Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẬT LẠI, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.52 KB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

PHÙNG VĂN PHI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẬT LẠI, HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

PHÙNG VĂN PHI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẬT LẠI, HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã ngành
: D850103
Giáo viên hướng dẫn: ThS.NGUYỄN THÀNH TÔN

Hà Nội - 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được
cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2017
Tác giả đồ án

Phùng Văn Phi


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bản thân tôi
luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ với cả tinh thần và trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cán bộ và các thầy giáo, cô giáo khoa
Quản Lý Đất Đai trường ĐH Tài nguyên & Môi trường Hà Nội. Những người đã
nhiệt tình truyền thụ và tạo dựng cho tôi có được nền tảng kiến thức chuyên môn và
lý luận làm cơ sở để nghiên cứu và hoàn thành báo cáo.
Tôi xin chân thành cám ơn đến UBND xã Vật Lại đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ và cung cấp số liệu để tôi thực hiện đề tài Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt là Thầy giáo Nguyễn Thành Tôn đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập
tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tiễn

chưa nhiều nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất. Kính
mong quý thầy cô và giáo viên hướng dẫn làm khóa luận đóng góp ý kiến bổ sung
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên
Phùng Văn Phi


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................vi
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................22
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI.....................................22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................22
3.1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................22
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.......................................................................................22
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết và thủy văn.....................................................................22
3.1.1.4. Thủy văn.....................................................................................................23

3.1.2. Các nguồn tài nguyên..........................................................................23
3.1.2.1. Tài nguyên đất............................................................................................23
3.1.2.2. Tài nguyên nước........................................................................................24
3.1.2.3. Tài nguyên rừng.........................................................................................25
3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn.................................................................................25
* Đất Chợ.............................................................................................................................. 38


3.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI............................40
Bảng 3.15 : Biến động diện tích theo mục đích các loại đất...................................76
3.3.2.2. Biến động từng loại đất..............................................................................78

3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất và những
tồn tại trong việc sử dụng đất.......................................................................81
3.3.3.3. Tập quán sử dụng đất, mức độ khai thác tiềm năng đất đai:.....................83

c. Những tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng
đất....................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................90


iv

DANH MỤC BẢNG

LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................vi
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................22
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI.....................................22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................22
3.1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................22
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.......................................................................................22
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết và thủy văn.....................................................................22
3.1.1.4. Thủy văn.....................................................................................................23


3.1.2. Các nguồn tài nguyên..........................................................................23
3.1.2.1. Tài nguyên đất............................................................................................23
3.1.2.2. Tài nguyên nước........................................................................................24
3.1.2.3. Tài nguyên rừng.........................................................................................25
3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn.................................................................................25
Hệ thống cầu cống: Hiện tại trên địa bàn xã Vật Lại có 10 cầu và 3 (cống chính) vẫn
đang đựơc sử dụng. Số liệu chi tiết thể hiện trong bảng sau:.........................................34
Trạm bơm: Trên địa bàn xã có 3 trạm bơm trong đó có 1 trạm bơm Cổ Bác chống úng
do Huyện quản lý và 2 trạm bơm tiêu úng do xã quản lý tiêu. Hiện tại 2 trạm bơm đều
không sử dụng đựợc và không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong xã.......34
* Đất Chợ.............................................................................................................................. 38

3.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI............................40
Bảng 3.15 : Biến động diện tích theo mục đích các loại đất...................................76
3.3.2.2. Biến động từng loại đất..............................................................................78

3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất và những
tồn tại trong việc sử dụng đất.......................................................................81
3.3.3.3. Tập quán sử dụng đất, mức độ khai thác tiềm năng đất đai:.....................83

c. Những tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng
đất....................................................................................................84


v

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................90


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4

Chữ viết tắt
BVTV
HTX
FAO
GDP

Chữ viết đầy đủ
Bảo vệ thực vật
Hợp tác xã
Tổ chức nông lương thế giới
Tổng sản phẩm quốc nội

