Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý hệ thống thoát nước tại thị trấn hương canh – tỉnh vĩnh phúc (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THANH SƠN

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
THỊ TRẤN HƯƠNG CANH – HUYỆN BÌNH XUYÊN – TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THANH SƠN
KHÓA 2017-2019

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
THỊ TRẤN HƯƠNG CANH – HUYỆN BÌNH XUYÊN – TỈNH
VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình


Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGHIÊM VÂN KHANH

Hà Nội, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo là giảng viên
Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp tác
giả thu nhận những kiến thức quý báu chuyên ngành Quản lý đô thị & công
trình trong thời gian học tập tại Trường và các thầy, cô giáo trong tiểu ban
theo dõi, hướng dẫn Luận văn đã tận tình giúp đỡ, đặc biệt là cô giáo PGS.TS.
Nghiêm Vân Khanh đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo, chỉnh sửa bản thảo để
bây giờ nội dung Luận văn được hoàn thiện.
Tuy đã cố gắng nhưng do kiến thức của bản thân, cũng như thời gian
còn hạn chế nên nội dung Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả
rất mong được sự đóng góp, tham gia ý kiến của Hội đồng khoa học Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội, các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè, đặc biệt
là ý kiến sắp tới của các thầy, cô giáo phản biện đối với Luận văn này để nội
dung Luận văn được hoàn thiện và đề tài nghiên cứu của tác giả có tính thực
tiễn cao hơn nữa.
Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Yên, ngày …… tháng ..… năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thanh Sơn



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nghiêm Vân Khanh. Các số
liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thanh Sơn


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ TRẤN HƯƠNG CANH ...................................... 4
1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Hương Canh .............................................. 4
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: ........................................................... 4
1.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội. .................................................................. 6
1.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước. ............................................................ 15
1.2.1. Hiện trạng thu gom nước thải ........................................................... 15
1.2.2. Hiện trạng xử lý nước thải và vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt: ...... 23
1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước: ............................. 25

1.4. Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống thoát nước. .............................. 29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC ...................................................................................................................... 32
2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống thoát nước ..................................... 32
2.1.1. Các văn bản pháp lý cấp trung ương .................................................. 32
2.1.2. Các văn bản quản lý cấp địa phương: ................................................ 32
2.1.3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế, thi công, nghiệm
thu và quản lý hệ thống thoát nước .............................................................. 33
2.2. Các yêu cầu và nhiệm vụ trong quản lý hệ thống thoát nước tại thị
trấn Hương Canh. .......................................................................................... 34
2.2.1. Các yêu cầu cơ bản về quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nước đô thị . 34
2.2.2. Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức quản lý hệ thống thoát nước đô
thị .................................................................................................................. 42


2.3. Định hướng phát triển thoát nước tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030
tầm nhìn 2050. ................................................................................................ 48
2.3.1. Định hướng phát triển thoát nước .................................................... 48
2.3.2. Các mục tiêu đặt ra: ........................................................................... 51
2.4. Các bài học kinh nghiệm về quản lý Hệ thống thoát nước tại các đô
thị hiện nay...................................................................................................... 53
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước đô thị trong nước ............ 53
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước đô thị trên thế giới .......... 62
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC TẠI THỊ TRẤN HƯƠNG CANH............................................................ 66
3.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nước .................... 66
3.1.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải ....... 66
3.1.2. Đề xuất giải pháp quản lý vận hành trạm xử lý nước thải ................. 71
3.1.3. Đề xuất hoạt động quản lý trong cải tạo, nạo vét các hồ điều hòa
và hệ thống sông ngòi: ................................................................................. 75

3.1.4. Đề xuất áp dụng phần mềm quản lý tài sản mạng lưới thoát nước
đô thị ............................................................................................................. 76
3.1.5. Đề xuất giải pháp thoát nước cho nhũng vị trí thường bị úng ngập
cục bộ và tăng cường quản lý cos cao độ của toàn thành phố ..................... 77
3.2. Đề xuất giải pháp về mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước .. 78
3.2.1. Đề xuất và lựa chọn mô hình tổ chức quản lý thoát nước. ............... 78
3.2.2. Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước .................... 83
3.3. Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách ................................................. 94
3.3.1. Tăng cường sự quản lý của chính quyền địa phương ........................ 94
3.3.2. Hướng tới việc thu phí thoát nước thải .............................................. 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Nội dung

