Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở kết hợp sản xuất hương truyền thống tại xã lại yên huyện hoài đức hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.48 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN HỒNG THÁI

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở
KẾT HỢP SẢN XUẤT HƯƠNG TRUYỀN THỐNG
TẠI XÃ LẠI YÊN - HUYỆN HOÀI ĐỨC - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN HỒNG THÁI
KHĨA: 2017-2019

TỔ CHỨC KHƠNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở
KẾT HỢP SẢN XUẤT HƯƠNG TRUYỀN THỐNG
TẠI XÃ LẠI YÊN - HUYỆN HOÀI ĐỨC - HÀ NỘI



Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS LÊ QUÂN

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn đến Ban giám hiệu, khoa Đào tạo sau đại
học, phòng Quản lý - đào tạo và khoa Kiến trúc Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
đã truyền đạt nguồn kiến thức q báu và giúp đỡ tơi trong suốt hai năm học qua.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS.KTS.
Lê Quân, người thầy đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp tơi trong
suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các anh chị lãnh đạo xã Lại Yên, lãnh đạo huyện Hoài Đức - Hà Nội
đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình điều tra khảo sát, thu thập số liệu để thực
hiện luận văn.
Sau cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết sức quan tâm, ủng hộ và
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 04 năm 2019.

Tác giả luận văn


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu

được tìm hiểu rõ ràng, kết quả nêu trong bài luận văn là hồn tồn trung thực
và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hồng Thái


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục các hình minh họa
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
* Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 2
* Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
* Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
* Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
NỘI DUNG ................................................................................................................ 4
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở KẾT HỢP
SẢN XUẤT HƯƠNG TRUYỀN THỐNG TẠI XÃ LẠI YÊN - HUYỆN HOÀI
ĐỨC - HÀ NỘI. ......................................................................................................... 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển nghề làm hương truyền thống ở Việt
Nam. ............................................................................................................................ 4
1.2. Giới thiệu về nghề làm hương và các làng nghề sản xuất hương truyền
thống. .......................................................................................................................... 8
1.3. Thực trạng không gian kiến trúc nhà ở kết hợp sản xuất hương truyền
thống tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội. ................................................ 11

1.3.1 Thực trạng sản xuất hương tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội...... 11
1.3.2 Thực trạng quy hoạch tổng thể xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội..... 16
1.3.3. Thực trạng không gian kiến trúc nhà ở kết hợp sản xuất hương truyền
thống tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội. ................................................ 18
1.3.4. Thực trạng về môi trường xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội. .......... 24
1.4. Thực trạng các cơng trình nghiên cứu về sản xuất hương truyền thống. ... 26


1.5. Không gian kiến trúc nhà ở kết hợp sản xuất hương truyền thống tại một
số làng nghề trong và ngồi nước. ......................................................................... 28
1.5.1. Làng hương Cao Thơn - xã Bảo Khê - Hưng Yên...................................... 28
1.5.2. Thị trấn Xinchang - Thành Đô - Tứ Xuyên - Trung Quốc. ........................ 30
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC NHÀ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT HƯƠNG TRUYỀN THỐNG TẠI XÃ
LẠI YÊN - HUYỆN HOÀI ĐỨC - HÀ NỘI. ........................................................ 32
2.1. Cơ sở pháp lý. ................................................................................................... 32
2.2. Cơ sở lí thuyết ................................................................................................... 34
2.2.1. Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở nông thôn. ........................................... 34
2.2.2. Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà xưởng sản xuất. ...................................... 35
2.3. Cơ sở thực tiễn. ................................................................................................. 41
2.3.1. Quy hoạch chung xây dựng thủ đơ Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến
năm 2050............................................................................................................... 41
2.3.2. Điều kiện tự nhiên. ..................................................................................... 42
2.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội xã Lại Yên. ......................................................... 44
2.4. Bài học bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề từ các mơ hình trong và
ngồi nước. ............................................................................................................... 49
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở KẾT HỢP
SẢN XUẤT HƯƠNG TRUYỀN THỐNG TẠI XÃ LẠI YÊN - HUYỆN HOÀI
ĐỨC - HÀ NỘI. ....................................................................................................... 55
3.1. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc nhà ở kết hợp sản xuất hương

truyền thống tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội. .................................... 55
3.1.1. Định hướng về quy hoạch phát triển khơng gian xã Lại n - huyện Hồi
Đức - Hà Nội ......................................................................................................... 55
3.1.2. Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư................................................... 56
3.1.3. Định hướng bảo tồn nghề làm hương truyền thống. ................................... 57
3.1.4. Định hướng phát triển du lịch. .................................................................... 57
3.1.5. Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường. ................................................ 58


3.2. Nguyên tắc tổ chức không gian nhà ở kết hợp sản xuất hương truyền thống
tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội. ........................................................... 59
3.2.1. Nguyên tắc quy hoạch và phân khu chức năng xã Lại Yên - huyện Hoài
Đức - Hà Nội. ........................................................................................................ 59
3.2.2. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc nhà ở kết hợp sản xuất hương... 60
3.2.3. Nguyên tắc trong sản xuất hương. .............................................................. 61
3.2.4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường ................................................................... 63
3.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc nhà ở kết hợp sản xuất hương
truyền thống tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội. .................................... 64
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch. ............................................................................. 64
3.3.2. Giải pháp kiến trúc nhà ở. ........................................................................... 66
3.4. Giải pháp ứng dụng công nghệ - kỹ thuật vào không gian kiến trúc nhà ở
kết hợp sản xuất hương truyền thống. .................................................................. 69
3.4.1. Giải pháp sử dụng máy làm hương công nghệ mới. ................................... 69
3.4.2. Giải pháp sử dụng máy hút bụi công nghiệp. ............................................. 70
3.4.3. Giải pháp sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời. ................................... 71
3.5. Giải pháp bảo vệ môi trường xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội. ....... 72
3.5.1. Giải pháp xử lý chất thải rắn. ...................................................................... 72
3.5.2. Giải pháp xử lý nước thải. .......................................................................... 72
3.5.3. Giải pháp xử lý nguồn nước trong các hộ gia đình. ................................... 73
3.6. Thiết kế thực nghiệm. ...................................................................................... 73

