Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử đền hùng thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ HỒNG NGỌC

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU
DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG – THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,
TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ HỒNG NGỌC
KHOÁ: 2017-2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU
DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG – THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,
TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và công trình


Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS.KTS NGUYỄN QUỐC THÔNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình theo học chương trình sau đại học của Trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội tôi đã cơ bản lĩnh hội được một số vấn đề về ngành học
Quản lý Đô thị và Công trình. Để có kết quả ngày hôm nay trước hết Tôi xin
chân thành gửi lời cám ơn đến các thầy cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo Khoa sau đại học, các
thầy cô trong các tiểu ban đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy GS.TS.KTS. NGUYỄN QUỐC
THÔNG đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn cơ quan tôi đang công tác, gia đình và bạn
bè đồng nghiệp của tôi đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và làm luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn này bằng tất cả khả
năng của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.

Hà Nội, tháng ..... Năm 2019
Người cảm ơn

Lê Hồng Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, tháng ..... năm 2019
Người cam đoan

Lê Hồng Ngọc


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục hình minh hoạ
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ
PHẦN I - MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
* Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3
* Đối tượng và phạ m vi nghiên cứu ................................................................. 3
* Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 4

* Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 5
PHẦN II - NỘI DUNG .................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ............................................. 6
1.1. Giới thiệu chung về khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ .6
1.1.1.

Khái quát về Việt Trì và khu di tích lịch sử Đền Hùng .............. 6

1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển khu di tích lịch sử Đền Hùng .. 9

1.1.3. Di tích lịch sử, văn hóa xã hội ........................................................ 11
1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử
Đền Hùng......................................................................................................14
1.2.1.

Vị trí và giới hạn khu vực nghiên cứu ...................................... 14

1.2.2.

Thực trạng về điều kiện tự nhiên, môi trường .......................... 15

1.2.3.

Thực trạng về quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan ....... 18


1.3. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu

di tích lịch sử Đền Hùng .............................................................................40
1.3.1.

Bộ máy quản lý ......................................................................... 40

1.3.2.

Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .................... 45

1.4. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu ................................................50
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG .. 51
2.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................51
2.1.1.

Các lý thuyết về không gian kiến trúc cảnh quan ..................... 51

2.1.2.Nội dung công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di
tích lịch sử-văn hóa Đền Hùng ................................................................. 51
2.1.3.

Vai trò của cộng đồng ............................................................... 52

2.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................54
2.2.1. Các hiến chương Quốc tế ................................................................ 54
2.2.2. Các văn bản pháp lý và quy hoạch định hướng .............................. 59
2.2.3. Các đồ án quy hoạch được phê duyệt ............................................. 62
2.3. Yếu tố tác động đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan ..67
2.3.1.


Đặc điểm địa hình, tự nhiên ...................................................... 67

2.3.2.

Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội ................................................. 68

2.4. Các bài học kinh nghiệm thực tiễn..................................................69
2.4.1.

Kinh nghiệm trong nước ........................................................... 69

2.4.2.

Kinh nghiệm nước ngoài ........................................................... 71

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG ............. 74
3.1. Quan điểm và nguyên tắc .................................................................74
3.1.1.

Quan điểm ................................................................................. 74

3.1.2.

Nguyên tắc chung...................................................................... 74

3.2. Phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch
sử Đền Hùng ................................................................................................75



3.2.1. Phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ....................... 75
3.2.2. Các yêu cầu chung .......................................................................... 78
3.2.3. Giải pháp quản lý ............................................................................ 79
3.2.4. Giải pháp về quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý và tổ
chức, cá nhân ............................................................................................. 81
3.3. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan chi tiết ...........82
3.3.1. Giải pháp cải cách hành chính ........................................................ 82
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý ....................................... 85
3.3.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý: ............................................................ 85
3.3.4. Đề xuất quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .............. 86
3.4. Giải pháp về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan có sự tham
gia của cộng đồng ........................................................................................90
3.5. Giải pháp thu hút vốn đầu tư .............................................................94
3.5.1. Khai thác sử dụng và phát huy giá trị di tích: ................................. 94
3.5.2. Tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng. ............... 96
3.5.3. Xây dựng cơ chế chính sách để huy động nguồn lực ..................... 96
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................... 98
KẾT LUẬN ...................................................................................................98
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