STT Hình

Trang

1

1.1

Đầu tư xây mới các cống thoát nước chung

24


2

1.2

Hiện trạng mương hở gây mất vệ sinh

25

3

1.3

Lụt tại Sông Cánh

26

4

1.4

Lụt tại TDP Hương Ngọc

26

5

1.5

Một số điểm xả nước thải sinh hoạt hiện trạng


27

6

1.6

Người dân chủ động sửa hệ thống thoát nước
ngoài nhà

34


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Bảng

Nội dung
Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Hương Canh

Trang

1

1.1

2

1.2

3


1.3

4

2.1

So sánh các loại hình thoát nước

42

5

2.2

Hiện trạng thoát nước thải thành phố Huế

60

6

3.2

So sánh công nghệ trạm xử lý

78

Thống kê về hiện trạng thu gom nước thải thị
trấn
Kết quả phân tích mẫu nước thải tại 1 số khu
vực


18
25

29


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT

Sơ đồ

Nội dung

1

1.1

Bản đồ hành chính thị trấn Hương Canh

7

2

1.2

Hiện trạng đấu nối hộ gia đình

21


3

1.3

Sơ đồ quản lý hệ thống thoát nước

31

4

2.1

5

3.1

6

3.2

Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Nhà nước Môi
trường và Công trình Đô thị Huế
Đề xuất mô hình quản lý hệ thống thoát nước
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần cấp thoát
nước số 1 Vĩnh Phúc

Trang

62
88

92


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
- Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, là tỉnh nằm
trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên tính đến 31/12/2017
là 1.231,76 km², dân số 1.114.488 người. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của
châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực
chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng
bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo.
- Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong
những điểm dân cư lớn nhất trên địa bàn tỉnh. Cùng với quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, thị trấn Hương Canh đã có sự phát triển vượt bậc
về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế và tập
trung dân số thì thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hệ thống thoát
nước của thị trấn còn rất nhiều thiếu xót và hạn chế. Nước thải sinh hoạt, bệnh
viện, nước thải từ các làng nghề, nước thải chăn nuôi, rác thải,..…chưa được
quản lý hiệu quả, hầu hết là xả ra ao, hồ dẫn đến sông Phan và môi trường
sống xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng , đời sống của nhân dân bị giảm
xuống rõ rệt.
- Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại trên là do: hệ thống thoát nước, thu gom và
xử lý nước thải chưa được ưu tiên đầu tư đúng yêu cầu và chưa theo kịp với
sự phát triển của đô thị; cơ chế, chính sách quản lý thoát nước chưa phù hợp;
hoạt động cơ quan quản lý còn mang tính bao cấp, chưa tự chủ về tài chính;
thiếu sự phối hợp đồng bộ trong đầu tư phát triển, quản lý và vận hành các
công trình thoát nước.
Vì vậy, đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý hệ thống thoát nước tại thị trấn

Hương Canh – tỉnh Vĩnh Phúc” là cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ
môi trường và phát triển đô thị bền vững


2

Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước tại thị trấn nói
trên.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống thoát
nước tại thị trấn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống thoát nướcthải tại thị trấn
Hương Canh – tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên c ứu: Thị trấn Hương Canh.
Nội dung nghiên cứu:
- Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước tại thị trấn Hương Canh.
- Cơ sở lý luận, thực tiễn liên quan đến công tác quản lý hệ thống thoát nước
tại thị trấn
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống thoát nước cho thị
trấn.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích
- Phương pháp chuyên gia
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá có hệ thống về công tác quản lý hệ thống thoát nước để
đưa ra các đề xuất mang tính thực tiễn, áp dụng các biện pháp quản lý dựa
trên khoa học- công nghệ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động

của hệ thống thoát nước tại thị trấn.


