Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý trật tự xây dựng nhà ở dân dụng tự xây tại phường noong bua thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.05 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

TRẦN ĐỨC TUẤN

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG NHÀ Ở DÂN TỰ XÂY
TẠI PHƯỜNG NOONG BUA THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN
PHỦ TỈNH ĐIỆN BIÊN.

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI , 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

TRẦN ĐỨC TUẤN
KHÓA 2015 -2017

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG NHÀ Ở DÂN TỰ XÂY TẠI
PHƯỜNG NOONG BUA THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
TỈNH ĐIỆN BIÊN.

Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình


Mã số : 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN
PGS.TS : LÊ ĐỨC THẮNG

HÀ NỘI , 2017


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường đại học Kiến Trúc Hà
Nội, Khoa sau đại học trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập chương trình thạc sĩ, chuyên ngành Quản Lý Đô Thị Và Công
Trình khóa học 2015 – 2017 và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Chân thành
cám ơn tới toàn bộ giảng viên đã truyền đạt những kiến thức và phương pháp
nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập, thực hiện luận
văn tốt nghiệp tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới PGS.TS.
LÊ ĐỨC THẮNG là người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Đức Tuấn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Đức Tuấn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các bảng, biểu và sơ đồ
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài................................................................................

1

* Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................

2

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................

3

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................


3

* Phương pháp nghiên cứu.....................................................................

3

* Cấu trúc luận văn.................................................................................

4

* Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 4
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NHÀ Ở DÂN TỰ XÂY TẠI
PHƯỜNG NOONG BUA THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ ............. Error!
Bookmark not defined.


1.1 Giới thiệu chung về thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Error!
Bookmark not defined.
1.2 Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở dân tự xây tại
các thành phố miền núi. ............................ Error! Bookmark not defined.
1.3 Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở dân tự xây tại
phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ. ..... Error! Bookmark not
defined.
1.3.1 Vị trí và quy mô phường Noong Bua. [20] .... Error! Bookmark not
defined.
1.3.2 Quản lý theo đồ án quy hoạch ......... Error! Bookmark not defined.
1.3.3 Cấp phép xây dựng .......................... Error! Bookmark not defined.

1.3.4 Thực trạng bộ máy quản lý .............. Error! Bookmark not defined.
1.3.5 Một số vi phạm phổ biến ................. Error! Bookmark not defined.
1.4 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý trật tự xây dựng
tại phường Noong Bua. ............................. Error! Bookmark not defined.
1.5 Các vấn đề cần nghiên cứu.................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT
TỰ XÂY DỰNG NHÀ Ở DÂN TỰ XÂY PHƯỜNG NOONG BUA
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ. ................ Error! Bookmark not defined.
2.1 Cơ sở lý luận. ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Nội dung công tác quản lý trật tự xây dựng. .. Error! Bookmark not
defined.
2.1.2 Nguyên tắc chung phân cấp quản lý trật tự xây dựng.............. Error!
Bookmark not defined.
2.2 Các văn bản pháp luật. ....................... Error! Bookmark not defined.
2.3 Các yếu tố tác động đến công tác quản lý trật tự xây dựng. .... Error!
Bookmark not defined.
2.3.1 Vấn đề bản sắc dân tộc. ................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Hệ thống các cơ quan quản lý .......... Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Công cụ để quản lý : ........................ Error! Bookmark not defined.


2.3.4 Đối tượng chịu sự quản lý : ............. Error! Bookmark not defined.
2.3.5 Phân tích đánh giá. .......................... Error! Bookmark not defined.
2.4: Định hướng phát triển của thành phố Điện Biên Phủ và phường
Noong Bua. ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.5: Kinh nghiệm trong quản lý trật tự xây dựng nhà ở dân tự xây tị
các thành phố miền núi. ............................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG NHÀ Ở
DÂN TỰ XÂY TẠI PHƯỜNG NOONG BUA THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN
PHỦ. .............................................................. Error! Bookmark not defined.

