Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quản lý hệ thống thoát nước đô thị nho quan, tỉnh ninh bình (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.93 MB, 115 trang )

O

V

OT O

N

C
C
----------------------------------

BÙI DUY NINH

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
ĐÔ THỊ NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

C

VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


O

V

OT O

N



C
C
----------------------------------

BÙI DUY NINH
KHÓA: 2017-2019


O


A , Ỉ



ỚC


huyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số
: 60.58.01.06

LUẬN VĂN TH

SĨ QUẢN LÝ Ô THỊ V

N ƯỜ HƯỚN

ÔN TRÌNH


ẪN KHOA HỌ :

P S.TS. TRẦN THỊ HƯỜN

NHẬN ỦA HỦ TỊ H H

ỒN

HẤM LUẬN VĂN

S.TSKH TRẦN HỮU U ỂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS. Trần Thị Hường Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám hiệu, khoa
Sau đại học, khoa Đô thị, khoa Quản lý đô thị trường Đại học Kiến Trúc Hà
Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
quá trình học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của tỉnh Ninh Bình và
UBND huyện Nho Quan đã cung cấp số liệu và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như làm luận văn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019

HỌC VIÊN

Bùi Duy Ninh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
HỌC VIÊN

Bùi Duy Ninh


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài

1

* Mục đích nghiên cứu


2

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

* Phương pháp nghiên cứu

2

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

* Các khái niệm (thuật ngữ)

3

* Cấu trúc luận văn

4

NỘI DUNG
CHƢƠNG I. THỰC TR NG QUẢN L H TH NG
THO T NƢỚC Đ TH NHO QUAN T NH NINH NH

5

Giới thiệu chung về đô thị Nho Quan tỉnh Ninh ình


5

1.1.1.

Vị trí, quy mô

5

1.1.2.

Điều kiện tự nhiên

7

1.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội

10

1.1.4.

Khái quát hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Nho
Quan

11

Hiện trạng hệ thống thoát nƣớc đô thị Nho Quan

14


1.1.

1.2.


1.2.1. Hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt

14

1.2.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải

18

1.2.3. Hiện trạng các công trình phòng chống úng ngập đô thị

17

Tình hình ngập úng đô thị, ô nhiễm môi trường nước và
1.2.4. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống thoát nước đô
thị Nho Quan

21

1.3.

Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nƣớc đô thị
Nho Quan

28


1.3.1.

Thực trạng cơ cầu tổ chức và năng lực quản lý hệ thống
thoát nước đô thị Nho Quan

28

1.3.2.

Thực trạng cơ chế chính sách quản lý hệ thống thoát nước
đô thị Nho Quan

32

1.3.3.

Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác
quản lý hệ thống thoát nước đô thị Nho Quan

34

1.4.

Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống thoát nƣớc đô thị
Nho Quan

34

CHƢƠNG II. CƠ SỞ HOA HỌC QUẢN L H TH NG

THO T NƢỚC Đ TH NHO QUAN T NH NINH NH
2.1.

Cơ sở lý luận

36
36

2.1.1. Nhiệm vụ và phân loại hệ thống thoát nước đô thị

36

2.1.2. Các nguyên tắc trong quản lý hệ thống thoát nước đô thị

36

2.1.3. Các yêu cầu trong quản lý hệ thống thoát nước đô thị

37

2.1.4. Các hình thức tổ chức quản lý hệ thống thoát nước

43

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hệ thống thoát nước đô
thị

45


2.1.6.

Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống thoát
nước đô thị

46

2.1.7.

Quản lý hệ thống thoát nước đô thị bền vững và ứng phó
với biến đổi khí hậu

47


2.2.

Cơ sở pháp lý

49

2.2.1.

Các văn bản quản lý hệ thống thoát nước do cơ quan nhà
nước cấp Trung ương ban hành

49

2.2.2.


Các văn bản quản lý hệ thống thoát nước do cơ quan nhà
nước cấp địa phương ban hành

51

2.2.3.

Định hướng quy hoạch thoát nước trong Quy hoạch chung
đô thị Nho Quan đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

52

2.3.

inh nghiệm trong nƣớc và quốc tế trong lĩnh vực
quản lý hệ thống thoát nƣớc đô thị

58

2.3.1.

Kinh nghiệm quốc tế

58

2.3.2.

