Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thoát nước bền vững cho thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------------

LÊ THỊ TUYẾN

LÊ THỊ TUYẾN

*
Khóa 2017-2019

THOÁT NƯỚC BỀN VỮNG CHO THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

*
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------------

LÊ THỊ TUYẾN


KHÓA: 2017 – 2019

THOÁT NƯỚC BỀN VỮNG CHO THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành : Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số
: 60.58.02.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN
XÁC NHẬN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm theo học chương trình đào tạo Thạc sĩ bậc Sau đại học,
chuyên ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
khóa 2017-2019, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Thoát
nước bền vững cho thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong Khoa sau đại học cũng như
các khoa, phòng, ban khác của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo

điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Học viên

Lê Thị Tuyến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài: “ Thoát nước bền vững
cho thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh” là công trình khoa học nghiên
cứu độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Lê Thị Tuyến


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
• Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
• Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
• Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
• Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................... 2

• Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 2
• Các thuật ngữ sử dụng trong luận văn ......................................................... 3
NỘI DUNG LUẬN VĂN ............................................................................... 5
CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC ................................................ 5
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ......................................... 5
1.1.

Giới thiệu thành phố Cẩm Phả .............................................................. 5

1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................ 5
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................... 11
1.1.3. Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật ................................................................. 11
1.2.

Hiện trạng thoát nước thành phố Cẩm Phả.......................................... 22

1.2.1. Hiện trạng thoát nước thành phố Cẩm Phả.......................................... 22
1.2.2. Đánh giá hiện trạng thoát nước thành phố Cẩm Phả ........................... 26
1.3.

Khái quát quy hoạch thành phố Cẩm Phả ........................................... 27


1.3.1. Quy hoạch chung thành phố Cẩm Phả ............................................... 27
1.3.2. Quy hoạch thoát nước thành phố Cẩm Phả ......................................... 32
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THOÁT NƯỚC BỀN VỮNG CHO
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ....................................... 41
2.1.

Cơ sở lý thuyết ................................................................................... 41


2.1.1. Vai trò của thoát nước mưa trong phát triển đô thị ............................. 41
2.1.2. Lý thuyết thoát nước bền vững, lợi ích và phương pháp .................... 42
2.1.3. Nguyên lý kiểm soát khối lượng nước mưa chảy trên bề mặt ............ 46
2.1.4. Nguyên lý tính toán lưu lượng mưa ................................................... 47
2.1.5. Xác định cao độ nền xây dựng có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu .... 48
2.1.6. Hồ điều hòa trong thoát nước đô thị ................................................... 48
2.2.

Cơ sở pháp lý ..................................................................................... 50

2.2.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến thoát nước bền vững.................. 50
2.2.2. Văn bản dưới luật liên quan đến thoát nước bền vững ........................ 50
2.2.3. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về thoát nước ................................... 51
2.3.

Kinh nghiệm thực tiễn về thoát nước bền vững cho các đô thị ............ 52

2.3.1. Kinh nghiệm thoát nước bền vững cho các đô thị trên thế giới .......... 52
2.3.2. Kinh nghiệm thoát nước bền vững cho các đô thị Việt Nam ............... 55
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC BỀN VỮNG CHO
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ....................................... 57
3.1.

Giải pháp thoát nước chung cho thành phố Cẩm Phả .......................... 57

3.1.1. Giải pháp cao độ nền .......................................................................... 57
3.1.2. Vỉa hè thấm ........................................................................................ 58
3.1.3. Khu đất trũng giữ nước tạm thời ......................................................... 60
3.1.4. Phát triển các không gian xanh ........................................................... 62

3.1.5. Vùng đất ngập nước và hồ điều hòa.................................................... 64
3.1.6. Mái nhà xanh ...................................................................................... 67


3.2.

