Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường nguyễn thái học, thành phố yên bái tỉnh yên bái (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
PHƯỜNG NGUYỄN THÁI HỌC, THÀNH PHỐ YÊN BÁI
TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DƯƠNG
KHÓA: 2017 – 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
PHƯỜNG NGUYỄN THÁI HỌC, THÀNH PHỐ YÊN BÁI
TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. NGUYỄN TỐ LĂNG

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DƯƠNG
KHÓA: 2017 – 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
PHƯỜNG NGUYỄN THÁI HỌC, THÀNH PHỐ YÊN BÁI
TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. NGUYỄN TỐ LĂNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN


Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sỹ, chuyên ngành Quản
lý Đô thị và Công trình, khóa học 2017 - 2019 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu, đây chính là nền tảng
kiến thức giúp học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực
nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý
thầy cô trong nhà trường. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
GS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng, là người trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp cho học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường, cảm ơn phòng
Quy hoạch Kiến trúc Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái, phòng Quản lý đô thị thành
phố Yên Bái, Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Thái Học đã giúp đỡ học viên
hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 4 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Dương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là công trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu
của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Văn Dương


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................. Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
6 Các khái niệm (thuật ngữ)........................................................................... 4
7 Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chương 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN PHƯỜNG NGUYỄN THÁI HỌC, THÀNH PHỐ YÊN BÁI
........................................................................................................................... 6
1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 6
1.1.1. Giới thiệu về tỉnh Yên Bái ...................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm thành phố Yên Bái và phường Nguyễn Thái Học .................. 8
1.2. Thực trạng công tác quy hoạch, xây dựng phường Nguyễn Thái Học
......................................................................................................................... 13
1.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch ............................................................. 13
1.2.2. Thực trạng công tác thiết kế đô thị ....................................................... 16
1.2.3. Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Nguyễn Thái
Học.................................................................................................................. 17



1.3. Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường
Nguyễn Thái Học ........................................................................................... 28
1.3.1. Về cơ chế chính sách và văn bản pháp lý ............................................. 28
1.3.2. Thực trạng bộ máy quản lý. .................................................................. 28
1.3.3. Thực trạng công tác quản lý của bộ máy .............................................. 32
1.3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan phường Nguyễn Thái Học……… .......................................................... 33
1.4. Những vấn đề cần được nghiên cứu trong công tác quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan phường Nguyễn Thái Học ........................................ 34
1.4.1. Về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị (không gian)............................ 34
1.4.2. Về thiết kế đô thị (kiến trúc, cảnh quan) ............................................... 34
1.4.3. Về văn bản pháp lý ................................................................................ 35
1.4.4. Về bộ máy quản lý ................................................................................ 35
1.4.5. Về sự tham gia của cộng đồng .............................................................. 35
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN PHƯỜNG NGUYỄN THÁI HỌC, THÀNH PHỐ YÊN BÁI
......................................................................................................................... 36
2.1. Cơ sở lý thuyết quản lý không gian,, kiến trúc, cảnh quan ............... 36
2.1.1. Một số lý thuyết cơ bản về không gian, kiến trúc, cảnh quan .............. 36
2.1.2. Nội dung quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan. ............................ 38
2.1.3. Tiêu chí phân vùng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ... 44
2.1.4. Các tiêu chí quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ............... 44
2.1.5. Sự tham gia của cộng đồng ................................................................... 46
2.2. Cơ sở pháp lý quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan................... 47
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật .......................................................... 47
2.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan..................................................... 50
2.2.3. Các quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt liên quan ................... 51



2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan . 52
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 52
2.3.2. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội ............................................................. 54
2.3.3. Yếu tố quy hoạch .................................................................................. 54
2.3.4. Yếu tố quản lý ....................................................................................... 54
2.3.5. Vai trò của cộng đồng ........................................................................... 55
2.4. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan của một số nước trên thế giới và Việt Nam ....................................... 57
2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 57
2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài ....................................................................... 60
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN,
KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG NGUYỄN THÁI HỌC, THÀNH
PHỐ YÊN BÁI............................................................................................... 66
3.1. Quan điểm, mục tiêu .............................................................................. 66
3.2. Nguyên tắc quản lý ................................................................................. 67
3.3. Giải pháp phân vùng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan ...... 68
3.4. Giải pháp quản lý (theo từng vùng) ..................................................... 69
3.4.1. Về không gian ....................................................................................... 69
3.4.2. Về kiến trúc ........................................................................................... 75
3.4.1. Về cảnh quan ......................................................................................... 80
3.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách ................................................................ 82
3.6. Giải pháp về bộ máy quản lý................................................................. 84
3.7. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng ................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 95
Kết luận .......................................................................................................... 95
Kiến nghị ........................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CP