Kinh nghiệm ở trong nước


63

CHƯƠNG III
H
H NG H
NINH BÌNH
3.1.

NƯ C

GI I H
H NH

N

N
NH

M c ti u quan điểm

67
67

3.1.1. Mục tiêu

67

3.1.2. Quan điểm

67


3.2.

Giải pháp quản lý về

3.2.1.

Quy hoạch lồng ghép ứng phó với tác động của biến đổi
khí hậu

68

3.2.2.

Giải pháp quản lý cao độ nền và cao độ của hệ thống thoát
nước đô thị Nho Quan

69

3.2.3.

Giải pháp trong việc xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước đô thị Nho Quan

70

Triển khai các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ
3.2.4. thống thoát nước đô thị và các công trình chống ngập đô
thị Nho Quan


72

Áp dụng các giải pháp, công nghệ mới trong quản lý hệ
thống thoát nước đô thị

73

3.2.5.

thuật

68


3.3.

Giải pháp về tổ chức quản lý

78

3.3.1. Hoàn thiện về chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý

78

3.3.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý

80

3.4.


Giải pháp về cơ chế chính sách

81

3.4.1.

Đề xuất bổ sung, hoàn thiện các quy định cụ thể trong quản
lý hệ thống thoát nước đô thị

81

3.4.2.

Chuyển quản lý thoát nước từ quản trị tài sản sang phương
thức cung ứng dịch vụ

82

3.4.3.

Đề xuất thu phí dịch vụ thoát nước và phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải

84

3.4.4.

Huy động các nguồn lực, xã hội hóa đầu tư các dự án thoát
nước đô thị.


89

3.5.

Giải pháp quản lý với sự tham gia của cộng đồng

90

3.51.

Xây dựng mô hình cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu

90

3.5.2.

Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện
các dự án thoát nước đô thị

92

ẾT LUẬN VÀ

IẾN NGH

94

* Kết luận

94


* Kiến nghị

95

TÀI LI U THAM
PHỤ LỤC

HẢO


DANH MỤC C C

HI U C C CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

T n đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CTR

Chất thải rắn

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật


NXB

Nhà xuất bản

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

VSMT

Vệ sinh môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

PCTT&TKCN

Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

ATVMT

An toàn về môi trường

XLNT

Xử lý nước thải



DANH MỤC ẢNG, IỂU
Số hiệu
bảng biếu

T n bảng biểu

Trang

Bảng 1.1.

Diện tích, dân số đô thị Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

6

Bảng 1.2.

Tổng thu, chi ngân sách đô thị Nho Quan năm 2016

10

Bảng 1.3.

Hiện trạng hệ thống thoát nước khu vực thị trấn
Nho Quan

15

Bảng 1.4.

Hiện trạng hệ thống thoát nước khu vực 07 xã lân

cận thuộc đô thị Nho Quan

17

Bảng 1.5.

Số liệu thống kê tình hình ngập úng tại thị trấn Nho
Quan và trung tâm các xã thuộc đô thị Nho Quan
các năm gần đây

22

Bảng 1.6.

Sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa tại huyện Nho
Quan

26

Bảng 1.7.

Mức thay đổi (%) về nhiệt độ, lượng mưa tỉnh Ninh
Bình so với thời kỳ cơ sở 1980-1999 theo kịch bản
phát thải trung bình

27

Bảng 2.1.

Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu


43

Bảng 2.2.

Tiêu chuẩn thiết kế và ước tính lượng thải

55

Bảng 3.1.

Hệ số điều chỉnh phụ thuộc hàm lượng chất gây ô
nhiễm

86

Bảng 3.2.

Mức phí biến đổi nước thải công nghiệp

87


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang


Hình 1.1.

Vị trí, ranh giới quy hoạch đô thị Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình

6

Hình 1.2.

Hình ảnh rãnh thoát nước trên tuyến QL12B và
đường ĐT477 đoạn qua thị trấn Nho Quan

16

Hình ảnh một số nắp cống bị xuống cấp hoặc tắc
nghẽn do rác thải tại đường ĐT477 đoạn đi qua
thị trấn Nho Quan

16

Hình 1.4.

Hình ảnh một số tuyến mương hở thoát nước tại
khu vực 07 xã lân cận thuộc đô thị Nho Quan

18

Hình 1.5.

