Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tổ chức KGNPT cho nhà ga trên cao tuyến đsđt tại hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRẦN CHÍ HIẾU

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NGẦM PHỤ TRỢ
CHO NHÀ GA TRÊN CAO TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRẦN CHÍ HIẾU
kho¸ 2017-2019

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NGẦM PHỤ TRỢ
CHO NHÀ GA TRÊN CAO TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
TẠI HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kiến Trúc
Mã số: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TUẤN HẢI
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TICH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành Đề tài nghiên cứu khoa học, tôi xin chân thành
cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã
tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tuấn Hải, người trực tiếp
dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng đồng nghiệp đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia,
những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có
những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, Ngày 17 tháng 04 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Chí Hiếu



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Chí Hiếu


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục các hình minh họa
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài….………………………………………………………..1
* Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………. 2
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…………………………………………… 2
* Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….. 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………………….. 2
* Cấu trúc luận văn...........................................................................................2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NHÀ GA
TRÊN CAO TUYẾN ĐSĐT TẠI HÀ NỘI…………………………...……4
1.1 Tổng quan về hệ thống ĐSĐT trong phát triển ĐT Hà Nội……..…...4
1.1.1. Định hướng và phát triển ĐT tại Hà Nội…………………………....4
1.1.2. Thực trạng hệ thống ĐSĐT tại Hà Nội……………………….…..…6

1.2 Phát triển ĐT và vấn đề khai thác KGN …………………………...…8
1.2.1. Khái niệm KGN…………………………………………………..…8
1.2.2. Thực trang khai thác KGN tại Hà Nội…………………………...….9
1.2.3. Kinh nghiệm tổ chức KGN tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc..11
1.3 Thực trạng về nhà ga trên cao tuyến ĐSĐT …………………………16


1.3.1. Thực trạng nhà ga trên cao trên cao trong dự án ĐSĐT tuyến 2A Cát
Linh - Hà Đông………………………………………………………………16
1.3.2. Thực trạng nhà ga trên cao trên cao trong dự án tuyến ĐSĐT tuyến 3
Nhổn – Ga Hà Nội………………………………………………………….. 20
1.3.3. Nhà ga trên cao tuyến ĐSĐT và những vấn đề cần giải quyết…….23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC KGNPT
CHO NHÀ GA TRÊN CAO TUYẾN ĐSĐT TẠI HÀ NỘI……………...27
2.1. Cơ sở pháp lý…………………………………………………………..27
2.1.1. Quy hoạch và định hướng phát triển thành phố Hà Nội…………… 27
- Quy họach chung TP HN đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050…...…27
- Định hướng phát triển thành phố Hà Nội……………………….…… 27
2.1.2.Các văn bản pháp lý………………………………………………....28
- Hệ thống Luật:………………………………………………………...28
- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn………………………………………30
2.2. Cơ sở lý thuyết…………………………………………………………30
2.2.1. GT và DV trong ĐT Hà Nội…………………………………….… 30
2.2.2. Yêu cầu thiết kế nhà ga trên cao…………………………………… 36
2.3. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………….……… 40
2.3.1. Đặc điểm cấu trúc ĐT Hà Nội…………………………….………. 41
2.3.2. Phát triển ĐT Hà Nội và những vấn đề ………………………...…43
2.3.3. Đặc điểm cấu trúc nhà ga trên cao tại các vị trí, quy mô khác nhau.46
2.4. Yêu cầu khai thác KGNPT cho nhà ga trên cao……………………52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KGNPT CHO GA TRÊN CAO

TUYẾN ĐSĐT TẠI HÀ NỘI………………………………………………55
3.1.Nguyên tắc thiết kế KGNPT cho nhà ga trên cao…………………....55
3.1.1. Gắn kết mật thiết với KGĐT và nhà ga trên cao……………………55
3.1.2. Khai thác thuận theo đặc tính của KGN………………………….…55
3.1.3. Đảm bảo vận chuyển GT và đáp ứng tối đa nhu cầu DV………...…55