UBND

Uỷ Ban nhân dân


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

QLDT

Quản lý đô thị

TP

Thành phố

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

QCXD

Quy chuẩn xây dựng

TCXDVN


Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam



Cộng đồng


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Sơ đồ vị trí của Di tích lịch sử đền Hùng

15

Hình 1.2

Một số hình thức kiến trúc cổ

21

Hình 1.3

Một số đền, chùa trong khu DTLS Đền Hùng

22


Hình 1.4

Cổng Đền

23

Hình 1.5

Đền hạ

24

Hĩnh 1.6

Nhà Bia

26

Hình 1.7

Chùa Thiên Quang

27

Hình 1.8

Tam Quan kết hợp Gác Chuông

28


Hình 1.9

Đền Trung

29

Hình 1.10

Đền Thượng

31

Hình 1.11

Lăng mộ Hùng Vương

32

Hình 1.12

Đền Giếng

33

Hình 1.13

Đền thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân

34


Hình 1.14

Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ

35

Hình 1.15

Nhà làm việc của Khu di tích lịch sử Đền Hùng

38

Hình 1.16

Phù điêu Bác Hồ với Đại đoàn Tiên Phong

39

Hình 1.17

Bảo tàng Hùng Vương

39

Hình 2.1

Phổ cổ Hội An [Nguồn: Internet]

68


Hình 2.2

Thành phố Queebec [Nguồn: Internet]

70

Hình 2.3

Vườn cổ Tô Châu [Nguồn: Internet]

71

Trang


Số hiệu hình

Tên hình

Hình 3.1

Khu vực núi Nghĩa Lĩnh

Hình 3.2

Các khu chức năng và phân vùng bảo vệ khu DTLS
Đền Hùng

Trang

74
75

Hình thức một số công trình dịch vụ công cộng
Hình 3.3

[Nguồn: Internet]

86

Hình thức một số tượng nhỏ trang trí [Nguồn:
Hình 3.4

Internet]

86

Hệ thống bia, biển chỉ dẫn trong khu vực Đền
Hình 3.5

Hùng[Nguồn: Internet]

87

Một số mẫu bảng biển bằng composite giả gỗ
Hình 3.6

[Nguồn: Internet]

87


Một số mẫu biển tên di tích được khuyến khích
Hình 3.7
Hình 3.8

[Nguồn: Internet]
Hình thức các giàn hoa [Nguồn: Internet]

87
88


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
Bảng 1.1

Bảng 3.1

Tên bảng
Kiến trúc Đền, Chùa, lăng và một số công
trình khác
Phân khu vực quản lý, bảo tồn Di tích lịch sử
Đền Hùng

Trang
19

74



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu bảng
Sơ đồ 1.1

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ 3.2

Tên bảng
Sơ đồ bộ máy quản lý khu di tích lịch sử
Đền Hùng
Sơ đồ định hướng phát triển không gian
[Nguồn: Khu di tích lịch sử Đền Hùng]
Sơ đồ vị trí các khu vực bảo tồn của thành phố
Việt Trì[Nguồn: Khu di tích lịch sử Đền Hùng]

Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan có sự tham gia của công đồng

Trang
41

62

76

89



1
PHẦN I - MỞ ĐẦU
* Lý do lựa chọn đề tài
Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi hội tụ văn hóa tâm linh của dân
tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội đền Hùng là thể hiện hết
sức cụ thể, sinh động và thiêng liêng truyền thống cố kết cộng đồng của
dân tộc Việt Nam. Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc
gia ở Việt Nam; đặc biệt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa qua đã
được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Di tích,
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử đền Hùng là
di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009).
Nhằm bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị lịch sử, cảnh
quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Khu di tích lịch sử Đền Hùng;
định hướng kế hoạch tổng thể quản lý và đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và
phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Quy hoạch tạo lập các không
gian tưởng niệm, tôn vinh các vua Hùng và các bậc tiền nhân thời đại Hùng
Vương, để Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi giáo dục truyền thống yêu
nước, đoàn kết dân tộc, điểm du lịch về với cội nguồn dân tộc đặc biệt hấp
dẫn; tổ chức hệ thống hạ tầng phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và tôn tạo
khu di tích. Cùng với đó hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch đa
dạng, phong phú, trên nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với
phát triển du lịch bền vững và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.
Theo Quyết định số 552/QĐ-TTg ngày 21/4/2017 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích
lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 Phạm vi Khu di tích lịch sử