Hình ảnh tuyến đê Năm Căn và đoạn tường kè thị

trấn Nho Quan

19

Hình 1.6.

Hình ảnh cống Làng Bái và cống Rồng thuộc đô
thị Nho Quan

19

Hình 1.7.

Hình ảnh hồ Yên Quang và hồ Đầm Sét thuộc đô
thị Nho Quan

21

Hình 1.8.

Hình ảnh trạm bơm Đồng Đinh và trạm bơm Rồng

21

Hình 1.9.

Hình ảnh ngập lụt tại đô thị Nho Quan vào tháng
10/2017

23


Hình 1.10.

Hình ảnh ô nhiễm môi trường tại kênh trục sông
Giấy, đô thị Nho Quan do nước thải chưa qua xử
lý và rác thải sinh hoạt

25

Hình 1.11.

Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước hệ thống thoát
nước đô thị Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

28

Hình 1.12.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Kinh tế và Hạ tầng
huyện Nho Quan

29

Hình 1.13.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA Đầu tư xây dựng
huyện Nho Quan

30


Hình 1.14.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm VSMT và đô thị
huyện Nho Quan

31

Hình 1.3.


Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1.

Minh họa hệ thống thoát nước đô thị bền vững
(SUDS)

48

Hình 2.2.

Bản đồ phân vùng phát triển đô thị Nho Quan

53

Hình 2.3.


Quy hoạch các lưu vực thoát nước đô thị Nho
Quan

54

Hình 2.4.

Vùng đất ngập nước tại thành phố Udonthani,
Thái Lan

59

Hình 2.5.

Minh họa mô hình chống ngập lụt cho khu đô thị
mới tại khu vực Hòa Xuân - Hòa Quý, Thành phố
Đà Nẵng

64

Hình 2.6.

Kênh Tân Hoá –Lò Gốm, TP Hồ Chí Minh trước
và sau cải tạo

65

Hình 3.1.


Minh họa bể ngầm lưu trữ và tái sử dụng nước
mưa

75

Hình 3.2.

Minh họa lát vỉa hè, đường dạo bằng gạch block

75

Hình 3.3.

Minh họa kênh thoát nước thấm và lọc có thể áp
dụng tại đô thị Nho Quan

76

Hình 3.4.

Minh họa xử lý nước thải tại chỗ bằng bể tự hoại
BASTAF

77

Hình 3.5.

Minh họa áp dụng công nghệ thông tin trong quan
trắc, giám sát mực nước tự động


78

Hình 3.6.

Đề xuất cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần môi
trường đô thị Nho Quan

79

Hình 3.7

Minh họa hoạt động của các tổ tình nguyện, hỗ trợ
người dân phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu
nạn

83

Hình 3.8

Minh họa hoạt động tập huấn cho trẻ em học cách
ứng phó với các nguy cơ về lũ và thời tiết

83

Hình 3.9

Minh họa hoạt động tham vấn ý kiến cộng đồng
trước khi triển khai thực hiện dự án

84



1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang và
sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ môi trường vật chất và xã hội,
tạo nên những thách thức to lớn đối với các đô thị, điểm dân cư nông thôn
trong cả nước. Hầu hết các đô thị ở Việt Nam hiện nay chưa có sự chuẩn bị
đầy đủ nhất cho việc ứng phó với các trận lũ, ngập úng từ sông, biển và từ các
trận mưa lớn, hệ quả là cộng đồng dân cư phải gánh chịu nguy cơ lũ cao. Một
trong những nguyên nhân là do công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị
còn nhiều khó khăn, bất cập và chưa có các giải pháp hiệu quả ứng phó với
biến đổi khí hậu.
Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Nho Quan đến năm 2035, tầm nhìn
đến năm 2050 đã được phê duyệt nhằm cụ thể hóa các quy hoạch của vùng,
của tỉnh; đảm bảo phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn; khắc phục các tồn tại, bất cập của quy hoạch đã được phê duyệt trước
đây; mở rộng, phát triển đô thị đáp ứng các tiêu chí đô thị loại IV, hướng đến
trở thành thị xã trong tương lai. Theo Điều chỉnh quy hoạch, đô thị Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình được hình thành bao gồm thị trấn Nho Quan và 07 xã lân cận
(Lạc Vân, Phú Sơn, Đồng Phong, Lạng Phong, Văn Phong, Văn Phương, Yên
Quang), với diện tích 5.771ha, dân số năm 2017 khoảng 41.338 người. Đây là
khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Lạng, sông Sui; nằm trong
vùng phân lũ, chậm lũ sông Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình và là một trong
những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là lũ
lụt và úng ngập vào mùa mưa.
Trong những năm qua, hệ thống thoát nước đô thị Nho Quan, tỉnh Ninh
Bình đã và đang được đầu tư xây dựng mới cũng như nâng cấp, cải tạo nhằm



