Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quản lý trật tự xây dựng thị trấn ngọc lặc, thanh hóa (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

HOÀNG BẢO NGỌC

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
THỊ TRẤN NGỌC LẶC, THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

HOÀNG BẢO NGỌC
KHÓA: 2017 – 2019

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
THỊ TRẤN NGỌC LẶC, THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình


Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PSG.TS. LƯƠNG TÚ QUYÊN
Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sĩ, tại trường Đại Học
Kiến Trúc Hà Nội chuyên ngành: Quản lí đô thị và công trình khóa học 20172019. Tôi đã được các giảng viên tại trường truyền đạt những kiến thức quý
báu về kiến thức nâng cao và phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Tôi nhận
thấy rằng khóa học cao học này rất bổ ích và phù hợp với bản thân đó là nền
tảng kiến thức giúp tôi vững vàng trong công việc và trong lĩnh vực nghiên cứu
sau này. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến với các quý thầy cô trong nhà trường.
Đặc biệt tôi gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lương Tú Quyên . Là
người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các phòng ban, khoa trong nhà trường. Cảm ơn
các cán bộ lãnh đạo UBND huyện Ngọc Lặc, UBND thị trấn Ngọc Lặc đã giúp
đỡ học viên trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này.

Thanh Hóa, ngày tháng năm 2019.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HOÀNG BẢO NGỌC


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ của tôi là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HOÀNG BẢO NGỌC


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, viết tắt
Danh mục các hình ảnh, sơ đồ
MỞ ĐẦU
*. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
*. Mục đích nghiên cứu:.................................................................................... 3
*. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................ 3
*. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 4
*. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................... 5
*. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: .................................. 5
*. Cấu trúc luận văn: ........................................................................................ 6
*. Một số khái niệm, thuật ngữ: ........................................................................ 6

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN NGỌC LẶC
1.1. Giới thiệu chung thị trấn Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa .......................... 9
1.1.1. Lịch sử thành lập................................................................................... 10

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 14
1.2. Thực trạng trật tự xây dựng thị trấn Ngọc lặc, tỉnh Thanh Hóa....... 14


1.3. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc,
tỉnh Thanh Hóa ...................................................................................... 19
1.4. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị
trấn Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa ............................................................ 24
1.5. Những khó khăn, hạn chế và những vấn đề cần giải quyết trong công
tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc ............. 31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ
THỊ THỊ TRẤN NGỌC LẶC
2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 37
2.1.1. Mục đích, yêu cầu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ..................... 37
2.1.2. Nguyên tắc và nội dung về trật tự xây dựng ......................................... 37
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 40
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật .......................................................... 41
2.2.2. Các quy chuẩn kỹ thuật ......................................................................... 48
2.2.3. Các định hướng, chiến lược và các quy hoạch có liên quan ................. 48
2.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 49
2.4. Bài học kinh nghiệm quốc tế và trong nước ........................................ 52

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
THỊ TRẤN NGỌC LẶC
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc ......................................................... 68
3.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 68


3.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 70

3.1.3. Nguyên tắc............................................................................................. 70
3.2. Giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc 71
3.2.1. Cải cách thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng .............................. 71
3.2.2. Hoàn thiện cơ sở quản lý trật tự xây dựng ............................................ 74
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm trật tự xây dựng................ 75
3.2.4. Giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng .......... 77
3.2.5. Nâng cao năng lực và hoàn thiện bộ máy tổ chức ................................ 79
3.2.6. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ............................ 80
3.2.7. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật ............... 81
3.2.8. Quản lý trật tự xây dựng với sự tham gia của cộng đồng ..................... 83
3.2.9. Tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng ............................................. 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận ........................................................................................................... 89
Kiến nghị ......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GPXD