2
quốc gia đặc biệt Đền Hùng trên tổng diện tích phê duyệt 845 ha bao gồm
các xã, phường: Hy Cương, Chu Hóa và Vân Phú (thành phố Việt Trì);
Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) và Phù Ninh (huyện Phù Ninh) với tổng diện
tích 845 ha. Khu vực I (vùng lõi) diện tích 32,2 ha là khu vực bao gồm các
di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng, Lăng Vua Hùng,
Chùa Thiên Quang, Bảo tháp, Nhà thờ Tổ, gác Chuông. Khu vực này tiếp
tục bảo tồn nguyên trạng các di tích, hệ thống đường bậc, cây xanh cảnh
quan và rừng nguyên sinh. Khu vực II (vùng đệm) có diện tích 812,8 ha
bao gồm các khu Núi Vặn, núi Trọc; khu Trung tâm lễ hội; khu cảnh quan
Hồ Mẫu; khu rừng quốc gia Đền Hùng và cảnh quan sinh thái phía Bắc;
tháp Hùng Vương; đài tưởng niệm liệt sỹ và đền thờ Quốc tổ Lạc Long
Quân và khu dân cư hiện trạng. Định hướng phát triển chủ yếu là không
gian kiến trúc cảnh quan thiên nhiên bảo vệ khu di tích, không gian tổ chức
lễ hội và dịch vụ du lịch.
Vì vậy cần thiết phải có ngay những định hướng và giải pháp thiết
thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích đảm bảo phù hợp với
quy hoạch và xây dựng không gian tôn giáo truyền thống của Việt Nam
thích ứng với thực tiễn đổi mới của đất nước ta hiện nay mà vẫn dựa trên cơ
sở phát huy những giá trị tích cực. Bảo khu di tích là phải bảo tồn được các
công trình kiến trúc cổ, công trình công cộng cổ, những di sản lịch sử văn
hóa …
Chọn đề tài "Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch
sử Đền Hùng - Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ" làm đề tài nghiên cứu
nhằm tạo cơ sở khoa học từ góc độ quản lý đô thị, tìm ra những giải pháp
quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan khu di
tích để lưu giữ, tái tạo không gian lịch sử văn hóa truyền thống của thời đại
về di sản văn hóa của nhân loại, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi, tôn



3
giáo của các tầng lớp nhân dân và lưu truyền cho thế hệ mai sau có thể là
tiềm năng khai thác phát triển du lịch di sản văn hóa một cách hiệu quả.
Với lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan khu di tích lịch sử Đền Hùng - Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú
Thọ” là hết sức cần thiết.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị truyền thống khu di tích lịch sử Đền Hùng- Thành phố
Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá tổng quan thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
khu di tích lịch sử Đền Hùng.
- Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch
sử Đền Hùng nhằm phát huy giá trị truyền thống.
* Đối tượng và phạ m vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử
Đền Hùng- TP Việt Trì.
- Phạm vi nghiên cứu: Diện tích đất khu di tích lịch sử Đền Hùng- TP Việt
Trì với cụm các di tích lịch sử văn hóa...
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã: Khảo sát thực tế công tác quản lý tại địa bàn.
- Phương pháp điều tra xã hội học. Sử dụng phương pháp này để xác định
diễn biến thực trạng của đối tượng khảo sát, tâm lý nguyện vọng dân cư tại
địa bàn. Đặc biệt để làm nổi bật tâm lý cộng đồng và hiểu được những khó
khăn, tồn tại trong công tác quản lý không gian văn hóa kiến trúc khu di