3

- Đề xuất quy chế quản lý hệ thống thoát nước nhằm đưa quá trình quản lý,
vận hành hệ thống thoát nước vào quy củ, có hệ thống, góp phần bảo vệ môi
trường, đặc biệt là môi trường nước đang ngày một ô nhiễm, nâng cao mức
sống của người dân xung quanh, phát triển bền vững.


4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ TRẤN HƯƠNG CANH
1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Hương Canh

1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
a, Vị trí địa lý:
Hương Canh nằm ở phía Đông Nam của huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh
Phúc, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km với diện tích là 9,95
km² và dân số 16.818 người.
Thị trấn Hương Canh thuộc vùng trung du Bắc Bộ, có đường quốc lộ 2A
chạy qua. Phía Bắc giáp với xã Quất Lưu, xã Tam Hợp; phía Nam giáp với xã
Đạo Đức; phía Đông giáp với xã Sơn Lôi; phía Tây giáp với xã Tân Phong.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thị trấn Hương Canh [3]
[Nguồn: Trang thông tin điện tử Google map]



5

b, Đặc điểm địa hình:
Cao độ mặt đất trung bình của thị trấn là 10,3m, cao nhất là 12,5m, thấp
nhất là 6m, có độ dốc trung bình có độ dốc < 500, nghiêng dần từ Bắc xuống
Nam.
Thị trấn Hương Canh có địa hình đồng bằng, xung quanh có nhiều ao, hồ
và có hai con sông chảy qua đó là sông Phan và sông Cánh. Các hồ đầm này
kết hợp với Sông Cánh và Sông Phan hình thành hệ thống cây xanh – mặt
nước rộng lớn, có chức năng đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thoát nước và
xử lý nước thải, cũng như điều hòa không khí cho khu vực. Tuy vậy, do các
quá trình đô thị hóa phát triển mạnh tại địa phương, quá trình xây dựng tự
phát, do việc cơi nới, lấn chiếm của người dân, diện tích mặt nước khu vực
đang có xu hướng bị thu hẹp dần.
c. Đặc điểm khí hậu:
Nằm trong vùng trung du Bắc Bộ, thị trấn Hương Canh thuộc vùng nhiệt
đới gió mùa với khí hậu được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Trong đó, mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu tương đối
ôn hòa. Mùa Hạ nóng và mùa Đông lạnh tương ứng với 2 mùa là mùa mưa (từ
tháng 4 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau).
Các đặc điểm khí hậu có thể được tóm tắt như sau:
 Mùa mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1,131 đến 1,682 mm và
số ngày mưa kéo dài khoảng 130 đến 150 ngày. Gần 90% lượng mưa
hàng năm tập trung vào mùa mưa..
 Lượng mưa trung bình là 1630, 5mm trong đó mức cao trong tháng là
334,4 mm (tháng 7) và và thấp nhất 16,1mm (tháng 12).


6


 Nhiệt độ không khí trung bình thay đổi từ 16,3oC vào tháng Giêng đến
29,2o C vào tháng 7 và nhiệt độ trung bình cả năm là 23,7.
 Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,5% và chênh lệch không nhiều qua các
tháng trong năm, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông
 Hướng gió chính là Đông Nam với tuần suất là 34%, hướng Đông Bắc
với tần suất là 21%.
Một số vấn đề về biến đổi khí hậu
Trong giai đoạn 2010 - 2018, diễn biến thời tiết trên cả nước nói chung
và Vĩnh Phúc nói riêng có nhiều biến đổi bất thường: hiện tượng nắng nóng,
rét đậm, khô hạn hay mưa lũ xảy ra thường xuyên và phức tạp hơn. Thời tiết,
khí hậu có biểu hiện trở nên khắc nghiệt với hàng loạt các sự cố về môi
trường như: bão, lũ, lốc xoáy, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập đã gây
thiệt hại lớn cho người và tài sản.
Đặc biệt năm 2008, trận lũ lịch sử với lượng mưa trung bình từ 282644mm đã gây úng ngập gần như cục bộ trên thị trấn.
1.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội.
a, Tình hình chung [ Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
2018 của Ủy ban nhân dân thị trấn Hương Canh] [1]
- Tính đến năm 2018, Thị trấn Hương Canh được chia thành 19 tổ dân
phố bao gồm : Khu phố 1, khu phố 2, Lò Cang, Lò Ngói, Chợ Cánh, Kim
Phượng, Lang Bầu, Chuôi Ná, Nội Giữa, Đông Mướp, Vam Dộc, Chùa Hạ,
Đồng Nhất, Trong Ngoài, Nhất Nhị, Đồng Sậu, Bờ Đáy, Cửa Đồng, Thắng
Lợi. Hương Canh nổi triếng với nghề gốm, Nghề gốm Hương Canh có nguồn
gốc từ Thổ Hà, Bắc Giang. Những người thợ gốm Thổ Hà theo dòng sông