Giấy phép xây dựng

QLĐT

Quản lý đô thị

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

QT & TTĐT

Quy tắc và trật tự đô thị

XD

Xây dựng


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
SỐ HIỆU
HÌNH


TÊN HÌNH

Hình 1.1

Vị trí địa lý thị trấn Ngọc Lặc

Hình 1.2
Hình 1.3

Sơ đồ phân bố hệ thống đô thị Thanh Hóa
Xe chở vật liệu xây dựng quá khổ trên đường Phố

Hình 1.4

Cống, TT.Ngọc Lặc
Xe chở đất rơi vãi trên đường Nguyễn Trãi, TT.Ngọc

Hình 1.5

Lặc
Tập kết vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng đường Trần

Hình 1.6

Phú, TT.Ngọc Lặc
Tập kết vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng đường ngõ

Hình 1.7


25/1 Lê Hoàn, TT.Ngọc Lặc
Hình 1.7: Đất đá làm tắc cống trên tuyến đường Phố

Hình 1.8

1, TT.Ngọc Lặc
Nhà ông Nguyễn Văn Duy (Phố cống- thị trấn

Hình 1.9

Ngọc lặc) – Xây dựng sai GPXD ,mất ATVS lao động
Nhà ở chung cư liền kề lâu năm ở thị trấn Ngọc Lặc

Hình 1.10

– cơi nới mở rộng chuồng cọp.
Tập kết vật liệu lấn chiếm vỉa hè nhà ông Nguyễn

Hình 1.11

Tiến Dũng đường Nguyễn Trãi, thị trấn Ngọc Lặc
Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng từ

Hình 2.1

Huyện đến thị trấn
Sơ đồ các nhân tố tác động đến thiết lập trật tự xây
dựng

Hình 2.2

Hình 2.3
Hình 2.4

Vị trí Hàng Châu
Tây Hồ, một cảnh đẹp
Thành phố Đà Nẵng


1

MỞ ĐẦU
*. Lý do chọn đề tài:
Thị trấn Ngọc Lặc là thị trấn của huyện Ngọc Lặc nằm ở trung tâm Vùng
Miền núi tỉnh Thanh Hóa, cách TP Thanh Hóa khoảng 76 km về phía Tây theo
Quốc lộ 47 và Đường Hồ Chí Minh. Với vị trí trung tâm nên thị trấn Ngọc Lặc
là ngã ba kết nối giao lưu của các tuyến Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A và
Đường tỉnh 516B đi qua và tỏa ra các hướng, thị trấn Ngọc Lặc có vị trí địa
kinh tế thuận lợi cho giao lưu kinh tế thương mại với nhiều vùng miền trong,
ngoài tỉnh, đặc biệt lợi thế làm đầu mối giao lưu trung chuyển hàng hóa, dịch
vụ của Vùng Miền núi với bên ngoài trước hết là với khu vực đồng bằng ven
biển và khu vực các huyện miền núi biên giới Việt- Lào thuộc Thanh Hóa.
Sau buổi thẩm định diễn ra tại Bộ Xây dựng đầu tháng 3/2017, mới đây,
ngày 15/3/2017, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định công nhận thị trấn
Ngọc Lặc và khu vực dự kiến mở rộng, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đạt
tiêu chuẩn đô thị loại IV.
Định hướng phát triển kinh tế – xã hội toàn tỉnh Thanh Hóa và định
hướng phát triển hệ thống đô thị Thanh Hóa đến năm 2030 đã khẳng định, thị
trấn Ngọc Lặc là đô thị hạt nhân của vùng, là một trong bốn cụm công nghiệp
động lực phát triển kinh tế toàn tỉnh, cùng với Vân Du – Thạch Quảng, Thạch
Thành có ảnh hưởng trực tiếp và rất quan trọng tới toàn bộ vùng Tây Bắc Thanh

Hóa. Ngọc Lặc là đầu mối giao thông quan trọng trong việc liên lạc, giao lưu
kinh tế, văn hóa giữa các khu vực vùng miền núi phía Tây; có vị trí quan trọng
về an ninh – quốc phòng của tỉnh.
Quyết định công nhận thị trấn Ngọc Lặc đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV sẽ
tạo điều kiện giao lưu kinh tế với Khu kinh tế Nghi Sơn với vùng Hà Nội, đặc


