Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn tây đằng huyện ba vì thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 114 trang )

NGUYỄN HOÀNG HUY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀNG HUY

KHÓA: 2017 – 219

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THỊ TRẤN TÂY ĐẰNG
HUYỆN BA VÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN HOÀNG HUY


KHÓA: 2017-2019

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THỊ TRẤN TÂY ĐẰNG
HUYỆN BA VÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý kỹ thuật và công trình
Mã số

: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS ĐOÀN THU HÀ

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS TRẦN THANH SƠN

Hà Nội - 2019


1

LỜI CẢM ƠN
Tác giả Luận văn xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội và xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giáo viên
nhà trường đã truyền đạt cho tôi kiến thức, kinh nghiệm và ủng hộ tôi học tập, hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan mà tác giả có
điều kiện gặp gỡ, khảo sát và thu thập các thông tin vô cùng quý báu để tác giả có
thể hoàn thành Luận văn này.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học PGS. TS Đoàn
Thu Hà đã luôn tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể các giáo sư, tiến sĩ cùng toàn thể các thầy cô
giáo của khoa Sau đại học, cũng như của Trường đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt
nghiệp tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận văn

Nguyễn Hoàng Huy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Huy


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1

* Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT TẠI THỊ TRẤN TÂY ĐẰNG – HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ
HÀ NỘI. ........................................................................................................................ 6
1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội .. 6
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên: ................................................................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ....................................................................................... 9
1.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì –
Thành phố Hà Nội. .....................................................................................................16
1.2.1. Hiện trạng về Giao thông:..................................................................................16
1.2.2. Hiện trạng nền: ...................................................................................................17
1.2.3. Hiện trạng thoát nước mưa: ...............................................................................18
1.2.4. Hiện trạng cấp nước: ..........................................................................................19
1.2.5. Hiện trạng cấp điện: ...........................................................................................19


1.2.6. Hiện trạng thông tin liên lạc:..............................................................................19
1.2.7. Hiện trạng thoát nước thải, nước mưa, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:.19
1.2.8. Đánh giá chung :.................................................................................................19
1.3. Thực trạng quản lý về hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Tây Đằng –
Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội...........................................................................23
1.3.1. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Tây Đằng –
Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội. .............................................................................23
1.3.2. Thực trạng bộ máy và cơ cấu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Tây
Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội.................................................................30

1.3.3. Thực trạng công tác quản lý nguồn vốn đầu tư và khai thác sử dụng hạ tầng
kỹ thuật thị trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội..............................34
1.3.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị
trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội..................................................39
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN TÂY ĐẰNG, HUYỆN BA VÌ, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ..............................................................................................................42
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị .....................42
2.1.1 Đặc điểm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ........................................................42
2.1.2 Vai trò hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị .............................................................43
2.1.3 Các yêu cầu cơ bản trong quản lý hệ thống HTKT đô thị ................................44
2.1.4 Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật đô thị ..................................................................................................57
2.2. Căn cứ pháp lý trong quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn Tây Đằng ............ 62
2.2.1. Các văn bản pháp luật hướng dẫn Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị do nhà
nước ban hành ...............................................................................................................62
2.2.2. Các văn bản của huyện Ba Vì và thị trấn Tây Đằng về quản lý HTKT các khu
dân cư đô thị trên địa bàn tỉnh......................................................................................64


2.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn Tây
Đằng:.............................................................................................................................64
2.3.1 Sự tham gia của cộng đồng:................................................................................64
2.3.2. Các giai đoạn tham gia của cộng đồng: ............................................................68
2.4. Một số kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý HTKT đô thị ............. 69
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý HTKT của các nước trên thế giới .................................69
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý HTKT trong nước: .........................................................72
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN TÂY
ĐẰNG – HUYỆN BA VÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................76