3.2. Các mô hình tổ chức KGNPT nhà ga trên cao tuyến ĐSĐT theo quy
mô và vị trí………………………………………………………………… 56
3.2.1. Tổ chức KGNPT cho nhà ga trên cao khu vực nội thành đường phố
hẹp………………………………………………………………… 59
3.2.2. Tổ chức KGNPT cho nhà ga trên cao khu vực gần nút GT……..…61
3.2.3. Tổ chức KGNPT cho nhà ga trên cao khu vực ngoại thành, khu ĐT
tái thiết ………………………………………………………….…64
3.3. Giải pháp tổ chức các thành phần chức năng ………………………67
3.3.1. Lối lên xuống………………………………………………………67
3.2.2. Giải pháp tổ chức không gian nội thất……………………..………71
- Sử dụng vật liệu………………………………………………………71
- Sử dụng ánh sáng và màu sắc………………………………………...72
- Trang trí không gian cảnh quan………………………………………74
- Ứng dụng công nghệ vật liệu mới…………………………………….75
3.2.3. Giải pháp tổ chức theo hệ thống an ninh kỹ thuật………………… 77
- Hệ thống thông hơi điều hòa không khí………………………………77
- Hệ thống chống thấm và thoát nước……………………………….…78
- Phòng chống hỏa hoạn, thoát người sự cố ……………………….…..78
3.4. Thiết kế minh họa KGNPT nhà ga Thượng Đình thuộc tuyến ĐSĐT
Cát linh – Hà Đông…………………………………………………………79
3.4.1. Hiện trang khu vực…………………………………………………79
3.4.2. Tổ chức không gian và thiết kế KGNPT nhà ga Thượng Đình thuộc
tuyến ĐSĐT Cát linh – Hà Đông……………………………………………80

3.4.3. Kết luận……………………………………………………………83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận……………………………………………………………….…......85
Kiến nghị……………………………………………………………….……86
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ĐSĐT
KG
KGN

Đường sắt đô thị
Không gian
Không gian ngầm

KGNPT

Không gian ngầm phụ trợ

ĐT

Đô thị

GT


Giao thông

DV

Dịch vụ

TPHN

Thành Phố Hà Nội


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

bảng biểu
Bảng 1.1.

Hệ thống dự án và sơ đồ các tuyến ĐSĐT tại Hà
Nội [7]

6

Bảng 1.2.


Tổng quan hệ thống 10 tuyến ĐSĐT tại Hà Nội

8

[10]

Bảng 1.3.

Phương thức phát triển mở rộng của các ĐT.

25

Bảng 2.1.

Các loại hình DV thích hợp với KGN

33

Bảng 3.1.

Những thành phần chức năng /quy mô của phần ga

[4]

57

ngầm phụ trợ phối hợp với phần nhà ga trên cao
Bảng 3.2.

Các thành phần phần ngâm phụ trợ gắn với nhà ga trên


59

cao năm trong nội thành đường phố hẹp
Bảng 3.3.

Các thành phần phần ngầm phụ trợ với nhà ga trên cao

62

khu vực gần nút GT
Bảng 3.4 .

Các thành phần phần ngầm phụ trợ gắn với Nhà ga khu

65

vực ngoại thành, trong khu ĐT mới tái thiết
Bảng 3.5.

Các thành phần phần ngầm phụ trợ gắn với Nhà ga
Thượng Đình

81


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình


Trang

Hình 1.1

Cảnh lấn chiếm vỉa hè phục vụ các mục đích kinh
doanh DV

5

Hình 1.2

Cảnh lấn chiếm vỉa hè làm bãi đỗ xe

6

Hình 1.3

Hầm bộ hành Ngã tư Sở và những hình ảnh phản
ánh về sự thiếu hiệu quả trong sử dụng.
Tổ hợp trung tâm thương mại ngầm Vincom tại
Royal city HN

10

Hình 1.5

Sơ đồ nhà ga ngầm Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản [6]

12


Hình 1.6

Tổ chức không gian ngầm đa chiều tại nhà ga
Shinjuku.