Chính phủ

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QLNN

Quản lý nhà nước

QLĐT

Quản lý đô thị

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TDTT

Thể dục thể thao

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

CTR

Chất thải rắn


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ.
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Vị trí tỉnh Yên Bái trong vùng Bắc Bộ


7

Hình 1.2.

Vị trí thành phố Yên Bái

9

Hình 1.3.

Hiện trạng cảnh quan khu trung tâm thành phố

12

Hình 1.4.

Bản đồ hiện trạng phường Nguyễn Thái Học

13

Hình 1.5.

Bản đồ vị trí ranh giới phường Nguyễn Thái Học

17

Hình 1.6.

Ảnh hiện trạng công viên hồ Yên Hòa


19

Hình 1.7.

Hiện trạng các khu dân cư cũ

20

Hình 1.8.

Một số hình ảnh khu đô thị Vincom

21

Hình 1.9.

Trụ sở HĐND-UBND phường Nguyễn Thái Học

23

Hình 1.10. Sở Công thương tỉnh Yên Bái

23

Hình 1.11. Hiện trạng trường TH Nguyễn Thái Học

24

Hình 1.12. Di tích lịch sử Mộ Nguyễn Thái Học


24

Hình 1.13. Hiện trạng trung tâm y tế thành phố Yên Bái

25

Hình 1.14. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý đô thị

29

Hình 2.1.

Bản đồ QH KG, KT, CQ phường Nguyễn Thái Học

51

Hình 2.2.

Một số khu đô thị trên địa bàn TP. Hạ Long

58

Hình 2.3.

Kiến trúc cảnh quan thành phố Đà Nẵng

59

Hình 2.4.


Thành phố Kuala Lumpur

60

Hình 3.1.

Bản đồ phân vùng quản lý

68

Hình 3.2.

Hình ảnh minh hoạ về thiết kế kiến trúc công trình
thương mại dich vụ
Một số hình ảnh minh hoạ về thiết kế kiến trúc công
trình nhà ở liên kế
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý kiến trúc cảnh quan
phường Nguyễn Thái Học với sự tham gia cộng đồng

77

Hình 3.3.
Hình 3.4.

78
93


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

bảng,

Tên bảng, biểu

Trang

biểu
Bảng 1.1. Tổng hợp đất đai xây dựng phường Nguyễn Thái Học

15

Bảng 3.1. Đề xuất bố trí cán bộ và nghiệp vụ tương ứng

85

Bảng 3.2. Đề xuất chương trình đào tạo cán bộ trong thời gian tới

86


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi đất nước giành độc lập thị xã Yên Bái được khôi phục và mở rộng.
Ngày 7 tháng 4 năm 1956 theo Nghị định số 72/TTg của Thủ tướng Chính phủ
đã quyết định tái lập thị xã Yên Bái. Ngày 6 tháng 6 năm 1988, tại Quyết định
số 101-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định phát triển 4 phường của
thị xã Yên Bái là phường Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Minh Tân, Yên Thịnh
lên thành 7 phường cụ thể như sau: chia phường Hồng Hà thành 2 phường lấy

tên là phường Hồng Hà và phường Nguyễn Phúc; chia phường Nguyễn Thái
Học ra thành 2 phường lấy tên là phường Nguyễn Thái Học và phường Yên
Ninh; chia phường Minh Tân thành 2 phường là phường Minh Tân và phường
Đồng Tâm. Ngày 11 tháng 1 năm 2002, thị xã Yên Bái được Thủ tướng Chính
phủ ra Nghị định số 05/2002/NĐ-CP thành lập thành phố Yên Bái trên cơ sở
toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Yên Bái. Theo Nghị quyết số 122/NQCP ngày 11/12/2013 Chính phủ nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã
thành lập phường Nam Cường và phường Hợp Minh thuộc thành phố Yên Bái.
Như vậy theo quyết định này từ ngày 11/12/2013 thành phố Yên Bái có tổng
số 9 phường và 8 xã.
Thành phố Yên Bái là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hóa
xã hội của tỉnh Yên Bái và là đô thị hạt nhân trong hệ thống các đô thị của tỉnh.
Là một tỉnh miền núi, Yên Bái có những lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên,
về tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Những năm qua, thành phố Yên
Bái đã từng bước xây dựng phát triển hạ tầng đô thị để trở thành một trong
những trung tâm đa ngành của các tỉnh khu vực miền núi, trung du phía Bắc,
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
của toàn khu vực.


