Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật phân khu đô thị h2 1 trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

CHUNG TUẤN ANH

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHÂN KHU ĐÔ THỊ H2-1
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣VÀ CÔNG TR ÌNH

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

CHUNG TUẤN ANH
kho¸ 2017-2019;

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHÂN KHU ĐÔ THỊ
H2-1 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣V À CÔNG TR ÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS HOÀNG VĂN HUỆ

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS TRẦN THANH SƠN

HÀ NỘI – 2019


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình ảnh
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................... 1
. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 2
. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 3
. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................................... 3
. Cấu trúc luận văn .................................................................................................................... 3
. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn ............................................................................. 4

NỘI DUNG ........................................................................................................ 6
Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT (GIAO THÔNG. CẤP THOÁT NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CTR) PHÂN KHU
ĐÔ THỊ H2-1 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI.... 6
1.1. Giới thiệu chung về phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm thành phố
Hà Nội [39]................................................................................................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 9
1.1.3. Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên của phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm [39] ....................................................................................................... 15
1.2. Hiện trạng hệ thống giao thông, cấp thoát nước, thu gom và vận chuyển rác thải đô
thị phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội [39] ........ 16
1.2.1 Hiện trạng về hệ thống giao thông:........................................................................... 16


1.2.2 Hiện trạng về hệ thống cấp thoát nước: .................................................................... 17
1.2.3 Hiện trạng về quản lý CTR: ...................................................................................... 20
1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông, cấp thoát nước và quản lý CTR
phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm [39]................................................. 21
1.3.1. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật:......................................... 21
1.3.2 Thực trạng về cơ cấu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp thoát
nước, quản lý CTR)............................................................................................................. 22
1.4 Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật
(giao thông, cấp thoát nước và quản lý CTR).................................................................... 24
1.4.1 Khái niệm ................................................................................................................... 24
1.4.2 Các hình thức và phạm vi tham gia của cộng đồng:................................................ 26
1.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp
thoát nước, quản lý CTR) phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. ........ 26
1.5.1. Vấn đề quản lý kỹ thuật ............................................................................................ 27
1.5.2. Vấn đề tổ chức quản lý ............................................................................................. 27
1.5.3. Vấn đề tham gia của cộng đồng trong quản lý........................................................ 28

Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT PHÂN KHU ĐÔ THỊ H2-1 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ
LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................................................................... 31
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ........................................ 31
2.1.1. Vai trò và đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ...................................... 31
2.1.2. Một số yêu cầu cơ bản đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ...................................... 32
2.1.3. Xã hô ̣i hóa và sự tham gia của cô ̣ng đồ ng trong quản lý ha ̣ tầ ng kỹ thuâ ̣t............ 41
2.2.3. Một số nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
.............................................................................................................................................. 43
2.2.4. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đô thị. ............................................................................................................. 48


2.3. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ...................................... 51
2.3.1. Các văn bản pháp luật hướng dẫn quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà
nước ban hành...................................................................................................................... 51
2.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật do UBND thành phố Hà Nội ban hành ........... 53
2.3.3 Các chỉ tiêu quy hoạch của đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 phân khu đô thị
H2-1...................................................................................................................................... 54
2.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý hệ thống hạ tàng kỹ thuật đô thị............................ 55
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên thế giới. ............................... 55
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của một số địa phương ở Việt
Nam. ..................................................................................................................................... 67
Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG
KỸ THUẬT (GIAO THÔNG, CẤP THOÁT NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CTR) PHÂN
KHU ĐÔ THỊ H2-1 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI.......................................................................................................................................... 79
3.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ thuật phân khu đô thị H2-1
trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm .......................................................................................... 79
3.1.1. Giải pháp khớp nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong, ngoài ranh giới phân khu đô

thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ........................................................................... 79
3.1.2. Đề xuất giải pháp quản lý cải tạo, mở rộng hệ thống giao và thoát nước tại khu
vực làng xóm cũ. ................................................................................................................. 80
3.1.3. Đề xuất giải pháp tổ chức, phân loại thu gom tại nguồn, vận chuyển chất thải rắn
phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ..................................................... 87
3.2. Đề xuất giải pháp bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý và thu hút đầu tư
xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phân khu đô thị H2-1rên địa bàn quận Bắc Từ Liêm
thành phố Hà Nội. ................................................................................................................... 92
3.2.1. Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật phân khu đô
thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. .......................................................................... 92


