
nhiệt tình hợp tác cũng như giúp đỡ trong thời gian tôi thực hiện luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người
thân đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung nghiên cứu và
hoàn thành đề tài này.
Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô và mọi người để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn
VŨ THỊ LAN ANH
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 2
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 21
1.2. Một số khái niệm nghiên cứu ............................................................................. 22
1.3. Các lý thuyết sử dụng ......................................................................................... 27
1.4. Vài nét về tình hình ly hôn ở Việt Nam và giới thiệu về địa bàn khảo sát ............... 34
Chương 2: NHẬN DIỆN VÀ TÌM HIỂU CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA
PHỤ NỮ SAU LY HÔN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG .................................. 38
2.1. Đặc điểm của phụ nữ ly hôn .............................................................................. 38
2.2. Quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với con cái ....................................................... 41
2.3. Quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với hai bên gia đình ......................................... 48
2.4. Quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với bạn bè, đồng nghiệp .................................. 59
2.5. Nhu cầu, mong muốn của phụ nữ đối với các mối quan hệ xã hội sau ly hôn .. 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 73
1. Kết luận ................................................................................................................. 73
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá của phụ nữ về mối quan hệ với con sau ly hôn ......................... 41
Bảng 2.2: Quan điểm của người trả lời về nhận định ............................................... 43
Bảng 2.3: Nơi ở của phụ nữ 12 tháng sau ly hôn ...................................................... 49
Bảng 2.4: Đánh giá của phụ nữ về mối quan hệ với gia đình gốc sau ly hôn ........... 50
Bảng 2.5: Mức độ duy trì mối quan hệ với chồng cũ của phụ nữ sau ly hôn ........... 52
Bảng 2.6: Kiểm định mối liên hệ giữa trình độ học vấn của phụ nữ và mức độ duy
trì quan hệ với chồng cũ của họ sau ly hôn ............................................................... 55
Bảng 2.7: Kiểm định mối liên hệ giữa nghề chính của phụ nữ và mức độ duy trì
quan hệ với chồng cũ của họ sau ly hôn ................................................................... 56
Bảng 2.8: Kiểm định mối liên hệ giữa số năm ly hôn của phụ nữ và mức độ tới thăm
bố mẹ chồng cũ của họ sau ly hôn ............................................................................ 59
Bảng 2.9: Đánh giá của phụ nữ về nhận định “Tôi trở nên khép mình, ngại giao du
với bạn bè” trong 12 tháng sau ly hôn: ..................................................................... 60
Bảng 2.10: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn với
nhận định có trở nên ít giao du với bạn bè hơn sau ly hôn hay không ..................... 61
Bảng 2.11: Mối quan hệ của phụ nữ sau ly hôn với đồng nghiệp ở nơi làm việc .... 62
Bảng 2.12: Kiểm định mối liên hệ giữa tuổi của phụ nữ và mối quan hệ của họ với
đồng nghiệp ở nơi làm việc sau ly hôn ..................................................................... 63
Bảng 2.13: Mức độ duy trì mối quan hệ với ............................................................. 64
những người bạn chung của chồng cũ của phụ nữ sau ly hôn .................................. 64
Bảng 2.14: Tỷ lệ trả lời của phụ nữ với các câu hỏi liên quan đến bạn tình............. 65