2

biệt là củng cố vấn đề an ninh biên giới, quốc phòng, đời sống của nhân dân
cũng từng bước được cải thiện và ổn định hơn
Trong những năm gần đây việc phát triển kinh tế - văn hóa đã làm thay
đổi diện mạo của các đô thị, cùng với sự đô thị hóa đang diễn ra hết sức nhanh
chóng trên phạm vi Quốc gia. Thị trấn Ngọc Lặc cũng không nằm ngoài sự phát
triển đó, với tốc độ đô thị hóa nhanh cũng kéo theo những hệ lụy cần phải giải
quyết đó là trật tự xây dựng. Theo báo cáo đánh giá hàng năm của chính quyền
các cấp, công tác quản lý trật tự xây dựng ngày càng hiệu quả và có nhiều
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua cho thấy tình
trạng vi phạm trật tự xây dựng đang diễn ra với nhiều hình thức, mức độ vi
phạm nghiêm trọng, khó xử lý hơn và việc xử lý không kiên quyết của chính
quyền sở tại khiến dư luận bức xúc.Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đã và
đang là một vấn đề cần phải xem xét nghiêm túc để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
trong việc thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến xây dựng công
trình và quản lý quy hoạch xây dựng.
Công tác quản lý trật tự xây dựng phải đối mặt với nhiều thách thức, khó
khăn. Hiện nay trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc hiện tượng xây dựng không phép,
trái phép xảy ra phổ biến, có thể thấy công trình vi phạm về quy hoạch xây
dựng, cấp phép xây dựng ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Mức độ vi phạm
không chỉ xây nhà hàng, quán ăn lấn chiếm hành lang giao thông mà kể cả một
số hộ xây nhà ở kiên cố không xin giấy phép, thậm chí có những công trình vi

phạm đất công cộng, xây dựng vượt số tầng, thông tầng, vượt diện tích xây
dựng, diện tích sàn xây dựng so với quy hoạch thiết kế đã được hoặc giấy phép
đã được cấp, sử dụng sai công năng, sử dụng đất đai không đúng mục đích diễn
ra ngày càng nhiều và phức tạp. Do những lý do chủ quan về công tác lập quy
hoạch không được quan tâm thực hiện, hoặc thực hiện không kịp thời và thực
hiện quy hoạch có nhiều bất cập và thiếu sót. Trước những tồn tại và hạn chế


3

đó, yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ
hiện tượng phát triển tự phát dẫn tới phá vỡ quy hoạch kiến trúc cảnh quan, gây
mất mỹ quan đô thị, phá vỡ cấu trúc của huyện. Mặt khác tình trạng vi phạm
trật tự xây dựng trên địa bàn đang làm cản trở lớn trong việc thực hiện quy
hoạch xây dựng đô thị mới, cản trở trong việc thu hút đầu tư, gây khó khăn
trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
- Do vậy đề tài luận văn : ‘‘Quản lý trật tự xây dựng thị trấn Ngọc Lặc,
Thanh Hóa” là rất cần thiết nhằm hướng tới xây dựng đô thị miền Tây của
Thanh Hóa ngày càng văn minh, hiện đại hơn.
*.Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất giải pháp quản lý trật tự xây dựng thị trấn Ngọc Lặc nhằm đảm
bảo mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, nguyên tắc,
quy tắc và mỹ quan môi trường đô thị, tuân thủ các quy định của pháp luật,
đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với điều kiện kinh tế, văn
hóa- xã hội của địa phương. Góp phần đưa thị trấn Ngọc Lặc thành đô thị văn
minh, hiện đại, là trung tâm của các huyện miền núi Thanh Hóa.
*.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
+ Công tác quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn Ngọc Lặc, tỉnh Thanh
Hóa

Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Địa bàn thị trấn Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa


4

Địa bàn thị trấn Ngọc Lặc [39]
+ Thời gian : Đến năm 2020 theo quy hoạch được phê duyệt
*.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu có sẵn.
Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn
kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu
về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả
sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã. Ngoài ra
chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan
nghiên cứu, các nhà khoa học, các đồng nghiệp. Sử dụng những số liệu được
thu thập bằng cách trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp.