3.6.1.Thiết kế thực nghiệm không gian kiến trúc với nhà ở xây mới của hộ gia
đình sản xuất hương xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội. ............................. 73
3.6.2. Thiết kế chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp không gian kiến trúc nhà ở hiện
trạng của hộ gia đình sản xuất hương xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội. .. 79
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 82
Kết luận ................................................................................................................. 82
Kiến nghị ............................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CN - XD

Công nghiệp - xây dựng

TMDV

Thương mại dịch vụ

CN - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

CN - TTCN - XD

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng


GTSX

Giá trị sản xuất

SX

Sản xuất



Lao động

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

UBND

Ủy ban nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

HTX

Hợp tác xã

CTR


Chất thải rắn


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1.1.

Hiện trạng các hộ sản xuất hương tại xã Lại Yên.

Bảng 2.1.

Bảng thống kê hiện trạng dân số và lao động xã Lại
Yên.

Bảng 2.2.

Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế xã Năm 2016.

Bảng 2.3.

Bảng tổng hợp kết quả sản xuất CN-TTCN-XD xã
Năm 2016


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình 1.6.
Hình 1.7.
Hình 1.8.
Hình 1.9.
Hình 1.10.

Hình 1.11.
Hình 1.12.
Hình 1.13.
Hình 1.14.
Hình 1.15.
Hình 1.16.

Tên hình
Cơng đoạn chẻ chân hương trong sản xuất hương truyền
thống.
Công đoạn se nhang bằng phương pháp thủ công.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Lại Yên - huyện Hoài Đức Hà Nội.
Bản đồ hiện trạng phân bố các hộ dân cư tham gia sản xuất
hương tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Mặt đứng hiện trạng nhà Bà Thủy - Thôn 4 - xã Lại Yên
- huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Mặt bằng hiện trạng nhà bà Thủy - Thôn 4 - xã Lại Yên
- huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Mặt đứng hiện trạng nhà bà Hón - Thơn 2 - xã Lại Yên

- huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Mặt bằng hiện trạng nhà bà Hón - Thơn 2 - xã Lại Yên
- huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Mặt bằng hiện trạng xưởng làm hương của ông bà Tuyên Mùi
- Thôn 1 - xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn
của người dân tại xưởng sản xuất hương xã Lại n - huyện
Hồi Đức - Hà Nội.
Khu hóa chất của một doanh nghiệp sản xuất hương xã Lại
Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Chất thải của xưởng sản xuất chưa qua xử lý được xả thẳng
ra ngồi mơi trường.
Mùa Hương tại làng hương Cao Thôn - xã Bảo Khê - Hưng
Yên.
Góc sản xuất của người dân làng hương Cao Thôn - xã Bảo
Khê - Hưng Yên.
Làng hương Xinchang - Thành Đơ - Tứ Xun - Trung Quốc.
Hình ảnh người dân nhuộm hương tại một cơ sở sản xuất
hương làng Xinchang - Thành Đô - Tứ Xuyên - Trung Quốc.


Hình 1.17.
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.

Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10.
Hình 3.11.
Hình 3.12.
Hình 3.13.
Hình 3.14.
Hình 3.15.
Hình 3.16.

Tình trạng ơ nhiễm khơng khí tại làng hương Xinchang
- Thành Đô - Tứ Xuyên - Trung Quốc.
Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn
2050.
Sơ đồ mối liên hệ vùng của xã Lại Yên - huyện Hoài Đức
- Hà Nội
Bản đồ đề xuất quy hoạch và phát triền khu sản xuất hương
truyền thống - xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Lễ hội đầu năm tổ chức tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà
Nội.
Cây dó bầu - nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất hương
sạch.
Mặt bằng tổ chức không gian khu nhà chính.
Mặt bằng tổ chức khơng gian khu nhà phụ.
Mặt bằng tổ chức không gian khu sản xuất.
Máy làm hương sử dụng biến tần G20.
Máy hút bụi công nghiệp.
Máy nước nóng năng lượng mặt trời Thái Dương Năng.
Phối cảnh đề xuất không gian kiến trúc nhà ở kết hợp sản

xuất hương tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Tổng mặt bằng khu nhà ở kết hợp sản xuất hương truyền
thống tại - xã Lại Yên - huyện Hồi Đức - Hà Nội.
Mặt bằng khu nhà chính của hộ gia đình sản xuất hương
truyền thống.
Mặt bằng khu nhà phụ của hộ gia đình sản xuất hương truyền
thống.
Mặt bằng khu sản xuất của hộ gia đình sản xuất hương
truyền thống.
Mặt bằng hiện trạng nhà bà Hón - thơn 2 - xã Lại Yên huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Mặt bằng cải tạo nhà bà Hón - thơn 2 - xã Lại Yên - huyện
Hoài Đức - Hà Nội.