5
6
7

GTGT
GTSX
UBND

Giá trị gia tăng
Giá trị sản xuất

Ủy ban nhân dân

8

CN

Công nghiệp

9

TM-DV

Thương Mại Dịch Vụ

10

VLXD

Vật liệu xây dựng

11

STT

Số thứ tự

12

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

13
14

NVH
KT-XH

Nhà văn hóa
Kinh tế - Xã hội


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…Đối
với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và
công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao,
trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vần đề đặt ra đối với Đảng và nhà
nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn
tài nguyên đất đai.
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá
trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng.
Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có
những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính đáng của các

đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò
rất quan trọng.
Xã Vật Lại nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, cách trung tâm huyện là
1,5km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km. Xã nằm ở phía Tây huyện Ba Vì nơi
chuyển tiếp giữa vùng đồi gò bán sơn địa và vùng đồng bằng. Địa hình không bằng
phẳng, đất đai có 2 vùng rõ rệt là vùng trũng và vùng đồi gò. Những năm gần đây
do quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Cho nên việc sử dụng đất có
nhiều thay đổi ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà nước về đất đai.
Vì vậy, việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề cấp
thiết hiện nay. Với yêu cầu cấp thiết trên và được sự hướng dẫn của thầy giáo
ThS.Nguyễn Thành Tôn. Tôi xin thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và
sử dụng đất tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Tp Hà Nội”.


2

2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý của việc quản lý và sử dụng đất đại.
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý và
sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
xã.



3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm cơ bản của đất đai
Khái niệm đất đai quản lý nhà nước về đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa như sau: đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường
sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng
địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy,…) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với
các mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật,
trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại.
Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng đứng và
theo chiều nằm ngang có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động
sản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài người.
Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật
tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định
Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyên lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con nguời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm
thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất
đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại
quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử
dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.



4

1.1.2. Chức năng của đất đai và các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
Chức năng cơ bản của đất đai
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức cửa con người về thế giới tự
nhiên. Sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Trong vòng 30 năm
trở lại đây, trên nhiều diễn đàn người ta đã thừa nhận, đối với con người, đất đai có
những chức năng chủ yếu sau đây:
+ Chức năng môi trường sống Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật
sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gien
di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt
đất.
+ Chức năng sản xuất Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc
sống con người qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều
sản phẩm sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi
gia súc, gia cầm và các loại thuỷ hải sản.
+ Chức năng cân bằng sinh thái Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là
tấm thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp
thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa
cầu.
+ Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước Đất đai là kho tàng lưu trữ
nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh đến chu trình tuần hoàn nước
trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn.
+ Chức năng lưu trữ
+ Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng
của con người.
+ Chức năng không gian sự sống Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là
môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.
+ Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo

tồn các chứng cứ lịch sử, văn hoá loài người. Là nguồn thông tin về các điều kiện
khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ.


5

+ Chức năng vật mang sự sống Đất đai là không gian cho sự chuyển vận của
con người, cho đầu tư, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giữa
các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên
Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối với
đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến đất làm tăng độ
phì của đất.
- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng
như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó chúng ta phải xem xét
điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính sách
đất đai, cơ cấu kinh tế…Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối với việc sử
dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường được quyết định bởi yêu cầu xã
hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có, tính
khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trường.
- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc sử
dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi trong
quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi hoạt động
sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn chế lớn nhất
đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp
lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững.
1.1.3. Nội dung, phương pháp, quản lý nhà nước về đất đai
1.1.3.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà nước
về đất đai

a. Đối tượng của quản lý đất đai
Đối tượng của quản lý đất đai là vốn đất của nhà nước ( toàn bộ trong phạm vi
ranh giới quốc gia từ biên giới tới hải đảo, vùng trời ,vùng biển) đến từng chủ sử
dụng đất.