Các giải pháp thoát nước bền vững cho lưu vực 6, thành phố Cẩm

Phả, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................... 73
3.2.1. Vỉa hè thấm cho đường Võ Thị Sáu ( đoạn từ QL18 đến UBND
phường Cẩm Phú) ........................................................................................ 73
3.2.2. Bể chứa nước mưa cho hội trường UBND thành phố Cẩm Phả .......... 75
3.2.3. Khu đất trũng chứa nước tạm thời cho khu công viên cây xanh (trên
đường Võ Thị Sáu) ....................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 81
Kết luận........................................................................................................ 81
Kiến nghị...................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1.1

Thống kê hệ thống suối và kênh trong đô thị Cẩm Phả


Bảng 1.2

Thống kê trạm bơm giếng

Bảng 1.3

Mạng lưới chuyền dẫn và phân phối của hệ thống cấp
nước khu vực Cẩm Phả

Bảng 1.4
Bảng 1.5

Điện năng tiêu thụ của đô thị Cẩm Phả giai đoạn 20062009
Đề xuất xây dựng các tuyến mương suối thoát nước cho
các phường ngoại vi đô thị Cẩm Phả

Bảng 1.6

Mạng lưới đường ống cấp nước tại Cẩm Phả được xây
dựng mới trong các giai đoạn

Bảng 1.7

Công suất các trạm bơm tăng áp

Bảng 1.8

Bảng thống kê cống hiện trạng

Bảng 3.1


Lượng nước mưa thu gom được hàng tháng của nhà hội
trường UBND thành phố Cẩm Phả


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Quy hoạch chung thành phố Cẩm Phả đến 2030, tầm
nhìn đến 2050

Hình 1.2

Quy hoạch san nền và thoát nước mưa thành phố Cẩm
Phả

Hình 2.1

Hố trồng cây ở bệnh viện Khoo Teck Puat

Hình 2.2
Hình 2.3

Kênh đào thoát nước kết hợp cảnh quan tại công viên
Bishan
Hệ thống thu gom và sử dụng nước mưa khu đô thị mới

Star city, Seoul, Hàn Quốc

Hình 2.4

Mô hình mái nhà xanh tại Thụy Điển

Hình 2.5

Bể thu gom nước mưa cho trường THPT Mỹ Thuận,
huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Hình 3.1

Sơ đồ lưu vực 1 và lưu vực 2

Hình 3.2

Vỉa hè hiện tại của phường Quang Hanh

Hình 3.3

Mô hình gạch block có khả năng thấm tốt

Hình 3.4

Khu đất trũng trữ nước

Hình 3.5

Sơ đồ lưu vực 3,4,5


Hình 3.6

Sơ đồ lưu vực 8

Hình 3.7

Sơ đồ lưu vực 7

Hình 3.8

Hồ điều hòa nước mưa

Hình 3.9

Hồ ướt

Hình 3.10

Hồ khô

Hình 3.11

Sơ đồ lưu vực 3

Hình 3.12

Sơ đồ lưu vực 5



Hình 3.13

Mái nhà xanh sử dụng đá dăm cho hệ thống thoát nước

Hình 3.14

Khả năng làm giảm dòng chảy của mái nhà xanh

Hình 3.15

Sơ đồ lưu vực 6

Hình 3.16

Đường Võ Thị Sáu trên mặt bằng tổng thể

Hình 3.17

Đề xuất loại gạch dùng cho đường Võ Thị Sáu

Hình 3.18

Kích thước gạch block tự chèn

Hình 3.19

Vị trí hội trường UBND thành phố Cẩm Phả trong tổng
mặt bằng

Hình 3.21


Mặt bằng, mặt đứng hội trường UBND thành phố Cẩm
Phả
Vị trí khu đất trũng chứa nước

Hình 3.22

Mặt cắt A-A

Hình 3.23

Hình nón cụt

Hình 3.20


1
MỞ ĐẦU
• Tính cấp thiết của đề tài
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm
trọng, biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển
dâng cao; các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất,
hạn hán và giá rét kéo dài…
Theo ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam nằm trong top 10 nước chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và nước biển dâng. Hiện tượng El Nino
và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài thập kỷ gần đây, gây ra
nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục. Dự đoán vào cuối
thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 3oC và sẽ tăng số đợt và
số ngày nắng nóng trong năm; mực nước biển sẽ dâng cao 1m.
Việt Nam hiện là nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chịu

tác động mạnh mẽ từ biến đổi khí hậu, nhất là lũ lụt và bão tố. Giai đoạn
2001-2010, thiên tai, kể cả lũ lụt, lở đất và hạn hán đã khiến GDP giảm
1,5%, theo website của chính phủ.
Thành phố Cẩm Phả là một đô thị thuộc tỉnh Quảng Ninh chịu chung
tác động của biến đổi khí hậu. Theo thống kê, đến năm 2050, mười trên
tổng số 16 phường, xã của thành phố Cẩm Phả có nguy cơ ngập úng. Do đó,
xây dựng hệ thống thoát nước theo hướng bền vững là mục tiêu cần thiết
đối với thành phố Cẩm Phả nói riêng và đối với các đô thị trên thế giới nói
chung.
• Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hệ thống thoát nước thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp thoát nước bền vững cho thành phố Cẩm Phả.


