Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan di tích lịch sử văn hóa tại làng bình đà xã bình mình huyện thanh oai (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.86 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN DUY QUÂN

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TẠI LÀNG BÌNH ĐÀ
XÃ BÌNH MINH, HUYỆN THANH OAI, TP. HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN DUY QUÂN
KHÓA: 2017-2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TẠI LÀNG BÌNH ĐÀ
XÃ BÌNH MINH, HUYỆN THANH OAI, TP. HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình
Mã số



: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS. LÊ QUÂN

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------------

NGUYỄN DUY QUÂN
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TẠI LÀNG
BÌNH ĐÀ XÃ BÌNH MINH HUYỆN THANH OAI,
TP HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. KTS. LÊ QUÂN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. ĐỖ TÚ LAN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN.
Luận văn thạc sỹ là kết quả đánh giá lại những kiến thức trong quá
trình học tập, và nghiên cứu, tổng kết trong quá trình học Thạc sỹ cũng như là
thành quả cuối cùng thể hiện những nỗ lực và cố gắng của học viên cao học
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Để có được tới ngày hôm nay, tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô giáo Khoa Đào
tạo Sau đại học, Khoa Quản lý đô thị và công trình đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS.KTS. Lê Quân. Người
thầy đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn để tôi có
thể hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định. Những đóng góp, ý kiến của
thầy là rất quan trọng góp phần hoàn thành cho luận văn.
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến bạn tập thể lớp CH17QL2 đã luôn
động viên, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành bài luận văn.
Do khối lượng kiến thức nghiên cứu thực hiện tương đối lớn, thời gian
chuyển bị thực hiện và sự hiểu biết cá nhân hữu hạn nên đề tài không tránh
khỏi những sai sót. Rất mong được những nhận xét và đóng góp ý kiến của
quý thầy cô và bạn bè.
Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô có nhiều sức khỏe để tiếp tục sự
nghiệp giáo dục thế hệ mai sau.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Duy Quân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu được tìm hiểu rõ ràng, kết quả nêu trong bài luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Duy Quân


Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục các hình minh họa
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
* Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................. 1
* Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................. 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 4
* Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................ 5
* Các khái niệm, thuật ngữ:......................................................................... 6
NỘI DUNG ................................................................................................... 9

CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, TẠI LÀNG BÌNH
ĐÀ XÃ BÌNH MINH, HUYỆN THANH OAI. ........................................... 9
1.1. Khái quát chung về hệ thống các di tích của làng Bình Đà:................ 9
1.1.1. Vị trí địa lý, các di tích lịch sử làng Bình Đà: ....................................... 9
1.1.2. Các di tích cấp quốc gia được xếp hạng tại Làng Bình Đà. ................ 13
1.2. Thực trạng không gian kiến trúc, cảnh quan các di tích lịch sử văn
hóa, tại Làng Bình Đà xã Bình Minh. ....................................................... 22
1.2.1. Thực trạng chung của các di tích văn hóa lịch sử của Làng Bình Đà: . 22
1.3.2. Bộ máy và phương thức quản lý: ........................................................ 31
1.4. Các công trình nghiên cứu về quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan, các khu di tích lịch sử văn hóa. ....................................................... 32
1.5. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các khu di tích lịch sử văn
hóa trong khu vực và trên thế giới. ........................................................... 33
1.6. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử văn hóa. .............................. 35


CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, TẠI
LÀNG BÌNH ĐÀ. ....................................................................................... 37
2.1. Cơ sở pháp lý: ...................................................................................... 37
2.1.1. Các Hiến chương và Công ước quốc tế:.............................................. 37
2.1.2. Các văn bản pháp quy liên quan: ........................................................ 40
2.2. Cơ sở lý thuyết: .................................................................................... 42
2.3. Cơ sở thực tiễn:.................................................................................... 44
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng tác động tới quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan di tích lịch sử văn hóa, tại Làng Bình Đà xã Bình Minh. ....... 44
2.4.1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................. 44
2.4.2.Điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội: .................................................... 47