1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Dâng hương hay còn gọi là niêm hương, thắp hương còn là một nét đẹp trong
truyền thống văn hóa, tín ngưỡng dân gian của người phương Đơng nói chung cũng
như của người Việt nói riêng. Nghi thức dâng hương xuất hiện từ rất sớm và đã trở
thành một nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong các dịp lễ hội truyền thống và
tập quán thờ cúng tổ tiên của mỗi gia đình người Việt. Nén hương như cầu nối
thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất. Từ
đó nén hương đã trở thành một sản phẩm tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống
văn hóa của người dân Việt Nam. Cùng với những phong tục cổ truyền, nén hương
đã góp phần hình thành và bảo tồn những bản sắc, giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.
Xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội được biết đến là một trong những làng
làm hương có truyền thống lâu đời nhất tại miền Bắc nước ta. Cùng với sự phát
triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, nghề làm làm hương đã trở thành nguồn kinh
tế chính của nhiều hộ gia đình trong xã. Song song với nguồn lợi kinh tế, tình trạng

ơ nhiễm do rác thải làng nghề đã trở thành một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết.
Việc tổ chức một không gian sống kết hợp với sản xuất hương theo xu hướng phát
triển mới trong đó vẫn giữ được những nét truyền thống đặc trưng của làng nghề
làm hương đã trở thành câu hỏi cho những nhà làm quản lý, quy hoạch và kiến trúc.

Xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội


2
Dựa trên nhu cầu thực tế và tính cấp thiết của vấn đề, tôi lựa chọn đề tài “ Tổ
chức không gian kiến trúc nhà ở kết hợp sản xuất hương truyền thống tại xã Lại
Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội” để phân tích và nghiên cứu trong bài luận văn này.
Hy vọng bài luận văn của tôi có thể đóng góp một phần vào sự phát triển khơng
gian sống và gìn giữ, bảo tồn nghề làm hương truyền thống tại xã Lại Yên - huyện
Hoài Đức - Hà Nội.
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc nhà ở kết hợp sản xuất hương truyền
thống tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Theo định hướng quy hoạch chung đô thị Hà Nội đến năm
2030 tầm nhìn 2050
* Mục đích nghiên cứu
Tổng hợp và đánh giá hiện trạng việc tổ chức không gian Nhà ở kết hợp sản xuất
hương truyền thống của xã Lại Yên. Sự biến đổi của các dạng nhà ở của xã Lại Yên
và nguyên nhân gây ra sự biến đổi đó.
Đề xuất một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc Nhà ở kết hợp sản xuất
hương truyền thống, phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, giữ gìn kiến trúc
truyền thống, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đáp ứng được đầy đủ tiện nghi
sống và sản xuất kinh tế của làng nghề.

* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra:
+ Phương pháp khảo sát: Khảo sát lịch sử, thực trạng điều kiện tự nhiên và xã hội
của xã Lại Yên - huyện Hồi Đức - Hà Nội. Nhằm mục đích thống kê, kiểm tra,
chỉnh lý và bổ sung tư liệu về tình hình thực trạng kiến trúc - quy hoạch tại xã Lại


3
Yên - huyện Hoài Đức. Điều tra được thể hiện qua bảng biểu, sơ đồ, ảnh chụp và
các số liệu phân tích.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra quan điểm, cảm xúc, nhu cầu của
cộng đồng dân cư địa phương về không gian kiến trúc tại xã Lại Yên - huyện Hoài
Đức - Hà Nội. Nhằm thu thập thơng tin làm sáng rõ những vấn đề cịn tồn tại, nhu
cầu, quan điểm…trong mọi lĩnh vực liên quan. Qua đó góp phần hình thành phương
án tổ chức khơng gian kiến trúc phù hợp, tối ưu và được sự đồng thuận cao nhất.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tìm và thu thập những bài báo, tạp chí, phóng
sự có nội dung liên quan đến đề tài làng nghề làm hương truyền thống, các công
nghệ sử dụng trong sản xuất hương. Tham khảo các đề tài về tổ chức không gian
nhà ở kết hợp sản xuất của các làng nghề thủ cơng. Tham khảo kinh nghiệm trong
và ngồi nước cùng các cở sở khoa học, thực tế. Phương pháp giúp thống kê những
số liệu về sự biến đổi hàng năm về kinh tế, số lượng tăng giảm dân số, số nhà, số
cửa hàng, số lượng sản phẩm làng nghề,… Qua đó có cơ sở dữ liệu để phân tích
thực trạng, so sánh đối chiếu giữa các làng với nhau.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng nhằm có cái nhìn tổng quát giữa các làng
nghề làm hương truyền thống với làng nghề làm hương xã Lại Yên - huyện Hoài
Đức - Hà Nội, giữa làng nghề làm hương địa phương và các làng làm nông nghiệp
thuần túy xung quanh trong cùng một thời điểmvà tìm ra điểm giống, khác nhau về
sự phát triển kinh tế, biến đổi văn hóa xã hội.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với các chuyên gia kiến trúc - quy hoạch,
các nhà xã hội học, nghiên cứu xu hướng phát triển trong tương lai.

* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba chương gồm:
- Chương I: Thực trạng không gian kiến trúc Nhà ở kết hợp sản xuất hương
truyền thống tại xã Lại Yên - Huyện Hoài Đức - Hà Nội.
- Chương II: Cơ sở khoa học để tổ chức không gian kiến trúc Nhà ở kết hợp sản
xuất hương truyền thống tại xã Lại Yên - Huyện Hoài Đức - Hà Nội.
- Chương III: Tổ chức không gian kiến trúc Nhà ở kết hợp sản xuất hương truyền
thống tại xã Lại Yên - Huyện Hoài Đức - Hà Nội.