6

Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai là điều kiện quyết định để tập hợp, thống
nhất tất cả các loại đất ở mọi vùng của tổ quốc thành vốn tài nguyên quốc gia, nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò người chủ sở hữu.
Chỉ giao cho các đơn vị cá nhân khác nhau để sử dụng đất: trong điều 4 luật
đất đai 2013 ghi “ Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở
hữư”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế,đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình cá nhân sử
dụng ổn định và lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao
đất có thu tiền sử dụng đất. Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê
đất. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận quyền
sử dụng đất từ người khác trong luật này gọi chung là người sử dụng đất. Được quy
định ở điều 5 luật đất đai 2013.
b. Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai
- Mục đích :
+ Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người sử dụng.
+ Bảo đảm sử dụng vốn đất hợp lý của nhà nước.
+ Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
+ Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.
- Yêu cầu :
Phải đăng ký thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích, chất
lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến trung ương.

c. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai.
Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý Nhà nước về
đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản lý lẻ
tẻ từng vùng.
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng.


7

- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng phục
vụ cho mục đích sử dụng của loại đó.
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất trong
toàn quốc.
- Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong ngành
địa chính.
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất so
sánh trong cả nước.
- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước.
- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản ánh được.
- Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà nước
đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng.
- Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả số liệu nhận
được từ thực tế.
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng thực
tế.
- Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai, các biểu
mẫu, văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn từ
trung ương đến cơ sở.
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế

cao.
1.1.3.2. Phương pháp quản lý nhà nước đất đai.
Phương pháp quản lý là cách mà cơ quan quản lý sử dụng để tác động đến đối
tượng quản lý (chủ sử dụng đất) nhằm thực hiện các quyết định của nhà nước.
Phương pháp quản lý phải phù hợp với các nguyên tắc của quản lý kinh tế,
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phất triển của công
nghệ khoa học và trình độ nhận thức của xã hội.
Thông thường có 3 phương pháp:
- Phương pháp hành chính.


8

Phương pháp hành chính nhà nước là cách thức tác động của chủ thể hành
chính nhà nước lên đối tượng của hành chính nhà nước (cá nhân, tổ chức) nhằm đạt
những mục tiêu xác định.
- Phương pháp đòn bẩy kinh tế.
- Phương pháp tuyên truyền giáo dục.
Tuyên truyền là truyền bá giáo dục giải thích nhằm chuyển biến và nâng cao
về nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng thành niềm tin; thúc đẩy mọi
người hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm
vụ đề ra.
1.1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Tại điều 22 luật đất đai 2013 đưa ra công tác quản lý nhà nước về đất đai gồm
15 nội dung:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá
đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.


9

12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
1.1.4. Cơ sở pháp lý
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất. Hệ thống
văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
+ Luật đất đai 2003
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
+ Nghị định số 182/2004/NĐ-CP
+ Nghị định số 188/20041NĐ-CP
+ Nghị định số 19712004/NĐ-CP

+ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP
+ Nghị định số 200/20041NĐ-CP
+ Nghị định số 142/2005/NĐ-CP
+ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP
+ Luật đất đai năm 2013.
+ Hiến pháp 1992.
+ Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013
+ Thông tư 02/2016/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP
+ Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai
+ Thông tư 16/2010/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
+ Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính
+ Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính


10

+ Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của xã qua các
năm.Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phương
án quy hoạch sử dụng đất xã đến năm 2020.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất của 1 số quốc gia trên thế giới
•Mỹ
Nước Mỹ có diện tích tự nhiên khoảng 9,4 triệu km 2, dân số hơn 300 triệu, đất
đô thị chuyên dùng chiếm 11,9% diện tích tự nhiên. Là một quốc gia phát triển, Mỹ
có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan
hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất. Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và
khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai; các quyền này được pháp luật bảo
hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy, các

quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì
nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng
kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội. Mặc dù công nhận quyền sở hữu
tư nhân, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí
quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước
bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định
về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích
sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành
các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ
các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi... Về bản
chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ cũng chỉ tương đương quyền sử dụng
đất ở Việt Nam.
•Trung Quốc
Theo Trung Quốc, quốc gia này đang xây dựng mô hình phát triển theo hình
thái xã hội XHCN mang đặc sắc Trung Quốc. Với dân số đông nhất thế giới (1,3 tỷ
người năm 2005), trong đó dân số nông nghiệp chiếm gần 80%. Tổng diện tích đất
đai toàn quốc là 9.682.796 km2, trong đó diện tích đất canh tác là trên 100 triệu ha,