2
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hệ thống thoát nước
mưa bền vững cho thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh; diện tích
nghiên cứu 34.323ha, dân số khu vực nghiên cứu là 187.581 người, lấy
phường Cẩm Phú để nghiên cứu.
• Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp chuyên gia, kế thừa.
• Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: góp phần cụ thể hóa mô hình thoát nước bền
vững cho thành phố Cẩm Phả nói riêng và có thể áp dụng cho các đô thị
trên cả nước nói chung.

- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Góp phần thoát nước, giảm thiểu ngập úng, thích ứng biến đổi khí
hậu cho thành phố Cẩm Phả.
+ Là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo trong các lĩnh
vực liên quan.
• Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng thoát nước thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Chương II: Cơ sở khoa học về thoát nước bền vững cho thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Chương III: Đề xuất giải pháp thoát nước bền vững cho thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh


3
• Các thuật ngữ sử dụng trong luận văn
Biến đổi khí hậu (BĐKH): là sự thay đổi của khí hậu trong một
khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động
của con người. BĐKH hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực
nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng thủy văn cực đoan. [6]
Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa, hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế- xax hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao
gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn. [14]
Hệ thống thoát nước: gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống,
kênh mương, hồ điều hòa…), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các
công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích
thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử

lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau: [9]
- Hệ thống thoát nước chung: là hệ thống trong đó nước thải, nước
mưa được thu gom trong cùng một hệ thống;
- Hệ thống thoát nước riêng: là hệ thống thoát nước mưa và nước thải
riêng biệt;
- Hệ thống thoát nước nửa riêng: hệ hệ thống thoát nước chung có
tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
Hệ thống thoát nước mưa: bao gồm mạng lưới cống, kênh mương
thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng
thu nước mưa, cửa xả và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu
gom và tiêu thoát nước mưa. [9]
Ngập lụt: là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ lụt


4
gây ra. Lụt có thể do lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ đê hoặc làm vỡ công trình
ngăn lũ vào các vùng trũng, có thể do nước biển dâng khi gió bão làm tràn
nước gây ngập các vùng ven biển.
Ngập úng: là hiện tượng nước mặt (hoặc nước thải) bị đọng lại ở các
vùng thấp trũng và không tiêu thoát được. Nguyên nhân gây ngập úng chủ
yếu do mưa lớn, mưa kéo dài và hệ thống thoát nước không đáp ứng được
yêu cầu thực tế.
Phát triển bền vững: là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến
bộ xã hội và bảo vệ môi trường. [13]
Thoát nước bền vững: dựa trên nguyên lý hướng tới việc duy trì
những đặc thù tự nhiên của dòng chảy về dung lượng, cường độ và chất
lượng; kiểm soát tối đa dòng chảy từ nguồn, giảm thiểu tối đa những khu
vực tiêu thoát nước trực tiếp, lưu giữ nước tại chỗ và cho thấm xuống đất,

đồng thời kiểm soát ô nhiễm. [1]
Hồ điều hòa: là các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo có chức năng tiếp
nhận nước mưa và điều hòa tiêu thoát nước cho hệ thống thoát nước. [9]
Quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng đô thị là việc đề ra
phương án sử dụng và cải tạo hợp lý điều kiện địa hình tự nhiên nhằm thỏa
mãn các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, cảnh quan kiến trúc. [12]


5
NỘI DUNG LUẬN VĂN
CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
1.1.

Giới thiệu thành phố Cẩm Phả

1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên [21]
a. Vị trí địa lý
Đô thị Cẩm Phả nằm dọc theo quốc lộ 18A kéo dài từ Đèo Bụt đến
cầu Ba Chẽ dài 55km.
- Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ;
- Phía Nam giáp vịnh Bái Tử Long;
- Phía Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long;
- Phía Đông giáp Tiên Yên và huyện đảo Vân Đồn.
b. Địa hình:
Có 4 dạng chính : Đồi núi cao, đồi thấp, đồng bằng và bãi sú vẹt ven biển.
- Địa hình núi có độ dốc >25%,khu vực phía Bắc là các đỉnh núi cao
gồm nhiều mỏ than nối tiếp nhau, có 2 nếp đứt gãy địa hình theo đường
18A và 18B. Cao độ từ +120 đến +200m.
- Địa hình đồi thấp.Khu vực Mông Dương có độ dốc dưới 20%, cao