4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở KẾT HỢP
SẢN XUẤT HƯƠNG TRUYỀN THỐNG TẠI XÃ LẠI N - HUYỆN HỒI
ĐỨC - HÀ NỘI.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển nghề làm hương truyền thống ở Việt
Nam.
Từ lâu, nén hương đã trở thành phương tiện biểu đạt tâm linh trong tín ngưỡng
người Việt. Đối với nhiều người Việt, không chỉ ngày lễ, Tết, giỗ chạp, mà ngay khi
đi xa về, hoặc khi sắp xuất hành, hay khi gặp niềm vui, sự buồn cũng thắp lên bàn
thờ nén hương để báo với Tiên tổ, cầu may mắn trong cuộc sống và bình an trong
tâm hồn. Qua nhiều biến động của lịch sử, sử sách có nhiều tư liệu bị thất truyền,
ngay cả tại các làng nghề hương nhang, kinh nghiệm sản xuất hương nhang truyền
thống cũng dần bị mai một và bị làm cho méo mó vì sự tác động của nền kinh tế thị
trường. Trên con đường tìm lại nét văn hóa hương nhang truyền thống bản sắc Việt,
dựa vào các tư liệu lịch sử của Việt Nam và các nước khác, những chi tiết qua câu
chuyện của các nghệ nhân cao tuổi tại các làng nghề từ Nam tới Bắc, với các vị cao
tăng tại các đình chùa, cũng như các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca trong vốn cổ...
Nguồn gốc, giá trị của hương nhang Việt Nam và con đường phát triển của nén
nhang trong tín ngưỡng dân tộc Việt cũng phần nào được sáng tỏ.

Theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục, cây hương có nguồn gốc từ Tây
vực, đốt hương nghĩa là cầu cho quỷ thần giáng cách. Khi xưa, tục Tàu tế tôn miếu
chỉ dùng cỏ tiêu (cỏ thơm) trộn với mỡ mà đốt cho thơm, chưa có đốt hương. Đến
đời Vũ đế nhà Hán, vua sai tướng sang đánh nước Hồn Gia (xứ Tây vực, thuộc Ấn
Độ). Vua nước ấy đầu hàng, dâng một tượng thần bằng vàng cho vua Vũ đế đem về
đặt trong cung Cam Toàn. Người nước Hồn Gia cũng tế thần không phải dùng đến
trâu, bị mà chỉ đốt hương lễ bái. Từ đó, Trung Quốc mới có tục đốt hương. [13]
Sách xưa cịn chép rằng: Thứ sử Giao Châu - Trương Tân thường đốt hương ở
Cát Lập tịnh xá để đọc đạo thư. Tục đốt nhang ở ta có lẽ bắt đầu từ đó. Rồi cùng với


5
quá trình phát triển của đạo Phật, tập tục đốt nhang du nhập vào nước ta và ngày
càng phổ biến.
Vào cuối thế kỷ thứ 2, Đạo Phật bắt đầu du nhập vào Việt Nam qua con đường
giao thương với Ấn Độ và giao thoa văn hóa với Trung Quốc, tập tục thắp hương
càng trở nên phổ biến. Qua hơn hai ngàn năm cho tới tận bây giờ, nén hương Việt
Nam đã gắn kết chặt chẽ với văn hóa tâm linh và cuộc sống hàng ngày của người
Việt. Việc thắp hương đã trở thành một tập tục văn hóa trong các lễ hội như Lễ
cúng chúng sinh Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, ngày Tết, ngày Phật đản, lễ Thanh
minh, và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới,
tân gia... dùng để cúng những các vị thánh thần trong tín ngưỡng như Phật Bà Quan
Âm, Tam Đa, Thổ công, Thần tài.... cũng như để tưởng nhớ các vị anh hùng dân
tộc.
Các chất liệu có hương thơm (hương liệu) nói chung thường lấy từ thực vật (hoa,
trái cây, rễ cây, lá cây, hay nhựa cây), động vật hay khoáng vật. Từ trước tới nay,
loại hương liệu được yêu chuộng nhất vẫn là các thứ gỗ thơm (hương mộc).
Theo cố học giả Phạm Hoàng Hộ, loại trầm thường thấy ở Việt Nam là do cây dó
bầu (aquilaria crassna) bị sâu ăn, tiết ra nhựa, đông cứng lại rồi lâu năm mà biến
thành. Gỗ mang bộng nhựa của cây dó có tỷ trọng lớn, thả vào nước sẽ “chìm”.