Bảng 2.15: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn và tỷ
lệ phụ nữ cố tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người dù thực tế không phải vậy ............... 71
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Số vụ ly hôn trên cả nước năm 2014 .................................................... 35
Biểu đồ 1.2: Số vụ ly hôn trên cả nước năm 2015 .................................................... 36
Biểu đồ 2.1: Nguyên nhân ly hôn nhìn từ góc độ phụ nữ ......................................... 39
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của phụ nữ về việc dạy và chăm sóc con sau ly hôn ............ 46
Biểu đồ 2.3: Kiểm định mối liên hệ giữa tình trạng kinh tế của phụ nữ sau ly hôn và
mối quan hệ của họ với con cái ................................................................................. 47
Biểu đồ 2.4: Kiểm định mối liên hệ giữa tuổi của phụ nữ và mối quan hệ của họ với
gia đình gốc sau ly hôn.............................................................................................. 51
Biểu đồ 2.5: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn và
mối quan hệ của họ với chồng cũ .............................................................................. 54
Biểu đồ 2.6: Mức độ tới thăm bố mẹ chồng cũ của phụ nữ sau ly hôn .................... 57
Biểu đồ 2.7: Kiểm định mối liên hệ giữa số năm ly hôn của phụ nữ........................ 61
và mối quan hệ của họ với đồng nghiệp ở nơi làm việc sau ly hôn .......................... 61
Biểu đồ 2.8: Kiểm định mối liên hệ giữa tình trạng kinh tế của phụ nữ sau ly hôn và
mối quan hệ của họ với đồng nghiệp ở nơi làm việc ................................................ 63
Biểu đồ 2.9: Kiểm định mối liên hệ giữa khu vực cư trú của phụ nữ sau ly hôn và
việc nghĩ đến tái hôn ................................................................................................. 67
Biểu đồ 2.10: Tâm trạng của phụ nữ về cuộc ly hôn trong 12 tháng sau ly hôn ...... 68
Biểu đồ 2.11: Kiểm định mối liên hệ giữa tỷ lệ phụ nữ vẫn buồn sau cuộc ly hôn và
tỷ lệ phụ nữ cố tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người dù thực tế không phải vậy ........... 70
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ly hôn là sự tan rã của hôn nhân diễn ra ở mọi xã hội, mỗi xã hội lại chấp
nhận vấn đề này ở mỗi mức độ khác nhau. Theo các nhà xã hội học, ở những xã hội
truyền thống, nơi hôn nhân phục vụ lợi ích nhóm thân tộc, kiểm soát xã hội mạnh
mẽ thì các cá nhân ít đòi hỏi trong đời sống hôn nhân nên khó ly hôn [3, 93]. Ly
hôn chịu sự chi phối và bị quy định bởi các điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Trong chế độ phong kiến, ly hôn từng tồn tại như một đặc quyền của người đàn ông,
là hệ quả của định kiến xã hội bất bình đẳng nam nữ. Phụ nữ dễ bị chồng bỏ nhưng
nếu vì lý do nào đó họ bỏ chồng thì sẽ bị cả xã hội lên án [25, 258]. Trong xã hội
phương Tây hiện đại, nơi có tự do hôn nhân, hôn nhân ít mang ý nghĩa xã hội hơn.
Ở xã hội này, hôn nhân là chuyện riêng của cá nhân, con người nhấn mạnh sự thỏa
mãn về tình cảm và tính dục hơn là con cái. Họ kỳ vọng nhiều hơn ở nhau nên khi
kỳ vọng không thực hiện được sẽ dễ thất vọng khiến họ rời bỏ cuộc hôn nhân không
thỏa đáng để tìm sự mãn nguyện ở mối quan hệ khác. Hơn nữa, sức ép từ họ hàng
nhằm duy trì gia đình không còn nữa nên quyết định giữ hay từ bỏ hôn nhân phụ
thuộc vào bản thân đôi vợ chồng nhiều hơn, do đó hôn nhân lỏng lẻo, dễ tan vỡ hơn.
Đồng thời, luật ly hôn nới lỏng hơn ở nhiều xã hội cùng với sự độc lập về kinh tế và
địa vị xã hội của phụ nữ được nâng cao đã góp phần làm tăng tỷ lệ ly hôn [3, 93].
Trong hệ thống tài liệu về ly hôn của Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu
cùng hàng loạt những bài báo trên truyền thông về tình hình và nguyên nhân ly hôn.