2
mục tiêu thoát nước đảm bảo yêu cầu, giảm bớt các điểm ngập lụt trong mùa
mưa lũ cũng như hạn chế nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ nguồn
nước thải. Tuy nhiên, chất lượng hệ thống thoát nước vẫn còn thấp; công tác
quản lý hệ thống thoát nước chưa hiệu quả; quy hoạch, xây dựng chưa chú
trọng đến cao độ nền; mạng lưới thoát nước chưa hoàn thiện; chưa có trạm xử
lý nước thải dẫn đến nước thải chưa được xử lý thải ra kênh mương, sông hồ
vẫn còn nhiều, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cuộc sống của người
dân; mất mỹ quan đô thị và giảm sút sự hấp dẫn đầu tư. Bên cạnh đó, dưới tác
động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải có các giải pháp quản
lý hệ thống thoát nước hiệu quả và bền vững.
Chính vì vậy, đề tài: “Quả

t

t

t

c đô t ị Nho Quan,

tỉnh Ninh Bình” là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
* Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý hệ
thống thoát nước đô thị Nho Quan, tỉnh Ninh Bình nhằm đảm bảo thoát nước,
chống úng ngập hiệu quả, bền vững.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đ i t ợng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị.

- Phạm vi nghiên cứu: Đô thị Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (bao gồm thị
trấn Nho Quan và 07 xã: Đồng Phong, Lạng Phong, Văn Phong, Văn Phương,
Yên Quang, Lạc Vân, Phú Sơn của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) theo
Quy hoạch đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin;
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có.


3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý

ĩa k a ọc: Xây dựng phương pháp luận trong quản lý hệ

thống thoát nước đô thị nhằm đảm bảo thoát nước, chống úng ngập hiệu quả.


ĩa t ực tiễn: Đề tài nghiên cứu tìm ra các giải pháp hiệu quả

trong công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị, nhằm bảo đảm yêu cầu
thoát nước, giảm úng ngập và ô nhiễm môi trường cho đô thị Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình. Trên cơ sở đó, các đô thị khác có đặc điểm tương đồng có thể
tham khảo, áp dụng.
* Các khái niệm (thuật ngữ)
- Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành

chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm
nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [12].
- Quản lý hệ thống thoát nước đô thị có nội dung bao quát từ quy hoạch
phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế xây dựng đến vận hành, duy tu
sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu để thống kê đánh giá
kết quả hoạt động của hệ thống thoát nước đô thị [11].
- Hoạt động thoát nước và xử lý nước thải là các hoạt động về quy
hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước [6].
- Dịch vụ thoát nước là các hoạt động về quản lý, vận hành hệ thống
thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước
thải theo các quy định của pháp luật [6].
- Hệ thống thoát nước gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống,
kênh, mương, hồ điều hòa...), các trạm bơm thoát nước, các công trình xử lý
nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải,
tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập và xử lý nước thải [6].


4
- Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu
gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng thu
nước mưa, cửa xả và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và
tiêu thoát nước mưa [6].
- Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, giếng tách dòng,
đường ống thu gom và chuyển tải nước thải, trạm bơm nước thải, nhà máy xử
lý nước thải, cửa xả,... và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu
gom, tiêu thoát và xử lý nước thải [6].
- Nguồn tiếp nhận là các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như
sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất [6].
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời

gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người.
Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển
dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan [1].
* Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn gồm
có 03 chương:
- Chương I: Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước đô thị Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình.
- Chương II: Cơ sở khoa học quản lý hệ thống thoát nước đô thị Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình.
- Chương III: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống thoát nước đô
thị Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.