2

Công tác quy hoạch và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trên địa
bàn thành phố đã được xách định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan
trọng của thành phố, công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch cùng dần đi
vào nề nếp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại
hạn chế như: Một số khu vực trong thành phố còn thiếu quy hoạch phân khu,
quy hoạch phân khu và chưa có quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan, nên dẫn
đến khó khăn trong công tác cấp phép dự án đầu tư xây dựng và quản lý kiến
trúc cảnh quan xây dựng theo quy hoạch. Đặc biệt công tác thiết kế đô thị chưa
được quan tâm, nhiều tuyến phố kiến trúc chưa hài hòa, thiếu đồng nhất

Phường Nguyễn Thái Học là một trong 4 phường đầu tiên của thành phố
Yên Bái, nằm tiếp giáp với các khu vực có tốc độ đô thị hoá cao của Thành phố
Yên Bái. Có thể nói đây là khu vực có giá trị sử dụng đất cao, thuận lợi phát
triển đô thị.
Với định hướng xây dựng phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái trở
thành khu đô thị bền vững, phù hợp với tình hình phát triển chung của khu vực.
Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
khu đô thị đáp ứng hài hoà với các mục tiêu quy hoạch là rất cần thiết. Do đó
nghiên cứu đề tài “Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Nguyễn
Thái Học, Thành phố Yên Bái” nhằm quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả
về mặt không gian, kiến trúc các công trình cộng cộng cũng như dân sinh trong
địa bàn phường Nguyễn Thái Học, các không gian cây xanh, công viên văn hóa
công cộng, các công trình hạ tầng đô thị, giao thông, … góp phần xây dựng và
phát triển đô thị hiện đại, có bản sắc, nâng cao chất lượng không gian kiến trúc,
cảnh quan đô thị
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trên
địa bàn Phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đảm bảo


3

tính thống nhất của không gian tổng thể đến không gian cụ thể các khu vực
thuộc đô thị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan.
- Phạm vi nghiên cứu: Phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái; Giai
đoạn nghiên cứu: 2020-2050. Diện tích nghiên cứu khoảng 174,2 ha; dân số
khoảng 13.147 người.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp dự báo.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Xây dựng cơ sở khoa học, làm rõ một số vấn đề tồn
tại, bất cập cần giải quyết và nêu những quy định mới nhất của Nhà nước trong
công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại các đô thị trên địa bàn tỉnh
Yên Bái.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề xuất
mô hình quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Nguyễn Thái Học;
đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhằm quản lý không gian, kiến trúc,
cảnh quan phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái được hiệu quả. Góp
phần xây dựng một khu đô thị mới thân thiện, hài hòa với thiên nhiên và môi
trường, HTHTKT đồng bộ và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực, đem
lại cho cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực
tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận.


4

6. Các khái niệm (thuật ngữ)
- Kiến trúc đô thị: Là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [13].
- Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch

trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị [13].
- Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [13].
- Kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của con người tác động
vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ giữa các yếu tố thiên
nhiên và nhân tạo, tạo nên sự hài hòa giữa chúng [10].
Các thành phần của kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm các yếu tố thiên
nhiên và nhân tạo:
+ Yếu tố thiên nhiên gồm: Địa hình, mặt nước, cây xanh, điều kiện khí
hậu, không trung và con người.
+ Yếu tố nhân tạo gồm: Kiến trúc công trình, đường phố, quảng trường,
trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật và tranh tượng hoành tráng trang trí.
- Quản lý đô thị: Là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công
tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động
đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền đô thị.
- Sự tham gia của cộng đồng: Theo Clanrence Shubert là quá trình trong
đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực
hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạch
động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham


5

gia của cộng đồng.
- Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng
cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp
các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng [9].
- Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng
của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.
- Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng

đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu
quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường
Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.
- Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.