3.1 Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc quản lý. ... Error! Bookmark not
defined.
3.2 Lập và phê duyệt quy hoạch ............... Error! Bookmark not defined.
3.3 Thiết lập bộ máy quản lý xây dựng theo quy định của nhà nước
.................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4 Nâng cao ý thức pháp luật về xây dựng của người dân............ Error!
Bookmark not defined.
3.5 Cái cách về thủ tục hành chính, phối hợp các cấp quản lý. ..... Error!
Bookmark not defined.
3.6 Tăng cường công tác thanh – kiểm tra trong lĩnh vực xây dựng.
.................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.7 Giải pháp quản lý trật tự xây dựng với sự huy động tham gia của
cộng đồng. .................................................. Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ Viết Tắt

Tên Đầy Đủ

TP.ĐBP

Thành Phố Điện Biên Phủ

UBND


Ủy Ban Nhân Dân

GPXD

Giấy Phép Xây Dựng

TTHC

Thủ Tục Hành Chính

TTXD

Trật Tự Xây Dựng

QLĐT

Quản Lý Đô Thị

BXD

Bộ Xây Dựng

CP

Chính Phủ

QH

Quốc Hội



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Số Hiệu Hình

Tên Hình

Hình 1.1

Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên

Hình 1.2

Bản đồ hành chính Thành Phố Điện Biên Phủ

Hình 1.3

Tái định cư thủy điện Sơn La

Hình 1.4

Mở rộng khu tái định cư thủy điện Sơn La

Hình 1.5

Bản Văn Hóa Noong Bua

Hình 1.6

Kiến trúc điển hình nhà dân tự xây tại phường Noong Bua


Hình 1.7

Công trình tại Phường Quyết Tâm

Hình 1.8

Công trình tại Hà Giang

Hình 1.9

Công trình xây dựng tại Cao Bằng

Hình 1.10

Hình 1.12

Quy hoạch chi tiết tái định cư thủy điện Sơn La tại Noong
Bua kiến trúc và cảnh quan tỷ lệ 1/500
Quy hoạch chi tiết tái định cư thủy điện Sơn La tại Noong
Bua Bản đồ tổng hợp lệ 1/500
Nhà ở cốt nền không đồng đều

Hình1.13

Nhà xây thụt thò trên cùng 1 tuyến phố

Hình 1.14

Nhà dân tự xây không theo quy hoạch khu tái định cư thủy

điện Sơn La

Hình 1.11


Số Hiệu Bảng

Tên Bảng

Bảng 1.1

Thống kê dân số

Bảng 1.2

Hiện trạng dân số lao động Thành Phố Điện Biên Phủ 2009

Bảng 1.3

Hiện trạng dân số theo đơn vị hành chính

Bảng 1.4

Hiện trạng sử dụng đất năm 2012

Bảng 1.5

Số liệu cấp phép tổng hợp tại thành phố Điện Biên
Phủ


Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3

Thống kê thành phần các dân tộc tại phường Noong
Bua 2016
Thống kê các công trình công cộng hiện trạng
Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất


Số Hiệu Sơ
Đồ
Sơ Đồ 1

Mô Hình Quản Lý Đất Đại Tại Phường Noong Bua

Sơ Đồ 2

Các nhân tố tác động đến trật tự xây dựng

Sơ Đồ 3

Sơ Đồ 4

Tên Sơ Đồ

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa
phương.
Quy trình lập điều chỉnh quy hoạch với sự tham gia của cộng
đồng



1

MỞ ĐẦU
* LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở phía Tây-Bắc Việt
Nam, phía Đông-Nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp
huyện Điện Biên. Thành phố này bao trùm toàn bộ cánh đồng Mường Thanh
trong lòng chảo Điện Biên với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km do
sông Nậm Rốm bồi đắp. Đây là đồng bằng giữa núi lớn nhất vùng Tây Bắc
Việt Nam (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc).
Điện Biên Phủ được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách
biên giới với Lào khoảng 35 km. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo
quốc lộ 279 và 6.
Điện Biên Phủ vốn được gọi là Mường Thanh, từ chữ Mường Then
theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là "Xứ Trời", gắn với truyền thuyết về sự phát
sinh ra dân tộc Thái. Đây là "đất tổ" của nhiều ngành Thái ở Đông Nam Á.
Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện
nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải.
Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh
Biên(do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai
Châu.
Thành phố Điện Biên được biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954,
giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội
Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất
lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa
tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận
Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước



2

Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây. Trong trận này, Lực
lượng Việt Minh đã di chuyển pháo binh của họ lên những quả đồi xung
quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tiến công vào sườn của quân đội
Pháp. Bằng cách huy động sức người một cách tối đa và với lực lượng hậu
cần đông đảo của mình,Việt Minh đã làm nên một trong những chiến thắng
quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam
Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di
tích lịch sử quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962. Tượng đài chiến thắng Điện
Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên
Phủ (2004). Hiện nay chạy dọc thung lũng Mường Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ
sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279, con phố chính và lớn nhất thành phố
Bắt đầu từ năm 1958, một nông trường quân đội được xây dựng ở đây, kéo
theo di dân từ đồng bằng Bắc bộ, biến Điện Biên là một thị trấn nông trường,
sau được nâng cấp thành thị trấn huyện lỵ của huyện cùng tên thuộc tỉnh Lai
Châu. Từ ngày 18 tháng 4 năm 1992 trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu.
Thị trấn Mường Thanh ở phía tây được tách ra làm huyện lỵ huyện Điện
Biên.
Theo Nghị định số 110/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/9/2003,
Điện Biên Phủ trở thành Thành Phố từ tháng 10 năm 2003 và là đô thị loại ba.
Sau khi tách tỉnh, Điện Biên Phủ trở thành tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên.
Xuất phát từ những việc nêu trên để thành phố Điện Biên Phủ nói
chung và địa bàn phường Noong Bua nói riêng đóng góp cho thành phố lịch
sử chuẩn bị trên con đường lên đô thị loại 2 năm 2020 việc nghiên cứu đề tài
: " QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG NHÀ Ở DÂN TỰ XÂY TẠI
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ TỈNH ĐIỆN BIÊN " là rất cần thiết và
mang tính thực tiễn cao



3

* MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu quản lý trật tự xây dựng nhà ở dân tự xây dựng
cũng giống như mục tiêu chung về quản lý xây dựng để đảm bảo được mục
tiêu về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đề ra, tiểu luận tập trung giải quyết các vấn đề :
Phân tích làm rõ các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý trật tự
xây dựng
Đánh giá thực trạng, những mặt mạnh và những vấn đề còn tồn tại
trong công tác quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn phường Noong Bua.
Đề xuất 1 số giải pháp chung từ đó có những kiến nghị cụ thể để nhằm
cải thiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Noong Bua.
* ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở dân tự xây tại phường Noong
Bua Thành Phố Điện Biên Phủ Tỉnh Điện Biên
* Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài mang ý nghĩa góp phần cho sự phát triển thành phố Điện Biên
Phủ. Nhằm tìm được giải pháp quản lý trật tự xây dựng hiệu quả và đóng góp
về mặt lý luận cho quản lý trật tự xây dựng.
“Sự tham gia của cộng đồng” là quá trình trong đó các nhóm dân cư
của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng
hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động
cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng.


4


* PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra, tổng hợp, phân tích
đánh giá thực trạng.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia đối tượng nghiên cứu
thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn để nghiên
cứu, phát triển ra thành từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ
đó giúp chung ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn,
hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy sau đó tổng hợp lại
quá trình ngược với quá trình phân tích để tìm ra cái chung và khái quát.
Phương pháp nghiên cứu thực chứng: Tạo ra kiến thức mới và được
chứng minh bởi dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phương pháp điều tra xã hội học: Lấy ý kiến từ cộng đồng nhằm đảm
bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết
định dự án.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
* CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 3 chương và phần Mở đầu, phần kết luận và kiến
nghị, Cấu trúc luận văn cụ thể như sau :
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
- CHƯƠNG 1 : Thực trạng quản lý trật tự xây dựng nhà ở dân tự xây tại
phường Noong Bua thành phố Điện Biên Phủ.
- CHƯƠNG 2 : Cơ sở khoa học và pháp lý của công tác quản lý trật tự
xây dựng nhà ở dân tự xây phường Noong Bua thành phố Điện Biên
Phủ.