2.5. Bài học kinh nghiệm về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .... 48
2.5.1. Kinh nghiệm trong nước: .................................................................... 48
2.5.2. Kinh nghiệm nước ngoài .................................................................... 50
2.5.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn.................................... 54
2.6. Định hướng bảo tồn và phát triển văn hóa các di tích....................... 55
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN CHO CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA,TẠI
LÀNG BÌNH ĐÀ XÃ BÌNH MINH. .......................................................... 56
3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý. ..................................................... 56
3.1.1. Quan điểm: ......................................................................................... 56
3.1.2. Nguyên tắc: ........................................................................................ 56
3.2. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc các di tích theo quy hoạch. 58
3.2.1. Xác định danh giới quản lý không gian kiến trúc cho hệ thống di tích.67
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện về chính sách quản lý. ........................................ 70
3.2.3 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý. ...................................................... 72
3.3. Phương thức quản lý không gian kiến trúc cảnh quan có sự tham gia
đóng góp của cộng đồng. ............................................................................ 76
3.3.1. Nâng cao nhận thức của công đồng dân cư trong công tác quản lýkhông
gian kiến trúc cảnh quan các khu di tích lịch sử văn hóa tại địa phương. ...... 76
3.3.2 Cách thức tham gia. ............................................................................. 78
3.3.3. Phương thức tham gia. ........................................................................ 79


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ................................................ 81
KẾT LUẬN.................................................................................................. 81
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

KDTVH

Khu Di tích văn hóa

BQLDT

Ban quản lý di tích

UBND

Ủy ban nhân dân

QHDTVH

Quy hoạch di tích văn hóa

KG,KTCQ

Không gian kiến trúc cảnh quan

Bộ VHTT &

Bộ văn hóa thông tin và du lịch

DL
QH12


Quốc Hội khóa 12


DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ MINH HỌA
Số hiệu
bảng biểu
Bảng 1.1

Tên bảng biểu, Sơ đồ
Bảng tổng hợp danh mục các di tích LSVH đã

Số trang
11

được công nhận xếp hạng tại Làng Bình Đà.
Sơ đồ 1.1

Bộ máy tổ chức quản lý khu di tích 2 Đền.

31

Sơ đồ2.2

Bộ máy các ban ngành trong quản lý các di

74

tích lịch sử văn hóa.
Sơ đồ3.3


Ban quản lý các di tích lịch sử văn hóa Làng
Bình Đà.

76


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Bản đồ thể hiện vị trí các di tích tại Làng Bình
Đà được trích từ xã.

12

Hình1.2

Ảnh đền nội Bình Đà được sưu tầm năm 1990.

14

Hình1.3

Ảnh Đền Nội Bình Đà được chụp gần đây.


15

Hình1.4

Bức phù điêu đã được công nhận là Bảo vật
Quốc gia.

16

Hình1.5

Ảnh đền ngoại hiện nay đã được cải tạo năm

17

2011.
Hình1.6

ảnh khuôn viên đền ngoại hiện nay đã được cải
tạo năm 2011.

18

Hình1.7

Ảnh di tích miếu thờ bà chúa miễu đã xếp hạng di
tích.

19


Hình1.8

Ảnh cổng vào di tích miếu thờ bà chúa miễu đã
được xếp hạng.

20

Hình1.9

Ảnh cây trôi,được công nhận cây di sản Việt

21

Nam.
Hình1.10

Ảnh khu vực đường vào bị xâm lấn họp chợ.

Hình 1.11 Mặt bằng thực trạng sử dụng đất xây dựng tại di

22
23

tích Đền Nội.
Hình1.12

Ảnh toàn cảnh khu di tích Đền Nội nhìn từ trên

24


cao.
Hình1.13

Hình1.13 Ảnh toàn khu đường dạo di tích Đền
Nội cũng thành nơi họp chợ.