3.2.2. Đề xuất thành lập Ban giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật phân khu đô thị H2-1
trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. ......................................................... 96
3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật phân
khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.............................................................100
3.3.1. Đề xuất cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. ..................100
3.3.2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý bảo dưỡng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. .......................102
3.4. Giải pháp nâng cao trình độ, tăng cường trách nhiệm của cán bộ thực thi công tác
quản lý hạ tầng kỹ thuật........................................................................................................106
3.4.1 Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cán bộ quản lý hành chính cấp
phường trong lĩnh vực quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. .............................................106
3.4.2 Tổ chức tập huấn cho lực lượng cán bộ chuyên trách và tăng cường quyền hạn
cho cán bộ thuộc UBND thị trấn trong việc thực hiện giám sát xây dựng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật.......................................................................................................................106
3.4.3 Tăng cường quyền hạn cho các cán bộ phường thực hiện công tác quản lý hạ tầng
kỹ thuật theo quy hoạch. ...................................................................................................107
3.4.4 Nâng cao trách nhiệm cho các cán bộ phường làm công tác quản lý HTKT thông

qua cơ chế tài chính. ..........................................................................................................107
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 109
1. Kết luận: .........................................................................................................................109
2. Kiến nghị ...........................................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới Thầy
giáo – Giáo sư. Hoàng Văn Huệ người đã tận tình hướng dẫn động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các UBND quận Bắc Từ Liêm, đã cung
cấp số liệu, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi thực hiện hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận
Bắc Từ Liêm, đơn vị công tác, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời
gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa
Sau đại học, các thầy, cô giáo và cán bộ của trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2019
Học viên

Chung Tuấn Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và

kết quả nghiên cứu trong luận văn, các thông tin trích dẫn là trung thực
và được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 04 năm 2019
TÁC GIẢ

Chung Tuấn Anh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

QLDA

Quản lý dự án

T. P

Thành phố


NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

QCXD

Quy chuẩn xây dựng

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt
Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
Bảng 1.1 Hiện trạng dân số theo độ tuổi lao động( Nguồn: Số

9


liệu do địa phương và Viên QHXD Hà Nội lập tháng
7/2013)
Bảng 2.1 Quy định các loại đường trong đô thị

33

Bảng 2.2 Khu vực bảo vệ nguồn nước cấp cho đô thị

37

Bảng 2.3 Độ sâu chôn ống cấp nước

39

Bảng 2.4 Khoảng cách ống cấp nước tới công trình và đường

40

ống khác
Bảng 3.1 Khoảng cách ống cấp nước đến các đường ống và công
trình khác

83


3

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình


Tên hình

Trang

Hình 1.1

Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm đến năm 2020

6

Hình 1.2

Mô hình thu gom vận chuyển và xử lý rác thải

21

Hình 1.3

Cơ cấu tổ chức của phòng QLĐT quận Bắc Từ
Liêm
Mô hình quản lý khai thác sử dụng hệ thống đường

22

Hình 1.4

23

trên địa bàn các phường nằm trong phân khu đô thị
H2-1 thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Hình 2.1

Một nhà máy xử lý nước thải tại Hàn Quốc

56

[Wikipedia]
Hình 2.2

Thùng rác công cộng ở Nhật [Elmimmo]

62

Hình 2.3

Rác được phân loại cẩn thận trước khi đem

63

đổ[Timothy Takemoto]
Hình 2.4

Bên trong một nhà máy đốt rác bằng phương pháp

64

tầng sôi[Gea.com]
Hình 2.5

Chai lọ PET đựng nước ngọt rất phổ biến ở


65

Nhật[Wordpress]
Hình 2.6

Sân bay quốc tế Kansai xây trên đảo nhân tạo bồi lấp từ

65

rác[Wikipedia]
Hình 2.7

Phân loại rác ở Đan Mạch. [Wikipedia]

66

Hình 2.8

Quy hoạch chung thoát nước, thành phố Nha Trang

69

[Wikipedia].
Hình 2.9

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Đà Nẵng từng
bước hoàn thiện khá đồng bộ nhưng vẫn tồn tại nhiều

71



4

thách thức.[Wikipedia]
Hình 2.10

Giao thông đô thị tại Đà Nẵng [Wikipedia].