7

Cầu ngược lên sông Cà Lồ và dựng chân, đặt lò tại những gò cao ven sông,
như Gò Sành, Đồng Cang, Gò Dinh, Gò Cắt,
- Đến thế kỷ 19, những người giàu có trong làng Hương Canh ra các

khu Lò Ngói - Lò Cang bây giờ xây lò và thuê thợ tạo thành xóm làm gốm
ngoài làng tạo nên thương hiệu gốm Hương Canh nổi danh miền Bắc.
- Theo số liệu thống kê, dân số tại thị trấn Hương Canh năm 2018 là
16.818 người trong đó có 8.604 là nữ. Số hộ trên địa bàn là 4.737 hộ,
- Số lao động: 7.790 lao động. Trong đó lao động nông nghiệp: 3650;
Lao động phi nông nghiệp: 4.140 lao động.
- Mật độ dân số tại thị trấn Hương Canh là 1690 người/km2, gần gấp
đôi so với mật độ dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc (923 người/km2).
- Tổng thu nhập bình quân đầu người là: 37.818.000đ/năm.
- Thị trấn hương canh là trung tâm văn hóa- xã hội của huyện Bình
xuyên. Trên địa bàn của thị trấn hiện tại hiện tại có 3 trường mầm non, 2
trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và 2 trường trung học phổ thông.
- Cơ cấu kinh tế của thị trấn có xu hướng chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng,
Thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nhóm ngành Nông – lâm – thủy
sản. Ngành Thương mại – dịch vụ và Công nghiệp với tốc độ tăng trưởng
nhanh, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của thị trấn.
- Theo báo cáo kết của thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2018 của
thị trấn hương canh thì giá trí sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng đạt 54.307 tỷ đồng chiếm 16,35% 69,6% tỷ trọng trong cơ cấu kinh
tế của thị trấn, nông-lâm thủy sản đạt 56.617 tỷ đồng, chiếm 17,04%; thương


8

mại-khác đạt 221.304 tỷ đồng, chiếm 66,61% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế
của thị trấn.
b, Một số vấn đề cụ thể về tình hình kinh tế xã hội năm 2018:
* Nông nghiệp
Năm 2018, tình hình thời tiết tương đối thuận lợi cho việc sản xuất nông
nghiệp, sự chỉ đạo sản xuất đúng khung thời vụ nông lịch, tuyên truyền, vận

động nhân dân chăm sóc, thường xuyên phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nên
trồng trọt được mùa đạt năng suất, sản lượng cao. Chăn nuôi không phát sinh
dịch bệnh, giá cá tăng nên nhìn chung ngành nông nghiệp vượt kế hoạch đề
ra.
- Về trồng trọt :
+ Diện tích cây Lúa: 388 ha; Sản lượng 2343 tấn/KH 2.300 tấn, đạt
102%, so với cùng kỳ đạt 104,5% (cùng kỳ 2017: 2.241 tấn);
+ Diện tích cây Lạc: 21,5ha; Sản lượng 55,8 tấn;
+ Diện tích cây rau các loại: 19,63 ha; Sản lượng 182 tấn;
- Thủy sản
Tổng diện tích 195 ha.
- Chăn nuôi.(thời điểm 30/11/2018)
Trâu 70 con (giảm 5 con so với cùng kỳ năm 2017); bò 170 con (giảm
20 con so với cùng kỳ năm 2017 ); đàn lợn 2.500 con (tăng 100 kỳ năm
2017); đàn chó 1.200 con (tăng 100 so với cùng kỳ). Tổng đàn gia cầm
18.200 con (giảm 800 con so với cùng kỳ. Trong đó: gà 8.000 con; vịt 8.500
con; ngan, ngỗng 1200; gia cầm khác 500 con); gia súc khác 400 con.
* Tiểu thủ công nghiệp:


9

- Ngói, gốm, gang: Thị trấn có tổng số 9 cơ sở sản xuất ngói, gốm, gang.
- Mộc, gỗ, may mặc, than, hương nến, vàng mã:
Toàn Thị trấn có 71cơ sở (giảm 3 cơ sở so với cùng kỳ). Trong đó có: 12
cơ sở mộc, đồ gỗ, chế biến gỗ; 02 cơ sở sản xuất than tổ ong; 33 cơ sở vàng
mã; 24 cơ sở may mặc.
- Thủ công nghiệp chế biến và sản xuất khác
Tổng số 190 cơ sở trong đó: 160 cơ sở thủ công nghiệp chế biến và 30
nhóm thợ.

* Thương mại – dịch vụ - vận tải
- Thương mại
Tính đến 01/11/2018 Thị trấn có 713 cơ sở kinh doanh thương mại tăng
03 cơ sở so với cùng kỳ: Trong đó: Nhà hàng ăn uống có 72 cơ sở, hàng bán
đồ ăn nhỏ, lẻ 30 cơ sở; Bán đồ chế biến sẵn 50 cơ sở: cà phê giải khát 30 cơ
sở; lương thực 35 cơ sở; rau hoa quả 55 cơ sở; chế biến và buôn bán gia súc,
gia cầm 118 cơ sở; cá, tôm, đông lạnh 26 cơ sở; vật liệu xây dựng 32 cơ sở;
điện lạnh điện nước điện dân dụng 40 cơ sở; bán gas, bếp gas chất đốt 18 cơ
sở; bán văn phòng phẩm, đồ nhựa, gốm, xứ, đồ thờ 53 cơ sở; quần áo, vải,
giày dép, chăn ga 32 cơ sở; bán thuốc thú y, bảo vệ thực vật, phân bón vật tư
nông nghiệp 10 cơ sở; kinh doanh hàng tạp hóa, hàng khô, trứng 95 cơ sở;
bán ô tô 01 cơ sở; bán vàng bạc: 03 cơ sở; bán phụ tùng ô tô,xe máy, xe đạp
điện, xe đạp 13 cơ sở.
- Dịch vụ
Nhà nghỉ, khách sạn 10 cơ sở; nhà trọ 440 phòng; sửa chữa ô tô 10 cơ sở;
sửa chữa xe máy, đồ điện 16 cơ sở; cắt tóc, chụp ảnh cho thuê phông bạt,.. 95
cơ sở; khám chữa bệnh thuốc tây y 16 cơ sở; khám chữa bệnh thuốc nam 5 cơ


10

sở; Internet, karaoke, photo, dịch vụ dạy học 40 cơ sở; máy tuốt, máy làm đất,
máy gặt 13 máy; công ty xây dựng 9 công ty. Dịch vụ vân tải khác 83 chiếc.
- Vận tải
Toàn thị trấn có 265 ô tô các loại tăng 5 ô tô so với năm 2017.
* Công tác văn hóa xã hội
- Về giáo dục
Trên địa bàn Thị trấn có 5 trường học trong đó có 04 trường đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 và 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Chất lượng
giáo viên các bậc học ngày càng được nâng cao, 99% giáo viên đạt chuẩn. Cơ

sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư.
Trường Trung học cơ sở Hương Canh: Có tổng số: 44 cán bộ, giáo
viên (cán bộ quản lý: 02 đ/c; giáo viên: 39 đ/c; nhân viên: 03 đ/c). Trình độ
giáo viên: Đạt chuẩn = 12đ/c đạt 30,76%; trên chuẩn = 27 đ/c đạt 69,24%.
Tổng số 758 học sinh (tăng 11,6% so với cùng kỳ); với 19 lớp học. Tỷ lệ
học sinh giỏi, đạt 6,4%; Học sinh Khá đạt 41,6%, Học sinh TB chiếm 44,9%,
học sinh yếu chiếm7,1%. Hạnh kiểm tốt = 533 em, khá 198 em, trung bình
27 em.
Bậc Tiểu học: Có tổng số 78 cán bộ, giáo viên và nhân viên.Chất lượng
đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên đạt trên chuẩn và giáo viên đạt loại dạy
khá giỏi, không có giáo viên dạy trung bình.
Tổng số 1.589 học sinh (tăng 4,1% so với cùng kỳ) với 49 lớp học
Năng lực: Tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt 762 học sinh chiếm 47,9%; học
sinh hoàn thành: 813 học sinh đạt 51,2%, chưa hoàn thành 14 học sinh chiếm
0,9%.


11

Phẩm chất: Hoàn thành tốt 985 học sinh chiếm 61,99%, hoàn thành 594 học
sinh chiếm 37,38%; chưa hoàn thành 10 học sinh chiếm 0,63%.
Bậc học Mầm Non:Tổng số: 47 cán bộ, giáo viên, nhân viên (cán bộ
quản lý: 05; giáo viên 39; nhân viên 03). Chất lượng giáo viên: Đạt trên
chuẩn: 32 đ/c chiếm 82,1%; đạt chuẩn: 5 đ/c chiếm12,8%; dưới chuẩn 2 đ/c
chiếm 5,1%.
Số trẻ 904 với 27 lớp học (tăng 8,1% so với cùng kỳ): Trẻ suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân 24 trẻ chiếm 2,65% (giảm 0,45% so với cùng kỳ), trẻ suy
dinh dưỡng thể thấp còi 4,4% (giảm 1,5% so với cùng kỳ). 100% trẻ đến
trường được theo dõi cân nặng, chiều cao bằng biểu đồ tăng trưởng.
- Công tác khuyến học:

Công tác khuyến học, khuyến tài tại các khu, tổ dân phố ngày một được
quan tâm, Hội khuyến học thị trấn và các chi hội cơ sở đã phát huy tích cực vai
trò của mình, với tổng số 53 chi hội với 4.432 hội viên. Trong đó: 19 chi hội
trên 19 TDP với 3.684 hội viên; 25 Ban khuyến học dòng họ với 410 hội viên;
4 chi hội đoàn thể khác với 120 hội viên. Khen thưởng cho 1.668 cháu với tổng
số tiền là: 75.635.000đ
Quỹ khuyến học của các chi hội, TDP, Khu phố là 130.500.000đ.
- Công tác Y tế:
Thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân luôn được quan tâm, mạng lưới trạm y tế thị trấn gồm có 6 cán
bộ (01 bác sỹ, 03 y sỹ và 02 điều dưỡng) và 19 y tế thôn bản.
Trong năm 2018 có 6.097 lượt người khám, chữa bệnh tăng 66% so với
cùng kỳ, kiểm soát tốt các dịch bệnh không để xảy ra sự cố trong quá trình điều
trị.


12

Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia như: Phòng chống
bệnh lao (4 bệnh nhân), phòng chống bệnh phong (3 bệnh nhân), tâm thần,
động kinh (57 bệnh nhân), phòng chống HIV/AIDS (quản lý tại địa phương 01
bệnh nhân)
Chương trình tiêm chủng mở rộng: 98% trẻ em trong độ tuổi dưới 01 tuổi
được tiêm phòng Vacxin và uống Vitamin theo quy định.
Dân số KHHGĐ: Số trẻ sinh là 289 trẻ tăng 03 trẻ so cùng kỳ. Số phụ nữ
sinh con thứ 3 là 26 giảm 02 trường hợp so với cùng kỳ.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân < 5 tuổi 112/1564 trẻ = 7,1% giảm
0,2% so với cùng kỳ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi 172/1564trẻ = 11% giảm
2% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 1,3% tăng 0,1% so với cùng kỳ.