25


Hình1.14

Mặt bằng thực trạng tu bổ tôn tạo tại di tích Đền

26

Ngoại.
Hình 2.1

Ảnh Phu Văn Lầu trên bài viết của TS.Phan

49

Thanh Hải.
Hình 2.2

Ảnh thành phố Pompeii từng bị phun trào sau trận

51


núi lửa.
Hình 2.3

Ảnh Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng ở Thành phố cổ

52

Bình Dao.
Hình 2.4
Hình 3.1

Ảnh Thành phố New Delhi được UNESCO di sản
thế giới.
Mặt bằng quy hoạch sử dụng đất khu di tích đền

54

58

nội.
Hình 3.2

Mặt bằng quy hoạch tổng thể kiến trúc cảnh quan

59

di tích đền nội.
Hình 3.3

Mặt bằngchiếu sáng tổng thể khu di tích Đền


63

Nội.
Hình 3.4

Bản đồ quy hoạch vùng bảo vệ các di tích Làng
Bình Đà.

64


1

MỞ ĐẦU
* Lý do lựa chọn đề tài
Không gian kiến trúc cảnh quan là một phần không thể thiếu trong quy
hoạch kiến trúc và phát triển đô thị, nhất là trong bối cảnh thực tại hiện nay đô
thị hóa đang được thúc đẩy phát triển mạnh diễn ra ở khắp mọi nơi, trong quá
trình phát triển kinh tế hiện nay, quyết định trực tiếp đến sự hình thành chiến
lược nâu dài qua từng thời kỳ, góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế,
chính sách của Nhà nước.
Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan nói chung và di tích
lịch sử văn hóa nói riêng. Trong giai đoạn thực hiện đổi mới hiện nay các
công trình di tích lịch sử văn hóa có một vị trí, ý nghĩa rất lớn trong công tác
quản lý phát triển và bảo tồn các giá trị của Nhà nước, đồng thời góp phần
duy trì, lưu giữ các di tích có giá trị lịch sử cao mà hiệu quả của nó đem lại
những giá trị về vật chất và tinh thần không hề nhỏ cho xã hội ngày nay. Quản
lý không gian khu di tích lịch sử văn hóa và môi trường sống xung quanh là
một hoạt động quản lý đặc thù, phức tạp luôn có những biến động, nhất là

trong bối cảnh điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý
của nhà nước chưa được hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn biến đổi như ở
nước ta hiện nay.
Làng Bình Đà xã Bình Minh là một trong những nơi có truyền thống
lịch sử văn hóa lâu đời, bao gồm có 13 di tích lịch sử với một hệ thống đình,
đền chùa với rất nhiều các di tích lịch sử có liên đại hàng trăm năm. Trong đó
phải kể tới 4 di tích đã được xếp hạng công nhận di tích quốc gia, các hệ
thống đền chùa, miếu mạo vẫn còn gìn giữ được cho đến tận ngày nay. Làng
Bình Đà thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai nằm trên trục đường có tuyến
quốc lộ 21B chạy qua. Trong thời kì phát triển kinh tế thị trường như hiện nay
đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của thời gian, nét đẹp văn hóa của cây đa


2

giếng nước mái đình vẫn còn hiện hữu quanh chúng ta, không những mang
đậm nét dấu ấn cổ kính của di tích mà nó còn đi vào lịch sử của thơ ca và
được lưu giữ cho đến ngày nay.
Trên thực tế để quản lý được tốt kiến trúc các không gian bao quanh khu
di tích, ta cần phải có giải pháp quản lý nhằm đảm bảo các yếu tố không gian
kiến trúc, cây xanh, mặt nước, môi trường cảnh quan. Không chỉ ở bên trong
và bên ngoài khu di tích, mà cả các khu vực liền kề bao quanh khu di tích đều
cần được bảo vệ quản lý, để phù hợp với cảnh quan truyền thống không làm
phá vỡ đi những giá trị lịch sử của làng, của một di tích lịch sử văn hóa.
Thông qua đó góp phần bảo tồn các giá trị đặc trưng, hay những dấu ấn lịch
sử văn hóa của di tích đã để lại.
Xoay quanh vấn đề quản lý kiến trúc cảnh quan và không gian sống,
luôn là một vấn nạn nhức nhối của các nhà quản lý hiện nay. Mật độ dân cư
đông, quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh đã làm mất đi môi trường sống
tự nhiên vốn có của nó. Cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém hạn chế, công tác