độ từ +20 đến + 40m.
- Địa hình đồng bằng bao gồm khu vực trung tâm đô thị Cẩm Phả,
khu Cửa Ông, Cọc 6 có độ dốc từ 2 đến 10%, cao độ từ +3 đến +20m.
- Bãi sú vẹt ven biển có cao độ trung bình từ 0.4 đến 0.6m, thường
xuyên bị ảnh hưởng của nước biển.
c. Khí hậu: Theo tài liệu trạm Cửa Ông năm 1999:
a) Nhiệt độ: (Không khí oC)
- Nhiệt độ TB năm 22,6oC
- Nhiệt độ thấp TB: 20,1oC


6
- Nhiệt độ tối cao TB: 26,2oC
b) Độ ẩm: %
- Độ ẩm tương đối TB năm: 82%
- Độ ẩm tương đối thấp TB năm: 68%
- Độ ẩm tuyệt đối TB năm: 23,7ml
c) Gió: tốc độ gió TB năm 3,1m/s
d) Giông: tổng số ngày có giông trong năm: 37,3 ngày
e) Mưa: Lượng mưa lớn nhất ngày 300 mm
- Lượng mưa TB năm: 2250 mm
- Số ngày mưa TB năm: 132 ngày
d. Hải Thủy văn:
Đô thị chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của lớn của sông Mông
Dương, ngoài ra còn nhiều suối nhỏ.
Sông Mông Dương có 2 nhánh chính: nhánh Tây Bắc bắt nguồn từ
Bằng Tẩy, Khe Chàm, Cao Lao về một nhánh từ Đông Bắc Mông Dương và
xã Cộng Hòa về gặp nhau ở cầu ngầm Mông Dương qua thị trấn Mông
Dương để ra biển ở phía Đông.
Đặc điểm của dòng sông này: về mùa khô mực nước rất thấp, lưu

lượng nhỏ, về mùa mưa mực nước và lưu lượng tăng rất nhanh sau những
trận mưa lớn kéo dài.
Địa hình dốc từ Bắc về Nam nên tạo ra nhiều dòng suối nhỏ cắt ngang
đường 18A. Đặc trưng của các suối này có độ dốc rất lớn nên thoát nước
nhanh và cũng dễ gây sói lở cho khu vực đô thị. Một số tuyến suối có kích
thước nhỏ, khi mưa xuống thường bị tắc nghẽn do sỉ và sít ở các mỏ chảy
xuống.


7
Bảng 1.1: Thống kê hệ thống kênh và suối trong đô thị Cẩm Phả [21]
Giới hạn
STT

1
2
3

Tên tuyến

Các tuyến kênh
mương
Tuyến suối khu vực
Km5
Tuyến mương Cẩm
Thạch
Tuyến suối cầu Đông
điên

Điểm đầu


Điểm
cuối

Chiều
dài
(Km)

QL 18A

Biển

0.48

Chân núi

Biển

0.62

Trần Phú

Biển

0.8

4

Tuyến suối Khe Cát


Chân núi

Biển

1.04

5

Tuyến Ba Toa

Chân núi

Biển

1.13

6

Tuyến suối Cốt Mìn

Ngã tư tổng hợp

Biển

0.31

7

Tuyến Suối Đoàn Kết


Hoàng Văn Thụ

QL
18A

0.2

Cửa lò 13

Biển

1.2

Hồ Cẩm Thuỷ

Biển

0.8

Trần Phú

Biển

0.9

Chân núi

Biển

1.2


8
9
10
11
12
13
14

Tuyến Suối Ngô
Quyền
Tuyến kênh nhà máy
bia
Tuyến kênh chợ Cẩm
Thạch
Tuyến suối Cầu2 Cẩm Đông
Tuyến Suối Km7
Tuyến suối cầu 3 Cẩm Sơn
Tuyến suối làng XL
mỏ

15

Tuyến suối đền Cọc 4

16

Tuyến cầu Bêtông

17


Tuyến suối Ông Linh

Chân núi
Chân núi
Chân núi
Chân núi
UBND P.Cẩm
Phú
Chân núi

Cảng
Km6
Biển
C.Sơn
Biển
C.Sơn

3
2.5
4

Biển

3

Biển

2.5


Biển

2.5

Tiêu
chuẩn

Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh

hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh

Quy
cách
BxH
(mx
m)