6

NỘI DUNG
Chương 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN PHƯỜNG NGUYỄN THÁI HỌC, T.PHỐ YÊN BÁI
1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Giới thiệu về tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng
núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào
Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Yên Bái và
phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị
xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị
trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao
Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61
huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước.. Yên Bái là đầu mối và trung độ
của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà

Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn,
với các thị trường lớn trong và ngoài nước.
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông
Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây
Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa
sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng
và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông
Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và
vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện
tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản,
khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp


7

có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa,
chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Hình 1.1: Vị trí tỉnh Yên Bái trong vùng Bắc Bộ
Theo số liệu thống kê năm 2017, Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là
688.767,00 ha. Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 585.094,00 ha,
chiếm 85,4% diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là
54.478,00 ha chiếm 7,89%; diện tích đất chưa sử dụng là 46.195,00 ha chiếm
6,71%
Dân số 807.287 người (chiếm 0,83% dân số cả nước).
Về mặt vị trí địa lý, Yên Bái có những thuận lợi và khó khăn nhất định
trong việc phát triển kinh tế - xã hội:
* Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành
nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy,



8

ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa
quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh
có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý,
cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi
măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật
liệu xây dựng khác.
* Tiềm năng du lịch: Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên
đa dạng và đẹp: hang Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên
(Yên Bình), hồ Thác Bà, du lịch sinh thái Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò;
di tích cách mạng, đền thờ Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ…Tỉnh Yên
Bái có nhiều dân tộc thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá
riêng, là điều kiện để kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng tạo ra những khó khăn đáng kể. Đây là một
tỉnh miền núi, lại nằm sâu trong nội địa, hơn nữa, nền kinh tế nhìn chung còn
chậm phát triển, kết cấu hạ tầng lại thấp kém; việc giao lưu trao đổi hàng hoá
với các tỉnh chủ yếu trông cậy vào đường ô tô, đường sắt và một phần đường
sông. Yên Bái chưa có đường hàng không… Do ở sâu trong nội địa, xa các
cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc trao đổi hàng
hoá, liên kết kinh tế với các tỉnh khác còn gặp nhiều hạn chế.
Từ khi thành lập tỉnh đến nay đã trải qua những giai đoạn lịch sử hình
thành và phát triển mang dấu ấn sâu sắc.
1.1.2. Đặc điểm thành phố Yên Bái và phường Nguyễn Thái Học
a) Thành phố Yên Bái: Thành phố Yên Bái là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hoá của tỉnh Yên Bái, là một trong các đô thị trong vùng sớm được công
nhận là thành phố loại III.



9

Vị trí địa lý: Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía Tây Bắc Việt
Nam, có tọa độ 21o40' đến 21o46' vĩ độ Bắc, 104o50'08" đến 104o58'15" độ
kinh Đông, cách Hà Nội 156 km và cách cửa khẩu Lào Cai 140 km.

Hình 1.2. Vị trí thành phố Yên Bái
Nằm trên quốc lộ 37, quốc lộ 32C, quốc lộ 70, đường sắt Lào Cai - Hà
Nội là các trục giao thông lớn của quốc gia, thành phố Yên Bái hiện đang là
trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Yên Bái, một trong các trung tâm lớn
về văn hóa, du lịch, kinh tế của vùng Tây Bắc.
Thành phố Yên Bái là một trong những cửa ngõ để tiến sâu vào miền Tây
Bắc với một mạng lưới đường sắt, đường bộ, đường thuỷ khá thuận lợi. Thành
phố Yên Bái có một vị trí khá quan trọng trong đầu mối giao thông huyết mạch
nối vùng Tây Bắc với trung du Bắc Bộ. Tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ
Hải Phòng - Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Tuyến