So sánh các đề tài trong mỗi thời điểm khác nhau cho thấy không có nhiều sự khác
biệt về nguyên nhân ly hôn giữa các thời kỳ. Nếu Nguyễn Thanh Tâm [27, 70 - 93],
qua nghiên cứu trường hợp tiến hành năm 1998 – 1999, đã đưa ra các nguyên nhân
thực tế dẫn đến ly hôn là ngoại tình, ích kỷ cá nhân, tính tình không hợp, bạo lực gia
đình, ghen tuông, không có con trai, nguyên nhân kinh tế, ly hôn vì sự can thiệp của
người nhà, mắc tệ nạn xã hội; Trần Thị Minh Thi [33, 143] nhận định ngoại tình,
khó khăn về kinh tế, nghiện rượu, mâu thuẫn lối sống, bạo lực và bạo hành gia đình
1
là các lý do chính làm hôn nhân tan vỡ; thì Phan Thị Luyện [18, 295] chỉ ra những
lý do khiến phụ nữ chấm dứt hôn nhân là tính tình không hợp, ngoại tình, ghen
tuông, bạo lực gia đình, phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội, nguyên nhân kinh tế, ốm
đau bệnh tật, không có con, mâu thuẫn với gia đình thông gia. Có thể nói, qua các
năm, với các nghiên cứu, lý do ly hôn vẫn giữ nguyên như thế. Xã hội đã quá quen
thuộc với các lý do gây ra ly hôn, nhưng tình trạng ly hôn không giảm bớt. Trần Thị
Minh Thi [50, 106] trích dẫn số liệu thống kê tỷ lệ ly hôn tại Việt Nam tăng liên tục
từ năm 2000 đến năm 2010, từ 51.361 vụ năm 2000 lên 65.929 vụ năm 2005, và tới
năm 2010 đã lên đến 97.627 vụ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ đứng đơn nhiều hơn nam giới. Tổng điều
tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 của Tổng cục thống kê [35, 101] cho thấy,
tỷ lệ ly hôn của nữ là 1,43% cao gấp 2,4 lần so với tỷ lệ ly hôn của nam là 0,59%;
không chỉ ở tổng số mà ở tất cả các độ tuổi từ 15 – 19 tuổi đến trên 74 tuổi. Như
vậy, mức độ ly hôn của nữ cao hơn khá nhiều so với nam, cả về số lượng cũng như
tỷ lệ. Do nam giới có khả năng tái hôn cao hơn và có tỷ suất tử vong lớn hơn của nữ
nên mới có sự chênh lệch lớn giữa hai giới như thế. Theo số liệu của Tòa án nhân
dân quận từ năm 2005 - 2010, Phan Thị Luyện [18, 81] cũng chỉ ra số phụ nữ đứng
tên ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các năm trong tổng số đơn được thụ lý và
giải quyết tại Tòa. Nếu tính trung bình, phụ nữ là nguyên đơn chiếm 47,3%, trong
khi nam giới là 23,4%, đơn chung chiếm 29,3%. Với nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Tâm [27, 93], tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn trong mẫu phỏng vấn sâu ước tính
lên tới 80%. Theo Lê Thi [32, 276], nguyên nhân là bởi hiện nay, phụ nữ không còn
cam chịu bị chồng bắt nạt như trước đây. Phụ nữ đã có sự hiểu biết hơn, được giác
ngộ về quyền bình đẳng của mình trong gia đình nên không chịu đựng được sự bất
công của người chồng. Họ có sự độc lập về kinh tế trong gia đình, có nghề nghiệp
nên khi quyết định xin ly hôn, họ có khả năng tự lao động nuôi con cái một mình.