4.5x2.5
4.5x2.5
4.5x2.5
7x3
12x3
7x3
3x2
5x3.5
4.5x2.5
4.5x2.5
12x3.5
7x3.5
8x3.5

15x3.5
8x3.5
3x2
4.5x3


8

18
19
20
21
22
23
24
25

Tuyến suối NMCK
Đông Lực
Tuyến suối khu XNXL
7
Kênh khu đô thị Bến
Do
Kênh khu đô thị Cao
Sơn
Kênh khu đô thi
Quảng Hồng
Kênh khu dân Cẩm
đông
Kênh đường Bái Tử

Long

NM CK Động
Lực

Biển

1.2

Chân núi

Biển

1.5

Đường 18A mới

Biển

0.4

Đường Cao Sơn

Biển

0.4

Đường 18A

Biển


0.4

Đường 18A mới

Biển

0.8

Đường 18A mới

Biển

0.5

Kênh khu 6

Đường 18A

Biển

0.5

Tổng số

hở
Kênh
hở
Kênh
hở

Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở
Kênh
hở

10x3.5
3.5x2
15x3.5
10x3.5
5x3.5
25x4
5x3.5
3x3

31.88

* Chế độ thủy triều: Cẩm Phả chịu chế độ nhật triều, theo cao độ hải đồ:
Cao độ mực triều cao nhất + 4,3m
Cao độ mực triều thấp nhất + 0,26m
Cao độ mực triều TB + 2,5 - 3,0m
e. Địa chất:
Tài liệu địa chất khảo sát cho toàn đô thị hiện nay chưa đầy đủ. Xong

căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất công trình quy hoạch và dựa vào tài
liệu của 1 số hố khoan của các công trình ta có nhận định sơ bộ như sau:
* Về địa hình: từ Quang Hanh đến Mông Dương là giải đất có chiều
rộng từ chân núi cao đến bờ biển, chạy dọc đường 18, có thể coi là địa hình
đồng bằng. Địa mạo của khu vực này bao gồm hai kiểu địa hình.
- Kiểu địa hình bào mòn tích tụ: Cao độ thay đổi từ 12 - 40m, sườn
dốc từ 10o - 30o. Ở đây quá trình bào mòn là chủ yếu, đôi chỗ dựa vào bào
mòn vừa tích tụ. Đất đá cấu tạo nên kiểu địa hình này trên là lớp sét pha và
đất dăm sạn, dưới là đá gốc sa diện thạch hệ triat.


9
- Kiểu địa hình tích tụ: căn cứ vào độ cao bề mặt địa hình kiểu địa
hình này này có 2 phụ kiểu:
+ Phụ kiểu địa hình tích tụ cao: cao độ từ 8 - 12m
+ Phụ kiểu địa hình tích tụ thấp: cao độ từ 3 - 8m
* Về địa chất: Đất đá cấu tạo nên 2 phụ kiểu này bao gồm các lớp sét
pha, cát pha, cát - sét, sét có nguồn gốc trầm tích biển và bên dưới là đôi vôi
hệ cacbon- pecmi. Chiều dày trung bình 15 - 20m. Riêng phụ kiểu địa hình
tích tụ thấp, cục bộ ở những nội địa hình trũng có lớp bùn trên mặt. Chiều
dày của lớp bùn 0,8m cá biệt có chỗ 2m.
* Địa chất thủy văn: Nước ngầm ở đây có hướng chảy chung từ núi ra
biển, sau những trận mưa nước ngầm thường dâng cao. Mực nước ngầm
xuất hiện ở các loại địa hình có thể khác nhau như sau:
- Vùng sát chân núi: Nước dưới đất nằm cách mặt đất 4,5m.
- Vùng đất trên đường 18a: Mực nước ngầm cách mặt đất từ 2,5 - 4,5 m.
- Vùng giáp đường 18a: Mực nước ngầm cách mặt đất từ 1,5 - 2,0m.
- Vùng giáp biển: Mực nước ngầm cách mặt đất từ 0,5 - 1,5m.
* Địa chất tài nguyên: Vùng Cẩm Phả tài nguyên than rất lớn, ngoài
ra còn có vật liệu xây dựng (đặc biệt là đá vôi); có nguồn suối khoáng quý