3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật để nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị
trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội. ........................................... 76
3.1.1. Đề xuất giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật liên khu thị trấn và hạ tầng kỹ
thuật nội bộ trong khu ở. ..............................................................................................76
3.1.2. Đề xuất giải pháp lắp đặt hào kỹ thuật trên các tuyến phố chính của thị trấn:82
3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn thị trấn
Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội..................................................... 83
3.2.1. Quản lý xây dựng các công trình tuân thủ đồ án quy hoạch xây dựng...........83
3.2.2. Đề xuất bổ sung, sửa đổi về cơ chế chính sách quản lý hạ tầng kỹ thuật thị
trấn Tây Đằng: ..............................................................................................................87
3.2.3. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý hệ thống HTKT trên địa bàn thị trấn Tây
Đằng: .............................................................................................................................89
3.3. Đề xuất giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố
Hà Nội. .........................................................................................................................92
3.3.1. Đề xuất các giai đoạn tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ thuật
trên địa bàn thị trấn. ......................................................................................................92


3.3.2. Đề xuất một số quy định pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong quản
lý HTKT đô thị: ............................................................................................................93
3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý hiệu quả hệ thống HTKT trên
địa bàn thị trấn:..............................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết Luận ........................................................................................................................ 98
Kiến nghị ....................................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BCN

Bộ Công nghiệp

BXD

Bộ Xây dựng

CP

Chính phủ

ĐT

Đường tỉnh

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX


Hợp tác xã

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật



Nghị định

NXB

Nhà xuất bản

QCXD

Quy chuẩn xây dựng

QCXD

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QH

Quy hoạch


QL

Quốc lộ

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng
Biểu đồ 1.1.
Biểu đồ 1.2.

Tên bảng
Biểu đồ dân số thị trấn Tây Đằng từ năm
2001 đến 2012
Biểu đồ hiện trạng cơ cấu lao động năm
2013

Trang
10
11

Bảng 1.1.

Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất

13

Bảng 1.2.

Đánh giá khai thác đất xây dựng

20


Bảng 1.3.

Tiêu chuẩn dung nước sinh hoạt

32

Bảng 2.1.

Thống kê chỉ tiêu các loại đường

45

Bảng 2.2.

Quy định về đặt đường cáp điện ngầm

48

Bảng 2.3.

Quy định về khoảng cách đến các bộ phận
mang điện gần nhất của trạm điện

49

Bảng 2.4.

Vận tốc nhỏ nhất trong ống, cống, kênh
mương thoát nước thải, nước mưa


51

Bảng 2.5.

Vận tốc nhỏ nhất trong ống dẫn bùn

52

Bảng 2.6.

Vận tốc dòng chảy lớn nhất cho phép

52

Bảng 2.7.

Khoảng cách giữa các giếng thăm

54

Bảng 2.8.

Độ tin cậy của trạm bơm và trạm cấp khí

56


9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ , ĐỒ THỊ, ẢNH

Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng thị trấn Tây
Đằng

7

Hình 1.2.

Đình Tây Đằng

15

Sơ đồ 1.1.

Cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật của thị
trấn Tây Đằng

30

Hình 1.3.
Hình 1.4.

Quy hoạch chợ trung tâm thị trấn và khu nhà ở

quanh chợ
Huyện Ba vì sẽ có tuyến đường mới chạy qua thị
trấn Tây Đằng

37
37

Sơ đồ 2.1.

Quản lý theo cơ cấu trực tuyến

60

Sơ đồ 2.2.

Quản lý theo cơ cấu trực tuyến -chức năng

61

Sơ đồ 2.3.

Quản lý theo cơ cấu trực tuyến – chức năng

61

Hình 2.1.

Một góc singapo

70


Hình 2.2.

Một góc Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

74

Hình 3.1.

Đề xuất mặt cắt ngang đường phố chính liên khu
phố

78

Hình 3.2.

Đề xuất mặt cắt ngang đường nội bộ tiểu khu
nhà ở trong thị trấn

80

Hình 3.3.

Đề xuất đường ống thoát nước ở 1 bên đường
với các tuyến đường có chiều rộng phần xe chạy
nhỏ hơn 10m.

82



Hình 3.4.

Đề xuất đặt đường ống thoát nước ở hai bên
đường với các tuyến đường có chiều rộng phần
xe chạy lớn hơn 10m.

82

Hình 3.5.

Đề xuất bố trí đường ống, cáp trong hào kỹ thuật
trên tuyến phố chính liên khu

84

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ mô hình quản lý xây dựng theo quy hoạch
trên địa bàn thị trấn

85

Sơ đồ 3.2.