73

Hình 3.1

Đề xuất một số mặt cắt ngang đường nội bộ trong khu ở.

81

Hình 3.2

Mặt cắt ngang điển hình bố trí đường ống cấp nước
và thoát nước dưới lòng đường

82

H ình 3.3

Mô hình tổ chức quản lý ban giám sát HTKT.

96


Hình 3.4

Hình 3.5

Mô hình tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ
thống HTKT phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận
Bắc Từ Liêm.
Mô hình tổ chức QL hệ thống HTKT phân khu đô thị
H2-1

103

105


1

MỞ ĐẦU
. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian qua, tốc độ phát triển đô thị hoá ở Thành phố Hà Nội
nói chung và khu vực quận Bắc Từ Liêm nói riêng diễn ra rất nhanh, các khu
đô thị mới, khu cây xanh công viên, thể thao, trung tâm công cộng lớn... đang
dần dần được hình thành theo quy hoạch tổng thể. Hệ thống giao thông khu
vực cũng đang được đầu tư xây dựng đặc biệt là đường vành đai. Phân khu đô
thị H2-1 là một trong các dự án phát triển đô thị nhằm cụ thể hoá một phần
quy hoạch quận Bắc Từ Liêm.
Phân khu đô thị mới H2-1 nằm tiếp giáp với các khu vực có tốc độ đô
thị hoá cao của Thành phố Hà Nội. Có thể nói đây là khu vực có giá trị sử
dụng đất cao, thuận lợi phát triển đô thị,
Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 phân khu đô thị mới H2-1 đã

được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt theo quyết định số 6632/QĐUBND ngày 02/12/2015.
Việc quy hoạch phân khu đô thị này nhằm các mục đích sau:
- Nâng cao tính đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và công trình kiến trúc khu
vực, hình thành khu đô thị mới khang trang, hiện đại để cải thiện và nâng cao
điều kiện, môi trường sống của người dân trong khu vực đô thị mới đồng thời
hỗ trợ một phần cho các khu dân cư lân cận.
- Khai thác triệt để và sử dụng quỹ đất hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về
công trình công cộng, công trình xã hội, cây xanh mặt nước và nhà ở cho
người dân, nâng cao hiệu quả đầu tư cho dự án.
- Tăng hiệu quả đầu tư sử dụng đất, nâng cao tính khả thi và hoàn chỉnh
đồng bộ chức năng đô thị.
- Bổ sung, cập nhật các dự án có liên quan.


2

Quy hoạch phát triển không gian chỉ được thực hiện hiệu quả khi hạ
tầng kỹ thuật (HTKT) được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước. Việc phê
duyệt quy hoạch phân khu đô thị H2-1 có ảnh hưởng lớn đến hệ thống hạ tầng
kỹ thuật (HTHTKT) của khu đô thị. Do đó việc nghiên cứu tìm ra các giải
pháp quản lý HTHTKT khu đô thị đáp ứng hài hoà với các mục tiêu điều
chỉnh quy hoạch là rất cần thiết.
HTHTKT khu đô thị bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,
cung cấp năng lượng chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất
thải và các công trình khác.
Quản lý HTHTKT đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ quy hoạch
phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu
sửa cữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thấp số liệu để thống kê, đánh giá
kết quả hoạt động của HTHTKT đô thị.
Trong quản lý HTHTKT, sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng.

Đó là một quá trình mà cả chính quyền và cộng đồng cùng có trách nhiệm cụ
thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người.
Mục tiêu của sự tham gia của cộng đồng nhằm xây dựng năng lực ý thức, vị
thế cho đông đảo người dân để duy trì tốt việc quản lý, khai thác sử dụng các
công trình HTKT sau khi bàn giao.
Để góp phần cho việc quản lý HTHTKT đô thị tốt hơn, tác giả lựa chọn
đề tài luận văn tốt nghiệp là “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật phân khu đô
thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội”.
. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành
phố Hà Nội.
. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu: Ha tầng kỹ thuật gồm giao thông, cấp thoát
nước, thu gom và vận chuyển rác thải tại phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới;
- Phương pháp chuyên gia.
. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dược đề