14

Hình 1.7

Tổ chức không gian bên trong Trung tâm mua
sắm ngầm Arcade GangnamSeoul, Hàn Quốc

15

Hình 1 .8

DV bên trong nhà ga Nam Ninh, Thượng Hải,
Trung Quốc

16

Hình 1.9

Sơ đồ và bên trong phố ngầm ở trung tâm thành
phố Nam Ninh, Trung quốc.

16

Hình 1.10


Sơ đồ các nhà ga tuyến 2A Cát Linh – Hà Đông

17

Hình 1.11

Tổ chức không gian nhà ga La Khê thuộc tuyến Cát
Linh – Hà Đông [7]
Nhà ga vành đai 3 tuyến cát Linh Hà Đông [8]

18

Hình 1.13

Các nhà ga trên cao tuyến số 3 Nhổn – ga HN

21

Hình 1.14

Nhà ga trên cao số 5 nút giao lê Đức Thọ và QL
32

21

Hình 1.15

Nhà ga ngầm vị trí bãi đỗ xe Ngọc Khánh thuộc


22

Hình 1.16

tuyến Nhổn – Ga Hà Nội[11]
Công nghệ đào hầm TBM (Tunnel Boring Machine)
của Italy[9]

22

Hình1.4

Hình 1.12

11

19


Hình 2.1

Mối quan hệ các nhóm DV công cộng [5]

31

Hình 2.2

Sơ đồ GT và phát triển TP. [4]

34


Hình 2.3

Sơ đồ mối quan hệ giữa GT và DV trong KGN[9]

36

Hình 2.4

Tổ chức KG nhà ga trên cao tuyến Thăng Long[3]

40

Hình 2.5

Thực trạng phát triển ĐT Hà Nội và những vấn
đề
Tổ chức Không gian ngầm nhà ga Shinjuku, Nhật
Bản

43

Hình 2.7

Thiết kế mặt bằng tầng 1 nhà ga trên cao tuyến
ĐSĐT[1]

47

Hình 2.8


Nhà ga Phùng Khoang tuyến ĐSĐT Cát Linh Hà
Đông

48

Hình 2.9

Nhà ga đầu mối cát Linh thuộc tuyến ĐSĐT Hà Nội

50

Hình 2.10

Nhà ga vành đai 3 tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà
Đông[10]
Sơ đồ kết nối các thành phần chức năng phụ trợ nhà
ga trên cao

52

Sơ đồ cấu trúc KGNPT cho nhà gà trên cao
thuộc nội thành đường phố hẹp
Sơ đồ cấu trúc KGNPT cho nhà ga vị trí gần nút GT

61

Hình 3.4.

Sơ đồ cấu trúc KGNPT cho nhà ga khu vực ngoại

thành, trong khu ĐT mới tái thiết

66

Hình 3.5.

Sơ đồ lối vào thông qua công trình trên mặt đất.
Lối vào cửa hàng bán lẻ
Sơ đồ lối vào kiểu KG mở không mái che và Lối

69

Hình 2.6

Hình 3.1
Hình 3.2.
Hình 3.3.

Hình 3.6.

45

58

63

70

vào ga ngầm C9 – Hồ Hoàn Kiếm
Hình 3.7.


Hình 3.8.
Hình 3.9.

Sơ đồ lối vào kiểu KG mở có mái che. Lối vào ga
Ngầm C9 – Hồ Hoàn Kiếm phía gần chân Tháp
Bút
Ga ngầm Shinjuku nằm ở quận Shinjuku và Shibuya,
Tokyo, Nhật Bản [6]
Bố trí phối hợp cây xanh, thác nước khu vực nghỉ

70

73
74


chân giữa sảnh TTTM ngầm Royal City, HN
Hình 3.10.

Thiết bị nhận sáng được tạo thành nhờ sắp xếp

75

rất nhiều các thấu kính nhỏ kết nối sợi quang
Hình 3.11.

Vị trí nhà ga Thượng Đình

76


Hình 3.12.

Cabin trượt cho người tàn tật xuống KGN tại

76

Seoul, Hàn Quốc
Hình 3.13

Sử dụng Vật liệu Photoluminescent trong thang

77

thoát hiểm
Hình 3.14.