Vì vậy, phụ nữ sau ly hôn là đối tượng rất cần được quan tâm nghiên cứu. Đã
có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của ly hôn nhưng khía cạnh về
quan hệ xã hội (QHXH) của phụ nữ sau ly hôn tuy có được đề cập đến nhưng chưa
2
cụ thể. Trong khi đó, như Vũ Mạnh Lợi và Trần Thị Minh Thi đã nhấn mạnh, mạng
lưới các mối quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo an sinh
xã hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình [16, 96]; quan hệ xã hội sẽ góp phần giúp phụ
nữ vực dậy hoặc thêm phần hỗ trợ sau ly hôn. Do đó, đề tài lựa chọn chủ đề này để
đem lại hướng nhìn mới về ly hôn cho độc giả, tạo nguồn tham khảo thực tiễn cho
cộng đồng nói chung và cho những người đang có ý định ly hôn nói riêng; đồng
thời góp phần giúp phụ nữ hòa nhập hơn với cuộc sống mới sau ly hôn. Theo đề tài,
khi ly hôn vẫn còn là điều mà người ta không muốn phải nhắc lại, thì đó vẫn là một
trong những vấn đề nhức nhối cần được giải quyết của xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Về tình hình ly hôn, Trần Thị Minh Thi [50, 57 - 58] trích dẫn số liệu của
Ochiai (2011) cho thấy tỷ số người ly hôn ở một số nước trên thế giới:
Bảng: Tỷ số ly hôn ở một số nước
Đơn vị: số người ly hôn/số người kết hôn
Quốc gia
Uruguay
Belgium
Tây Ban Nha
Hungary
Cuba
Austria
Séc
Nga
Pháp
Đức
Thụy Sỹ
Mỹ
Anh
Đài Loan
Hà Lan
Thụy Điển
Hồng Kông
Hàn Quốc
Nhật Bản
Macao
Singapore
Năm
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
2007
3
Tỷ lệ
1.13
0.66
0.62
0.62
0.61
0.57
0.54
0.54
0.51
0.51
0.49
0.48
0.46
0.45
0.44
0.43
0.39
0.36
0.35
0.33
0.28
Ba Lan
Trung Quốc
Ý
Iran
Mông Cổ
2007
2007
2007
2007
2007
0.27
0.21
0.20
0.12
0.04
Tác giả chỉ ra theo Ochiai (2011), điểm khác biệt cốt yếu giữa ly hôn ở Đông
Á và Châu Âu là ở Châu Âu, hôn nhân trở thành quyền lựa chọn trong cuộc sống
nên bản thân tỷ lệ kết hôn đang sụt giảm. Ở Đông Á, tỷ lệ kết hôn cũng không thấp
hơn nhiều. Nhìn vào tỷ lệ kết hôn và ly hôn ở bảng trên, có thể thấy Bắc Mỹ, Nam
Mỹ và Châu Âu vượt trội hơn hẳn, con số cao nhất ở Đông Á là 0,45 tại Đài Loan,
0,39 tại Hồng Kông và 0,36 tại Hàn Quốc. Hôn nhân ở Đông Á đang thay đổi,
nhưng tại thời điểm này kết hôn vẫn tương đối phổ biến, và mỗi cặp đôi kết hôn ít
có khả năng ly hôn hơn vùng Tây Âu, Bắc Âu hay Bắc Mỹ, Nam Mỹ.
Betty Yorburg [52, pg. 193 – 194] nhắc đến nghiên cứu của Liana C.Sayer và
Suzanne M.Bianchi với việc chỉ ra các đặc điểm của những phụ nữ có tỷ lệ ly hôn
cao nhất: không có kinh nghiệm làm việc trước khi kết hôn; kết hôn khi đang dưới
18 tuổi; sinh con trước đám cưới hoặc có thai vào thời điểm kết hôn; không có con
hoặc không có con trai; có bố mẹ ly hôn khi họ 14 tuổi; và có nhiều khả năng sống
trong căn hộ đi thuê hơn là nhà riêng. Về công việc của người vợ, tác giả chỉ ra
những phụ nữ thu nhập thấp nhất có khả năng ly thân hay ly hôn gấp đôi so với phụ
nữ thu nhập cao. Phụ nữ làm việc 35 – 40 giờ mỗi tuần có khả năng ly hôn cao gấp
4 lần so với phụ nữ trung bình làm việc 20 giờ một tuần hoặc ít hơn. Nhưng thu
nhập tăng thêm của người vợ đi làm không phá hủy hạnh phúc hôn nhân: đặc biệt
mức thu nhập thấp có khả năng bảo tồn hơn là đe dọa hôn nhân. Phần lớn, độc lập
về kinh tế đã từng giúp phụ nữ thoát khỏi hôn nhân không hạnh phúc, nơi sự hài
lòng về hôn nhân sụt giảm dần qua các năm và cảm giác tận tụy cũng hao mòn dần.