“Trầm” chữ Hán có nghĩa là chìm, và tên “trầm” bắt nguồn từ đó.
Cịn theo người Nhật Bản, tên “kỳ nam” là tổng hợp của tiếng Phạn (Sanskrit)
“kara” nghĩa là màu “đen”, và chữ “bak” tiếng Trung nghĩa là “cây, gỗ” (mộc). Với
sự tổng hợp của hai ngôn ngữ, chúng ta có từ “kalambak”, rồi dần dà từ này được
rút ngắn lại để trở thành “kỳ nam”, tức là “gỗ đen” như chúng ta có ngày nay.
Lê Q Đơn (1726 – 1784) trong Phủ biên tạp lục (viết năm 1776) đã có những
đánh giá về Trầm hương: “Kỳ nam hương xuất tự đầu núi các xã thuộc hai phủ Bình
Khang và Diên Khánh xứ Quảng Nam là tốt nhất, xuất tự Phú Yên và Quy Nhơn là
thứ hai. Hương ấy là do ruột cây dó kết thành. Trầm hương thì cứng, nặng ít thơm,


6
sắc nhạt, vị đắng; kỳ nam thì mềm, nhẹ, có hơi dầu, thơm mát, vị gồm đủ chua, cay,
ngọt, đắng; đốt trầm hương thì khói hết xốy rồi sau mới tan, đốt kỳ nam thì hơi
khói lên thẳng mà dài…”. Cây trầm hương được các vua triều Nguyễn khắc lên cửu
đỉnh (được đúc từ cuối 1835 đến đầu năm 1837), đặt trước sân nhà Thế Miếu trong
Hoàng Thành. Trầm hương được khắc lên Cao Đỉnh (Cao là miếu hiệu của vua Gia
Long) còn kỳ nam được khắc lên Nhân Đỉnh (Nhân là miếu hiệu của vua Minh
Mạng).
Trầm ở các tỉnh ở miền Trung Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới với hương thơm
tao nhã, thoát tục. Tài liệu xưa nhất về trầm hương của Nhật Bản là Nihon Shoki.
Theo sách này, vào năm 595 sau CN có khúc trầm trơi dạt vào đảo Awaji-shima
(Đạm-lộ đảo), gần thành phố Kobe hiện nay. Khúc trầm này có chu vi là 1 mét 80.
Cư dân trên đảo khơng biết đó là trầm, đem ra đốt để nấu ăn. Hơi khói xơng lên
thơm ngào ngạt và mùi hương tỏa ra xa. Dân lấy làm lạ (nhưng đốn biết là q),
đem dâng lên Thiên hồng (tức là Thiên hồng Suiko). Khi đó, có Thái tử Shotoku
biết ngay là đó trầm hương (jinkơ).
Người Nhật được coi là sành các mùi hương nhất trên thế giới. Trong đó Shogun
Ashikaga Yoshimasa (1436-1490) đã phân chia trầm hương ra “ngũ vị lục quốc” tức là năm vị hương: đắng, mặn, cay, chua, ngọt có ở sáu nước (Việt Nam, Thái
Lan, Campuchia, Malaysia, Đông Ấn Độ, Tây Ấn Độ). Trong đó Kyara (Già la):

Loại tốt nhất trong trầm hương, có đủ cả năm vị, mùi hương tao nhã và chỉ có ở
Việt Nam.
Về các chùng loại nhang, từ hình thái nguyên sơ ban đầu người ta chỉ đốt các loại
bột thơm được trộn vào với nhau. Có giả thuyết cho rằng hương cây (nén) và hương
vòng được du nhập trước tiên từ Trung Quốc. Hương vòng (tại Trung Quốc còn gọi
là hương mặt trăng)- được một người tên Xu Xuan phát minh vào đời nhà Đường
bên phương Bắc (nén hương vịng trong tín ngưỡng Trung Hoa tượng trưng cho mặt
trăng – cịn trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam tượng trưng cho các bậc thang tới
cõi cực lạc). Hương que vào thời nhà Minh (khoảng từ năm 1450 - 1550), người


7
Trung Quốc đã nghĩ ra kỹ thuật để làm hương cây (nén) bằng bột thơm có trộn bột
cây keo làm chất kết dính, rồi vê xung quanh một thân tre (tăm nhang) để dễ vận
chuyển và phù hợp hơn với các tầng lớp bình dân. Kỹ thuật làm hương nén (cây)
cũng có thể chỉ mới xuất hiện từ cuối thời Lê sơ tại Việt Nam. Còn hương tháp
(nhang nụ- để đốt trong lư, đỉnh) được du nhập qua cảng biển Hội An qua giao
thương với người Nhật vào khoảng thế kỷ 15-16 (vì người Nhật được coi là nước
đầu tiên làm hương nụ (tháp).
Một số ý kiến gần đây cho rằng hương tháp (nụ) thắp trong lư, đỉnh là văn hóa
Trung Quốc, khơng phải của Việt Nam. GS Vũ Khiêu cho biết hương tháp hồn
tồn đã có một lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Việc này trong truyện Kiều của đại thi
hào dân tộc Nguyễn Du (nhiều ý kiến cho rằng được sáng tác vào khoảng năm 1786
- 1790) cũng đã ghi rõ:
“ Mai sau dầu có bao giờ
Đốt lị hương ấy, so tơ phím này...”
Cơng thức làm hương cũng đặc biệt với nét độc đáo của từng vùng miền (vì phân
bố thực vật của Việt Nam rất đa dạng). Loại phổ biến tại Hà Nội (Thăng Long xưa)
rất cầu kỳ và tinh tế, thể hiện triết lý Ngũ hành (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ)
được làm từ phần trầm tích của cây dó bầu, rễ cây hương bài, bổ sung tổng hợp của

bột các vị thuốc bắc phổ biến như đinh hương, đại hồi, hoắc hương, tiểu hồi, đại
hoàng, bạch chỉ, địa liên, cam thảo, quế...
Tại các vùng miền khác ngồi kinh đơ Thăng Long xưa, người bình dân khơng
có điều kiện kinh tế để dùng trầm hương, nên đã tìm ra các loại thảo mộc, nhựa
cây... đễ tìm, đễ làm hương để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của mình. Chúng ta có
thể thấy trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hương nhang có một lịch sử lâu đời ở
Việt Nam, có giá trị văn hóa thiêng liêng vĩnh hằng trong tín ngưỡng của dân tộc
Việt. Làm nhang thật sự là một công việc thanh cao, tinh tế.