Vị trí nhà ga Thượng Đình

80

Hình 3.15.

Sơ đồ cấu trúc KGNPT cho nhà ga Thượng Đình

82



1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã
thúc đẩy tốc độ ĐT hóa đặc biệt là ở các thành phố lớn, đòi hỏi đẩy mạnh phát
triển của cơ sở hạ tầng để đáp ứng được nhu cầu của người dân, mạng lưới
GT đường bộ là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng cũng không phải
ngoại lệ.
Sử dụng lòng đất để phát triển ĐT là xu thế của thế giới hiện nay, nhất là
tại các thành phố hiện đại có quy mô lớn. Kinh nghiệm của các nước trong
khu vực thế giới cho thấy, KGN là nguồn tài nguyên đất đai lớn với nhiều lợi
thế. Sự kết hợp giữa những công trình mang tính hạ tầng kỹ thuật và các hệ
thống GT ngầm hệ thống DV công cộng ngầm chúng rất đa dạng, đa chức
năng. Từ quy mô nhỏ tới những tổ hợp trung tâm thương mại, trung tâm sinh
hoạt cộng cộng, vui chơi giải trí. Trong đó có hệ thống xe điện ngầm của
ĐSĐT.
Sự khởi đầu cho một phương thức vận tải mới cho GT thủ đô, Tuyến
ĐSĐT (ĐSĐT) Cát Linh - Hà Đông, đây là tuyến ĐSĐT đầu tiên, chuẩn bị đi
vào vận hành vào năm 2019 ở Hà Nội và cũng là đầu tiên ở Việt Nam. Không
chỉ đáp ứng cầu đi lại của người dân, giảm thiểu ùn tắc GT và ô nhiễm môi
trường mà tuyến ĐSĐT còn góp phần tích cực đổi mới diện mạo và văn hóa
GT của Thủ đô.
Tuy nhiên, đây cũng là loại hình vận tải công cộng mới, cần khai thác triệt
để trong thiết kế nhà ga trên cao của tuyến đường sắt trong mối liên kết với
không gian các dich vụ công cộng của ĐT theo hướng đa năng và đáp ứng
được đặc thù của ĐT Hà Nội.


2


Sự khai thác sử dụng các KGN là một giải pháp cho nhà ga trên cao của
tuyến đường sắt như khắc phục được những nhược điểm còn tồn tại trong
tuyến ĐSĐT. Vì vậy luận văn tôi xin được nghiên cứu về đề tài: “Tổ chức
KGNPT cho nhà ga trên cao tuyến ĐSĐT tại Hà Nội” vì chính tính cấp
thiết của đề tài. Đây cũng là cơ sở để từng bước điều chỉnh xây dựng thay đổi
diện mạo hệ thống nhà ga trên cao của tuyến ĐSĐT tại Hà Nội được đảm bảo
về mỹ quan và đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu khi đi vào sử dụng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng không gian nhà ga trên cao tuyến ĐSĐT tại Hà Nội.
- Giải pháp tổ chức KGNPT cho nhà ga trên cao tuyến ĐSĐT tại
Hà Nội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhà ga trên cao trong hệ thống ĐSĐT thành phố
Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Nhà ga đường sắt trên cao.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Là Nghiên cứu tổ chức không gian nhà ga trên cao nhằm khai thác triệt để
không gian theo hướng đa năng và phù hợp với đặc thù ĐT tại Hà Nội.
- Là tài liệu tham khảo trong thiết kế nhà ga trên cao cũng như là tài liệu
giảng dạy tại các trường đại học chuyên nghành Kiến trúc và GT vận tải.
6. Cấu trúc luận văn


3


Ngoài các phần Mở đầu, kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và phục
lục, nội dung chính của Luận văn gồm có ba chương :
- Chương 1: Thực trạng tổ chức không gian nhà ga trên cao tuyến
ĐSĐT tại Hà Nội .
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức không gian phần
ngầm cho nhà ga trên cao tuyến ĐSĐT tại Hà Nội .
- Chương 3: Giải Pháp Tổ Chức KGNPT cho nhà ga trên cao tuyến
ĐSĐT tại Hà Nội.