5
NỘI DUNG
CHƢƠNG I. THỰC TRẠNG
NƢỚC Đ

ẢN

Ý H

H NG

H

HỊ NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

1.1. Giới thiệu chung về đô thị Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

1.1.1. Vị trí, quy mô
a. Vị trí, ranh giới [14]
Nho Quan là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình. Phía
Bắc giáp các huyện Yên Thủy và Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình; phía Đông
giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư; phía Nam giáp thành phố Tam Điệp; phía
Tây giáp huyện Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa.
Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Nho Quan đến năm 2035 tầm nhìn
đến năm 2050 đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt năm 2018 nhằm cụ
thể hóa các quy hoạch của vùng, của tỉnh; đảm bảo phù hợp với thực trạng
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn; khắc phục các tồn tại, bất cập của quy
hoạch đã được phê duyệt trước đây; mở rộng, phát triển đô thị đáp ứng các
tiêu chí đô thị loại IV, hướng đến trở thành thị xã trong tương lai.
Theo Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Nho quan đến năm 2035 tầm
nhìn đến năm 2050, đô thị Nho Quan, tỉnh Ninh Bình được xác định trên cơ
sở toàn bộ ranh giới hành chính thị trấn Nho Quan và 07 xã Lạc Vân, Phú
Sơn, Đồng Phong, Lạng Phong, Văn Phong, Văn Phương, Yên Quang thuộc
huyện Nho Quan. Cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp xã Thạch Bình (huyện Nho Quan);
- Phía Nam giáp xã Văn Phú và xã Cúc Phương (huyện Nho Quan);
- Phía Đông giáp xã Thượng Hòa và xã Đức Long (huyện Nho Quan);
- Phía Tây giáp huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Vị trí, ranh giới đô thị Nho Quan, tỉnh Ninh Bình được thể hiện ở hình
1.1 và Phụ lục số 01.


6

Hình 1.1. Vị trí, ranh gi i quy hoạc đô t ị Nho Quan, tỉnh Ninh Bình [14]
b. Quy mô [5]
- Quy mô đất đai: Khoảng 5.771,23 ha.

- Quy mô dân số (năm 2017): Khoảng 41.338 người.
Quy mô đất đai và dân số đô thị Nho Quan được giới thiệu bảng 1.1.
Bảng 1.1. Di n tích, dân s đô t ị Nho Quan, tỉnh Ninh Bình [5]
TT

Tên xã, thị trấn
Tổng

Diện tích (ha)

Dân số (ngƣời)

5.771,23

41.338

1

Thị trấn Nho Quan

290,46

8.839

2

Xã Lạc Vân

868,62


5.155


7
TT

Tên xã, thị trấn

Diện tích (ha)

Dân số (ngƣời)

3

Xã Phú Sơn

784,03

4.563

4

Xã Đồng Phong

626,86

4.792

5


Xã Lạng Phong

440,7

3.141

6

Xã Văn Phong

763,8

4.502

7

Xã Văn Phương

895,54

4.206

8

Xã Yên Quang

1.101,22

6.140


c. Tính chất chức năng theo quy hoạch chung [14]:
- Là đô thị loại IV, tương lai sẽ là thị xã trực thuộc tỉnh;
- Là đô thị sinh thái với chức năng tổng hợp, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội khu vực phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình;
- Là đầu mối giao thông quan trọng phía Tây của tỉnh Ninh Bình.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên [14]
a. Đặc điểm địa hình
Nho Quan nằm trên địa bàn trung chuyển của các hệ thống tự nhiên
phía Tây Nam đồng bằng sông Hồng, giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng
núi Cúc Phương, là vùng cuối cùng của vùng núi Tây Bắc trong khu đệm Hòa
Bình - Thanh Hóa. Địa hình nhìn chung không bằng phẳng, được phân thành
03 vùng cụ thể sau:
+ Vùng núi đá vôi: Tập trung chủ yếu ở phía Tây của huyện dọc theo
ranh giới giữa 03 tỉnh: Ninh Bình và Hòa Bình, Thanh Hóa.
+ Vùng bán sơn địa: Bắt đầu từ cửa rừng Cúc Phương theo hướng Đông
Nam là dải núi đồi xen lẫn chạy qua nông trường Đồng Giao xuống đến xã Yên
Lâm, huyện Yên Mô. Hình dạng đồi rất đa dạng: đồi dài, cao, độ dốc đến 450 ở
vùng Kỳ Phú, Quảng Lạc, Sơn Hà, Rịa; đồi lượn sóng thấp ở Quỳnh Lưu.
+ Vùng đồng chiêm trũng: Nằm giữa vùng đồi núi và các con sông:
sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Sui, sông Lạng. Vùng này có địa hình lòng