11

chiếm 7% diện tích đất canh tác toàn thế giới. Trung Quốc bắt đầu công cuộc công
nghiệp hóa từ năm 1978, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và cách mạng công
nghiệp, tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Vì vậy, việc giải
quyết quan hệ xã hội về đất đai ở Trung Quốc là rất đáng quan tâm. Quản lý đất đai
ở Trung Quốc có một số đặc điểm nổi bật:
Một là, về quan hệ sở hữu đất đai, Trung Quốc tiến hành cải cách ruộng đất,
chia ruộng đất cho nông dân từ năm 1949, tuy nhiên, hình thức sở hữu tư nhân về
đất đai cũng chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước về
đất đai đã được thiết lập ở Trung Quốc từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Năm 1978,

Trung Quốc đã khôi phục kinh tế tư nhân, thừa nhận hộ nông dân là một thành phần
kinh tế, Nhà nước tiến hành giao đất cho hộ nông dân để tổ chức sản xuất, thay cho
mô hình nông trang tập thể. Điều 10 Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc và Luật
quản lý đất quy định: đất đai ở Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, gồm sở hữu nhà
nước và sở hữu tập thể, trong đó toàn bộ đất đai thành thị thuộc về sở hữu nhà nước.
Đất nông thôn và ngoại ô thành phố, ngoài đất do pháp luật quy định thuộc về sở
hữu nhà nước, còn lại là sở hữu tập thể.
Hiến pháp năm 1988 (Điều 2) quy định việc Nhà nước giao đất cho tổ chức, cá
nhân sử dụng dưới dạng giao quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất đã được phép
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp… tức là đã cho phép người sử dụng đất
được quyền định đoạt về đất đai, Nhà nước chỉ khống chế bằng quy định mục đích
sử dụng đất và thời gian sử dụng đất (quy định là từ 40 - 70 năm). "Đạo luật tạm
thời về bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhà nước tại các thành phố và thị
trấn”, ban hành năm 1990 quy định cụ thể điều kiện để chủ sử dụng đất được phép
chuyển nhượng sau khi được giao đất là: nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước; đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đã đầu tư vào sử dụng đất theo đúng
mục đích được giao (thông thường là từ 25% trở lên theo dự toán xây dựng công
trình khi lập hồ sơ xin giáo đất). Chủ sử dụng đất nếu không thực hiện đúng các quy
định sẽ bị thu hồi đất.


12

Hai là, về quy hoạch sử dụng đất. Luật pháp Trung Quốc quy định, Nhà nước
có quyền và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước
và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Đối với đất đai
thành thị, Nhà nước tiến hành quản lý bằng quy hoạch. Quy hoạch tổng thể thành
phố là kế hoạch có tính tổng thể, lâu dài, chiến lược và chỉ đạo về phát triển kinh tế
và xã hội với các công trình xây dựng của thành phố, bao gồm các nội dung chính:
+ Tính chất của thành phố, mục tiêu và quy mô phát triển.

+ Tiêu chuẩn xây dựng chủ yếu và chỉ tiêu định mức của thành phố.
+ Bố cục chức năng, phân bố phân khu và bố trí tổng thể các công trình của
đất dùng xây dựng thành phố.
+ Hệ thống giao thông tổng hợp và hệ thống sông hồ, hệ thống cây xanh
thành phố.
+ Các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch xây dựng trước mắt…
+ Luật cũng quy định cụ thể quy hoạch của cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch
của cấp trên và phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn mới được thi hành.
Ba là, về công tác thông kê, phân loại đất đai. Luật quản lý đất đai của Trung
Quốc quy định, đất đai được chia làm 3 loại chính:
Đất dùng cho nông nghiệp là đất đai trực tiếp sử dụng cho sản xuất nông
nghiệp bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, đất nuôi trồng thuỷ sản.
Đất xây dựng: là đất được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc, nhà cửa
đô thị, dùng cho mục đích công cộng, khai thác khoáng sản, đất sử dụng trong các
công trình an ninh quốc phòng.
Đất chưa sử dụng: là loại đất còn lại không thuộc 2 loại đất nêu trên. Nhà nước
quy định tổng kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần và có thống kê đất đai hàng năm, việc
thống kê đất đai hàng năm được tiến hành ở các cấp quản lý theo đơn vị hành chính
từ trung ương đến địa phương; Hồ sơ đất đai được thiết lập đến từng chủ sử dụng
đất và cập nhật biến động liên quan đến từng chủ sử dụng đất, đến từng mảnh đất.
Bốn là, về tài chính đất. Ở Trung Quốc không có hình thức giao đất ổn định
lâu dài không thời hạn, do đó, Luật quy định Nhà nước thu tiền khi giao đất, người