4
tích lịch sử Đền Hùng- TP Việt Trì.
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin với mục đích nghiên

cứu tài liệu để tìm hiểu và kế thừa thành tựu nghiên cứu. Sử dụng phương
pháp này nhằm xác định tổng quan lịch sử nghiên cứu và các phạm trù sự
việc, các số liệu thống kê, tổng hợp, chủ trương và chính sách liên quan
đến nội dung nghiên cứu nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bàn
luận kết quả nghiên cứu, xác lập cơ sở nghiên cứu khoa học đến chủ đề
nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận để đề xuất các giải pháp,
chính sách quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa kiến trúc
khu di tích lịch sử Đền Hùng- TP Việt Trì.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
➢ Ý nghĩa khoa học:
- Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến
trúc cảnh quan một cách cụ thể, phù hợp với địa phương, giá trị và đặc
điểm khu di tích lịch sử Đền Hùng- TP Việt Trì.
- Góp phần cụ thể hóa lý luận khoa học về công tác quản lý gắn kết với đời
sống nhân dân.
➢ Ý nghĩa thực tiễn:
- Góp phần hoàn thiện hệ thống các giải pháp cho công tác quản lý bảo tồn
và phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích lịch sử Đền
Hùng- TP Việt Trì.
- Gìn giữ bản sắc và phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan và văn
hóa khu di tích lịch sử Đền Hùng- TP Việt Trì.


5
- Hướng tới sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển các không gian kiến trúc
cảnh quan khu di tích lịch sử Đền Hùng- TP Việt Trì.
- Góp phần nâng cao giá trị và vai trò của không gian kiến trúc cảnh quan
khu di tích lịch sử Đền Hùng- TP Việt Trì trong công cuộc đổi mới của đất

nước.
- Góp phần cân bằng đời sống làm việc và nhu cầu hưởng thụ tinh hoa văn
hoá truyền thống.
- Góp phần tạo ra giá trị cộng đồng và phát huy giá trị văn hóa tôn giáo.
* Cấu trúc luận văn
Phần I - Mở đầu
Phần II - Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
khu di tích lịch sử Đền Hùng – Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ
Chương 2: Cơ sở khoa học để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
khu di tích lịch sử Đền Hùng
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
khu di tích lịch sử Đền Hùng
Phần III - Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo


6

PHẦN II - NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ
1.1.

Giới thiệu chung về khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ

1.1.1. Khái quát về Việt Trì và khu di tích lịch sử Đền Hùng
Việt Trì là một thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là đô thị
trung tâm các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và là một trong 19 đô thị trung
tâm của Việt Nam. Việt Trì là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học

kĩ thuật của tỉnh Phú Thọ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và là đô
thị động lực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và cả vùng trung
du và miền núi Bắc Bộ.
Được xem là đất phát tích, kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam, Việt
Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có kinh
đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng.
Nơi đây còn là thành phố công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao. Đây cũng là
cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền
núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành
lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc).
Thành phố Việt Trì được biết đến là thành phố công nghiệp đầu tiên ở
miền Bắc Xã hội chủ nghĩa với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ... và còn
được gọi là thành phố ngã ba sông vì nằm gần nơi hợp lưu của sông
Thao, sông Lô và sông Đà thành sông Hồng.
Hiện nay, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh
tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía bắc. Việt Trì được


7
Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong 19 đô thị lớn
nhất Việt Nam. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương,
hàng triệu người dân từ khắp cả nước lại nô nức về núi Nghĩa Lĩnh nằm tại
địa phận thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - Việt Trì để thăm viếng tổ tiên.
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần
thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa
Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa
điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu
khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt
đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế
kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tạ

a) Vị trí địa lý
Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày
nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Quần thể di tích đền
Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có
những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn,
Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với
những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt
Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng
ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn
Lang xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã
cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.
b) Các di tích chính
+ Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở
thành một trăm người con.


8
+Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với
sáu mái. Trong đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có
công dựng nước, Báccháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi
tiếng của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh trong
chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9năm 1954.
+ Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.
+ Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc
tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
+ Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền
thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư
dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa
màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam

Việt triệu tổ" (tổ tiên của người Việt phương Nam).
+ Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề,
tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi
để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời
hương khói trông nom miếu vũ họ Hùng.
+ Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua
Hùng thứ sáu. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng
Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, niên hiệu Tự Đức năm thứ 27 (1870) đã
cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
+Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa
Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ mười tám) thường soi gương, vấn tóc
khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ 18.