4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NHÀ GA
TRÊN CAO TUYẾN ĐSĐT TẠI HÀ NỘI

1.1. Tổng quan về hệ thống ĐSĐT trong phát triển ĐT Hà Nội
1.1.1. Định hướng và phát triển ĐT tại Hà Nội
Tính đến năm 2018, dân số Việt Nam ước tính là 96.963.958 người, tăng
950.346 người so với dân số 96.019.879 người năm 2017. Dân số tăng nhanh
cùng với đó sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã thúc đẩy tốc độ ĐT hóa
đặc biệt là ở các thành phố lớn, đòi hỏi đẩy mạnh phát triển của cơ sở hạ tầng
để đáp ứng được nhu cầu của người dân đăc biệt là hệ thống mạng lưới GT
ĐT.
Phát triển ĐT luôn đi kèm với tác động xấu tới môi trường, nhất là việc cải
tạo ĐT cũ. Để giải quyết vấn nạn GTĐT, sức ép phát triển kinh tế, cho dù biết
rõ không gian xanh giảm xuống tương ứng với sự tăng lên của mật độ xây
dựng nhưng người ta không thể làm khác được cho đến lúc môi trường sống

bị phá vỡ. Cho tới nay, quá trình ĐT hóa tại Việt Nam (cũng như các nước
vùng Á Đông) đã trải qua và lãnh hậu quả từ các bước phát triển: Sau khi đã
“cơ bản thanh toán” hết diện tích trên mặt đất, đua nhau cơi nới chiếm lĩnh
chiều cao tại các ĐT trên nền hạ tầng cũ - tức là chất thêm tải dẫn đến phá vỡ
cơ cấu ĐT vốn có - sẽ dẫn đến bước tiếp theo là mở rộng cơ học theo chiều
ngang, buộc phải trải dài hạ tầng và lấn chiếm đất đai của nông nghiệp, thu
hẹp không gian xanh.
Những năm gần đây thủ đô đã có những đầu tư mạnh mẽ vào việc phát
triển mạng lưới GT vận tải. Theo đó về hệ thống đường sắt bên cạnh các
tuyến hiện tại được đầu tư xây dựng thêm 5 tuyến mới. Hệ thống đường bộ


5

trên cao đã triển khai, đưa vào sử dụng, một loạt các công trình cầu vượt thép
được xây dựng tại các nút giao là điểm nóng GT góp phần giảm ùn tắc, tai
nạn GT tuy nhiên với thực trạng quỹ đất dành cho mạng lưới GT là quá ít,
mặt cắt ngang các tuyến đường hẹp trong khi lưu lượng càng ngày càng tăng
nên tình trạng ùn tắc, tai nạn GT vẫn xảy ra hằng ngày. Việc triển khai các dự
án xây dựng bãi đỗ xe cũng được tiến hành tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu của người dân.
Sau thời gian đầu ra quân quyết liệt “đòi” lại vỉa hè cho người đi bộ (bắt
đầu từ ngày 10/3/2018 theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn
Đức Chung), đến nay, nhiều người dân, chủ cửa hàng trên địa bàn Hà Nội đã
tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, làm bãi đỗ xe
sai quy định.

Hình 1.1. Cảnh lấn chiếm vỉa hè phục vụ các mục đích kinh doanh DV
Nhiều tuyến đường của Hà Nội như: Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Đê La
Thành, Xuân Thủy, Lê Văn Lương, Trường Chinh, Trần Bình... tình trạng lấn

chiếm vỉa hè tái diễn ngày càng phổ biến. Việc ngang nhiên chiếm dụng trên
của một số chủ cơ sở kinh doanh cùng với việc để bừa bãi các phương tiện
GT xe máy, xe đạp khiến người đi bộ chỉ còn cách bất chấp nguy hiểm đi
xuống lòng đường.