13

sử dụng đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước mới được thực hiện các
quyền; Nhà nước coi việc giao đất thu tiền là biện pháp quan trọng để tạo ra nguồn
thu ngân sách đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển.
Do đất nông thôn, ngoại thành là thuộc sở hữu tập thể, vì vậy để phát triển đô

thị, Nhà nước Trung Quốc phải tiến hành trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng
đất nông nghiệp thành đất đô thị. Ngoài việc luôn đảm bảo diện tích đất canh tác để
ổn định an ninh lương thực bằng biện pháp yêu cầu bên được giao đất phải tiến
hành khai thác đất chưa sử dụng, bù vào đúng với diện tích canh tác bị mất đi. Nhà
nước Trung Quốc còn ban hành quy định về phí trưng dụng đất. Đó là các loại chi
phí mà đơn vị sử dụng đất phải trả gồm: Chi phí đền bù đất, do đơn vị phải trả cho
nông dân bị trưng dụng đất, trưng dụng đất không có thu lợi thì không phải đền bù;
chi phí đền bù đầu tư đất: là phí đền bù cho đầu tư bị tiêu hao trên đất, tương tự phí
đền bù tài sản trên đất ở Việt Nam; chi phí đền bù sắp xếp lao động, và phí đền bù
sinh hoạt phải trả cho đơn vị bị thu hồi đất; chi phí quản lý đất. Công tác giải phóng
mặt bằng ở Trung Quốc tiến hành thuận lợi là do Nhà nước chủ động được vấn đề
tái định cư cho người bị thu hồi đất và nhờ có biện pháp chuyên chính mạnh. Đặc
biệt với sự sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 2002, Nhà nước Trung Quốc đã công
nhận quyền sở hữu tư nhân về bất động sản, công nhận và có chính sách để thị
trường giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp. Với những quy định mang tính
cải cách lớn như vậy, Trung Quốc đã tạo ra được một thị trường bất động sản khổng
lồ. Trung Quốc cũng quy định mỗi hộ gia đình ở nông thôn chỉ được phép sử dụng
một nơi làm đất ở và không vượt quá hạn mức quy định của cấp tỉnh, thành. Người
dân ở nông thôn sau khi đã bán nhà hoặc cho thuê nhà sẽ không được Nhà nước cấp
thêm. Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể không được phép chuyển nhượng
hoặc cho thuê vào mục đích phi nông nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của quan hệ sở
hữu nhà nước về đất đai, ở Trung Quốc nạn tham nhũng tiêu cực trong quản lý sử
dụng đất cũng khá phức tạp và nặng nề như ở Việt Nam, vì cơ chế xin cho, cấp,
phát, đặc biệt là trong việc khai thác đất đai thành thị. Mặc dù Trung Quốc cũng đã
quy định để khai thác đất đai thành thị buộc phải thông qua các công ty dưới dạng
đấu thầu hoặc đấu giá.