trữ lượng khá, chất lượng tốt.
- Than: Chủ yếu là loại than lộ thiên và hầm lò trữ lượng công nghiệp
239.459.500 tấn chiếm 54,45% so với toàn vùng than Quảng Ninh.
- Đá vôi: Rất nhiều, có chất lượng TB tập trung từ km 5 - km 14 (chân
đèo Bụt). Núi đá gần sát lộ 18A, có thể làm vật liệu xây dựng, nung vôi, xi
măng. Đối với khu vực ngoài biển có hàng trăm quả núi đá to nhỏ là khu
vực cảnh quan không được khai thác.
Ngoài ra dọc theo các suối lớn, có cát vàng làm nguyên liệu cho bê
tông và xây dựng.


10
Tại khu vực Cẩm Phả còn có những lớp sét, sét pha có thể làm
nguyên liệu cho gạch ngói. Đặc biệt, tại mỏ sét Hà Chanh trữ lượng
64.180m3 là nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất xi măng.
- Nước khoáng: Tập trung ở Cẩm Phả, chạy dài từ km 4 đến chân Đèo
Bụt có 3 điểm chính là km 4, km 9 và km 12.
Trữ lượng lớn, chất lượng tốt có thể chữa bệnh, đóng chai dùng nội bộ
và xuất khẩu.
Cụ thể có xấp xỉ 10 lỗ khoan thăm dò, nhưng có lỗ khoan chính có thể
khai thác được như:
+ Tại km 4 có 1700 m3/ngày-đêm
+ Tại km 9 có 700m3/ngày-đêm
+ Tại km 12 có 800m3/ngày-đêm
* Đánh giá điều kiện tự nhiên
Lợi thế
Khí hậu có thể chia làm 3 vùng:
- Vùng ven biển có khí hậu ôn hòa
- Vùng thung lũng xung quanh núi cao như Mông Dương, Cộng Hòa,
Bằng Tẩy, Tác Mi do núi cao bao quanh nên sinh tiểu khí hậu.

- Vùng có núi cao bao quanh nhưng rộng như Dương Huy khí hậu dễ
chịu hơn đôi chút.
- Tài nguyên phong phú, chủ yếu là than đá, tổng tiềm năng ước tính
trên 3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác 2.5 tỷ tấn (trong tổng số 8.4 tỷ tấn
than Quảng Ninh)

Hạn chế
- Khu vực đất dự trữ phát triển là khu vực bãi sú vẹt, có cường độ thấp,
chịu ảnh hưởng của mực nước biển.


11
- Các con suối nhỏ chạy từ bắc xuống nam đô thị Cẩm Phả có độ dốc
lớn, dễ gây sói lở cho đô thị.
- Khi mưa xuống, hệ thống mương, rạch thường bị ảnh hưởng bởi sỉ và
sít của các mỏ ở phía trên đổ xuống.
* Giải pháp
- Cần có các giải pháp nền thích hợp khi xây dựng công trình tại khu
vực dự kiến xây dựng
- Tiến hành nạo vét, kiên cố, khơi thông dòng chảy các suối chảy qua
đô thị.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội [21]
Dân số Cẩm Phả chiếm khoảng 15% tổng dân số của tỉnh Quảng
Ninh, là địa phương lớn thứ hai trong tỉnh.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn đô thị là 34.322,72 ha trong đó tổng
diện tích đất tự nhiên khu vực nội thành là:23.094,26 ha. Trong đó: Tổng
diện tích đất xây dựng đô thị 3.380,65 ha, bình quân 179m2/người.
Công nghiệp vùng Cẩm Phả chủ yếu là khai thác và chế biến than.
Hiện nay các mỏ đang khai thác đều nằm ở phía Bắc đường 18A, gồm
các mỏ sau: Thống Nhất, Cao Sơn, Đèo Nai...