tổ chức nhân sự quản lý còn nhiều bất cập. Nên công tác quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan, văn hóa xã hội và đời sống môi trường xung quanh khu
di tích còn gặp nhiều khó khăn, bất cập và hạn chế, là ý thức của cộng đồng
tham gia trong công tác bảo vệ, chấp hành theo quy định đề ra còn chưa được
chú trọng và nâng cao. Bên cạnh đó một số không gian công cộng, của di tích
còn bị xây dựng xâm lấn, xây dựng phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, quy
định được đề ra trên địa bàn, đã làm mất đi kiến trúc cảnh quan chung. Bên
cạnh đó một số công trình di tích văn hóa, đã bị xuống cấp vì đã trải qua
quãng một thời gian dài sử dụng, tuy nhiên việc duy tu bảo dưỡng vẫn chưa
được chú trọng, phân định rõ trách nhiệm thuộc về ai, sự đùn đẩy giữa các
ban ngành trong tổ chức quản lý trực thuộc phân công vẫn chưa rõ ràng về
nghĩa vụ và quyền hạn của ai.


3

Nhận thức rõ tâm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, và bảo vệ
sử dụng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh du lịch. Ngày
29/6/2001Quốc hội đã ban hành, luật di sản văn hóa số 28/2001/QH/10 và
được sửa đổi bổ sung theo luật số 32/2009/QH12.Luật di sản ra đời với mục
tiêu nhận dạng phân loại, phân cấp quản lý nhằm bảo tồn và phát huy các giá
trị của di tích, đặc biệt là nhằm lưu giữ lại các hiện vật, bảo vật những dấu
tích lịch sử mà nó hàm chứa.
Do vậy công tác quản lý để sử dụng không gian kiến trúc cảnh quan trong
pham vi làng xã, và khu di tích lịch sử văn hóa trong khu vực đã trở thành một
vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp thiết hiện nay, đối với chính quyền xã và các
cấp ban ngành địa phương của huyện, cũng như các di tích văn hóa trên cả
nước.
...Từ những bài học thực tiễn trên, học viên đã nghiên cứu lựa chọn đề
tài: “Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan di tích lịch sử văn hóa tại

Làng Bình Đà xã Bình Mình huyện Thanh Oai” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình. Mong muốn qua đây nhằm góp phần hoàn thiện hơn, công
tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử văn hóa của Làng
Bình Đà cho khu vực xã Bình Minh, Huyện Thanh Oai nói riêng và trên địa bàn
thành phố Hà Nội nói chung.
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm ra các mặt hạn chế trong quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
các di tích lịch sử văn hóa tại Làng Bình Đà xã Bình Minh.
- Đề xuất một số giải pháp có hiệu quả, nhằm hoàn thiện công tác quản
lý và gìn giữ các khu di tích lịch sử văn hóa ,để góp phần giáo dục lưu truyền
những nét đẹp tâm linh mang giá trị truyền thống riêng biệt của địa phương,
đóng góp một phần tất yếu vào công cuộc xây dựng văn hóa Làng xã quê


4

hương, là điểm đến thu hút du lịch, giao thương buôn bán trong khu vực, cũng
như cộng xã hội trong và ngoài khu vực huyện Thanh Oai.
- Nhằm nâng cao công tác quản lý có hiệu quả hơn trong việc bảo vệ di
tích, góp phần xây dựng Làng Bình Đà xã Bình Minh, huyện Thanh Oai ngày
một văn minh, giầu đẹp và hiện đại hơn.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan di tích lịch sử văn hóa tại Làng
Bình Đà xã Bình Minh, huyện Thanh Oai.
- Phạm vi nghiên cứu:
Các cơ sở quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan các di tích lịch sử
văn hóa, được xếp hạng tại Làng Bình Đà xã Bình Minh trên địa bàn huyện
Thanh Oai,TP Hà Nội.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 2018 đến năm 2021.

* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thực tiễn, thu thập số liệu: Thu thập tài liệu có
liên quan tổng hợp thống kê, tương tác để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, thiết
lập hình ảnh làm căn cứ dẫn chứng xem xét đánh giá và phân tích sự việc,hiện
tượng các di tích trên địa bàn Làng Bình Đà xã Bình Minh.
- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích để đưa ra các
phương hướng giải quyết phù hợp: Với mục tiêu nhận thức tầm quan trọng
của di tích, đơn giản hóa các vấn đề trong quản lý, tổng hợp các phương pháp
đã có trên thực tiễn và phân tích đánh giá tối ưu hiện thực hóa các biên pháp
để định lượng đối tượng và xử lý thông tin cho các phạm trù nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa và phát huy các giá trị là kết quả của các đề tài đã
nghiên cứu trước kia và các dự án quan trọng khác có liên quan: Thông qua
các bài viết,bài báo dựa trên các căn cứ luận điểm thực tiễn của quá trình


5

nghiên cứu, nhằm phát triển các phương pháp kế thừa để đánh giá các giá trị
của di tích văn hóa.
- Phương pháp chuyên gia, lấy ý kiến phân tích của các chuyên gia, các
nhà khoa học để làm luận chứng: Tổng hợp các ý kiến thông tin của chuyên
gia, làm luận điểm để tham khảo bổ sung đánh giá, duy trì bảo tồn các di sản,
đặc biệt là với mục đích nâng cao công tác quản lý kiến trúc cảnh quan khu di
tích lịch sử văn hóa Làng Bình Đà xã Bình Minh.
- Phương pháp xã hội học kêu gọi sự tham gia đóng góp của cộng đồng:
Đối với các di tích cấp quốc gia luôn cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của
cộng đồng, trong công tác bảo tồn đề cao các giá trị lịch sử văn hóa để tuyên
truyền giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ di tích của cộng đồng góp phần gìn
giữ các giá trị cho thế hệ mai sau.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh nhằm đưa gia đề xuất những giải pháp

thực hiện phù hợp: Là lấy dẫn chứng của các đề tài khoa học, các công trình
đã được nghiên cứu với mục đích đối chiếu và so sánh từ những yếu tố thực
tiễn đã được chứng minh bằng các giải pháp, quan điểm hiện thực để đưa gia
những giải pháp sao cho phù hợp.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần làm hoàn thiện hơn các lý luận về quản lý
sử dụng các không gian kiến trúc cảnh quan của một khu di tích lịch sử văn
hóa đối với môi trường sống của người dân xung quanh khu di tích trên địa
bàn xã.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần trực tiếp vào khắc phục các quy định
quản lý liên quan đến việc sử dụng các không gian kiến trúc cảnh quan đã
được quy hoạch của một khu di tích lịch sử văn hóa và môi trường sống xung
quanh, cùng với trật tự xây dựng trên địa bàn Làng Bình Đà xã Bình Minh và
trong khu vực huyện Thanh Oai.


6

* Các khái niệm, thuật ngữ:
1. Di tích lịch sử, văn hóa:
Di tích lịch sử, văn hoá được quy định khái quát và đầy đủ hơn trong Luật
di sản văn hoá. Di tích lịch sử văn hoá không chỉ là những công trình xây dựng,
địa điểm di tích, mà còn bao gồm các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của công
trình, tại địa điểm, trên bàn vùng miền đó được xác mang những giá trị khoa học
lịch sử còn sót lại trong quá khứ.
2. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan:
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan là một trong những hoạt động,
nhằm duy trì bảo tồn cảnh quan vào công tác quy hoạch, hoạch định các
phương hướng phát triển, để các hoạt động đó đạt được mục tiêu phát triển
của chính quyền địa phương và quản lý phát triển quy hoạch của huyện.