6

Hình 1.2. Cảnh lấn chiếm vỉa hè làm bãi đỗ xe
1.1.2. Thực trạng hệ thống ĐSĐT tại Hà Nội.
ĐSĐT Hà Nội là tên gọi hệ thống đường sắt công cộng tồn tại ở các khu
vực nội ngoại thành Hà Nội. Mạng lưới này gồm 10 tuyến với tổng chiều dài
khoảng 318 km. Theo dự án này, Hà Nội sẽ có 8 tuyến ĐSĐT và 2 tuyến
nhánh.
HỆ THỐNG DỰ ÁN

TỔNG QUÁT

ĐSĐT HÀ NỘI

Địa điểm

Hà Nội, Việt Nam

Loại tuyến

Tàu điện

Số tuyến


2 (đang xây dựng)
8 (kế hoạch)

Bắt đầu VH

2019

Headway

2 phút

Chiều dài hệ
thống

319 km (198,2 mi)

Khổ đường sắt

1,435 mm

Tốc độ cao nhất

80 km/h (50 mph)

Bảng 1.1. Hệ thống dự án và sơ đồ các tuyến ĐSĐT tại Hà Nội[7]
Dự án sẽ bắt đầu được đưa vào hoạt động từ 2019 với tuyến đầu tiên là
tuyến 2A - Cát Linh - Hà Đông, theo sau là các tuyến số 3, đoạn Nhổn - ga Hà


7


Nội; tuyến số 1, đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên và tuyến số 2, đoạn Nam Thăng
Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình.
- Tổng quan quy hoạch
Theo Quy hoạch GT tổng thể của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định
519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016, mạng lưới Metro Hà Nội gồm 10 tuyến, tổng
chiều dài 417,8km. bao gồm cả các tuyến trên cao và đi ngầm. Các dự án
Metro của Hà Nội được Chính phủ giao cho Bộ GT Vận tải (MoT) và Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội (HPC) làm chủ đầu tư. Cụ thể: [7]
Tuyến

Tên

số

tuyến

Chiều
Đường đi

dài
km

Đặc

Trạng

điểm


thái

Sân bay Nội Bài - Phú

Nội Bài

Diễn - Hà Đông - Ngọc

(N)

Hồi

Tuyến

(tuyến vòng tròn) Mê

ngầm

Tuyến

Thăng

Linh - Đông Anh - Sài



kêu gọi

4


Long

Đồng - Vĩnh Tuy - Cổ

trên

đầu tư

(T)

Nhuế - Liên Hà

6

Tuyến
Tuyến

Cát

2A

Linh
(C)
Tuyến

Tuyến
7


Đông

(Đ)

Tuyến
3

43

54

14

Văn

Miếu - Ga Hà Nội -

kêu gọi

cao

đầu tư

29

Hồi,
Kim

Liên
41

Hà, Đại

Mạch

trên

chạy

cao

thử

12

Yên
Nghĩa

nghiệm

28

Đông
Trôi - Nhổn - Văn

depot

đang

Mê Linh - Nhổn - Vân

Tuyến


trên

cao

Xuân - Hà Đông

Canh - Dương Nội - Hà

ga

Ga

Mỗ

Cát Linh - Giảng Võ Láng Hạ - Thanh

nhà

Ngọc

Tuyến

Tuyến

Số

26

trên


kêu gọi

cao

đầu tư

ngầm

đang



thi

23

26


Linh

Nhổn


8

Miếu

Hoàng Mai


trên

(V)

Tuyến
9

Tuyến
Sơn
Tây (S)
Tuyến

Tuyến

Hoàn

2

Kiếm
(H)
Tuyến

Tuyến
8

Mỹ
Đình
(M)

Tuyến

5

Tuyến
Kim
Mã (K)

công

cao
Sơn
Sơn Tây - Hoà Lạc -

trên

kêu gọi

Tây,

Xuân Mai

cao

đầu tư

Xuân
Mai

Sân bay Nội Bài - Cầu

ngầm


Nhật Tân - Hoang Hoa
Tham - Hồ Hoàn

42

Kiếm - Hang Bai - Dai

Sơn Đồng - Mai Dịch 37

- Dương Xá
Nam Hồ Tây - Ngọc
Khánh - Đại lộ Thăng
Long - An Khánh -

trên
cao

Co Viet - Thuong Dinh

Ring road 3 - Lĩnh Nam



chuẩn
bị triển

Xuân
32


Phủ Lỗ

khai

trên

kêu gọi

cao

đầu tư

Sơn
26

Ring road 4 - Hoà Lạc

Động,
Cổ Bì

ngầm
39

Đỉnh,

Sơn



kêu gọi


trên

đầu tư

17

Động,
Hoà
Lạc

cao

Yên
Tuyến
Tuyến

Long

1

Biên
(L)