5

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối để mô
tả thực trạng tình hình tuân thủ pháp luật của các hộ gia đình, tổ chức theo quy
định về cấp giấy phép xây dựng; quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc.
- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và các đề
xuất mới.

- Phương pháp xin ý kiến của chuyên gia.
Tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ
quản lý, các đơn vị điển hình trên địa bàn để có thêm kinh nghiệm bổ ích trong
việc đánh giá nhìn nhận hiện tượng.
- Phương pháp điều tra khảo sát, xã hội học.
*. Nội dung nghiên cứu:
- Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị trấn Ngọc
Lặc trong những năm qua.
- Cơ sở khoa học công tác quản lý trật tự xây dựng.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị trấn
Ngọc Lặc.
*. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu có thể góp phần hoàn thiện các lý thuyết về quản lý
trật tự xây dựng làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm đến lĩnh vực


6

quản lý đô thị nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói riêng trên địa bàn thị
trấn Ngọc Lặc cũng như địa phương khác.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Để tham khảo cho chính quyền địa phương khi họ triển khai quản lý trật
tự xây dựng thị trấn Ngọc Lặc.
*.Cấu trúc luận văn:
Luận văn bao gồm 3 chương, phần mở đầu kết luận và kiến nghị. Cấu
trúc luận văn cụ thể như sau:
Mở Đầu: Nội dung:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị
trấn Ngọc Lặc.

Chương 2: Cơ sở khoa học của công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị
trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc.
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị
trấn Ngọc Lặc.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

*. Một số khái niệm, thuật ngữ:
- Giấy phép xây dựng (GPXD): Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sữa chữa, cải tạo, di dời công
trình. [21 ]


7

- Giấy phép xây dựng công trình: Là giấy phép được cấp để xây dựng công
trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật.[21]
- Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Là giấy phép được cấp để xây dựng nhà
ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
- Quản lý trật tự xây dựng: Quản lý trật tự xây dựng đô thị là hoạt động thanh
tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự
luật định về các vấn đề liên quan đến trật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng
quản lý đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an
ninh quốc phòng; giữ gìn và phát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch được
phê duyệt tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính
đáng hợp pháp của nhân dân; ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn
chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép
- Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị: Công trình xây dựng
theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng mà thực tế không có

giấy phép xây dựng; Công trình xây dựng sai nội dung trong Giấy phép xây
dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; Công trình xây sai thiết kế các cấp
có thẩm quyền đã thẩm định phê duyệt, sai với quy hoạch chi tiết đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt; Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng
công trình lân cận ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư.
- Công trình không phép : Là những công trình đi vào khởi công mà vẫn
chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn. Việc
xin phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin cấp
phép. Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựng không
đúng theo quy hoạch chi tiết của Quận, Huyện, Phường..., xây dựngkhông
đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không
được kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quan, cảnh quan đô thị...


8

- Công trình sai phép: Là những công trình xây dựng không đúng với thiết kế
đã được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp. Những loại công trình
này đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng không
như trong giấy phép đã duyệt. Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn
đã cho phép. Những công trình này rất nhiều vì chủ đầu tư trong quá trình xây
dựng thường lấy cớ là đã có GPXD để che mắt sau đó là thực hiện hành vi xây
dựng sai phép. Hậu quả gây ra cũng không kém phần nghiêm trọng
- Công trình trái phép: Là những công trình xây dựng trái với nội dung giấp
phép xây dựng đã được cấp hoặc không có giấy phép xây dựng, hành vi phạm
này nghiêm trọng đến mức xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ. Hậu quả dẫn đến những
hoang phí về tiền của của công dân, của nhà nước và mất cảnh quan đô thị,
gây ô nhiễm môi trường khi thực hiện dỡ bỏ
- Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng : Là sự tác động mang tính tổ chức,
quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật, của các cơ quan hành chính nhà nước

nhằm duy trì, bảo đảm trật tự trong xây dựng
- Vi phạm hành chính : Là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nứớc mà không phải phạm tội và theo quy định của
pháp luật phải bị xử lý hành chính.