- Công tác văn hóa, thông tin thể thao:
Phối hợp với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tuyên truyền các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền các ngày lễ, ngày kỷ niệm
lớn bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng như: Tuyên truyền qua các hội
nghị, thông qua hệ thống băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, biểu diễn văn nghệ,
TDTT, hệ thống phát thanh của khu, TDP,.... Băng zon: 155 chiếc; khẩu hiệu:
15 chiếc; pano: 35 chiếc; Số buổi phát thanh 290 buổi/ 170 giờ.
Công tác thể dục thể thao: Tổng số 32 câu lạc bộ (tăng 03 CLB so với
cùng kỳ) trong đó: 18 CLB bóng chuyền hơi; 04 CLB bóng bàn; 01 CLB cầu
lông; 09 CLB khác.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư: Phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được nâng cao. Số hộ đạt gia
đình văn hóa là 3.934 hộ đạt 90,6% (so với cùng kỳ tăng 2,4%). Trong năm


13

2018, UBND Thị trấn đã phối hợp với các ban, ngành đoàn thể, các khu phố,
tổ dân phố trên địa bàn Thị trấn tổ chức 32 buổi biểu diễn văn nghệ với 530
tiết mục
Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa: Toàn Thị trấn có 06 di tích đã
được Nhà nước xếp hạng, trong đó có 04 di tích Quốc gia và 02 di tích cấp
tỉnh . Các tiểu ban đều hoạt động có nhiệt huyết. Tổ chức lễ dâng hương 3
Đình và Miếu được trang trọng đúng phong tục tập quán của địa phương được
nhân dân nhiệt tình ủng hộ.
* Tính đến ngày 30/11/2018, tiền các cơ sở gửi tín dụng là: Đình Hương
Canh: 97.265.000đ; Đình Hương Ngọc: 100.000.000đ; Đình Tiên Hường:
414.000.000đ; Miếu Thượng: 85.000.000đ; Chùa Kính phúc: 1.555.573.000đ;
Chùa Ma Hồng: 870.523.000đ.
- Về chính sách xã hội:

Tính đến nay Thị trấn đang quản lý là 313 đối tượng NCC; tiếp nhận và
đề nghị cấp trên giải quyết là 67 hồ sơ NCC và 75 hồ sơ BTXH; tiếp nhận hồ
sơ khác là 55 hồ sơ, cấp 742 thẻ BHYT cho các đối tượng bảo trợ xã hội
(Người cao tuổi, khuyết tật, hộ nghèo, cận nghèo, NCC, trẻ em dưới 6 tuổi).
Địa phương thực hiện tốt việc chi trả chế độ cho các đối tượng chính
sách, đảm bảo đúng đối tượng và kịp thời. Chi trả trợ cấp đối với NCC là
6.699.902.300đ. Chi trả mai tang phí NCC347.807.300đ (25 người), chi hỗ
trợ hỏa táng255.850.000đ (40 người) giảm 21 người so cùng kỳ; trợ cấp thăm
viếng mộ liệt sỹ 7.500.000 (04 gia đình) tăng 3 gia đình so cùng kỳ; hỗ
trợ Đảng viên từ 40 năm tuổi Đảng trở lên 20.223.000đ (10 người). Hỗ trợ
xây nhà mới cho 02 hộ gia đình người có công số tiền là 72.000.000đ (ngân
sách địa phương: 12 triệu, ngân sách nhà nước: 60 triệu).
- Công tác giảm nghèo:


14

Công tác xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm để
giảm nghèo bền vững. Số hộ nghèo 91 hộ chiếm 1,92% (giảm 0,38% so với
cùng kỳ), số hộ cận nghèo 74 hộ chiếm 1,56% (tăng 0,07% so với cùng kỳ).
Số hộvay vốn ngân hàng chính sách là: 350 hộ (giảm 16 hộ) số tiền vay =
12.467.100.000đ giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2017. Các hộ vay sử dụng
đúng mục đích sản xuất, phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao, nhằm xóa
đói giảm nghèo bền vững.
- Hiện trạng sử dụng đất:
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Hương Canh [4]
[Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Bình Xuyên 2016].
STT