xuất trên cơ sở đánh giá hiện trạng, nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn,
có thể làm cơ sở cho quản lý hiệu quả hệ thống giao thông, cấp thoát nước,
thu gom và vận chuyển rác thải của Phân khu đô thị H2-1 trên dịa bàn Quận
Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, và có thể sử dụng trong nghiên cứu khoa học và
đào tạo chuyên ngành cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp được hoàn thiện sẽ giúp cho chính
quyền Phân khu đô thị H2-1 và đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật được hiệu quả,
góp phần xây dựng một Phân khu thân thiện, hài hòa với thiên nhiên và môi
trường, đem lại cho cư dân cuộc sống tốt hơn.
. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:


4

- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
(giao thông. cấp thoát nước và quản lý CTR) phân khu đô thị H2-1 trên địa
bàn quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố
Hà Nội.
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp thoát nước. Quản lý CTR) phân khu đô thị
H2-1 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông
qua năm 2014, hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình giao thông, thông
tin liên lạc, cung cấp năng lượng cấp nước, chiếu sáng công cộng, cấp nước,

thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.
- Hệ thống cấp nước:
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-1-2016/BXD “Các công
trình hạ tầng kỹ thuật – công trình cấp nước”: Hệ thống cấp nước là tập hợp
các công trình khai thác, xử lý nước, điều hòa, vận chuyển và phân phối nước
tới các đối tượng dùng nước.
- Hệ thống thoát nước:
Theo tiêu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-1-2016/BXD “Các
công trình hạ tầng kỹ thuật – công trình thoát nước: Hệ thống thoát nước là
một tổ hợp các thiết bị, công trình kỹ thuật, mạng lưới thu gom nước thải từ
nơi phát sinh ñến các công trình xử lý và xả nước thải ra nguồn tiếp nhận.
- Quản lý chất thải rắn:


5

Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về “Quản lý chất
thải rắn” định nghĩa Quản lý chất thải rắn: là hoạt động quản lý chất thải rắn
bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý
chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác
động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
- Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị
Theo từ điển tiếng Việt “Cộng đồng là toàn thể những người sống thành
một xã hội nói chung có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối”.
Sự tham gia của cộng đồng: là tìm và huy động các nguồn lực của cộng
đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu
quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.



6

NỘI DUNG
Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT (GIAO THÔNG. CẤP THOÁT NƯỚC VÀ QUẢN
LÝ CTR) PHÂN KHU ĐÔ THỊ H2-1 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ
LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Giới thiệu chung về phân khu đô thị H2-1 trên địa bàn quận Bắc
Từ Liêm thành phố Hà Nội [39]
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên của quận Bắc Từ Liêm
* Đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, dân cư
Quận Bắc Từ Liêm phía Đông giáp quận Tây Hồ, phía Đông Nam giáp
quận Cầu Giấy, phía Tây giáp Quận Đan Phượng và Quận Bắc Từ Liêm, phía
Nam giáp quận Nam Từ Liêm và phía Bắc giáp Quận Đông Anh.
Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số năm
2017 là 333.300 người.

Hình 1.1 Quy hoạch quận Bắc Từ Liêm đến năm 2020
[39]


7

Địa hình của quận thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, với hệ thống sông
Nhuệ và sông Pheo, sông Hồng bao bọc phía Bắc. Được thành lập trên cơ sở
tách ra từ Quận Từ Liêm vào năm 2014, dù gặp không ít khó khăn song với
truyền thống đoàn kết, quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
quận Bắc Từ Liêm đã giành được nhiều kết quả trong công tác phát triển kinh
tế - xã hội. Một trong những kết quả nổi bật thời gian qua là diện mạo đô thị

hiện đại của một quận ven đô đang từng bước được hình thành. Một số khu đô
thị thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm như: Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra Hà Nội, Khu đô thị Tây Hồ Tây, Khu Ngoại giao đoàn Xuân Đỉnh,
Khu đô thị Thành phố Giao Lưuv.v...
Trên địa bàn có các tuyến đường quan trọng chạy qua:Tuyến đường 32,
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2 (Nội Bài Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc
Thăng Long), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh Dương Xá), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến
Trôi - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công; tuyến số 2 đoạn Nam Thăng
Long - Trần Hưng Đạo (một phần của tuyến Nội Bài - Thượng Đình) hiện
đang được đầu tư xây dựng.
*Hành chính:
Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQCP[1] ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh toàn
bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu,
Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30
ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện
tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn thuộc Quận Từ
Liêm cũ. Đồng thời, thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm như sau:


8

- Thành lập phường Thượng Cát trên cơ sở toàn bộ 388,90 ha diện tích
tự nhiên và 10.000 nhân khẩu của xã Thượng Cát.
- Thành lập phường Liên Mạc trên cơ sở toàn bộ 598,70 ha diện tích tự
nhiên và 12.966 nhân khẩu của xã Liên Mạc.
- Thành lập phường Thụy Phương trên cơ sở toàn bộ 287,59 ha diện
tích tự nhiên và 13.753 nhân khẩu của xã Thụy Phương.
- Thành lập phường Minh Khai trên cơ sở toàn bộ 485,91 ha diện tích
tự nhiên và 36.709 nhân khẩu của xã Minh Khai.
- Thành lập phường Tây Tựu trên cơ sở toàn bộ 530,18 ha diện tích tự
nhiên và 26.970 nhân khẩu của xã Tây Tựu; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596

nhân khẩu của xã Xuân Phương. Phường Tây Tựu có 539,48 ha diện tích tự
nhiên và 27.566 nhân khẩu.
- Thành lập phường Đông Ngạc trên cơ sở 241 ha diện tích tự nhiên và
23.922 nhân khẩu của xã Đông Ngạc.
- Thành lập phường Đức Thắng trên cơ sở 120 ha diện tích tự nhiên và
19.923 nhân khẩu còn lại của xã Đông Ngạc.
- Thành lập phường Xuân Đỉnh trên cơ sở 352,20 ha diện tích tự nhiên
và 33.659 nhân khẩu của xã Xuân Đỉnh.
- Thành lập phường Xuân Tảo trên cơ sở 226,30 ha diện tích tự nhiên
và 12.622 nhân khẩu còn lại của xã Xuân Đỉnh.
- Thành lập phường Cổ Nhuế 1 trên cơ sở 217,70 ha và 33.346 nhân
khẩu của xã Cổ Nhuế; 3,30 ha diện tích tự nhiên và 372 nhân khẩu của thị
trấn Cầu Diễn. Phường Cổ Nhuế 1 có 221 ha diện tích tự nhiên và 33.718
nhân khẩu.
- Thành lập phường Cổ Nhuế 2 trên cơ sở 403,43 ha và 44.488 nhân
khẩu còn lại của xã Cổ Nhuế; 1,60 ha diện tích tự nhiên và 292 nhân khẩu của


9

thị trấn Cầu Diễn. Phường Cổ Nhuế 2 có 405,03 ha diện tích tự nhiên và
44.780 nhân khẩu.
- Thành lập phường Phúc Diễn trên cơ sở 209,03 ha và 21.820 nhân
khẩu của xã Phú Diễn; 8 ha và 1.914 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (phía
Nam quốc lộ 32 và phía Tây Sông Nhuệ). Phường Phúc Diễn có 217,03 ha
diện tích tự nhiên và 23.734 nhân khẩu.
- Thành lập phường Phú Diễn trên cơ sở 189,62 ha và 19.514 nhân
khẩu còn lại của xã Phú Diễn; 62,58 ha và 7.548 nhân khẩu của thị trấn Cầu
Diễn (phía Bắc quốc lộ 32). Phường Phú Diễn có 252,20 ha diện tích tự nhiên
và 27.062 nhân khẩu.