Yên Viên/Dương Xá Long Biên - Ga Hà

36

Nội - Ngọc Hồi


trên
cao

Viên,

chuẩn
bị triển
khai

23

Dương
Xá,
Ngọc
Hồi

Bảng 1.2. Tổng quan hệ thống 10 tuyến ĐSĐT tại Hà Nội
1.2. Phát triển ĐT và vấn đề khai thác KGN
1.2.1. Các khái niệm về KGN phụ trợ
- Khái niệm công trình ngầm ĐT tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định
39/2010/NĐ-CP

[1]

về quản lý không gian xây dựng ngầm ĐT “Công trình


9

ngầm ĐT là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại ĐT bao gồm:

công trình công cộng ngầm, công trình GT ngầm, các công trình đầu mối kỹ
thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công
trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.”
- Không gian ngầm là không gian dưới mặt đắt đươc quy hoạch để sử dụng
cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị căn cứ Luật đô thị 2009
30/2009/QH12 [4]
- Hệ thống không gian phụ trợ là các không gian trong kiến trúc có chức
năng bổ trợ cho các không gian chính trong kiến trúc, GT và trong quy hoạch
bao gồm: hệ thống chiếu sáng đường, quảng trường sân bãi, các không gian
để xe, đón khách, đi bộ nghỉ dạo hài hòa với kiến trúc. Hệ thống phong cảnh
kiến trúc cảnh quan tiểu cảnh, đài phun nước. [4]

1.2.2. Thực trạng khai thác KGN tại Hà Nội
Tại HN cho đến gần đây, sử dụng KGN cho ĐT vẫn được hiểu chỉ là
những đường ống cấp nước, thoát nước cho đến các đường ống dẫn điện, cáp
quang chôn dưới lòng đất, các tầng hầm gửi xe. Cho đến khi bài toán về đất
đai trở nên cấp bách đối với những ĐT lớn nhất nước, quá trình khai thác
KGN ĐT mới bắt đầu khởi sắc.
Mở đầu là các công trình phục vụ GT cơ giới, quy mô nhỏ dạng hầm chui
tránh giao cắt đã được xây dựng trong TP như đường hầm Kim liên, hầm chui
trước trung tâm Hội nghị Quốc gia trên tuyến Đại lộ Thăng Long. Các hầm bộ
hành trong ĐT cũng đã được xây dựng ở vị trí nút giao ngang qua trục đường
lớn, điển hình là hầm bộ hành Ngã tư Sở, hầm qua đường Phạm Hùng. Tuy
nhiên đến nay, gần 20 chiếc hầm bộ hành đọc đường vành đai 3 được khởi
công xây dựng từ năm 2001, sau hơn chục năm xây dựng mới chỉ đưa vào sử
dụng được 3 đến 4 hầm còn lại đóng cửa cài then hoặc sử dụng với mục đích


10


khác. Hầm 32 được xây cùng với dự án nâng cấp đường 32 bắt đầu năm 2008,
trải qua thời gian xây dựng dài hơi, hầm bị xuống cấp từng phần.