10

đường thuỷ sông Hồng từ thành phố Yên Bái xuôi về Hà Nội rồi đi tiếp đến
cảng Hải Phòng. Tuyến ngược cập bến cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Trong tương
lai, đường băng sân bay Yên Bái sẽ được mở rộng thành sân bay dân dụng khai
thác đón khách đến với Yên Bái.
Mạng lưới đường giao thông trong nội thành được đầu tư khá hoàn chỉnh.
Các đường trục chính như Quốc lộ 37, đường Nguyễn Tất Thành, đường
Nguyễn Thái Học, đường Yên Ninh, đường Trần Phú, đường Kim Đồng... đã
được xây dựng theo quy hoạch đô thị với hệ thống hành lang, cống thoát nước,
đèn chiếu sáng, cây xanh. Hệ thống cầu xây dựng tương đối đồng bộ bắc qua
các suối, hồ trong đó có cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hồng là cầu Yên Bái

tạo điều kiện cho giao thông thuận tiện vào miền Tây Bắc. Bến xe khách Yên
Bái đã mở nhiều tuyến liên tỉnh, liên huyện tạo điều kiện cho việc luân chuyển
hành khách, hàng hoá.
Đặc biệt, đường tránh ngập thành phố Yên Bái đoạn từ cầu Văn Phú đến
nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai có tổng chiều dài hơn 4,1km,
thuộc Công trình đường tránh ngập thành phố Yên Bái, nối trung tâm thành phố
Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là công trình quan trọng của
thành phố Yên Bái cũng như tỉnh Yên Bái. Việc đưa vào sử dụng nút giao IC12
và Đường tránh ngập đoạn từ cầu Văn Phú lên đường cao tốc Nội Bài – Lào
Cai đã mở ra cơ hội mới, tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên
Bái, tạo lợi thế liên kết vùng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai
– Hà Nội – Hải Phòng; là động lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh của tỉnh Yên
Bái trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Vùng đất nằm giữa đường xuyên á và
sông Hồng là khu vực chịu tác động mạnh mẽ của nhất của tuyến đường cao
tốc xuyên á. Khu vực này sẽ phát triển mạnh khi đường xuyên á hình thành và
trở thành vùng phát triển đô thị mới của thành phố.


11

Thành phố Yên Bái đang khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông,
lâm nghiệp khác như: phát triển làng nghề miến đao ở Phúc Lộc và Giới Phiên;
đầu tư trồng nấm thực phẩm và dược liệu, trồng rau sạch tại các xã Tuy Lộc,
Văn Phú, Tân Thịnh… với các chính sách ưu đãi hấp dẫn, các nhà đầu tư có
thể tham gia đầu tư sản xuất. Cùng lĩnh vực chế biến nông lâm sản, với vị trí
địa lý là trung tâm, thành phố Yên Bái còn có tiềm năng về nhiều loại khoáng
sản đá trắng, quặng sắt…
Với quan điểm tiếp tục lấy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế, thành Phố Yên Bái đã và đang triển
khai một số khu, cụm công nghiệp với hạ tầng kỹ thuật đầy đủ và gắn với những

vùng nguyên liệu và trục giao thông quan trọng như: Khu công nghiệp phía
Nam nằm sát với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 70, diện tích hiện
tại là 207,8ha, đã hoàn thiện hệ thống cấp điện, cấp nước, đường giao thông nội
bộ; Khu công nghiệp Âu Lâu với diện tích 120ha, nằm gần quốc lộ 37, cách sát
nút giao lên xuống của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và rất gần với vùng
nguyên liệu chè, quế, gỗ của các huyện lân cận; Khu công nghiệp Minh Quân
có diện tích 120ha, nằm gần quốc lộ 37, 32C và các nút lên xuống của đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai 1,5km, đây chính là KCN được tỉnh chủ trương mời
gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm sản.
Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn cũng được quan
tâm chú trọng với hàng loạt các cơ sở dịch vụ cơ khí, chế biến gỗ, lương thực,
thực phẩm ra đời và đi vào hoạt động góp phần quan trọng trong việc giải quyết
đầu ra cho nông lâm sản, tạo việc làm cho lao động và nâng cao giá trị sản xuất
công nghiệp, tăng thu ngân sách. Là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm, cửa ngõ
của vùng Tây Bắc rộng lớn, nhịp sống đô thị đã hình thành và phát triển với
những tuyến phố đông đúc như: Hoàng Hoa Thám, Đinh Tiên Hoàng, Điện


12

Biên, Yên Ninh, Nguyễn Thái Học… mở ra cơ hội cho ngành nghề thương mại
dịch vụ phát triển…