Bảng 1.1 Hiện trạng dân số theo độ tuổi lao động [39]
Diễn tích

TT
Đơn vị

LX

NO

(ha)

(ha)

Số hộ
Hộ

Số người
≤ 18T

18T

≥ 6T Dan số Dân số

Tổng

(Tuổi)

đến


LX

cộng

NO

60T

1

QUẬN BẮC TỪ LIÊM 306,54 76,94 22,581 22,203 56,087 10,879 67,880 21,289 89,169

1.1

Phường Thuy Phương

1.2

Phường Đông Ngạc

1.3

Phường Đức Thắng

1.4

Phường Xuân Đỉnh

1.5


Phường Xuan Tạo

1.6

Phường Cổ Nhuế 1

1.7

Phường Cổ Nhuế 2

1.8

Phường Phú Diễn

31,40 0,41 1.811 1.254

3.167

614

4.940

95

5.035

49,42

2.776 2.577


6.610

1.203

9.504

845

10.349

18,10 11,02 1.581 1.475

3.727

723

3.428

2.497

5.926

73.71 32,08 5956

6943

17.539

3402


18.354

9530

27.8854

17,28 8,25

1426

1594

4027

781

4.408

1994

6402

35,25 10,13 3588

2852

7204

1397


8314

3139

11453

67,48 3,70

4143

4089

10330

2004

15171

1252

16423

13,84 7,78

1300

1418

3584


695

3761

1937

5698

3,51

1.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
. Về thực trạng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế


10

Cùng với việc phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội, trong
năm qua kinh tế của Quận đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những
thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng được nâng cao, hệ
thống giao thông, thủy lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn
hóa...được củng cố và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
không ngừng được cải tiến.
Tình hình kinh tế trên địa bàn Quận nhìn chung giữ ổn định và hòa
thành kế hoạch đề ra: giá trị sản xuất các ngành kinh tế vẫn đạt được mức
tăng so với năm trước. Tổng giá trị sản xuất chung của các ngành năm 2017
ước đạt 15.132 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm.
Cơ cấu công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng; 73,6%; Thương mại dịch vụ
22%; Nông nghiệp: 4,4%.
. Về thực trang phát triển các khu vực kinh tế:

Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng:
Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ước đạt 11.343 tỷ đồng tăng
14% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm. Trong đó, giá trị sản xuất
ngành công nghiệp ước đạt 7.094 tỷ đồng , tăng 13% so với cùng kỳ . Giá trị
sản xuất hoạt động xây dựng ước đạt 4.249 tỷ đồng tăng 16% so với cùng kỳ.
Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ
Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ; ước đạt 3.050 tỷ đồng, tăng 19,2%
so với cùng kỳ, đạt 101,2% kế hoạch năm.
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Về sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trông cây
hàng năm 2017: 1.833 ha, giảm 61 ha so với cùng kỳ. Diện tích giảm chủ yếu
do chuyển mục đích sử dụng thu hồi vào các dự án và một số diện tích đất kẹt
không sản xuất được.


11

Ước tính năng suất một số loại cây trồng chính năm 2015: Năng suất
lúa đạt 54 tạ/ha, bằng 109,9% so với cùng kỳ; Năng suất rau đạt 226 tạ/ha,
bằng 97% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 739 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng
kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất nông nghiệp đạt 674 triệu đồng đạt
100% kế hoạch.
Về chăn nuôi: Tại thời điểm 1/10/2016 toàn Quận, tổng đàn lợn có
4.285 con, bằng 77,2% so với cùng kỳ; tổng đàn trâu, bò có 101 con, tăng
42,5%; tổng đàn gia cầm có 19,7 nghìn con, bằng 75,6%. Công tác kiểm tra,
phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được các ngành chức năng
duy trì thường xuyên. Tổ chức thực hiện tiêm phòng, phun thuốc khử trùng
phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm có hiệu quả, không để dịch bệnh
xảy ra trên địa bàn.

.Về thực trạng xã hội:
Công tác thông tin, tuyên truyền, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao
Công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động được triển khai rộng khắp,
tạo không khí phấn khởi trong nhân dân, góp phần tích cực vào hoàn thành
nhiệm vụ chính trị của Quận. Các hoạt động phục vụ các ngày lễ, sự kiện lớn
của đất nước, Thủ đô và các Quận như: Ngày thành lập Quận (01/4), Ngày
giải phóng miền Nam (30/4), Quốc tế Lao Động (01/5), ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí Minh (19/5), Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5), Quốc khánh
(2/9), Giải phóng Thủ đô (10/10)...được tổ chức trang trọng. Đặc biệt, Quận
đã làm tốt, công tác thông tin, tuyên truyển “Năm trật tự văn minh đô thị
2017”; tuyên truyển trước, trong, sau ngày bầu cử bổ sung đại biểu HĐND
quận, Phường .