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan là một phương pháp nghiên cứu
khoa học tổng thể được xây dựng trên cơ sở của nhiều đề tài chuyền ngành,
bao gồm các hệ thống chính sách, cơ chế pháp lý. Các biện pháp hoạch định
phương thức được chính quyền địa phương hay các cấp sử dụng để quản lý và
kiểm soát quá trình xây dựng và phát triển của vùng hay địa phương. Theo
nghĩa rộng thì quản lý không gian kiến trúc cảnh quan là quản lý trật tự xây
dựng của con người và không gian sống (nhà ở,nơi làm việc, đường đi lại,khu
vực công cộng chung…) ở trong vùng di tích lịch sử văn hóa đã được xếp
hạng.
3. Không gian di tích :
Không gian di tích là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc
của một di tích có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật
kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến
trúc đơn lẻ có giá trị đặc biệt về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai
đoạn lịch sử. Sự hình thành và phát triển, thay đổi của không gian di tích phụ


7

thuộc vào sự phát triển hình thành đặc điểm của đời sống cộng đồng, vốn
không giống nhau giữa các nền văn hóa khác nhau, ở các thời điểm khác
nhau. không gian di tích” dựa trên định nghĩa phổ biến là cho bất kỳ một
không gian di tích cụ thể nào mà người dân có thể đến thực hiện những tín
ngưỡng đời sống tâm linh.
4. Di sản văn hoá: (quy định tại Luật Di sản văn hoá) Bao gồm các di
sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật
chất có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác ở nước Việt Nam.
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, nhân
văn, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, lưu truyền bằng truyền miệng,

truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm
tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ
công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về
trang phục truyền thống của dân tộc và những tri thức dân gian có giá trị đặc
trưng khác.
5. Di tích: Theo từ điển Hán –Việt: Tàn tích, dấu vết, dấu tích còn lại của
quá khứ còn lưu giữ hay để lại có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học;
6.Bảo Tồn: Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia. Là hoạt động nhằm gìn giữ, bảo vệ phòng ngừa và hạn chế
những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc
vốn có của một di tích văn hóa - lịch sử, các địa danh, không gian danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.


8

* Cấu trúc luận văn:
MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, TẠI LÀNG BÌNH ĐÀ
XÃ BÌNH MINH HUYỆN THANH OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHƯƠNG II


CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, TẠI LÀNG
BÌNH ĐÀ XÃ BÌNH MINH

CHƯƠNG III

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TRONG CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA,TẠI
LÀNG BÌNH ĐÀ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM
KHẢO


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, TẠI LÀNG BÌNH ĐÀ XÃ BÌNH
MINH, HUYỆN THANH OAI.

1.1. Khái quát chung về hệ thống các di tích của làng Bình Đà:
1.1.1. Vị trí địa lý, các di tích lịch sử làng Bình Đà: [20;21]
Các di tích lịch sử Làng Bình Đà nằm trong ranh giới quản lý hành
chính của xã Bình Minh, huyện Thanh Oai được giới hạn như sau (hình 1.1):
Làng Bình Đà xã Bình Minh nằm ở khu vực vị trí của giữa huyện Thanh Oai,
phía Bắc giáp xã Bích Hòa, phía Tây giáp với xã Cao Viên (ở phía Tây Bắc)
và Thanh Cao (ở phía Tây Nam), phía Nam giáp xã Thanh Mai, phía Đông

giáp 2 xã Tam Hưng (ở phía Đông Nam) và Cự Khê (ở phía Đông Bắc). Làng
Bình Đà xã Bình Minh trước đây đã từng là một làng nghề truyền thống, nổi
tiếng với nghề sản xuất pháo hoa, pháo nổ tiếng vang một thời. Nằm ngoài rìa
phía Tây của Làng có con đường quốc lộ 21B chạy qua, theo hướng BắcNam, Nối với đường tỉnh Lộ 427 từ xã Bình Minh đi huyện Thường Tín.
Bình Đà xưa vốn mang một cái tên khác là Làng Bùi, sang thời kì Tiền
Lê mang danh Chạ Bảo Cựu, cho đến thời nhà Lý lại được đổi là Bảo Đà. Địa
danh Làng Bình Đà có từ triều vua Minh Mạng thời nhà Nguyễn năm (1820)
có tên gọi của phạm vi hành chính là "nhất làng, nhất xã". Trong sách Đại
Nam nhất thống Chí (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) có ghi: "Lỵ sở
huyện Thanh Oai ở xã Bảo Đà" Cho đến thời kì vua Minh Mệnh năm 1831,
Xã Bảo Đà đã được đổi thành xã Bình Đà, huyện Thanh Oai. Ngày nay Làng
Bình Đà thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội. Làng
Bình Đà hiện nay có 7 thôn, bao gồm: Thôn Đìa, Thôn Dộc, Thôn Chua,