8
1.2. Giới thiệu về nghề làm hương và các làng nghề sản xuất hương truyền
thống.
Trong văn hóa Việt, nén hương được coi là cầu nối giữa cuộc sống hiện tại với
thế giới tâm linh. Và những làng nghề làm hương truyền thống đã và đang góp phần
gìn giữ nét đẹp đó.
a. Những làng nghề nổi danh ở miền Bắc:
- Làng hương xạ Cao Thôn.
Đứng đầu danh sách những làng nghề làm hương lâu đời nhất cả nước có lẽ phải
kể đến làng hương xạ Cao Thôn (xã Bảo Khê, Hưng Yên) nằm ngay sát đê tả sông
Hồng. Với lịch sử làm hương hơn 200 năm, nơi đây được coi là cái nôi của nghề
làm hương truyền thống ở Việt Nam.
Trong xu thế cơng nghiệp hóa, những hộ làm hương thủ cơng ở Cao Thơn bây
giờ chỉ cịn đếm trên đầu ngón tay, bởi đa số đều đã chuyển sang sử dụng máy móc
để nâng cao năng suất và giảm bớt sức lao động. Tuy vậy nhưng chất lượng hương
thì vẫn khơng đổi, vẫn theo quy trình và bí quyết từ bao đời qua để lại. Bột hương
của làng Cao Thôn là tập hợp của nhiều loại thảo mộc và các vị thuốc Bắc: tùng
bạch chỉ, trắc bách diệp, trầm, hồi, quế, cam thảo… Theo các nghệ nhân lành nghề,
để làm được loại bột hương nguyên chất, họ phải cân bằng tỉ lệ giữa các loại thảo
mộc, có như vậy, nén hương mới đạt chất lượng như ý.

Với nhiều sản phẩm hương đa dạng: hương vòng, hương nén, hương quế, hương
đen, hương sào… hương Cao Thôn đã khẳng định thương hiệu của mình ở thị
trường trong nước và xuất khẩu một số lượng lớn sang các thị trường nước ngoài
như: Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia…
- Hương xạ Hoàng Xá (Hải Dương)
Hoàng Xá (xã Nam Chính, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) từ lâu đã nổi danh
khắp vùng bởi đây là làng nghề làm hương truyền thống, cha truyền con nối. Dù bề


9
dày lịch sử khó có thể sánh với hương Cao Thơn, nhưng hương xạ ở Hồng Xá vẫn
có vị thế riêng.
Nguyên liệu chính để làm nên chất lượng của hương xạ Hồng Xá chính là sự
pha trộn của các vị thuốc bắc như: đinh hương, đại hoàng, tiểu hồi, sâm, xuyên
khung, gỗ trầm… Bởi sự cầu kỳ trong chọn nguyên liệu mà hương Hoàng Xá khi
thắp lên đều tỏa ra mùi hương thơm nhè nhẹ của thảo dược.
Đặc biệt ở hương Hồng Xá cịn ở chỗ, nếu các làng hương khác áp dụng cơng
nghệ lị sấy thì hương xạ Hồng Xá vẫn kiên trì phơi hương dưới ánh nắng mặt trời
theo phương pháp thủ công, để hương được thơm tự nhiên.
b. Các làng làm hương nổi danh ở Miền Trung có thể kể đến như:
- Làng hương trầm Quỳ Châu (Nghệ An)
Nhắc đến tên các làng nghề làm hương truyền thống Việt Nam không thể không
nhắc đến cái tên Quỳ Châu (Nghệ An), nơi nổi tiếng với sản phẩm hương trầm.
Nghề làm hương trầm ở Quỳ Châu đã có từ gần 40 năm. Đến nay có khoảng 200 hộ
gia đình trong làng theo nghề truyền thống cha ông để lại. Để làm ra được thứ
hương trầm đặc trưng Quỳ Châu phải rất tỉ mỉ trong mọi công đoạn, từ chọn nguyên
liệu để làm bột hương, chân hương, tới quấn hương rồi phơi hương. Ở Quỳ Châu,
người ta xe hương bằng giấy bản nhiều kích cỡ (trong đó loại đặc biệt dài 1m, cịn
loại thơng thường là 50cm). Nhưng dù được quấn theo kích cỡ nào thì hương trầm
Quỳ Châu đều có chung một đặc điểm: cháy đượm, thơm dịu, khói mỏng và tàn

hương cong tròn tuyệt đẹp.
- Làng hương Báo Ân (Hà Tĩnh)
Trong những làng nghề làm hương ở Việt Nam, làng hương Báo Ân (xã Thạch
Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) khơng phải là cái tên có lịch sử lâu đời, nhưng
chất lượng thì khơng hề thua kém bất kỳ làng nghề danh tiếng nào có lẽ cũng bởi
cách sử dụng nguyên liệu nguyên liệu trong làm hương là những loại thảo mộc tự