Theo Anthony Giddens [46, pg. 128 – 129], ở hầu hết các nước phương Tây,
tỷ lệ ly hôn đã vượt trội hẳn so với quá khứ chỉ trong hai, ba thập kỷ. Trong một
phần tư thế kỷ từ năm 1950 – 1975, tỷ lệ ly hôn đã tăng tới 40% tại Pháp, ở mức
thấp nhất của thang số liệu, và lên tới 400% tại Anh, ở mức cao nhất trong thang tỷ
4
lệ. Tất cả số liệu thống kê được xử lý một cách tương đối, chúng không bao gồm
những người sống chung mà không kết hôn, hay những người đã kết hôn nhưng
chia tay nhau không có thủ tục ly hôn rõ ràng. Dù sao cũng rất khó để tranh luận
rằng chúng biểu thị những sự kiện thay đổi đáng kể trong gia đình hay hôn nhân ở
phương Tây. Có người sẽ biện luận rằng ly hôn thể hiện sự tan rã sắp xảy ra của gia
đình hạt nhân, mà trong các hình thái liên tiếp của gia đình đã là một hiện tượng có
từ lâu đời. Một vài người từ trường phái bảo thủ nhìn viễn cảnh này với sự thất
vọng, coi đó như là thước đo của một xã hội suy tàn về trách nhiệm đạo đức. Số
khác, với cách nhìn khá trái ngược, lại tiếp nhận chúng như là biểu hiện cho triển
vọng về sự phát triển của hình thái xã hội khác, kể từ khi họ xem gia đình về bản
chất là một thiết chế đàn áp.
Tương tự với trường phái bảo thủ mà Gidden nhắc đến, Mai Huy Bích [3, 98]
nêu lên nhận xét của Trần Đình Hượu (1996) rằng “ly hôn bừa bãi”. Tác giả cho
rằng nhận xét này của Trần Đình Hượu hàm ý đánh giá tình trạng ly hôn gia tăng
trong thời gian gần đây ở Việt Nam theo một quan điểm đạo đức truyền thống vốn
được không ít người tán thành, coi ly hôn như một hành động vô trách nhiệm và vô
đạo đức; và không dựa trên một sự tìm hiểu khách quan những cảm nghiệm mà
đương sự trong một cuộc ly hôn thường nếm trải.
Về tình hình ly hôn trên thế giới, Lê Thị Quý [25, 260] đưa ra số liệu do Liên
Hợp quốc công bố năm 1995 cho thấy Mỹ có tỷ lệ ly hôn theo đầu người cao nhất
thế giới: 0,02%/1000 người (không tính những quốc gia cấm ly hôn). Đầu những
năm 1990, có khoảng 52% người Mỹ và 42% người Canada có ít nhất một lần ly
hôn trong đời. Ly hôn ở Nga cũng có xu hướng tăng cao.
Về tình hình ly hôn tại Việt Nam, theo Hà Việt Hùng [12, 44], tương tự như
nhiều nước đang phát triển khác, tỷ lệ ly hôn cũng có xu hướng ngày càng tăng lên
ở nước ta. Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ những người đang sống ly
hôn đã tăng từ 0,9% năm 2004, lên 1,0% năm 2009. Tỷ lệ số người ly hôn là nữ
nhiều gấp 2,3 lần tỷ lệ số người ly hôn là nam. Số người sống ly hôn hoặc ly thân ở
nước ta năm 2009 có hơn một triệu người (Tổng cục Thống kê, 2010). Còn theo kết
5
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full