9
+Đền Mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào
năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004, được xây dựng trên núi Ốc Sơn
(núi Vặn).
+Đền thờ Lạc Long Quân: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con
của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần
Long. Lạc Long Quân được xem là vị vua nước Xích Quỷ, trước nhà nước Âu
Lạc. Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ của dân tộc Việt
Nam, gắn liền với truyền thuyết "bọc trăm trứng". Con trai cả của ông là
người đã lập ra nước Văn Lang, thống nhất 15 bộ lạc, lấy hiệu là Hùng vương
đời thứ nhất. Hiện nay đền thờ Lạc Long Quân nằm tại núi Sim của khu di
tích lịch sử Đền Hùng, cách núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Hùng) khoảng
1 km về phía Đông Nam.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển khu di tích lịch sử Đền Hùng
Vào thời Hùng Vương, cư dân Việt cổ đã có những hình thái nghi lễ tín ngưỡng cổ xưa tại đền Hùng là tín ngưỡng nông nghiệp và phồn thực nông
nghiệp: thờ Trời, đất, thờ lúa, thờ sinh thực khí để cầu mong cho sự sinh sôi

nảy nở của con người, vạn vật.
Trên đỉnh núi Hùng (núi Cả) là nơi các vua Hùng tế lễ trời, đất, cầu cho
mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, muôn dân no ấm. Theo Ngọc phả
Hùng Vương viết: "... Vào thời Hùng Vương thứ VI, sau khi đánh thắng giặc
Ân xâm lược, Hùng Huy Vương đã lập điện Cửu trùng thiên ở trên núi Nghĩa
Lĩnh làm điện Kính Thiên, hàng ngày đến đây cầu đảo để thấu lòng trời. Từ
đó thiên hạ thái bình, quốc gia yên vui…" [2]
Việc tổ chức các lễ nghi giỗ Tổ tại đền Hùng cũng được Nhà nước quan
tâm, quy định và quy chuẩn thành định lệ vào các năm chẵn 5 hoặc 10, mở
hội Giỗ Tổ vào tháng 3 âm lịch. Nhà nước đứng ra chủ trì lễ hội (Quốc tế).


10
Bước sang những năm đầu Thế kỷ XX, đất nước Việt Nam chìm dưới
ách đô hộ của chế độ thực dân. Nhân dân phải chịu nhiều cơ cực, mất mát và
đau thương, nhưng có một sức mạnh luôn tồn tại ngày càng được đắp bồi đó
là lòng yêu nước và tư tưởng đoàn kết dân tộc để chống lại kẻ thù, như nhà
văn Đặng Thai Mai đã viết: "... Trong đêm trường tăm tối của cảnh nước mất
nhà tan, hình tượng Vua Hùng, ý thức về con Rồng cháu Tiên, tình đồng bào
vẫn nung nấu thầm lặng trong từng con người để rồi vang lên như hồi kèn
xung trận ..."
Trong bối cảnh đất nước lầm than bởi ách đô hộ của ngoại bang, cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc đang bị dìm trong bể máu, nhiều nhà yêu nước
đang đi tìm con đường giải phóng dân tộc mà chưa tới đích, bầu trời cách
mạng trong đêm dài u ám, nhưng việc tổ chức và quy định về giỗ Tổ Hùng
Vương trong giai đoạn này lại có những dấu mốc đặc biệt trong lịch sử. Thời
kỳ này, chính thức có quy định về ngày giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm là
ngày mồng 10 tháng 03 Âm lịch.
Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt
của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết

định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng
2 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch
tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư
xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích.
Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và
lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 âm lịch trở thành ngày quốc lễ,
ngày giỗ Tổ Hùng Vương.