Để phục vụ cho việc khai thác than một số ngành như cơ khí, thiết bị
mỏ, đóng và sửa chữa tàu, sàng tuyển, xẻ gỗ, VLXD (như nung vôi, nung xi
măng, khai thác cát, đóng gạch không nung) cũng phát triển theo.
Để phục vụ cho dân cư đô thị và nhân dân trong vùng, một số xí
nghiệp nhỏ của địa phương cũng được xây dựng như cơ khí sửa chữa, xí
nghiệp vật liệu, khai thác cát, làm muối, nung vôi, cơ khí lâm nghiệp, xẻ gỗ,
đóng gạch xỉ, thêu xuất khẩu, làm giấy, dệt vải v..v..
1.1.3. Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật [21]
a) Hiện trạng giao thông


12
- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đối ngoại
+ Đường bộ:
Quốc lộ: Quốc lộ 18A kết nối vùng Tây Bắc, sân bay Quốc tế Nội Bài
với vùng Đông Bắc: Từ Nội Bài đi Móng Cái (Quảng Ninh) đoạn qua đô thị
đã được cải tạo nâng cấp đảm bảo chức năng đối ngoại kết hợp trục chính đô
thị. Quy mô bề rộng đường đoạn qua đô thị được chia làm 2 đoạn:
Đoạn ngoại thị: Dài 24.80 Km , nền rộng 14m.
Đoạn qua khu vực đô thị: Dài 32.40Km, nền rộng 32m.
Tỉnh lộ: Hệ thống tỉnh lộ kết nối đô thị Cẩm Phả với các địa phương
khác trong tỉnh bao gồm tuyến tỉnh lộ 326 và tỉnh lộ 329.
Tỉnh lộ 326 bắt đầu từ ngã ba giao với tuyến quốc lộ 18A gần khu
đập tràn ở Mông Dương, qua địa phận xã Dương Huy hướng đi Hoành Bồ
có chiều dài toàn tuyến 16.01Km, mặt đường trải nhựa bê tông Atphan rộng
8m.
Tỉnh lộ 329 nối từ Mông Dương, qua Đồng Mỏ hướng sang Ba Chẽ
có chiều dài tuyến 16.04km, đang được tiến hành thi công giai đoạn đầu,
mặt đường rải nhựa rộng 7m.
+ Đường thuỷ:

Đặc điểm của mạng lưới đường thuỷ.
Trên địa phận đô thị Cẩm Phả không có tuyến sông lớn nào chảy qua,
đặc biệt tại khu vực trung tâm đô thị chỉ tồn tại các kênh rạch tiêu nước từ
các mỏ than ở phía Bắc ra biển, đây cũng chính là các trục tiêu thoát nước
chính của đô thị.
Tuy nhiên một đặc trưng và cũng là thế mạnh của đô thị Cẩm Phả đó
là sự phát triển mạnh mẽ của giao thông đường biển, dọc theo 15km đường
biển đô thị là một hệ thống các cảng biển làm xuất khẩu than nội địa và
nước ngoài.


13
Cơ sở hạ tầng các cảng, bến sông.
(1) Cảng Cửa Ông (cảng tổng hợp do trung ương quản lý): công suất
6,5 - 7tr tấn/n- độ sâu bến -7 ÷ -9m, tàu cỡ 3 ÷ 5 vạn tấn có thể vào được,
bên cạnh xuất khẩu than thì cảng cũng tiến hành xuất khẩu các loại hàng
hoá sản xuất công nghiệp.
(2) Cảng Cao Sơn (cảng chuyên dụng): vận tải than mỏ nhỏ Cao Sơn,
công suất 500.000 tấn/n, xà lan 150-200 tấn có thể ra vào.
(3) Cảng Vũng Đục (cảng chuyên dụng): xuất than cho mỏ than Đèo
Nai cống suất: 200.000-300.000 tấn/n và xuất than cho mỏ Thống Nhất
công suất: 20.000 tấn/n.
(4) Cụm bến cảng Km 6 (cảng tổng hợp): bao gồm 8 bến, dùng xà lan
150-180 T.
(5 Cảng Colimex (cảng chuyên dụng): Công suất 180.000 tấn/n, xuất
than cho mỏ than Dương Huy.
(6) Cảng Km7 (cảng chuyên dụng): Quảng Lợi thuộc Công ty Đông
Bắc, công suất 60.000 tấn/n.
Bến số 2: Công suất 50.000 tấn/n xuất tha.
Bến số 3: Công suất 50.000 tấn/n xuất than thuộc xí nghiệp 916 Công

ty Địa chất – Khai thác khoáng sản - Cẩm Phả. cho mỏ ngã 2 và Nam Khe
Tam.
Bến số 5: Công suất 40.000 tấn/n, rót than thuộc xí nghiệp 148- Công
ty Đông Bắc, xuất than cho mỏ than Khe Tam.
Bến số 6: Công suất 13.000 - 15000 tấn/n thuộc Công ty than Hòn
Gai, xuất than cho mỏ ngã Hai.
Bến số 7: Công suất 25.000 - 30.000 tấn/n, thuộc Công ty than Cẩm
Phả xuất than cho mỏ Tây Đá Bàn.
Bến số 8: Công suất 40.000 tấn/n, thuộc Công ty Đông Bắc - xuất