8
chảo, độ cao trung bình từ 0,7 - 0,9m so với mực nước biển, vào mùa mưa
thường xuyên bị ngập nước. Vùng này thuận lợi cho việc canh tác lúa nước và
nuôi trồng thủy sản.
Ranh giới đô thị Nho Quan chủ yếu thuộc vùng đồng chiêm trũng và
một phần thuộc vùng bán sơn địa.
b. Khí hậu
Khí hậu tại đô thị Nho Quan mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của khí

hậu miền Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều.
- Nhiệt độ: Chịu ảnh hưởng khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhiệt độ
trung bình năm khá cao và đồng đều, nhiệt độ trung bình 23,40C. Mùa lạnh
vào khoảng cuối tháng tháng 11 đến giữa tháng 3. Số ngày lạnh khoảng 50 60 ngày. Tháng lạnh nhất thường là tháng 1. Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống
đến 5 - 70C. Nhiệt độ cao nhất 370C, nhiệt độ trung bình là 200C
- Độ ẩm: Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên huyện
Nho Quan có độ ẩm không khí tương đối cao, bình quân độ ẩm của không khí
trung bình là 84% - 86% chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không nhiều, tháng
có độ ẩm không khí cao nhất là 90% (tháng 2), thấp nhất là 81% (tháng 10).
- Lượng bốc hơi: Trung bình năm từ 850 ÷ 870mm, trong đó mùa hạ
chiếm 60% lượng bốc hơi cả năm, tháng 7 có lượng bốc hơi lớn nhất là
105mm, tháng 02 có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 45mm.
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, mùa đông hướng
gió thịnh hành là hướng Đông Bắc, những tháng giữa và cuối mùa đông gió
có xu hướng lệch dần về hướng Đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành từ Đông
hoặc Đông Nam. Vào các tháng 7, 8, 9 thường có bão làm ảnh hưởng đến sản
xuất, sinh hoạt trên địa bàn.
- Lượng mưa trung bình cả năm 1.900mm. Mưa tập trung chủ yếu vào
mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình trên 100mm/tháng. Trong mùa


9
mưa, lượng mưa chiếm trên 80% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 8 - 9 có
lượng mưa lớn nhất trong năm (trung bình 300 - 400mm). Vào mùa đông,
lượng mưa chiếm khoảng 10 - 20% tổng lượng mưa, chủ yếu là dạng mưa
nhỏ, mưa phùn. Mưa phùn thường xảy ra vào nửa sau mùa đông và kéo dài
nhiều ngày duy trì một tình trạng ẩm ướt thường xuyên.
c. Chế độ thủy văn
Sông Lạng: bắt nguồn từ Hoà Bình chảy vào Nho Quan (tại xã Thạch
Bình) và đổ ra sông Bôi tại xã Đức Long. Đây là con sông khá lớn, chảy cắt

ngang đô thị Nho Quan và là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho khu vực
trung tâm đô thị và các xã lân cận.
Đô thị Nho Quan chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Lạng, sông
Sui gây lũ lụt hàng năm cho các xã phía Bắc sông Lạng đến cốt cao độ 4,5m.
Mức lụt cao nhất là +5,55m (tại bến Đế năm 1985) có tần suất 2%. Tuy nhiên
Khu vực trung tâm đô thị (thị trấn Nho Quan) nằm trong đê Năm Căn nên
không bị lũ lụt mà chỉ bị ngập úng cục bộ. Đây cũng là khu vực thuộc vùng
phân lũ, chậm lũ sông Hoàng Long và đồng bằng sông Hồng.
d. Tài nguyên khoáng sản
Huyện Nho Quan có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trong
đó quan trọng nhất là đá vôi và đá đolomit với trữ lượng lớn, bên cạnh còn có
các loại khoáng sản khác nhưng trữ lượng không lớn như than bùn, than đá…
e. Tài nguyên du lịch
Nho Quan có tiềm năng du lịch tương đối phong phú, có thể phát triển
nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, cảnh quan, tâm linh, lễ hội…
trong số đó quan trọng nhất là:
- Vườn Quốc gia Cúc Phương;
- Dự án Khu công viên động vật hoang dã quốc gia;
- Dự án Khu du lịch văn hoá tâm linh hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương;