10
nhiên, được phối chế theo một tỉ lệ thích hợp để tạo nên hương thơm đặc trưng khi
thắp.
Cũng giống như bao làng nghề truyền thống khác, ở Thạch Mỹ, mọi người trong
làng đều có thể tham gia vào q trình làm hương, từ trẻ nhỏ đến người già, từ
người thợ lành nghề đến những người nông dân tranh thủ lúc nơng nhàn, mỗi người
đều có thể đóng góp một khâu trong quá trình làm hương. Chẻ chân hương thì cần
bàn tay dày dặn kinh nghiệm của người già, phơi hương thì cần sự khéo léo, tỉ mẩn
của người phụ nữ, cịn gói hương thì trẻ em 8,9 tuổi cũng có thể phụ giúp cha mẹ
làm thêm ngoài thời gian học hành, vui chơi.
- Làng hương Thủy Xuân (Huế)
Trong danh sách những làng hương trứ danh của Việt Nam, không thể bỏ qua
làng hương Thủy Xuân (Huế) nằm ngay trên đường Huyền Trân Cơng Chúa, bên
cạnh là dịng sơng Hương hiền hòa thơ mộng. Cũng như bao làng nghề làm hương
truyền thống khác, khi đặt chân đến làng Thủy Xuân, điều đầu tiên du khách cảm
nhận được là mùi hương nhẹ nhàng, mang đến cảm giác thư thái, tĩnh tại. Không chỉ
ve vuốt khứu giác, mà cả thị giác của du khách cũng như chống ngợp trước những
“bơng hoa hương” màu sắc rực rỡ được phơi trên mọi ngả đường làng.
Với nguyên liệu là các loại thảo mộc và bí quyết pha trộn riêng biệt, hương Thủy
Xuân nổi tiếng thơm lâu, bền màu và đẹp mắt. Không chỉ cầu kỳ trong lựa chọn
nguyên liệu mà các nghệ nhân làm hương lành nghề của Thủy Xuân đều giữ cách
làm hương theo phương pháp thủ cơng truyền thống thay vì dùng máy se hương.

Tuy cách làm thủ cơng có phần vất vả hơn, năng suất lại khơng cao bằng, nhưng bù
lại, đó là cách mà những người con Thủy Xuân lưu giữ giá trị truyền thống mà cha
ông truyền lại. Những nén hương thơm thắp lên luôn gợi lên trong ký ức những
khoảnh khắc sum họp quây quần bên gia đình trong đêm giao thừa hay những ngày
lễ tết đầm ấm, an vui. Những làng nghề làm hương truyền thống đã và đang góp
phần bảo tồn những nét văn hóa tâm linh đẹp đẽ của dân tộc.


11
1.3. Thực trạng không gian kiến trúc nhà ở kết hợp sản xuất hương truyền
thống tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội.
1.3.1 Thực trạng sản xuất hương tại xã Lại Yên - huyện Hoài Đức - Hà Nội.
Nghề làm hương tại xã Lại Yên - huyện Hồi Đức từ lâu đã góp phần giải quyết
việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân, giúp nhiều hộ dân có
được cuộc sống sung túc hơn. Đồng thời, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong các
hoạt động nghề ở địa phương.
Trong xã hiện nay đang sản xuất 3 loại hương chính là hương đất, hương thẻ và
hương vịng. Với những hộ sản xuất thủ cơng thì nguồn nguyên liệu cũng như quy
trình sản xuất vẫn dựa theo cách làm hương truyền thống được lưu truyền lại từ thế
hệ trước. Nguyên liệu làm hương đều là các nguyên liệu có sẵn trong nước như:
- Bột vỏ cây ơ đước, lồi cây này mọc dọc theo các mé sông, bờ suối ở khu vực
Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong vỏ cây ơ đước có
chất nhớt và dính như keo.
- Cây tre, nguyên liệu để làm chân hương hay còn gọi là tăm hương.
- Gỗ trầm, bạch đàn, cây quế có nhiều ở tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Thừa
Thiên, Quảng Nam.
- Các loại phẩm: phẩm vàng, phẩm đỏ xanh, đen để nhuộm chân hương và giấy
bọc hương.
Hiện nay ở xã đang sản xuất ba loại hương chính là: hương đất, hương thẻ và
hương vịng. Trong đó quy trình để sản xuất hương đất và hương thẻ là tương đối

giống nhau.
Dụng cụ sử dụng trong sản xuất hương rất đơn giản và dễ làm. Làm hương chỉ
cần một chiếc bàn dài, một vài chậu sành và một bàn tròn bằng gỗ hay bằng thép.
Khi làm hương thẻ thì dùng thêm một miếng ván gỗ có tay cầm dùng để lăn hương.
Với làm hương vịng người thợ sẽ dùng một khn gỗ phẳng, trên có đục một rãnh


12
hình xốy trơn ốc có kích thước lớn hay nhỏ cịn phụ thuộc theo kích thước, loại
hương dự định sản xuất.
Việc đầu tiên là làm chân hương. Chân hương được làm bằng tre, nứa. Cần chọn
cây tre có thân dầy, không non quá và cũng không già quá. Cây tre mua về đem chẻ
ra từng đoạn ngắn, bằng độ dài cây hương. Cây tre được người thợ dùng dao sắc
chẻ ra thành nhiều thanh nhỏ (đem ngâm nước rồi phơi khơ để hương dễ cháy). Sau
đó lại chẻ các thanh ấy ra thành chân hương, chân hương sau khi chẻ ra được chuốt
lại cho nhẵn và tròn đều. Với hương đất chân hương thường để thô, không chuốt.
Chân hương chẻ xong được nhuộm đỏ phía dưới trước khi làm mình hương.