12

Tiếp tục cuộc vận động “ Toàn dân luyện thể thao theo tấm gương Bác
Hồ vĩ đại”. Số người thường xuyên luyện thể thao tại cơ sở ước đạt 38%, đạt
100% kế hoạch năm. Quận đã tham gia và giành được 175 huy chương các
loại cấp Thành phố, cấp quốc gia (Trong đó: 58 huy chương vàng; 56 huy
chương bạc. 61 huy chương đồng).
Công tác xây dựng đời sống văn hóa , lễ hội, di tích, văn hóa, du lịch:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyển xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện
tốt nếp sống văn minh trong tiệc cưới, tang lễ. Kết quả: tỷ lệ hộ gia đình được
công nhận gia đình văn hóa so với tổng số hộ: 88,2%, đạt 101% kế hoạch.
. Công tác giáo dục đào tạo:
Tiếp tục triển khai Luật và chiến lược phát triển giáo dục, Nghị quyết
hội nghị trung ương 8 Khóa XI về giáo dục – đào tạo. Tiếp tục đổi mới
phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là phổ cập giáo dục tiểu

học, THCS. Tổng số trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn Quận là
49 trường, cán bộ giáo viên đạt 100% chuẩn. Tổng kết năm học 2017-2018
Quận đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đạt 100%; tỷ lệ
xét tốt nghiệp THCS đạt 100%; tỷ lệ thi nghề THCS đạt 100%. Quận có 31/38
trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt 81% (vượt 26% so với chỉ tiêu của
thành phố). Năm 2018 số trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên 2 trường, đưa
tổng số trường công lập đạt chuẩn quốc gia của quận tăng lên 33/38 trường,
đạt tỷ lệ 84,2% so với trường công lập, đạt 200% kế hoạch. Tỷ lệ đối tượng
trong độ tuổi hoàn thành phổ cập THPT và tương đương đạt 99,6%, đạt 100%
kế hoạch.
. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Triển khai thực hiện
tốt công tác vệ sinh môi trường, công tác giám sát dịch, không để xảy ra dịch


13

bệnh lớn, 100% các phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và duy trì
tiêu chí quốc gia về y tế năm 2015. Duy trì tỷ lệ phường đạt chuẩn Quốc gia
về y tế, đạt 76,9% (10/13) phường.
. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình:
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống
suy dinh dưỡng trẻ em tiếp tục được đẩy mạnh: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động
truyền thông công tác DS-KHHGD nhằm tạo phong trào “ Toàn dân tự
nguyện thực hiện các chính sách về dân số - KHHGD”. Năm 2018 tổng số
sinh trên địa bàn là 4.125 trẻ. Tỷ suất sinh thô: 13,06%, đạt 100% kế hoạch.
Tỷ lệ sinh con thứ 3: 3,81%, đạt 100% kế hoạch. Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi
suy dinh dưỡng: 0,4%, đạt 100% kế hoạch.
. Công tác an sinh xã hội:

Tập trung thực hiện tốt công tác lao động, việc làm: Công tác đào tạo
nghề được quan tâm. Quận đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại các phường
trên địa bàn về công tác đào tạo nghề cho lao động với gần 1.200 người tham
gia. Mở 13 lớp dạy nghề trình độ sơ cấp cho 454 lao động tại các phường.
Năm 2018, số lao động được hỗ trợ tạo việc làm là 5.000 người, đạt 100% kế
hoạch thành phố giao.
Thực hiện tốt chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã
hội, người khuyết tật, người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể”
+ Tổ chức tốt Lễ phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “
Mẹ Việt Nam anh hùng” cho 25 mẹ đảm bảo đúng quy định; tổ chức 6 đoàn
thăm, tặng quà cho 13 chiến sỹ tiêu bireeur trực tiếp tham gia chiến dục Điện
Biên Phủ; tổ chức đưa 149 người có công đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe
đạt 100% kế hoạch; phối hợp với các phường tặng quà nhân dịp kỷ niệm ngày
thường binh liệt sỹ 27/7; hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho 20 gia đình; tặng sổ
tiết kiệm cho 13 người có công; tặng 85 suất quà Thành phố nhân kỷ niệm


×