5

- CHƯƠNG 3 : Giải pháp quản lý trật tự xây dựng nhà ở dân tự xây tại

phường Noong Bua thành phố Điện Biên Phủ.
C. Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
* MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Khái niệm về quản lý trật tự xây dựng :
Quản lý trật tự xây dựng là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến
nghị, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về các vấn đề liên
quan đến trật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý đô thị phù hợp với
quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, giữ gìn
và phát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch được phê duyệt tạo điều kiện
cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của nhân dân.
Ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai
mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỉ cương phép nước
Trật tự : Sắp xếp theo một thứ tự, một quy tắc nhất định, có tổ chức, có
kỷ luật. Trật tự xây dựng : xây dựng công trình theo các quy định của pháp
luật, có tổ chức, có kỷ luật.
Quản lý trật tự xây dựng bao gồm các công việc về quản lý và cấp phép
xây dựng, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy hoạch và giấy
phép xây dựng được cấp, xử lý các dự án, công trình vi phạm xây dựng trái
phép, không phép.
Giấp phép xây dựng( GPXD) Là một loại văn bản quy phạm pháp luật
về xây dựng, cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn đô thị phải thực hiện


6

theo quy định trong giấy phép này và các quy định có liên quan của Nhà
nước.

Công trình xây dựng được xem như sai nội dung Giấy phép xây dựng khi
có một trong các tiêu chí sau: ( Kiểu dáng và hình thức kiến trúc.)
- Thay đổi vị trí xây dựng công trình;
- Sai cốt nền xây dựng công trình;
- Vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng;
- Sai diện tích xây dựng (tầng một);
- Chiều cao công trình vượt quá chiều cao được quy định trong giấy phép
xây dựng;
- Xây dựng vượt quá số tầng quy định trong giấy phép xây dựng;
- Vi phạm những quy định về quản lý quy hoạch xây dựng đã được duyệt
Công trình không phép là những công trình đã đi vào khởi công mà vẫn
chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn. Việc
xin phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin
cấp phép. Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựng
không đúng theo quy hoạch chi tiết của quận huyện phường…Xây dựng
không đúng chi giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi
công không được kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh,
cảnh quan đô thị.
Công trình trái phép là những công trình xây dựng trái với nội dung giấy
phép hoặc không có giấy phép xây dựng, hành vi vi phạm này nghiệm trọng
đến mức xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ. Hậu quả dẫn đến những hoang phí về


7

tiền của của công dân, của nhà nước và mất cảnh quan đô thị, gây ô nhiễm
môi trường khi thực hiện dỡ bỏ.
Công trình sai phép là những công trình xây dựng không đúng với thiết
kế đã được duyệt, không đúng với nội dung giấy phép xây dựng đã cấp.
Những loại công trình này đều đã có xin giấy phép xây dựng xong sau khi có

giấy phép lại xây dựng không theo giấy phép xây dựng đã duyệt. Hầu hết là
xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn đã cho phép. Những công trình này rất
nhiều vì chủ đầu tư trong quá trình xây dựng thường lấy cơ là đã có giấy phép
xây dựng để che mắt sau đó là thực hiện hành vi xây dựng trái phép. Hậu quả
gây ra cũng không kém phần nghiêm trọng.
Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết Luận
Mạng lưới đô thị của nước ta phát triển rộng khắp trên toàn bộ lãnh thổ.
Các đô thị này đã được phân loại và tổ chức thành một hệ thống. Mỗi đô thị
đã là trung tâm của một vùng lãnh thổ đồng thời các đô thị còn hỗ trợ nhau để
cùng phát triển.
Hệ thống đô thị cả nước được hình thành gắn liền với các điều kiện tự
nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội. Chúng hợp thành cấu trúc không gian tuyến I

điểm, từ Bắc xuống Nam (dọc theo bờ biển Đông) và từ Tây sáng Đông (dọc
theo các dòng sông như: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam,
sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,, sông Cửu Lòng).
Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị đã có những tiến bộ rõ rệt,
nhận thức về đô thị và quản lý đô thị đã được nặng cao. Các văn bần pháp lý
về quản lý đô thị đã được ban hành và phát huy hiệu quả
Đô thị đã tạo được các nguồn lực kích thích tăng trưởng đồng thời tạo
ra trạng thái cân bằng động một cách hài hoà. Chính đô thị có sức hút cho nên
có các hiện tượng dịch cư theo quy luật khách quan, Dân cư ở nông thôn di cư
đến thành thị, dân cư ở đô thị nhỏ đến đô thị lớn, chuyển đổi nghề nghiệp sinh
sống ngay trong lòng đô thị. Ở mỗi vùng lãnh thổ đều có một đô thị đóng vai
trò là trung tâm thúc đẩy toàn vùng phát triển. Đô thị là nơi cung cấp tài chính
nguyên vật liệu, kỹ thuật cho sản xuất ở trong vùng đồng thời là nơi truyền bá
văn minh, nơi nghỉ ngơi giải trí… cho dân cư toàn vùng đó. Đây chính là một
trong những thành quả lớn nhất của công tác quản lý đô thị ờ nước ta.