14


•Pháp
Pháp là quốc gia phát triển, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng ảnh hưởng
của phương pháp tổ chức quản lý trong lĩnh vực đất đai của Pháp còn khá rõ đối với
nước ta. Vấn đề này có thể lý giải vì Nhà nước Việt Nam hiện đang khai thác khá
hiệu quả những tài liệu quản lý đất đai do chế độ thực dân để lại, đồng thời ảnh
hưởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân còn khá rõ nét trong ý thức của một bộ
phận công dân Việt Nam hiện nay. Quản lý đất đai của Pháp có một số đặc trưng là:
Về chế độ sở hữu trong quan hệ đất đai, Luật pháp quy định quyền sở hữu tài
sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải
nhường quyền sở hữu của mình. Ở Pháp hiện còn tồn tại song hành hai hình thức sở
hữu cơ bản: sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu nhà nước đối với đất đai và công
trình xây dựng công cộng. Tài sản công cộng bao gồm cả đất đai công cộng có đặc
điểm là không được mua và bán. Trong trường hợp cần sử dụng đất cho các mục
đích công cộng, Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu đất đai tư nhân nhường
quyền sở hữu thông qua chính sách bồi thường thiệt hại một cách công bằng.
Về công tác quy hoạch đô thị, do đa số đất đai thuộc sở hữu tư nhân, vì vậy để
phát triển đô thị, ở Pháp công tác quy hoạch đô thị được quan tâm chú ý từ rất sớm
và được thực hiện rất nghiêm ngặt. Ngay từ năm 1919, Pháp đã ban hành Đạo luật
về kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ 10.000 dân trở lên. Năm 1973 và
năm 1977, Nhà nước Pháp đã ban hành các Nghị định quy định các quy tắc về phát
triển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về chính sách đô thị. Đặc biệt, vào năm 1992,
ở Pháp đã có Luật về phân cấp quản lý, trong đó có sự xuất hiện của một tác nhân
mới rất quan trọng trong công tác quản lý của Nhà nước về quy hoạch đó là cấp xã.
Cho đến nay, Luật Đô thị ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên quan đến cả
quyền sở hữu tư nhân và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của Nhà nước, cũng
như của các cộng đồng địa phương vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch
đô thị. Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ giữa
các ngành khác nhau như bất động sản, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ. . .



15

Về công tác quản lý nhà nuộc đối với đất đai, mặc dù là quốc gia duy trì chế
độ sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng công tác quản lý về đất đai của Pháp được thực
hiện rất chặt chẽ. Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa
chính. Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, quy củ và khoa học, mang tính thời
sự để quản lý tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ, trong đó thông tin về từng
thửa đất được mô tả đầy đủ về kích thước, vị trí địa lý, thông tin về tài nguyên và
lợi ích liên quan đến thửa đất, thực trạng pháp lý của thửa đất. Hệ thống này cung
cấp đẩy đủ thông tin về hiện trạng sử dụng đất, phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản
lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, đảm bảo cung cấp
thông tin cho hoạt động của ngân hàng và tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuế đất và
bất động sản công bằng.
* Thụy Điển
Ở Thụy Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý và
sử dụng đất đai là mỗi quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ pháp luật và
chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng giữa lợi ích riêng
của chủ sử dụng và lợi ích chung của Nhà nước.
Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loại
hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mỗi quan hệ đất đai và hoạt động của
toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau.
Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất,
đăng ký đất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi ngân hàng
dữ liệu đất đai và đều được luật hóa. Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển về
cơ bản dựa trên chế độ sở hữu về tư nhân về đất đai và kinh tế thị trường, có sự
giám sát chung của xã hội.
Pháp luật chính sách đất đai ở Thụy Điển có từ năm 1970 trở lại đây gắn liền
với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân. Quy
định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định về việc mua bán đất đai,
việc thế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường,

quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất,đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng
ký….