Sơ đồ các hạng mục công trình HTKT trên địa
bàn thị trấn được quản lý xây dựng

86

Sơ đồ 3.3.


Sơ đồ quản lý HTKT trên địa bàn thị trấn

92

Sơ đồ 3.4.
Sơ đồ 3.5.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng giám sát và quản lý
hạ tầng kỹ thuật

92
92


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thị trấn Tây Đằng nằm phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, có phía Đông Bắc giáp
tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp xã Vật Lại, phía Đông giáp xã Chu Minh, phía Nam
giáp xã Tiền Phong và xã Thụy An.
Thị trấn Tây Đằng có chức năng là: Trung tâm công cộng cấp huyện bao gồm:
trung tâm thương mại, dịch vụ, y tế, du lịch, văn hóa...; Hệ thống trung tâm cấp thị
trấn; Các khu nhà ở đô thị, nhà ở sinh thái, làng xóm truyền thống; Các chức năng
đô thị khác: cơ quan văn phòng, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật… Không phát
triển các khu công nghiệp tập trung trong thị trấn.
Ngày 24 tháng 10 năm 2012, UBND Hà Nội ban hành Quyết định 4829/QĐUBND phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung 1/5000 Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba

Vì.
Ngày 16 tháng 10 năm 2014, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số
5340/QĐ-UBND, phê duyệt Quy hoạch chung thị trấn Tây Đằng (Ba Vì), tỷ lệ
1/5000.
Việc quy hoạch này nhằm các mục đích sau:
- Cụ thể hóa các định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và phát
triển đô thị.
- Phát triển không gian đô thị trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hiện trạng,
tiềm năng phát triển đô thị đảm bảo đô thị phát triển bền vững, năng động,
hiệu quả và hướng tới các mục tiêu phát triển đô thị chiến lược.
- Định hướng phát triển không gian đô thị phù hợp với Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Vì nói chung và thị trấn Tây Đằng nói
riêng.
- Xác định khung kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.


2

- Quy hoạch xây dựng mới gắn với việc cải tạo nâng cấp các khu vực hiện
có, khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc nâng cao điều kiện môi
trường sống, cảnh quan chung. Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử
của đô thị; Bảo vệ môi trường thiên nhiên; Kiểm soát và hướng dẫn quản lý
cảnh quan kiến trúc đô thị.
- Sử dụng hợp lý quỹ đất xây dựng, tạo lập môi trường sống văn minh,
hiện đại phù hợp với truyền thống, văn hóa dân tộc.
- Làm cơ sở tổ chức lập các quy hoạch chi tiết; Đề xuất danh mục các dự
án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện; Kiểm soát phát triển và quản lý đô
thị.
Quy hoạch phát triển không gian chỉ được thực hiện hiệu quả khi hạ tầng

kỹ thuật được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước. Việc quy hoạch thị trấn
Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội có ảnh hưởng lớn đến hệ thống hạ
tầng kỹ thuật của khu đô thị.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị bao gồm hệ thống giao thông, thông
tin liên lạc, cung cấp năng lượng chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước,
xử lý chất thải và các công trình khác.
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị có nội dung rộng lớn bao quát từ
quy hoạch phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận
hành, duy tu sửa cữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thấp số liệu để thống
kê, đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, sự tham gia của cộng đồng là rất
quan trọng. Đó là một quá trình mà cả chính quyền và cộng đồng cùng có
trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ đô thị cho tất
cả mọi người. Mục tiêu của sự tham gia của cộng đồng nhằm xây dựng năng
lực ý thức, vị thế cho đông đảo người dân để duy trì tốt việc quản lý, khai thác
sử dụng các công trình hệ thống hạ tầng kỹ thuật sau khi bàn giao.


3

Do vậy, công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật là vấn đề hết sức nóng bỏng, khiến
nhiều nhà quản lý, nhà chuyên môn đang phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
quản lý đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và hiệu quả.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn
Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội." là thực sự cần thiết nhằm góp
phần hoàn thiện công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho thị trấn Tây Đằng
hiện tại và trong tương lai.
* Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Tây Đằng
– Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội.