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN NGỌC LẶC
1.1. Giới thiệu chung thị trấn Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá.
Thị trấn Ngọc Lặc là thị trấn đô thị loại IV và là huyện lị của huyện Ngọc
lặc, tỉnh Thanh Hóa. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng miền núi
phía Tây tỉnh Thanh Hóa, phát triển theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực
gồm: Công nghiệp - Dịch vụ - Lâm nghiệp; phát triển đô thị gắn với các cụm
đô thị động lực của tỉnh Thanh Hóa,
- Là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Thanh Hóa và kết nối khu
vực Bắc Trung bộ thông qua đường Hồ Chí Minh; có vai trò quan trọng về an
ninh, quốc phòng.
- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Ngọc Lặc.
Quy mô dân số:
Dân số hiện trạng năm 2014 khoảng 29.879 người; Dự báo năm 2025
khoảng 55.732 người, dự báo đến năm 2030 khoảng 70.197 người (cơ sở dự
báo quy mô dân số sẽ được luận chứng rõ ràng, cụ thể trong phương án quy
hoạch).
Phạm vi ranh giới:
Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính toàn bộ thị trấn Ngọc Lặc,
có giới hạn như sau:
- Phía Bắc: giáp xã Thúy Sơn - Quang Trung;

- Phía Nam: giáp xã Minh Sơn - Cao Ngọc;
- Phía Tây: giáp xã Ngọc Khê - Mỹ Tân;


10

- Phía Đông: giáp xã Ngọc Sơn - Ngọc Liên.
Quy mô diện tích:
- Diện tích khoảng 5.225,8 ha;
1.1.1. Lịch sử thành lập
Ngọc Lặc là huyện ở phía Tây bắc tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam.
Đô thị Ngọc Lặc có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, qua các giai
đoạn gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc, miền đất Ngọc Lặc trải qua nhiều
thời kỳ chia tách, sát nhập, thay đổi tên gọi khác nhau.
Sau cách mạng tháng tám (1945) hình thành huyện Ngọc Lặc, Ngày 05
tháng 7 năm 1977 theo quyết định 177-CP của Hội đồng chính phủ sát nhập hai
huyện Ngọc Lặc và huyện Lang Chánh gọi là huyện Lương Ngọc.
Ngày 30 tháng 8 năm 1982 theo quyết định số 149-HĐBT của Hội đồng
bộ trưởng chia huyện Lương Ngọc thành hai huyện Lang Chánh và huyện Ngọc
Lặc. Huyện Ngọc Lặc giữ nguyên tên gọi đến ngày nay.
[15]


11

Vị trí địa lý
Sơ đồ 1.1: Vị trí địa lý của thị trấn Ngọc Lặc [39]

Thị trấn Ngọc Lặc nằm trên đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 15A, cách
thành phố Thanh Hóa 76 km về phía Tây, có chiều dài theo hướng Bắc Nam là

11,5 km, có chiều rộng theo hướng Đông Tây là 9,5km. Có phía Bắc giáp xã
Thúy Sơn và Quang Trung, phía Nam giáp xã Minh Sơn, phía Đông giáp xã
Ngọc Sơn và Ngọc Liên, phía Tây giáp xã Cao Ngọc và Mỹ Tân. Địa hình thị
trấn Ngọc Lặc nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Miền núi phía Tây
tỉnh Thanh Hóa đã có cơ hội hơn để giao lưu phát triển với các khu vực kinh tế
trong vùng; được phát triển kinh tế chủ đạo là lâm nghiệp, kinh tế cửa khẩu; là
khu vực bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo tồn thiên nhiên gắn với an ninh quốc phòng.