10

Thôn Quyếch, Thôn Chằm, Thôn Thượng và Thôn Chợ, với tổng diện tích
hơn 200ha.
Điều đặc biệt ở nơi đây có ngôi Đền Nội Bình Đà thờ Đức Quốc tổ Lạc
Long Quân người đã khai sinh ra đất nước Đại Việt. Ngôi Đền Ngoại
thờ Linh Lang Đại Vương, là hoàng tử nhà Lý con trai của vua Lý Thánh
Tông, người đã có công trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm thời đó. Lễ
hội Bình Đà được mở từ ngày mùng 1đến hết ngày 6/3 âm lịch là một trong
những lễ hội cổ truyền có truyền thống nâu đời và thời gian tổ chức dài nhất
tại huyện Thanh Oai. Lễ hội Làng Bình Đà đã được công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2014.
Tại nơi đây còn có cây trôi hơn nghìn năm tuổi là nơi tướng quân Đỗ
Cảnh Thạc thủ lĩnh 12 xứ quân, đã lập căn cứ ở vùng Đỗ Động Giang ông đã
có công dẹp loạn, giữa bình yên cho nhân dân trong vùng, dạy cho dân phát

triển nông nghiệp và nghề phụ. Năm 2015 cây đã được hội đồng cây di sản
quốc gia công nhận là cây di sản Việt Nam. Hay ngôi đền thờ bà chúa miếu
đệ nhất cung tần triều Lý, cùng nhiều di vật quý hiếm có niên đại cách đây
hàng 1000 năm tuổi như: cuốn văn tự để tế trong lễ hội làng Bình Đà, hương
án với đôi câu đối được làm từ thời "Khải Định Kỷ Mùi mùa thu"(năm 1919),
chiếc chuông đồng cổ có niên đại từ năm 1007.
Ngoài ra còn có nhiều công trình kiến trúc di tích khác như: bia đá cổ,
khu Ao sen, giếng ngọc, nhà bia; và một số bảo vật quý như: trống đồng Đông
Sơn Hêgơ1, gạch hoa văn xây mộ Quốc Tổ... Làng Bình Đà có rất nhiều di
tích lịch sử văn hóa với một hệ thống các công trình đình, đền chùa, miếu
mạo lâu đời. Tại Đền Nội thờ Đức Quốc Tổ có nhiều cổ vật quý như: thần
phả, sắc phong, bia ký, chuông đồng, hoành phi, câu đối, đồ tế tự có từ thời
Lý đến Lê Trung Hưng. Đặc biệt là bức phù điêu "có một không hai"được
làm bằng gỗ vàng tâm, chạm khắc cảnh Quốc tổ Lạc Long Quân cùng văn võ


11

bá quan, xem hội đua thuyền là di vật có giá trị nghệ thuật độc đáo. Năm
2015, bức phù điêu này đã được Thủ Tướng Chính phủ ký quyết định sắc
phong công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp danh mục các di tích LSVH đã được công nhận xếp
hạng tại Làng Bình Đà. [21]
TT

1

TÊN DI TÍCH

ĐỊA


QUYẾT ĐỊNH VÀ NĂM

ĐIỂM

CÔNG NHẬN DI TÍCH

Đền Nội (Thờ Đức Quốc Tổ Thôn

Ngày16/3/1985 tại quyết

Lạc Long Quân)

định số 23 QĐ/VH. Công

Quếch,

xã Bình nhận di tích cấp quốc gia.
Minh

Quyết định số: 2382/QĐ
TTg ngày 25/12/2015,
Bức phù điêu được Thủ
Tướng Chính Phủ Công
nhận là Bảo vật Quốc gia.