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì
– Thành phố Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cụ thể là: Hệ
thống giao thông; hệ thống cấp thoát nước.
- Phạm vi nghiên cứu: thị trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội
Diện tích nghiên cứu 1.217,47ha
- Tổng dân số toàn thị trấn Tây Đằng dự báo đến năm 2030 khoảng
18.000 người, cụ thể:
+ Đến năm 2020: khoảng 16.800 người, trong đó:
Dân số khu vực phát triển đô thị: khoảng 12.800 người.
Dân số khu vực ngoài phạm vi phát triển đô thị: khoảng 4.000 người.
+ Đến năm 2030 khoảng 18.000 người, trong đó:
Dân số khu vực phát triển đô thị: khoảng 14.000 người.
Dân số khu vực ngoài phạm vi phát triển đô thị: khoảng 4.000 người.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2018, tầm nhìn đến năm 2030.


4

* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật; đề xuất mô hình quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đề
xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm quản lý

hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội
được hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật thị trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội giúp cho chính quyền
địa phương cũng như đơn vị chủ đầu tư khu đô thị có thêm cơ sở khoa học để
quản lý hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; góp phần xây dựng một khu
đô thị mới thân thiện, hài hòa với thiên nhiên và môi trường, hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực, đem lại cho cư
dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc
sống của dân cư khu vực lân cận.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan quản lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn
Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật thị trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội.


5

- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Tây Đằng – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội.


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT TẠI THỊ TRẤN TÂY ĐẰNG – HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ

HÀ NỘI.
1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên:
a) Vị trí địa lý:
Thị trấn Tây Đằng nằm phía Bắc huyện Ba Vì, trên Quốc lộ 32 cách Trung Hà
9km, cách thị xã Sơn Tây 10km. Với hai tuyến đường Quốc lộ 32 và Tỉnh lộ 412 đi
qua địa bàn nên các hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, du lịch, tiếp cận nhanh
với những thông tin kinh tế - kỹ thuật phát triển tương đối tốt.
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Phía Tây giáp xã Vật Lại, Đồng Thái, Phú Châu.
+ Phía Đông giáp xã Chu Minh.
+ Phía Nam giáp xã Tiên Phong và xã Thụy An.
Thị trấn Tây Đằng có 14 thôn, bao gồm: Thôn Đông, Nam, Đoài, Bắc, Hưng
Đạo, Cao Nhang, Vân Trai, Lai Bồ, Vân Hồng, Chợ Chàng, Đài Hoa, Phú Mỹ, Cửa
Đình và Cầu Bã.


7

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng thị trấn Tây Đằng [32]

b) Đặc điểm khí hậu, thời tiết:
a) Chế độ khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu của Đồng bằng Bắc bộ chịu ảnh hưởng bởi khí hậu
nhiệt đới gió mùa.
b) Nhiệt độ:
Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 200C,
tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 30C. Từ tháng 04 đến tháng 10 nhiệt độ trung
bình đều cao, trên 230C, tháng 6 và 7 có nhiệt độ cao nhất là 350C đến 390C.
Lượng mưa: Trung bình đạt 1628 mm/năm, chia thành 2 mùa rõ rệt.



8

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, với tổng lượng mưa
là 1.478 mm, chiếm khoảng 91% lượng mưa cả năm.
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với tổng lượng mưa
184 mm, chiếm khoảng 9% lượng mưa cả năm.
c) Độ ẩm:
- Độ ẩm không khí trung bình từ 85% đến 87%.
- Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất 81 - 82 % vào các tháng 11 và tháng
12.
- Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất 89 % vào tháng 3 và tháng 4.
d) Gió:
- Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Đông Nam.
- Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh. Tốc độ gió trung bình 3,5 m/s
- Mùa hạ hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Nam.
e) Nắng:
- Số giờ nắng: số giờ nắng bình quân là 1.680,7 giờ/năm. Các tháng 1, 2, 3 có
số bình quân giờ nắng dưới 100 giờ/tháng. Các tháng còn lại đều có số giờ nắng
trên 120 giờ/tháng, đặc biệt tháng 4 và tháng 7 số giờ nắng đạt trên 150 giờ/tháng.
f) Bão lụt:
- Phía Đông Bắc thị trấn có sông Hồng, hành năm mùa mưa lũ vẫn thường
xuyên làm sói nở đất ven sông, gây ra tình trạng mất đất canh tác, một số hộ dân
ven sông phải di dời nhà cửa.
- Phía Tây Nam có sông Tích đi qua, đây là nguồn nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp ở mùa khô. Tuy nhiên sang mùa mưa, lũ vẫn thường xuyên xảy ra
ngập úng cục bộ, làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và giảm khả
năng thâm canh tăng vụ.
 Nhận xét:



9

Nhìn chung, khí hậu thị trấn Tây Đằng có những biến động thất thường đi kèm
các hiện tượng gây ảnh hưởng bất lợi cho đời sống và sản xuất. Vào mùa mưa chịu
ảnh hưởng của những đợt mưa lớn, dài ngày gây ngập, úng; đầu mùa hè thường
chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ không khí có khi lên tới trên
380C. Mùa đông, có những đợt gió mùa Đông Bắc về nhanh nhiệt độ thường giảm
đột ngột gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và sản xuất nông nghiệp.
c) Đặc điểm địa hình:
Địa hình thị trấn Tây Đằng được chia thành 3 phần rõ rệt:
- Khu vực ven sông Hồng, bãi giữa, đất tốt, địa hình tương đối bằng phẳng
rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Khu vực phía Nam sông Tích là khu vực đất bồi tụ thấp kết hợp đồi gò có
thể trồng cây lương thực, cây ăn quả.
- Khu vực còn lại là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng thích hợp cho
việc xây dựng và phát triển đô thị.
d) Địa chất công trình, địa chất thủy văn:
 Địa chất công trình:
Khu vực nghiên cứu có điều kiện địa chất được hình thành bởi trầm tích, bồi
tích, sườn tích, bề mặt địa hình lồi lõm.
 Địa chất thuỷ văn :
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Hồng và sông Tích.
e) Cảnh quan thiên nhiên:
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng cảnh quan của sông Hồng, sông Tích,
nhiều kênh mương, hồ, mặt nước nối kết, xen lẫn vùng cây xanh nông nghiệp lúa và
rau màu. Một số di tích đình chùa nằm gắn liền với các thôn xóm, Các cụm làng
xóm với đặc trưng kiến trúc của vùng Bắc Bộ.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

a) Tình hình dân cư:


10

Thị trấn Tây đằng có mật độ dân số cao nhất so với các xã trong huyện Ba Vì.
Hệ thống dân cư, làng xóm hiện được phân bổ dàn trải trên toàn thị trấn, mật độ dân
cư trung bình khoảng: 1301người/km2.
g) Dân số:
Thị trấn Tây Đằng có tổng dân số khoảng: 14.658 người (3665 hộ) trong đó:
- Nam chiếm khoảng: 51,73%.
- Nữ chiếm khoảng: 48,27%.
- Tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng: 1,5%/năm.
- Tỷ lệ tăng cơ học khoảng: 0,85%/năm.

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ dân số thị trấn Tây Đằng từ năm 2001 đến 2012 [32]
h) Lao động, việc làm:
Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng: 68,39%.
- Lao động phi nông nghiệp: 24,1%.
- Lao động nông nghiệp chiếm: 75,9%.
b) Hiện trạng phát triển kinh tế:
Phần lớn lao động của thị trấn vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu
nhập bình quân đầu người thấp khoảng 16,8 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, các giá trị


11

gia tăng tạo ra từ các hoạt động du lịch, thương mại và dịch vụ đã phát triển trong
những năm gần đây đang dần cải thiện đời sống cho dân cư trong khu vực.
Các ngành nghề phi nông nghiệp đặc trưng: Tiểu thủ công nghiệp; Xây dựng;

Thương nghiệp; Khách sạn; Ăn uống; Vận Tải...
Tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân khoảng: 20,50%. Trong đó:

Biểu đồ 1.2. Biểu đồ hiện trạng cơ cấu lao động năm 2013 [32]
c) Các nguồn lực phát triển:
Với việc hệ thống giao thông đối ngoại thuận tiện, gắn kết thị trấn với các tỉnh
phía Tây Bắc, Sơn Tây và khu vực trung tâm Thành phố Hà Nội qua QL 32 (trục
chính trị - thương mại - dịch vụ - văn hóa - xã hội); Kết nối cảng Tây Đằng, khu du
lịch hồ suối Hai, đường Hồ Chí Minh và các xã miền núi của huyện Ba Vì qua
tuyến đường Tỉnh lộ 412 (trục Kinh tế - du lịch), những đặc trưng riêng về văn hóa
xứ Đoài, di tích đình Tây Đằng đang trở thành những tiềm năng lớn phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thị trấn.
Khí hậu và điều kiện đất đai, đặc biệt là đất đai vùng ven và bãi sông Hồng màu
mỡ, phì nhiêu, vùng đồi gò đa dạng thích hợp cho khai thác các loại cây trồng và
vật nuôi; nguồn nước mặt dồi dào phân bổ tương đối đều, tạo điều kiện cho việc
phát triển sản xuất, thâm canh tăng vụ; cận kề một thị trường tiêu thụ tiềm năng và


12

lớn đó là Thành phố Hà Nội, tất cả đang tạo cho Tây Đằng những điều kiện kinh tế
thuận lợi để phát.
d) Môi trường:
Môi trường của thị trấn vẫn còn khá trong sạch, chưa bị ảnh hưởng nhiều của
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn. Tuy nhiên rác thải sinh hoạt trong
các khu dân cư và chất thải từ các hoạt động sản xuất ngày càng tăng, cần được thu
gom, xử lý để đảm bảo môi trường trong sạch.
e) Cấu trúc và hình thái đô thị :
Thị trấn Tây Đằng được hình thành trên cơ sở hai trục xuyên tâm là Quốc lộ 32
và đường Tỉnh lộ 412 với các trung tâm hành chính - chính trị, văn hóa - xã hội,

trung tâm thương mại, dịch vụ...đều nằm trên mặt đường 2 tuyến này, khu vực khác
hầu như kém phát triển, các cụm dân cư cũng phát triển bám dọc hai bên đường
Quốc lộ 32 và đường Tỉnh lộ 412 để kinh doanh các loại hình dịch vụ nhỏ lẻ. Theo
đó khu vực phát triển đô thị được hình thành, tuy nhiên với đặc thù của khu vực với
hệ thống các công trình công cộng phần lớn tập trung tại mặt tuyến đường Quốc lộ
32 nên bán kính phục vụ không đảm bảo, cần được đầu tư dàn trải trên toàn bộ khu
vực đô thị và bổ sung các hạng mục công cộng thương xuyên đối với các khu vực
ngoài vùng đô thị.


13

Bảng 1.1. Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất [32]
Phạm vi nghiên

TT

Chức năng sử dụng đất


hiệu

cứu
Diện
tích
(ha)

A

Đất đã khai thác xây dựng


Tỷ lệ
(%)

217,25

17,84

A.1 Đất công trình công cộng

CC

7,30

0,60

A.2 Đất cây xanh, thể dục thể thao

CX

1,64

0,13

A.3 Đất trường học

TH

4,03


0,33

A.4 Đất dân cư, làng xóm

LX

178,24

A.5 Đất di tích, tôn giáo tín ngưỡng DT

4,18

A.6

Đất cơ quan nghiên cứu, tr-

14,64 Dân số 14.658 người
0,34

CQ

4,78

A.7 Đất an ninh, quốc phòng

QS

2,11

0,17


A.8 Đất công nghiệp, kho tàng

CN

2,01

0,17

ường đào tạo

Ghi chú

0,39

Bao gồm cả hành
A.9 Đất hạ tầng kỹ thuật

HT

5,70

0,47

lang bảo vệ đê sông
Hồng

A.10 Đất đường
B


Đất chưa khai thác xây dựng

7,26

0,60

1000,22

82,16

7,21

0,59

B.1

Đất nghĩa địa

B.2

Đất trồng lúa

388,13

31,88

B.3

Đất trồng màu, cây ăn quả


241,08

19,80

B.4

Đất trồng cây công nghiệp

113,26

9,30

B.5

Đất bãi, đất ngoài đê

45,41

3,73

NT


×