12

Hình 1.2: Sơ đồ phân bổ hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa [39]
Thị trấn Ngọc Lặc là điểm trung chuyển của nhiều loại hàng hóa lưu thông
trên QL15A và đường Hồ Chí Minh, nhiều nhất là các loại hàng hóa từ cửa khẩu
quốc tế Na Mèo và lâm sản được chuyển về miền xuôi. Bên cạnh đó, đây còn là
điểm trung chuyển của các luồng hàng hóa tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, lâm
nghiệp từ miền xuôi lên các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa và xuất khẩu
sang Lào.
Địa hình:
Thị trấn Ngọc Lặc có địa hình bán sơn địa kết hợp với vùng chiêm trũng,
tính chất đó đựơc phân chia rõ rệt. Địa hình tổng khu vực đô thị nghiêng dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chia thành các tiểu vùng:
- Vùng núi cao phía Tây Bắc có địa hình dốc, hiểm trở, bị chia cắt bởi
nhiều khe, suối. Vùng này có độ dốc đa phần là 35 - 40%.


13

- Địa mạo có 3 dạng cơ bản: dạng bị rửa trôi, dạng được bồi lấp và dạng
nhân sinh. Ngoài ra còn có dạng hỗn hợp. Do địa hình không đồng nhất, địa

mạo phức tạp, phần nhiều đất đai ở đây bị xói mòn, bạc màu.
Khí hậu:
Khí hậu Ngọc Lặc thuộc khí hậu Trung du tỉnh Thanh Hoá. Nhiệt độ cao
vừa phải, tổng tích ôn cả năm 7.600 °C - 8.500 °C, chịu ảnh hưởng của gió Tây
Nam khô nóng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39 - 41oC; nhiệt độ thấp nhất tuyệt
đối 0 - 3oC. Tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1.800 - 2.000 mm, mùa mưa
kéo dài 6 - 7 tháng, từ tháng 4 đến tháng 11, mưa lớn ở các tháng 8, 9, 10. Độ
ẩm không khí lớn, trung bình 86%. Lốc xoáy và lũ cuốn đột ngột, nắng hạn
kéo dài vào mùa hè, rét đậm vào mùa đông.
Với đặc điểm khí hậu thời tiết, lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng
dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nói
chung và sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật rừng nói riêng.
Tuy nhiên, hiện tượng gió bão hàng năm của khu vực miền Trung có thể sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đất này.
Điều kiện địa chất thủy văn:
Khu vực thị trấn Ngọc Lặc trong vùng thủy văn sông Chu. Mùa lũ bắt đầu
từ tháng 6 kết thúc vào tháng 11 là vùng mưa lớn, lượng mưa trung bình hăng
năm 1600 - 2200 mm/năm.
Nằm tại khu vực giáp ranh với vùng đồng bằng với sự mở rộng của lưu
vực các sông, suối trên hệ địa hình ít phức tạp hơn nên khu vực này ít bị ảnh
hưởng bởi thiên tai lũ lụt. Vào mùa mưa lũ các tuyến sông Cầu Chày; suối
Ngọc; hồ, đập Cống Khê và các hồ khác trong khu vực nghiên cứu là nơi tiêu
nước, điều tiết nước kịp thời, nhờ đó ảnh hưởng của thủy văn tới sản xuất đời
sống dân cư không đáng kể và không thường xuyên.