Hình 1.3 Hầm bộ hành Ngã tư Sở và những hình ảnh phản ánh về sự thiếu
hiệu quả trong sử dụng.
Tại HN, khai thác KGNDVCC đang ở những bước đầu tiên. Đã xuất hiện
một số KGN kết hợp giữa giữ xe bán hàng, là một DV cho khách bên ngoài
cùng sử dụng Tầng hầm 3.500 m2 làm siêu thị tại trung tâm thương mại The
Garden Mỹ Đình. Gần đây, đã có tổ hợp thương mại ngầm Vincom được đưa
vào sử dụng tại Royal City và Time City, là những trung tâm thương mại
ngầm lớn nhất châu Á với 3 tầng hầm và 2 tầng nổi, tổng diện tích sử dụng
lên tới hơn 200.000 m2 gồm rất nhiều loại hình DV từ thương mại tới giải trí.
Là một trong những mô hình tổ chức KGN, đáng tiếc các công trình trên
không được kết nối ngầm với xung quanh nên chỉ mang tính cục bộ, hầu như
chỉ nhằm mục đích tăng diện tích kinh doanh cho chủ đầu tư chứ chưa có ý
nghĩa nhiều cho hoạt động ĐT.


11

Hình 1.4. Tổ hợp trung tâm thương mại ngầm Vincom tại Royal city HN
Trong khi đó, hệ thống hầm bộ hành mà theo kinh nghiệm các nước có thể
kết hợp sử dụng cho DVCC, ở ta lại chỉ được thiết kế thi công nhỏ hẹp. Chỉ
đơn thuần dùng cho mục đích vượt qua đường nút giao cắt lớn, không hề có
DV bên trong. Việc khai thác KGN đơn năng chỉ cho 1 mục đích là 1 trong
những lý do dẫn đến việc khai thác KGN tại TP Hà Nội vừa qua chưa thật
hiệu quả. Vấn đề này cần được phân tích kỹ để tìm ra mô hình thích hợp với
đặc thù khu vực thành phố Hà Nội.

1.2.3. Tổ chức KG nhà ga tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

- Nhà ga JR Shinjuku, Tokyo , Nhật Bản
Có 3,66 triệu du khách mỗi ngày, đây là kỷ lục Guinness trên thế giới.
Nhà ga ngầm gồm các tuyến tàu điện ngầm đô thị đến Metro. Có nhà ga của
Seibu, Keio, Odakyu và các công ty đường sắt của đường sắt tư nhân, toàn bộ
nhà ga là quá lớn. Ga JR Shinjuku là trung tâm, các bến của Tuyến Odakyu và
Tuyến Keio nằm ở phía tây. Tuyến tàu điện ngầm Tokyo Metro Marunouchi
nằm ở phía bắc. Tàu điện ngầm Toei ở phía nam và phía bắc lần lượt là "Trạm
thoát hiểm phía tây".
Khu vực ở phía nam là rất nhiều cơ sở thương mại ở Shinjuku, một nơi có
bầu không khí mới và nhiều địa điểm thời trang như Sân thượng phía Nam tại
Quảng trường Thời đại Takashimaya. Tái phát triển cuối cùng đã hoàn thành,


12

chúng tôi đã có thể có tòa nhà văn phòng Miraina và các cơ sở thương mại
NewoMan.

Hình 1.5. Sơ đồ nhà ga ngầm Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản [6]
Nói về ga phía tây ga Tokyo là một thị trấn chọc trời. Cảnh tượng mà các
tòa nhà đủ cao để nhìn lên Chính quyền thành phố Tokyo được xếp hàng
chính xác là tòa nhà chọc trời ở Tokyo. Những lối vào này là thuộc tính của
phương Tây.
Quay tại lối ra phía đông ga Shinjuku .Các cơ sở thương mại như Marui
và Bikkoro tập trung tại trụ sở chính của Isetan. Dù sao, có rất nhiều cửa
hàng, nhà hàng và quán rượu, và bạn có thể nói rằng đây là khu vực nhộn
nhịp nhất, nơi tập trung nhiều người nhất ở Tokyo.
Rất nhiều khu buôn bán và mua sắm được xây dựng ngay trong ga. Đó là:
- Lumine Est – ở Cửa Tây của ga JR
- Khu mua sắm Odakyu – ở khu ga của Odakyu

- Odakyu Mylord – cuối phía Nam của khu ga của Odakyu
- Khu mua sắm Lumine 1 – ở khu ga của Keio
- Khu mua sắm Lumine 2 – ở Cửa Nam của ga JR và các cửa ra Lumine
- Khu cửa hàng Keio – ở khu ga của Keio


×