100

Các thành phố, thị xã và phần lớn các thị trấn đã có quy hoạch chung
và nhiều quy hoạch chi tiết được duyệt. Nội dung và phương pháp lập quy
hoạch đã ngày càng được hoàn thiện nhằm nâng cao tính khả thi của đồ án.
Việc, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý đô
thị đã thu được một số kết quả, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực vào mục
đích phát triển đô thị.
Tại mỗi đô thị, công tác quản lý đô thị đã tưng bước kiểm soát được sự
tăng trưởng của đô thị, định hướng sự phát triển này theo đúng những đường
lối chính sách mà chính quyền các cấp đề ra, hạn chế đến mức thấp nhất
những yếu tố phát triển tự phát không phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế xã hội đô thị. Các tổ chức kinh tế ở mọi thành phần đã được tạo điều kiện

phát triển nhằm đẩy nhanh sự tăng trưởng của đô thị, hạn chế nạn thất nghiệp.
Các đố thị đã ổn định tốt tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội,
người dân sống yên tâm và dốc sức cho lao động sản xuất. Những cơ sở sản
xuất, cơ quan nhà nước, nơi ở của cư dân đã được bảo đảm an toàn.
Kiến Nghị
Cần hoàn thiện cơ chế chính sách để làm công cụ quản lý trật tự xây dựng
được chặt chẽ.
Đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng công tác quản lý trật tự
xây dựng.
Phân bổ ngân sách và cấp vốn đầu tư.
– Cấp đất và cấp giấy phép xây dựng.


101

– Xuất nhập khẩu.
– Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
– Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh.
– Xuất nhập cảnh.
Có chế tài xử lý mạnh tay những sai phạm xẩy ra. Giải quyết triệt để
những tồn tại đang còn.

Nước ta đã và đang tiến hành cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực
chủ yếu sau:
Phân bổ ngân sách và cấp vốn đầu tư.
– Cấp đất và cấp giấy phép xây dựng.
– Xuất nhập khẩu.
– Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
– Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh.
– Xuất nhập cảnh.

– Tiếp.dân và giải quyết khiếu tố của dân.


102

Quản lý đô thị vừa là công tác tổng hợp nhưng lại vừa mang tính pháp
lý chặt chẽ. Chúng ta còn thiếu kinh nghiệm về quản lý đô thị nên việc cải
cách thủ tục hành chính còn nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn. Để cho công
cuộc cải cách thủ tục hành chính đạt hiệu quả cao cần có sự cố gắng phối hợp
của nhiều cơ quan, nhiều ngành và đặc biệt cần phải có hệ thống pháp chế đầy
đủ và đồng bộ.
Cần hướng tới việc hiện đại hoá và cải cách cơ cấu điều hành có sự
phân công, phân cấp hợp lý, nhằm đảm bảo sự quản lý thống nhất từ trung
ương đến địa phương.


103


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định 04/2008/ QĐ- BXD, ngày 03/04/2008
về “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng”.
2. Bộ Xây dựng (2016), 15/2016/TT-BXD, ngày 30/06/2016 về “Cấp
phép xây dựng”.
3. Chính Phủ (2005), Nghị định 106/2010/NĐ–CP, ngày 17/8/2005 về
“Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo
vệ án toàn công trình lưới điện cao áp”.
4. Chính Phủ (2010), Nghị định 11/2010/NĐ–CP, ngày 24/02/2010 về
“Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ”.
5. Chính Phủ (2013), Nghị định 121/2013/NĐ – CP, ngày 10/10/2013 về

“Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng”
6. Chính Phủ (2015), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
7. Chính phủ (2015) Nghị định số 37/2015/NĐ-CP: Về hợp đồng xây
dựng.
8. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2012), Bài giảng “quản lý hạ tầng kỹ thuật đô
thị”.
9. Nguyễn Khải (2004), “ Đường và giao thông đô thị ”, NXB Xây dựng.
10. Phạm Trọng Mạnh (2006), “ Quản lý hạ tầng kỹ thuật”, NXB Xây
dựng.


×