10
- Dự án Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình, kết nối với quần thể danh
thắng Tràng An, Ninh Bình.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội [14]
- Tăng trường kinh tế: Kinh tế cơ bản ổn định và có mặt phát triển. Tổng
giá trị sản xuất toàn huyện năm 2016 đạt được 5.180 tỷ đồng, trong đó: Tổng
giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt 1.637 tỷ đồng; ngành công
nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 1.734 tỷ đồng; ngành thương mại, dịch vụ đạt
1.808 tỷ đồng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2016 toàn huyện đạt 10,3%.

- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế khu vực chuyển dịch theo hướng khai
thác lợi thế của từng ngành, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và tăng dần
tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
- Thu nhập: Năm 2016, thu nhập bình quân theo đầu người/năm đạt 26
triệu đồng/người/năm, tăng 04 triệu đồng so với năm 2015.
- Thu, chi ngân sách:
+ Thu ngân sách có những bước tăng trưởng nhanh qua các năm. Cụ thể,
năm 2016 tổng thu ngân sách nhà nước đạt 61.506 triệu đồng, tăng gấp 1,9
lần so năm 2012.
+ Chi ngân sách luôn đảm bảo hoạt động của chính quyền địa phương,
các đoàn thể, chi cho sự nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng
và đầu tư phát triển. Tổng chi năm 2016 là 45.092 triệu đồng.
Tổng thu,chi ngân sách đô thị Nho Quan năm 2016 được nêu trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Tổng thu, chi ngân sách đô t ị Nho Quan ăm 2016 [5]
TT

Tên xã, thị trấn
Tổng số

Tổng thu
(Triệu đồng)

Tổng chi
(Triệu đồng)

61.506

45.092

1


Thị trấn Nho Quan

5.738

5.739

2

Xã Lạc Vân

5.615

5.248

3

Xã Phú Sơn

4.405

4.320


11

TT

Tên xã, thị trấn


Tổng thu
(Triệu đồng)

Tổng chi
(Triệu đồng)

4

Xã Đồng Phong

6.075

5.508

5

Xã Lạng Phong

5.144

5.144

6

Xã Văn Phong

22.199

7.913


7

Xã Văn Phương

5.733

5.090

8

Xã Yên Quang

6.597

6.130

- Về cơ cấu lao động: Trong khu vực quy hoạch đô thị Nho Quan, cơ
cấu lao động chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Số
lao động ngoài nhà nước trên địa bàn 8 đơn vị hành chính trong lĩnh vực
nông, lâm nghiệp, thủy sản: 13.757 người. Lao động làm việc trong lĩnh vực
thương nghiệp, công nghiệp, vận tải khoảng 4.800 người. Cụ thể: trong lĩnh
vực công nghiệp: 923 người; trong lĩnh vực kinh doanh thương mại du lịch,
dịch vụ và khách sạn: 3.495 người; trong lĩnh vực vận tải: 338 người.
1.1.4. Khái quát hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Nho Quan [15]
a. Hiện trạng giao thông
- Giao thông đối ngoại tại đô thị Nho Quan hiện nay chủ yếu là đường
bộ, bao gồm các tuyến đường chính sau:
+ Tuyến Quốc lộ 12B từ thị xã Tam Điệp đi Hoà Bình qua đô thị Nho
Quan với chiều dài L=7.586m và Tuyến tránh Quốc Lộ 12B;
+ Tuyến đường tỉnh ĐT 477 vào trung tâm thị trấn Nho Quan (đến bến

xe) có chiều dài L=4.148m. Đoạn trong khu trung tâm đã được nâng cấp và
đầu tư với B=15m, hè mỗi bên 3m chất lượng hiện nay còn tốt.
+ Tuyến đê Năm Căn kết hợp với đường giao thông có chiều dài
20,6km nằm bao bọc khu vực trung tâm của đô thị Nho Quan (phía nam sông
Lạng) với B=6m, chất lượng mặt đê tương đối tốt.
- Giao thông đô thị: Các tuyến đường trong khu trung tâm hiện nay đã
được đầu tư xây dựng, cải tạo và mở rộng mặt đường từ 11,5m đến 15m. Các