1

1.1
1.1.1

Mục đích sử dụng đất

DT năm 2010

Tổng diện tích tự nhiên

14.847,31

Đất nông nghiệp

10.293,65

Đất sản xuất nông nghiệp

6.299,41

Đất trồng cây hàng năm

5.225,01

1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác

4.639,94
1,21
583,86


Đất trồng cây lâu năm

1.074,40

1.2

Đất lâm nghiệp

3.633,59

1.2.1

Rừng sản xuất

1240,54

1.2.2

Rừng trồng phòng hộ

1.2.3

Rừng đặc dụng

1.1.2

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản


1.4

Đất làm muối

130,09
2.262,96
346,29


15

Mục đích sử dụng đất

STT
1.5

Đất nông nghiệp khác

2

Đất phi nông nghiệp

DT năm 2010
14,36
4.471,69

Đất ở

658,67


2.1.1

Đất ở nông thôn

455,57

2.1.2

Đất ở đô thị

2.1

2.2

Đất chuyên dùng

203,1
3.293,05

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

2.2.2

Đất quốc phòng

2.2.3


Đất an ninh

2.2.4

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

1.533,66

2.2.5

Đất có mục đích công cộng

1.356,27

21,71
371,93
9,48

2.3

Đất tôn giáo tín ngưỡng

22,15

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

84,65


2.5

Sông suối và mặt nước chuyên dùng

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

401,17
12

Đất chưa sử dụng

81,97

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

77,61

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

3

1.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước.
1.2.1. Hiện trạng thu gom nước thải
 Đối với thoát nước thải:

a, Thoát nước hộ gia đình.

4,36


16

Theo báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài
nguyên – môi trường và phát triển bền vững năm 2016 của UBND huyện
Bình Xuyên thì hiện nay trên địa bàn thị trấn Hương Canh có:
- Tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đối với đô thị khoảng 87,9 %.
- Tỷ lệ dân số được tiếp cận vệ sinh môi trường hợp vệ sinh khoảng
63,1%.
Khảo sát các tổ dân phố trên địa bàn cho thấy: Tỷ lệ đấu nối với hệ thống
bên ngoài của các hộ dân phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế. Tại các
thị trấn và vùng nông thôn có làng nghề truyền thống số hộ đấu nối đạt tỷ lệ
cao > 70%. Còn tại các vùng nông nghiệp thuần nông dân còn nghèo thì nước
thải chủ yếu là tự thấm vào đất, chỉ có các hộ dân ở trung tâm nơi có giao
thông phát triển có bể phốt và được đấu nối với hệ thống thoát nước bên
ngoài.
Kết quả tham vấn 804 hộ dân tại các 19 tổ dân phố trên địa bàn thị trấn
(mỗi một tổ dân phố tam vấn khoảng 40 hộ) của tư vấn SA thuộc dự án quản
lý môi trường nước- vay vốn Ngân hàng thế giới của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
cho thấy:
+ Về đấu nối thoát nước hộ gia đình:
Có 512 hộ có đấu nối với hệ thống cống chung chiếm 63,68%; 295 hộ
chưa có đấu nối chiếm 36,32% trong đó tự thấm xuống đất 72 hộ chiếm 9,0%,
chảy thẳng vào sông hồ 220 hộ chiếm 27,36%.
Số hộ dân sẵn sàng đấu nối 280 hộ chiếm 95,88% số hộ chưa đấu nối,
trong đó có 240 hộ sẵn sàng đấu nối ngay chiếm 82,2% và 40 hộ đấu nối khi

điều kiện cho phép chiếm 13,68%, số hộ dân không sẵn sàng đấu nối 12 hộ
chiếm 4,12% trên số hộ chưa đấu nối.


×