14

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tổng GDP của thị trấn Ngọc Lặc năm 2015 đạt khoảng 3.800 tỷ đồng,

tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,03% (giai đoạn 2010 - 2015), cơ cấu kinh tế
khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 42,1%, khu vực công nghiệp - xây
dựng chiếm 16,5%, khu vực dịch vụ chiếm 41,4%, thu nhập bình quân đầu
người 1000 USD/năm. Hướng chuyển dịch cơ cấu là tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp, dịch vụ, thủy sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp khác.
Thị trấn Ngọc Lặc là một đô thị trẻ, có lực lượng lao động khá dồi dào
chiếm khoảng trên 50% nếu được đào tạo, đây sẽ là nguồn tiềm năng lao động
tại chỗ lớn để xây dựng phát triển đô thị.
1.2. Thực trạng về trật tự xây dựng thị trấn Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý trật tự xây dựng của thị trấn
Ngọc Lặc mới được quan tâm nên không thể tránh khỏi tình trạng vi phạm mà
người dân đầu tư trong quá trình xây dựng. Hầu như toàn bộ các công trình xây
dựng trên địa bàn đều sai phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ. Cụ thể:
Các nhà dân xây dựng trước năm 2014 đều không có giấy phép xây dựng,
làm theo kiểu tự do, không có bản vẽ kiến trúc, điện nước . Theo sở thích của
cá nhân, sữa chữa, cơi nới một cách rất tự do và chính quyền không can thiệp.
Sau này khi chính quyền can thiệp thì tình trạng đã rất tệ.
Các năm gần đây đều báo cáo không có trường hợp vi phạm nào nhưng
thực tế ra các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng sai phép, xây nhà không
phép, vi phạm VSMT, an toàn lao động. Những số liệu này được báo cáo cho
UBND tỉnh Thanh Hóa 5/4/2018.
Tuy nhiên, công tác quản lý trật tự xây dựng còn bộc lộ nhiều bất cập,
yếu kém. Tình trạng xây dựng không phép, sai phép, vi phạm về mật độ xây


15

dựng, chiều cao, khoảng lùi công trình… mức độ vi phạm ngày càng nghiêm
trọng hơn, việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp diễn ra rất phức tạp.
Các hành vi vi phạm trật tự xây dựng chủ yếu là các trường hợp:

- Công trình xây dựng sai phép: Hiện nay nhiều công trình đã được cấp
giấy phép xây dựng nhưng vẫn cố tình xây dựng sai phép như định vị công
trình sai vị trí được quy hoạch, vi phạm chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ,
xây dựng sai cốt nền, vượt số tầng, thông tầng, vượt diện tích xây dựng (tầng
một), diện tích sàn xây dựng, thay đổi kết cấu,công năng, thay đổi mặt kiến trúc
bên ngoài so với thiết kế đã được hoặc giấy phép đã được cấp.
- Công trình xây dựng không phép: Hiện nay vẫn còn nhiều công trình
đi vào khởi công mà vẫn chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây
dựng trên địa bàn. Xây dựng chủ yếu là nhà ở riêng lẻ của nhân dân, xây nhà
trên đất nông nghiệp, lấn chiếm và xây dựng trên hành lang an toàn giao thông,
thủy lợi, đê điều... Cải tạo nhà, cơi nới thêm tầng không có giấy phép. Vẫn còn
tồn tại nhiều công trình lớn xây dựng không phép, không chuyển đổi mục đích
sử dụng đất.
Tình hình vi phạm trật tự trong năm 2017 diễn ra khá nghiêm trọng, tỷ lệ vi
phạm trật tự xây dựng trên địa bàn cao, thời gian xử lý kéo dài, công trình chưa
xử lý còn tồn đọng nhiều.
- Hiện nay tình trạng xe chở đất, cát, vật liệu xây dựng quá khổ, quá tải ngang
nhiên phóng nhanh, vượt ẩu… chạy trong khu đô thị làm vật liệu rơi, vãi ra
đường làm mất an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô
thị vẫn chưa được xử lý triệt để trên địa bàn thị trấn.


16

Hình 1.3: Xe chở vật liệu xây dựng quá khổ trên đường Phố Cống, TT.Ngọc
Lặc


×