12
đường ngõ trong toàn khu vực hiện nay đã được bê tông hoá với mặt cắt
ngang từ 2,5m đến 4m. Một số đường ngõ đang xuống cấp, không đảm bảo
giao thông liên hệ giữa các khu dân cư với nhau.
- Bến xe: Bến xe trung tâm hiện nay đã được cải tạo lại đảm bảo yêu
cầu về vận chuyển hành khách của đô thị Nho Quan với các khu vực khác.
b. Hiện trạng cấp nước
Đô thị Nho Quan sử dụng nguồn nước sông Sui và hồ Yên Quang là
những nguồn nước tốt có khả năng cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt. Tuy
nhiên tỷ lệ cấp nước đô thị thấp, chỉ đạt khoảng 30%.
- Công trình đầu mối:
+ Trạm cấp nước thị trấn Nho Quan có công suất 2.400m3/ngđ, nguồn
nước sông Sui. Tỷ lệ thất thoát nước 38%. Số hộ dân được cấp nước sạch
1.600 hộ dân.
+ Trạm cấp nước Lạng Phong công suất 720m3/ngđ, nguồn nước sông
Sui. Số hộ dân được cấp nước sạch 860 hộ.
+ Trạm cấp nước Yên Quang 1 công suất 900 m3/ngđ và trạm cấp nước
Yên Quang 2 công suất 200 m3/ngđ, nguồn guồn nước mặt hồ Yên Quang. Số
hộ dân được cấp nước sạch 130 hộ.
+ Trạm cấp nước xã Đồng Phong với công suất khoảng 700m3/ngđ,
nguồn nước ngầm, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 200 hộ

trong xã.
- Mạng lưới cấp nước
+ Mạng lưới đường ống cấp nước thị trấn Nho Quan có đường kính
D100mm -D200mm bám dọc theo trục đường ĐT477 và trục QL12B cấp cho
các khu dân cư xung quanh.
+ Mạng lưới cấp nước xã Yên Quang có đường kính D100mmD150mm.


13
c. Hiện trạng cấp điện và chiếu sáng đô thị
- Hệ thống trạm điện cao thế 500/220/110KV; 220/110/22KV và các
tuyến đường dây truyền tải chạy qua đô thị Nho Quan.
- Nguồn điện hiện hiện cấp cho đô thị Nho Quan lấy từ mạng lưới điện
quốc gia thông qua hai trạm nguồn: trạm 110/35/22KV Nho Quan công suất
máy 25MVA và trạm điện trung gian 35/10KV từ Lạc Vân công suất trạm
(4000+3200) KVA, đảm bảo cấp điện sinh hoạt cho toàn huyện cũng như
phục vụ cho sản xuất.
d. Hiện trạng thông tin liên lạc
- Mạng điểm phục vụ bưu chính trên địa bàn Nho Quan bao gồm:
+ Bưu cục cấp II: 3 bưu cục, phân bố tại trung tâm Nho Quan
+ Bưu cục cấp III: 7 bưu cục; phân bố tại các xã.
- Viễn thông: Bán kính phục vụ bình quân một trạm chuyển mạch trên
địa bàn tỉnh đạt 1,34 km/điểm chuyển mạch. Mạng lưới cung cấp dịch vụ điện
thoại cố định đã phát triển tương đối rộng khắp, đến 100% xã, phường.
e. Hiện trạng thoát nước mặt
- Hệ thống thoát nước khu vực trung tâm của đô thị hiện nay là hệ
thống thoát nước chung, sử dụng rãnh nắp đan dọc theo các trục đường giao
thông chính.
- Khu vực các xã lân cận chưa có hệ thống thoát nước đồng bộ, chủ yếu
thoát nước tự chảy ra hệ thống kênh mương nội đồng.

f. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải
- Khu vực nghiên cứu hiện chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước
thải tập trung. Một số tuyến đường chính đã có hệ thống cống chung, hướng
thoát chủ yếu ra các khu vực trũng, chưa có đơn vị quản lý vận hành.
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng bể tự hoại, nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn
khoảng trên 90%, góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.


×