Hình 1.1. Cơng đoạn chẻ chân hương trong sản xuất hương truyền thống. [15]
Công đoạn thứ hai là công đoạn làm bột hương. Bột hương đất được làm từ vỏ
cây ô đước. Vỏ cây ô đước đem về phơi khô, rồi dùng cối đá giã nát ra bột. Người
thợ đem bột ấy rây thật nhỏ và mịn. Phần bột còn to được đưa vào cối giã thêm lần
nữa. Bột mịn nhuyễn gọi là bột áo dùng để bao phía ngồi nén hương, phần bột to
gọi là bột hồ dùng để se phía trong. Khi sản xuất hương thơm hay hương thẻ người
thợ sẽ trộn thêm bột gỗ trầm, quế chi, và một vài loại hương liệu để tạo mùi.


13
Giai đoạn thứ ba là làm mình hương. Mình hương được se bằng bột ô đước kết
hợp cùng một vài loại bột khác, khi làm cần chuẩn bị một chiếc bàn dài, trên bàn để

3 phần bột: phần thứ nhất là phần bột hồ ô đước, phần thứ hai là phần bột có một
nửa là bột hồ, nửa cịn lại là bột áo, phần thứ ba là một phần bột hồ và hai phần bột
áo. Người thợ sau khi chuẩn bị bột xong sẽ dùng một cái kẹp để đánh dấu thân
hương, nhúng phần thân hương còn lại (phần thân sẽ được bọc bột) vào nước lạnh,
lấy thân hương ướt mang ra vẩy cho ráo nước. Khi thân hương đã ráo nước, họ đem
nhúng vào phần bột hồ thứ nhất, nhúng vào bột xong người thợ sẽ bỏ ra ngay, rũ
cho rơi bớt bột xuống bàn, đồng thời cầm tách các cây hương ra tránh cho chúng
dính vào nhau. Sau đó họ liên tục nhúng thân hương vào bột, kéo ra, rũ bột, làm như
thế ba lần, khi nào không thấy nước ngấm ra ngoài cây hương nữa là được. Người
thợ sẽ tiếp tục đem phần thân hương đã có phần bột đầu nhúng vào nước lạnh, rồi
đem vùi vào phần bột thứ hai (có một nửa là bột hồ, một nửa là bột áo). Lần này
thân hương đã có bột ơ đước, khi gặp nước có thể sẽ bở ra, nên khi cầm vào chân
hương cần tách ra một chút, khi nhúng xuống nước cũng nên lấy ra ngay, rồi mới
vùi hương vào phần bột thứ 3 (có 1 phần bột hồ và 2 phần bột áo). Lần này chân
hương được cầm xòe ra như cái quạt, rồi để nằm xuống bàn, rắc đều thêm một lượt
phần bột thứ 3, xong nắm chụm thân hương lại, rũ đi phần bột thừa, rồi đem để vào
giá, phên mang đi phơi khô. Thân hương được nhúng 3 lần nước, 3 lần bột thì có
kích thước bằng chiếc đũa, nhưng khi đó lớp bột thoa vẫn chưa bám được chặt, phải
lăn đều để bột hương se lại.
Khi làm hương đất, giá trị kinh tế thấp các hộ sản xuất thường tận dụng một cái
thùng đựng cũ, hoặc sử dụng các loại thùng bằng tôn, kẽm sâu 40 cm. Người thợ
đem xếp hương, đưa phần đầu hương xuống đáy thùng, để thùng nằm ngang xuống,
lấy tay lăn đi lăn lại để làm săn mình hương. Lăn độ 15, 20 phút là có thể đem ra
phơi khơ. Hương đất là loại hương có mùi hương thơm nhẹ, vì khi sản xuất người
thợ khơng bổ sung thêm loại hương liệu nào vào quá trình làm hương. Hương đất
sau khi làm xong thường khơng đóng vào bao mà bó lại thành từng bó rồi mang ra
thị thường tiêu thụ.


14

Hương thơm là loại hương trong đó người thợ khi làm bột sẽ trộn thêm vào bột
gỗ thơm như trầm, bặch đàm, quế chi,… Loại hương này sau khi sản xuất được
đóng vào bao, mổi bao có 60 cây, nên người ta cịn có cách gọi khác là hương thẻ.
Ngun liệu làm hương thẻ cũng như làm hương đất, nhưng cách làm có một chút
khác biệt. Phần bột hương thẻ có hai phần: một phần là bột hồ trộn với bột thơm, rồi
hòa với nước lạnh, một phần nữa cũng là bột thơm trộn với ít bột hồ, nhưng được
rây thật mịn rồi để khô, dùng làm bột áo. Sau khi trộn, ép bột rồi người thợ lấy tay
se bột thành một phần bột nhỏ, tròn. Lấy que hương đặt vào phần bột ấy rồi lăn cho
bột bọc kín lấy thân hương. Muốn se cho đều và hương được tròn thì lấy một miếng
gỗ dẹt, ngang 10 cm, dọc 20 cm, dày 1 cm, phía lưng có tay cầm. Người thợ sẽ
dùng miếng gỗ đó lăn qua thân hương, lăn đi lăn lại vài lần đến khi hương tròn và
nhẵn. Sau đó sẽ đem thân hương vùi vào bột áo, để bột bám vào khô, se lại, như vậy
cây hương mới đẹp và có mùi thơm. Hương được se xong, đem phơi nắng cho khơ
rồi được đóng vào bao, thường mỗi bao có 60 cây hương. Loại hương có giá trị
kinh tế cao là hương Huế và hương Ấn Độ. Hương Ấn Độ là loại hương có mùi
hương đặc biệt, hương thơm nồng, có thân và mình nhỏ, loại hương này được sản
xuất riêng phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ.

Hình 1.2. Cơng đoạn se nhang bằng phương pháp thủ công. [12]


×