11
Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện
sâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây
dựng. Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng
3 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền
Hùng đến năm 2015. [10]
Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như
Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc
và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt
sĩ...Trước sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy
quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban
hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di
tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử
Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh. [29]
Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những
yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn
năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng
đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng
Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc

nào cũng có.
1.1.3. Di tích lịch sử, văn hóa xã hội
a) Các khu vực không gian cảnh quan chung
- Không gian cảnh quan, cây xanh, mặt nước xung quanh và trong
khuôn viên các công trình kiến trúc khu di tích lịch sử Đền Hùng
- Không gian khu vực bảo tồn: Các di tích lịch sử, văn hóa, công trình
có giá trị tiêu biểu, Truyền thống


12
- Các khu vực nhà vườn nông thôn các giá trị đặc trưng cho kiến trúc
truyền thống
- Các công trình xây dựng mới
- Cảnh quan môi trường xung quanh
b) Các di tích lịch sử
- Đền Hùng được xếp hạng là di tích lịch sử thời các vua Hùng và danh
thắng. Di tích nghệ thuật kiến trúc thế kỹ XVIII-XIX (quyết định số 313/VHVp) của Bộ Văn Hóa ngày 28/04/1962.
- Đình cổ tích xã Hy Cương được Bộ Văn hóa xếp hạng.
- Ba di tích được UBND tỉnh Phú Thọ đăng ký công nhận bảo vệ là
Đình Vân Phú, ĐÌnh Khuôn xã Tiên Kiên và Đình Đông xã Chu Hóa.
Tại các xã vùng phụ cần Đền Hùng có nhiều di tích có liên quan tới
thời đại Hùng Vương đó là:
- Xã Vân Phú thành phố Việt Trì có: Đền Vân Luông, chùa Vân Lung,
Đình Phú Nang, Chùa Phú Nang.
- Xã Kim Đức huyện Lâm Thao có: Đình Thét, Đình Kim Đức, ĐÌnh
Trung Thôn, Chùa Kim Đái.
- Xã Hy Cương huyện Lâm Thao có: Đình Huy CƯơng, Đình Làng
Trẹo, Đình Lụng Thôn, nhà Thờ Tổ, Hòn Đá, Cối Xay.
- Xã Chu Hóa có: ĐÌnh Đông, ĐÌnh Chu Hóa Thượng, Đình Chu Hóa
Hạ, Chùa Chu Hóa Thượng, Chùa Hữu Lộc, Cây Hương, Chùa Đằng.

- Xã Tiên Kiên có: Đình Khuôn, Đình Tập Lục, Chùa Quan Mạc, Đình
Hy Sơn.


13
- Xã Thanh Bình có: Đình Mai Đình, Đình Thanh Mai, chùa Núi Chúa,
Chùa Thanh Mai.
- Xã Phù Ninh có: Đình Thọ Khảo, Đình Ngọc Trù, Đình Ngọc Khôi,
Đình Phú Mãn, Chùa Ngọc Trù, Chùa Thọ Khảo, Miếu Lạn, Miếu Cây Thị.
c) Các di tích khảo cổ:
Xung quanh khu vực Đền Hùng có nhiều di tích khảo cổ. Các di tích
này rất nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các khu vực Đông Nam Á,
và thế giới khảo cổ học xác định đó là các di tích Phùng Nguyên.
Nền văn hóa Phùng Nguyên ở Việt Nam có niên đại trên dưới 4.000
năm. Những di vật trên được tìm thấy gồm: hằng trăm hiện vật bằng đá như
rìu, đục,.... Hàng trăm mảnh gốm với những hoa văn đẹp.
Những di tích dáng chú ý có:
Di tích Gò Tôm: Phương Minh Nông, Thành phố Việt Trì.
Di tích Gò NoLô, Gò Tro trên, Gò Tro dưới xã Thụy Vân, Thành phố
Việt Trì.
Quan trọng nhất là di tích Làng Cả thuộc phường Miếu thanh, Thành
phố Việt Trì.
Gò De thuộc xã Thanh Đình huyện Lâm Thao năm 1074 nhân dân đào
đắp đất đập phát hiện ra các đồ đồng như: Thạp thô, Thuồng, rìu đồng, dao
găm.
Năm 1776: Trường đại học tổng hợp thu thập một số di vật nữa và năm
1977 Viện khảo cổ học tiến hành thám sát và thu được một số hiện vật, phát
hiện một ngôi mộ táng thuộc giai đoạn Đông Sơn. Năm 1995 Viện Khảo Cổ
với Sở Văn hóa Vĩnh Phúc đã khai quật, kết quả phát hiện được 6 ngôi mộ
thuộc giai đoạn Đông Sơn. Hiện vật trong ngôi mộ chủ yếu là đồ đồng chiếm



×