Hình 1.3. Hiện trạng cảnh quan khu trung tâm thành phố
Với lợi thế là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của tỉnh, thành phố Yên
Bái đã nhanh chóng nắm lấy thời cơ, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư, lựa chọn
những dự án thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển đô thị;
đặc biệt là dành nguồn lực mở rộng các KCN, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng
yêu cầu của nhà đầu tư.
Theo định hướng quy hoạch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, thành

phố Yên Bái được xác định là một trong các đô thị trung chuyển quan trọng của
hành lang kinh tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Định hướng này
mở ra cơ hội để Yên Bái phát triển đô thị mạnh mẽ nhờ yếu tố kích thích phát
triển của vùng.
b) Phường Nguyễn Thái Học
Phường Nguyễn Thái Học là một phường trung tâm của Thành phố Yên
Bái, Phường Nguyễn Thái Học hiện có 11 khu dân cư với 87 tổ dân phố. Địa
bàn phường giáp ranh với 4 phường (phía Bắc giáp phường Nam Cường, phía
Nam giáp phường Hồng Hà, phía Đông giáp phường Yên Ninh, phía Tây giáp
phường Nguyễn Phúc); có 12 cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, 67 công ty,
doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Cùng với đó, còn có chợ, có bến xe khách, có


13

bệnh viện, 5 trường học, Trung tâm Thương mại Vincom và Khu Di tích lịch
sử Nguyễn Thái Học.
Đặc điểm: Là trung tâm thương mại dịch vụ của thành phố.
1.2. Thực trạng công tác QH, xây dựng phường Nguyễn Thái Học
1.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch
Phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái được Chủ tịch UBND tỉnh
Yên Bái phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 702/QĐUBND ngày 29/12/2005. Bao gồm các khu chính:

Hình 1.4. Bản đồ hiện trạng phường Nguyễn Thái Học [18]
+ Khu Công viên cây xanh, mặt nước, tôn giáo tín ngưỡng: Công viên hồ
Yên Hòa và di tích lịch sử mộ Nguyễn Thái Học, công viên hồ Hòa Bình, Đài
tưởng niệm bác Hồ trên đường Thành Công.
+ Các công trình giáo dục: nằm rải rác trên các trục đường chính: Trường
THCS Lê Hồng Phong trên trục đường Lê Hồng Phong. Trường tiểu học



14

Nguyễn Thái Học trên trục đường Thành Công. Trường công nhân kỹ thuật,
trường mầm non Nguyễn Thái Học trên trục đường Hòa Bình.
+ Các công trình trụ sở hành chính: có 12 đơn vị hành chính chủ yếu nằm
rải rác trên các tuyến đường chính, một số đơn vị nằm sâu trong khu dân cư
(Bệnh viện thành phố trên đường Tuệ Tĩnh)
+ Các công trình thương mại dịch vụ: Chợ Nguyễn Thái Học nằm ở ngã
tư Nam Cường, các công trình thương mại dịch vụ khác nằm chủ yếu trên trục
đường Đại lộ Nguyễn Thái Học
+ Khu ở dân cư: phân bố chủ yếu ở các mặt đường chính: Đại lộ Nguyễn
Thái Học, đường Thành Công, Đường Lê Hồng Phong, đường Lý Thường Kiệt,
đường Hòa Bình, đường Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám. Các khu ở trong
các đường nhánh chủ yếu là các khu dân cư cũ .
Sau 13 năm triển khai thực hiện, đến nay các các công trình hạ tầng kỹ
thuật cơ bản được hoàn thành, nhiều khu vực chức năng đã đi vào đầu tư xây
dựng. Thành phố Yên Bái xác định, đây là khu thương mại dịch vụ, nên công
tác quy hoạch phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư, cấp
phép xây dựng và quản lý kiến trúc cảnh quan, nhằm tạo nên một khu dân cư
đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, cho đến
nay, kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu và vẫn còn nhiều bất cập cần
giải quyết như:
+ Dự án đường Đại lộ Xuân Lan vẫn chưa được đầu tư xây dựng.
+ Quy hoạch phải điều chỉnh cục bộ một số dự án (dự án khu đô thị
Vincom được điều chỉnh và cấp phép xây dựng trên diện tích đất quy hoạch
công viên hồ Yên Hòa).
+ Các dự án xây dựng chưa đúng với quy hoạch (khu công viên hồ Yên
Hoà và di tích lịch sử mộ Nguyễn Thái Học đã và đang đầu tư xây dựng, tuy



×