16

* Australia
Australia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy Australia có
được cơ sở và hệ thống pháp luật quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói
riêng từ rất sớm. Trong suốt quá trình lịch sử từ thuộc địa đến khi trở thành quốc gia
độc lập, pháp luật và chính sách đất đai của Australia mang tích chất kế thừa và phát
triển một cách liên tục, không có sự thay đổi gián đoạn do sự thay đổi về chính trị.
Đây là điều kiện thuận lợi làm cho pháp luật và chính sách đất đai phát triển nhất
quán và ngày càng hoàn thiện, được xếp vào loại hàng đầu của thế giới, vì pháp
Luật đất đai của Australia đã tập hợp và vận dụng được hàng chục luật khác nhau
của đất nước.
Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia thuộc sở hữu của
Nhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân. Australia công nhận Nhà nước và tư nhân có
quyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt đất. Phạm vi sở hữu đất đai theo luật
quy định là tính từ tâm trái đất trở lên, nhưng thông thường Nhà nước có quyền bảo
tồn từng độ sâu nhất định nơi có nhưng mỏ khoáng sản quý như vàng, bạc, thiết,
than, dầu mỏ…( theo sắc luật về đất đai khoáng sản năm 1993).
1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ.
Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất nhất định được
giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng.Bất kỳ một nhà nước nào ,
chế độ chính trị nào ở thời kỳ lịch sử nào cũng cần có đất. Đất đai là vấn đề sống
còn của mỗi quốc gia vì vậy nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì phải quản chặt
nắm chắc tài nguyên đất đai đó. Mỗi thời kỳ lịch sử với giai cấp khác nhau, chế độ
chính trị khác nhau đều có chính sách quản lý đất đất đai đặc trưng cho thời kỳ lịch
sử đó.

Ở chế độ nô lệ thì ở nước ta triều đại Hùng Vương kéo dài hàng nghìn năm, xã
hội Việt Nam đang ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ tan rã.Vì vậy ruộng đất đang
chuyển từ tay tập thể công xã sang giai cấp chủ nô. Các chủ nô nắm quyền quản lý
đất đai và cả nô lệ.


17

Sang thời kỳ phong kiến thì đất đai chủ yếu tập trung vào tay của tầng lớp
thống trị và bọn địa chủ. Nhân dân không có ruộng đất, phải làm thuê hoặc mướn
ruộng đất để sản xuất.
Đối với chế độ thực dân phong kiến thì từ khi tới xâm lược nước ta thực dân
pháp đã điều chỉnh mối quan hệ đất đai theo luật pháp của nước Pháp. Công nhận
quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai.Khác với luật lệ nhà Nguyễn. Thực dân
pháp đánh thuế thổ canh (đất nông nghiệp) rất cao nhưng thuế đất thổ cư (đất ở)
không đáng kể. Ngay sau khi tới Việt Nam, Pháp đã cho lập bản đồ địa chính theo
toạ độ và lập sổ địa bạ mới nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để.Công trình
lập bản đồ địa chính két thúc năm 1898 tại Nam Bộ, năm 1925 tại Bắc Bộ và đến
năm 1945 chưa hoàn thành ở Trung Bộ.
Cách mạng tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời. Với mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, năm 1946 hiến pháp đầu
tiên ra đời đã thể hiện ý chí và quyền lực của nhà nước trong việc quản lý và sử
dụng đất đai. Tháng 11/1953 hội nghị lần thứ V của ban chấp hành trung ương Đảng
thông qua cương lĩnh ruộng đất và quyết định cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng
mua, trưng thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo, đến khoảng 1956 đã
hoàn thành cải cách ruộng đất. Như vậy với chính sách đó đã đem lại ruộng đất cho
nông dân, xoá bỏ giai cấp địa chủ đã có hàng nghìn năm. Tuy nhiên công tác này
gặp phải những sai lầm nhất định và hậu quả để lại của nó là nạn đói hoành hành,
đất đai bị hoang hoá.
Để ổn định tình trạng sử dụng đất ở nông thôn chính phủ đã ban hành chỉ thị

354/TTg trong đó có việc hợp thức hoá nông nghiệp, người dân làm ăn theo công
điểm. Nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra không đủ ăn, đời sống của nhân
dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng trên Nhà nước đã ban hành nghị
quyết khoán mười (nghị quyết 10-NQ/TW). Sau khi nghị quyết này ra đời đã kích
thích tính chủ động sáng tạo của người dân, người dân hăng hái tham gia sản xuất.
Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở
hữu tư nhân về đất đai.


×