2

Đền Ngoại ( Thờ Đức Linh Thôn


Ngày 21/6/1992 tại Quyết

Lang Đại Vương ) con Trai Chợ, xã Định số: 43 QĐ/BVH.
Lý Thái Tông (1028- 1054)

3
Đền Thờ Bà Chúa Miễu
4

Bình

Xếp hạng Di tích lịch sử

Minh

cấp Quốc gia.

Thôn
Chằm,
xã Bình
Minh

Ngày16/5/2017 tại Quyết
Định số 76 QĐ/UBND TP
Hà Nội xếp hạng Di tích
lịch sử.

Cây trôi cổ Thụ lâu đời chưa Thôn

Ngày8/6/2015. Tại QĐ số


xác định được chính xác độ Chua,

86/HĐDS. Hội đồng cây

tuổi

xã Bình

di sản Quốc gia, công

Minh

nhận cây di sản việt nam


12

Hình 1.1 Bản đồ thể hiện vị trí các di tích tại Làng Bình Đà được trích từ xã.


13

1.1.2. Các di tích cấp quốc gia được xếp hạng tại Làng Bình Đà.
a. Di tích Đền Nội thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân:
Đền Nội Bình Đà nằm thuộc vùng châu thổ sông Hồng thuộc xã Bảo
Cựu - Phủ Ứng Thiên - Đỗ Động Giang (nay là làng Bình Đà- xã Bình Minhhuyện Thanh Oai- TP Hà Nội). Ngôi Đền tọa lạc với thế đất Lục long triều
hội, Lưỡng phượng giao phi, cửa đền nhìn ra hướng Tây. Đền được xây dựng
từ cổ xưa, những dấu ấn để lại chỉ còn được lưu giữa qua những tấm bia thời
Lý, thời Lê Trung Hưng. Đến thời Khải Định năm 1918 Trải qua nhiều biến

cố thăng trầm của lịch sử, và nhiều lần trùng tu phục dựng. Xưa kia dưới các
triều đại phong kiến, dân làng Bình Đà mở hội, vua chúa cử các quan trong
triều đình cùng nhiều tổng, xã trong vùng về đây để tổ chức lễ hội và dâng
hương tưởng niệm Đức Quốc Tổ. Năm 1032, vua Lý Thái Tông hiến sắc suy
tôn Lạc Long Quân là Đức Quốc Tổ. Trong suốt sáu thế kỉ, đích thân 16 vị
vua của các triều đại đều đích thân về Bình Đà để dâng lễ lên Đức Quốc tổ.
Đã có 16 hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân là "Khai Quốc Thần" (các hiến sắc
này đều được lưu giữ tại Đền Nội - Bình Đà và bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Đền Nội Bình Đà đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo phục dựng, Năm
1947 phần lớn kiến trúc đã bị phá hủy hoàn toàn, khi bắt đầu cuộc kháng
chiến chống Pháp tái xâm lược, chỉ còn lại tòa hậu cung mang niên đại thời
Nguyễn (1918). Đến đầu thế kỷ 21, khu đền được đại trùng tu, để tạo thành
một quần thể văn hóa cùng với các khu chức năng hoạt động văn hóa, như sân
vận động, nghĩa trang liệt sĩ và khuôn viên hồ nước ở phía trước. Bố cục mặt
bằng kiến trúc theo kiểu "Nội Công ngoại Quốc", gồm các hạng mục công
trình chính: Giếng Ngọc, nghi môn, phương đình, tả hữu mạc, đại bái và hậu
cung, được xây lại trên nền tảng cũ kiểu chữ “Đinh”, tường gạch bao quanh,
hậu cung đặt long ngai Đức thánh Lạc Long Quân, cung đệ nhị đặt đồ thờ (tế
tự) tiếp đến là đại đình (đại bái), và cuối là phương đình nơi đặt lễ xung


×