14
than cho mỏ than Khe Tam.
Bến số 9: Công suất 40.000 tấn/n - thuộc mỏ Đông Bắc - xuất than
cho mỏ Nam Khe Tam.
Bến số 10: Công suất 50.000 tấn/n thuộc Công ty Than Dương Huy
xuất than cho mỏ Khe Tam.
Ngoài ra còn Bến rót Than Cẩm Y, bến rót Khe Chàm...
* Các dự án đã và đang triển khai:
Tuyến đường bộ tránh Bắc Hạ Long kết nối thành phố Hạ Long và đô
thị Cẩm Phả nhằm giảm tải lưu lượng cho Quốc Lộ 18 đã được triển khai
dự án.
Tuyến đường tránh Mông Dương nhằm giảm tải lưu lượng xe trên
Quốc lộ 18A đoạn đi qua thị trấn Mông Dương.
* Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị.
- Mạng lưới đường nội thị: Dọc theo quốc lộ 18A là các tuyến nội thị
nối ngang ra biển, đã hình thành 1 số trục chính như:
+ Đường Bái Tử Long: rải nhựa dài khoảng 600m rộng 29m (lòng
đường 12m, hè 12m, vỉa hè 5m).
+ Đường Thanh Niên: rải nhựa rộng 22m.

+ Đường Tô Hiệu: rải nhựa rộng 25m.
+ Đường Thị Đội rộng 22m.
+ Đường Bà Triệu: đường bê tông xi măng rộng 24,00m. Ngoài ra
còn số đường rải nhựa vào các mỏ Cao Sơn...
- Giao thông chuyên dùng:
+ Đường sắt chuyên dùng:
Tuyến chuyên dụng đường sắt khổ 1m dài 12.4Km, từ Tây Khe Sim cọc 4 được xây dựng từ 1975 - 1976. Nhiệm vụ vận chuyển than mỏ Tây
Khe Sim về nhà máy tuyển Cửa Ông. Công suất mỏ Tây Khe Sim 80.000 -


15
100.000 tấn/n, vận chuyển bằng đường sắt khoảng 70% xuất than tại Cửa
Ông và 30% xuất than tại các bến Km6.
+ Băng chuyền:
Tuyến băng chuyền đi từ mỏ than Khe Chàm và mỏ than Mông
Dương ra Cảng Khe Dây có chiều dài 5,4 Km và tuyến băng tải chuyên chở
đá tại Quang Hanh - Cẩm Thạch cho nhà máy xi măng Cẩm Phả có chiều
dài khoảng 2,05 Km.
- Công trình phục vụ giao thông:
+ Bến ô tô: hiện có 2 bến tại Cửa Ông (0.9ha) và tại trung tâm gọi là
bến địa chất (1.5ha).
+ Cầu cống: Hiện nay trên dọc các tuyến đường chính của đô thị đã có
mạng lưới cầu, cống tương đối hoàn chỉnh nhưng đang xuống cấp và không
đáp ứng được nhu cầu vận tải do đó cần nâng cấp mở rộng và xây mới.
* Các vấn đề môi truờng và an toàn giao thông
- Ùn tắc và tại nạn giao thông
Quốc lộ 18A là tuyến đường bộ quốc gia quan trọng, kết nối vùng
Tây Bắc qua đầu mối giao thông Hà Nội nối với các cảng biển lớn phía
Đông. Đoạn chạy qua đô thị Cẩm Phả đóng vai trò là trục đường đối ngoại
đồng thời là trục chính đô thị, gây nên ùn tắc và mất an toàn giao thông. Để

giải quyết vấn đề đó hiện nay đô thị đã và đang tiến hành xây dựng 2 tuyến
đường tránh Bắc Hạ Long và Mông Dương.
- Quản lý các hành lang an toàn giao thông
Hành lang an toàn giao thông dọc các tuyến quốc lộ: 18A; tỉnh lộ
326, 329 chưa được quản lý chặt chẽ, thực trạng vi phạm hành lang an toàn
giao thông khá phổ biến.
- Quản lý phát triển giao thông
Khu vực Cẩm Phả tập trung phát triển công nghiệp khai khoáng, nhu


×